watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:19:2129/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Quỳnh Dao > Tình Ca Mùa Thu - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Tình Ca Mùa Thu
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 16

Chương 6

 

Sau đó, không biết nhờ đâu, tại sao. Thạch lại đánh được một giấc thật ngon lành. Mãi đến lúc có nhiều tiếng ồn ào, Thạch mới thức giấc. Hình như có tiếng người nói chuyện ở phòng khách. Không phải chỉ có tiếng của cha mẹ và Thiên Mỹ, mà còn có cả tiếng của đàn ông lạ.
Thiên Thạch lười biếng nằm đấy. Chợt có tiếng động ở cửa, rồi một tia sáng lọt vào. Thạch mở hé mắt, quay qua. Một cái bóng nhỏ nhắn với hai cái bím tóc thò vào.
- À, bé Dung đấy à? Vào đây, vào với cậu.
Con bé sáu tuổi đẩy mạnh cửa, rồi bước vào, nó đang cầm miếng bánh chiên, vừa ăn vừa ngắm căn phòng. Thạch ngoắc nó:
- Vào đây... À, không muốn vào à? Vậy thì ra đi, để mẹ tìm con đấy.
Con bé lắc đầu:
- Mẹ không tìm con đâu, mẹ bận nói chuyện với mấy ông cảnh sát.
- Cái gì? Thạch ngạc nhiên - Cảnh sát đến nhà ta làm gì?
- Ngoại đang khóc ở phòng khách - Bé Dung đáp - Tối hôm qua, ăn trộm đã vào nhà, nó lấy đi nhiều thứ lắm.
Thạch vội ngồi dậy, nhưng vì quá vội nên mất thăng bằng ngã lăn, làm đứt cả mùng, chụp hẳn lên người.
Bé Dung trông thấy, thích thú cười lớn. Thiên Mỹ nghe tiếng con cười, vội chạy vào:
- Ồ! Bé Dung, không nhìn thấy cậu con ngủ sao, mà cười ồn thế?
Thiên Mỹ nói xong, quay qua thấy cảnh lúng túng của Thạch cũng không dằn được tiếng cười. Nàng bước vội đến, gỡ hộ anh. Thạch vừa chui ra đã nói ngay:
- Lâu quá, không sử dụng những thứ này không quen... À mà bên ngoài cái gì ồn ào vậy?
- Bị mất trộm... - Thiên Mỹ nói - Trộm đã vào nhà lấy đi rất nhiều thứ. Mẹ bảo là trong những thứ mất có cả máy ảnh, máy quay phim, máy chiếu... của anh... Thôi, anh ra nhanh lên, xem còn mất những món gì thì bổ túc đi.
Thạch giật mình:
- Trộm à? Trộm nó làm sao...
Chàng chỉ nói vậy rồi im bặt khi nhớ ra. Đúng rồi đêm qua... Thạch đã đi ra ngoài... Đương nhiên là cổng không gài kỹ. Nhưng mà... Không lẽ bọn trộm lại biết được chuyện Thạch đi ra ngoài giữa đêm? Nó đã canh mới có chuyện vào nhà? Thạch quay sang em gái hỏi:
- Ở đây thường hay mất trộm lắm à?
- Không phải như vậy. Đây chỉ là lần đầu nhà ta bị mất cắp - Thiên Mỹ nói, rồi quay sang bé Dung bảo - Dung Dung, con đi tìm chị Thúy, bảo chuẩn bị nước cho cậu rửa mặt đi, rồi còn thức ăn sáng nữa nhé - Và quay lại sang Thạch, Mỹ nói - Anh hôm nay làm gì mà ngủ say như chết vậy? Nhà ồn ào như vậy mà chẳng hay biết gì cả?
- Tại vì tối hôm qua...
Thạch nói, chợt thấy lỡ lời, nhưng cũng không rút lại kịp. Chàng vừa thay áo vừa nói:
- Tốt hôm qua, anh ra ngoài dạo một chút. Không ngờ quên hẳn, gần sáng mới về nhà.
Thiên Mỹ hiểu ra:
- À. Thì ra là vậy...
Thạch vội đưa tay lên môi, ngăn em:
- Suỵt, có ai ngờ lại trùng hợp...
Rồi cùng em gái bước ra phòng khách.
Cha mẹ Thạch và một người đàn ông trong sắc phục cảnh sát đang nói chuyện. Trông thấy Thạch bước ra, cha Thạch vội giới thiệu:
- Đây là con trai tôi. Còn đây là ông Vương, sĩ quan cảnh sát, ông ấy đến để lập biên bản những thứ nhà ta bị mất... Thật tình cũng không biết nói sao, tôi ở đây mười mấy năm rồi. Có bị thế này bao giờ đâu? Những món bị mất lại là của con trai tôi, mang từ nước Mỹ về mới khổ chứ?

Vị cảnh sát họ Vương tỏ ra rất lịch thiệp, đưa tay ra bắt tay Thạch, rồi nói mấy lời xin lỗi. Thạch mồi thuốc, rồi liếc nhanh về phía cái valise của mình ở phía ngăn tủ. Chàng bước tới mở ra. Hai bộ âu phục mới, mấy cái chemise, cravate và cả cái kẹp mà Gia Lợi đã tặng cho chàng cũng biến mất. Thạch thấy không có gì buồn hơn. Chàng đứng thẳng người, nói với vị cảnh sát:
- Ở nước ngoài, nghe nói Đài Loan bây giờ cái gì cũng tiến bộ, văn minh và yên ổn, tôi rất mừng. Vậy mà mới về đã thấy nhiều thứ không hay, thật là thất vọng.
Ông cảnh sát nói:
- Thật là lỗi quá. Chúng tôi rất là ân hận về sự mất mát của gia đình ông. Nhưng thật tình mà nói, thì ghi nhận gần đây, thì tình hình an ninh xã hội của khu vực này khá tốt. Đây là vụ mất trộm đầu tiên trong năm, không may lại đúng ngay nhà ông, ông vừa từ nước ngoài về, đã có ấn tượng xấu thế bày là không hay cho chúng tôi lắm. Được rồi, tôi sẽ cố gắng, bằng mọi giá sẽ tìm lại của mất về cho ông. Ông cứ cho biết một cách cụ thể về số đồ bị mất. Ông khai vào giấy rõ ràng. Vì sỉ diện, chúng tôi quyết cố gắng.
Thạch yên lặng không nói gì, chỉ cảm thấy hối hận về chuyện đi dạo đêm của mình.
- Các ông có chắc là sẽ tìm lại được những thứ đã mất không?
- Chúng tôi không dám hứa, nhưng sẽ cố gắng hết sức mình, ông cứ cho biết cụ thể cùng chi tiết, chúng tôi sẽ lần manh mối dễ dàng hơn. Thật ra thì... lúc gần đây, dân số của thành phố gia tăng nhanh chóng, chuyện trộm cắp khó làm sao ngăn được. Vì vậy, tốt hơn hết là mọi người nên góp sức. Tối ngủ nên đóng cửa cẩn thận là hay hơn cả. Ở đây, chứ không phải Mỹ, mà tối ngủ không đóng cửa ra vào.
Thạch liếc nhanh về phía ông cảnh sát, không nói nhưng Thạch lại quá ngạc nhiên. Tại sao, người dân ở cái xứ Đài Loan này lại đánh giá nước Mỹ quá cao như vậy? Từ anh trí thức, đến anh phu xe, xích lô. Ai cũng có cái ảo tưởng nhìn nước Mỹ như là một thiên đàng. Vừa giàu có, vừa bình yên? Mọi thứ khó khăn trên đời đến nước Mỹ đều tan biến. Có thật vậy khônng? Ngủ không cần phải đóng cửa à? Thạch thấy dở khóc dở cười. Mỗi buổi sáng thức dậy, chỉ cần mở tờ báo Chicago Mirror Tribume, ngay trang đầu đều có thể thấy đầy rẫy những màn cướp bóc, chém giết, hiếp dâm, đấu súng...
Thạch nói:
- Vâng, tôi sẽ khai ngay và mong là các ông giúp đỡ tìm lại dùm. Bởi vì trong đó có những món mà có tiền cũng không mua được. Mất là tôi sẽ buồn suốt đời.
Vị sĩ quan cảnh sát cầm biên bản cớ mất đi xong, Thạch quay lại thấy mẹ đang ngồi khóc:
- Thôi, mẹ à! - Thạch nói - Mẹ làm gì đau buồn dữ vậy? Tất cả cũng không đáng tiền lắm đâu.
- Mẹ tức quá... những thứ đó con đã tằn tiện, góp nhặt rồi mang về đây, vậy mà chúng nỡ đành tâm lấy mất.
- Thôi mà mẹ. Con còn đây mà, bao giờ sang đấy lại, con sẽ sắm đủ gởi về cho mẹ. Đừng buồn nữa.
- Tất cả đều là mồ hôi nước mắt của con. Còn bọn trộm? Chúng không tốn sức mà đoạt cả. Hỏi sao mẹ lại không buồn?
Thạch đã đùa:
- Ai nói với mẹ là chúng không tốn sức? Cạy cánh cửa cũng mất là bao nhiêu calorie đấy chứ.
- Con thì lúc nào cũng đùa được... mẹ đang buồn thúi ruột đây, con có biết không?
- Mẹ không nên buồn, mẹ không nghe mấy ông bà già xưa nói đó sao? Của đi thay người. Chỉ cần người bình yên là mọi thứ rồi sẽ tìm lại được. Mẹ có buồn rồi của nó có quay về không chứ?

Và để làm nhẹ nỗi bứt rứt của mẹ. Thạch nói thêm một câu:
- Mỗi tháng con kiếm được cả ngàn Mỹ kim, mất như vậy có nhằm nhò gì. Thôi, bây giờ con đói bụng rồi. Có cái gì cho con ăn không?
Vừa nghe Thạch nói đói bụng, người mẹ đã vội lau nhanh nước mắt đứng dậy:
- Để mẹ làm món mì gà cho con nhé.
- Ăn mì buổi sáng à?
Thạch kinh ngạc hỏi mẹ. Nghe nói đến món mì là Thạch sực nhớ đến những ngày ở Mỹ, Thạch đã xào cả một chảo to mì, rồi khui súp gà đổ thẳng vào đó, thêm một tí cải, trộn thêm mấy món xà bần mà hôm trước còn lại, đó là thức ăn thường xuyên của Thạch, ngày đầu ăn một phần, còn dư bỏ vào tủ lạnh, qua ngày hôm sau đem ra hâm nóng. Nhiều lúc lười biếng, Thạch đứng tại lò lấy đũa gắp ăn luôn chẳng cần chén dĩa. Còn dư lại, tiếp tục bỏ vào tủ lạnh để cho những ngày kế tiếp cứ thế tiếp tục. Có khi một chảo mì, Thạch ăn một tuần mới hết. Đến lúc đó, Thạch không còn phân biệt được trong chảo đâu là mì, đâu là thịt, đâu là cải nữa, chỉ thấy đấy là một mớ hổ lốn, đói là nhét vào bụng, chứ không còn biết ngon nữa. Vì vậy, bây giờ nghe mẹ nói đến tiếng mì, là Thạch đã thấy ớn tận cổ.
- Con không thích à? Bảo đảm với con là ngon lắm! Ăn thử xem, nếu thấy không vừa miệng mẹ sẽ làm món hột gà trà cho con.
Thạch đi vào phòng ăn, mẹ chàng mang mì ra, một mùi thơm nghi ngút. Đĩa mì trắng vàng, có thêm hành củ, thịt gà, nấm v.v... Thạch vừa bỏ vào miệng đã thấy hấp dẫn, chàng ăn thêm mấy miếng rồi nói:
- Ồ! Tuyệt thật! Cha mẹ và Thiên Mỹ đến cùng ăn với con cho vui.
Thiên Mỹ cười nói:
- Cả nhà đã ăn sáng xong, chứ ai như anh, dậy trễ thế. Bên Mỹ anh cũng ngủ như vậy à?
Thạch cười nói:
- Chỉ có những ngày cuối tuần là mới ngủ trưa, vì không biết đi đâu.
Mẹ của Thạch nhìn con:
- Con nói gì lạ thế? Nước Mỹ lớn và đẹp như vậy mà con bảo là không có nơi để chơi à?

Thạch chau mày, cảm thấy tô mì đã bớt ngon. Chơi thì thiếu gì chỗ, nhưng những nơi đấy đến một mình chỉ để buồn thêm, mà đi với bạn gái thì lại không có điều kiện. Học trò làm gì có tiền dư, mà lúc đi làm rồi thì lại không có thì giờ rảnh rỗi, đến những nơi chỉ để nhìn người ta vui thì tốt hơn là ở nhà, cái tâm trạng đó đâu phải là ai cũng hiểu được, nhất là những người ở lại quê hương. Thạch từ Mỹ về, như mang về cho mọi người cả một quả bóng ngũ sắc, thà là để cho tất cả trầm trồ cái hào nhoáng bề ngoài của nó, còn hơn là dùng kim chọc thủng để chỉ thấy đó là một miếng cao su xác xơ trống rỗng. Thạch mệt mỏi nói:
- Mẹ à, hôm nay hẳn không còn tiệc tùng gì nữa chớ? Con muốn được nghỉ ngơi một hôm. Tối hôm qua không ngủ được, mệt quá.
Cha của Thạch đang ngồi trong phòng khách hút xì gà Habana mà Thạch mang về, nghe Thạch nói vậy, vội bước vào:
- Ban nãy bác Lưu có gọi điện thoại sang, thằng con trai lớn của bác ấy năm nay nếu không được đi nước ngoài sẽ phải đi thụ huấn quân sự, nên bác ấy muốn mời con đi nhà hàng Mã Lai dùng cơm, sẵn dịp bác ấy muốn nhờ con viết cho cái giấy giới thiệu để xin học bổng Mỹ.
Thạch đã trố mắt:
- Xin học bổng à? con nào có phải là hiệu trưởng trường đại học của Mỹ đâu?
- Nhưng dù gì, con cũng đã từng dạy đại học, con biết cách. Bác Lưu có cho biết là con trai của bác ấy học rất giỏi.
Thiên Mỹ chen vào:
- Học giỏi như vậy, cần gì phải người giới thiệu?
- Thiên Mỹ! Con đã làm mẹ rồi, sao cái gì cũng không biết cả - Cha của Thạch có vẻ không hài lòng nói - Bác Lưu chỉ muốn anh của con viết một lá thư tiến cử cho con trai của bác ấy với ban vật lý của trường đại học thôi.
- Cha, ở nước Mỹ không phải như nước chúng ta đâu. Họ không cần ba cái thứ giấy giới thiệu. Vả lại cậu ấy học ngành vật lý, còn con bên ngành báo chí thì con lấy tư cách gì mà tiến cử cơ chứ? Cha không nhớ là trước kia con đã một mình lo hết mọi thủ tục. Mà cậu ấy học giỏi thì chỉ cần làm cái đơn xin nhập học, rồi sau đó sang đấy thi lấy học bổng sau. Ai cũng phải qua cái thủ tục đó mà.
- Tại con không biết, chứ ở nhà này cha mẹ thọ ơn bác Lưu rất nhiều, bây giờ người ta nhờ vả lại mình có một chút chuyện, không lẽ mình không giúp? Mà có gì đâu con phải ngại. Con cứ viết đại một lá thư đi, còn được hay không là chuyện của người ta cơ mà.
- Cha! Không phải là con không muốn giúp. Nhưng cái việc này nó chẳng có chút một hiệu quả gì. Trái lại còn làm trò cười cho người ta. Con nghĩ nếu bác Lưu chỉ vì muốn con giúp chuyện đó, mà mời con dùng cơm, thì con xin từ chối. Con không thể làm cái chuyện như vậy đâu.

Khuôn mặt của người cha sa sầm hẳn:
- Thiên Thạch, con mới về, cha cũng không muốn rầy la con làm gì, nhưng mà cha thấy con rời xa xứ sở mười năm mà đã thay đổi nhiều quá. Tình cảm của con hình như lợt lạt hẳn đi. Mấy ngày nay, cha theo dõi và nhận thấy đúng như vậy, người ta mời mình dự tiệc mà con lại thờ ơ chẳng thiết tha. Con đã phụ lòng tốt của mọi người. Con phải hiểu rằng, con đi ra nước ngoài học thành tài, người ta trầm trồ ca ngợi là vì gia đình ta, chớ nào có lợi lộc gì cho họ đâu. Không phải ai thiết tiệc đãi con đều là có ý cầu cạnh mà con có gì cho họ cầu cạnh chớ? Đừng có cao ngạo như vậy, không tốt con ạ. Cái thái độ của con mấy hôm rày làm cha mất mặt nhiều lắm. Con phải nhớ là người xưa đã từng nói: "Khiêm tốn là quý, còn cao ngạo thì chỉ hại thân thôi". Cha thấy cao ngạo cũng là một tật xấu, con có giỏi giang thế nào, mà càng khiêm tốn thì mới được người ta kính phục. Còn ngược lại chỉ để chúng ghét, chỉ gặp thất bại, như cái chuyện bác Lưu mời ăn ấy. Con không muốn giúp người ta cũng được, nhưng con cũng nên nghĩ đến thể diện của cha nữa chứ. Mối giao tình của bác ấy với cha từ trước đến giờ, lúc nào cũng như bát nước đầy. Bây giờ con muốn làm mọi thứ hỏng cả ư? Con thật khiến cha đây thất vọng.

Nói xong, ông Ái chẳng nhìn lại, bỏ đi một nước về phòng riêng.
Thạch ngồi yên, tô mì ăn dở để đấy. Hai chiếc đũa đặt trên bàn, lúc thì để song song, lúc thì đặt chéo nhau. Thạch không để hai chiếc đũa nối tiếp. Nỗi khổ tâm của hai thế hệ ở đấy ư? Không có sự cảm thông... Thạch không nhìn lên cũng biết mẹ và Thiên Mỹ đang khó xử như thế nào. Một lúc Thạch nghe mẹ nói, như một sự phân trần:
- Thạch này, con biết không, tính cha con càng già cang khó, đụng tí là ông ấy giận, ông ấy quát tháo. Hôm nay, sáng dậy lại phát hiện ra bị trộm nữa, nên dễ bực mình hơn.
Mẹ ngưng một chút rồi lại tiếp:
- À... Cũng bực... Chuyện đâu có gì đâu. Thạch này, con đưng có để tâm những điều mà cha con vừa nói... nếu cái tiệc mà bác Lưu mời đó, con không muốn dự, thì để tí nữa mẹ sẽ gọi điện thoại báo cho bác ấy biết là hai hôm nay con cứ tiệc tùng nhiều, ăn nhiều dầu mỡ quá khó tiêu, nên hơi nặng bụng. Họ sẽ không có lý do trách. Được rồi, bây giờ con cứ về phòng riêng nghỉ đi.

Nghe lời xoa dịu của mẹ, Thạch thấy xúc động vô cùng. Cưng chiều con, lại không muốn phê bình chồng mẹ rõ là một mẫu phụ nữ Á đông chân chính. Thạch chợt muốn phóng tới, ôm chầm lấy mẹ mà khóc cho một trận hả hê. Cả một nỗi oan ức. Cha chẳng hiểu cái nỗi khổ tâm của chàng. Người Trung quốc lúc nào cũng đòi hỏi cái "sỉ diện" cái "thế gia". Trong khi sống mười năm ở Mỹ. Thạch không những phải sống mười năm ở cái thế giới đầy vật chất mà còn phải nói một cách thẳng thắn hơn là sống mười năm ở cái xã hội người ăn thịt người. Đó là một quốc gia không cần biết đến cái "sỉ diện", chỉ cần có tiền, có thực lực. Chẳng ai giúp đỡ ai, chẳng ai có thể dựa thế ai cả. Ở Mỹ, không phải là người ta không biết cách sống, cách nghĩ của người phương Đông. Chính vì vậy mà họ đã mang cái "sỉ diện" cúa người phương Đông ra làm chuyện cười chế giễu. Thạch đứng dậy, bước tới cạnh mẹ, như tìm một sự cảm thông. Rồi quay về phòng, khép cửa lại rồi leo lên giường nằm nghĩ ngợi.

Thạch nằm như vậy thật lâu, mà cơn buồn ngủ không chịu quay lại. Có tiếng chuông điện thoại reo trong phòng khách, Thạch nghĩ: Không biết có phải điện thoại của Ức San gọi đến không? Nếu lần này về Đài Loan là vì Ức San thì sao về đây đã hơn tuần Thạch lại không cảm thấy lưu luyến? Thạch cũng thấy không cần phải đi chơi riêng rẽ với nàng. Tại sao vậy? Thạch cũng không biết. Nằm ngước mắt lên trần nhà nghĩ ngợi. Phải chăng vì trước kia biết nhau, nghĩ đến nhau chỉ bằng thư từ, bây giờ đối diên thực tế lại thất vọng? Thạch không chắc, chỉ cảm thấy mình không sốt sắng lắm thôi. Và bất chợt Thạch nhớ đến có lần mình đã cùng Gia Lợi nói chuyện về Ức San, cha cô ấy là đồng sự của cha anh. Hai người như hai tri kỷ, nên muốn kết hợp cho hai đứa con mình, cũng có thể vì cha anh thấy anh đã lớn tuổi mà chưa tìm được bạn đời thích hợp, nên muốn đốc thúc. Có điều anh lại không hiểu, người đẹp như Ức San, ở Đài Loan thiếu gì người đeo đuổi. Cần gì phải viết thư cho anh.
- Hai người đã liên lạc thư từ được bao lâu rồi?
- Gần một năm.
- Như thế co nghĩa là đã có tình cảm, như vậy tôi nghĩ là anh không cần phải tìm hiểu nguyên do tại sao Ức San lại viết thư cho anh. Cái đó không quan trọng. Vì nếu thật sự anh không tìm được một đối tượng nào khả dĩ có thể sống chung ở Mỹ. Thì như vậy cũng tốt. Anh biết không, chồng tôi cũng có một người bạn làm việc ở Texas, ông ấy cũng thế. Đậu tiến sĩ những sáu năm mà chưa có đối tượng yêu. Thế là nhờ người nhà ở Đài Loan mai mối và sau một thời gian thư từ qua lại, họ đã lấy nhau. Đầu năm nay khi ghé qua thăm, tôi thấy họ sống rất vui vẻ. Họ đã có với nhau một đứa con.
- Thế tình cảm thì thế nào?
Gia Lợi suy nghĩ rồi nói:
- Chuyện tình cảm với hôn nhân là hai vấn đề khác nhau. Có nhiều lúc, khi yêu nhau thì rất mặn nồng nhưng lấy nhau rồi, thì lại nhợt nhạt. Nhưng cũng có những trường hợp ngược lại. Vì vậy, tôi thấy là anh đừng có quá nhiều hoài bão về hôn nhân. Hạnh phúc của hôn nhân không phải chỉ đơn thuần do tình cảm mang lại. Trước kia, tôi có một chị bạn thân, ngay từ thời trung học đã yêu. Đối tượng là một thanh niên đáp ứng được mọi điều kiên của cô ấy lúc đó: vừa đẹp trai, học giỏi, chững chạc. Họ yêu nhau vì tình và kéo dài từ thời trung học lên đến đại học rồi du học... Sau đó, họ lấy nhau. Sau khi lấy nhau một thời gian. Cô ta mới phát hiện ra một điều là người chồng mà cô mong mỏi khác hẳn người tình. Nhưng đã lỡ rồi, bây giờ làm sao? Mặc dù thất vọng, tình cảm đã phai nhạt. Nhưng hôn nhân vẫn là hôn nhân. Vì với người Trung quốc chúng ta, cái gia đình bao giờ cũng quan trọng hơn tất cả, nên tôi nghĩ là bao giờ cô bạn anh sang đây. Hai người lấy nhau xong, mọi thứ sẽ đổi khác. Anh sẽ không còn mơ mộng cái tình yêu như lúc sinh viên. Đổi lại sẽ có một cuộc sống ngăn nắp, trật tự. Anh sẽ không cảm thấy cô đơn nữa... Cái cảm giác đó có người thích, nhưng cũng có người không ưa.
- Tại sao? có phải vì họ đã lập gia đình để trốn chạy nỗi cô đơn.
- Cũng có thể. Trước kia tôi ngám ngẩm chuyện một mình ăn ở, đi học, nấu cơm... ngày này qua ngày khác cứ bao nhiêu động tác lập đi lập lại... Chung quanh lại chỉ toàn là da trắng. Tôi sợ hãi nỗi cô đơn, nên dồn hết thì giờ còn lại vào việc viết lách. Nói vậy không có nghĩa là tôi đã lấy chồng một cách không có tình cảm. Nhưng mà... chuyện tình cảm là một chuyện vô cùng phức tạp, khó khẳng định được là nó có bao nhiêu.
Thạch thở ra, quay người lại. Có lẽ Gia Lợi đã nói đúng, Cái tình cảm thời sinh viên là cái tình cảm mộng mơ không thực tế. Còn bây giờ? Cái mà Thạch cần là một người đàn bà phụ giúp, chăm sóc, chia sẻ... là một cuộc sống ổn định.
Mẹ của Thạch đẩy nhẹ cửa bước vào với chiếc giỏ đi chợ trên tay:
- Trưa nay con muốn ăn gì? Mẹ đi chợ đây. Hôm nay đi chợ trễ, cái vụ trộm nó làm mất hết cả buổi sáng, bây giờ ra chợ không biết còn tôm cá gì để mua không đây.
Thạch không thấy đói nói:
- Mẹ mua gì cũng được. À, mà trời nắng thế này mẹ đi làm gì? Bảo cô Thúy đi cũng được mà.
Mẹ Thạch đã lắc đầu:
- Bảo nó đi à? Đến chiều chưa biết đã về đến chưa. Tại con không biết chứ, ở cái xứ này bây giờ mướn kẻ ăn người ở không phải là dễ dàng. Ở mấy hôm là hờn giận là nghỉ việc đi làm chỗ khác. Con biết không, bây giờ ở đây có cả Mỹ mà. Mà cái bọn Mỹ nó mướn người làm, trả toàn bằng đô la, nó lại chiều chuộng... Kết cuộc là chỉ có người mình khổ. Con có còn nhớ thím Hạ không? Ở dưới quê lên, thật là cực khổ, mẹ mới dạy được cho thím ấy cách phục dịch trong nhà, thế mà khi đã quen mùi thành phố rồi, dụm chân một cái, thím đã nhảy lên chỗ cao hơn. Nghe nói bây giờ làm cho Mỹ, thím lãnh những hai, ba chục đô một tháng lận đó.

Thạch nhìn thái độ bực dọc của mẹ, không nhịn được cười:
- Làm sao mẹ biết?
- Thì chính thím ấy nói chứ đâu. Cái bà chủ người Mỹ kia, mỗi tuần còn cho thím ấy nghỉ một ngày. Cùng may là thím Hạ còn biết điều, thỉnh thoảng ghé qua đây thăm, đôi lúc mang cả thịt hộp cúa Mỹ, loại cục vuông vuông thế này đến, ăn chả có mùi vị gì cả.
- À, món jambon đấy mà. Ở Mỹ, con ăn thường xuyên đấy.
- Hèn gì, con mới ốm nhom. À... về đây rồi, để mẹ làm nhiều thứ ngon cho con ăn. Bao giờ qua bển, con sẽ béo tốt lên cho xem. Đúng rồi, ngày xưa con thích món thịt xào hẹ lắm phải không? À, còn món giò heo khìa nữa. Để mẹ đi mua ngay.
Thiên Thạch lắc đầu:
- Thôi mẹ ạ, lúc này trời nóng quá, con không muốn ăn gì cả. Mẹ ngồi đây nói chuyện với con đi, để cô Thúy đi chợ được rồi.
Mẹ Thạch ngồi xuống giường. chợt trông thấy ảnh của Gia Lợi để trên bàn, hỏi:
- Ai vậy?
Thiên Thạch vội ngồi dậy, lấy bức ảnh nhét xuống dưới gối, cười nhẹ:
- À, một người bạn.
Rồi thấy mẹ vẫn nghi ngờ, Thạch đánh lảng qua chuyện khác ngay:
- Mẹ này, cha còn giận con không?
Câu hỏi thật kiến hiệu, mẹ Thạch không còn để ý đến bức ảnh, bà thở dài:
- Vụ trộm xảy ra làm cho cha con buồn bực. Chuyện đó cũng không nói được. Vì khi con còn ở Mỹ, cha con viết thư qua, hết lời ca ngợi tình hình phát triển và anh ninh xã hội ở Đài Bắc, thế mà con về vừa có mấy ngày, đã thấy mọi thứ lộn xộn... Chuyện đó không những khiến cha con cảm thấy cái mất mát ra còn bị mất mặt với con. Mẹ cũng nói để con biết, bọn trộm này rất tinh ranh vì vậy những thứ mất đi rồi là coi như không thể tìm lại được. Chúng mang ra chợ trời bán, rồi trốn về quê ở một thời gian để phi tang. Cha con biết như vậy nên người mới không vui đó chứ.
Thiên Thạch nói:
- Lỗi tại con cả, tối hôm qua nếu con không đi ra ngoài, thì bọn trộm đâu có cơ hội vào nhà.
Mẹ của Thạch há hốc mồm:
- À, thì ra là con. Thế con đi đâu đấy?
- Con đến trường học cũ của mình.
Mẹ Thạch đã đứng lên nói:
- Thôi, con hãy đi ngủ đi! Mẹ thấy con cũng lạ thật! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi mà tính vẫn trẻ con. Đến trường cũ thì bao giờ đến không được, làm gì phải nửa đêm nửa hôm. Thôi ngủ đi! Nếu không đói trưa nay cũng khỏi phải dậy dùng cơm. Mẹ sẽ nấu cho con một ít cháo ăn cho khỏe. Nhìn kìa! Đôi mắt con đỏ ngầu, tại con ngủ không đủ giấc đấy.
Mẹ Thạch bước ra ngoài, khép cửa lại. Thạch nhắm mắt định ngủ, thì lại nghe có tiếng người gõ cửa:
- Anh Thạch! em vào được chứ?
Thạch ngồi dậy bước ra mở cửa, Thiên Mỹ bước vào nhìn chàng, nói:
- Anh Thạch này, em thấy nếu anh không mệt lắm thì hãy thuận theo lời cha đi dự tiệc của bác Lưu chiều nay đi. Chắc họ không nhắc đến chuyện nhờ vả đâu, mà nếu có thì anh cũng ậm ừ cho qua. Dù gì thì anh cũng chưa quay về Mỹ ngay mà. Anh đừng để chuyện nhỏ nhặt mà làm cho cha mẹ buồn, anh thấy có đúng không?
Thạch suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Có một người bạn ở Mỹ đã nói với anh, con người sống ở đời gần như lúc nào cũng phải làm những chuyện mà mình không thích, nhưng lại không thế không làm được.
- Cái người nói câu đó, hẳn rất tiêu cực. Thiên Mỹ nói - Thật ra thì cũng có những thứ mà ta muốn làm, lại không làm được đấy chứ.
Thạch đặt tay lên vai em gái:
- Thiên Mỹ! Lúc này em nói chuyện có vẻ người lớn quá. Thôi được, vậy em hãy sang nói với cha đi. Tối nay anh sẽ dự tiệc của bác Lưu.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 133
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com