watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:34:5329/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Quỳnh Dao > Tình Ca Mùa Thu - Trang 14
Chỉ mục bài viết
Tình Ca Mùa Thu
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Tất cả các trang
Trang 14 trong tổng số 16
Chương 14

Con đường từ Đài Nam đến Đài Đông, khiến Thạch nhớ lại cái thời chiến tranh. Những cái ổ gà khiến xe bị xốc lên liên tục. Ức San ngồi cạnh phải chau mày, có vẻ mệt mỏi. Thiên Mỹ thì đang thiu thiu ngủ, chỉ có bé Dung là thích thú mãi đưa mắt nhìn ra ngoài, nắng như đổ lửa, đồng ruộng bên đường trống vắng. Thiên Thạch kéo nhẹ đuôi san của bé Dung hỏi:
- Con có thích không, hở Dung Dung?
- Dạ, thích.
Thạch chợt nhớ lại một mùa hè, chàng đã cùng mấy người bạn đến Yellow Stone tìm việc làm. Một buổi tối dừng chân ở một thị trấn nhỏ. Thạch đã mướn phòng nghỉ qua đêm. Ở đấy, chỉ có một khách sạn, phòng ngủ lại tồi tàn, mở cửa ra là đã nghe mùi mốc rồi. Sâu bọ bay ra tứ tung. Đêm đó, Thạch và mấy người bạn không ngủ được đành ngồi hút thuốc thức suốt đêm.

Trước đó, khi còn ở Đài Loan xem phim, Thạch chỉ thấy cái hào nhoáng của nước Mỹ. Những tiện nghi sang trọng, những tòa nhà cao tầng với nếp sống cao cấp. Những ánh đèn màu ở khu giải trí Las Vegas không bao giờ tắt. Nhưng khi đã sang nước Mỹ rồi, đến khu da đen ở Manhattan, đến khu phố nghèo nàn ở phía nam Chicago, rồi vùng đất tồi tệ ở Los Angeles. Thạch mới thấy được toàn diện nước Mỹ. Nó vẫn có những cái xấu xa, nghèo nàn, mà bất cứ một nơi nào nghèo khổ trên trái đất cũng có.
Xe khách chợt dừng lại. Thì ra để mọi người xuống dùng cơm trưa, Thiên Mỹ kéo Ức San, bé Dung và Thạch xuống. Khu phố chợ hai bên đường với những dãy nhà lụp xụp là những quán ăn với những miếng thịt heo, gà, bò treo đầy trước cửa. Một khung cảnh hỗn độn, những chiếc bàn không trải khăn, Ức San lấy khăn tay ra che mũi tỏ vẻ khó chịu. Thiên Mỹ thì có vẻ tự nhiên hơn, bé Dung nói:
- Mình vào ăn cơm đi mẹ, con đói bụng quá!
Thiên Mỹ có vẻ tiếc rẻ, nhìn Thạch:
- Phải biết vậy, ban nãy mình mang theo thức ăn ở nhà.
Thạch nói:
- Lúc nãy, nghe mấy người khách ngồi phía trước, họ bảo phải mất thêm mấy tiếng đồng hồ nữa mới tới Đài Đông, hay là ta vào kiếm cái gì ăn tạm đi.
Ức San lắc đầu:
- Em thà nhịn sướng hơn.
Thiên Mỹ tiếp:
- Em cũng chưa đói.
Thạch thì không chịu:
- Sợ bé Dung nó đói đấy chứ. Thôi ráng kiếm cái quán ăn nào có vẻ sạch sạch một chút. Nếu sợ bẩn thì bảo họ trụng chén đũa lại bằng nước đun sôi.
Cả đám người kéo vào một cái quán ăn có vẻ khang trang nhất. Thạch gọi bốn tô mì, rồi gọi cả nước uống cho mọi người. Thức ăn được mang ra, những tô mì thơm phức. Ức San cứ lấy khăn tay lau đũa và muỗng, trong khi Thạch đã ăn gần hết tô mì.
- Tuyệt! Tuyệt thật, ở Mỹ không bao giờ tôi được ăn một tô mì ngon như thế này - Rồi quay qua nhìn Ức San. Thạch lại cười nói - Có nhiều người lại cho rằng ở Mỹ cái gì cũng tuyệt, còn Trung quốc thì cái gì cũng tồi, chỉ có những người có nằm trong chăn mới biết chăn có rận.
Ức San hiểu ý Thạch, nguýt chàng một cái. Thạch lại quay sang Thiên Mỹ:
- Ồ, Mỹ sao em cũng không ăn.
- Em thì không phải chê ăn, nhưng thật ra em chưa đói.
Ức San nhân dịp nói:
- Em cũng thấy no no làm sao.
Sau đó xe đến Đài Đông, vừa xuống bến xe, bọn Thạch đã được xe của hãng đường đến đón. Tài xế bảo là Định Á đã gọi điện thoại đến nhờ đón giùm. Thạch, Ức San, Thiên Mỹ và bé Dung được đưa về nhà khách của hãng đường, chàng lại được ông trưởng phòng họ Khương tiếp đón, sau đấy lại được mời ăn, ông Khương đã giới thiệu:
- Đầu bếp của nhà hàng này chế biến thức ăn ngon lắm. Ông ta là người Sơn Đông. Có lần một nhà ngoại giao đến đây tham quan, ăn cơm xong đã có ý định đưa ông ta qua Mỹ. Nhưng sau đó có lẽ vì bận việc, nên quên bẵng không trở lại đây nữa.
Đang nói chuyện thì người đầu bếp từ trong bước ra, đó là một người đàn ông cao lớn, có nước da ngăm đen, vừa được ông Khương giới thiệu, ông ta đã hỏi:
- Ông Thạch ở nước ngoài có thường ăn cơm Tàu không?
- Cũng ít khi lắm. Chỗ tôi làm cũng ít tiệm cơm Tàu. Phần lớn nó ở Chicago hay New York, những tiệm cơm này đa số để phục vụ cho người Mỹ.
Một vị khách ngồi trong bàn ăn hỏi:
- Này ông đầu bếp, ông cũng định sang Mỹ nữa à?
- Đâu có. Chỉ hỏi cho biết vậy mà. Nhưng tôi cũng có một đồng hương. Không biết ông ta đã làm cách nào mà sang được nước Mỹ. Nghe nói đã mở được tiệm ăn ở Washington, phát đạt lắm.
- Vậy mà còn nói là không có ý định - Ông Khương cười nói - Ông cũng định sang nước Mỹ nữa, phải không?
Ông đầu bếp cười hì hì và quay sang nói với Thạch:
- Ông Thạch này, tôi thì từ nào đến giờ chỉ quanh quẩn trong nước, nếu ông có cách nào mang được tôi sang bên đấy cho biết với người ta thì tôi sẽ mang ơn ông lắm.
Thạch cười nhẹ định nói. Em gái tôi, nó cũng muốn sang Mỹ chơi, mà tôi còn không có cách nào để giúp nó nữa là... Nhưng nhìn thấy cả bàn đều hướng mắt về phía mình, nên đành nói:
- Vâng, để tôi về Đài Bắc, tôi sẽ đến đại sứ quán hỏi xem, rồi cho ông biết sau, được chứ?
Ông đầu bếp bắt tay Thạch lắc lia lịa có vẻ xúc động lắm. Tối hôm ấy, khi trở về phòng nghỉ, Thạch đã khẳng khái nói với Thiên Mỹ:
- Cái đất nước này kỳ lạ thực, từ anh sinh viên đại học cho đến cái ông đầu bếp, ai ai cũng đều muốn sang Mỹ. Người thì với lý do đi học, người thì để kiếm tiền, người thi muốn cưới vợ đầm. Tóm lại, ở đất nước mình không khổ, nhưng ai cũng muốn bỏ đi. Sang đến đấy rồi, khổ cực, rên rỉ, nhưng lại không quay về. Nghĩ ra thì thật là kỳ cục.
Thiên Mỹ nói:
- Đâu phải tất cả đâu. Anh đã quay về rồi đó. À, tối qua anh đã điện thoại cho giáo sư Khưu, hai người nói chuyện gì mà lâu dữ vậy.
Thạch liếc nhanh về phía Ức San, rồi nói:
- Lần trước anh đến gặp ông ấy. Ông ta khuyên anh ở lại dạy học rồi thành lập một tờ báo. Anh nói vấn đề lớn quá, để anh suy nghĩ lại xem. Vì vậy, hôm qua ông ấy mới điện thoại cho anh.
Ức San hỏi:
- Anh trả lời ông ấy thế nào?
- Anh chưa quyết định.
Thiên Mỹ nói:
- Thế anh có ý ở lại không?
- Anh cũng chưa biết.
Tất cả yên lặng, mỗi người theo đuổi mỗi ý nghĩ riêng, sau đấy Ức San than mệt và đi ngủ trước. Đợi San đi xong, Mỹ nói:
- Anh Thạch, em thấy anh có vẻ mâu thuẫn. Đứng trên phương diện tình cảm thì em rất mong anh sẽ ở lại. Chúng ta xa cách nhau đã mười năm. Cha mẹ lại đứng tuổi, mà anh đâu phải về thường xuyên được. Biết lần sau anh về, cha mẹ có còn sống không? Em biết là anh dạy học bên ấy cũng không vui lắm. Ở lại đây, trên phương diện tinh thần anh sẽ thấy thoải mái hơn. Nhưng làm như vậy chắc chắn là anh sẽ mất Ức San ngay. Anh nghĩ xem có đúng không? Cô ấy liên hệ với anh bằng thư từ mấy năm qua, chỉ với mục đích duy nhất là được xuất ngoại. Anh là cái phao của cô ấy, nếu bây giờ anh ở lại Ức San làm sao đạt được nguyện vọng, và như vậy chắc chắn cô ấy sẽ không chọn lấy anh.
- Nếu vậy thì đành thôi.
- Nhưng sự việc đâu có đơn giản như vậy. Anh có dám chắc là anh không yêu Ức San không?
- Nhưng ở xứ Đài Loan này, không phải là khônng còn đàn bà.
- Đồng ý là như vậy. Nhưng chuyện dính líu tình cảm giữa anh và Ức San đâu phải dễ dàng xa nhau. Anh cần phải suy nghĩ cho kỹ.
- Nhưng mà chuyện anh ở lại chỉ có tính cách tạm thời. Một hoặc hai năm thôi, Ức San có thể chờ anh được mà.
- Nhưng anh ở lại chỉ có một hay hai năm thì có giúp ích được gì cho đất nước đâu?
- Mục đích anh ở lại, không phải là vì ai cả, mà chỉ vì chính bản thân anh, anh muốn có một thời gian yên ổn. Nếu anh quyết định ở lại thì... Thiên Mỹ em có thể giúp anh thuyết phục được cô ấy không?

o0o

Ngày hôm sau, Thạch cũng không lên đường về ngay Đài Bắc. Họ đã sử dụng cả buổi sáng để đi dạo phố Đài Đông. Buổi chiều thăm vườn lê, qua ngày hôm sau mới đáp xe đến Hoa Liên. Thành phố rộng rãi, đường phố không có những ánh đèn màu, cái không khí yên tĩnh của phố biển như cuốn hút lấy Thạch. Buổi tối ngồi dưới ánh trăng. Thạch như trở lại cái thời kỷ niệm ở đại học. Cái bao la của biển, cái cheo leo của vách núi. Chàng nghĩ phải chi có thật nhiều thời gian chàng sẽ ở lại đây. Nhưng San thì lại khác, San chỉ nói:
- Mệt quá! Mệt chết đi được, lần sau em chả dám đến đây nữa.
Ở Hoa Liên chơi hai hôm, rồi tất cả mới đáp tàu hỏa về Đài Bắc. Cha của Thạch đã ra đến tận cửa đón:
- Đi chơi thế có vui không, Ức San? À, còn bé Dung Dung nữa, lại với ngoại nào. Con đi chơi vui chứ?
Thiên Thạch đang nghỉ trong phòng khách. San và Thiên Mỹ vào nhà trong rửa mặt. Mẹ Thạch với chiếc quạt trên tay, chỉ có mẹ chàng mới có vẻ quan tâm đến Thạch:
- Con đi chơi vui chứ?
- Nhưng chẳng có nơi nào tuyệt bằng ở nhà, mẹ nghĩ có đúng không?
- Đúng. À mà hôm nay mẹ đã nói chuyện với cha con. Mẹ thấy nếu không có gì trở ngại, thì tụi con cũng nên làm đám cưới ở đây, rồi hãy đi về bên ấy. Con thấy thế nào?
Thạch giật mình:
- Ồ! Sao mẹ lại gấp gáp quá vậy? con đã nói với mẹ rồi, con cần một thời gian để tìm hiểu.
- Tìm hiểu gì nữa? Chúng con đã liên lạc thư từ mấy năm nay. Con về đây cũng đã hơn tháng. Ngày xưa, cha mẹ có được như vậy đâu. Ngày mẹ lấy cha, mẹ còn chưa rõ mặt mũi cha con như thế nào. Nhưng rồi mọi thứ cũng đều tốt đẹp. Thời đại văn minh các con cái gì cũng cầu kỳ quá.
- Thôi, được rồi, mẹ cho con thêm vài ngày nữa, để chúng con thảo luận với nhau trước, rồi cho cha mẹ biết sau nhé?
- Dĩ nhiên là được. Nhưng mẹ muốn nó càng sớm thì càng hay, con ạ.

o O o

Có thể là do ảnh hưởng của buổi nói chuyện với giáo sư Khưu, cũng có thể là do nhận thức của những ngày ở lại đất nước, cùng những ngán ngẩm đã trải qua trong căn phòng chật hẹp ở Boston, ở Chicago... Cũng có thể là do tác động của những ngày xuôi Nam. Thành phố Đài Nam, Đài Đông, Hoa Liên... Cùng cái khuôn mặt già xọm của cha mẹ. Chắc chắn người là một ngọn nến sắp tàn. Bỏ đi lúc này ư? Hay là muốn trắc nghiệm cái tình cảm của Ức San dành cho chàng? Nên sau mấy ngày suy nghĩ. Thạch đã quyết định ở lại... ít ra cũng là một năm.
Quyết định xong, Thạch đến gặp giáo sư Khưu. Lúc Thạch đến, giáo sư đang nằm trên giường. Khói thuốc mịt mù. Hình như người đang đọc tiểu thuyết kiếm hiệp.
- À, cậu đến thật đúng lúc, tôi đang định đi tìm cậu đây.
Ông Khưu nói và nhảy xuống giường - Nào mời ngồi, đi chơi xa có gì vui không?
- Vui chứ, không ngờ cái khung cảnh ở vùng Hoa Liên lại đẹp như vậy, nhất là cái đoạn đường Tô Hoa... Vậy mà, trước đây có bao giờ biết đâu?
Giáo sư Khưu bỏ thuốc sợi vào ống vố, rồi lặng lẽ đốt, ông hít mấy hơi mới nói:
- Cậu có nhớ là trước kia, khi tốt nghiệp xong, các lớp thường tổ chức những cuộc đi chơi xa trước khi chia tay... Nhưng có ai thèm hưởng ứng đâu? Ai cũng bận lo chuyện tình yêu, chuyện du học... Chẳng ai quan tâm đến chuyện cái xứ Đài Loan này ngoài thành phố Đài Bắc ra còn có những nơi khác nữa.
- Lúc đó thì khác... Ai cũng cho là Đài Loan chỉ có một chút thế này, muốn đi lúc nào mà chẳng được?
- Thì cũng tại vì vậy, mà tôi tin là có rất nhiều người Đài Loan ở nước ngoài hiện nay. Ngoài cái Đài Bắc này ra chẳng biết Đài Loan là cái thể thống gì nữa. Có người còn quá khích hơn, chỉ nhìn thấy đất nước bẩn thỉu và vô trật tự.
- Giáo sư ạ. Thạch nói - Em định ở lại một thời gian xem sao.
Giáo sư Khưu bỏ dọc tẩu ra nhìn Thạch, rồi bước tới nắm lấy tay chàng, giọng ông có vẻ xúc động:
- Cậu đã quyết định rồi à? Chắc chứ? Vậy thì vào đây, vào đây. Ban nãy cậu vừa bước vào đã nói chuyện phong cảnh đất nước đẹp ngay. Tôi đã nghĩ là: Thôi, hỏng rồi, khi mà người ta tán dương đất nước, có nghĩa là người ta đã định bỏ đi... Vậy mà không ngờ tôi đã doán sai. Tuyệt thật, cậu ngồi xuống đây uống tí rượu mừng nhé? Để rồi tôi sẽ liên hệ với chủ nhiệm sắp xếp giờ dạy cho cậu. Tuyệt thật. Tôi biết cậu nào có tầm thường.

Lời của giáo sư Khưu, rồi thái độ của ông làm Thạch thấy bứt rứt.
Rồi hai người vừa ngồi uống rượu vừa vạch kế hoạch. Ngoài chuyện mở lớp dạy làm báo chí ra, họ sẽ sáng lập một tờ báo, trong đó gồm có ba phần. Phần đầu giới thiệu những tư tưởng và tác phẩm văn học hiện đại Âu Mỹ. Mỗi kỳ sẽ giới thiệu một tác giả. Phần thứ hai là phê bình văn học. Đây là một trọng tâm, vì giáo sư Khưu cho rằng nền văn nghệ của Trung quốc không phát triển nổi là vì không khách quan. Sự phê phán chủ yếu thì chỉ nhắm vào con người, chứ không trực chỉ văn học. Phần thứ ba là dùng để giới thiệu tài năng mới... Báo cũng không cần ra nhiều. Một năm chỉ cần phát hành bốn số thôi nhưng bài vở phải thật sự có chất lượng.
Về vấn đề lời lỗ, giáo sư Khưu không quan tâm lắm, ông nói:
- Tôi còn một số ít của cải, ăn uống lại không bao nhiêu. Nếu cần tôi sẵn sàng bù lỗ, miễn sao báo ra được là được rồi.
Sau đó cả hai kéo đến trường đại học, gặp chủ nhiệm khoa. Giáo sư chủ nhiệm đã xúc động nói:
- Tôi đã viết không biết bao nhiêu lá thư cho bạn bè ở Mỹ, năn nỉ họ trở về phục vụ đất nước. Nhưng chẳng ai thèm về, người viện cớ là bận quá, không thể bỏ dở công việc được, không thể xin phép nghỉ. Chứ thật ra tôi biết là tại họ không rút khỏi được cái màu xanh của đồng Mỹ kim, cậu thấy có phải không?
Thiên Thạch ngồi yên, không đáp. Ông giáo sư chủ nhiệm khoa lại tiếp:
- Đâu có mấy người giống như cậu, chịu từ bỏ một phần hưởng thụ cá nhân để về với đất nước đâu?
Thiên Thạch chau mày, định nói nhưng khi nhìn qua giáo sư Khưu, chàng thấy ông nháy mắt ra hiệu, nên thôi. Thạch chỉ nói:
- Có một việc tôi muốn nhờ giáo sư chủ nhiệm giúp đỡ, đấy là đừng để cho bất cứ một tờ báo, một ký giả nào biết chuyện này. Họ biết rồi sẽ vẽ rồng vẽ rắn, bực lắm. Tôi mà có ở lại, thật sự chẳng qua vì chính cá nhân tôi thôi.
Ra khỏi nhà giáo sư chủ nhiệm, Thạch vẫn còn thấy áy náy. Giáo sư Khưu phải nói:
- Người ta có nói thế nào thì nói, còn chuyện của mình thì mình tự biết, tại sao cậu phải bứt rứt chứ?
Thạch chợt nhớ sực ra, nói với giáo sư Khưu:
- Thầy này, em còn có một chuyện muốn nhờ thầy cho ý kiến.
- Chuyện gì? Có phải chuyện cô bạn gái của cậu không?
Thạch gật đầu. Giáo sư Khưu nói:
- Vậy thì đến đây này. Tôi biết một nơi rất yên tĩnh, mình có thể nói chuyện mà không sợ một ai quấy rầy.

Rồi giáo sư Khưu kéo Thạch lên một chiếc xích lô đến con hẻm nhỏ ở đường Trung Hiếu. Hai người bước vào một quán mì nhỏ vắng khách và sạch sẽ, có lẽ giáo sư Khưu là khách quen, nên được chủ quán chào mời rất vồn vã.
- Rồi chuyện gì cậu cứ nói đi, tôi nghe thử xem?
- Lần trước em đã kể với giáo sư nghe. Cô ấy và gia đình đều mong là cưới nhau xong em sẽ đưa cô ta sang Mỹ. Cô ấy là một người tốt, nhưng cái hiểu biết về nước Mỹ thì không có, cô ta cứ tưởng tượng đấy là thiên đàng, vì vậy nếu bây giờ em nói lý do để ở lại, thì chắc chắn sẽ bị chống đối và chẳng ai tin.
Nhìn giáo sư Khưu, rồi Thạch tiếp:
- Dĩ nhiên là em có thể không lấy vợ nhưng làm như vậy thì cũng không phải. Bởi vì giữa em và cô ấy đã có sự liên lạc bằng thư từ đã mấy năm nay, nếu bây giờ cắt ngang thì không phải. Nhất là khi gia đình hai bên lại thân thiết nhau. Đương nhiên là có ở lại em vẫn có thể cưới vợ một cách dễ dàng, nhưng em cũng không thích như vậy.
Giáo sư Khưu vừa ăn mì vừa nói:
- Tôi hiểu ý cậu, nó cũng giản dị thôi. Có nghĩa là cậu không muốn bỏ dở cuộc hôn nhân đã định trước này chứ gì? Vậy thì tại sao cậu không nói thẳng ý định của mình cho cô ấy biết, thử xem cô ấy tính sao?
- Đã mấy lần em nói xa nói gần rồi đấy chứ. Nhưng đều bị cô ta phản đối.
- Nói chuyện với đàn bà, ta khônng thể dùng lý mà phải dùng tình cảm. Rồi giáo sư Khưu lại cười lớn - Buồn cười thật, một kẻ không thành công trong việc hôn nhân như tôi, mà còn bày đặt dạy khôn người. Nhưng tôi nghĩ nếu cô ấy thật sự yêu anh, thì cuối cùng cũng sẽ nhân nhượng thôi.

Thạch và giáo sư Khưu đã ở lại trong quán mãi hơn bốn giờ chiều mới chia tay. Thạch gọi xe đi thẳng đến nhà của Ức San. Nhưng vừa bước đến cửa đã trông thấy chiếc xe Ford láng bóng đậu phía trước. Nhà đang có khách, Thạch quay người định bỏ đi, thì vừa lúc cô tớ gái trong nhà Ức San vừa mở cửa bước ra, với cái giỏ đi chợ trên tay. Thấy Thạch, cô ta quay người vào nhà báo ngay, thế là Thạch không thể bỏ đi được. Cha của Ức San đã bước ra:
- À, Thạch đấy à? Mấy hôm nay sao không thấy đến? Vào nhà đi, hai người bạn của cậu đang ở trong đấy.
- Bạn của con?
- Đúng rồi, hai anh em nhà họ Mạc đấy. Nghe nói họ về đây dạy ở trường đại học Thanh Hoa, phải không?
Thiên Thạch nghe nói đến anh em nhà họ Mạc đã tính bỏ về, nhưng bên trong có tiếng cười lớn, rồi tiếng nói vọng ra:
- Anh Thạch đấy à? Khỏe chứ? Mấy hôm trước đi Hoa Liên chơi có vui không? Bọn này định bao giờ rảnh cũng sẽ làm một vòng du lich đấy.
Thiên Thạch miễn cưỡng bước vào, bắt tay hai anh em nhà họ Mạc. Trên bàn đầy vỏ hạt dưa và vỏ chai nước ngọt, quạt máy được mở ở mức tối đa. Ức San ngồi ở phía đối diện hai anh em nhà họ Mạc, trong chiếc áo màu xanh lá cây, cái màu áo mà Thạch biết Ức San rất thích. Vậy mà, bây giờ lại lấy ra mặc để đón những tay khách khó ưa của Thạch. Thạch ngồi xuống, lộ vẻ bực dọc. Mẹ của Ức San bước ra với nụ cười:
- Chào cậu Thạch. À, cô Tú đâu rồi? Mang ra thêm mấy miếng dưa ướp lạnh đi.
Ức San uể oải đứng dậy, liếc nhanh Thạch rồi nói:
- Để con vào xem.
Nàng bước ngang qua trước mặt Thạch, mùi nước hoa thoảng nhẹ, Thạch chưa quay lại thì đã nghe gã họ Mạc nói lớn:
- Bộ Giáo dục mời tụi này tuần sau đi Dã Liễu chơi. Nghe nói ở đấy có cái bãi biển đẹp lắm, sẵn dịp bọn này ghé qua hỏi Ức San có thích cùng đi không? Dĩ nhiên là bọn này cũng cần thông qua anh nữa chứ.
Có nhiều thứ muốn nói, nhưng Thạch lại không mở miệng được. Thạch chỉ thấy bực tức. Anh em nhà họ Mạc quá lắm. Họ tưởng họ có bằng tiến sĩ toán học là vượt trội hơn người à?

Cao lắm là hơn mình hai ngàn đô la mỗi năm thôi, Thạch nghĩ, rồi nhìn đôi mắt ti hí của Mạc khó chịu. Gã Mạc em lại hỏi:
- Anh Thạch thấy thế nào?
Thạch chỉ nhún vai:
- Mấy người cứ hỏi ý kiến của Ức San. Chuyện đó không dính dáng gì đến tôi cả.
Cha Ức San thì nói:
- Tôi nghĩ là San nó mới làm một chuyến du lịch dài nên cần phải nghỉ ngơi ít lâu.
Ức San đã mang dưa bước ra, đứng sau lưng mẹ nàng nói với Thạch:
- Anh đi đâu nãy giờ thế? Thiên Mỹ vừa mới điện thoại đến đây tìm anh đấy.
Trong khi gã Mạc lớn như chỉ biết có Ức San, hỏi:
- Sao, Ức San, cái chuyện đi Dã Liễu ấy, cô thấy thế nào?
Ức San liếc nhanh về phía Thạch nhưng Thạch giả vờ như không biết cứ cúi đầu xuống ăn dưa. San lại quay sang nhìn anh em nhà họ Mạc. Chợt có sự so sánh xảy ra trong đầu. Thạch nho nhã điềm đạm thế nào. Thì cái mập mạp, cái bụng phệ và đôi mắt ti hí của anh em nhà họ Mạc lại có vẻ thô thiển làm sao đấy. Ức San nói:
- À, cái chuyện đó để tôi nghĩ lại xem sao.
Anh em nhà họ Mạc đứng dậy:
- Vậy thì ngày mai chúng tôi sẽ điện thoại đến, để nghe quyết định của cô. Thôi xin chào, về nhé anh Thạch.
Sau khi anh em nhà họ Mạc bỏ đi, thì cha mẹ của Ức San cũng bận đi thăm một người bạn. Họ dặn Thạch ở lại dùng cơm. Phòng khách chỉ còn lại hai người. Thạch lại cúi đầu xuống ăn dưa tiếp. Ức San có vẻ bực dọc, gọi cô Tú lên dọn bàn, rồi quay sang Thạch hỏi:
- Mấy hôm rày, anh đi đâu vậy?
Giọng đấu dịu của San, khiến Thạch không thể không nói. Thạch hỏi:
- Tại sao họ lại biết địa chỉ của em vậy?
- Em cho họ biết, nhưng điều này thì có liên hệ gì đến anh chứ?
- Vậy thì chuyện anh vắng mặt mấy hôm qua cũng nào có liên quan gì đến em?
- Tôi nghĩ anh chưa có tư cách gì để hạn chế hành vi của tôi. Ức San châm ngòi thuốc súng, đứng dậy nói một cách khiêu khích - Tôi sẽ gọi điện thoại báo cho anh Mạc biết ngay là tôi nhận lời đi Dã Liễu với anh ấy. Thử xem anh làm gì tôi?
Ức San bước đến bên điện thoại, Thạch ngồi yên. San cầm điện thoại lên từ từ quay số. Thạch cũng ngồi yên. Có hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống má của Ức San, nàng có vẻ giận thật sự vì cái vô tình của Thạch... Những giọt nước mắt trên má Ức San làm Thạch mềm lòng. Chàng từ từ đứng dậy, bước đến cạnh San. Chàng giằng lấy máy điện thoại và cúi xuống hôn lên cổ, lên má San.

Mọi thứ như ngưng đọng, thời gian chầm chậm trôi.

Chợt có tiếng chuông điện thoại reo vang, không phải là của Mạc mà là của mẹ San, báo cho biết là bị bạn bè giữ lại dùng cơm, không thể về được. Đặt máy xuống, Ức San nhìn Thạch với nụ cười.

Hai người ngồi trong phòng khách, dưới cây quạt trần. Gió đã xua đi cái nóng bức của mùa hè, cái bực dọc ban nãy. Hai người cứ ngồi vậy nhìn nhau sau đấy dùng cơm, rồi đi dạo. Họ chỉ thả bộ và Thạch đã chọn những con đường nhỏ và ít xe... Nơi mà vệ đường đầy những bóng mát.
- Ta có thể mua một ngôi nhà ở khu vực này...
Thạch đã mở đầu câu chuyện như vậy - Rồi anh sẽ mua một chiếc xe đạp, mỗi ngày cưỡi xe đến trường... Nơi đây không xa nhà em lắm, lúc buồn buồn có thể về nhà cha mẹ em chơi, ở đây cũng gần trung tâm thành phố.
Ức San có vẻ không hiểu, nhìn Thạch:
- Anh nói gì vậy?
- Anh nói là sau khi lấy nhau xong, ta có thể ở lại nơi này.
Thạch nói nhưng mắt hướng về phía trước như ngại nhìn vào mắt San.
- Em chẳng hiểu anh nói gì cả.
- Ức San. Thạch quyết định nói - Anh đã quyết định ở lại. Chuyện đó có thể chỉ là tạm thời, nhưng anh đã quyết định... Em biết không, mấy năm qua ở Mỹ, anh chỉ mơ ước được trở về. Anh căng thẳng quá, anh cần có một khoảng khắc nhẹ nhàng, thư giãn.
- Thật tình em không làm sao hiểu nổi anh. Ở nước Mỹ giàu sang đó, làm gì có những bức bách mà anh đã nói.
- Vâng, nói Mỹ giàu sang, cái gì cũng có, nhưng cái giàu có quá đó, nhiều lúc nó cũng khiến cho người ta có cảm giác bị choáng ngộp.
Thạch nói và chậm rãi quay qua Ức San. Chờ đợi một phản ứng quyết liệt nhưng chẳng thấy gì. Thạch vội ôm lấy San.
- Ức San, anh van em, chúng ta lấy nhau xong phải ở lại em à. Có thể chỉ là một năm thôi... Em hãy coi đó như là chỉ vì anh bịn rịn, chưa muốn xa nhà lại, chưa muốn xa cha mẹ. Em hãy chiều anh, có thể chỉ là một năm thôi.

Nhưng bây giờ thì Thạch đã thấy phản ứng của San. Cô nàng gỡ tay anh ra. Có cái gì thất vọng, bực dọc:
- Không, không được. Ức San nói với vẻ cương quyết - Nếu anh muốn cưới em thì anh phải đưa em sang Mỹ sau đó ngay. Anh biết không, mấy năm qua, em chỉ mong chờ có bấy nhiêu. Cái xứ sở này có chút xíu, những con người ở đây với cách sống và tập quán quen thuộc... Quanh đi quẩn lại chỉ có bao nhiêu. Em thấy chán quá rồi. Em bực dọc đến độ muốn phá tung hết, ngộp thở quá, em muốn đi ra ngoài để thay đổi không khí, sang đấy dù có khổ em cũng chấp nhận. Chứ em không chấp nhận nhốt mãi con người mình ở đất nước này. Cái đòi hỏi của em quá giản dị như vậy, không lẽ lại là quá đáng với anh. Anh nói đi? Anh biết không những đứa bạn cùng lớp với em ngày xưa gần như đi hết. Lúc đầu, viết thư về, chúng cũng từng than khổ, than buồn, nhưng rồi sau đấy, chẳng thấy đứa nào bỏ về cả. Chúng giống như con chim sổ lồng... Cái bầu trời bên ngoài quá rộng lớn, lúc đầu chỉ bỡ ngỡ một chút. Em nói vậy, không lẽ anh không hiểu ý em?
- Ức San, em lầm rồi, bên ấy mới là cái lồng to.
- Em không cần biết, cái gì cũng phải tự mình xem, tự mình chứng kiến. Anh đừng ích kỷ như vậy. Tại anh ở bên đấy hơn mười năm, anh chán chê rồi. Không còn gì để anh tò mò nữa. Tất cả chỉ có vậy, và anh không muốn em sang đấy, chỉ tại vì anh ích kỷ thôi.
- Không phải là anh muốn nhốt em. Em nghĩ kỹ đi, anh ở lại bên cạnh em cơ mà.
- Em không cần chuyện đó. Bây giờ ở đây em thấy ngộp thở quá. Em van anh, anh Thạch. Anh phải biết là ngay từ nhỏ, từ lúc học tiểu học cho đến đại học, em vẫn mãi mơ ước. anh phải cho em cái cơ hội ra ngoài xem. Nhìn thử bên ấy coi nó rộng cỡ nào. Em nghĩ đó cũng đâu phải là đòi hỏi quá đáng.

Thạch yên lặng. Đúng, bởi vì đó không phải là đòi hỏi quá đáng.
Ức San lại xiết chặt Thạch:
- Vậy thì, anh hãy đưa em đi đi, anh đưa em sang đấy xem cái nơi mà anh đã ở mười năm qua như thế nào? Anh đã hứa là sẽ đưa em đi mà? Cái hôm ngồi trên tàu hỏa đấy, anh nhớ không? Đi đi anh... Nếu sang đến bên ấy mà em thấy rõ ràng là khó sống quá thì chúng ta sẽ quay trở về. Đâu có muộn đâu? Anh Thạch, anh Thạch, em van anh... Hãy giúp em đạt được mơ ước bấy lâu nay. Tháng chín này, anh sẽ đưa em sang bên ấy chứ?
Một cơn gió thổi qua lạnh ngắt. Cái đôi mắt khẩn khoản, van nài của người con gái làm Thạch thấy lúng túng, chàng cảm thấy bất lực, không biết phải từ chối như thế nào. Thạch nói:
- Được rồi, anh sẽ tính, cũng có thể...
Ức San úp mặt vào ngực Thạch, nàng có vẻ hy vọng. Không phải chỉ hy vọng, Ức San biết chắc thế.

Thạch đưa San về nhà. San nói như mọi chuyện đã đâu vào đấy:
- Không cần phải tổ chức cái lễ cưới cho rùm beng lắm. Nhưng phải là lễ cưới theo kiểu Tây. Mướn một câu lạc bộ quen biết. Điều này cha em lo được. Có thể ăn theo lối tự dọn sau đấy là dạ vũ... Nhảy đến mười hai giờ khuya rồi uống trà ăn bánh ngọt tiếp... Em xem xi nê thấy bên Mỹ người ta làm như vậy. Anh có thích không?
Ức San nhìn lên, thấy thái độ ngẩn ngơ của Thạch, nàng có vẻ giận:
- Anh làm sao vậy? Đang bàn chuyện lễ cưới mà anh làm như đang lạc vào thế giới khác thế?
Thạch giật mình:
- Em nói gì?
- Thôi, không thèm nói với anh nữa đâu, lúc nào trông anh cũng giống như đang sống trên mây.
San nói, vừa lúc đã đến trước cổng nhà. Ức San đứng lại tiếp:
- Thôi, anh về đi, báo cho hai bác bên ấy biết có lẽ mai chiều gì cha mẹ em sẽ sang thảo luận cách thức với bên gia đình anh. Bye bye. Mai điện thoại cho em nhé.
Thạch gật đầu, quên cả hôn San, quên cả nói lời từ giã. Chàng quay lưng đi thẳng. Có một chuyện đang bứt rứt trong đầu. Thế này thì phải trả lời với giáo sư Khưu ra sao? Khi mà chàng đã nói cái quyết định "ở lại" với ông ấy lúc ban chiều?
<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 128
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com