watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:12:1829/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Quỳnh Dao > Tình Ca Mùa Thu - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Tình Ca Mùa Thu
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 16
Chương 4

Uống cà phê nhiều quá, tối hôm ấy, khi quay về nhà, chàng đã bị mất ngủ, nằm trên giường, nhìn lên nóc mùng. Hàng trăm khuôn mặt nữ hiện ra trước mặt. My Lập, Thiên Mỹ, Ức San rồi Gia Lợi... Người đang khóc, đang cười, vui, buồn, giận dữ lẫn lộn có đủ cả... Khuôn mặt của My Lập lờ mờ nhất. Mười năm qua rồi. Cái khoảng thời gian nào có ngắn ngủi gì. Thiên Mỹ cho biết bây giờ My Lập không còn xõa tóc như ngày xưa, mà đã uốn lên. Thạch nhớ mãi cái mái tóc ngày cũ, đôi lúc bím lại... Hai cái bím thả hai bên ngực... Chiếc áo chemise trắng, khoác ngoài là cái áo đen... Rồi váy ngắn... Cái tấm thân mảnh mai kia chỉ thấy mập khi mặc thêm cái áo mưa thùng thình. Vậy mà bây giờ nghe Thiên Mỹ bảo là cô ta đã mập ra. Thạch không làm sao hình dung nổi cái mập của My Lập... Rồi con người ra thế nào? Có giống như những người đàn bà mới sinh con đã nở lên ở phần bụng không? Thiên Thạch thắc mắc, nhưng cũng không liên tưởng nổi. Mọi thứ tưởng chừng như xa lắm.

Thạch bước xuống giường, đến bên cái valise nhỏ mà mẹ chàng đã không đụng đến. Trong đấy là toàn bộ giấy tờ và thư từ ngày cũ. Có cả mấy quyển sách quý như tuyển tập truyện ngắn của Kafka, rồi mấy bức ảnh. Giờ này cả nhà đều ngủ cả rồi. Thạch buông màn xuống, mở đèn, úp bức ảnh của Ức San xuống mặt bàn. Rồi dựng một bức ảnh vừa lấy trong valise ra, ngồi lùi ra xa ngắm nghía.
Đấy là một khuôn mặt xa lạ hơn San.
Ức San rạng rỡ như mặt trời, đôi mắt lại sáng long lanh, nhìn vào là bị thu hút ngay. Còn cái khuôn mặt của cô gái trong ảnh lại như một áng mây. Có đấy nhưng thật xa. Một chút dịu dàng, an phận. Không rạng rỡ, nhưng lôi cuốn. Tổng thể là đẹp, nhưng bảo phân tích ra đẹp ở chỗ nào thì Thạch đành chịu. Bởi vì mặt trời thì có hình thể rõ ràng, còn áng mây? Chỉ có thể cảm nhận thôi.

Đôi mày của My Lập rõ nét, ánh mắt đầy nét buồn, mũi thẳng, đôi môi trái ấu. My Lập không đẹp lắm, nhưng dễ nhìn. Bức ảnh tuy là đen trắng, nhưng cũng thật rõ nét.
Thạch lại đặt bức ảnh nằm trên mặt kính rồi úp hẳn má mình lên. Cái mối tình ở tuổi mới lớn đầy lãng mạn đã là một dâu ấn khắc sâu vào tim. Ở thật xa mà lúc nào Thạch cũng nhớ đến My Lập. Biết tin My Lập lấy chồng, Thạch đã âm thầm khóc, xé nát cả bức ảnh My Lập mang theo, vậy mà cũng không thể làm sao quên... cả một kỷ niệm.

Còn chuyện của Thạch với Ức San thì sao? Mọi thứ từ quen nhau đến cảm thông nhau, có thể coi như yêu nhau đi, chỉ bằng thư từ. Trái tim đã khô cằn. Tình cảm gần như xây dựng trên bổn phận. Một thứ trình tự phải có để tiến đến hôn nhân, đến cuộc sống. Những bức thư của Ức San thật ra cũng đã giúp Thạch rất nhiều. Nó đã động viên Thạch, khiến Thạch quên lãng cuộc tình cũ, cố phấn đấu và vươn lên.
Lúc từ phi cơ bước xuống, nhìn thấy Ức San, Thạch phải thừa nhận rằng Ức San dễ thương... Chàng nghĩ rồi mình sẽ phải nuông chiều, sẽ phải chỉ cho Ức San cách sống ở Mỹ. Tình cảm của Thạch với Ức San gần như là tình cảm của một người anh cả dành cho một đứa em gái. Một thứ tình cảm sau tình yêu. Từ tình yêu của Thạch với My Lập, rồi với Gia Lợi... Vết thương lòng chưa lành... Nên đây chẳng qua là một "tình cảm tình cờ phải có" thôi.
Sau khi học xong M.A ở trường đại học nam Illinoys, vì lý do cần học bổng, Thạch đã quay sang làm luận án tiến sĩ ở trường đại học Cơ Đốc. Nơi đây có mấy giáo sư người Hoa. Với trái tim cô độc của người xa xứ, Thạch đã mong mỏi sẽ tìm lại được cái không khí ấm áp tình người phương đông. Nhưng rồi, với những người thành đạt đã có gia đình, hình như họ không quan tâm lắm đến điều đó, cái mà họ quan tâm là vấn đề chính trị, cổ phiếu và những thay đổi nhân sự trong nghề.

Thạch rất muốn hòa hợp với mọi người. Nhưng không hiểu sao lại không làm được, và như vậy lúc nào Thạch cũng cô đơn.
Năm Thạch trình luận án tiến sĩ Thạch đã gặp Gia Lợi. Gia Lợi đã theo chồng đến đây. Lần đầu gặp Gia Lợi là trong buổi liên hoan ngoài trời tháng chín. Giáo sư Triệu đã giới thiệu Lục Bá Uyên với đám sinh viên hậu đại học. Khi bắt tay, Thạch đã ngạc nhiên vô cùng. Bàn tay của giáo sư họ Lục sao mà mềm như tay của nghệ sĩ. Chả bù chàng, bàn tay chàng sau bao nhiêu năm làm việc đã chai cứng.
- Cậu Thạch đã học môn gì ở đây thế?
- Dạ, báo chí.
Thạch nói mấy năm ở Mỹ như một công thức viết sẵn, mỗi lần gặp đồng bào người Hoa, Thạch đều nghe những câu hỏi gần như nhau. Học gì? Đến năm nào? Trước kia học ở trường nào? Từ Đài Loan đến à? Có bạn gái chưa? Có định quay về Đài Loan không? Nhà có mấy người? Có anh chị em gì ở Mỹ không?... Chỉ có bấy nhiêu đó lập đi lập lại.
- Cậu Thạch đến Mỹ được bao lâu rồi?
Thiên Thạch chưa kịp trả lời, thì đã nhìn thấy một thiếu phụ dẫn một đứa bé đi tới. Nếu không có đứa bé, Thạch đã nghĩ hẳn nàng còn con gái. Thằng bé rất nghịch ngợm, nó đã giựt tay ra và bỏ chạy về phía bãi cỏ xa xa. Thiếu phụ bước đến bên cạnh chồng. Thạch không quay qua nhưng lại cảm thấy cái không khí chung quanh như tươi mát hẳn. Giáo sư Lục đã quay qua vợ, và giới thiệu với Thạch:
- Đây là Gia Lợi, vợ tôi. Còn đây là cậu Thạch, sinh viên hậu đại học của trường này.
Thạch đã bổ xung thêm cho mình:
- Tôi là Ái Thiên Thạch.
Thiếu phụ thật tây phương đã chìa tay ra cho Thạch bắt. Điều đó khiến Thạch lúng túng, nhưng rồi chàng cũng bắt tay, bàn tay của người đàn bà trẻ thật mềm.
- Anh là Ái Thiên Thạch à? Thiếu phụ đã nghiêng nghiêng đầu như suy nghĩ, khuôn mặt của nàng không đẹp lắm, nhưng lại lôi cuốn - Tôi có một đứa em gái, lúc còn học ở trường nữ trung học trong nước, nó có một đứa bạn thân tên là Ái Thiên Mỹ, có bà con gì với anh không?
Thạch chợt nhiên reo lên, như một đứa bé:
- Ồ! Đấy là em gái tôi đấy. Vậy em chị có phải là Huỳnh Gia Niên không?
- Đúng rồi - Gia Lợi cũng có vẻ thật vui - Anh em nhà anh rất giống nhau, nhất là đôi mắt. Sao? Thiên Mỹ bây giờ thế nào? Cũng đang ở Mỹ chứ?
- Nó vẫn ở Đài Loan, đã lập gia đình, mới có một đứa con.
- Thế à?
Thiên Thạch bắt đầu thấy thích cái tiếng "thế à" của Gia Lợi. Chàng cũng không làm sao quên được cái dáng của Gia Lợi lúc ấy. Đôi mày nhướng lên, đôi mắt như ngơ ngác.
- Thời gian thật đáng sợ. Nó trôi nhanh quá, trong ký ức của tôi, cô ấy vẫn còn là một nữ sinh nhỏ xíu. Thích mặc quần tây dài ngang bướng, mỗi lần nói chuyện thích hất hất cái mái tóc ra sau. Không ngờ... Vậy mà đã lập gia đình. - Gia Lợi ngưng lại một chút để ngắm Thạch, rồi tiếp - Em gái anh và em tôi, chúng rất thân nhau, vậy thì chúng ta cũng không xa lạ gì lắm, thỉnh thoảng anh nên đến nhà chúng tôi chơi nhé?
Giáo sư Lục Bá Uyên đã chen vào:
- Đúng đấy, cậu nên đến thường xuyên. Trước kia, khi còn ở miền đông nước Mỹ, sinh viên họ thường đến nhà chúng tôi luôn. Vui lắm! Mới dọn đến thành phố nhỏ này, còn lạ quá! Tôi đang mong mỏi có bạn bè.
Chỉ qua những câu đối thoại ngắn, Thạch đã nhìn thấy cái hiếu khách của vợ chồng giáo sư Lục. Thạch nói:
- Vâng, tôi sẽ đến và sẽ viết thư kể cho Thiên Mỹ nghe về chuyện này.
Gia Lợi liếc nhanh về phía chàng, ánh mắt tươi vui, rồi nói:
- Hai người đứng đây nói chuyện nhé. Anh Uyên đừng quên cho số điện thoại và địa chỉ cho anh Thạch, em còn phải đi tìm thằng nhóc Mãn Mãn đâu rồi.
Bữa tiệc liên hoan hôm đó, chỉ có khoảng năm, sáu chục người, nhưng đều là người Hoa. Ở nước Mỹ là như vậy đó, ở bất cứ thành phố lớn nhỏ nào, cũng đều có thể nhìn thấy Hoa kiều. Họ như những cọng rong biển, sống quyện với nhau. Có một vài người còn đưa cả bà vợ da trắng của mình đến. Chẳng hạn như một Hoa kiều họ Quan, dáng dấp mập và lùn nhưng lại có một bà vợ gốc Đức thật là đẹp. Thạch thấy lạ một điều là: người Trung Hoa có khả năng đồng hóa rất cao, cô vợ da trắng kia lại có vẻ rất "tam tòng, tứ đức" như một cô gái người Hoa chính cống.
Bữa tiệc hôm ấy, chỉ một vài món ăn đơn giản, thịt bò nướng, bánh Pâté chaud và xúc xích. Bữa tiệc thật vui vẻ.

Sau bữa ăn, mọi người bày ra những trò giải trí khác. Có người chơi bóng ném, người đi đánh vũ cầu. Trên sân vũ cầu hôm ấy đánh đôi, gồm hai giáo sư, một sinh viên và một người nữa là Gia Lợi. Bây giờ rỗi rảnh, Thạch có cơ hội ngang nhiên ngắm người thiếu phụ trẻ. Hôm ấy, Gia Lợi mặc chiếc áo pull trắng, chân đi giày bata, Gia Lợi chẳng khác gì một thiếu nữ Mỹ, nàng có vẻ rất tự nhiên, thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng cười, một sinh viên đã đến bên cạnh Thạch nói:
- Xem kìa! Bà giáo sư Lục khá hồn nhiên.
Một sinh viên khác góp ý:
- Ông anh của mình lúc còn học ở New York hay đến nhà giáo sư Lục chơi. Anh ấy bảo: "Vợ của giáo sư Lục tốt nghiệp đại học trong nước rồi mới sang đây, đậu bằng Master ở Michigan, sau đấy gặp giáo sư Lục và lập gia đình, bây giờ thì ở nhà viết lách".
- À! Thì ra là một nhà văn, hèn gì không giống như những người khác. Thế bà ta đã hoàn thành được tác phẩm nào chưa?
- Tôi cũng không rõ, bà ấy ký bút hiệu gì, nghe anh tôi nói qua một lần mà đã quên mất.
Rồi anh sinh viên kia cười nói:
- Đàn bà mà viết văn, chẳng qua là để giải trí, chứ họ chỉ lẩn quẩn trong nhà thì làm sao mà có đủ ý tưởng mà viết những tác phẩm lớn cơ chứ.
Không hiểu có phải vì Thiên Thạch xuất thân từ văn khoa không nên bênh vực:
- Mấy người đừng khinh thường, những tay như Charlot Bronté, Pearl.S.Buck... không phải là những nhà văn nữ hay sao?
- Đúng rồi. Đúng rồi, chúng ta không nên đụng chạm đến chuyện văn chương. Anh bạn Thạch của chúng ta đây, tuy đã chuyển sang ngành báo chí, nhưng không muốn ai đụng chạm đến giới viết văn của anh ấy cả.
Thiên Thạch phải biện minh:
- Không phải là tôi bênh vực, nhưng tôi thấy hình như các vị có tiên kiến với phái nữ, cái gì có dính dáng đến chữ nữ là các bạn nhún vai.
Mùi thịt nướng bốc lên thơm phức, mấy bà mấy cô đang bận rộn lặt rau, xắt cà chua, dưa leo và chia phần bánh mì. Thiên Thạch sống ở Mỹ đã bao nhiêu năm vẫn không ưa thức ăn của Mỹ lắm. Ngày thường do bài vở và công việc bận rộn, Thạch chỉ dùng đồ hộp với mì gói, chỉ có ngày chủ nhật là có thêm thịt tươi. Hôm nay được ăn cơm lại có thêm thịt nướng thật tuyệt vời. Thạch đã ăn rất nhiều. Chàng cũng thấy thật vui, ăn xong phụ mọi người dọn dẹp rồi còn tham gia trò bóng ném. Mãi đến chiều tối cuộc liên hoan mới tàn. Thạch đã cố tình đến từ giã vợ chồng giáo sư Lục để mong được họ mời đến nhà.

Tối hôm ấy, đúng ra Thạch sẽ viết thư cho Ức San. Nhưng khi về đến nhà, một phần vì mệt, một phần vì cuộc vui ban chiều còn mênh mang trong đầu, nên Thạch đã không viết. Sáng hôm sau đến trường, Thạch lại khá bận rộn. Vừa phải làm trợ giáo cho các sinh viên đại học, vừa phải gặp vị giáo sư chủ nhiệm đề tài luận văn tiến sĩ, mới từ Trung Đông trở về, để thảo luận một vài chi tiết, nên chuyện viết thơ cũng không thực hiện được.

Lúc còn học ở Đài Loan, Thạch sợ nhất là những hôm nào phải học ba tiết liên tục. Tham khảo sách giáo khoa, viết tiểu luận, bởI vì như vậy Thạch sẽ không có thời gian để đi gặp My Lập. Lúc đó, Thạch thích nhất là những ngày thứ ba và thứ năm. Bởi vì trong những ngày này, vào buổi chiều chàng và My Lập đều trống giờ, hai đứa sẽ cỡi xe đạp đến Bích Đầm. Thời gian quý giá thường trôi qua nhanh. Thạch sợ nhất là suốt ngày giam mình trong nhà. Qua đến Mỹ, không có ai để đi chơi. Thạch càng thấy cô đơn hơn trong những ngày chủ nhật. Thạch không uống rượu, cũng không có đủ cái can đảm để đi uống rượu, mà đến nhà những thằng bạn độc thân như chàng thì lại càng chán hơn vì có gì để nói đâu? Vì vậy, chàng thích được bận rộn. Buổi sáng đến trường thật sớm, làm hết những công việc phận sự của chàng trong nhà trường, xong viết luận văn. Buổi chiều tham dự những buổi thảo luận chuyên đề. Sau đó, đạp xe một vòng ra bờ hồ gần đấy, đạp mãi cho đến đôi chân mỏi nhừ mới quay về nhà ăn cơm, rồi tiếp tục công việc viết luận văn, để tới khuya nằm xuống là ngủ ngay. Thạch không ưa thích cuộc sống như vậy, nhưng đó là bắt buộc. Vì chỉ có như vậy, Thạch mới không thấy sự trống trải và cô đơn vây hãm.

Cũng chính vì khá bận rộn, mà Thạch đã quên bẵng đi lời mờ của vợ chồng giáo sư Lục. Một hôm khi đi ra phố mua quà sinh nhật, để gởi về cho Ức San. Chàng đã gặp Gia Lợi trước cửa hàng công ty may mặc. Gia Lợi đã trố mắt:
- Ồ! lâu qua không gặp. Sao anh chẳng đến nhà chúng tôi chơi? Mấy hôm trước vì bận việc sắp xếp nhà cửa, chúng tôi cũng không thể điện thoại cho anh. À! anh đến đây để mua gì đây?
Thạch chợt đỏ mặt:
- Ồ, đi mua một vài món quà.
- Có phải mua cho bạn gái không? Gia Lợi nhanh nhẩu hỏi - Nếu đúng thì hãy hình dung cho tôi biết cô bạn ấy như thế nào? Tôi xem có thể giúp một vài ý kiến không? À, mà này, bạn gái thường hay đặc biệt?
Thạch càng lúng túng, không biết phải trả lời như thế nào, chỉ mỉm cười. Gia Lợi tỏ ra là một người sành sỏi, tinh tế:
- Chuyện bí mật vậy à? Thôi tôi không dám góp ý. Nhưng mà có rảnh rỗi, thì đến chơi với chúng tôi nhớ đưa cô ấy đến nhé.
Thạch ấp úng:
- Chuyện đó thì không thể được, cô ấy còn ở Đài Loan.
- Thế à? Gia Lợi chăm chú nhìn Thạch, rồi chợt cười nói - Xa dữ vậy sao? Vậy thì cậu đến với chúng tôi một mình vậy. Nhớ đến thường xuyên vì tôi biết những người sống một mình thường cảm thấy cô đơn lắm.
- Vâng, tôi sẽ đến.

Gia Lợi đã bỏ đi, Thạch còn đứng tần ngần nhìn theo. Thật ra thì Thạch rất muốn nhờ Gia Lợi mua quà dùm, bởi vì mỗi lần mua quà cho Ức San là Thạch thấy cả một khó khăn. Nhiều lần Thạch đã viết thư hỏi Ức San thích những gì. San chỉ trả lời: "Cái gì cũng được, miễn đồ Mỹ là tốt". Thạch không thể mua quần áo may sẵn, vì không biết được vóc người của Ức San. Thức ăn thì chỉ có thể gởi được chocolate, mà thư của Ức San lại nói phải đóng thuế nặng quá. Vì vậy Thạch cũng chẳng biết phải gởi thứ gì nữa. Còn đồ trang điểm thì chỉ có son phấn, mà màu sắc, chất lượng hay nhãn hiệu, Thạch lại không rành. Thạch chợt thấy tiếc, phải chi ban nãy nhờ Gia Lợi. Nhưng cái thái độ phóng khoáng và quá tự nhiên của Gia Lợi, lại khiến Thạch ngập ngừng. Thạch không biết phải giải thích thế nào cề sự liên hệ của mình với Ức San. Tình cảm chỉ được xây dựng bằng những lá thư thôi ư? Nhưng nếu nói thế thì Gia Lợi sẽ nghĩ như thế nào? Sống ở Mỹ bao nhiêu năm nay mà không có lấy được một người bạn gái. Phải nhờ thư từ, để tìm người yêu ở tận bên kia bờ đại dương xa thẳm. Có cái gì đó làm cho Thạch lúng túng.
Người bán hàng bước ra hỏi Thạch muốn mua gì? Thạch vội vã đáp:
- À! Tôi chỉ định xem thôi.
Thạch rảo một vòng quanh các cửa hàng. Cuối cùng chỉ mua được hai chai nước hoa mit de Paris, hai cây son đổi màu và một khúc vải tơ. Sẵn dịp, chàng cũng mua cho Thiên Mỹ một hộp phấn, gới tất cả qua đường bưu điện xong, Thạch mới thở phào.
Rồi Thạch lại do dự, không biết có nên ghé qua nhà giáo sư Lục chăng, bởi vì chàng cứ nhớ mãi cái câu của Gia Lợi nói: "Ở một mình thường cảm thấy cô đơn lắm", Thạch không vội đến vì chàng nghĩ như vậy là đã thừa nhận mình đang buồn, ddang cô đơn. Thạch sợ nhất là cái thái độ thương hại của người khác, vì như vậy sẽ khiến cho mình càng cảm thấy cô đơn hơn nữa.

Và một buổi chiều như thường lệ, Thạch đạp xe đến bờ hồ gần đấy ngoạn cảnh. Chàng đã gặp Gia Lợi đang dẫn bé Mãn Mãn đi dạo bên hồ, lúc đó trời sắp tàn thu, Gia Lợi trong chiếc áo Pull màu rượu chát với quần bó ống màu cam trông rất thể thao. Thấy Thạch, cô ta đã ngoắc tay, Thạch vội xuống xe:
- Chào chị, dùng cơm tối chưa?
- Nhà tôi đã đi sang miền tây diễn thuyết. Ở nhà không nhiều người, tôi cũng lười nấu cơm mên đưa cháu ra ngoài này. Chúng tôi mới đến nhà hàng Kim Phụng, chỉ có món mì xào mà họ chặt đẹp quá, hơn gấp mấy lần ở thành phố New York.
Thạch chợt hỏi:
- Như vậy, có lẽ chị thích ở New York hơn?
Bé Mãn Mãn đang cúi nhặt những nắp hộp Coca Cola trên bãi cỏ, Gia Lợi đã ngồi xuống một băng ghế tựa bên bờ hồ.
- Thành phố New York là một trong những thành phố muôn hình vạn trạng, khá phức tạp, có nhiều loại người, nhiều màu da. Vì vậy, tùy ý mỗi người. Có người thích có người chê. Lúc đầu tôi cũng không chịu được, nhưng rồi sau một thời gian tôi lại thích. Không hẳn vì nó có đủ tiên nghi, có đủ loại thức ăn trên thế giới, mà còn, vì nó muôn hình vạn trạng. Ở đấy, anh sẽ thấy cuộc sống chẳng đơn điệu chút nào.
Thiên Thạch nói:
- Tại chị là một nhà văn, nên chị thấy thích nơi đó. Vì ở đấy là một môi trường tuyệt hảo, chị có thể thu thập được hàng vạn tư liệu sống.
- Anh cho là như vậy à? Gia Lợi cười và kéo cao cổ áo lên - Anh lại gán cho tôi hai chữ nhà văn. Cái danh xưng ấy cao quý quá. Chứ thật ra vì ở nhà rỗi rảnh, không có gì để làm, nên tôi quậy quậy chỉ chút đỉnh thôi.
Rồi quay sang đứa bé, Gia Lợi gọi:
- Mãn Mãn, lại với mẹ nào... Con có thấy lạnh không? Ồ! Đôi tay lạnh ngắt thế này... Thôi chúng ta về... À... Anh đến nhà chúng tôi chơi chứ? Chúng ta sẽ cùng uống cà phê, cùng nói chuyện được chứ?
Thạch đứng tựa vào xe ngần ngừ. Giáo sư Lục không có nhà, mà chàng lại đến đấy uống cà phê. Đối với người Mỹ thì đó cũng là chuyện bình thường, nhưng người Trung quốc thì khác... Thạch do dự... Rủi một ai đó biết thì kỳ quá. Nhưng mà... bây giờ chàng đang buồn... buồn muốn thúi ruột héo gan...
Gia Lợi nhìn thấy Thạch do dư,, đã cười nói:
- Đi chứ? Lúc còn ở New York. Khi chồng tôi vắng nhà, học trò cũng thường đến chơi luôn.
Cả hai đều ở ngành văn, Gia Lợi lại là người đàn bà tế nhị, nhạy bén. Thế là Thạch không thể từ chối. Mà đã đến được một lần, làm sao cản được lần thứ hai và những lần kế tiếp. Giữa hai người cũng không có gì mờ ám... Và Thạch cũng không e ngại nữa. Nhưng càng tiếp xúc, càng nói chuyện nhiều với Gia Lợi. Thạch cảm thấy thích người đàn bà trẻ này, lúc đầu chỉ là sự ngưỡng mộ, sau đấy là sự ưa thích rồi tiếp đến là tình yêu.
Gia Lợi tế nhị, nhưng làm sao ngăn được? Lần gặp đầu, Lợi chỉ thấy ở Thạch một thanh niên hơi e dè, cô đơn, nàng chỉ định an ủi, chớ nếu sớm biết, nàng đã không để Thạch đến nhà.
Có lẽ cả hai đều không ngờ, nên không cảnh giác. Mùa thu sang đến mùa đông, thì mọi thứ đã giống như một cơn sóng tràn. Lúc đầu chỉ là những cơn sóng lăn tăn, sau tăng dần... Rồi không có con đê nào ngăn nổi nữa.
<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 135
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com