watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:26:2729/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Quỳnh Dao > Tình Ca Mùa Thu - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Tình Ca Mùa Thu
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 16

Chương 13

Sau ngày gặp giáo sư Khưu, Thạch lại bận luôn. Tiệc tùng nối tiếp. Lần này là do ủy ban liên lạc Hoa kiều của nhà nước mời.
Bấy giờ là tháng bẩy, cái tháng mà ở Mỹ các trường đại học nghỉ ngơi. Và các cơ sở giáo dục của Đài Loan thừa dịp này, thỉnh cầu các giáo sư nổi tiếng sang diễn giảng. Phi trường tấp nập các viên chức bộ giáo dục và chính quyền, rồi giới báo chí ra nghênh đón những người ở phương trời tây về.

Thạch cũng được nhận liên tục mấy cái thiệp mời. Lúc đầu Thạch đã không định đi. Một phần vì thấy cái môn học của mình không được coi trọng lắm. Một phần vì Thạch ngại tiệc tùng. Nhưng cha của Thạch là con người rất coi trọng thể diện ông đã nhất quyết muốn Thạch phải tham dự. Được nhà nước mời là cả một sự hãnh diện có gì xấu đâu mà lại từ chối? Không những ông muốn Thạch tham dự mà còn muốn Thạch đưa cả Ức San đến đấy. Thạch cực lực phản kháng. Cũng may là có sự can thiệp của mẹ nên cha mới nhượng bộ.

Trên bàn tiệc, thỉnh thoảng Thạch cũng gặp lại những người bạn quen trên đất Mỹ. Phần lớn khách được mời là dân tiến sĩ bên ngành công nghiệp. Họ đều có thu nhập khá, có gia đình và cuộc sống ổn định. Đa số họ lại là những con người đúng nghĩa khoa học, đơn giản và không nhiều ray rứt về nội tâm. Họ sống một cách thỏa mãn với cái mà mình đang có. Khiến nhiều lúc Thạch thấy ghen tị.

Chuyện đó cũng đơn giản thôi. Họ hơn chàng nhiều thứ. Vật chất đầy đủ, cuộc sống bình thản nên họ yêu đời, họ tích cực. Có lúc Thạch phân vân. Tại sao trước kia ta không chọn ngành khoa học thực nghiệm?
Trong bàn tiệc giữa lúc mọi người rộn rã với tiếng cười thì Thạch lại lạc lõng. Không phải vì mọi người không vồn vã với chàng, mà phần lớn vì mặc cảm bản thân.
- Ở Mỹ, anh ở ngành nào.
- Báo chí.
- Ờ, cái ngành quan trọng đấy chứ? Thế anh Thạch làm việc ở đâu.
- Dạ, dạy học.
- Vậy à, tuyệt đấy! Ông anh tôi ở bên đó cũng đi dạy. Anh dạy ở trường đại học báo chí à?
- Dạ không, tôi chỉ dạy tiếng Hoa thôi.
- Ồ!
Câu trả lời của Thạch khiến đối phương thất vọng nhưng họ cũng có vẻ thật lịch sự, chỉ khẽ ho một tiếng, rồi hỏi tiếp:
- Ở trường nào vậy?
Chuyện dạy tiếng Hoa bên Mỹ là một chuyện khá tầm thường. Chỉ khi nào ra trường mà không tìm được việc làm nào thích hợp, họ mới đi dạy sinh ngữ. Coi như một cách chờ thời, chứ không phải một thứ nghề cố định.
Thạch ngượng ngùng nói:
- Ở trường đại học xx.
- Hử?
- Đó là một trường đại học nhỏ, không tên tuổi, ở gần thành phố Chicago.
- À, còn ông anh tôi thì dạy ở trường đại học California, ở đó lương bổng hậu hĩ lắm.

o0o

Trong một lần khác, Thạch lại gặp người bạn cũ tên Hoàng. Tốt nghiệp cùng khóa với chàng ở Đài Loan. Hai người không thân nhau lắm. Sau khi đến Mỹ, Hoàng đã bỏ tất cả, học lại từ đầu. Anh chàng chuyển qua ngành toán. Lúc đầu khi nghe nói Thạch đã lo sợ giùm cho bạn. Sợ là sau bao nhiêu năm bỏ bê khoa học tự nhiên, Hoàng sẽ không theo kịp giáo trình. Nhưng rồi sau đó mấy năm, Thạch có dịp sang miền đông nước Mỹ, nghe nói sau một thời gian cố gắng Hoàng không những đã vươn lên được, mà còn đậu tiến sĩ toán học với hạng cao và được thỉnh giảng ở đại học Harward, một trời đại học không những chỉ nổi tiếng ở Mỹ mà còn cả thế giới.
- Sao Thạch, mi cũng có mặt ở đây nữa à?
Hoàng đã bắt ngờ từ trong đám đông bước ra bắt tay Thạch.
- Tao cũng không ngờ gặp lại mi ở đây. Thạch nói - Sao? Về đây từ bao giờ thế?
- Mới về, còn mi?
- Về hơn tháng nay rồi, thế cậu...
- Được mời về trường đại học ở đây dạy hai tháng hè. Gặp lại mi mừng quá. Chúng mình đã mười năm không gặp nhau rồi.
- Đúng... mọi chuyện đều suông sẻ cả chứ?
- Chúng ta ra ngoài này nói chuyện. Dù gì cũng còn sớm chán. Chưa nhập tiệc đâu?
Hoàng đã kéo Thạch qua phòng khách uống trà. Vừa uống vừa hỏi:
- Thế nào, cậu về đây làm gì? Thăm thân nhân, cưới vợ, du lịch hay đi dạy học?
- Tôi đâu có nổi tiếng như bạn đâu mà được người ta mời dạy.
Thạch đã cay đắng nói, Hoàng nói lảng:
- À... thế bây giờ cậu ở bên ấy làm gì? Báo chí phải không? Tôi nhớ rồi, cậu qua Mỹ học về báo chí cơ mà...
- Đúng, tôi qua Mỹ học báo chí, nhưng lại hành nghề dạy Hoa văn, một nghề bất đắc chí. Chắc tôi phải nhờ cậu giúp đỡ nhiều.
- Cậu làm gì lạ vậy? Chúng ta là bạn bè của nhau mà làm gì lại cay đắng thế? À, hai bác thế nào? Khỏe chứ - Cậu ở nhà hay ở khách sạn?
- Cha mẹ tôi đều khỏe. Hai người có nhắc đến cậu, ca ngợi cậu tiến thân hay, biết đổi nghề kịp lúc.
- Ồ, có gì đâu, tất cả chỉ vì miếng ăn thôi. Cậu cũng biết là sang Mỹ mà vẫn theo học ba cái nghiệp khoa học nhân văn thì chỉ có nước đói. Nhưng cậu có biết không, mấy năm đầu tôi cũng mệt bở hơi đấy chứ. Nhiều lúc đã định bỏ cuộc.
- Chính nhờ cái chí vươn lên mà cậu mới thành công.
- Nữa rồi, cậu lại mở giọng dở hơi đó với tôi làm gì. Mình cùng là dân ở Mỹ về cơ mà. Tôi chuyển ngành, cuộc sống tương đối dễ thở, thế còn cậu, lúc này thế nào? Trước kia nghe cậu ao ước là sẽ cố chen chân vào làng văn nước Mỹ, ra sao rồi, có viết lách được gì không?
Thạch cảm khái:
- Cậu đã thực hiện được mơ ước của cậu, còn tôi mọi thứ đều hỏng bét, cậu bảo sao tôi không cay đắng? Chen chân vào văn đàn nước Mỹ à? Muốn vậy trừ phi tôi phải khai thác ba cái chuyện đầu tóc bím đuôi sam, tục bó chân... hoặc chuyện cướp nhà băng... bằng không làm sao tôi có thể tranh nổi với những con người vừa lọt lòng ra đã nói tiếng Anh chứ? Cái giấc mộng đó đã vỡ nát từ lâu rồi. Tôi quay qua học báo chí, định làm một ký giả xoàng thôi mà còn không được. Thế là xôi hỏng bỏng không... Học xong chẳng làm được gì. Đành phải đi dạy ngoại ngữ thôi. Nghĩa là chỉ cần tư cách của một giáo viên tiểu học.
Hoàng thật thà:
- Nhưng cái đó có gì đâu mà phải bứt rứt? Ở Mỹ tôi có quen nhiều người đậu tiến sĩ xong đi dạy Hoa văn, họ còn coi đó là một nghề cao quý. Cậu nghĩ xem, đấy là một hình thức phổ biến văn hóa, khai thông sự hiểu biết cho hai dân tộc, giúp người Mỹ họ học được tiếng Hoa, xem được tiếng Hoa, hiểu người Hoa nhiều hơn.
- Chuyện đó xa vời quá.
- Nhưng cần thiết, để dân Mỹ không có cái nhìn sai lệch về Trung quốc, đó là một chiến công đấy chứ.
- Cậi nói khẳng khái như vậy đúng thôi, bởi vì cậu đã dạt được mục đích. Bây giờ có quyền làm những gì mình ưa thích, nếu không chưa chắc cậu đã nghĩ ra được như vậy. Còn tôi, cái ý nguyện của tôi lúc ra nước ngoài không phải để làm một thầy giáo dạy Hoa văn.
Hoàng có vẻ cảm thông nói:
- Tôi hiểu rồi, tôi biết nỗi khổ tâm của cậu. Nhưng cái gì thì cũng phải từ từ thôi. Biết đâu, dạy học một vài năm, rồi, cậu cũng tìm được việc làm thích hợp trong tòa soạn, hoặc là ngoài giờ dạy ra, anh lại rảnh rỗi viết lách, như vậy cũng đạt được ước muốn vậy. Con người đôi lúc nên nhẫn nại, sớm muộn rồi cũng thành đạt thôi.
Thạch không muốn ai lên mặt dạy đời mình, nên nói:
- Thôi, đừng nên nói chuyện đó nữa, chán lắm. À, mấy năm trước nghe thiên hạ đồn rằng cậu đeo theo cô x nào đó... Sao, thế nào? Thành công chưa? Cậu đeo nhẫn gì đó?
Anh chàng cười rạng rỡ, giơ bàn tay đeo nhẫn lên nói:
- Cô ấy sắp đến rồi đấy! Vì còn phải dự một cái tiệc khác nên đến hơi muộn - Rồi Hoàng hạ thấp giọng nói một cách đầy đắc ý - Phải nói là tốn không biết bao nhiêu là công sức. Khi còn ở viện nghiên cứu Boston, tôi đã đeo đuổi, nhưng đâu dễ gì, mãi cho đến lúc nhận được thơ mời dạy học của trường đại học Harward tôi mới được cô ấy đoái hoài đến. Chuyện đó cũng không đáng trách, vì đấy là phong cách nhà cô ta mà.
Thiên Thạch yên lặng. Thời đại đáng trách hay con người ở thời đại này đáng trách? Hoàng hỏi:
- Thế còn cậu, thế nào? Sao chẳng thấy đeo nhẫn gì cả vậy?
- Không phải là tiến sĩ toán, lại không phải là giáo sư đại học Harward thì ai mà thèm tôi.
- Vậy mà cũng nói, đâu có phải cô gái nào cũng giống như Uyển Tâm nhà tôi đâu.
Thạch chỉ cười buồn. Hoàng còn định nói thêm gì nữa thì có một thiếu phụ mặc áo màu kem bước tới. Nhìn là Thạch biết ngay kiểu áo thời trang của một nhà may ở đại lộ số năm New York, thiếu phụ có mái tóc rất ngắn kiểu demigarcon. Hoàng vội nói:
- À, nhà tôi đến rồi đây, để tôi giới thiệu nhé. Đây là Uyển Tâm, vợ tôi. Còn đây là Ái Thiên Thạch, một người bạn mà anh rất thân khi còn ở đại học.
- Hân hạnh - Thiếu phụ đưa bàn tay trắng muốt ra cho Thạch bắt, đồng thời nói một câu bằng tiếng Anh - Rất vui lòng được biết anh.
Thạch hơi lúng túng, từ hôm về nước đến giờ, Thạch không hề sử dụng Anh ngữ, Thạch không biết nên nói tiếng Hoa hay tiếng Anh đây với người đàn bà rõ ràng là người Hoa mà lại không chọn sử dụng tiếng Hoa này. Hoàng thấy sự lúng túng của bạn vội giải thích:
- À quên, tôi quên cho bạn biết là vợ tôi sinh ra ở New York, và trưởng thành ở Mỹ vì vậy sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn tiếng Hoa, nhưng nói tiếng Hoa thì cô ấy vẫn nghe và hiểu hết:
- À, Thạch hiểu ra và nói bằng tiếng Hoa - Chào chị, chị có thích cái xứ Đài Loan này không?
Thiếu phụ ngồi xuống, cởi cặp mắt kính đen ra, bấy giờ Thạch mới phát hiện đôi mắt của thiếu phụ tuyệt đẹp. Cô nàng vừa lấy khăn tay chấm nhẹ lên mắt vừa nói:
- Không ngờ cái xứ này nó lại nóng như vậy. Em chịu không nổi - Và quay sang Thạch, cô ta nói như phân bua - Nhiều người khuyên tôi không nên về đây, chúng tôi có một ngôi nhà nghỉ mát ở New Jersay, ông ấy lại không chịu, bày đặt sang đây diễn giảng ba tháng để làm cái gì cơ chứ?
Hoàng cười nói:
- Đó chỉ là cái cớ, chứ thật ra thì để thăm cha mẹ anh, người đã lớn tuổi quá rồi.
- Thì cũng chính vì hiểu như vậy em mới theo anh đấy chứ.
Thiên Thạch nói:
- Coi vậy chứ không sao đâu. Có nóng một tý, nhưng ở thêm vài hôm sẽ quen ngay.
- Tôi thì không thấy như vậy, ở trường đại học Tân Trúc, nhà cửa thì cũng khá tiện nghi, có điều quang cảnh lại trống trải quá, có nhiều gió cát. Tôi ở không nổi, phải ở khách sạn năm sao. À, anh Thạch, thế còn anh?
- Tôi làm sao chứ?
- Anh không ở Tân Trúc à?
- Không, tôi về đây để thăm nhà, chứ không phải để dạy học.
- Thế anh có đưa bà xã cùng về không?
Hoàng cười chen vào:
- Anh ấy chưa có vợ. Đúng rồi bao giờ về bên Mỹ, em giới thiệu cho anh ấy một cô nhé.

Ngay lúc đó ban tổ chức mời mọi người vào nhập tiệc. Một buổi tiệc thật sang trọng dành cho những người từ nước Mỹ trở về, hôm ấy Thạch đã uống nhiều rượu, nên chàng đã chếnh choáng hơi men. Trở về nhà Thạch mệt mỏi vào phòng, chỉ có ở nơi đây chàng mới thấy một sự bình yên thoải mái. Phòng thật nóng, nhưng chẳng có ai quấy rầy, cái bàn tiệc ồn ào ban nãy đã khiến Thạch cảm thấy thêm lạc lõng. Cũng đồng thời là tiến sĩ, nhưng phần lớn người được mời đều là tiến sĩ kỹ sư của các ngành khoa học hiện đại. Còn Thạch? Khi được hỏi đến chỉ là một sự ngượng nghịu khỏa lấp. Thạch nằm dài trên giường nghĩ lại những điều đó, bất giác thấy buồn cười, một sự mỉa mai kỳ lạ.

o O o

Mấy hôm sau, phía quân đội lại tổ chức một đoàn tham quan dành cho giới trí thức cao cấp từ nước ngoài mới về ra thăm tiền tuyến, cổ động cho binh sĩ. Thạch cũng được mời và chàng quyết định là sẽ cùng với Ức San đi.
Cái ấn tượng đầu tiên về hòn đảo Kim Môn là một thành phố ngăn nắp, sạch sẽ. Ở đây mọi thứ đều được quân sự hóa tối đa. Máy bay vừa đáp xuống. Một sĩ quan đại diện cho quân đoàn đã có mặt sẵn ở sân bay tiếp họ.

Mọi người được trưởng đoàn giới thiệu. Sau đó, tất cả được đưa lên mười xe cam nhông chở vào khu doanh trại. Con đường xuyên đảo không dài lắm. Hẹp và vắng, đi qua những con phố như công viên. Ở đây chỗ nào cũng trồng cây. Vừa chắn gió vừa che mát cho đảo. Xe dừng lại trước một hang núi rộng, được dành cho bộ chỉ huy hành quân. Ở đây phái đoàn được thuyết trình về tình hình của hải đảo. Rồi mọi người được dẫn đi xem chỗ ăn ngủ của quân sĩ, nơi trận pháo. Những khẩu pháo nòng dài đang hướng ra biển khơi. Mọi người yên lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình. Ở đây cũng có những pháo đài, phòng quan sát tiền tiêu... Máy nhìn xa hiện đại để theo dõi động tình của quân thù. Vị sĩ quan chỉ huy chỉ về phía trước nói:
- Ở đây kẻ địch thường hay lai vãng.
Thạch đứng trong đám đông nhìn tới trước. Trong cái mịt mù của biển. Kẻ thù xuất hiện... nhưng kẻ thù là ai? Nó có phải cũng là người chăng? Những năm sống ở nước ngoài. Cái hình dung về tổ quốc gần như trở thành trừu tượng. Một thành phố nhỏ. Một lũy tre, một tiệm bách hóa với mấy cái keo đựng kẹo, đựng đường. Mấy món hàng than, củi, trà, muối lèo tèo. Cô bán hàng ế ẩm ngáp dài nhìn ra cái nắng gay gắt buổi trưa. Tất cả là một cảnh thanh bình. Tất cả dễ thương một cách kỳ cục. Thạch không ưa chiến tranh.
Đứng trên pháo đài dõi mắt nhìn ra biển khơi... Chàng thấy những khẩu súng thật là xa lạ.
- Thạch này, nhìn vào ống kính viễn vọng xem - Hoàng đã đẩy ống nhắm về phía Thạch nói - Ngắm qua bên kia, cậu có thể nhìn thấy cả cảnh người đi trên đường.
Có cái gì xót xa trong tim. Đấy là kẻ thù ư? Những người dân vô tội đó lại là kẻ thù? Thạch do dự một chút nói:
- Thôi anh xem đi, tôi chẳng xem đâu.
Rồi quay người đi về phía góc pháo đài. Ức San có vẻ tò mò. Nhìn về phía Thạch, rồi ngập ngừng quay sang Hoàng:
- Cho em xem thử một chút đi.
Từ trên đài quan sát bước xuống, mọi người yên lặng, Ức San chợt nắm chéo áo Thạch giựt giựt hỏi:
- Anh làm sao vậy?
- Làm sao là làm sao?
- Tại sao lại có vẻ buồn buồn thế?
Ức San có vẻ khó chịu hỏi. Thạch cười nói:
- Em lúc nào cũng chỉ biết có Đài Loan. Đấy là một sự cách biệt về tuổi tác em ạ.
- Em đâu có nhỏ hơn anh bao nhiêu?
- Nhưng một năm ở Mỹ, nó dài hơn cả mười năm ở đây em ạ.
- Nếu vậy anh phải đưa em sang đấy, để em xem thử.
- Đương nhiên, nếu anh còn sang đấy. Anh sẽ đưa em sang.
- Cái gì... Không lẽ...

Vị sĩ quan hướng đạo đã đưa mọi người tới một cái hang rộng lớn. Ông ta nói:
- Chúng tôi sẽ xây ở đây một câu lạc bộ khiêu vũ. Một sân khấu để các văn nghệ sĩ từ hậu phương có thể ra đây biểu diễn cho anh em binh sĩ xem. Công trình có thể hoàn thành trong vòng sáu tháng nữa.

Mọi người trầm trồ bàn tán. Một công trình vĩ đại trong lòng núi, để phục vụ cho những con người đã chịu hy sinh cái nếp sống xa hoa trong thành phố ra tận biên cương giữ gìn quê hương. Rồi tất cả lại được mời vào phòng ăn. Năm chiếc bàn phủ khăn trắng đặt gần những chiếc bàn ăn khác đã ngồi đầy các binh sĩ. Ngồi cạnh Ức San và Thạch là hai anh em nhà họ Mạc. Họ đều là Hoa kiều từ Mỹ về. Đó là những con người năng động. Họ hỏi rất nhiều thứ. Có những thứ hoàn toàn không liên quan đến đời thường của binh sĩ, mà Thạch biết là họ hỏi chỉ là hỏi. Ra khỏi đây là họ sẽ quên ngay. Với những con người hời hợt đó, Thạch không muốn tiếp chuyện. Nhưng trên bàn ăn, họ lại là người chăm sóc cho Ức San rất kỹ. Thạch thấy khó chịu, lúc tráng miệng, Thạch liếc nhanh anh chàng ngồi kế bên San, rồi giả vờ hỏi San:
- Nói cái gì mà có vẻ tâm đắc vậy?
San chưa kịp nói, thì gã họ Mạc kia đã lên tiếng:
- À, tôi đang kể cho cô San đây nghe cảnh sống ở Boston đấy mà.
San chợt chen vào:
- À, anh Thạch, anh không biết là anh Mạc đây là giáo sư trường đại học Harward ư?
- Nhưng tôi chưa được làm giáo sư thực thụ - Gã Mạc đắc ý nói - Tôi mới đậu bằng tiến sĩ chưa được bao lâu nên mới chi được mời diễn giảng ở đấy thôi.
Ức San ngước lên, ánh mắt khâm phục nhìn Mạc:
- Bên ấy, con gái người Hoa nhiều không?
- Cũng không ít, nhưng chẳng có ai đẹp như cô.
Thiên Thạch khó chịu nói:
- Cám ơn lời tán dương vừa rồi của anh dành cho vợ chưa cưới của tôi.
Rồi Thạch đứng dậy kéo tay San, quay sang Mạc, Thạch nói:
- Xin lỗi anh nhé, chúng tôi còn phải ra quán lưu niệm mua một vài món quà mang về cho gia đình.
Rồi Thạch bước ra ngoài. San bước theo sau. Đường trên phố hẹp. Mấy cái quán bán đồ lưu niệm có bán cả đặc sản địa phương như rượu cao lương, khô cá.
- Em có muốn mua gì không?
- Không.
- Mua hai chai rượu cao lương cho cha em nhé?
- Thôi, cha em chỉ uống rượu ngoại.
Ức San nói như thách thức, Thạch cũng không vừa:
- Vậy thì anh mua hai chai cho cha anh vậy. Dù gì thì người cũng không đến độ sính đồ ngoại.
- Sính đồ ngoại cũng đâu có gì đáng chê?
- Anh không hề chê chuyện đó - Thạch vừa trả tiền cho chủ quán vừa nói - Có điều hơi tiếc, có nhiều người cứ tưởng là chỉ có đồ ngoại là nhất, rồi tập cho cả con cái tư tưởng mê chuộng nước ngoài gần như tôn sùng. Họ trở thành những thằng Tây mũi tẹt.
Hai người bước ra ngoài. Ánh nắng bỗng trở nên gay gắt. Bao nhiêu cái bực dọc uất ức ức lên cổ. Vậy mà Ức San còn nói:
- Anh Thạch. Tôi không còn chịu đựng được anh nữa. Từ sáng đến giờ các hành động của anh khiến ai cũng bực mình. Người ta có ý tốt với em, anh lại hạ nhục người ta. Đó là một tính xấu. Mình thất chí trong khi người khác đạt được chí, rồi ganh tị? Như vậy đâu có phải là anh hùng. Anh nghĩ kỹ lại xem, có đúng không?
Nói xong, San bỏ đi hướng khác để Thạch đứng lại một mình như trời trồng trong nắng.

Lúc lên phi cơ quay về thành phố, Ức San cố tình đến ngồi bên cạnh anh chàng Mạc, bà xã của Hoàng thì đang chuyện vãn với một bà khác nên ngồi riêng, thế là Hoàng kéo Thạch đến ngồi bên cạnh mình. Thạch thấy thật mệt mỏi. Không phải chỉ vì chuyến đi xa mà vì cả sự xung khắc với Ức San, chàng ngồi xuống ngã người ra sau. Hoàng nói chuyện nhưng Thạch giả vờ không nghe, mắt nhắm lại.
Một lúc Hoàng lại thúc tay vào người Thạch viết một mảnh giấy. Thạch bắt buột phải đọc:
- Lần trước cậu không cho mình biết là cậu đã có bạn gái. Cô ấy là người yêu đấy à?
Thạch cười nhẹ, gật đầu. Hoàng lại đưa mảnh giấy khác:
- Cậu phải cẩn thận đấy, họ Mạc đang ngấp nghé đến cô bạn của cậu.
Thạch cười buồn, viết vào giấy:
- Chuyện đó nếu nó đến thì phải chịu thôi.
Hoàng lắc đầu:
- Không thể như vậy được. Lối nói của cậu là của những tay theo thất bại chủ nghĩa. Những kẻ an phận. Cậu đã sống ở Mỹ những mười năm rồi còn gì? Sao chẳng có tinh thần thực dụng của Mỹ chứ?
Viết xong, Hoàng hướng mắt về phía Ức San, Thạch nhìn theo. Thấy San và Mạc nói chuyện có vẻ rất tâm đắc. Hai người cũng đang nói chuyện bằng lối bút đàm. San có vẻ rất vui. Hoàng viết cho Thạch:
- Cậu thấy không, nhiều người không những học được cách thực dụng của Mỹ, mà họ còn ứng dụng rất khá. Cậu thấy thế nào, có cần tôi sang đấy can thiệp cho cậu không?
Thạch lắc đầu:
- Thôi khỏi. Có làm rùm lên chỉ xấu thôi.

o0o

Về đến phi trường thành phố, lại được đại diện quân đội ra đón đưa đến phòng chiêu đãi. Rồi lại một màn diễn văn chào đón những người con yêu của đất nước.
Trong khi quân đội có nhiệm vụ bảo vệ biên cương thì trí thức có bổn phận xây dựng đất nước... Thạch mệt mỏi, mà tất cả cũng đều mệt mỏi. Sau bữa ăn thì giải tán.
Ức San lặng lẽ đi trước. Thạch tuy vẫn còn bực bội, nhưng vì cuộc đi này vì Thạch gợi ý để San đi theo, nên không thể không bước tới.
- Còn đi đâu nữa không, tôi đưa đi?
- Thôi, tôi mệt quá rồi, chỉ muốn về nhà thôi.
Thạch đành phải gọi taxi, đưa San về dưới tận nhà nàng. Xe dừng lại trước cửa, San bước xuống, nói lời từ giã rồi vào nhà, chứ không mời Thạch vào luôn.
Thạch đứng một chút, rồi quay người ra. Trời còn sớm. Chàng không về nhà ngay, mà đi ra phố, vừa đi vừa nghĩ ngợi. Chuyện này để tự nhiên sẽ diễn biến xấu. Nhưng nếu không can thiệp thì tay Mạc lại xem thường mình. Làm sao nén được cái bực mãi được. Con người ngoài cái danh lợi ra, còn phải có khi phách. Nếu San là người ham vui, chẳng vững tâm thì có lập gia đình hạnh phúc rồi sẽ thế nào? Thạch bước vào một tiệm giải khát, gọi một miếng dưa hấu nghĩ ngợi. Mãi khi màn đêm buông xuống, mới quay về nhà.
Vừa bước vào nhà, Thạch rất ngạc nhiên. Đèn không mở sáng, nhưng cha mẹ chàng vẫn ngồi đấy như chờ đợi.
- Cha mẹ, con mới về. Sao chẳng mở đèn lên hở mẹ?
- Để như vậy mát mẻ hơn.

Mẹ của Thạch nói, giọng nói như có cái gì trách cứ. Còn cha của Thạch thì đứng dậy đến bật sáng ngọn đèn giữa phòng. Rồi quay lại chàng với ánh mắt giận dữ:
- Con làm như vậy có được không? Rủ người ta đi rồi đến nơi bỏ mặc? Tất cả những đạo đức phương đông của con trước khi rời khỏi đất nước đâu rồi? Con tưởng là mình ngon lắm rồi à? Không coi ai ra cái gì cả. Ba mươi mấy tuổi đầu rồi mà cách cư xử cơ bản cũng không biết... Con về đây mới đầy một tháng thôi mà làm cho mọi thứ như rối tung ra.
Dưới cái ánh sáng chói mắt của ngọn đèn. Dưới cái giận dữ của cha, Thạch ngẩn ra hỏi mẹ:
- Chuyện gì vậy hở mẹ?
- Ơ - Người mẹ vừa lấy quạt quạt nhẹ vào lưng Thạch nói - Con có vẻ nóng quá. Cởi bớt cái áo ngoài ra đi... Con cũng kỳ. Phải biết Ức San nó là gái, lại là con một, quen thói được nuông chiều. Con phải nhẫn nhịn một chút mới phải chứ?
Ông Ái quay lại trừng mắt với vợ:
- Đức Phương, bà nói vậy là thế nào? Con trai bà đã quá mức như vậy, phải thế nào Ức San nó mới về khóc lóc kể cho cha mẹ nó biết chứ? Bà không những không dạy con, còn nói điều đứng về phía nó...
- Anh Thành Dân này, anh cũng đừng quá khích như vậy, chuyện gì cũng phải có mặt trái mặt phải của nó. Mình cũng chưa rõ sự việc, rầy con vậy cũng không phải.
Sau khi chận chồng xong, mẹ Thạch mới quay sang con:
- Thạch, mẹ hiểu con. Nhưng con cũng không nên đòi hỏi Ức San nhiều quá. Cô ấy đẹp lại còn trẻ, đương nhiên là thích được nuông chiều. Đấy con xem, cãi nhau có được cái ích lợi gì? Đi đã mệt lại còn không vui. Bác Trần bên ấy vừa gọi điện thoại qua, có vẻ không hài lòng, bảo là con ngang ngược quá. Thật ra mẹ biết là không hề có chuyện đó. Nhưng mà có thế nào thì mai con cũng nên sang đấy, nói một vài lời phải trái, đưa nó đi chơi đâu đó giảng hòa là hay hơn, con ạ.
Biết phải giải thích thế nào đây? Thạch bực dọc cởi bớt áo rồi bước vào phòng tắm. Phải gột rửa cho hết bụi bậm trên người. Một ngày xúi quẩy. Đã bị trêu tức, về nhà còn bị mang tiếng là nhợt nhạt, bỏ bê.
- Thạch à, con ăn chè đậu xanh không, mẹ mang ra?
- Cảm ơn mẹ, con không đói.
- Vậy thì con ra phòng khách ngồi chơi đi. Cái phòng con đóng im ỉm từ sáng đến giờ, nó nóng ghê lắm.

Thạch không thể làm khác hơn là quay ra phòng khách ngồi bên cạnh mẹ, húp chén chè. Chàng không nhìn rõ khuôn mặt của cha nhưng nhìn thấy người cứ hút thuốc liên tục biết hẳn là người vẫn còn giận. Thạch chợt thấy thật phiền. Có nhiều thứ mà chỉ có thể để trong lòng, nói ra chẳng ai tin. Cuộc đời sao lắm thứ rắc rối. "Sỉ diện" rồi cái "thế giá". Không lẽ sống ở đời lúc nào cũng phải vì người khác? Không thể sống vì bản thân?
- Mẹ à, mai này con định xuống Đài Nam thăm Thiên Mỹ. Con đã hứa trước với nó rồi.
Thạch nói, mẹ của Thạch chỉ ngồi yên. Không khí thật căng thẳng. Thôi vậy cũng được, nơi này chỉ là chỗ tạm dừng chân. Rồi ta sẽ quay về với nước Mỹ. Ở đấy tuy lạnh lùng, nhưng ít ra nó cũng có những cái hay của nó. Ở đấy, mạnh ai nấy sống, không cần có cái gọi là "sỉ diện", không cần cái tình cảm phức tạp dây mơ rễ má giằng co. Tờ giấy đô la màu xanh là trên hết. Mọi thứ xem ra rất đơn giản.
Cuối cùng Thạch cũng nghe mẹ nói:
- Thôi được, đi thì đi đi, nhớ đưa Ức San theo. Cái gì cũng phải giải quyết cho tốt đẹp con ạ.
Thạch bưng chén chè lên húp, nhìn mẹ và chợt thấy thương mẹ vô cùng.
<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 168
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com