watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:45:4626/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Khái Hưng > Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Trang 8
Chỉ mục bài viết
Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 8 trong tổng số 21

Hồi 13

Quần sư tụ hội

Luôn mấy hôm chùa Tiêu Sơn làm lễ dâng sao. Khách thập phương kéo đến rất đông. Mà sư các nơi đến họp giảng kinh cũng nhiều lắm. Hai chữ "dân sao" đem dùng vào chùa Tiêu Sơn thật đúng vì đêm, người ta đứng Ở các ruộng thấp chung quanh, ngước mắt nhìn lên chùa thấy quả đồi đã thành một chòm sao "tua rua" lấp lánh bên những khóm lá đen um của mấy cây thị cao ngất. Vì thế, ngoài khách đến lễ, lại còn khách đến ngắm cảnh chùa nữa, tối nào cũng người lui người tới rầm rập quá nữa đêm chưa ngớt. Nhưng lễ dâng sao chỉ là một cớ để các tráng sĩ đảng Tiêu Sơn tụ hội đó mà thôi Tan đàn được một hôm thì chư tăng bắt đầu vào làm lễ thiền định. Suốt một ngày một đêm, mấy trăm sư nhịn ăn và chỉ uống nước lã, để được tĩnh tâm trí mà nghiền ngẫm đến chân lý của đạo nhiệm mầu. Trong khi ấy, các cổng chủa đóng chặt, không để một người trần tục nào lui tới. Hôm đó, ai đến Tiêu Sơn tất đã được mục kích một cảnh tượng rất oai nghiêm và cảm động. Trên chùa, một dẫy chiếu giải kín năm gian. Các nhà sư chia ra hai hàng, ngồi xít vào nhau, mỗi người tay cầm một quyển sổ trong có chứa những ý riêng của mình để đem ra bàn. Một hồi chuông gióng giả trong không.
Đối với nhân dân quanh vùng thì đó là hồi chuông bắt đầu vào lễ tĩnh tọa. Và những người thực mộ đạo nghe thấy tất chắp tay vào gnực mà thì thầm tụng niệm bài kinh sám hối.
Nhưng kỳ thực, đó chỉ là một hồi chuông khai mạc hội đồng bí mật. Mấy trăm thiền sư ngồi xếp bằng trên chiếu, lặng lẽ cúi đầi, trông rất có vẻ trầm tư mặc tưởng. Dút hồi chuông, Quang Ngọc ngồi giữa, giáp lưng vào tường, đứng dậy nói:
- Nam vô a di đà phật?
Mọi người đáp lại:
- Nam vô a di đà phật?
Quang Ngọc chờ cho ai nấy im lặng, rồi nói tiếp, tiếng nghe sang sảng:
- Đây là nơi tu hành. Anh em ta chỉ ẩn núp dưới bóng từ bi để lam việc lớn. Vì thế Ngọc này đã cùng anh em đồng chí khai mạc hội đồng bằng một câu niệm phật, tức là để dâng lời tạ tội chân thành lên đức Phật tổ Như Lai.
Chàng ngừng một phút đưa mắt nhìn mọi người:
- Bây giờ đến việc của chúng ta: việc lớn, việc nước, Những người đến bàn việc trọng đại ấy họp Ở đây không phải là cách thiền sư nữa. Ngững người ấy chỉ là một bọn đồng chí đã thề với nhau tôn phò nhà Lê. Ngững người ấy đã cử Trần Quang Ngọc này lên chức đảng trưởng, lên ngôi minh chủ, thì trong lúc này Ngọc tôi không còn là Phổ T nh thiền sư mà chỉ là Trần Quang Ngọc, tôi trung của nhà
lê Chàng chỉ một cái hộp đỏ bên trái:
- Đây là ấn tín anh em giao cho. Cái mệnh lệnh độc đoán của nó, hẳn anh em đã rõ
Rồi trỏ thanh kiếm đặt bên phải:
- Đây là thanh bảo kiếm anh em giao cho. Cái sức mạnh quả quyết của nó, anh em chẳng còn lạ. Hôm nay anh em ta họp nhau Ở đây vì một việc khẩn cấp. Trước khi bàn đến việc ấy tôi xin trình bày với anh em tình hình của đảng.
Quang Ngọc tra xét các sổ sách rồi lại nói:
- Về binh khí, hiện nay ta có năm mươi cây hoả mai cướp được của các huyện, các đồn, một trăm hòm đạn, thuốc đạn, mồi, hai nghìn thanh mã tấu, hai nghìn ngọ dáo trường, hai nghìn tay cung, nỏ, một nghìn thanh kiếm. Ngựa thì mới có ba chục con thôi. khí giới như thế kể cũng hơi ít đấy, nhưng thắng bại là nhờ về lòng dũng cảm cửa quân đội hơn là nhờ về sự công hiệu của khí giới.
"Về quân đội, thì hiện nay trong hạt Kinh Bắc này, ta đã có hơn một nghìn.
Hơn một nghìn quân ta phải chống nổi một vạn quân của Quang Toản.
"Về dân tình đối với đảng ta thì anh em hãy nghe tờ trình của Phạm quân đi quyên giáo các nơi về"
Quang Ngọc mở một tờ ra đọc:
"Nhân dân hạt Kinh Bắc rất mến tiếc nhà Lê. HỌ bảo bọn Tây Sơn là lũ thoán nghịch. CÓ người lại không nhận nhà Tây Sơn là giống Annam nữa. Coi họ như một bọn giặc dị chũng Ở phía Nam (để đối với bọn giặc tàu Ở phía Bắc về thờ đức Thái tổi khai quốc). Hễ nhà nào mà Thái biết là bậc trung nghĩa, ngỏ lời quyên tiền, thì họ vui lòng giúp ngay. Vì thế trong có nửa tháng, mà Thái thu được vào quỹ một món tiền lớn là năm mươi lạng bạc"
Quang Ngọc nói tiếp:
- Anh em coi, ta tuy mới có hơn một nghìn tinh binh nhưng lúc ta khởi sự, số người theo ta không phải là ít. Còn như về vấn đề tài chính, thì anh em không phải lo ngại điều gì. Hiện giờ trong quỹ có tới hơn vạn lạng bạc. ấy là không kể số binh lương đã có nhân dân sẵn lòng cung đốn. "Sau khi đã tỏ bày tình hình của đảng với anh em, minh chủ tôi xin hỏi anh em một câu rất quan hệ. Mà mục đích cuộc tụ hội này cũng chỉ có thế. Vậy xin anh
em lưu ý đến câu hỏi ấy, suy nghĩ kỹ càng, rồi ai có ý kiến gì hay, mà đem ra bàn với bạn đồng chí. Câu ấy là:
"Ta đã nên khởi sự chưa?"
Quang Ngọc ngồi xuống, một làn không khí bình tĩnh bao bọc lấy mấy trăm vẻ mặt nghiêm túc, trầm hùng. Ai nấy đều cho câu hỏi kia có liên can tới vận mệnh của nước, nên không dám trả lời hấp tấp.
Một lúc sau, một nhà sư mạnh bạo đứng dậy. Một người nhìn xem ai thì chính là Lê Báo. Không để cho chàng kịp thốt ra được nửa lời, Quang Ngọc giơ tay ra hiệu bảo im rồi ôn tồn nói:
- Hiền đệ nên nghe ngu huynh, hãy nhường cho anh em đồng chí bàn trước đã.

Việc là việc nước, há phải việc riêng của anh em ta?
Lê Báo hằn học ngồi xuống nhưng không dám cãi.
Một người đứng lên, thân thể cao lớn, mặt đen trán rộng. CÓ tiếng thì thầm:
"Nguyễn Đoàn Yên Thế?"
Đoàn hắng dặng hai, ba lần rồi nói:
- Minh chủ đã hỏi, tôi xin quả quyết thưa rằng: Nên... Xem như đức Thái tổ ta khởi nghĩa Ở Lam Sơn, binh sĩ khéo lắm được dăm trăm người theo. Thế mà nhờ về tướng tài, nhờ về bền trí, đã lấy lại được giang san...
Một người cãi lại:
- Lam Sơn địa thế hiểm trở dễ giữ, chớ như đất Kinh bắc ta...
Đoàn ngắt lời ngay:
- Tôi xin hiến đất Yên Thế, Hữu Luông. Thực là một nơi rừng sâu gò hiểm. Ta tiến có thể lấy Kinh Bắc dễ như chơi, ta lui có thể ẩn núp trong mạn rừng núi Thái Nguyên, Bắc Cạn. ấy là chưa kể sau này ta có thể dụ được bọn Thổ, bọn Thái Ở
vùng ấy theo ta. Mà tài đánh giặc của dân Thái thì tôi đã được rõ. Vậy xin minh chủ cứ quả quyết cho. Nên khởi sự lắm. Ta mà bỏ mất cơ hội này, sợ sau không thể có nữa.
Nguyễn Đoàn vừa ngồi xuống thì một người khác đứng dậy liền. Người này trái ngược hẳn với Đoàn, thân thể nhỏ nhắn, da trắng, mắt phượng, cử chỉ khoan thai, lời nói nhỏ nhẻ:
- Thưa minh chủ, tôi là Hoàng Cân, tiểu tự Song Văn, người huyện Văn Giang, xin dâng lên minh chủ cùng anh em đồng chí mấy lời thô thiển như sau: Tôi nghe quân Tôn Sĩ Nghị năm xưa đông hơn mười vạn, từ lưỡng Quảng kéo sang như mây bay như gió cuốn, khiến bọn Văn Nhâm không dám đánh phải lui ngay. Thế mà quân Tây Sơn Ở Nghệ an vừa kéo ra là toàn thắng, như thế đủ biết người ta
mãnh liệt là nhường nào...
Lê Báo hung hăng đứng dậy quát mắng:
- song Văn giỏi thực? Dám múa mép tưng bốc quân Tây Sơn?
Quang Ngọc vội gạt:
- Lê hiền đệ không được vô lễ? Đẻ Hoàng quân bàn việc.
Hoàng Cân mỉm một nụ cười, nhìn Lê Báo rồi nói tiếp:
- Vậy tôi thiết tưởng dẫu binh đội ta có nhiều gấp mười nữa, cũng chưa chọi nổi quân Tây Sơn chứ đừng nói hơn một nghìn vội. Bây giờ chỉ nên hết đảng cho một ngày một to thê, rồi sau này hãy liệu. . .

Một chuỗi cười khanh khách đáp lại lời Song Vân. Quang Ngọc nhìn xem ai thì là Bùi Thành Giang tự Tiểu Kiếm Sinh, người đất Lục Nam. Người ấy có tiếng nghịch ngợm, vì say rượu lỡ giết mất một viên phân trí, nên phải trốn đến tu Ở
chùa MỘ Thổ. Quang Ngọc nghe tiếng Giang cười có vẻ mỉa mai, liền hỏi:
- Vậy Bùi Tiểu Kiếm cho biết ý kiến.
- Xin minh chủ cùng anh em đồng chí tha cho đệ cái tội hay cười. Nhưng lời bàn của Song Văn làm cho đệ không nhịn cười được. Mỹ tự là Song Văn, thì thực là xứng đáng với cái tính nhút nhát của con nhà văn ấy. Nhưng này bác Song Văn,
bác bảo quân Tây Sơn mãnh liệt, là quân Tây Sơn nào vậy? Nếu quân Tây Sơn của Quang Huệ thì ngày nay còn đâu nữa mà đáng sợ? Mà nếu quân Tây Sơn của Quang Toản, của Bùi Đắc Tuyên thì lại càng không đáng sợ lắ. Nhiều mà làm gì, quân Ô hơp thì nhiều mà làm gì?
Hoàng Cân cũng chẳng vừa, mỉm cười đáp luôn:
- Nhưng nào phải quân Ô hợp. Ai bảo Bùi quân rằng đó là quân Ô hợp?
- Tôi bảo.
Lê Báo đứng dậy nói tiếp:
- Tôi cũng nói thế. Đứa nào có giỏi thì cãi đi.

SỢ mấy người kia lớn tiếng quá, hoá đánh lộn nhau, bất đắc dĩ Quang Ngọc phải rút thanh bảo kiếm ra đứng lên nói:
- Ai làm mất trật tự cuộc đàm phán này hãy trông lượi kiếm đây.
Phạm Thái cũng đứng lên phân giải:
- Cả hai phái chủ chiến, chủ hoà đều có lý. Vì ta nên cất quân lắm chứ, chẳng thế, ta họp nhau để làm gì nửa? Nhưng trước khi cất quân, ta hãy xem xét, so sánh tình thế bên ta với bên địch đã nào. Cứ kể nghe minh chủ, nghe đảng trưởng của ta đọc bảng thống kê ban nãy thì ta Ở vào cảnh trứng chọi với đá, thực đấy. Nhưng tôi hỏi anh em, liệu quân Tây Sơn có đem toàn lực ra má chống với ta được
không?
Không thấy ai trả lời, Phạm Thái quay lại hỏi Hoàng Cân:
- Đại huynh đã biết tình thế quân Tây Sơn đấy chứ?
Hoàng Cân ngượng nghịu cúi đầu đáp khẽ:
- Chưa?
- Thế Bùi đại huynh?... Cũng chưa?... Vậy thì cãi lý với nhau làm gì? Thiết tưởng muốn biết nên đánh hay chưa nên đánh, thì ít ra cũng biết tình thế bên địch đã Vậy đệ xin giúp nhị vị đại huynh điều ấy, vì nhờ trời đệ biết. Mọi người đều nhìn Phạm Thái, tỏ ý kính phục. Chàng ung dung nói tiếp:
- Kẻ cừu địch ghê gớm nhất của Tây Sơn cố nhiên không phải là bọn ta (chàng mỉm cười) cùng là bọn Lê thần nghĩa dũng. Cũng không phải Ở Bắc tới, vì Tây Sơn xưng thần với nhà Thanh rồi. Nhưng cò phía Nam? Hẳn anh em đã biết phía Nam có Nguyễn ánh là tay chẳng vừa, càng thua càng hăng.

"Mười năm trước đây khi còn Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh thua trận không còn mảnh giáp chạy trốn sang Xiêm. Thế mà chỉ hai năm sau, năm Đinh Vị, đã có đủ sức về lấy thành Gia Định rồi. Ngày nay toàn đất Gia Định rộng bằng mấy trấn Bắc Hà, đã lọt vào tay Nguyễn ánh. Không những thế, Nguyễn ánh lại còn mộ binh lính rất kíp cùng là giao thông với một nước lớn nào đó Ở phương tây, luôn luôn đem chiến thuyền, đến đánh phá Qui Nhơn. Hiện giờ, hai bên giữ nhau găng lắ, mà cũng chưa biết bên nào thắng bên nào bại. Vậy thì cái sức mạnh của Tây
Sơn Ở ngoài Bắc này ta không lấy gì làm sợ.
Lê Báo vui mừng reo lớn:
- Vâng có thế.
- Anh em đã biết tình thế bên địch ra sao, vậy tôi bàn thế này: Một mặt ta cứ sửa soạn binh khí mộ thêm đảng viên; một mặt ta ra công dò la tin tức bên địch: hễ khi nào bị Nguyễn ánh đánh cho đại bại Ở phía Nam, là ta khởi sự. Hơn nữa, xin cho người vào Nam hẹn Nguyễn ánh họp sức cùng đánh, thì thiết tưởng việc lớn làm gì chẳng xong.

CÓ tiến ai bẻ:
- Nhưng lúc bấy giờ trừ được cái nạn Nguyễn kia biết đâu lại không bị cái nạn
Nguyễn nọ?

Hồi 14

Cái trống lớn

Quang Ngọc quay ra nhìn rồi vui cười nói:
- Trời ơi, xuýt nữa tôi quên bẵng thân vương.
Ngưòi vừa bắt bẻ Phạm Thái là Trịnh Đán con thứ Trịnh Bồng. Sau khi Trịnh Bồng rời bỏ chùa Long Tiên núi Chúc Sơn để về tranh nhau ngôi chúa với Trịnh Lệ, giết các chi nhánh họ Trịnh trốn tránh trong hạt Chương Đức, đán mới qua sông Nhị Hà lánh sang trấn Kinh Bắc đến tu Ở một ngôi chùa nhỏ tại làng Phú Cẩm. Sau nhờ có Phạm Thái giới thiệu. Trịnh đán xin nhập đảng Tiêu Sơn.
- Xin thân vương cho biết tôn ý.
Trịnh Đán hắng dặn hai ba lần rồi nói:
- Nay không còn phải lúc bàn về lịch sử, việc gì đã qua là đã qua, mà việc gì...
Lê Báo vốn không ưa họ Trịnh, riễu cợt nói tiếp:
- Mà việc gì chưa đến là chưa đến.
Quang Ngọc quắc mắt, mắng:
- Lê hiền đệ coi thường lệnh của ta thực. Đây không phải là nơi để cho ai nói đùa hết.
Rồi ý chừng muốn tránh sự phá ngang của Lê Báo, Quang Ngọc bắt chàng ra ngay sân chùa để ăn năn tột lỗi... Nhìn thanh bảo kiếm rung rung Ở tay ông đảng trưởng oai nghiêm, Lê Báo không dám trái lệnh, cúi đầu, thong thả đứng dậy đi ra.
- Xin thân vương tha thứ cho cái tính lỗ mãng của xá đệ.
Trịnh Đán mỉm cười:
- Những bực anh hùng ái quốc thường có tính nóng nẩy như vậy. CÓ hề gì điều ấy, quí hồ ai ai cũng một lòng yêu nước là được rồi. Tôi nói thế là vì tôi nhớ tới những trang lịch sử của ta: Không có lòng yêu nước thương dân mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của một mình mình, của một đảng mình, thời dẫu có lên làm vua chúa nữa cũng chẳng ra gì, huống chi nhiều khi còn phạm thêm cái tội rước voi về giầy
mo...
Ngừng một lát đưa mắt nhìn hai hàng tráng sĩ Trịnh Đán nói tiếp:
- Đấy anh em ngẫm mà xem. HỌ HỒ thấy nhà Trần hèn yếu liền cướp ngôi.
Nếu nhà Trần biết mình không đủ sức trị dân nữa mà chịu đi, thì có xong không. Lại không thế. Lại đi rước quân Minh về. Khốn nạn? Chỉ trông cậy vào người, để chiếm đoạt giang san chẳng coi dân nước ra gì, để đến nỗi trong mười năm, trăm họ bị giầy xéo. Khác giống thì ai người ta thương hại mình kia chứ?
"Gần đây, vì việc lập chúa, quận Huy bị giết. Giá vua chúa cùng quần thần biết tìm mưu kế mà trừ bọn kiêu binh quá hống hách kia đi, thì rồi cũng êm. Khốn nỗi họ lại chia ra đảng phái, họ chỉ nghĩ đến thù riêng của họ. Rồi tên Chỉnh nham hiểm, phản nghịch kia vào Nam rước ngay được anh em Tây Sơn ra để định trả thù cho thầy mình là quận Huy. HỌ trả thù họ đấy? HỌ chặt đầu mình, rõ đáng kiếp, họ
cướp lấy nước mình, đuổi vua chúa mình đi. Đán hắng dặng rồi lại nói:
- Vậy anh em ta trông đó làm gương, chỉ nên tin Ở sức mình là hơn. Nếu mình chưa đủ sức thì hãy đợi. Mà liệu không bao giờ đủ sức thì thôi đi đừng kháng cứ người ta nữa.
"Chứ đi rước kẻ thù nọ về đánh kẻ thù kia thì kẻ nào mạnh hơn nó chiếm lấy nước, mà vua chúa mình vẫn hoàn không có chỗ nương thân.
"Không những thế, dân gian lại còn bị lầm than nữa là khác. Tôi nói tóm: Ta chỉ nên trông cậy vào sức ta, chứ đừng tưởng mong nhờ ai hết. Tôi đã nói mấy lời thô thiển, xin minh chủ cùng anh em lượng xét".
Phạm Thái đứng dậy quay về phía Quang Ngọc:
- Xin đảng trưởng cho phép ngu đệ đáp thân vương một câu: Thưa vương, lời bàn của thân vương rất đích đáng. Nhưng ta có mong nhờ hẳn vào ai đâu. Ta chỉ lợi dụng sự cạnh tranh của hai bên mà thôi.
Sau khi đã bàn bạc cùng nhau đủ các lẽ, sau khi anh em đã xin đảng trưởng cho phép Lê Báo lại vào dự nghị, thì kế hoạch của đảng Tiêu Sơn định đoạt như thế này:
Một là cử những nhà sư có tài biện luận giả danh đi khuyên giáo khắp các trấn để truyền bá chủ nghĩa phò Lê và quyên tiền, rủ người vào đảng.
Hai là chọn một thuyết khách cho vào Gia Đinh hội nghị với Nguyễn Vương, hứa sẽ chờ dịp tốt tiếp ứng khởi binh để cùng phá Tây Sơn mà tôn phò nhà Lê.
Ba là hơp nhất với đảng "Lê thần nghĩa dũng", đảng trưởng đảng ấy hình như
Đào Phùng hiện đương trốn tránh và bị tróc nã.
Quang Ngọc vừa bàn được ba điều, bỗng ngừng bặt, ngoài sân chùa có tiếng ngựa hí và tiếng người ồn ào :
- Biến rồi?
Lê Báo rút kiếm đứng dậy:
- Để tôi ra xem...
Phạm Thái cũng lạnh lùng đứng dậy đi theo rồi ghé mắt nhòm qua khe cửa.
Bỗng chàng phì cười:
- Tưởng gì, chứ một anh ky binh vào kia thì để một mình tôi ra cũng đủ rồi.
- Nhưng cứ nên phòng bị cẩn thận thì hơn, biết đâu nó không có phục binh.
Giữa lúc ấy, người khách lạ đi lại gần yên lặng dụi tắt bó đuốc cầm Ở tay, (vì trời tối đã lâu) rồi gọi cửa:
- A di đà phật? Ngu muội đến dự lễ.
Phạm Thái vui mừng mở mạnh cánh cửa ra nói:
- Trời ơi? Hiền tỉ đến trễ quá?
- Nhị Nương xin chịu tội. Nhưng có việc khẩn bách, nguy kịch lắm.
Mọi người đều nhớn nhác hỏi:
- Việc gì thế? Việc gì mà dữ dội thế?
- Hoàng Phi.
- Trời ơi? Sao? Lê hoàng phi sao?
- Bị bắt?
- Bị giết?
- Bây giờ đâu?

Nhị Nương để cho ai nấy hỏi xong, rồi thong thả nói:
- Cũng chưa rõ rồi ra sao. Chỉ biết trong lúc bí, ngu muội dấu hoàng phi vào... Nhị Nương đưa mắt nhìn mọi người, như sợ trong đám có lẫn một vài thám tử của bên địch. Quang Ngọc vội đỡ lời:
- Hiền muội cứ nói, không lo ngại. Anh em trong đảng Tiêu Sơn chúng ta toàn là bậc anh hùng hảo hán cả.
- Vậy ngu muội giấu hoàng phi Ở trong đền Phú Mẫn.
- Đền thờ ông Nghè phải không?
- Vâng.
Phạm Thái bỗng phá lên nói:
- Khá đấy? Tôi biết hiền tỉ giấu hoàng phi Ở đâu rồi.
Ai nấy đua nhau hỏi:
- Ở đâu? - Ở đâu?
Nhị Nương cũng hỏi:
- Vâng, Ở đâu?
Phạm Thái vẫn cười:
- Trời ơi? Chị tôi giỏi quá... Ở trong cái trống chứ gì?
Tuy vậy vẫn chưa ai hiểu. Quang Ngọc liền bảo Nhị Nương thuật lại đầu đuôi, thì câu chuyện như thế này:
Mấy hôm trước có một người thiếu nữ Ở phố Từ Sơn đến chùa Ngô Xá xin làm tiểu Người ấy trông vẻ mặt sáng sủa nhanh nhẹn và ăn nói lại dịu dàng, nên sư trưởng yêu mến ngay. Hỏi sao đi tu, thì người ấy nói giận nhà, ép gả vào nơi không xứng đáng, nên đành đến ăn mày cửa phật để quên hết nỗi trần duyên.
Sư trưởng thương tình cho Ở chùa, nhưng chưa nhận cho quy y. Vả theo nhà chùa thì có khi sau mấy tháng, người xin tu hành mới được dự lễ thế phát. Sư trưởng còn xem tính nết tín nữ có thực thành tâm mộ đạo và có chịu nổi những sự khổ hạnh không đã. Theo lệ thường, cách dăm hôm Nhị Nương lại quẩy gánh nồi đất xuống chủa Ngô Xá thăm hoàng phi mà sư trưởng đặt cho cái đạo hiệu là Phổ Bác thiền ni. Vừa đến sân nhà chùa, nàng đã để ý ngay đến người thiếu nữ. Sống cái đời giang hồ kiếm hiệp, lúc nào cũng như bị vây bọc Ở giữa đám gian nguy, lừa dối, Nhị
Nương không thể không ngờ vực cử chỉ nhu mì và ngôn ngữ đo đắn của người mới đến xin tu.
Nàng liền tìm cách làm quen với thiếu nữ, hỏi dò liên miên chuyện nhà cửa, rồi mời mua cho vài cái nồi. Đoạn nàng gánh hàng ra ngay không vào thăm hoàng phi nữa, vì như có tâm linh báo trước cho nàng biết sắp xảy ra chuyện chẳng lành. Nàng còn lang thang Ở bờ ruộng thì đã thấy thiếu nữ Ở chùa ra đi. Đến gần, nàng vui cười chào hỏi:
- Sao cô lại về?
Người kia ấp úng đáp:
- Tôi xin phép sư trưởng về qua nhà... có tý việc cần...
Nhị Nương càng ngờ:
- CÔ Ở tận đâu?
- Tôi Ở đàng kia.
Thiếu nữ vơ vẩn trỏ tay về phía trước mặt rồi hỏi:
- Còn cô, cô đi đâu?
- ấy, tôi cũng đi lang thang, bán rong... Thế mà lắm hôm may mắn gặp khách mua đông đáo để. Với lại tôi muốn cùng đi với cô cho vui. Đến Từ Sơn, hai người chia tay nhau, Nhị Nương chỉ kịp vội vàng quăng gánh nồi đất vào hàng Ngỗng, rồi lại chạy đi theo dò người thiếu nữ bí mật kia ngay...
Thì thấy người ấy đi ngay vào phủ.
Thế là không do dự nữa, Nhị Nương quay về hàng Ngỗng cải nam trang, nhảy phắt lên mình ngựa - con ngựa của một công tử thường Ở trọ trong hàng, mà công tử ấy cố nhiên là Nhị Nương. Phóng nước đại một mạch về tới chùa Linh Quang làng Ngô Xá, Nhị Nương
quấn quýt hỏi:
- Hoàng phi đâu? Hoàng phi đâu?
Sư trưởng hỏi lại:
- Phổ Bác thiền ni ấy ư?
- Chứ còn ai nữa? Mau mau, nguy đến nơi rồi?
Vừa nói, nàng vừa chạy thẳng vào buồng hoàng phi xốc bà đặt lên mình ngựa ra roi. Đến chợ Phú mẫn quay đầu trông lại thì Ở gần lối rẽ vào làng Ngô Xá, cát bụi bay mù mịt. Nàng lền xuống ngựa dẫn hoàng phi vào ẩn trong đền ông Nghè
bên cạnh chợ.
Phạm Thái nghe Nhị Nương thuật đến đấy, ngắt lời:
- Vậy hiền tỉ giấu hoàng phi vào trong lòng trống rồi chứ?
- Vâng, tôi chợt nhớ một lần trước mặt tôi, hiền đệ đã mở cái cửa nách Ở tang trống để chui vào trong giấu những giây má quan trọng.
Song Văn kinh ngạc hỏi:
- Giấu được người vào trong lòng trống, thì hẳn cái trống ấy to lắm.
Quang Ngọc đáp:
- Phải, to lắm. Hoàng quân không nghe nói đến cái trống thờ ông Nghè bao giờ?
- Thưa không.
- Cái trống ấy, trực kính bề mặt đo được đến hơn ba thước mà bề cao đến một ngũ rười, nguyên là của hoàng đé ban thờ ông Nghè không biết từ đời nào, vì chữ khắc Ở tang lâu năm đã mòn, nhẵn thín, mà người làng Phú Mẫn Sơn lại có tới bốn, năm lần rồi.. Nhưng hãy nói đến việc cứu bà hoàng phi đã. Phạm Thái?
- Dạ.
- Việc này phải hiền đệ đi mới xong.
Lê Báo đứng lên nói:
- Thưa đảng trưởng, ngu đệ xin đi cho, cứ để Phạm đại huynh Ở lại mà bàn
việc lớn
Quang Ngọc biết tính Lê Báo hay nóng nẩy liền phỉnh một câu:
- Kể Lê hiền đệ hay Phạm hiền đệ đi thì cũng thế thôi. Nhưng Phỗ Chiêu đã thông thuộc miền ấy thì vẫn hơn. Vậy anh em hãy nghe: Chúng ta nên thêm điều này vào ba điều ban nãy.
Nhị Nương hỏi:
- Ba điều gì thế?
- Hiền muội đến trễ nên không biết. Nhưng không sao. Hãy bàn đến việc cần kíp hơn đã. Ba điều trên kia rồi sau thuật cho Nhị Nương nghe. Bây giờ Nhị
Nương cùng Phạm Thái hãy đến ngay Phú Mẫn cứu Lê hoàng phi. Còn điều thứ tu ta nói đó là: Cứu được hoàng phi thoát nán, Phạm Thái phải đưa ngay ngài lên
Lạng Sơn. Ở đó bọn trung thần nhà Lê rất đông, mà biên giới, có sao trốn sang Tầu cũng dễ. Chứ Ở vùng này, họ nhẵn mặt ngài rồi, thực khó lòng mà trốn tránh, ẩn núp được lâu, thế nào cũng đến bị bắt mất thôi. Phạm Thái cúi đầu lĩnh mệnh rồi yên lặng cùng Nhị Nương ra đi. Chư tăng
cũng giải tán, ai về chùa nấy, để sắp sửa theo đuổi công việc truyền bá chủ nghĩa phò Lê.

HOMECHAT
1 | 1 | 170
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com