watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:45:4726/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Khái Hưng > Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Trang 21
Chỉ mục bài viết
Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 21 trong tổng số 21
Hồi 47
Nói chuyện văn chương

Phạm Thái đang ngồi mở quyển Hán để ra câu đối cho học trò nhỏ thì Kiến Xuyên hầu bước tới ôn tồn hỏi:
- Hôm qua công tử uống rượn say thế mà hôm nay cũng dạy sớm được?
Phạm Thái vội vàng đứng lên chắp tay vái dài:
- Bẩm tướng công, hôm qua vãn sinh quá chén, có lầm lỡ điều gì, xin tướng công tha tội cho.
Kiến Xuyên hầu vuốt râu cười ha hả:
- Đã uống thì phải say, say thì phải bỏ sự giữ lễ đi, như thế mới thú chứ.
Hầu lại cười rồi đột ngột hỏi:
- Công tử đã đọc thơ Mộc Lan chưa, nhỉ?
Phạm Thái hơi chột dạ, đứng ngẫm nghĩ tìm hiểu. Thì Kiến Xuyên hầu đã nói tiếp:
- Giá thời nay, người mình cũng viết theo đẻ ấy thì tất đã đổi lại. Chẳng hạn nói nàng Mộc Lan cải nam trang đi đánh giặc. Khi thắng trận về triều, gặp một ông trạng nguyên trẻ tuổi, liền phải lòng, rồi bỏ cả chiến bào mà mặc áo xiêm, rồi cùng trạng nguyên kết hôn. Viết như thế mới có hậu, phải không công tử?
- Dạ.

Phạm Thái sợ mướt mồ hôi, chân tay run lặp cập, chàng nghĩ thầm:
"Thôi, chắc Trương công đọc qua truyện "sơ kính tân trang" của ta rồi. Ta đã dặn Quỳnh Như giữ kín không cho ai xem qua, sao nàng vô ý đến thế để Trương công vớ được Thế này thì còn gì là thể diện, còn gì là danh dự ta nữa?" Nhưng chàng cũng đánh bạo đáp lại:
- Dám bẩm tướng công, tướng công dạy thế, thực là chu đáo. Nhưng kể bài thơ cổ cũng có nhiều câu khảng khái.
- Thì vẫn khảng khái, hùng dũng. Nhưng thời nay làm gì có hạng người khảng khái, hùng dũng, phải không, công tử? Một bài thơ đầy ý tưởng uỷ mị mới tả được những tâm tình uỷ mị.
Rồi hầu cao giọng ngâm:
Vua ban vàng bạc Mộc Lan từ, Liền cấtLan lên chức thượng thơ, Nhưng Lan chẳng th ích làm quan thượng...
Thấy Kiến Xuyên hầu ngừng lại, Phạm Thái liền bạo dạn hỏi:
- Dám bẩm tướng công, tướng công dịch?
- Phải, lão gia cũng vừa ngẫu nhiên nghĩ mà dịch liều một đoạn ra quốc âm, nhưng được có ba câu đã thấy cạn giòng.... Kể nhà vua cũng nông nổi quá. Mới đem vàng, bạc, cùng chức thượng thư ra thử bụng tráng sĩ thì đã biết đâu rằng tráng sĩ chỉ thích được một con lạc đà để phi về quê thăm nhà? sao không đem một công chứa diểm lệ ra, xem tráng sĩ có coi công chúa quý hơn con lạc đà không.

Phạm Thái cố lấy giọng tự nhiên đáp lại:
- Bẩm tướng công, thử như thế cũng vô hiệu, vì tráng sĩ chỉ là một thiếu nữ cải nam trang.
- Đành thế, nhưng nhà vua vẫn tưởng Mộc Lan là một nam nhi có dũng cảm.
Đến đây, Kiến Xuyên hầu phá lên cười, nói tiếp:
- Kể ra thời nay bọn nam nhi còn thua Mộc Lan nhiều?
Hầu vờ lỡ lời xin lỗi, rồi lại nói:
- Lão già naỳ rõ lẩm cẩm quá. Đương câu truyện van chương lại nói liên miên đến việc thì thế.... À lâu nay công tử có làm được bài thơ nào hay đọc cho lão gia nghe với.
Phạm Thái chưa kịp trả lời, hầu đã khéo nói lảng, hình như cốt để chàng quên câu truyện Mộc Lan đi:
- Hay đại khái như bài thơ của Trịnh công tử hôm qua.
Cả hai cùng cười, Phạm Thái tưởng Kiến Xuyên hầu lên nhà trên đã mừng.
Nhưng hầu chỉ ra đứng ở hiên một lát, rồi lại quay vào hỏi Phạm Thái:
- Công tữ hẳn đã đọc truyện Thôi oanh oanh?
- Bẩm tướng công, vãn sinh mới được đọc bộ Tây sương ký.
- Cũng được ? Tuồng Tây sương ký còn có phần đặc sắc hơn tiểu thuyết Thôi oanh oanh. Vậy công tử cho biết ý kiến về áng văn ấy.
Lần thứ hai Phạm Thái kinh hãi, nhưng cố giữ nét mặt thản nhiên:
- Bẩm, văn chương rất hay.
Tướng công như không nghe rõ câu khên ngợi của Phạm Thái nói luôn:
- Bao giờ cũng vậy, loạn thường từ trong nhà loạn ra. Trương quân Thụy không phải là Thôi phu nhân thì gặp sao được Thôi oanh oanh. Đã không gặp mặt Thôi oanh oanh thi thơ từ xướng họa với nhau sao được? Giá Trương quân Thụy biết tự trọng mà lẳng lặng bỏ ra đi, thì đâu đến nỗi xuác phạm tới danh tự nhà họ Thôi.

Thấy bọn trò nhỏ đã tề tựu lên học, Trương công mỉm cười gật chào Phạm Thái, rồi thong thả bước xuống thềm nói tiếp:
- bỏ ra đi, rồi tùy ý, muốn đi hẳn không quay về nữa cũng được, hay muốn nhờ mối lái hỏi Thôi oanh oanh làm vợ cũng được.
sáng sớm hôm sau, Phạm Thái cáo biết Kiến Xuyên hầu, xin phép về quê thăm nhà. Hầu đã thừa biết chàng chẳng còn họ hàng thân thích nào nữa. Song hầu không đả động gì đến điều ấy, cốt để chàng đi ngay.
Hầu vẫn yêu mến chàng và bằng lòng gả Quỳnh Như cho chàng, nhưng hầu muống tránh hẳn sự hiềm nghi.
Chàng vừa đi được một lát thì mụ mối nhà họ Trịnh đã sang nói chuyện về việc hôn nhân của Trịnh Nhị.
Trương công và Trương phu nhân hỏi ý kiến nhau. Nghe chồng ngỏ lời muốn gả Quỳnh Như cho Phạm Văn Lý. Trương phu nhân dẫy nẫy, nhất định không bằng lòng nhận một anh sư phá giới làm rẻ.
Kiến Xuyên hầu biết Phạm Thái là con Trạch Trung hầu, nhưng không muống tiết lộ tung tích của chàng ra với một ai, vì hầu đã rõ chàng đương bị triều định truy nã. Hầu chỉ mỉm cười bảo phu nhân:
- Bà không ưng Phạm Văn Lý làm rể thì thôi. Nhưng tôi xin bà đừng vội hấp tấp gả hoài gả hủy cho một gã vô học.
Về các việc, mà nhất là việc hôn nhân trong một gia đình, bao giờ ý muốn của bà cũng lấn át ý muốn của ông. Dẫu ngày xưa hay ngày nay cũng thế thôi.
Hồi 48
Khóc Trương Quỳnh Như

Những nếp nhà lơp cói lẵng lẽ dưới sự sầu thảm vừa xảy ra:
Cái chết của Trương Quỳnh Như.
Giữa hôm ăn hỏi linh đình, nàng đã nhờ chiếc giây lưng nhiễu đưa hồn về nơi cực lạc Trên thửa vườn cao, song song hai ngôi mộ chưa xây. Đó là nơi yên giấc trăm năm của Thanh Xuyên hầu và Trương Quỳnh Như vậy.
Trời đã gần tối mịt. Đường làng vắng ngắt kể vãng lai. Bỗng một ky sĩ phi ngựa tới, ghi cương ở bên cây liễu cạnh mồ, rồi nhảy vội xuống, nằm vật ra đất khóc thảm thiết.
Người ấy là Phạm Thái, cựu quân sư của Nguyễn Đoàn, phó đảng trưởng kiêm chức quân sư của đảng Tiêu sơn. Người ấy đã bao phen xông pha trong rừng gươm dáo, nay chỉ còn là một kẻ tầm thường không còn một chút nghĩ lực để phấn đấu Vì người ấy yêu.
Nằm khóc một hồi lâu, Phạm Thái ngồi dậy lau nước mắt, mở đẫy lấy hương và sáp ra thắp.
Rồi quỳ bên mồ đọc bài điếu văn sau này:
Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? oan thác bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lầu trăng rằm! lại có điều đau đớn thế! Nhà huyền ví có năm có bảy, mà riêng một mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội, nước voi còn có lẽ. Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đoá. Thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một hếp, mà ngơm ngớm chốn non Bồng nước Nhươc, đính gì không đoái đến cõi phù sinh.
Ví dù hếp mà tiên thù với tục, sao xưa ha vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã nguyện thân này cho vẹn hếp thì cũng trọn ba vạn sáu ngày ~ờ~ cho đủ lệ:
nọ xuân huyên, ha phu tử góp với trần gian không chút bận, rồi sẽ rong chơi chín suối cớ gì riêng bỗng vội vàng chi?

ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyện suồng sẽ, những như thân gia ấy, tình cảnh ấy ngươc xuôi ha cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân ha thích nọ, những tình duyên là chừng ấy, cũng là một chút cương thường:
dẫu rằng kẻ đây người đấy, song an ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự! Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi tình cho nấn ná nhân duyên:
mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận quá ngang tàng tính mệnh.
Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm; chua xót cũng vì đâu?
Nay qua nắm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, xủi xụt hai hàng tình lệ, giải bầy một bức khốc vãn; đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử.
Đọc xong, Phạm Thái vừa khóc, vừa châm lửa đốt bài điếu văn.
Rồi chàng lên ngựa đi.
Hồi kết
Trên đường thiên lý

Hai năm sau.
Một hôm trời đông đã về chiều. Trên con đường thiên lý, một thiếu niên tráng sĩ buông lỏng cương thong thả cho ngựa đi về phía Nam.
Vẻ mặt chàng buồn rầu, chán nản. Y phục chàng đầy bụi và bùn.
Đến phố phủ Lý Nhận, chàng dừng ngựa trước cửa một tửu quán, vào đó nghỉ trọ một đêm để mai đi Nam Thành sớm.
Chàng đương ngồi nhắm rượn, đăm đăm suy nghĩ đến những sự biến cố của một đời vô định thì ở ngoài đường có tiếng ngựa hí.
Rồi theo đêm tối, theo luồng gió lạnh và hạt mưa phùn, một trang thiếu niên tuấn tú quăng mạnh mình vào trong quán:
- Sắp rượn mau, bớ chủ quán? Ta vừa đói vừa rét đây?
- Dạ?
nghe giọng nói trong trẻo của khách mới đến người ngồi uống rượn phải ngửng đầu trông lên, chừng sung sướng cười bảo tửu quán:
- Lấy chén, lấy đũa bát để công tử cùng ngồi uống rượn với ta cho vui.
Rồi chàng quay ra lể phép nói với người kia:
- Thưa công tử, công tử cho phép tôi được hầu công tử đêm nay.
Một cái mỉm cười đi theo liền với chữ "đệm" có biết bao nhiêu nghĩa, khiến người mới đến hiểu ngay. Chàng lại gần thì thầm:
- Hiền huynh?
Người kia cũng thì thầm đáp lại:
- Hiền hữu.
Thì ra ngẫu nhiên Quang Ngọc và Nhị nương gặp nhau ở tửu quán bên đường.
Cơm rượn xong, chủ quán thấy hai người thân mật với nhau liền hỏi:
- Thưa hai công tử ngủ riêng giường hay cùng chung một giường?
Nhị nương phá lên cười, đưa mắt liếc Quang Ngọc, rồi đáp:
- Ta không quen ngủ chung với ai bao giờ. Nhưng bác quán cứ đi ngủ trước, để chúng ta bàn luận văn chương, nghe?
- Dạ.

Đêm đã khuya, hai người còn thì thầm nói chuyện. Nhị nương thuật với Quang Ngọc công việc điều tra của nàng về tung tích Phạm Thái:
nào chàng mê man say đắm Quỳnh Như, náo Quỳnh Như tự vận vì chàng. Quang Ngọc lộ vẽ căm tức trên nét mặt. Chàng hỏi:
- Vậy bây giờ Phạm Thái ở đâu?
- Thưa hiền huynh, hai năm nay hắn đi biệt tích, chỉ lẻn về Thanh Nê có hai lần:
một lần đọc bài khốc vãn, một lần để nghêu ngao hát bài triệu linh bên mồ người mệnh b ạc.
Quang Ngọc cười chua chát:
- Không ngờ Phạm Thái mà trẻ con được đến thế nhỉ ?
- Vâng, Phạm Thái cũng trẻ con như văn thờ của hắn.
Nhị nương mở khăn gói lấy đưa cho Quang Ngọc một tập giấy và nói tiếp:
- Đây, tác phẩm của anh chàng mê gái:
mà ngu hữu đã sưu tầm được, tuy hãy còn khiếm khuyết nhiều.
Quang Ngọc đọc sơ một lượt, rồi buồn rầu, giận dữ ném tập thơ xuống giường. Nhị nương thở dài, hỏi:
- Hiền hữu định sao?
Quang Ngọc hỏi lại:
- Định cái gì?
- Việc đảng.
Quang Ngọc ngồi yên lặng giờ lâu, ngẫm nghĩ - Vận chưa gặp? Khó lòng quá?
Rồi chàng báo cho Nhị nương biết rằng Trịnh Trực đã bị hành hình ở Kinh Bắc, Đình Phùng bị bắt giải về Phú Xuân. Tửu quán Bạch Phượng cũng đã đóng cửa, vì các bạn đồng chí tan tác cả, để nơi hội họp kia phỏng có ích gì?
- Còn Lê Báo?
- Lê Báo vẫn nương náu ở chùa Yên Tử trấn Hải Dương. Bây giờ hắn thành thực mộ đạo Phật như một nhà chân tu vậy.
- Thế chúng ta?
- Chúng ta chờ đợi dịp để hành động. Hành động là phận sự của chúng ta.

Không hành động, thì đời chúng ta không còn có nghĩa gì nữa phải không hiền hữu?
Nhị nương mỉm cười :
- Thưa hiền hữu phải lắm.
Quang Ngọc như mê man nói luôn:
- Hành động ? Hành động ?
Nhị nương nhìn chàng, buông một tiếng thở dài não nuột.
sáng hôm sau hai người từ biệt nhau:
Nhị nương ngược Bắc thành, Quang Ngọc xuôi Nam thành hẹn một ngày kia sẽ hội ngộ.
Nhị nương kìm cương ngựa, hỏi với một câu:
- Nhỡ không hội ngộ?
- Cũng chẳng sao? Vì linh hồn chúng ta bao giờ cũng ở bên nhau. Một người trong bọn ta làm một việc trái vơói bổn phận, đã tưởng nghe rõ tiếng thống trách của bạn đã tưởng nhìn thấy cặp mắt nghiêm nghị của bạn. Mà khi ta có việc đáng thi hành ngay, ta đã tưởng trông thấy cái gật biểu đồng tình của bạn rồi. Vậy thì chúng ta có ở xa nhau đâu? Tình bằng hữu của chúng ta đã thành một sự thiêng liêng.
Nhị nương chắp tay vái.
- Vâng, tình bằng hữu của đôi ta?....
Rồi nàng rẽ cương quay đi.
Qua quãng đường gần một khuỷ sông Đáy, nàng văng vẳng nghe có ai hát nghêu ngao. Kìm cương ngựa nhìn kỹ, nàng thấy ngồi dưới gốc đê bên bờ sông, một anh chàng câu cá, đầu đội nón tre đan, vai khoác áo lá.
Cho ngựa thong thả bước tới gần, nàng dừng lại ngắm nghía:
người câu cá đưa hồ rượn lên miệng một hơi rồi ngâm:
sống ở dương gian đánh chén nhà, Chết về âm phủ cấp kè kè, Diêm vươngphán hỏi rằng:
chi đó?
Be! Nhị nương đoán chắc là Phạm Thái, nhưng vẫn yên lặng ngồi trên mình ngựa để chờ xem anh chàng chán đời kia còn làm những trò gì nữa.
Thì Phạm Thái lại cất giọng ngâm:
Đưa lời cho tới cung mây, sau này xin gửi cho dây với cùng, Túi thơ hồng trách ai se mối, Đến nửa chừng bỗng mới dãn ra, Căm thay một ả trăng già, Trêu người chỉ mãi chẳng tha thế này.
Nhị nương giật cương ra roi phi thẳng.
Nghe tiếng động, người câu cá quay lại, cười lớn:
- Mời khách qua đường hãy dừng vó ngựa uống với ta một hớp rượn? Ha ha?
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượn.
Nghĩ một lát, chàng lại nói:
- Ha ha? Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân.

Hết
<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 172
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com