Trong sân đền Trấn Võ, dưới góc cây muỗm già, một túp lều dựng sơ sài, bằng bốn cái cọc chống một bức phên nứa có cài lá gồi. Đó là cửa hàng một thầy tướng số. Thầy tướng số ấy người còn trẻ măng, dù dôi mục kính gọng đồng cố làm tôn vẻ đạo mạo của thầy lên. Mà hình như thầy đã được thụ giáo một Cốc tử tiên sinh người Thiên quốc. Chẳng thế, bức vẽ trên khổ vải lớn treo ở thân cây muổm lại là tướng mạo một người Tàu, với cặp mắt xếch ngược và cái bím thực dài vắt qua vai ra đằng trước ngực. Cho đến cả cái ống bút, cái nghiên mực, cái tráp đen, cái đ a để gieo âm dương cũng toàn là đồ Tàu. Vì thế, người ta gọi thầy là ông thầy Tàu, tuy thầy mang y phục đặc An Nam: cái khăn nhiễu Tam giang rộng bản, cái áo the La cà dài lượt thượt, cái quần lụa Vạn Phúc ngả màu hồng và đôi giầy Gia Lộc da dê chính hiệu. Hôm nào, thầy cũng đến đó thực sớm, giở khăn gói lấy vuông vải có hình treo lên cây, rồi mở tráp lấy ra đủ các thúu, nào thẻ hương, nào đ a, nào tiền, nào chân gà khô bày la liệt trên chõng. Rồi thầy ngồi bó gối chờ khách hàng. Buồn thì thầy mở sách tướng số xem lại, hay đem Đường thi ra ngâm nga.
Ngày rằm, mồng một là những ngày thầy đắt hàng nhất, vì ngoài khách xem tướng, xem số, còn rất nhiều ngưòi nhờ thầy giảng hộ những lá thẻ xin được ở trong đền. Hàng này phần nhiều là đàn bà, con gái, được thầy tướng số đẹ trai khen và nịnh - Vì thầy ta mặt mũi rất khôi ngô, mỹ lệ - thì sướng phồng mũi lên, không bao giờ tiếc tiền thưởng. Nhưng đối với bọn đàn ông, đối với các thầy khóa trẻ tuổi, vãn cảnh đền, mơ màng chờ đợi xem có cô nào ngắt cành mẫu đơn bị trói để cởi áo ra chuộc, đối với những bậc văn nhân, thi sĩ sẵn sàng bầu rượn, túi thơ, tới đền để cảm đề ngâm vịnh, dối với những người ấy, thì thầy tướng rất giữ gìn, rất hà tiện lời khen. Mà có một điều lạ, là hình như thầy tướng cho rằng người Việt Nam thời bấy giờ ai ai cũng phải phá ngang mới làm nên được. Thường thường thầy dạy: "Tướng ngài rất quý, nhưng không thể làm nên như bọn tầm thường, nghĩa là không theo đường thi cử tiến thân được". Nếu người xem hỏi vặn, thì thầy tướng sẽ nói tiếp: - Tôi nói câu này, ngài đừng giận, chứ ngài thì một là mất đầu, hai là công danh phú quý. Một buổi sáng, thầy tướng đương ngồi nhìn theo những người tấp nập đến lễ đền vì hôm ấy là ngày rằm. bỗng thầy để ý đến một thiền sư đi qua rẽ xuống nhà tổ Chờ lúc thiền sư trở ra, thầy hắn dặng rồi mỉm cười cất giọng trong trẻo mời một câu rất có duyên: - Nam vô a di đà phật? Bạch sư ông.... - Nam vô a di đà phật ?... - Sư ông có xem tướng không? Nhà sư dừng lại, tò mò nhìn thầy tướng rồi buồn rầu đáp: - Thầy tính, bần tăng xuất gia tu hành, còn mong ước một điều gì nữa mà cần biết hậu vận tương lai? Thầy tướng vẫn mỉm cười: - Sư ông không cần xem biết sau này có lên tới Nát bàn không ư? Nhà sư thản nhiên không đáp, toan đi thẳng. - Bạch sư ông.... - Thầy bảo gì nữa? - Tôi coi tướng sư ông như.... như thế nào ấy.
Thiền sư quay lại đăm đăm nhìn thầy tướng vẻ mặt hơi cau có khó chịu: - Như thế nào? - Khó nói quá. Như.... như tướng một nhà sư.... mà lại như tướng một.... một tráng sĩ. - A di đà phật? Thầy tướng nói luôn: - Hai cánh tay cứng cáp kia để mang đại đao ở nơi chiến trường đúng hơn là để cầm dùi gõ mõ thỉnh chuông. Còn hai bàn chân kia mà đặt vào trong bàn đạp thì vững trãi lắm. Nhưng trừ hai mắt sắc, thì vẻ mặt hiền từ ra vẻ một nhà tu hành... Tướng sư ông lạ lắm, giá sư ông để tôi xem kỹ lưỡng hơn thì tôi còn tìm ra nhiều điều mới nữa. - Nhưng bần tăng làm gì có tiền? - Được, su ông muốn trả bao nhiêu, hay không trả đồng nào cũng được. Miễn là sau này sư ông tụng niệm kêu cầu Phật tổ phù hộ ban phúc cho tôi là tôi đa tạ sư ông lắm rồi. Nhà sư tươi cười lại gần, tuy đã yên trí rằng anh chàng kia chỉ là một viên thám tử của quan tổng trấn nên mới vờ hỏi tò mò như vậy. - Nếu thế còn nói gì nữa. Nào thì xem tướng. Thầy tướng ngắm nghía nhà sư một lát rồi nói: - Cặp mắt phượng này.... đáo để lắm.... Lại cái miệng hùm với cái hàm én.... Giá để râu thì chẳng kém gì Trương Phi.... Nhưng đẹp trai hơn Trương Phi nhiều. Nhà sư rất lưu ý đến diện mạo và giọng nói của thầy tướng số, bỗng phá lên cươl: - Chịu thầy. Nhưng hình như tôi đã gặp thầy ở đâu thì phải. - Bạch sư ông ở đâu ạ? - Ở ở vùng.... Thầy tướng nói luôn: - Hay ở hàng thịt.... thịt cầy. - Nam vô a di đà phật?
Mấy người trong đền đi ra bưng miệng khúc khích cười. Đợi bọn họ ra khỏi cổng, Phạm Thái - Vì nhà sư chính là Phạm Thái - ghé gần vào tận tai thầy tướng thì thầm: - Khá lắm? - Đã gặp Trần huynh chưa? - Đã - Nói với đại huynh rằng ngu tỷ vẫn còn sống nhé, không lo gì hết. Công việc vẫn tiến hành như thường. Còn Phạm hiền đệ? - Ngu đệ vẫn tạm trú tại chùa Trấn quốc. Sư cụ chùa Trấn quốc thế nào rồi cũng vào đảng ta. Nhị nương vui mừng: - Thế thì hay lắm. Chùa ấy địa thế rất có lợi.... Lúc bấy giờ, một bọn đàn bà ở trên phố đến lễ. Nhị nương thoáng trông thấy, liền cất tiếng vờ hỏi: - Bạch sư ông, sư ông làm phúc bạch với sư cụ cho như thế. - Xin vâng. Rồi chừng để quảng cáo cho thầy tướng giả trai, Phạm Thái nói lớn cốt các bà ki a nghe rõ : - Về tiền vận bần tăng, thầy nói không sai một li một tý. Lắm việc xảy ra tôi đã gần quên mà bây giờ nghe thầy nhắc đến tôi vụt nhớ lại. Mấy người đàn bà thì thào nói chuyện với nhau coi bộ phục tài thầy tướng lắm. Khi họ đã vào đền, Nhị nương bảo Phạm Thái: - Hành động ở ngay Bắc thành khó thành công được. - Vâng, ngu đệ cũng nghĩ thế. Người chốn cố đô này họ đã quen sống gần vua, gần chúa, gần các quan to chức lớn, nên sinh ra kính cẩn lễ phép quá, cử chỉ thì khúm núm, ngôn ngữ thì giữ gìn, hành vi thì nhút nhát. Nói với họ một câu hơi táo bạo, họ đã run lên cầm cập, trông trước trông sau, tưởng như có thám tử đang nấp đâu đó - Phải, họ coi mạng họ quý hơn danh dự họ nhiều lắm, Đem chí lớn ra bàn với họ làm gì vô ích.... Họ kém xa nhân dân trấn Đông, trấn Bắc. Phạm Thái vốn người trấn Kinh Bắc, nghe Nhị nương tán dương người vùng Bắc, thì tự phụ đứng thẳng lên đáp lại rằng: - Người trấn Kinh Bắc thì còn phải nói? Nhị nương cười hỏi lại: - Còn người trấn sơn Tây? - Thôi tôi biết người vùng núi Tản sông Đà giỏi lắm rồi. Những một Nguyễn hiền tỷ cũng làm lệch một bên gánh giang sơn ? - Ta nâng bốc lẫn nhau vô ích nhất là các công việc ta làm cứ liên tiếp nhau mà thất bại mãi. Bây giờ hiền đệ định liệu ra sao?
Phạm Thái suy nghĩ - Phải, ở Bắc thành chẳng làm nổi việc gì, tuy trốn tránh có dễ hơn ở các nơi. Bữa qua ngu đệ cũng có bàn với Trần đại huynh, thì đại huynh định để tình thế êm êm đã, rồi phân phát bọn ta mỗi người đi hành động một nơi. Trần đại huynh một mình ở lại Bắc thành, còn Trịnh Trực thì đại huynh cho sang trấn Đông, ngu đệ về vùng Nam. - Thế ngu tỷ? - Hiền tỷ không thấy Trần đại huynh nói đến. Nhị nương bực tức : - Có lẽ nào thế được... Nhưng nàng cũng nghĩ đến tấm tình của hai người một ngày thêm khăng khít, tuy bề mặt thì vẫn là tình huynh đệ. - Không, ngu muội phải đi sơn Tây mới được. Ba phương: Bắc, Đông, Nam, đều có người, sao phương Tây lại không có ai? Rồi nàng cười hỏi Phạm Thái: - Nhưng đảng trưởng cắt hiền đệ đi sơn Nam hạ hay hiền đệ xin đi? Phạm Thái lo lắng nhìn Nhị nương: - Trần đại huynh sai đi đấy chứ.... sao hiền tỷ lại hỏi ngu đệ câu ấy? - Chả sao cả. à, gửi hiền đệ thăm cô Quỳnh Như nhé? Phạm Thái đỏ bừng mặt, toan nói cáu, thì mấy người đàn bà vừa vào đền đã đi ra. Chàng yên lặng đứng nhìn vơ vẫn: Nhị nương lễ phép hỏi: - Bạch sư ông, sư ông có chịu không đã?.... - Chịu thầy. Khi thấy bọn kia đã đi khuất. Nhị nương cười bảo Phạm Thái: - Hiền đệ chịu rồi đấy nhé ? Phạm Thái cũng cười: - Biết thế chẳng nói cho hiền tỷ biết nữa xong, tưởng thuật với hiền tỷ một câu truyện buồn cười, ai ngờ hiền tỷ để bụng. - Nhưng giá Quỳnh Như vào đảng thì càng hay chứ sao? - Hay thế này: để ngu đệ đi sơn Tây, hiền tỷ xin đi sơn Nam hạ. Nhị nương vẫn cười: - Ai lại trái thượng lệnh như thế? Phạm Thái tức tối cúi chào Nhị nương rồi quay đi.
Đã ba tháng trời ròng rã, Phạm Thái đi quyên giáo trong hai trấn sơn Nam thượng, sơn Nam hạ. Lúc đi bộ, chàng rong ruổi khắp vùng Chương Đức, thăm núi Tử Trầm cùng động Long Tiên. Khi đi thuỷ chàng cùng tiểu đồng lênh đênh con thuyền trên giòng sông Đáy, qua bao nhiêu danh lam thắng cảnh từ Thanh oai, Ưng Hoà cho tới Lý Nhân, Ý Yên, Phong Doanh. Không một ngọn núi đá nào ở hai bên vệ sông mà chàng không trèo, không một cái động nào mà chàng không vào xem. Khi hứng trí chàng đề thơ ngâm vịnh, khi gặp tri kỷ chàng lưu ở lại chơi dăm ba ngày. Là vì, ngoài mục đích quyên giáo, chàng còn có mục đích khác: đi ngoạn cảnh để di dưỡng tính tình, chờ dịp lại tận tụy theo đuổi việc lớn, nhưng nhất là đi chu du thiên hạ để tìm nhân tài, tìm bạn đồng chí mà gây dựng chi đảng Tiêu sơn ở hai trấn sơn Nam. Nghe nói ở chùa Thiên Trù, gần động Hương Tích có Bảo Giám thiền sư là một nhà đại văn hào về thời Lê, Mạt, chàng liền đến thăm. Hai người bàn đạo lý, văn chương lấy làm hơp ý nhau lắm. Nhân Phạm Thái thuật chuyện biến loạn suýt xảy ra ở Bắc thành vào dịp kỳ thi cống sĩ, Bảo Giám thở dài nói: - Tôi xem thiên văn biết vận nhà Lê đã hết. Mệnh trời đã định như thế, kéo sao lại được nữa mà toan việc nọ kia? Cứ ngắm chòm sao Bắc đẩu mấy năm nay ánh sáng lờ mờ, thì đủ biết nhân tài không ở miền Bắc. Còn sao Nam cực thì sáng rực lên, có lẽ ở trong Nam sắp có sự lạ. Phạm Thái nghe Bảo Giám khinh miệt người miền Bắc, thì không bằng lòng. Nhưng chàng rất mừng thầm rằng thiền sư tỏ ý còn thương tiếc nhà Lê. Muốn biết rõ tâm tính thiền sư đối với thời cục, Phạm Thái nói khích một câu: - Cao tăng nghĩ cũng phải. Nhà Lê ngày nay đã như cái nhà đỗ nát, ai còn dại gì mà chui đầu vào để mái nhà sụp cho chết uổng mạng. Còn nhà Nguyễn thì như toà lâu đài nguy nga, đồ sộ, ai lại không muốn ở. Vả ngưòi xuẩn ngốc đứng đầu việc toan khởi loạn ở Bắc thành chỉ là một người đàn bà, một cô hàng trầu nước tầm thường chứ bậc chí sĩ trong nước phải lấy nhàn làm quý, bạo động có ích gì?
Bảo Giám kinh ngạc hỏi: - Một cô hàng trầu nước? - Vâng, một cô hàng nước ở phố Cầu gỗ. - Thế bây giờ cô ta đâu? - Bần tăng cũng không rõ cô ta trốn đi đâu, nhưng nghe đồn cô ta rất đẹp và rất thông minh. Bảo Giám lẩm bẩm: - Thảo nào sao Chức nữ sáng trội lện, lại muốn thiên gần bộ phận Ngân hà. Một kỳ nữ thực ? Phạm Thái biết rằng Bảo Giám tuy có tiếng làm một nhà chí sĩ ẩn dật nhưng kỳ thực chỉ là một lão hủ nho, mê tín các khoa thiên văn địa lý không đâu. Chàng liền từ biệt ra đi. Qua miền Kim Bảng, thấy nước non hùng vỹ, chàng lên bộ dạo chơi ngắm cảnh Đến rẫy núi tục truyền là núi Con Voi, chàng cảm hứng đề một bài thơ lên vách đá: Núi Con Voi Tạo hóa khen thay khéo vẽ vời, Dạm nên một rặng núi Con Voi. Tới chầu diện thẳm quỳ khom gối, Nằm ngắm doành thanh vắt vẻo vòi. Cây biế mc dưới trên che tán rơp, Mây vàng cao thấp thẳng bành ngồi. Cưa mây búa tuyết đầu dầu vậy, Xương đá lòng rêu vẫn hẳn hoi. Vừa đề dứt bài, chàng nghe có tiếng cười khúc khích sau lưng. Chàng quay lại: Một văn nhân mặt đỏ gay, đầu đội nón sơn, chân vận giầy vải chẽn, đứng sững, trân trân nhìn chàng: - Sư mô quỷ gì mà văn thơ tục tỉu? Phạm Thái mặt tái đi, toan cho chàng kia một bài học võ, nhưng chợt nhận thấy hắn say rượn bí tỉ, nên lại thôi. Chàng mỉm cười hỏi lại: - Ý chừng tôn ông là văn sĩ? Văn nhân vẫn cười: - Sao thiền sư biết? - Chả là văn sĩ mà ngôn ngữ cử chỉ lại quá nhã nhặn đến thế? Người kia càng cười to, rồi ứng khẩu đọc: Nhà văn này với sư ông, Lỗ mãng nghe đâu cũng một tuồng, Bá ngọ thằng nào mà nói dối: Mồm ha hẳn chẳng nốc cà, tương. Phạm Thái nghiêm nét mặt lại: - Nam vô a di đà phật? ông này say rượn lắm rồi. - Say gì mà say. Mới uống hết non nửa bình. Hay thế này: mời sư ông lại xơi rượn với bỉ nho cho vui. Bỉ nho đương chén bỗng thoáng thấy bóng cái nón sư, nên vội vàng leo xuống, ngờ đâu gặp ngay một văn sĩ thiền sư.... Bạch thiền sư, đạo hiệu thiền sư là gì xin cho biết, để bỉ nho được xưng hô. - Thưa tôn ông bần tăng đạo hiệu Mộng Vân. - Cao tăng trụ trì chùa nào? - Thưa tôn ông, tại chùa Trấn Quốc. - Ở Tây hồ?
Chàng đọc luôn: "Em ở Tây Hồ bán chiếu son. "Chồng còn chưa có, hỏi chi con? " Rồi nói tiếp: - Ở miền ấy chừng nhiều gái đẹp? - A di đà phật? sao tôn ông biết? - Vì cái tên Tây hồ đẹp lắm. Vả cứ một điều cao tăng tu ở đấy, đủ tỏ rằng lời phỏng đoán của bỉ nho không sai. - A di đà phật? Tôn ông nên giữ gìn lời nói hơn một chút. Văn nhân cười phá lên: - Xin lỗi cao tăng. Nhưng cao tăng có giữ gìn lời thơ đâu? Cao tăng thử đọc lại bài thơ đề trên vách đá mà xem. Thấy nhà su bẽ lẽn ngượng nghịu, chàng nói tiếp, chữa thẹn hộ: - Thôi, bỉ nho cũng biết thiền sư chỉ là một nhà văn hào thời nay, vì chẳng ưng nhà Tây sơn, nên tạm mặc áo cà sa lánh cuộc đời phiền toái. Vậy thì thiền sư còn ngần ngại gì mà chẳng nhận lời bỉ nho lên kia, đôi ta cùng nhau uống rượn, ngâm thơ Dút lời, chàng cầm tay Phạm Thái dắt lên sườn non, và ngâm vang núi: Đánh ba chén rươu, khoanh tay giấc, Ngâm một câu thơ, vỡ bụng cười. Cho quách người đời danh với lơi. Núi sông ta giữ để ta chơi. Phạm Thái không giữ nổi vẻ trang nghiêm nữa, cũng phá lên cười: - Tôn ông văn chương mẫn tiệp lắm. Xuất khẩu là thành thi. - ấy cũng đọc lếu đọc láo cho có thơ. Chẳng lẽ có tửu lại không có thơ. Hai người vừa leo giốc vừa nói chuyện. Một lát tới một nơi bằng phẳng rộng hơn một gian nhà dựa vào bên sườn núi dưới bóng mát một cây tùng già cỗi. Phạm Thái hỏi: - Tôn ông có một mình? - Với cao tăng nữa là hai. Vậy xin mời cao tăng chiếu cố. Trên tảng đá, một bình rượn lớn và một cái chén vại đặt bên cạnh một tàu lá chuối đầy thịt nướng. Thấy Phạm Thái trù trừ nhìn tiệc rượn, văn nhân cười nói tiếp: - Xin mời thiền sư cứ chiếu cố cho. Đó là thịt lợn, chứ không phải thịt cầy đâu mà thiền sư e sợ.
Phạm Thái cũng cười đáp : - Thịt gì chả là thịt. Nhưng trước khi nhận lời tôn ông, xin tôn ông cho biết quý tính cao danh. - Thưa cao tăng, tên bỉ nho thì hà tất thiền sư phải biết. Gặp nhau, chén một bữa rượn, rồi kẻ ở người đi nhớ nhau làm gì thêm bận lòng. Nhưng thiền sư đã yêu mà hỏi, thì bỉ nho cũng xin thưa: bỉ nho họ Phạm tên Lư - Lư là cửa chứ không phải Lư là lừa, xin thiền sư chớ lẩn biểu hiệu Thanh sơn. - Tôn ông họ Phạm thì ra cũng.... Phạm Thái bỗng ngừng bặt nói lảng: - Vậy xin cất chén rượn chúc Phạm Thanh sơn tiên sinh vạn phúc. - Có mỗi một chiếc chén? Thôi ta uống chung. Một lát sau Phạm Thái chán nản ra đi bỏ Phạm Lư say bứ nằm ngủ trên tảng đá Chàng cau có lẩm bẩm nói một mình: - Hay vận nhà Lê đến lúc cùng rồi, nên ta chỉ gặp toàn hạng mê tín với hạng điên cuồng. Hay trấn sơn Nam không có nhân tài? Nửa tháng sau chàng lại chán nản hơn, khi chàng đã dựa tiếng quyên giáo đến thăm các làng nổi tiếng văn vật nhất vùng. ở đó cũng toàn một loại hủ nho, toàn một phường ham phú quý. Đem nhà Lê ra nói với họ, họ chẳng hề cảm động. Khi xưa ông cha họ có ăn lộc nhà Lê bao giờ? Họ chỉ biết có chúa Trịnh. Khi chúa Trịnh mất ngôi báu thì họ cũng có thương tiếc. Nhưng ngày nay vắng nhà Trịnh đã có nhà Nguyễn. Còn vua Lê, cái ông bụt mục, cái ông tượng nát ấy, họ có kể chi? Buồn rầu, chàng quay về Thanh Nê, chàng chợt nghĩ ròng rã hơn ba tháng trời, đi gần khắp hạt sơn Nam, chàng chưa tìm được một bậc chí sĩ nào có thể khiến chàng kính phục bằng Kiến Xuyên hầu và Trương Quỳnh Như.
Thấy Phạm Thái lại trở về làng, Kiến Xuyên hầu rất vui mừng và đặt tiệc khoản đãi Phạm Thái khẩn thiết tạ tội vì hôm rời Thanh Nê ra đi, chàng vội vàng quá không kịp cáo biệt hầu, để xin phép về thăm quê. Biết Phạm Thái là một nhà văn lỗi lạc, học thức uyên thâm, Kiến Xuyên hầu ngõ lời lưu chàng ở lại dạy mấy đứa cháu, con trai và con gái Thanh Xuyên, Phạm Thái nhận lời ngay. Chàng cũng muốn nghỉ cái đời hoạt động ít lâu để nghe ngóng thời cuộc Chàng nghĩ thầm: "bây giờ Tây sơn đưong lúc vận hồng, thế mạnh, khó lòng làm gì nổi. Ta đợi biết tin tức chúa Nguyễn ánh trong Nam đã. Trong ấy mà thắng, ngoài này ta mới bắt đầu hoạt động, cũng chẳng muộn." Thực ra đó chỉ là một câu nói, một ý nghĩ của kẻ anh hùng đã bắt đầu thoái chí, đã bắt đầu hơi chán nản thời thế. Thường họ tự an ủi như thế. Rồi dần dần họ quên việc lớn, trong chén rượn nồng hay trong lòng một người thiếu nữ. Trời ơi ? Cái tuổi ngoài hai mươi, hăng hái thì hăng hái thực. Nhưng đến lúc đã nguội lạnh thì ngội lạnh hơn tro tàn. Lúc Bấy giờ họ sẽ đem chử nghĩa yếm thế vẩn vơ ra mà che đậy một tâm hồn hèn yếu. Hiện bây giờ Phạm Thái cũng chỉ là một ông thầy đồ còn sôi nổi những ý tưởng cao xa. Một hôm Kiến Xuyên hầu xuống nhà họ củ Phạm Thái ra vườn xem hoa, rồi khẽ bảo chàng: - Lão gia nghe nói triều đình đã một dạo lùng bắt các thiền tăng. Sợ có kẻ lưu ý tới công tử chăng? Chi bằng phá giớ quách.
Kiến Xuyên hầu cả cười. Phạm Thái lễ phép trả lời: - Bẩm tướng công, văn sinh lại nhập thế cũng không khó khăn gì, chỉ việc bỏ bộ thiền phục ra là xong. Vả văn sinh chưa bao giờ đã chính thức xuất thế, chẳng qua chỉ mượn bộ áo cà sa để ẩn núp trốn tránh, điều ấy văn sinh đã nhiều lần thưa cùng tướng công. Trương công reo lên: - Công tử nói rất hợp ý lão gia. Mấy hôm sau, Phạm Thái đã trở nên một ông đồ nho thực hiệu, với tấm áo lương dài, với chiếc khăn nhiễu tam giang chít rất khéo để che cái đầu trọc. Nhân anh em thường đùa bỡn gọi chàng là chiêu lý, chàng liền lấy tên là Phạm Văn Lý. Chàng nghĩ thầm: "Thôi thế này thì không còn ai có thể nhận ra được Phổ Chiêu thiền sư chùa Nghiêm Xá mà cũng chẳng còn ai biết mình là Phạm Thái, một thời để tìm cái chết với thanh kiếm, cây cung ở bãi sa trường. Chàng lấy làm tự thẹn, nhưng còn tự an ủi gượng: "Nhưng nào ta đã thoái chí? Chẳng qua chỉ nương náu đợi thời. Đợi thời như Trần đại huynh, Nguyễn đại tỷ." Có một cớ khiến lòng chàng trở nên uỷ mị mà chàng không dám tự thú nhận. Cớ ấy là nàng Quỳnh Như.
Thực vậy, ngay hôm chàng vừa về tới Thanh Nê, Quỳnh Như đã mật viết cho chàng một bức thư hỏi thăm về công việc chàng đương theo đuổi. Trong phúc thư chàng thuật qua tình thế của đảng và tỏ ý chán nản về việc lập chi đảng ở trấn sơn Nam mà Quang Ngọc đã phó thác cho chàng. Chàng như trông thấy rõ ràng sự thất bại chắc chắn, vì tiền thì không sẵn, quỷ của đảng lại một ngày một cạn. Vả chàng khó lòng mà tìm nổi một bọn đồng chí, như bọn đồng chí của Quang Ngọc khi đảng Tiêu sơn còn hoành hàh trong trấn Kinh Bắc. Vậy chàng đành lòng chờ đợi ít lâu Quỳnh Như tin ngay lời chàng. Mà chàng cũng tự tin lắm. Nhưng khốn thay cái dáng điệu mị kiều thấp thoáng trong hoa và giọng nói du dương văng vẳng chốn phòng khuê nhiều khi làm cho tráng sĩ hoá ra mơ mộng. Mơ mộng đến nỗi viết nên những bài thơ đầy tình uỷ mị như bài thơ độc vận sau này: Và đoạn dưới đây chẳng là hình ảnh người yêu còn là hình ảnh ai nữa? Căn gan tóc dựng đứng lên, Tuốt gươm chém án ngâm thiên ca rằng: Làm trai cho thoa? chí trai, Trong trần ai chớ lụy ai tầm thường, bốn phương hồ chỉ dây vàng, Nhảy từng đảo lãng, bắc thang vân cà, Tu mi tỏ mặt trượngphu, Đơn trung hiế ưu để trả thù non sông, Anh hùng ấy mới anh hùng, Thân nhàn há sá học đồng thiến u niên.. Còn nàng, tác giả quên sao được nàng. Quỳnh Như mỉm cười đọc đọan văn tả nhan sắc mình, mà tác giả đặt vào miệng tiểu đồng: Trương công là đấng nghiên đường, Vốn giòng ngọc điệp, tên nàng Quỳnh Thư, Xuân hoa bực ấy đương vừa, Tuổi vừa đôi tám, phong thư lạ lùng. Thước tầm phong dạn bằng ông, Lam pha mày liễu, mỗ đông da ngà, chiều cá nhảy, vẽ nhạn sa, Mắt long lanh nguyệ, tóc rà rà mây, Má hồng môi thắm hây hây, Khổ mê thươc dươc, thức say hái đường, chiều xanh ngọc, vẻ so vàng, ôi hoa vì sắc, ủ hương vì màu.