watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:47:0826/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Khái Hưng > Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 21

Hồi 6

Quan Quân

Chiều hôm ấy, trước trại lính phủ Từ sơn, người lính, nón sơn, quần áo chẽn, mỗi người cầm một cây tre dài bịt vải đứng xếp hàng chữ nhất. Khi đã tập một lúc về đủ các miếng đâm trên, đánh dưới, phạt ngang thì người đội chọn từng cặp sức tương đương cho ra dấu với nhau.

Biết rằng có viên phân suất đứng trên mặt thành nhìn xuống, thầy đội, làm ra bộ ta đây giỏi võ, nắm tay người này, kéo chân kẻ khác hò hét, dạy bảo, mắng nhiếc luôn miệng:
- Chú đứng tấn trống quá. Mũi roi chúc xuống thế này thì người ta khẽ bẩy một cái cũng băng cả roi đi, còn đánh chác gì....
Viên phân suất từ trên thành đi xuống, lại gần đội cơ ban lời khen ngợi. Được thể, đội ta càng lên mặt:
- Bẩm ông lớn, với năm mươi tên lính giỏi võ, tôi có thể chống nổi mấy trăm quân ô hợp, chẳng nói đâu xa, giá tối hôm qua năm người canh phòng trong tửu quán đều là lính tôi luyện tập thì có đâu đến nỗi bị giặc giết như ngoé thế? Đấy, ông lớn cứ tin lính trấn giỏi?

Phân suất hỏi:
- Ngày mai bản chức thân giải Thị Kim lên trấn lỵ, vậy anh tính nên cho bao nhiêu lính hộ tống cũi tội nhân?
- Bẩm chỉ cho mười tên đi là chắc chắn lắm rồi - mười tên với tôi nữa là mười một thì dẫu giặc mang trăm binh đến đánh giải vây cũng không lo.

Phân suất gật đầu, mỉm cười:
- Anh nên hết lòng làm việc quan. Thế nào ta cũng tự thăng thưởng cho.  À, hai mươi tên lính mới mộ này đã biết gì chưa?
- Bẩm ông lớn, khá lắm rồi, xin ông lớn đứng coi.

Liền hô cho bọn lính tập các miếng trông rất đều và ngoạn mục. Phân xuất vẫy tay cho bọn lính vào trại nghỉ, rồi hỏi đội cơ:
- Anh có dạy tập đoản côn, đoản đao đấy chứ?
- Bẩm, có cả. Cả bắn cung nữa. Còn bắn súng hỏa mai thì vì ở phủ này quan hiệp trấn phát cho có năm cây, nên tôi đã chọn mười người giỏi nhất, nhanh nhẹn nhất mà dạy tập thôi.

Phân suất mỉm cười:
- Ta cũng không tin gì ở hiệu quả súng hỏa mai. Trong tận Tiên đế đánh nhau với Tôn sĩ Nghị, bên địch có tới hàng nghìn cây súng còn bên ta chỉ dùng toàn dáo dài, mã tấu, thế mà quân kia thua chạy không còn một mảnh giáp thì đủ biết đoản binh vẫn lợi hại hơn trường binh nhiều.
- Bẩm ông lớn, nhưng giữ thành thì súng hỏa mai được cái lợi bắn xa lại trúng hơn cung, nỏ nhiều. Còn như bắn cây súng thần công đặt bốn góc thành, thì thực là vô ích, xoay xở đã chậm mà bắn lại không trúng. Chỉ được cái tiếng to để dương oai với bên địch.
- Kể ra khi có quân giặc kéo đến hàng nghìn hàng vạn thì súng thần công cũng có lợi: Bắn bừa vào đám đông người, thế nào chẳng trúng. Nhưng phủ này thì trừ khi trấn Kinh Bắc có thất thủ, địch quân mới kéo binh đến vây. Mà nếu Kinh Bắc đã thất thủ, thì Từ Sơn cũng chẳng cố thủ với ai được. Thành thử súng thần công có đó cũng như không. Còn như súng hỏa mai thì một trận Ngọc Hồi đủ chúng tỏ rằng đó là những binh khí vô dụng.
- Bẩm, nghe đâu ông lớn cũng có dự chiến trận ấy?
- Có. Ta theo Tiên Đế ngay sau trận Cẩm Thủy. Bấy giờ, ta ở trong toán nghĩa quân của nhà Lê. Tiên đế vừa sang sông thì quân nhà Lê vỡ lở ngay. Ta cùng vài bạn đồng chí đến xin hàng Tiền Đế mà bấy lâu nay ta vẫn mộ tiếng anh hùng, ao ước được gập long nhan, nhất từ ngày ta đem lòng khinh bỉ Chiêu Thống đã rước quân ngoại quốc về giầy xéo người đồng bang.  Thế là ta theo Tiên đế đến đánh Phú Xuyên, đến vây Hà Hồi. Trận Hà Hồi cũng như trận Phú Xuyên không có chi là đáng kể. Tiên Đế đến, giặc trông thấy bóng cờ là đem hết quân lương, binh khí ra hàng răm rắp, chẳng phải đánh chác gì.
- Bẩm, còn trận Ngọc Hồi? Nghe nói trận ấy đánh hăng hái lắm.
- Phải, hăng hái lắm là vì quân Tàu có rất nhiều súng hỏa mai.

Đội cơ mỉm cười:
- Đó, ông lớn coi, súng hỏa mai vẫn lợi hại.
Phân suất cau mày:
- Ta đã bảo không ăn thua gì mà lại. Sáng tờ mờ ngày mồng năm, quân ta tiến lên tới làng Ngọc Hồi, quân Tàu bắn súng ra như mưa. Đến đây, anh mới nhận thấy mưu lược Tiên đế. Ngài sai lấy những mảnh ván, ghép ba bốn mảnh vào làm một, quấn một lần rơm ướt ở phía ngoài rồi truyền một toán quân kiêu dõng, cứ hai mươi người khiêng một bức, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại hai mươi người cầm khí giới theo sau. Ta cũng tình nguyện nhập bọn này nên mới biết rất tường tận.  Đạn bên địch bắn ra vẫn vun vút rào rào, nhưng chỉ trúng bồm bộp vào ván quấn rơm chứ không thiệt một mạng người. Anh coi đó, súng có ích lợi gì đâu!  Khi đến gần cửa đốn toán quân ta liền bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xông lại chém giết, quân đi sau kéo ùa vào trợ lực, còn vua ta thì cưỡi voi theo sau đốc chiến.  Quân Tàu địch không nổi, vứt cả súng mà chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn đi, lấy được đồn, giết quân Thanh, thây rải khắp đồng. Sau điểm binh khí bắt được thì số súng hỏa mai có trên năm trăm cây.
Lúc đó, một tên lính lệ hầu trà chạy ra nói với phân suất:
- Bẩm, phủ đường cho ra mời đại nhân vào phòng khách xơi nước.
Phân suất lật đật theo tên lính đi vào nhà trong. Sau khi vui vẻ chào mời, hỏi thăm qua loa về cách việc binh lương, phân phủ truyền cho hết cả người nhà ra ngoài rồi thì thầm bảo phân suất:
- Về việc bắt được Lê Hoàng Phi họ Nguyễn, ngài có ý kiến gì không?
Phân suất ngẫm nghĩ, trả lời:
- Thưa ngài, không. Vả ta chỉ việc giải tù nhân lên trấn lỵ là xong.
Phân phủ mỉm cười:
- Thế là ngài thiển cận quá. Ngài nên biết tù nhân nào phải người tầm thường.
Nàng Nguyễn thị Kim này xưa kia được Chiêu Thống sủng ái vì có tấm nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Buổi sinh thời đức Tiên đế ta nóng đánh trấn Tuyên Quang làm loạn biết đâu không phải vì ở đó có bực mỹ nữ ấy ẩn núp. Nhưng khi ngài bắt được Duy Chí thì Lê hoàng phi lại trốn được. Nay viên ngọc quý ấy lọt vào tay ta, mà ta không biết lợi dụng thì thực cũng uỗng.
- Vậy ý ngài tính ra sao?
- Tôi thiết tưởng chúng ta đã trải qua bao khó nhọc mới tới được chức này, tôi thì nhờ có Bình Phái Hầu Ngô Thị Lang tiến cử, còn ngài thì nhờ sự xông pha mũi tên hòn đạn tại trận tiền. Thế mà dịp này còn bằng mấy lời tiến cử cùng là những sự hiểm nghèo ở nơi chiến địa, có thể nhảy ngay đến chức trấn thủ, hiệp trấn cũng chưa biết chừng. Nhưng....
- Nhưng sao nữa, thưa ngài?
- Nhưng nếu chúng mình chỉ sơ ý một tí là làm cỗ sẵn cho kẻ khác ăn mà thôi. Thí dụ bây giờ chúng mình nộp tù nhân lên trấn lỵ để quan trấn thủ áp giải về kinh, thì thế nào họ chẳng nhận hão rằng chính họ đã bắt được Lê Hoàng Phi mà bao nhiêu công trạng họ nghiễm nhiên tọa hưởng kỳ thành. Chi bằng một mặt ta hãy bí mật giam Lê Hoàng Phi vào một nơi, một mặt ta sai một tên cận tín tức tốc mang tờ sớ về kinh tâu rằng hai chúng ta đã lao tâm khổ tứ bày mưu lập mẹo trong nửa năm trời mới bắt nổi Lê Hoàng Phi Nguyễn Thị Kim. Việc này là việc rất quan trọng nên có sớ về triều để hỏi xem phải giải Thị Kim tới trấn lỵ hay về kinh đô, như thế thì huân nghiệp của mình không ai làm mai một nổi.

Phân suất cả mừng:
- Ngài thực có mưu trí hơn người.
- Lại còn điều này nữa:
Tạ đệ một bức mật thư lên thái sư, ca tụng cái nhan sắc tuyệt thế của Lê hoàng phi. Thái sư vốn....
Phân suất cười:
- Tôi hiểu rồi. Vậy ngài nên thảo ngay sớ viết kíp thư đi mới được.
- Việc đó tôi xin cáng đáng, nhưng việc giải Lê Hoàng Phi ngài chưa tiết lộ cho ai hay đấy!
- Tôi mới ngỏ với tên đội Nhất, nhưng hắn là tay tùy tòng trung thành của tôi, tôi bảo được hắn giữ bí mật.
- Thế thì được rồi. Vả lại không cứ người ngoài mà ngay trong phủ cũng ít người biết ràng ta bắt được Hoàng Phi, vì lúc giải nàng về đây, đêm đã khuya lắm. Mà tôi lại giam nàng ở một cái buồng nhỏ trong tư thất, chẳng ai biết hết.  Kể nàng đẹp lắm đấy chứ, ngài nhỉ!

Hai người đương nói chuyện, bỗng một tên lính ở ngoài chạy vào có vẻ hấp tấp, kinh hãi. Viên phân suất đứng dậy hỏi:
- Có việc gì thế bay?
Tên lính cất giọng run run nói:
- Bẩm. Yên Phụ đến báo có giặc.
Phân suất tỏ vẻ lo sợ, chau mày gắt:
- Sao nó không báo ở trấn ly? Đâu. Gọi nó vào đây.

Một lát sau, tên lính đưa tối một người nhà quê hiền lành, thực thà, run như cầy sấy và nói lắp bắp không ra tiếng, lí nhí không ra hơi.
Phân suất thét lớn hỏi:
- Mày ở đâu? Ở đâu? Ở làng nào? Sao hỏi lại không nói?
Tên kia chớp mắt luôn, đưa tay lên gãi mang tai, luống cuống đáp:
- Bẩm.... Bẩm quan lớn, con người làng Yên Phụ ạ.
- Tín bài đâu?
Người nhà quê quay ra phía ngoài, vắt vạt áo nâu lên vai, rồi thong thả cởi hầu bao lần mãi mới lấy ra được một cái bìa nhỏ bằng bàn tay và cuộn tròn. Trong khi ấy phân suất thì thầm bảo phân phủ:
- Phải cẩn thận lắm mới được. Biết đâu nó không là một tên trong bọn cướp.
Phân phủ phì cười:
- Cướp? Thằng ốm đói kia mà là cướp được. Ngài đa nghi quá đỗi.

Người nhà quê cúi đầu, hai tay dâng tín bài, phân suất đỡ lấy ngắm nghía, xem xét từng ly, từng tí, rồi khi áp ngón tay người kia thấy đúng vạch điểm chỉ, liền giao trả cái thẻ mà nói rằng:
- Mày trình gì?
- Bẩm.... Bẩm hai quan lớn, có một bọn cướp đông lắm đến đóng ở bến đò Kim Lũ.
- Đông độ bao nhiêu?
- Bẩm con không đếm, nhưng đông lắm, mà hình như tên đầu đảng là một....nhà sư

Phân suất kinh hãi:
- Một nhà sư?
- Bẩm.... Vâng.... Một nhà sư khỏe lắm.
Phân suất nói khẽ với phân phủ:
- Tôi nghe dân sự đồn đại rằng ở vùng bến đò Kim Lũ vốn có một tên cường đạo mặc giả sư đến quấy nhiễu.
- Thế bây giờ ngài định sao?
- Để bọn nó hoành hành mãi vùng này, nhỡ đến tai Thái Sư thì chúng mình cũng khó lòng ngồi yên mà hưởng phú quý. Chi bằng ta đánh rát cho chúng nó một trận để chúng nó lẩn đi địa hạt khác mà bóc lột. Hiện phủ ta có hơn hai trăm lính, tôi đã luyện tập trong luôn mấy tháng nay cũng chỉ vì một mục đích ấy. Vậy đêm nay xin lưu lại năm tên giữ súng hỏa mai còn bao nhiêu binh lính, tôi đem theo hết để trị cho bọn giặc kia một mẽ. Phen này mà tóm được tên sư bí mật giả mạo kia thì thực tiếng tăm chúng ta lừng lẫy.

Phân suất quay ra bảo người nhà quê:
- Mày dẫn đường cho quan quân, nghe!
Tên kia chừng hoàn hồn, trả lời trơn chu:
- Dạ, nhưng con sợ bọn giặc báo thù đốt nhà giết vợ con con mất. Bẩm chúng nó ghê gớm lắm cơ, ở vùng chúng con ai cũng phải kiêng nể.  Vì sáng hôm nay chúng dốt nhà con, lại bắt mất trâu, mất lợn, gà của con mổ ăn thịt nên tình con oan ức con mới liều đến kêu quan lớn, xin quan lớn thương tình.n Chẳng nhẽ giữa đời thái bình mà chúng nó cứ hiếp tróc, lấn áp, bóc lột mãi lương dân, chẳng coi phép nước vào đâu như thế.

Phân phủ nghe người nhà quê nói lý, mà lại hơi xúc phạm tới oai quyền vua, quan thì cả tiếng mắng át:
- Không được hỗn? Tên kia hãy xuống tại ngồi chờ lệnh.

Rồi bàn nhau với phân suất đi kiểm điểm cơ đội để tức khắc cất quân.
Lúc bấy giờ chùng vào cuối giờ Dậu. Những tiếng huyên náo nhộn nhịp cất quân hồi nửa giờ trước đã im bẵng. Mấy toà nhà trong phủ như ngủ say dưới lớp màn đen tối yên lặng. Vì đêm hôm ấy là một đêm thượng tuần tháng chạp, mưa phùn gió bấc, rét buốt đến xương.

Trong một gian phòng tư thất, phòng chứa lương thực và khí cụ và sửa sang thành nơi ngục thất tạm thời, bà Lê Hoàng Phi họ Nguyễn ngồi ủ rũ nghĩ ngợi ở bên một ngọn đèn dầu lạc lù mù.  Bà bình tĩnh nhớ lại những sự xảy ra từ hôm trước. Bà không khỏi lấy làm lạ.  Trong vòng bảy tám năm, bà trốn tránh ở hạt Từ Sơn, trừ những bực cựu thần trung nghĩa nhà lê thường bí mật lui tới thăm bà, thì không một ai trong đám dân gian để ý dò la tung tích bà hết. Họ coi bà như những người sinh trưởng ở vùng này, hay ít ra cũng như một người đến ngụ cư không biết từ bao giờ. Bà lại khéo theo phong tục ngôn ngữ, y phục dân quê và đi lại chơi bời với những bà chánh tổng, lý trưởng để làm thân với họ.  Ổ cùng nhà với bà chỉ có một viên quan già mà bà nhận là cha, và người con trai viên quan ấy mà bà nhận là em. Người ta cho rằng bà goá bụa về ở cùng với cha mẹ, thủ tiết thờ chồng, vì gia đình chồng bà trong thời loạn lạc bị giặc giết chết sạch và đốt phá mất cả cửa nhà.

"Thế mà hôm qua sao bỗng dưng..."  Bà thở dài, ngước nhìn ngọn đèn sắp tắt đặt trên cái giá cao. Thong thả, bà đứng dậy cầm cái que khêu bấc, rồi đưa mắt ngắm người thị tì theo hầu nằm co ro gối đầu lên hai viên gạch, tiếng ngáy nghe se sẽ, đều đều.  Hoàng phi vừa buồn rầu vừa kinh hãi, vẩn vơ, rón rén lại gần lay thị tì dậy:
- Này em sao ngủ nhiều thế?
Thị tỳ choàng thức giấc, mở mắt nhìn ngơ ngác rồi nhớ lại cảnh bị tù, oà lên khóc, Hoàng Phi dỗ:
- Lan ơi, khóc lóc như thế có ích chi! Chẳng qua số mệnh thầy trò ta đến lúc gặp nạn, nên nó xui ra như vậy.
Lan nức nở:
- Bẩm bà.... số mệnh gì? .... Con biết.... Con biết đứa nào.... tố giác rồi.
Hoàng phi vội gạt:
- Đừng ngờ oan cho ai hết, tội nghiệp con ạ.
- Còn ngờ gì nữa, bẩm bà.... Chính thằng....
Bỗng một người lính mở cửa vào bảo:
- Quan truyền im ngay!  Phải biết, người ta cho phép cùng ở một buồng với nhau như thế không phải để mà than vãn. Nếu không tuân lệnh, thì ta tống cổ con bé kia ra ngoài tức khắc.
Dứt lời, hắn bước ra, đóng sập cửa phòng lại.

Hoàng phi buông một tiếng thở dài nhìn theo, Lan thì ngồi xuống ôm lấy chân chủ mà nức nở. Hoàng phi ghé vào tai thì thầm:
- Em Lan, em nín đi kẻo chúng nó vào chia rẽ thầy trò mình ra bây giờ.  Em có đói không?
Lan sụt sịt:
- Khốn nạn!  Con còn bụng đâu tưởng tới ăn!
- Nhưng em cũng cố gượng mà ăn một tí chẳng lẽ.. Còn nắm cơm với ít muối vừng ta để phần em đấy.
- Thôi, mới bà sơi.  Con không đói.
- Từ tối hôm qua đến bây giờ chưa có một hột cơm lót dạ lại còn không đói?
Tiếng người lính canh ở ngoài thét:
- Im ngay!

Dưới ánh đèn lờ mờ, hoàng phi và người thị tỳ nhìn nhau, ứa hai hàng lệ. Rồi muốn giữ không nói chuyện nữa để khỏi bị xa chủ, Lan ra chỗ cũ nằm ngủ, kéo chiếu đắp chùm kín đầu.  Hoàng phi ngồi lại một mình trên cái giường tồi tàn xiêu vẹo, không dám động đậy, sợ tiếng lát tre kêu lạch cạch, khiến tên lính canh nghe thấy lại mở cửa vào chăng.  Rồi yên lặng, bà để tư tưởng lặng lẽ theo giòng. Sự ngờ vực của thị tỳ Lan khiến bà không thể không nghĩ tới lòng phản trắc của những người sống quanh mình bà. Bà tự nhủ thầm:
- Nguyễn Ngự Sử thì chắc không phải rồi. Bậc lão thần ấy, ta kính trọng như người cha già, khi nào lại nỡ hại ta. Hay con trai ngự sử?  Ừ, biết đâu?  Bấy lâu ta thấy tính nết hắn biến cải đi nhiều lắm. Mà con người hay nhìn trộm thì cũng khả nghi lắm đấy. Ngoài hai cha con hắn ra thì chẳng còn ai. Hay Đào Phùng ở Phù Lưu?  Có lẽ nó chăng? Trời ơi, ta là một món hàng cao giá lắm kia mà! Bắt được ta đem nộp đem bán cho bọn Nguyễn Quang Toản, Bùi Đắc Tuyên thì làm gì không được dăm nghìn quan tiền hay ít ra cũng được bổ đi phân tri, phân suất ở một hạt béo bở. Chúng nó chỉ vì lợi tuốt, chứ trung nghĩa gì?
Bà chép miệng:
- Thôi.  Mỗi cái ta chẳng nên oán trách nghi hoạc ai là hơn hết.  Cớ sao ta không đủ can đảm mà yên lặng chờ chết!
Hoàng phi lim dim cặp mắt nhìn vào xó tối như thấy hiện ra thanh mã tấu của tên đao phủ. Bà mỉm nụ cười khinh bỉ:
- Chẳng lẽ chúng nó lại xử trảm một người đàn bà, một vị Hoàng Phi? Chà! Nếu chúng nó giết cho ta chết? Ta cũng chẳng còn mong sống! Nhưng ta sợ chúng nó không giết, mà lại chỉ làm nhơ nhuốc tấm thân ta.
Bà nghiến răng nguyền rủa:
- Ba đời bọn giặc cỏ...

Rồi bà cúi xuống ngắm cái dây lưng nghĩ đến sự tự ải. Gian phòng bỗng tồi sầm lại. Thì ra mãi tư lự, bà không để ý đến bát dầu cạn từ bao giờ. Bà sợ hãi đưa mắt cố nhìn bốn phía, nhưng chẳng thấy gì hết, lắng tai nghe tiếng dế kêu ngoài hiên.  Nhớ rằng ở một phía tường có cái cửa sổ, rào chắn song sắt, bà rón rén đứng dậy lần mò ra mở. Nhưng vừa khẽ hé thì theo luồng gió lạnh và giọt mưa nhọn hoắt tạt vào mặt, tiếng quát lớn của tên lính đứng canh bên ngoài:
- Ai?
Hoàng phi vội đóng sập cửa lại lên giường cuộn thân trong tấm chăn màu nâu mốc, sặc mùi hôi hám, và vờ nằm ngủ say, vì bà chắc thế nào tên lính kia cũng sắp sửa vào phòng để thốt lời quở mắng hỗn xược. Chờ mãi không thấy gì, bà mới hoàn hồn.

Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng kiểng mỗi lúc một thưa. Hình như vì đêm lạnh quá, các chú lính không buồn cầm canh nữa.  Sang canh hai được một lúc lâu, thốt có tiếng ầm ầm ở ngoài cổng phủ. Tiếp tiếng ngựa hí, người kêu. Hoàng Phi hoảng hốt lo sợ, đoán chắc rằng đội binh kéo đi chinh phạt buổi chiều đã trở về. Xót cảnh mình, bà nghĩ ngay tới số phận ngững người đàn bà nào đó có lẽ vừa bị toán quân kia bắt giam như bà.  Nhưng đội binh về thì sao lại huyên náo, rối loạn đến thế được? Mà hình như họ đánh nhau chí mạng thì phải, vì nghe có tiếng loảng xoảng của gươm, giáo đụng chạm nhau, và súng hỏa mai nổ đến hơn mười phát.

Tiếng hò hét mỗi lúc một ần chỗ bà nằm. Thị tỳ Lan thức giấc thấy tối mịt thì sợ hãi, vừa khóc vừa hỏi:
- Cái gì thế bà?
Hoàng phi cố tự trấn tĩnh, trả lời:
- Ta cũng không rõ em ạ.
Lan lại bên giường:
- Bà đâu? Bà đâu?
- Ta đây, em đừng lo.
Bỗng bà thấy rùng mình, vì nghe có kẻ thét ngay ở gian nhà bên cạnh, nơi tư thất của viên phân phủ.
- Đừng để nó trốn thoát? Trói gò lấy nó ? Còn vợ con nó thì không được đụng tới!

Lan ghé mắt nhòm qua khe cửa, rồi quay lại cất giọng run run bảo Hoàng phi:
- Bẩm bà, có lẽ cướp! Họ đốt đuốc sáng trưng.
Lại có tiếng thét:
- Nó trốn rồi à? Hãy để nó đấy? Ta đến phá cửa phòng chứa lương thực kia đã.
Việc ấy cần kíp hơn.
Lan tru lên khóc:
- Bà ơi!  Bà có nghe thấy không?  Họ sắp đến phá buồng này bây giờ.  Tính mạng bà.... Con lo lắm!

Lan định đi tìm bàn ghế, đồ đạc để chặn cửa, nhưng trong phòng tối đen như mực không trông rõ một vật gì.  Mà ở ngoài thì người ta đã bắt đầu phá cửa, mỗi tiếng đập như đâm mạnh vào trái tim hai người bị giam.  Xen lẫn với tiếng phá phách có tiếng đàn bà, trẻ con khóc như gì và tiếng một tên lính van lơn:
- Lạy các quan, tha cho con, con xin nộp chìa khoá buồng để các quan khỏi phải phá.
- Vậy chìa khóa đâu?  Đưa mau.

Hoàng phi biết rằng sắp có sự biến cố xảy ra. Song bà cố giữ hết can đảm ngồi im, chờ đợi. Lan thì lăn ra đất khóc thảm thiết.  Cánh cửa mở tung. ánh sáng hai cây đuốc ùa vào trong phòng.  Hoàng phi đứng phắt dậy, đăm đăm nhìn ra phía ngoài. Một võ tướng chạy thẳng lại gần nói lớn:
- Bà đi ngay cho.
Hoàng Phi trợn mắt, dõng dạc hỏi:
- Đi đâu? Chúng mày định bắt ta đi đâu?
Võ tướng có vẻ lo lắng:
- Trời ơi, xin bà đừng trùng trình nữa, đi ngay cho kẻo lỡ việc bây giờ.
Hoàng Phi vẫn cương quyết:
- Ta thà chết ở trong phòng này, chứ không đi đâu hết.
Lan thì vừa níu lấy vạt áo chủ khóc vừa nói:
- Lạy các ông, các ông tha cho bà tôi.
Võ tướng lại gần. Lan tưởng chàng sắp ra tay làm ác, kêu hét lên. Nhưng võ tướng chỉ nắm lấy cánh tay nàng và ghé vào tai thì thầm mấy câu. Nghe dứt lời ngàng vui mừng quay lại nói với Hoàng Phi:
- Xin mời bà đi.
Hoàng phi cũng chẳng hiểu ra sao, song nghĩ bụng thử cứ liều xem, chết với bọn lạ mặt này, hay chết ở trong phủ thì phỏng có khác gì nhau. Bà liền lạnh lùng đi theo bọn kia. Khi mọi người đã ra ngoài, võ tướng đẩy cả gia đình viên phân phủ cùng người lính canh vào trong phòng, khóa trái cửa lại. Đoạn chàng lớn tiếng dặn:
- Hễ kêu, ta giết chết, nghe!
- Dạ.

Ở sân phủ đã có một toán binh đứng tề chỉnh sắp hàng. Võ tướng mời Hoàng Phi lên ngựa, rồi cùng ba võ tướng khác đi kèm chung quanh kéo quân lên đường.

HOMECHAT
1 | 1 | 174
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com