- Thưa năm thầy đến nơi rồi. Một ông trẻ tuổi nhất và láu lỉnh nhất trong bọn, mỉm một nụ cười tình đáp lại: - Thưa cô em, chúng tôi cũng biết là đến nơi rồi, vì chúng tôi đã trông thấy lá cờ đỏ "Bạch Phượng tửu quán" đương phe phất đón chào chúng tôi kia. Người thiếu nữ quay lại vẻ mặt rất ngây thơ? - Ồ ? Thầy cũng biết chữ? Cả năm thầy khoá cùng cất tiếng cười ha hả: - Cô em ngộ nghĩnh tệ? Đi thi cống sĩ mà lại không biết chử? - Ồ nhỉ ? Nhưng em cứ tưởng là thi chữ nôm kia chứ? - Cả chữ Hán nữa. - Cả chữ Hán nữa? Thì ra Nôm Hán toàn tài? Mọi người lại phá lên cười. Một thí sinh thì thầm bảo bạn: - Con bé hay hay nhỉ? Con bé hay hay đã đưa các thầy vào hàng và cất tiếng gọi: - Ông quán ơi, có khác trọ.
Tức thì chạy ra một ngưòi cao lớn, lực lưỡng, vận quần áo nâu, chân đi giầy da trâu, đầu mọc lởm chởm chít chéo cái khăn lụa màu hoa tiên. Người ấy hớn hở: - Kính chào chư hiền. Xin mời chư hiền vào nghỉ trong nhà. Quán chúng tôi được tiếp chư hiền thực là hân hạnh, hân hạnh cho quán chúng tôi lắm. Thiếu nữ bảo chủ quán: - Tôi đón hộ ông đủ số năm ngài khách trọ rồi đấy. Vậy tiền thuê cửa hàng trầu nước, ông liệu châm chước cho. Nhưng không để ý đến thiếu nữ, chủ quán cuống quít, săn sóc chung quanh năm người khách quý vì cứ liếc trông diện mạo sáng sủa và y phục chững chạc, chủ quán cũng đoán biết rằng bọn kia là con nhà thế phiệt: - Thưa chư tôn ông, chư tôn ông chừng người Kinh Bắc? Thật ra, chủ quán rất thông minh, thoạt nghe mấ mẩu truyện của năm thầy khóa đã biết các thầy vùng bể, như vờ hỏi chệch đi, làm ra mình ngớ ngẩn thực thà không lưu tâm đến một việc gì hết. ở thời loạn, ở thời vua tôi không thực bụng yêu nhau, thì sự ngờ nghệch ngây thơ là một nết rất tốt, vì ít ra nó cũng tránh cho mình được sự ngờ vực của bọn thám tử. Phải, biết đâu trong năm thầy lại không có một thầy là thân nhân của quan tổng trấn Võ Văn Dũng. Khắp Bắc thành còn nao núng về câu truyện xử tử một người học trò, vì người ấy trong lúc ngà ngà hơi men đã đọc cho bạn nghe bài thơ cảm khoái, có giọng mỉa mai bọn tôi triều đình Tây sơn là một bầy con nít, năm cha, ba mẹ. Việc ấy chắc chủ quán chưa quên, nên nay gặp mấy ông khóa trẻ tuổi kia, chàng giả vờ đóng vai đần độn. Nhưng một người trong bọn nghe câu hỏi thẳng thắn trả lời ngay: - Không, chúng tôi sinh trưởng ở vùng sơn Nam hạ cả. Tôi người Xuân Trường. - Thưa chư tôn, có ai người phủ Kiến Xương không? - Có, tôi, Người vưà trả lời tức là thầy trẻ tuổi đã có chiều muốn lơi lả với cô hàng trầu nươc . - Vậy chắc tôn ông có biết tiếng quan Thanh Xuyên hầu? Chủ quán hơi cuống: - À ? Tôi biết tiếng. . . vì ngài là trấn thủ Lạng sơn. Rồi lảng sang chuyện khác, chàng cất tiếng gọi: - Bớ tửu bảo ? Mấy thầy khóa khúc khích bấm nhau, thì thầm: - Chà? Lão quán này có lẽ là một tay văn sĩ chăng? Gọi người hầu rượn là tửu bảo, tửu biếc cẩn thận.
Nghê gọi, một người trẻ tuổi chạy ra. Gương mặt chàng sáng sủa, điệu bộ chàng nhanh nhẹn, khiến ai thoạt trông cũng thấy chàng khác bọn hầu hạ trong các tửu quán xưa nay: - Dạ, bác truyền con làm việc gì? - Anh đi sắp rượn ngay hầu năm ông cống xơi nhé. Một người khách cười: - Chúng tôi đã thi đâu mà ông đã vội tôn chúng tôi lên cống sĩ, bác sĩ? - Thưa chư tôn, chư tôn đã thi thế nào cũng đậu. Trước sau có khác gì? Cô hàng trầu nước quay lại nhìn các thí sinh và mỉm cười rất có duyên: - Xin mời chư vị hãy lại xơi chén nước chè nóng cho ấm bụng đã. Một thầy khóa gật, cười tình đáp lại: - Phải đấy, chư tôn huynh ạ. Chúng ta chẳng nên để cô hàng mong đợi. Phải không, ông quán? Chủ quán cười nịnh: - Vâng. Nghe đâu cô hàng cũng là một nữ thi sĩ ở vùng Kinh Bắc mới tới kia đấy Có thể hầu chuyện văn thơ chư tôn được. Cô hàng chau mày: - Ông cứ chế riễu làm gì thế? Chúng tôi cữ nhi nan hóa dám đâu học thói múa dìu qua mắt thợ.
Khách văn nhân đưa mắt nhìn nhau, có ý gờm gờm, thì cô hàng lại nói tiếp: - Thưa chư quý vị, ban nãy chư quý vị nói gửi lều chiếu cùng hành lý ở đâu để em xin đi lấy về. - Thôi chả dám phiền cô. Chủ quán đứng lên đỡ lời: - Để tôi sai người đi ngay. Xin chư tôn cho vài chữ. Vậy ở đâu ạ? Một thí sinh đáp: - Ở nhà ông cử Lan, phố.... à cửa ô Ưu Nghĩa. Cô hàng thấy ông đồ tránh cái tên phố hàng Mắm thì quay đi mủm mỉm cười. Còn chủ quán vô tình nói luôn: - à, ông cử Lan ở phố hàng Mắm, tôi biết. Vậy xin tôn ông cho cánh thiếp, tôi bảo người nhà đi ngay. Trong khi các thầy khoá ngồi ở phản hàng nước viết thiếp, thì chủ quán mang đến một quyển sổ lớn mà rằng: - Chúng tôi có một điều muốn thưa cùng chư tôn. ít lâu nay vì có quân gian phi lẩn quất trong thành làm điều phi pháp, nên đối với việc tuần phòng, quan tổng trấn rất nghiêm nhặt. Ngài có ra lệnh rằng các tửu quán đều phải có một bạ nhật ký để khách viễn phương đến trọ khai tên, tuổi, quê quán vào đấy.... Chúng tôi cũng biết làm như thế là phạm đến danh dự của chư tôn, nhưng chư tôn cũng lượng xét cho, nếu chúng tôi không tuân thượng lệnh thì tất phải tội với triều đình....
Thấy chủ quán nói năng lễ phép, một người vội ngắt lời: - Có gì mà phạm tới danh dự chúng tôi được. Giữ trật từ ở một nơi đô hội rộng rãi, đông đúc như Bắc thành thì cố nhiên phải cẩn mật. Vừa nói vừa đỡ lấy quyển bạ để viết. Tên tuổi năm người là: Nguyễn Thanh, hai mươi ba tuổi, Nguyễn Ban, hai mươi mốt tuổi, hai anh em, người làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường; Đỗ Đắc Thắng hai mươi hai tuổi, Đỗ đắc Tiến, hai mươi tuổi, cũng hai anh em, người làng La Ngạn, phủ Nghĩa Hưng. Còn người thứ năm là Trịnh Nhị, hai mươi mốt tuổi, người xã Thanh Nê, phủ Kiến Xương. Xong việc sổ sách, chủ quán xin thiếp đi lấy hành lý, rồi kính cẩn vái chào, để năm nhà văn ngồi lại mà lả lơi trêu gẹo cô hàng trầu nước. Trịnh Nhị con nhà giàu sang, vốn đã thạo khoa tán gái, nhập cuộc ngay bằng một câu khoe khoang với cô hàng : - Cụ lớn tôi cứ bắt tôi phải đưa vài ba tên tiểu đồng đi cắp tráp, xách điếu theo hầu, nhưng tôi ưa giản dị, nên chỉ đem có một đưá vác liều chiếu. Vả đi đến đâu là nhà ở đấy, phải không cô hàng? Cô hàng mỉm cười: - Vâng tôn ông dạy rất phải. Trịnh Nhị thích chí cười hé hé, nói tiếp: - Lúc đã vừa ý thì lọ là phải có kẻ hầu, người hạ, thêm bận chân? - Vậy anh người nhà của tôn ông ý chừng ở đằng cửa ô Ưu Nghĩa? - Phải, nó nhận được thiếp của tôi thế nào cũng theo bác chủ quán, mang hành lý lại đây Đằng ấy là chỗ bà con. Nhưng tôi đã nói, đối với nam nhi, đối với thi nhân mặc khách như anh em chúng tôi, thì mình ở đâu là nhà mình đó, phải khống quý nương? Như gian hàng nhỏ của cô nương đây tuy hẹp, nhưng lúc chúng tôi thích thì tức là lâu đài nguy nga của chúng tôi đó. Vì khách làng văn như chúng tôi, sự nguy nga không ở cửa cao, nhà rộng, mà chỉ ở một chén rượn nồng, một câu thơ hay, một lời nói có duyên, một bông hoa thơm hé nở. Vừa nói chàng vừa liếc cô hàng một cách rất tình tứ, khiến bốn người bạn phải lấy làm khó chịu, vì họ chỉ sợ sẽ mắc lỡm với cô hàng có cặp mắt long lanh, sắc sảo và cái miệng luôn luôn nở một nụ cười bí mật.
Quả họ đoán không sai: cô hàng rót năm chén nước chè mạn sen thơm ngát đặt trong cái khay khảm, rồi bưng lại sập mà nói rằng: - Chả mấy khi tệ điếm lại được chu hiền chiếu minh, thực đại hạnh, đại hạnh. Nay nhân hàng vừa mở, vậy tiện nữ xinh Trịnh công tử ra ân ban cho một đôi câu đối treo cửa. Trịnh Nhị vui sướng: - Sao quý nương biết tên tôi, mà lại gọi tôi là công tử? - Dạ, ban nãy tiện nữ có trộm nhìn cánh thiếp của công tử. Nguyễn Thanh vốn biết sức học kém cỏi của Trịnh Nhị và sợ lỡ chàng giở hết cái dốt của chàng ra, thì thực cả bọn bị xấy lây với cô hàng, nên đỡ lời ngay: - Làm câu đối là một việc rất tầm thường quý nương chẳng cần phiền đến tài cao của Trịnh đại huynh xin để tôi cáng đáng. ở hai cái cột có treo sẳn đôi liễn con phượng chưa viết chữ. Cô hàng bắc ghế lấy xuống mà nói rằng: - Thưa chư tôn, ban nãy Trịnh công tử đã làm xong một vế rồi, chỉ còn một vế nữa thôi. Trịnh Nhị hoảng hốt: - Xong một vế? Tôi làm xong một vế rồi? - Vâng, vế ấy tiến nữ đã ghi vào mảnh giấy, đây xin trình chư tôn. Đỗ Đắc Thắng đỡ lấy tờ giấy hao tiên của cô hàng trong có hàng chữ thật tốt: "Một chén rươu nồng, một câu thơ hay, một lời nói có duyên, một bông hoa thơm hé nở ". Nghe bạn đọc, Trịnh Nhị vỗ tay cười, tự phụ: - Vế câu đối của tôi. - Vâng, của công tử. Cho hay các văn nhân thi sĩ có đại tài vẫn thế, làm văn làm thơ mà không biết rằng mình làm văn, làm thơ. Năm người cùng lo lắng, ngẫm nghĩ Cô hàng lại nói tiếp: - Thưa chư tôn, kể về câu đối ấy mà treo ở trà điếm của tiện nữ thì cũng xứng đáng Nhưng tiện nữ xin phép Trịnh công tử đổi hai chữ cho được đúng hơn vì ban nãy, chẳng qua công tử buột miệng mà nói thàng văn, chứ công tử có kịp suy nghĩ tới tiến nữ đâu. Nói đến đây, cô hàng đưa một cái liếc mắt rất kín đáo. - Đổi hai chữ nào, quý nương? - Thưa công tử, hai chữ "rượn nồng" ra hai chữ "trà đượm".
Rồi nàng lại đọc: "Một chén trà đượm, một câu thơ hay, một lời nói có duyên, một bông hoa thơm hé nở ". Cả năm ông cống sĩ tương lai cùng tấm tắc khen: - Hay? Hay lắm? "Một chén trà đượm, một câu thơ hay, một lời nói có duyên, một bông hoa hé nở ', câu ấy thực đáng treo ở cửa hàng trầu nước của một cô nữ văn sĩ Cô hàng bẽn lẽn cuối đầu. Nhưng cô hiểu rằng không nên làm cho các thầy khóa thất vọng. Cô bèn nói té tát để chữa thẹn cho các thầy: - Thưa chư tôn, trong thơ, đối chọi là một sự tầm thường, những bậc tài lỗi lạc không thèm để ý tới. Trịnh công tử cho một vế như thế cũng đủ nghĩa lắm rồi. Đủ nghĩa thì thôi, còn tìm một vế nữa làm gì. Vậy xin Trịnh công tử hạ cố cho tiện nữ được ngắm tài của Vương hi Chi tiên sinh đời nay. Nghe cô hàng nói, các thầy mướt mồ hôi, Khóa Nguyễn Thanh lại phải đảm nhận việc viết liễn, vì chàng biết rằng chữ Trịnh Nhị xấu như gà bới. Vả bốn ông khóa nghe đâu đều ỷ vào lưng Trịnh Nhị mà chơi bời phung phí, nên phải luôn chống đỡ, che chở cho chàng. viết xong vế câu đối với giòng lạc khoản "Trịnh Nhị, Thanh Nê mặc khác đề , Nguyễn Thanh chừng biết cô hàng là gái chẳng vừa, liền bấm bạn bè cáo lui vào trong quán nghỉ ngơi. Cô hàng khúc khích cười, treo đôi liễn lên cột lẩm bẩm nói: - Một bên đã có chữ. Còn một bên.... hãy để đấy.
Đêm hôm ấy, khi các khác trọ đều đã yên giấc, khi trống, mõ và chiêng, kiểng ở trong thành đã điểm canh ba, chủ quán mới nghĩ đến đi ngủ. Chàng ôm sổ sách lên gác, một từng thấp đến nỗi một người tầm thước có thể đứng giơ tay lên với chạm mái được. Vẫn tưỡng chàng đem sổ sách lên để tính toán các món chi tiêu trong một ngày. Nhưng không, chàng vứt bề bộn hết cả giấy má trên mặt một cái rương lớn, bên cạnh cây đèn dầu lạc, ngọn cháy lù mù, rồi cúi xuống một góc phòng khẽ lật ván lên kéo ra một tờ giấy lớn bồi vải và cuộn tròn. Chẳng biết nghĩ sao chàng lại đậy ván lại, rồi rón rén bước xuống nhà. Trong các buồng, khách trọ đông ních, tiếng ngáy đủ giọng cao thấp. Chủ quán soát lại một lượt, từ phòng khách đặc biết dành riêng cho các thí sinh giàu có, sang trọng, trong số đó có bọn Trịnh Nhị, cho chí những phòng trống trải ở nhà ngang, nơi trọ của các chú lái gồng gánh thúng mẹt. Chàng lẩm bẩm: - Được lắm? Ngủ yên cả rồi. Chàng liền trở lên gác ngoài, đóng cửa cài then cẩn mật, rồi lại lật ván lấy tờ giấy lớn bồi vải ban nãy, mở rộng ra: đó là bức bản đồ Bắc thành, và các phố, các cửa ô, các ao chuôm. Chàng di ngón tay trỏ xuống cửa tây, rồi đưa đi theo con đường nhỏ qua mấy thửa ruộng tới đền thờ đức Tản Viên dựng trên gò Nùng sơn. Ngẫm nghĩ một lát, chàng lại lắc đầu, đưa ngón tay trỏ đi từ trại binh thẳng đường qua Võ miếu xuống cửa Nam Văn miếu. Chàng mỉm cười dừng lại đó rồi đi ngang sang phía đông tới trường thi. Cặp môi chàng mỉm một nụ cười đắc thắng: - Chỉ năm trăm cũng đũ chán? Có tiếng gõ cửa khe khẽ, kín đáo. Chủ quán vội cuộn bản đồ lại cất vào chỗ cũ, rồi lên giường nằm im thin thít. Lại có tiếng gõ, hai tiếng đi liền nhau, kế tiếp ba tiếng nữa. Chủ quán mỉm cười sung sướng dậy mở cửa gác hỏi sẽ: - Ai? - Ngu muội. - Trời ơi? Hiền muội? thế nào, công việc?
Một thiếu nữ bước vội vào phòng. Đóng cửa cài then xong, nàng đáp: - Hy vọng. Thiếu nữa là cô hàng trầu nước buổi sáng, và chính là Nhị nương. Còn chủ quán tức là trần Quang Ngọc. Trần Quang Ngọc và mấy người đồng đảng bị vây ở trong hầm chùa Tiêu sơn. Tuy viên phân phủ chưa tìm ra được cái hầm bí mật ấy, nhưng cũng đoán chắc rằng bọn nghịch chỉ lẩn quất đâu đây mà thôi. Vì thế, y ra lệnh cho quân lính ngày đêm phải vây bọc thực cẩn mật lấy các ngách, các lối quanh chùa. Nhờ mưu Nhị nương giả làm ma, bọn quân khiếp sợ. Nhưng ngay đêm hôm nàng đem lương thực vào hầm, nhân quân canh đướng náo động tâm hồn. Quang Ngọc cùng các bạn đồng chí trốn thoát ra ngoài. Vì chàng cho rằng mưu kia tuy lừa được bọn lính ngu dốt, mê tín, nhưng trái lại sẽ giúp cho sự dò xét của viên phân phủ nhiều lắm. Quả thực, sáng hôm sau phân phủ Nguyễn Túc được tin báo có ma hiện hồn ở sân sau chùa Tiêu sơn, bèn tức tốc cười ngựa đến nơi xem xét. Theo lời phác tả của tên lính canh, Túc đi quanh hai, ba vòng ngôi mộ, mà tên kia cho rằng con ma biến vào đó. Bọn nha lại theo phân phủ bàn nên tìm thầy phù thuỷ cao tay để lên đàn trừ tà Nhưng Túc chỉ mỉm cười đứng ngẫm nghĩ rồi thong thả bảo quân lính đi lấy cuốc, thuổng đào ngôi mộ.... Vì thế mà sự bí mật bị khám phá vì viên phân phủ đoán chắc rằng Phổ T nh thiền sư, chủ cái hầm kia tức chỉ là Phạm Thái. Nửa tháng sau, Quang Ngọc đã trở nên chủ nhân quán Bạch Phượng rồi chàng đem tiền - Vì thế lực kim tiền bao giờ cũng mạnh - chạy cho Lê Báo được trụ trì chùa Liên Phái. Còn Trịnh Trực thì nhân chưa ai được tung tích, Quang Ngọc lưu lại Kinh Bắc để tìm kiếm thêm đảng viên trong vùng ấy sau này có dịp tốt, chàng sẽ quay về hạt Từ sơn lập lại đảng. Chính giữa lúc Quang Ngọc đương miên man đến các cách lập lại đảng, có lẽ to gấp mấy lần trước, thì nghe có tiếng gõ cửa rồi thấy Nhị nương bước vào phòng báo cho chàng biết rằng việc đảgn rất hy vọng, chàng hỏi lại: - Hiền muội có hy vọng, là hy vọng về phương diện nào, về phương diện võ hay văn? Nhị nương mỉm cười : - Về cả hai phương diện. Vẻ mặt Quang Ngọc vẫn thản nhiên: - Nói qua cho ngu huynh nghe nào. - Mưu kế rất giản dị. Hôm bắt đầu kỳ để nhất, các thí sinh sẽ rấy loạn phá trường thi. - Chắc? - Chắc. Không kể hơn trăm đảng viên ở các trấn về dự thí, ngu muội đã dụ được vài trăm thầy khóa nữa rồi. - Cả năm chú ban sáng? - Chính. Hôm ra xem đầu bài chữ nôm, bọn họ sẽ la hét ầm lên rằng nhất định không làm bài nôm na mách qué.... Thế là hàng nghìn người a dua theo rồi ùa nhau phá trường thi bắt giữ các khảo quan lại. Tất nhiên quan tổng trấn cho quân lính ra đàn áp Bọn quân lính ấy đã là quân lính ta. - Của ta? - Vâng, của ta. Nghĩa là viên quân cơ đã phát thệ theo.... - Theo đảng ta? - Không.... theo ngu muội.
Quang Ngọc trân trân nhìn mm , rồi mỉm một nụ cười kính phục: - Nhưng phải giữ bí mật lắm đấy? Hiền muội nên nhớ việc phá Từ sơn. - Việc này mà bại lộ thì chỉ một mình ngu muội chịu tội, vì những người làm việc dưới lệnh ngu muội chỉ biết có ngu muội. Quang Ngọc ngước mắt ngắm Nhị nương, thấy cặp mắt nàng long lanh sắc sảo lạ lùng: - Vẫn biết thế, vẫn biết rằng chúng ta đã đổi hẳn chiến lược, chia nhau ra ai làm việc nấy, chỉ riêng chịu trách nhiệm đối với đảng. Nhưng mất một viên thượng tướng như hiền muội, thì thực đảng cũng đến siêu. - Hiền huynh cứ dạy quá lời làm gì thế. - Lúc hiền muội vào ngu huynh đương xem lại bản đồ Bắc thành. - Bản đồ của Vẽ Tăng họa? - Phải, đây, hiền muội thử xem lại.... Quang Ngọc toan lấy bản đồ thì Nhị nương gạt đi mà rằng: - Không cần ngu muội nhắm mắt cũng đi được khắp nội thành ngoại ô. Dút lời, nàng đứng dậy nói: - Thôi, mời hiền huynh đi nghỉ, chẳng khuya rồi. Quang Ngọc giữ lại: - à, một tin mừng. Quỹ tháng này tăng nhiều lắm. Riêng tửu quán đã thu được gần nghìn quan. - Thế à? Một tin mừng nữa. - Tin gì? Nhị nương ghé lại gần nói thầm: - Phạm Thái hiện ở Bắc thành. Quang Ngọc vui mừng: - Ở đâu? - Ngu muội chưa gặp. Nhưng mai xin đi tìm.
Chung quan pháp trường, người ta đứng xem rất đông. Họ đến ngay từ đầu giờ Dần để nhận chỗ. Vì xử tử mấy người phản quốc quan trọng - một viên quan và bốn viên đội - nên pháp trường không lập ở trong thành, mà dựng ngay ở trước cửa chùa Liên Trì trông ra hồ Hoàn Kiếm. Quang tổng trấn muốn nhân dân khắp Bắc thành đều được mục kích mấy cái đầu phản quốc rơi dưới lưỡi gươm nặng của viên đao phủ. Trong bọn đến xem, hai người nói chuyện: - Sắc đẹp giết người? - Thế con bé bán hàng nước hôm nay có bị hành hình không? - Nó trốn thoát rồi còn đâu. Ngay khi chưa bại lộ câu chuyện làm phản, chủ quán Bạch Phương đã làm đơn vào dinh quan phân tri sở tại kiện ả kia về tội lừa đảo Nghe đâu cô ả ở trọ hơn một tháng, mà chẳng trả được một đồng một chữ. Rồi một đêm bỏ trốn biệt. - Thế quan không tróc nã ư? - Chắc có chứ, nhưng vị tất nó còn lẩn lút trong Bắc thành.
ở một chỗ khác, năm, sáu người học trò khúc khích cười, thì thầm bảo nhau: - Sao ngày nay mà hãy còn những đứa cuồng xuẩn như thế nhỉ? - Đại huynh bảo thế nào là cuồng xuẩn? - Nghe theo một đứa con gái, một con hàng nước, để toan phục hưng nhà Lê, đại huynh bảo chẳng gọi là cuồng xuẩn còn gọi là gì? Một người thứ ba cười ha hả: - Ý chừng chúng nó muốn bắt chước bọn Trịnh Kiểm đời xưa chứ gì? - Nghe đâu con bé hàng nước ghê gớm lắm kia đấy. Đại huynh đã lại Quảng Minh đường đọc tờ chiếu chỉ chưa? - Chưa. Có gì lạ vậy? - Trong chiếu chỉ có nhiều câu mạt sát bọn Lê thần. Chừng con bé hàng nước cũng thuộc bọn ấy. Một người thì thầm bàn chen: - Dễ yêu tinh đấy, các bạn ạ. Các bạn có nhớ truyện con rắn hiện thành người đẹp bán chiếu gon ở phường khán Xuân không? Nó xuống hoa. thơ với cụ Nguyễn Trãi, rồi được cụ kén làm nàng hầu. Về sau nó lại hiện nguyên hình rắn, đương đêm cắn chết hoàng thượng.
Một người từ nãy vẫn yên lặng, giữ vẽ mặt bực tức, bỗng thở dài phàn nàn: - Một lũ khốn nạn? Chúng nó làm mình hụt cống sĩ khoa này. Mình bao công đèn sách, những tưởng được chiếm bảng vàng. Ngờ đâu chúng nó làm phản để triều đình bãi khoa thi. Chư đại huynh tính như thế thì có uổng không, như thế thì có tức chết được không? - Nhưng đại huynh đã chắc đâu chiếm bảng vàng? Mọi người cười phá lên, khiến mấy chú lính mặc áo nâu, đội nón son vác dáo đứng giữ trật tự ở hàng đầu phải quay lại quát: - Khẽ mồm chứ? Quan sắp đến đấy? Những mẫu chuyện riêng kia đủ tỏ rằng Bắc thành vừa suýt có biến. Cuộc biến loạn ấy, hoàn toàn là công trình của Nhị nương. Tối hôm từ biệt Quang Ngọc ở Bạch Phượng, nàng cải nam trang đi tìm Phạm Thái, vì buổi sáng vào đền Ngọc sơn, nàng đã để ý tới một bài thơ của một văn nhân đến vãn cảnh. Bài thơ ấy chỉ là một bài thơ đề vịnh, nhưng đối với đảng viên đảng Tiêu sơn lại là một dấu hiếu để báo cho nhau biết mà đi tìm nhau. Tức thì Nhị nương họa lại nguyên vận. Trong bài hoạ, nàng không cần lời thơ hay, nàng chỉ cốt chen được câu: "Phượng trắng soi bên dịp mộc hều. " Câu thơ ấy ai chẳng cho là tả đền Ngọc sơn đứng bên cầu Thê Húc. "Nhưng Phạm Thái tất hiểu. Phải, làm gì mà không hiểu, vì ta ký tên là nàng Hai". Nhị nương vui sướng đọc lại câu thơ. Nhưng suốt ngày vẫn không thấy Phạm Thái đến quán Bạch Phượng. Nhị nương dồ rằng chàng chưa trở lại Ngọc sơn. Vì thế, đêm ấy, chàng cải nam trang la cà trong các tửu điếm để tìm Phạm Thái. Trước hết, nàng đến một hàng thịt cầy ở phố hàng Hòm. Nàng chắc rằng anh chàng Lỗ Trí Thâm kia đã về Bắc thành thì khi nào lại chịu kiêng khem cái thú nhắm rượn chả chó. ở đó không gặp Phạm Thái, nàng lại đến các hàng cơm chứa trọ phố Thợ Nhuộm gần tràng thi, vì nàng chắc Phạm Thái chỉ quanh quẩn ở khu ấy. Vả biết đâu Phạm Thái không đội tên để đi thi.
Mãi gần sáng, Nhị nương mới trở về quán Bạch Phượng nhủ, mà Phạm Thá, nàng vẫn chưa biết tin tức ra sao. Cuối giờ Mão, nàng thức dậy. Dậy không phải để bán hàng. Nàng vừa nghĩ ra một cách nữa đễ tìm kiếm Phạm Thá: là sắm sửa vàng hương đi lễ các chùa. Vì nàng đoán chắc rằng nếu Phạm Thái không có trong các ỉru quán, thì chỉ ẩn núp ở chùa nào đó. Quả không sai. Khi đến cổng chùa Trấn Quốc, và nhận được tính cách Phạm Thái trong một bài thơ vịnh Tây Hồ, Nhị nương vui mừng tiến vào chùa và gặp chàng đương ngồi nói chuyện với sư cụ. Nàng cố giữ mặt thản nhiên, đi qua hành lang lên chùa trên. Một lát sau, Phạm Thái theo lên thắp hương, vì ngày ấy là ngày thường, nên chú tiểu xin phép đi chơi phố, và nhân tiện mua các thức ăn. Hai người kể qua loa cho nhau biết tình thế và công việc của đảng. Rồi Nhị nương hẹn Phạm Thái tối hôm ấyu lại quán Bạch Phượng phố Cầu gỗ bàn việc lớn Công việc vây phá trường thi và xui giục quân lính dấy loạn tiến hành càng mau khi đã có Phạm Thái giúp Nhị nương một tay. Bỗng xảy ra một việc chẳng ngờ, đến nỗi vỡ lở: Một người trong bọn đứng đầu việc gây ra bỏ thi đến lễ đền Ngọc sơn xin quẻ thẻ. Chẳng may cho Nhị nương, quẻ thẻ ấy rất xấu. Người kia sinh ra nghi ngại, lo lắng. Đọc đi đọc lại quẻ thẻ, người ấy nhậ thấy một câu thơ có nghĩa ẩn hiện rằng nếu đi phát giác việc làm phản với quan trên, thì thế nào cũng được hưởng phú quý. Thế là thầy khóa sinh lòng tráo trở. Vả tráo trở lại có lợi lắm cơ: Mười năm đèn sách, mà ra thi vị tất đã ăn thua, đằng này chỉ nói một câu là nhảy một bước tới cao quan.
Kể ra, thầy khóa cũng rất siêu lòng vì cô hàng trầu nước xinh đẹp, nhất lại được cô ta tâng bốc luôn luôn, và luôn luôn hứa lulung lời đường mật. Nhị nương cũng ngờ rằng nhan sắc, và đức hạnh mình có lẽ khó đánh dổ được lòng ham muốn công danh của những anh đồ đã thề sống chết với cái chí xuất chinh. Nhưng nàng cho rằng dẫu việc có thất bại thì nàng cũng chỉ đến đi trốn tránh một nơi, mà nếu chẳng trốn thoát thì lấy cái chết đền ơn đảng là cùng. Vì việc làm phản này, nàng riêng chịu trách nhiệm. Phạm Thái có giúp nàng cũng chỉ đứng ngoài cuộc mà thôi. Tối hôm ấy, anh khóa phản phúc kia lần mò vào dinh quan tổng trấn xin nói riêng với ngài một câu truyện rất quan trọng. Tức thì ngay giờ sau, viên quản và bốn viên dội định làm phản bị bỏ ngục một cách rất yên lặng, bí mật. Nhưng dù bí mật đến đâu cũng có thám tử ra báo với Nhị nương. sáng sớm hôm sau, chủ quán Bạch Phượng làm đơn thân mang đến huyện sở tại kiện cô hàng nước vô danh đã bỏ trốn đi mà chưa trả tiền trọ, tiền ăn. giữa lúc ấy, viên phân tri Thọ Xương đương sắp binh lính để ra khám quán Bạch Phượng và bắt bỏ ngục cô hàng nước. Nhị nương phỏng đoán không sai. Quang Ngọc và Phạm Thái không bị ngờ vực, khi nàng đã trốn thoát ra ngoại ô. Chỉ riêng các thầy khóa đang hí hửng lên ông cống là bị thất vọng, vì ngay trưa hôm ấy, có yết thị bãi thi cống sĩ và truyền cho các thí sinh nội nhật ai ở đâu phải về đó. Năm hôm sau, viên quản và bốn viên đội làm phản bị điệu ra pháp trường xử tử Cho hay trờ đời vẫn thế, con người chỉ thích có sự biến đổi để mà xem. Sự biến đổi ấy, họ coi như một tấn tuồng làm cho họ vui mắt, vui tai trong chốc lát. Chẳng rứa mà trong số người đứng chờ xem hành hình, mấy ông đồ bàn tán nói trên kia lại vui sướng được? ấy là họ thuộc phái phản đối lối thi cử của nhà Tây sơn đấy Người Bắc thành ở gần vua chúa lâu đời đã hầu hoàn toàn có tính cách phục tòng, nên khi bọn binh lính quát mắng thì họ im ngay. Một lát sau, tiếng loa, tiếng trống lớn, trống con từ phía đền Ngọc sơn tiến đến. Rồi quan tổng trấn Võ Văn Dũng rời võng điều bước xuống. Đi dưới bốn cái lọng xanh. Bốn vệ binh cầm bốn thanh kiếm trần đi dàn trước mặt. Quan tổng trấn tính nóng như lửa và rất ư sự mau chóng. Vì thế, ngài vừa ngồi xuống xập là chiêng trống nổi lên ngay. Trong khoảnh khắc, năm cái đầu rơi trên chiếu cạp điều. Máy chảy lai láng, chiến như nhuộm phẩm hồng. Rồi người ta bỏ năm cái đầu lâu vào năm cái giỏ tre và treo lên cành cây ở bên tháp Báo Thiên. Người đi xem vui cười bàn tán trên đường về.