watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:45:5426/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Khái Hưng > Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 21
Hồi 23
Cái cũi người

Nhị nương nóng ruột, thực không phải vô cớ nếu ta tin có sự viễn truyền tư tưởng.
Mà sao lại không có?
Thực vậy, ở Tiêu sơn, anh em đồng chí rất mong mỏi Nhị nương, vì gặp nhiều sự nguy biến, và cần phải có tài do thám của Nhị nương để phá sự do thám khốc liệt của triều đình.
Trong mấy tháng trời, nhà ngục thất phủ Từ sơn không đủ chỗ giam tội nhân, đến nỗi đã phải dựng thêm một nhà nữa. Mà sự bắt bớ và tra tấn vẫn tiến hành, sự canh phòng thì rất cẩn mật. Viên phủ tri đã xin thêm lính trấn về và lại mộ thêm lính dõng nữa. Hình như sau khi quân giặc luôn hai lần náo động phủ đường, viên phủ tri lấy làm căm tức lắm, thề răng thế nào cũng báo thù lại một cách đích đáng.
"Muốn báo thù phỏng có khó gì? Viên phủ tri vẫn ngẫm nghĩ thầm, rồi lập tức kén những tay tài giỏi, tài về ngôn ngữ giảo quyệt, và giỏi đủ cả các môn võ hiểm để phòng thân. Một mặt cho bọn ấy đi khắp các làng, các xóm trong dân quê do thám, một mặt dùng tiền để dụ những học trò nghèo hay chữ mà họ đóan chừng thuộc đảng Lê thần.

Cố nhiên có nhiều kẻ túng đói giả danh là thuộc đảng nọ đảng kia ra tâng công khai man hết điều này điều khác, mục đích chỉ cốt được l~nh tiền thưởng. Rồi vì thù riêng cũng có, vì người ta xui dục cũng có chúng nó cung khai ra toàn những người hoặc có chút danh vị, hoặc có chút tư bản. Nào người này đã nhiều lần oa trữ Phạm Thái, nào ở nhà kia họ thấy cái áo lụa của bà Hoàng phi. Trí tưởng tượng của họ đem đến cho họ chẳng thiếu gì tang chứng. Nếu xét ra tang chứng ấy không có, thì hắn là kẻ tàng nặc đã tiêu hủy đi rồi, tội càng nặng. Nhưng tội nặng ấy cũng sẽ được tiêu hủy, nếu tội nhân có đủ trí thông minh trong khi nói chuyện riêng với viên phủ tri hay viên phân suất ở nơi nhà tư.
Thôi thì tiếng kêu khóc của bọn bị tra tấn chẳng ngày nào là không làm rung động lòng dân đối với hai viên quan đã lên đến cực điểm. Đi đâu cũng nghe thấy lời ta thán, thì thầm với nhau, trong khi cặp mắt nhớn nhác nhìn trước nhìn xem có ai nấp đâu đó nghe trộm. Phòng bị như thế mà co lkhi cũng không thoát đấy. Một lần một người bị bắt lên phủ, vì một câu khí khái hão nói riêng với vợ ở trong phòng kín. Người ấy kinh ngạc thú nhận, nhưng nhờ về một thứ mà ai cũng có thể đoán ra, người ấy được tha ngay. Sự thám thính có hiệu quả ghê gớm như thế làm cho nhân dân hạt Từ sơn sinh ra nao núng, ngờ vực. Cha con, anh em, vợ chồng cũng không dám tin nhau nữa.

Kể ra, tuy sự do thám có kết quả mà viên phủ tri cũng chỉ biết bắt giam những người ra mặt hay ngấm ngầm phản đối triều đình Tây sơn. Còn những người ấy thuộc đảng nào vẫn chẳng sao dò ra được. Cách lập đảng bí mật, tính kín đáo và chí gan liều của các đảng viên làm cho sự tra khảo mất hẳn hiệu nghiệm. Chẳng thế mà chưa một lần nghe đọc đến tên đảng Tiêu sơn, tuy trong đám tội nhân bị giam có rất nhiều đảng viên:
Ba nhà sư bị bắt đương đi phát hịch và đến hơn chục người ở ngoài tăng già.
Giữa thời bắt bớ nhộn nhịp ấy, một buổi chiều bốn người lực lưỡng, y phục nai nịt gọn gàng khiêng đến phủ Từ sơn một cái củi lớn nhốt một thiếu niên dõng sĩ vẻ mặt tuấn tú, thân thể vạm vỡ. Người ấy mặc có một cái quần vải thô; cái khăn nhiễu tam giang đội vụng che không kín hết cái đầu chơm chởm tóc mọc cứng như cỏ ruộng mới cắt. Mình mẩy cởi trần và mang đầy những vết thương còn rớm mau.
Thấy bốn người khiên cái cũi xồng xộc đi vào cầu treo, lính canh cổng giữ lại hỏi:
- Đi đâu?
Bốn người đặt cái cũi xuống đất, nói vào hầu quan có việc rất khẩn cấp.
- Nhưng việc khẩn cấp là việc gì mới được chứ? Mà các chú nhốt con gì ở trong cũi thế?
Thật ra mắt chú lính cũng hơi kèm nhèm, nên đứng đằng xa nhìn thấy vật đen lục đục trong cũi, chú ta đoán già ngay rằng bọn kia đi săn bắn được con hươn nai khiêng đến biếu quan. Không nghe thấy trả lời, người lính lại hỏi:
- Ư, các chú biếu quan con gì thế?
- Người ?

Chú lính kinh hãi:
- Người ? Biếu người ?
Bấy giờ chú mới lại gần ngắm nghía kẻ bị nhốt trong cũi:
- ấy này? ăn cắp, ăn trộm gì mà các chú đánh người ta máu me thế kia?
- Nhờ cậu vào trình quan cho, rằng chúng tôi khiêng đến nộp quan một tội nhân rất quan trọng.
Chú lính gắt:
- Nhưng người ấy là ai mới được chứ?
- Phạm Thái ?
Tức thì mặt người lính tái hẳn đi. Rồi người ấy ấp úng:
- Phạm.... Thái. Người bị nhốt trong cũi là Phạm Thái?
Người nọ bảo người kia, nhắc đi nhắc lại hai chữ Phạm Thái. Chỉ trong chốc lát, cái tên ghê gớm ấy truyền ở cửa miệng khắp mọi người trong phủ. Đến nỗi người lính canh cổng chưa kịp vào trình báo, hai viên phân phủ và phân suất đương nguồi nói chuyện ở công đường đã tất tả chạy ra cổng:
- Đâu? Phạm Thái đâu?
Ai nấy đứng giãn ra. Người lính lại gần giơ tay trỏ bọn khiêng cũi mà nói răng:
- Bẩm ông lớn bốn tên này vừa đem nộp.
Cặp mắt ngờ vực của viên phân phủ đăm đăm nhín thẳng vào mặt bốn người:
- Chúng mày bắt được Phạm Thái? Bộ chúng mày bắt nổi Phạm Thái?
Một người trong bọn lễ phép lại gần, vái dài, trả lời:
- Bẩm hai ông lớn, Nguyễn công tử chúng tôi sắp đến hầu hai ông lớn. Công tử chúng tôi cho chúng tôi khiêng tội nhân đến nộp trước, rồi xin lại sau.

Đoạn, người ấy thuật rất rành mạch cuộc chiến đấu của Nguyễn công tử với Phạm Thái; Nguyễn công tử ở sơn Nam, lên ngoạn du trấn Bắc vì nghe tiếng miền Bắc có nhiều thắng cảnh, mà số anh hùng hào kiệt lại rất đôgn. Công tử là người võ nghệ cao cường, văn chương lỗi lạc, nhưng không hề khinh xuất sự thủ thân bao giờ. Vì thế đi đâu cũng có một bọn bốn kẻ dõng sĩ theo liền bên hộ vệ đề phòng sự công kích bất thần.
Buổi trưa hôm nay vừa sang qua bến đò Kim lũ thì gặp một người tự xưng là Phạm Thái đêm theo dăm tên bộ hạ ra cản đường đòi tiền mãi lộ. Nghe hai chữ Phạm Thái, Nguyễn công tử chẳng nói chẳng rằng, xuống ngựa rút kiếm xông vào đánh liền. Phạm Thái cũng rút dao ra nghênh địch.
Nghe người khiêng mình kể chuyện, Phạm Thái ở trong cũi luôn mồm lớn tiếng chửi rủa. Đến nỗi viện phân suất cáu tiết phải đạp mạnh vào cũi mà mắng răng:
- Im ngay? Tên giặc cỏ ?
Rồi quay lại bảo người kia kể nốt câu truyện.
- Bẩm hai ông lớn, võ nghễ Phạm Thái, người ta ca tụng quả không ngoa.
Công tử chúng tôi phải dùng mưu mới đánh ngã được hắn. Mưu ấy là giả thua để Phạm Thái đuổi theo, rồi bất thình lình quay lại đánh miếng đà đao.
Một tiếng chửi lớn ở trong cũi bay ra:
- Đồ khốn nán? Đồ cắn trộm? Còn khoe mẽ gì?
Viên phân phủ lại bên cũi ghé mắt nhìn qua khe chấn song. Phân suất vội vàng kêu:
- Ngài đứng xa ra một tý.

Người kể chuyện lễ phép thưa:
- Ông lớn không ngại. Chúng tôi đã trói cẩn thận chân tay hắn rồi.
Quả thật chân tay người bị nhốt đều nặng trĩu những giây thừng. Phân suất ngắm nghía, mỉm cười hỏi:
- Khốn nạn? Mình mảy bị đầy những vết thương như thế kia có đau không?
Phân phủ trù trừ:
- Có lẽ hãy để đến mai. Bây giờ gần tối rồi trông không rõ, ta hãy cứ tống cái cũi vào ngục thất đã, như thế chắc chắn hơn.
Quả thực, câu truyện chiến đấu kể dềnh dàng mất đến quá nửa giờ, nên lúc đó trời đã sặp tối Phân phủ liền cho khiêng cũi Phạm Thái vào ngực. Bốn người nhà Nguyễn công tử cùng xin theo xuống trại ngồi chờ chủ sắp đến.
Hồi 24
Nguyễn công tử

Phân phủ xuống lệnh mở tiệc ăn khao. Một tiếng dạ ran. Tức thì nào cai, nào lính đem trát quan đến làng sở tại bắt lý trưởng đi mua trâu, bò, dê, lợn. Rồi một lát, sau khói rơm thui súc vật bốc lên um cả một góc thành. Tiếng cười reo vang đông tưởng như quan quân vừa thắng trận về.
Mà kể bắt sống Phạm Thái cũng là đại thắng rồi tuy không phải chính tay mình bắt giặc. Một người quấy nước chọc trời bấy lâu nay, xuất quỷ nhập thần chẳng còn ai dò ra tung tích, thế mà bỗng có người bỏ cũi đem nộp, thì phỏng còn tin gì khiến hai tên viên quan và binh lính phủ Từ sơn mừng hơn nữa? Thôi từ nay tha hồ ngủ kỹ, đương đêm không còn nghe thấy phi báo:
Phạm Thái quấy rối vùng nọ, tống tiền vùng kia.
Vào khoảng cuối giờ Tuất, có tiếng trống báo, rồi tên lính canh cổng vào trình rằng một viên tướng trẻ tuổi cười ngựa đến trước cổng thành tự xưng là Nguyễn Thiêm, người bắt giải Phạm Thái, và xin ra mắt hai quan. Phân phủ mừng rỡ, truyền lập tức đón công tử vào dự tiệc.
Ngài cùng phân suất thân ra tận cổng nghinh tiếp. Nguyễn Thiêm xuống ngựa vái chào :
- Kính lạy nhị vị đại nhân, Nguyễn Thiêm xin ra mắt nhị vị đại nhân.
Phân phủ và phân suất đáp lễ rồi khẩn khoản mời khách vào công đường dự tiệc Nhưng khách cung kính vội gạt:
- Xin nhị vị đại nhân tha lỗi. Thiêm này chỉ xin đến chào nhị vị đại nhân rồi lại phải đi ngay có việc cần.
Phân suất hấp tấp trả lời:
- Không được, thế nào cũng phải mời công tử dự tiệc. Vâng, ăn mừng hôm nay cho bỏ những buổi lo lắng.
Nguyễn Thiêm nửa giọng mỉa mai, nửa giọng thật thà:
- Có làm gì cái thằng giặc cỏ ấy mà lo lắng.
Rồi làm như mình nói hớ, chữa liền:
- Với lại cũng vì nó khéo lẩn lút, chứ nếu không thì thoát thế nào được với hai ngài? Hôm nay vì tôi may nắn cũng có mà vì nó khinh địch cũng có, nên mới tóm được nó đem nộp hai ngài.
Phân suất cười khoái lạc, giọng tự phụ:
- Phải, nó rất tài lẩn lút, nếu không thì thoát sao khỏi tay tôi?
Phân phủ lại ân cần mời mọc hai lần nữa. Nguyễn Thiêm mới chịu nhận lời theo hai người vào trong phủ. Tức thì phân suất ra lệnh cho lính đi bắt phường chèo về hát mừng.
Tiếng dạ ran. Rồi chỉ một lát sau đã thấy hai tên lính dẫn về một gánh hát đông tới hơn hai chục người vừa kép vừa đào.
Thiêm khen:
- Giỏi nhỉ? sao chóng thế?
Một tên lính chắp tay lễ phép thưa:
- Bẩm ba ông lớn, chúng con vừa đi được một quãng thì gặp bòn này đương tiến đến phố phủ, định ngủ trọ một đêm để mai đi Kinh Bắc sớm. Chúng con lập tức giải nộp.
Thiêm quay ra hỏi:
- Hát có khá không, anh trùm?
Một người thưa:
- Bẩm ông lớn, chúng con thường hát hầu cụ lớn trấn thủ nghe.
Thiêm mỉm cười:
- Thế thì hẳn là khá. Các chú người ở đâu?
- Bẩm, chúng con toàn người tứ chiến họp nhau lại thành phường. Riêng con, người làng Phù Lưu nhưng đi phiêu bạt kiếm ăn đã có hơn mười năm nay.
- Phù Lưu, người làng Phù Lưu thì hẳn hát khá.

Phân phủ nói:
- Thôi, anh em bảo nhau xuống trại ăn uống, rồi còn đóng trò chứ. ái chà?
Làm gì mà lắm hòm thế? Những sáu cái.
Nguyễn Thiêm đỡ lời:
- Thưa ngài, bọn này chừng hát được, mà dễ thường nhiều xiêm áo lắm đấy.
Bấy giờ tiệc rượn đã bày ra linh đình ở công đường. Ngoài sân trước, hai hàng chiếu giải dọc, cỗ bàn có gần trăm mâm. Phân phủ mời Nguyễn Thiêm vào ngồi bàn giữa. Khách, chủ nhường mãi nhau chỗ chính toạ. Về sau phân suất phải đứng lên vì phân phủ mời hộ:
- Có bữa tiệc hôm nay là nhờ ở tài của công tử. Công tử chẳng nên từ chối để làm phiền lòng quan lớn tôi.
Nguyễn Thiêm nể lời hai người mới chịu ngồi xuống mà nói nhún rằng:
- Tôi tài hèn, trí thiển. lại còn ít tuổi mà được hai ngài quá hậu đãi, chẳng biết sau này có đền được cái ơn tri ngộ cho xứng đáng không. Vậy xin nâng chén rượn nồng chúc hai ngài trường thọ.
Phân phủ và phân suất cũng nâng chén rượn chúc oang oang, hình như ai nấy đều vui mừng rằng trừ được Phạm Thái tức là trừ được mối lo cho tất cả mọi người, cho nhân dân cũng như cho quan quân, nhất là cho quan quân.

Rượn uống được dăm tuần, Nguyễn Thiêm đầu hơi lão đảo say, đứng dậy nói trong khi yến ẩm nên có cuộc vui. Phân phủ tưởng chàng nhắc đến hát chèo liền gạt:
- Xin tan tiệc hãy hát chứ?
Nguyễn Thiêm cười ha hả:
- Không, thưa nhị vị đại nhân, không, không phải hát chèo. Ngày xưa các bậc đế vương, công khanh khi dự yến đều có âm nhạc. Nhưng thiết tưởng âm nhạc không phải thứ để bậc anh hùng tiêu khiển. Tôi xin hiến cái trò chơi này thú hơn, vui hơn, mà mạnh mẽ hơn.
Nguyễn Thiêm ngừng lại đễ cười một dịp nữa, rồi nói tiếp:
- Thứ trò chơi ấy đại khái như thế này:
đóng một cái cọc ở giữa sân, rói một người vào cọc, rồi mỗi lần uống cạn chén rượn lại đánh một tiếng trống cái, lại cầm dao sắc sẻo một miếng thịt.... người.
- Sẻo thịt người bị trói?
- Chứ còn thịt ai? Bây giờ chỉ còn việc kiếm một người để trói vào cọc. Người ấy tôi xin hiến....
Ai nấy lắng tai nghe. Nguyễn Thiêm đưa mắt nhìn một vòng rồi dõng dạc tiếp luôn:
- Người ấy là Phạm Thái.
Mọi người vỗ tay hò reo:
- Bắt Phạm Thái trói vào cọc. Bắt Phạm Thái sẻo thịt?
Phân phủ vội đứng dậy bảo quân lính im ngay rồi lớn tiếng nói rằng:
- Thưa công tử, kể tù nhân của công tử thì công tử có quyền xin điều ấy thực.
song tội nhân lại là tội nhân của triều đình, nên ta phải nộp triều đình đã, sau này hết hắn vào hình phạt tùng sẻo hay hình phạt gì nữa, cũng là tùy ở triều đình, bọn ta có phải là nhà pháp luật đâu, mà sân công đường bản nha có phải là nơi pháp đình đâu?
ông khách lặng thinh, có ý ngồi suy nghĩ và không được hài lòng.
Phân suất tính tình nông nổi, hấp tấp nói:
- Đại nhân nói rất hơp ý tôi. Vả lại ta còn phải nộp tội nhân về triều để l~nh thưởng chứ. Việc này đâu phải là một việc tầm thường. Bắt được Phạm Thái há phải một việc dễ dàng mà phần thưởng há lại không xứng đáng sao? ít ra là đại nhân thăng đến chức trấn thủ mà tôi đây nhẩy đến chức hiệp trấn. ấy là chưa kể vàng bạc, vóc nhiễu hoàng đế ban cho đấy. Vậy thì ta khờ dại gì mà giết Phạm Thái đi để mua vui trong chốc lát, cái vui vô ích thay?

Phân suất nói trúng ngay vào ý nghĩ của phân phủ. Nhưng kẻ võ biền vô học kia không biết sửa sang lời nói cho có văn vẻ, khiến phân phủ lấy làm ngượng về nỗi ông bạn đồng thành quá lỗ mãng và thật thà.
Liền chữa thẹn cho ông ta và cả cho mình nữa:
- Thưa công tử, công tử chưa biết tính quan phân suất đấy. Chỉ được cái hay nói đùa.... Ý nghĩ một đàng lại nói đi một nẻo để pha trò cho vui. Chứ công tử còn lạ gì anh em chúng tôi, làm việc chỉ biết hết bổn phận, trên vì vua, dưới vì dân, còn ngoài ra có cần một thứ gì nữa đâu?
Nguyễn Thiêm cười cười nói nói:
- Vâng, vâng đại nhân dạy rất phải. Vậy xin theo ý nhị vị đại nhân hãy để cho Phạm Thái sống thêm ít ngày, tuy tôi vẫn thích cái hình phạt tùng sẻo.
Phân phủ rùng mình nhìn ông khách lạ, yên trí rằng ông ta hẳn là một tay tử thù của Phạm Thái.
Tiệc kéo dài đến mãi giờ Hợi. Lúc đó từ quan đến lính, ai ai cũng say mềm.
Chỉ trừ bọn phường chèo sợ có giọng rượu, hát không được, nên xin ăn cơm riêng ở dưới trại.
Chờ khi các mâm bàn dọn dẹp xong xuôi, anh trùm phường lên xin hát. Quan truyền lấy liếp quây buồng trò ngay ở sân công đường. Một lát sau tiếng trống chầu, tiếng trống hát nổi lên. Nhưng trong bọn lính có nhiều kẻ đã say quá đã tìm một xó kín nằm vật ra ngáy như bò. Còn anh nào cố đứng lại xem thì cũng ngủ gà ngủ vịt, đầu gật như mấy cái máy chầy giã gạo.
Rồi đến lượt phân phủ. Nhờ phân suất ngồi lại tiếp khách hộ, ngài xin đi nằm một lát. ông khách vui vẻ mời ngài tự tiện. Mà sao chàng vẫn khỏe khoắn và tỉnh táo như thế ? Phân suất cố mở to cặp mắt lim dim ra để nhìn chàng giơ thẳng tay vụt trống chầu, lòng tự nhủ thầm:
"không trách nó bắt nổi Phạm Thái? Càng uống, càng thức, nó càng tỉnh?" Trong lúc ai nấy đương mơ mơ màng màng, bổng một tiếng pháo nổ. Tức thì chàng công tử cầm chầu vất dùi trống, lanh lẹ rút kiếm thí cho phân suất một nhát.
Tiếng hét ầm ĩ vang thành. Nhưng đó không phải tiếng của các tướng chèo nữa. Những tướng giả ấy đã trở nên thực cả:
cũng thực những binh khí họ cầm trong tay khi ra múa may dưới sân khấu.
Họ vừa chém giết bọn binh lính đương mê ngủ, vừa tiến về phía chổng phủ mà bốn chàng khiêng cũi cùng chủ tướng của họ, tức người bị nhốt trong cũi, đã mở toang từ bao giờ.

Hồi 25
Tướng ấy là ai?

Lần này là lần thứ hai, phủ Từ sơn trở nên một bãi chiến trường. Mà hai lần, quan quân đều mắc mưu bên nghịch và bị thiệt hại. Lần trước Đào Phùng lừa cho phân suất kéo binh đi xa, rồi đến phủ cướp lại bà hoàng phi họ Nguyễn, mưu ấy kể cũng đã cao. Nhưng lần này, viên tướng trẻ tuổi kia táo tợn hơn nhiều, dám tự rạch mình mẩy, tự nhốt vào cũi sai quân khiêng nộp phủ, rồi đang đêm phá ngục thất cứu hết thảy tù nhân ra, cả người trong đảng lẫn người không thuộc đảng mình.
Viên tướng ấy là ai?
Phạm Thái thật đó chăng? Nhưng Phạm Thái là người biết thận trọng, làm việc gì cũng cân nhắc phần thắng, phần bại từng ly từng tí. Dẫu lúc phải quyết liệt thì chẳng ai quyết liệt bằng chàng, nhưng không khi nào không cần làm liều mà chàng lại làm liều.
Tự nhốt vào cũi cho người khiêng nộp quan hẳn là một sự làm liều, tuy đó là một thủ đoạn phi thường mà Nguyễn Nhạc đã dùng để cướp thành Qui Nhơn.
Mà liều thực. Nếu lúc giải đến cổng phủ, viên phân suất nghe nói đó là Phạm Thái, liền nổi cơn giận nóng nảy lên, cầm kiếm sỉa cho một ngọn qua then cũi thì còn gì là đời kẻ bị nhốt ở trong? Rồi lại đến khi viên tướng tự xưng là Nguyễn Thiêm, chừng muốn tỏ bụng trung thành của mình đối với triều đình và lòng thù oán của mình đối với Phạm Thái đứng dậy bàn đem sẻo tù nhân để làm cuộc vui trong yến tiệc. Nếu lúc bấy giờ phân phủ hay phân suất uống quá vài chén rượn đến nỗi mất hết lương tri mà nghe theo lời bàn ghê gớm ấy, thì cái thân thể anh chàng can đảm chẳng đã tan tành thịt nát, máu rơi rồi ư?

Lại nữa, trong phủ có rất nhiều binh lính, khí giới, và sự canh phòng rất là nghiêm mật, biết khi ra tay, vài chục người của hai viên tướng trẻ tuổi có chống nổi với mấy trăm quân của viên phân suất chăng? Tin ở lòng tự phụ của viên phân suất, tin ở tính thích uống rượn của binh lính? Nhưng một ông tướng cầm quân không được tinh phỏng như thế bao giờ.
ấy là còn chưa kể điều này:
Là nếu viên phân phủ có tính đa nghi, khi thấy bắt được bọn phường chèo ở giữa đường một cách không được tự nhiên, liền lừa vào tròng rồi giết sạch đi....
Những sự có thể xảy ra được đã không xảy ra nên cái mưu kế mạo hiểm kia đã thành công. Nhưng một người như Phạm Thái hay Trần Quang Ngọc vẫn không bao giờ dám dùng vì nếu mưu bại lộ thì chẳng những mình bị thiệt mạng mà đảng mình cũng đến tan.
Nhưng tướng trẻ tuổi kia đã dám dùng vì tướng ấy là Lê Báo.
Duyên do có thế này:
Trong đảng Tiêu sơn xưa nay có việc dự định gì to tát muốn đem ra trình bày cùng các đảng viên, thì bao giờ đảng trưởng Trần Quan Ngọc cũng bàn trước với Phạm Thái, vì Phạm Thái là người mưu cơ, chiến lược. Không những thế, những khi phải đi xa, Quang Ngọc còn thường giao công việc ở nhà cho Phạm Thái trông col nữa.
Đến như Lê Báo thì đảng trưởng chẳng dám phó thách cho những việc quan trọng bao giờ, vì biết chàng có tính nóng nảy và hay cậy sức, cậy tài, ưa phỉnh ưa nịnh.

Lần này Phạm Thái đã cùng Nhị nương đi Lạng sơn hộ giá Hoàng phi. ở nhà, trong bọn các tướng lãnh, Lê Báo và Trịnh Trực là những người mà đảng trưởng có thể tín nhiệm hơn hết. Lê Báo thì tuy nóng nảy, nhưng rất trung thành, còn Trịnh Trực thì thẳng thắn, can đảm, lại có nhiều mưu lược.
Vì thế, trong khi đảng gặp nhiều nỗi khó khăn, Quang Ngọc cần phải giả danh đi quyên giáo để mộ thêm nhân tài các trấn lân cận, chàng liền giao cho hai người kia tạm thay mình làm giám đốc đảng Tiêu sơn. Chàng muốn phó thác việc nặng nề ấy cho một mình Trịnh Trực thôi, nhưng sợ mếch lòng Lê Báo, nên chàng để hờ Lê Báo vào địa vị đó mà ân cần dặn rằng:
- Nếu hiền đệ có thực bụng yêu đảng, thương ngu huynh thì phải ghi chép ba điều này. Một là chừa hẳn uống rượn trong khi ngu huynh đi vắng. Hai là không việc gì được tự tiện, một ly một tý cũng phải bàn với Trịnh Trực. Ba là bất cứ việc lớn, nhở gì định làm cũng phải chờ huynh về đã, còn những việc bất thần xảy ra đã có Trịnh Trực định liệu.
Lê Báo vui vẻ vâng lời. Nhưng trong lòng căm tức Phổ T nh đã đặt mình vào một địa vị quan trọng mà không giao trong tay mình một tí quyền lực gì.
Tuy thế, chàng vẫn cố theo được những lời dặn của đảng trưởng trong gần nửa tháng Một hôm, tiết xuân đầm ấm, chàng rủ Trịnh Trực đi chơi rừng sặt. Đến đấy, hai chàng gặp một người bạn đồng chí ra khẩn khoản mời về chơi nhà. Thì ra, - đó là mưu Lê Báo - họ đã sắp định sẵn từ trước:
Một mâm nhắm và mấy nậm rượn đương đợi hai người đến chiếu cố.
Tất nhiên là Lê Báo vờ từ chối, nói không những tu hành phải giới tửu mà lại đã có lời dạn của đảng trưởng khi ra đi. Nhưng về sau nể lời mời mọc ân cần của chủ nhân, chàng thầm bảo Trịnh Trực:
- Thôi, nhận lời cho ông ấy bằng lòng. Chúng ta uống ít vậy.

Uống ít nghĩa là chẳng bao lâu ba nậm rượn cúc đã cạn ráo. Bấy giờ Lê Báo mới dùng hết lời khảng khái nói chọc tức Trịnh Trực:
- Chỉ có ba anh em mình đây, tôi nói vụng đảng trưởng, chứ đảng trưởng thực không tin một tí nào. Như tôi thì bản tính nóng nảy đã đành, đến như Trịnh đại huynh thì văn võ khiêm toàn, mưu kế sâu sắc, thế mà lúc ra đi, đảng trưởng lại không kể vào đâu, bắt bất cứ việc gì đều phải chờ đảng trưởng về mới được làm.
Như thế phỏng còn coi Trịnh đại huynh ra sao nữa.
Trước Trịnh Trực còn hết sức binh vực Quang Ngọc. Nhưng sau bị hai người cùng ùa nhau nói khích mình và công kích đảng trưởng nên chàng cũng hơi thấy siêu lòng tự phụ. Chàng phàn nàn:
- Kể đảng trưởng thì giỏi thực, nhưng anh em mình há phải bọn võ phu vô mưu cả đâu?
Được thể, Lê Báo càng nói hùn vào:
- Vâng, nhất là đại huynh.
Rồi chẳng bao lâu, khi chủ nhân đã rót ở hũ ra đến nậm rượn thứ mười, ba người đồng ý thi thố một việc phi thường. Trịnh Trực nói:
- Tức thật. Họ bắt bớ nhiều quá. Nhà ngục phủ Từ đã chật hết chỗ giam tù nhân Vẫn biết trong số ấy chỉ có hơn một chục người đảng ta, mà những người ấy cũng không bao giờ chịu cung khai ra kẻ khác, nhưng giá có mưu kế gì phá được ngục thì một là cứu thoát các đảng viên hai là thêm thanh thế cho đảng bí mật của ta ở vùng này, ba nữa là làm cho bên địch nao núng kinh hãi chúng ta.
Ai nấy khen phải. Rồi người nọ bàn thế này, người kia bàn thế khác, rút cuộc chưa có cách nào ổn thỏa. Lê Báo nguyên đã có mưu riêng của mình, nhưng mãi sau cùng mới chịu đem ra bàn. Là cái mưu tự nhốt mình vào cũi, rồi cho khiêng đến nộp phân phủ. Trịnh Trực như trông ;thấy sự nguy hiểm, song một phần bị men rượn làm cho chóng mặt, một phần bị những lời tâng bốc của Lê Báo làm cho quá hởi lòng, nên chàng chẳng chịu suy xét kỹ càng nữa. Vả Lê Báo lại khảng khái hai ba lần bảo chàng:
- Dù tôi có chết nữa, âu cũng là một cái chết xứng đáng:
chết vì đảng, vì vua.
Khi Trịnh Trực đã thuận theo mưu kế, Lê Báo chỉ việc hô lên một tiếng, tức thì bốn người khiêng một cái cũi ở buồng bên đi ra.
Lê Báo chẳng nói chẳng rằng, đứng dậy cởi phăng áo ra, rồi chưa ai kịp ngăn cản, chàng cầm dao tự chém vào lưng, vào vai mấy nhát. Máu chảy đỏ cả người.

Đoạn, chàng đừa tay cho bọn quân dùng thừng trói lại bỏ cũi.
Chàng lại dạn dò cặn kẽ mọi điều để bọn khiêng cũi trình với phân phủ. Điều cần nhất là nhớ kỹ rằng kẻ bị nhốt không phải là Lê Báo mà là Phạm Thái. Chàng thích chí cười ha hả, ngồi trong cũi nói ra một câu khôi hài:
"Lê Báo thì chúng nó sợ quái gì, vì chúng nó biết Lê Báo là thằng nào. Còn cái tên Phạm Thái thì khắp vùng này từ quan đến dân chẳng ai lạ, mà chẳng có ai là không kinh hãi".
Khiêng Báo đi được một lúc lâu. Trịnh Trực mới tỉnh hẳn rượn và hiểu thấu hết mọi nỗi nguy hiểm của một hành vi quá ngỗ nghịch. Nhưng đã quá tiến rồi, lùi sao kịp nữa? Bấy giờ chàng vội đi tìm mấy chục dõng sĩ trong đảng để đóng những vai kép và đào mà ta đã thấy trong hồi trên. Vì Nguyễn công tử hay Nguyễn Thiêm chính là Trịnh Trực.


HOMECHAT
1 | 1 | 174
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com