Chỉ mục bài viết |
---|
Chiều Luxembourg |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Trang 10 |
Trang 11 |
Trang 12 |
Trang 13 |
Trang 14 |
Trang 15 |
Trang 16 |
Trang 17 |
Tất cả các trang |
Dần dần, chúng tôi mới quen được cái lạnh buốt xương, thấu thịt đó. Suốt mùa đông, chúng tôi chỉ đi học rồi về nhà. Để tiết kiệm tiền, và vì trường cũng không xa chỗ ở lắm, hoảng 45 phút đi bộ đến trường. Mỗi tối về đến nhà, hai chân cứ như chẳng còn cảm giác, mặc dù tôi đã trang bị cho mình một đôi giầy lông. Cứ dẫm lên tuyết mà đi. Có lúc trơn, ngã chỏng vó, thế mà vẫn vui, vẫn thấy có cái thú vị của nó.
Sang xuân rồi đến hè, thời tiết ấm dần lên và thiên nhiên bắt đầu cởi bỏ tấm áo choàng tuyết trắng lạnh lẽo để khoác tấm khăn xanh lá cây, xen lẫn muôn màu sắc khác nhau của các loài hoa.
Mùa hè đến, sinh viên các nước đều trở về quê hương họ. Còn chúng tôi đành chịu. Tiết kiệm được ít tiền học bổng thì lo com cóp gửi về nhà cho con. Cũng may là ở Canada có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nên có chỗ để thư giãn lúc rỗi rãi. Tất cả những khu rừng, công viên hay vườn hoa, thảm cỏ…
đều được bảo vệ và phát triển theo nhu cầu của người dân. Mùa hè cũng như mùa đông, chúng đều có một vẻ đẹp tự nhiên và ở đó có nhiều hoạt động vui chơi cho mọi lứa tuổi. Từ công viên Mông-Roay-an, công viên Giăng-Đra-pô cho đến vườn bách thảo Mông-tơ-rê-an – vườn bách thảo này được xếp vào một trong những vườn bách thảo lớn nhất, đẹp nhất thế giới – tất cả như những bức tranh thiên nhiên hoàn hảo, lộng lẫy.
Những ngày đầu mới sang Ca-na-đa, tôi nhớ nhà, nhớ con tưởng chừng như không chịu nổi. May có hai người bạn đồng nghiệp nên tôi cũng cảm thấy đỡ lạc lõng, cô đơn hơn. Ngày lên lớp, nghe giảng. Sau khi tan trường, tôi lại tranh thủ đến thư viện, tìm tài liệu phục vụ cho luận văn thạc sỹ. Thực ra, chuyến đi thực tập hai năm này chủ yếu là hoàn thiện tiếng Pháp và học một số môn lý thuyết và thực hành về phương pháp giảng dạy.
Sau khi tới trường Đại học Tổng hợp Mông-tơ-rê-an, tiếp xúc với các giáo viên dạy chương trình học, tôi đã gặp cô giáo Ca-tơ-rin Đuy-răng, người phụ trách trực tiếp nhóm thực tập sinh chúng tôi. Nghe tôi trình bày xong, cô giáo nói rằng cô có thể nhận là người hướng dẫn luận văn cho tôi với điều kiện tôi phải làm mọi thủ tục giấy tờ, băng cấp với trường xem có được làm thẳng từ bằng cử nhân của Nga sang bằng thạc sỹ của Ca-na-đa không.
Theo lời khuyên của cô giáo, tôi lên gặp cán bộ phòng đào tạo của trường. Nhưng quả thật không dễ như tôi tưởng, tôi chỉ có thể làm bằng thạc sỹ về ngôn ngữ với điều kiện phải thi thêm ba môn để có tương đương bằng cử nhân của Ca-na-đa. Lúc đầu, tôi cũng htaays ngán ngẩm, định bỏ cuộc. Nhưng nghĩ đi, nghĩ lại, tôi thấy rằng, với mình, chắc chẳng còn cơ hội nào để đi học dài hạn nữa, vì vậy cuối cùng tôi đã tặc lưỡi chấp nhận ghi danh vào học thạc sỹ, ngoài chương trình về phương pháp luận giảng dạy (chương trình của chuyến thực tập).
Là giáo viên, tôi nghĩ nếu mình có những bước đi xa về mặt chuyên môn, chắc chắn sẽ giảng dạy tốt hơn và sẽ có uy tín hơn.
Trước đây, học ở Nga, điều kiện tiếp xúc với người Pháp của tôi thật ít ỏi. Sau khi về nước, tôi chưa có dịp nào được đi thực tập ở nước ngoài. Vì vậy, lần thực tập này, tôi có cơ hội được nói tiếng Pháp với người bản xứ nhiều hơn. Trong trường chúng tôi học, có khá nhiều giáo viên là người Pháp, đến từ Pa-ri hoặc một số thành phố khác của Pháp. Qua quá tình tiếp xúc với số giáo viên này, phần phát âm của chúng tôi được cải thiện rõ rệt.
Ngoài những giờ học về môn phương pháp luận, tôi phải theo các buổi hội thảo, phục vụ cho luận văn, đồng thời phải học ba môn và thi để có tương đương bằng cử nhân của Ca-na-đa. Tôi làm việc gần như suốt ngày đêm. Lắm lúc, từ thư viện trở về nhà đã 10 giờ đêm, người mệt nhoài. Vì vậy dần dần nỗi nhớ gia đình cũng nguôi ngoai. Tôi đã dành dụm một phần ba số tiền học bổng hàng tháng để gửi về cho Lâm nuôi con. Ở Mông-tơ-rê-an, ngoài chi phí phục vụ học tập, sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, chúng tôi phải trả tiền nhà ở khá cao.
Tôi cứ nhớ mãi, hôm đầu mới sang Ca-na-đa, chúng tôi được họ đón tiếp chu đáo, cho ở tạm trong một khách sạn nhỏ và được thông báo cho biết trong vòng hai tuần phải tìm chỗ ở. Lạ nước lạ cái, chúng tôi đi hết khu nọ sang khu kia theo chỉ dẫn của thông tin nhà đất trên báo, tìm nhà để thuê. Buồn thay! Với số tiền học bổng và giấy tờ tạm trú của chúng tôi, chẳng một chủ nhân nào đồng ý cho thuê cả.
Cho dù chúng tôi xin đặt cọc trước tới ba hoặc bốn tháng, cũng đều bị từ chối. Cuối cùng thật may mắn có bác hội trưởng hội Việt kiều tại Mông-tơ-rê-an đứng ra bảo lãnh, chúng tôi mới thuê được hai phòng không liền nhau, không cùng tần nhưng cùng một tòa nhà. Anh Thanh và Nhạc ở chung một phòng, còn tôi ở phòng còn lại.
Năm thứ nhất trôi qua tốt đẹp. Song song với chương trình học nâng cao về tiếng, tôi đã thi xong ba môn để lấy tương đương bằng cử nhân của Ca-na-đa.
Thi xong mà lòng thấp thỏm bởi hai trong ba môn đó là ngôn ngữ La tinh và văn hóa, văn minh La tinh. Suốt cả những tiết học về hai môn đó, thú thật, tôi rất lo. Vì đa số sinh viên Ca-na-đa và các nước Pháp ngữ cũng như sinh viên Pháp đã được học hoặc làm quen với tiếng La tinh từ trường phổ thông trung học, còn tôi lần đầu tiên được biết đến nét chữ của nó. Môn văn hóa, văn minh La tinh, được dạy và học bằng tiếng Pháp nên đối với tôi đỡ khó khăn hơn. Phải hơn hai tháng sau mới có kết quả thi.
Khi biết mình đã qua được cả ba môn, tôi nhảy lên vì sung sướng. Vậy là từ nay, tôi chỉ còn tập trung vào luận văn và hai môn thi để lấy bằng thạc sỹ nữa mà thôi.
Tôi vẫn đều đặn nhận được thư của bé Hùng và của Lâm. Tôi còn nghe nói cháu Hương Ly đã đi theo bố khi bố đi công tác ba năm ở An-giê-ri từ mấy tháng nay mà tôi không có cách gì để liên lạc được nên đành chịu.
Từ ngày bé Hương Ly về ở với bố, Nam vẫn sống một mình cùng con. Thương con, Nam không muốn Hương Ly sớm phải chịu cảnh chia sẻ tình cảm. Anh dồn hết tình yêu thương cho con bé. Và cũng từ ngày đó, anh không hề gặp lại tôi và giữa chúng tôi cũng không hề có liên lạc gì cả.
Vậy mà qua những lá thư dài, Lâm vẫn không ngớt nghi hoặc về mối quan hệ của tôi với Nam. Từ ngày biết bố con Nam đi nước ngoài, mặc dù ở một nước xa lắc xa lơ với Ca-na-đa, Lâm vẫn tưởng tượng ra vô khối những tình huống mà chúng tôi có thể gặp nhau. Lâm còn viết nhưgnx câu đại loại: “Tình cũ không rủ cũng đến”. Hoặc Lâm cho rằng sở dĩ Nam chưa chịu lấy vợ là do tôi và Nam đều có hy vọng quay trở lại với nhau,v.v…
Tôi chỉ còn biết thở dài ngao ngán. Từ chỗ trước đây, thích đọc thư Lâm, say đắm với những tình cảm anh bộc bạch, thì nay tôi thấy sợ mỗi khi nhận được thư anh. Thư anh chứa đầy trách móc, giận hờn, nghi hoặc và có khi kèm theo dọa dẫm…
Chỉ còn sáu tháng nữa là được về nước rồi! Lòng tôi ngổn ngang bao nỗi… Bước sang năm thứ hai, phải làm việc thật cật lực để có thể hoàn thành cả hai chương trình, nhưng tôi đã không còn đủ sức, tâm trí và nghị lực. Căn bênh đâu đầu bắt đầu hành hạ tôi. Tôi mất ngủ triền miên. Có lúc, tôi tưởng như mình bị loạn óc. Đầu đau nhức nhối. Lo sợ. Tôi đã phải đến bệnh viện để khám. Nhưng rất may đầu tôi không có dấu hiệu gì đặc biệt. Bác sỹ bảo tôi phải cố gắng thư giãn, ngủ đủ giấc, không được lo lắng, hoảng sợ thì mới có thể trở lại trạng thái bình thường được.
Mặc dù được hai bạn đồng nghiệp và các thầy cô giáo, bạn bè trong lớp động viên, ai ủi, tôi vẫn không sao lấy lại được thăng bằng. đã nhiều ngày, tôi không thể lên lớp nổi, phải xin phép nghỉ học.
Tôi không còn làm việc đều đặn ở thư viện được nữa. Tôi van xin Lâm đừng viết những lời thư cạn tình, cạn nghĩa với tôi như vậy nữa nhưng anh nào có buông tha. Anh đâu có hiểu được rằng vì bất lực và nghi ngờ vô cớ, anh đã viết ra những lời nhục mạ, xúc phạm tôi. Anh cứ tưởng như vậy là răn dạy tôi song những lời độc địa, chua cay ấy hành hạ tôi ghê ghớm, còn hơn cả đòn roi. Sau khi đọc những dòng thư ấy, rôi đã không những không thể tập trung vào học tập được nữa mà sức khỏe còn suy giảm nhanh chóng. Lâm nói rằng, giờ đây, tôi đang ssongs một cuộc sống sung sướng bằng ngàn vận lần bố con anh ấy, tôi phải biết chịu đựng dần để đến lúc trở về khỏi bị hẫng hụt
Tính tôi dễ cho qua là vậy mà lần này tôi linh cảm thấy một cái gì đó nguy hiểm đang chờ đợi tôi. Phải chăng tôi đã sống không tốt với bố con Lâm để rồi giờ đây tôi phải chịu một hình phạt như vậy? – tôi tự hỏi.
Rồi ngày cuối cùng của kỳ thực tập đã đến. Tôi đau khổ và xấu hổ với cô giáo Ca-tơ-rin, với các thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ là không bảo vệ được luận văn thạc sỹ. Mặc dầu luận văn không nằm trong chương trình thực tập của tôi nhưng quả thực tôi lấy làm áy náy và có phần luyến tiếc cho bao công sức và tâm trí đã bỏ ra cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn.