watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:32:4929/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Chiều Luxembourg
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Tất cả các trang
Trang 13 trong tổng số 17

Khánh ít nói nhưng mỗi lần kể chuyện cũng dí dỏm, hài hước. Quen nhau đã mấy tháng rồi, Khánh tỏ ra rất yêu thương, chăm sóc và an ủi tôi nhưng lại không hề đòi hỏi được quan hệ gần gũi thân thể khi lòng tôi chưa muốn. Quả thật, tôi thấy sợ cho một lần lầm lỡ nữa. “Con chim phải đạn, sợ làn cây cong”. Tôi đã làm khổ mẹ và gia đình tôi quá nhiều rôi. Quyết định thiếu chín chắn của tôi đã làm cho hai đứa con thơ dại của tôi phải chịu thiệt thòi, bất hạnh… Lắm lúc, tôi nguyền rủa mình nhưng tôi đã không thể làm được gì hơn nữa.

 

Dần dần, quan hệ vioo tư, trong sáng và sự quan tâm mạnh mẽ của Khánh đã chiếm được cảm tình của tôi. Biết Khánh đang trong hoàn cảnh khó khăn tôi thấy thương và đồng cảm. Thế rồi chúng tôi yêu nhau, sống cùng nhau trong một gian nhà nhỏ bé, tầng trên cùng, sát nóc của một tòa nhà vùng ngoại ô Pa-ri. Cũng như Khánh, tôi xin được giấy tờ và nằm trong danh sách những người tỵ nạn.

Làm gì để tiếp tục sống? Cầm trong tay thẻ tỵ nạn, tôi bắt đầu xin được việc làm, làm chân phục vụ trong một nhà hàng ăn uống Việt Nam tại Pa-ri. Vốn tính cần mẫn, chăm chỉ, chịu khó, cũng như Khánh, tôi làm việc không kể ngày đêm, chỉ mong sao kiếm được tiền mà thôi. Ngày làm , tối làm, đêm đến khuya mới được về. lúc đó chân tay tôi mỏi nhừ, cột sống đau nhức.

Vì tôi thạo tiếng Pháp nên chủ nhà hàng giao cho công việc chạy bàn. Suốt ngày, hầu như chỉ có đi và đứng, tôi đau tê hết cả hai chân. Dù buồn, nhớ các con nhưng lúc nào tôi cũng phải cười tươi với khách. Một số cháu còn trẻ tuổi là sinh viên sang Pháp học, cũng đến nhà hàng xin làm thêm để có chút thu nhập. Thấy các cháu cũng làm công việc như mình, dẫu không nói ra nhưng trong lòng, tôi thấy tủi hổ. Ở nhà dù không phải là “cành vàng lá ngọc” nhưng tôi đâu có phải lao động chân tay như vậy. Thế mà giờ đây, vì cuộc sống, vì phải kiếm tiền, tôi lao vào làm việc. Không cong nghĩ được một cái gì nữa cả ngoài công việc. Còn nói chi đến xem phim, kịch, nghe hòa nhạc hay đơn giản là dạo chơi, vì không còn thời gian nữa.

Mấy tháng đầu sau khi có việc làm, tôi tìm cách gửi tiền quà về cho bố con bé Hùng. Từ ngày biết tôi quyết định không trở về nữa,  Lâm như càng khép kín mình hơn. Vốn đã lặng lẽ, xa lánh những bạn bè, đông nghiệp của tôi, nay Lâm lại muốn cắt đứt hết mọi mối quan hệ có liên quan tới tôi. Lâm không nhận bất cứ một món quà gì tôi gửi nữa, dù đó chỉ là món đồ chơi cho con. Anh là một con người khái tính đến khủng khiếp. Khi đã không cần, anh sẵn sàng bất chấp tất cả. Những năm tháng trong quân ngũ rèn luyện cho anh thành một con người sống có kỷ luật, can đảm, không ngại khó, biết tự lực cánh sinhvaf không coi trọng vật chất.

Khởi đầu những ngày yêu nhau, sống cùng nhau, Lâm là một người tốt, khảng khái, song có lẽ một phần vì quá yêu tôi, sợ mất tôi một cách dễ dàng, một phần nữa lại do tôi bướng bỉnh, đã không biết lựa tình huống để xử sự, đã không biết rằng một sự nhịn là chín sự lành, đã biến anh thành một con người yêu theo kiểu ích kỷ, bệnh hoạn. Tôi đã quen nếp đành hanh, “bắt nạt” Nam, nhưng với Lâm lại không thể như thế. Những lời nói không đúng lúc, đúng chỗ của tôi, mặc dầu nhiều lúc là có lý, đã như đổ thêm dầu vào lửa…
Tất cả những gì tôi gửi về cho Lâm và con chỉ một thời gian sau quay trở lại. Tôi thật sự đau khổ và thương con. Lâm không nhận và không cho con cầm bất cứ thứ gì của tôi nữa cả.

*

Cuộc sống của Khánh và tôi cũng dần ổn định. Hai năm sau, vào tháng 6 năm 1994, bé Ngọc ra đời, là kết quả tình yêu của tôi và Khánh. Lần này sinh con, sức khỏe tôi giảm sút nhiều nhưng tôi khoog muốn nghỉ việc. Thế nhưng ở Pháp, sau khi đẻ con, muốn đi làm, thuê người giúp việc lại phải trả số tiền tháng nhiều hơn là tiền lương của những người làm công như tôi. Bởi vì ngoài tiền lương phải trả cho người giúp việc, chúng tôi còn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc và chịu trách nhiệm về người giúp việc nếu trường hợp người giúp việc đau ốm hay bị tai nạn. Không đơn giản là thuê người giúp việc như ở Việt Nam. Vậy nên tôi đã  nghỉ ở nhà một năm trông con.

Khi bé Ngọc tròn một tuổi, chúng tôi gửi cháu ở nhà trẻ của quận. Cũng may cháu khỏe mạnh và ngoan. Hàng ngày, tôi chỉ làm việc từ sáng đến bốn giờ chiều vì còn phải về đón con. Càng ngày tôi càng thấm thía cuộc sống ở một đất nước giàu có, phát triển.. Khi chúng tôi phải thực sự lo cho cuộc sống của mình, ngoài căn nhà thuê, chúng tôi phải nộp đủ các khoản bảo hiểm, nào là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nhà ở phòng khi có sự cố, bảo hiểm xe (chúng tôi đã mua được một chiếc xe ô tô cũ). Đến cuối tháng, một loạt hóa đơn thanh toán được gửi đến cũng đủ sởn cả tóc gáy. Đó là chưa kể những khi con cái hoặc mình bị ốm đau…

Khánh là một người đàn ông chăm chỉ, ham kiếm tiền và khéo nấu nướng, đã đảm nhận làm đầu bếp cho nhà hàng. Các món ăn do anh phụ trách được khách hàng khen nên chủ nhà hàng tỏ ra rất hài lòng.
Bé Ngọc lên ba tuổi, hàng ngày tôi đưa bé đến trường mẫu giáo. Bé ăn trưa tại trường. Tôi đóng thêm tiền hàng tháng để có thể gửi bé đến sáu giờ tối. Ngày thứ tư và chủ nhật, tôi ở nhà cùng con (thứ tư hàng tuần là ngày nghỉ của học sinh trường tiểu học). Ngày thứ bảy, thường khách hàng ở nhà hàng tôi làm đông, tôi không thể nghỉ được, phải nhờ người trông con.

Thời gian cứ thế trôi. Thấm thoắt, bé Ngọc đã đến tuổi đi học. Mỗi lần ở nhà với con, tôi đều tranh thủ nói tiếng Việt để Ngọc có thể sau này sử dụng được tiếng mẹ đẻ của mình. Ngọc không chăm lắm nhưng ngoan và học được. Năm nào Ngọc cũng được nhà trường và quận khen

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 124
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com