watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:32:5729/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Chiều Luxembourg
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 17
Tôi lặng người nhớ lại và nỗi đau như đang lắng sâu vào lòng. Suốt hai ngày đêm, tôi nằm bẹp trên giường, đầu đau nhức nhối, người tôi như lên cơn sốt. Tôi phải nghỉ học và chẳng muốn ăn uống gì cả. Nam cũng nghỉ học cùng tôi. Anh không rời tôi nửa bước, lo cho sức khỏe của tôi. Những lúc đó, anh tìm cách động viên an ủi tôi, chăm cho tôi ăn và pha nước cam cho tôi uống. Tôi nghĩ đến hoàn cảnh của anh nên cũng thấy mình cần phải có nghị lực hơn. Rồi tôi hồi phục dần. Tôi tìm thấy sự đồng cảm, sẻ chia trong tình cảm với Nam, với bạn bè, thầy cô và những người yêu mến. Tôi hình dung nỗi đau xé ruột của mẹ tôi. Bao năm tháng mẹ vẫn một mình nhưng còn có niềm hy vọng sẽ có ngày được đón bố tôi trở về. Vậy là hết! “Mẹ ơi, mẹ chờ con nhé, con sẽ về cùng mẹ và chẳng bao giờ đi đâu nữa hết, con sẽ an ủi mẹ để những tháng ngày còn lại của mẹ, mẹ đỡ cô đơn, buồn tủi! Chờ con nhé nghe mẹ!”. Tôi nói thầm với mình như vậy.

 

Giờ đây mỗi lần nghĩ lại tình cảm và ý chí của mình lúc đó, tôi thấy hổ thẹn, ân hận. Tôi đã nghĩ được như thế. Vậy mà trong thực tế, tôi đã làm được gì cho mẹ tôi? Chẳng những là không mà ngược lại còn làm cho mẹ tôi phải suy nghĩ, buồn đau quá nhiều vì tôi.
Mẹ tôi là một cô gái xinh đẹp, người bé nhỏ, nhưng khuôn mặt trái xoan, làn da trắng mịn. Mẹ sinh ra trong một gia đình truyền thống gia phong, không quen nghề nông cũng chẳng biết gì về nghề ngư. Ông ngoại tôi làm nghề dạy học, còn bà ngoại tôi là thợ may tài ba của thành phố cảng Hải Phòng. Sau khi lấy bố tôi, con một gia đình làm nghề đánh cá, mẹ tôi đã bỏ học và từ đó gắn bó đời mình với nghề của gia đình nhà chồng. Bố tôi thoáng đãng, tự do trong suy nghĩ bao nhiêu thì mẹ tôi lai muốn giữ một cuộc sống nền nếp, gia phong cho gia đình, con cái bầy nhiêu. Dẫu bố mẹ tôi trái ngược về tính cách như vậy nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy bố mẹ tôi cãi cọ hay to tiếng với nhau.

Có lẽ cũng có những lúc như vậy nhưng cả hai, đặc biệt là mẹ tôi, đều đã biết kiềm chế trước mặt con cái. Thi thoảng, tôi thấy mẹ tôi buồn , những giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhưng mẹ tôi đã nhanh chóng xóa tan phút giây đó để rồi vui với các con, bình thường hóa cuộc sống với bố tôi. Mẹ tôi luôn nói với chị em tôi: “Gái có công, chồng chẳng phụ” hoặc “Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê”… Quả thật mẹ tôi đã sống đúng như những gì mình đã nói. Bố tôi nóng tính, có những lúc nào đó ông giận và quát mắng chúng tôi. Dù biết bố tôi đúng hay sai đến mười mươi, trước mặt chúng tôi, bao giờ mẹ tôi cũng đứng về phía bố tôi. Sau đó, mẹ tôi mới lựa lời nói cho bố tôi hiểu nếu thấy ông sai.

Mẹ tôi là vậy! thế mà tôi lại chẳng thừa hưởng được cái đức tính đó. Những lúc mẹ tôi góp ý cho tôi về chuyện chồng con, tôi đã nghĩ rằng nền giáo dục truyền thống mà mẹ tôi được thừa hưởng lại có một khoảng cách quá lớn với cách suy nghĩ của tôi. Và tôi đã cho rằng lúc đó tôi cũng là người lớn lại đưpcj đào tạo ở một nước châu Âu… Tính tình chị Linh tôi giống mẹ nhiều hơn. Chị không có gì nổi trội nhưng cho đến nay, cuộc sống gia đình chị thật yên bình, êm ấm và có vẻ hạnh phúc. Tôi thầm cảm phục và cảm ơn chị ấy. Cũng may, mẹ tôi, trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, luôn có vợ chồng, con cái chị ấy bên cạnh. Chị ấy đã động viên an ủi mẹ tôi rất nhiều.
Ai cũng bảo tôi với mẹ tôi giống nhau như hai giọt nước nếu chỉ nhìn vào khuôn mặt của hai người. Tôi đã từng vui sướng và tự hào vì điều đó, để rồi giờ đây lại thấy lòng hối hận vì đã làm cho giọt nước kia chóng khô. Tôi thấy mình thật là đáng trách. Tôi không có được cái dịu dàng, nữ tính của mẹ mặc dù tôi cũng là người phụ nữ rất tình cảm, ưa cuộc sống tình cảm và cũng rất đắm đuối vì con.

*
Tôi tiếp tục lên năm thứ hai. Cùng với thời gian và sự nỗ lực phấn đấu, chúng tôi đã sử dụng được khá tốt cả tiếng Nga và tiếng Pháp, nhưng tiếng Nga vẫn tốt hơn về mặt khẩu ngữ vì mỗi lần đi du lịch hay đi chợ mua bán, chúng tôi vẫn theo dõi tin tức về cuộc chiến đang diễn ra trên quê hương, đất nước. Cuối năm 1972, thành phố Hải Phòng của chúng tôi đã bị tàn phá đến khủng khiếp vì những trận bom B.52 của giặc Mỹ. Chúng tôi thấy trách nhiệm của mình thật nặng nề.

Cùng với Nam, tôi tích cực tham gia vào những hoạt động của khoa, công tác của đoàn thanh niên lưu học sinh tại Nga do Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-xcơ-va chỉ đạo. Dẫu số tiền học bổng thật ít ỏi, chúng tôi cũng cùng nhau đóng góp gửi về Việt Nam ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tháng 5 năm 1973, chúng tôi nhảy lên sung sướng khi nghe tin Hiệp định Pa-ri về chiến tranh Việt Nam đã được ký kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Đế quốc Mỹ đã tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, cả nước đang tập trung cho chiến trường miền Nam.
Một tuần sau khi nhận được tin thắng lợi đó, sinh viên Việt Nam ở bộ môn tiếng Pháp của chúng tôi cùng nhau tổ chức một buổi dạ hội, có tên là “Đêm dạ hội Việt Nam”. Chương trình của chúng tôi gồm ba phần: bắt đầu là giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, tiếp đến là một số tiết mục văn nghệ và sau cùng là mời thầy cô giáo và các bạn Nga cũng như các bạn sinh viên các nước khác cùng thưởng thức một số món ăn Việt Nam do chúng tôi tự làm lấy như bánh phồng tôm, nem, nộm…

Là bí thư Liên chi đoàn, Nam trong vai trò trưởng ban tổ chức. Còn tôi được các bạn chỉ định lên giới thiệu Việt Nam qua tấm bản đồ. Lúc đầu tôi cũng thấy lo sợ và hơi run vì phải trình bày bằng tiếng Pháp, nhưng đến lúc thấy mọi người chăm chú lắng nghe, tôi như được động viên và lấy dần khí thế. Sau khi trình bày xong, tôi được cử tọa vỗ tay nồng nhiệt. Mấy bạn người Li-bi đã nói với tôi rằng, bài nói của tôi rõ ràng, khúc chiết và dễ theo dõi. Hầu hết giáo viên và sinh viên các nước trên thế giới có mặt hôm đó đều mừng cho chiến thắng của Việt Nam và họ nói, nhờ chúng tôi mà họ biết rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam nên càng khâm phục.

Các tiết mục văn nghệ của chúng tôi cũng thu hút không kém sự chú ý của khán giả. Đặc biệt là điệu múa sạp vô cùng rôm rả. Gần cuối điệu múa, các bạn các nước cũng vào nhảy với chúng tôi. Tuy cso những lúc họ dẫm phải sạp do chưa quen nhưng thật là vui. Cuối cùng, phần thưởng thức các món ăn Việt Nam, chúng tôi không ngờ họ lại thích món nem ( chả giò ) đến thế. Vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ. Sau đó sinh viên các nước bạn cồn muốn ở lại để nhảy đầm nữa. Các bạn Việt Nam ai cũng mệt nhoài vì phần thì lo chuẩn bị, phần thì sợ kết quả buổi dạ hội không được như mong muốn. Vậy mà sau đêm đó, chúng tôi ai cũng phấn khởi vì thành công: một buổi dạ hội thật có ý nghĩa.

Liên chi đoàn chúng tôi đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-xcơ-va khen ngợi.
Nam và tôi vẫn luôn bên nhau. Nam thường đọc nhiều và rất nhớ. Mỗi lần có dịp đến cùng tôi, anh kể cho tôi nghe nhiều thông tin bổ ích về tình hình trong nước và các nước trên thế giới. Từ ngày bố tôi mất, Nam như chiều chuộng tôi hơn. Có lẽ anh muốn bù đắp phần nào tình phụ tử thiếu hụt trong tôi. Còn tôi, tôi vẫn không bỏ được thói đỏng đảnh, “ bắt nạt” anh. Mỗi lần như vậy, nhìn đôi mắt anh đượm vẻ buồn, tôi thấy thương thương, tội tội nhưng trong lòng lại lấy làm mãn nguyện. Giờ đây nghĩ lại , tôi biết anh cũng là người đàn ông cứng cỏi, có chính kiến nhưng anh nhường tôi có lẽ vì tính tình tôi tỏ ra còn trẻ con quá, hiếu thắng quá.

Tôi đã nghĩ rằng mình thật may mắn khi có anh. Dù cá tính trái ngược nhưng chúng tôi hợp nhau đến từng chi tiết, từng quan diểm về học hành, phấn đấu nghề nghiệp và sự nghiệp tương lai. Bạn bè ai cũng mừng cho chúng tôi và từng nói: “Thật đẹp đôi”.
Năm năm cùng sống, cùng học tập bên nhau cả tôi và Nam đều nghĩ sẽ không có gì có thể chia lìa chúng   tôi được. Khi tôi bước vào năm học cuối cùng thì cũng là lúc Nam tốt nghiệp cử nhân. Anh tốt nghiệp vào loại xuất sắc. Nam là người luôn chấp hành kỷ luật của khoa, cảu trường, cảu Đại sứ quán Việt Nam, vì vậy dù yêu tôi và rất buồn khi phải xa người yêu nhưng anh cũng đã quyết định không xin kéo dài thời gian ở Liên Xô, à về nước đúng hạn. Tuần nào anh cũng viết thư đều đặn cho tôi. Thư anh viết thường không dài, câu văn không bay bướm, nhưng chứa đựng tình cảm sâu lắng, thủy chung, hiền hậu. Anh kể cho tôi nghe cuộc gặp gỡ giữa anh với mẹ và hai em gái anh ngày đầu tiên anh về thật vảm động.

Mẹ anh vui lắm, bảo em anh đi nấu ngay cho anh một nồi xôi xéo vì hồi ở nhà anh rất thích món ăn đó mà suốt những năm ở Liên Xô anh đâu cso được ăn. Mẹ anh vội vàng nấu một ấm nước chè xanh, rồi bảo các em anh đi mời bà con chòm xóm sang uống nước mừng anh về.
Ngay ngày hôm sau anh đến thăm mẹ tôi và gia đình chị tôi. Mẹ tôi đã có cảm tình với anh ngay từ lần đầu gặp gỡ. Anh chị tôi cũng thấy quý mến anh.
Sau hai tháng về nước, Nam được nhận ngay vào một cơ quan đối ngoại của nhà nước.
Thời gian đầu của năm học cuối cùng, tôi thấy thời gian trôi qua thật chậm chạp. Có lẽ Nam đã quá lo lắng cho tôi, nên vắng anh, tôi thấy hẫng hụt vô cùng. Rồi năm học đó cuối cùng cũng trôi qua. Ngày tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Lê-nin-grat là ngày sung sướng nhất đối với tôi, tôi được nhận bằng loại ưu: Bằng đỏ (theo cách gọi của sinh viên Việt Nam học ở Liên Xô ngày đó).

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 126
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com