Chỉ mục bài viết |
---|
Chiều Luxembourg |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Trang 10 |
Trang 11 |
Trang 12 |
Trang 13 |
Trang 14 |
Trang 15 |
Trang 16 |
Trang 17 |
Tất cả các trang |
Suốt cả ngày ở trong rừng, vừa chặt cây về nhà phơi khô làm củi, vừa hái những quả sim, quả móc chín, ăn cho đến lúc về nhà, miệng và môi tím ngắt. Nhờ các anh chị lớn tuổi giúp đỡ, anh cũng gánh được hai nắm lá chè tươi người ta thường bán ở chợ. Dần dà, anh gánh được nhiều hơn. Cuộc sống tuy vất vả nhưng vui, hồn nhiên, vô tư lắm.
Năm 1973, sau khi giặc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, Khánh được trở về nhà, nơi anh đã được sinh ra và lớn lên, nay thuộc thành phố Hạ Long. Biết bao nhiêu gia đình, khi hòa bình trở lại đã mất mát người thân. Thật đau xót!
Cũng may là gia đình khánh còn nguyên vẹn. Gia đình bố mẹ con được sum họp bên ông bà nội tuy đã già nhưng vẫn còn khỏe. Bố mẹ Khanh khuyên Khánh cố gắng học hành tử tế. Anh đã bớt nghịch hơn đặc biệt khi anh vào học cấp III. Nhưng anh không thích học. Nguyện vọng của anh là muốn sớm được đi làm để kiếm tiền. Bố mẹ anh không đồng ý. Rồi trầy trật mãi, đến năm 19 tuổi, Khánh tốt nghiệp phổ thông cấp III nay là phổ thông trung học. Nhưng anh không thi đỗ đại học năm đó. Nghe lời mẹ khuyên nhủ, tâm tình, anh đã cố gắng học để thi lại một năm nữa. Đó là năm 1979. Anh không ngờ đó lại là bước ngoặt của cuộc đời anh và cũng là năm mang lại cho gia đình anh một tai họa khủng khiếp.
Đầu năm 1979, những cuộc đụng độ ở biên giới phía Bắc giữa Trung Quốc và Việt Nam đã làm cho hàng ngàn gia đình người Việt gốc Hoa trong đó có gia đình Khánh, sống trong sự bấp bênh và sợ hãi. Họ lo sợ cho tương lai và mong muốn đảm bảo cho con cái họ một cuộc sống tốt đẹp. Họ lần lượt rời Việt Nam. Đi bằng con đường nào? Những người gốc Hoa giàu có còn khả dĩ, còn những người nghèo lấy đâu ra tiền để ra đi một cách hợp pháp. Hàng ngày, bố mẹ Khánh cứ sáng ra khỏi nhà sớm, tối lại trở về muộn. Cả hai đều tìm phương tiện để ra đi nhưng mãi vẫn chưa tìm thấy.
Cuối cùng, cùng một số người Việt và người Việt gốc Hoa, gia đình Khánh liền bám theo một chiếc thuyền rời Việt Nam vào tháng 6 năm 1979. Lúc đó Khánh vừa tròn 20 tuổi. Trên thuyền có khoảng 100 người. Trước khi từ biệt mảnh đất đã bao nhiêu năm gắn bó, gia đình Khánh cũng được thông báo là ra đi bằng thuyền như vậy đầy nguy hiểm. Mùa mưa bão ở vùng Đông Nam châu Á đã là mối đe dọa khủng khiếp với những chiếc thuyền đơn độc giữa biển. Đó là chưa kể đến bọn cướp biển luôn rình rập, đe dọa. Và cũng vô cùng khó khăn để có đủ lương thực, nước uống và chất đốt dự trữ.
Giờ đây, mỗi lúc kể lại chuyện vượt biển ra đi, mắt Khánh đẫm nước mắt. Sự cơ cực, nỗi hãi hùng mãi mãi khắc sâu trong trí nhớ của anh. Chẳng phải riêng gia đình anh mà tất cả những ai trên cùng chiếc thuyền đều chung cảnh ngộ, số phận.
Sau khi thuyền rời đất liền được mấy ngày, lương thực, thực phẩm gần như đã cạn. Việc ăn uống phải dè xẻn. Những hôm mưa to, gió lớn, thuyền chao đảo trôi thật khiếp sợ. Vậy mà chưa hết, trước khi thuyền cập bến Ma-lai-xi-a, một cơn bão đột ngột ập đến. Chiêc thuyền chao lộn trong bão tố, bầu trời đen ngòm, mưa như trút, những ngọn sóng biển gầm lên dữ dội như muốn nuốt chửng cả con thuyền. Và lần này, chẳng có điều kỳ diệu nào đã có thể xảy ra cả. Khánh chỉ còn nghe thấy tiếng kêu khóc, la hét của mọi người, tiếng khấn cầu Thượng đế, tiếng niệm phật, tiếng mẹ gọi con, tiếng vợ gọi chồng…
Nhưng tất cả… đã bị chìm trong sóng biển, chỉ còn mình Khánh. Anh cố sức bơi, cố sức tìm những người thân yêu của mình nhưng không được. Cả ông bà nội, bố mẹ và ba đứa em của anh đã bỏ mình cho những con sóng hung dữ. Và Khánh không hiểu sao lúc đó sức lực tuổi thanh niên trong anh trỗi dậy mãnh liệt. Anh bất chấp mưa to, gió gào thét trên đầu, sóng biển đẩy anh càng xa bờ hơn nữa, lấy hết sức bình sinh bơi, bơi mãi cho tới khi may mắn thay, anh vớ được một chiếc bè gỗ lập lờ giữa sóng. Không ngờ chiếc bè gỗ ấy đã trở thành vật cứu anh. Anh sống gần trọn hai ngày, không ăn, không uống, vật vờ với chiếc bè cho đến khi dóng yên biển lặng, cho đến khi anh gặp được mọt chiệc thuyền kkhas lớn cũng chở người ra đi như anh.
Người ta kéo anh lên thuyền, cho anh ăn uống, anh hồi tỉnh dần. Nhưng giờ đây, những giờ phút trên thuyền là những giờ phút sợ hãi. Mỗi đêm đến lại một cơn ác mộng dày vò tâm trí anh. Thương nhớ cha mẹ, ông bà, các em và những người trên thuyền đã cùng chia sẻ số phận. Nỗi đau cứ ám ảnh anh mãi không nguôi.
Khi đến ma-lai-xi-a, Khánh được đưa vào trại Cô-moa. Hàng ngày ở trại tỵ nạn, cũng như mọi người, Khánh phải sếp hàng xin nước uống, xin đồ ăn từng bữa. Không những thế, việc xin nước rửa ráy, tắm giặt cũng phải sếp hàng. Ở đó, những người tỵ nạn luôn cảm thấy bị giam hãm. Ai đó có tiền muốn mua thêm đồ ăn hay các thứ khác đều không dễ. Nhờ có sự giúp đỡ của dân địa phương, từ ngày có trại tỵ nạn, chợ trời ở Ma-lay-xi-a được hình thành và ngày càng phát triển.
Những người Việt Nam ra đi như Khánh có thể chọn các nước khác nhau để xin tỵ nạn nhưng phải được nước đó chấp nhận. Thường phải chờ rất lâu vì cán bộ của nước những người tỵ nạn xin đến phỏng vấn họ kỹ càng rồi một thời gian sau mới trả lời. Có khi được nhận nhưng cũng có khi bị từ chối.
Đúng là một cuộc sống khổ cực, bấp bênh đử mọi phương diện! Nhưng, như người ta từng nói, “có gan ăn muống, có gan lội hồ:, “đã trót thì trét” - một lần Khánh nói với tôi như vậy.
Cuộc sống của Khánh ở trại tỵ nạn Cô-moa cũng giống như mọi người. Thương ông bà, cha mẹ, nhớ các em nhưng anh không còn đủ sức để khóc nữa. Anh chỉ còn cách làm sao nhanh chóng được một nước nào đó nhận. Anh sống trong một căn phòng gồm ba mươi người. Anh thấy thất vọng bởi vì trại tỵ nạn chẳng khác gì một trại tập trung. Tất cả đều ngủ trên sàn. Muốn làm gì cũng phải xếp hàng. Ăn uống theo tiêu chuẩn, đinh lượng. Phải tự mình xoay sở. Vốn nhanh nhẹn, xốc vác nên Khánh được bầu là trưởng nhóm chia cơm. Thấy mấy em gái nhỏ bé, gầy còm, nghĩ tới các em mình, khánh ưu tiên chia phần hơn nhưng các nhà chức trách lại không muốn vậy. Thế là Khánh bị mất “chức”. “Khánh đã có thể chết vì đói” – Khánh nhớ lại và nói với tôi như vậy. Khánh kể, cạnh phòng Khánh ở, có một chị có thai đến kỳ sinh nở, đã đẻ con trên sàn nhà lạnh. Chị ấy nói trong nước mắt: “Con tôi chết mất! Tôi đã thấy nó tím tái!”. Và cuối cùng thì đứa bé sơ sinh đã chết. Khánh làm sao quên được những thảm cảnh như vậy…
Một năm sau, Khánh đã được nước Cộng hòa Pháp nhận. Khánh xin đi Mỹ nhưng chờ đi Mỹ chẳng biết đến bao giờ nên anh đã chấp nhận đề nghị đầu tiên là đi Pháp mặc dù anh chẳng biết một chữ một tiếng Pháp bẻ đôi. Anh nhớ mãi phút từ biệt tất cả những người ở lại trại. Dù khổ cực muôn bề nhưng đồng cảnh ngộ nên cũng dễ thông cảm. Anh bước lên chiếc máy bay chở hàng và ngồi yên cho đến khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Mác-xây. Sau đó anh được ở trong một cư xá của thành phố Mác-xây.
Khi đến Mác-xây, Khánh không có điều kiện và cũng không nghĩ đến việc đi học kể cả học tiếng. Mặc dù đã đến được nước Pháp, tương lai của Khánh vẫn mờ mịt. Khánh chưa biết sẽ xoay xở ra sao khi mình khồn hề biết tý gì về tiếng Pháp. Vốn liếng kiến thức văn hóa chẳng có là bao. Đêm đêm, anh vò đầu suy nghĩ. Lời mẹ năm nao còn văng vẳng bên tai anh nay anh mới thấy thấm thía: “Không phải cứ điều gì mình muốn là có thể được mà không cần sự cố gắng phấn đấu”. Người trẻ đôi khi hay nghĩ một chiều và cứ thế làm theo ý mình và cho là mình đúng. Khánh đã cho rằng những lời khuyên của bố, những lời tâm tình của mẹ là những lời chỉ có tính chất lý thuyết, giáo điều. Tồi Khánh thoáng nghĩ đến những lần trốn học, rong chơi hay đi bắt tổ chim trong những năm đi sơ tán. Giờ đây, Khánh giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về nỗi chán ngán của mình khi phải làm bài tập, phải các cuốn đọc sách…
Lúc ở trong hoàn cảnh thực, không đủ vốn liếng về văn hóa, kiến thức các môn khoa học cơ bản, không đủ nghị lực để vượt qua nỗi vất vả vừa đi học vừa xin làm thêm kiếm sống, không có lòng kiên nhẫn để học tiếng, nên Khánh dù được phép ghi danh học đã không thể theo học đại học hay trung cấp ở Pháp được. Khánh xin việc, đi làm ngay để kiếm sống. Khánh nhận làm chân rửa bát trong một nhà hàng ở thành phố Mác-xây. Để có thể làm công việc chạy bàn, Khánh cũng theo học tiếng Pháp. Ban đầu, vốn từ còn ít, thấy dễ, Khánh còn háo hức. Về sau, lượng từ ngày một nhiều, ngữ pháp ngày một khó, Khánh thấy nản, vậy là bữa đực bữa cái… Khốn nỗi, không muốn học từ vựng lại không theo chương trình ngữ pháp đến nưi đến choons, Khánh giao tiếp được nhưng chỉ là sự giao tiếp bình thường, đơn giản mà thôi. Khánh cho rằng mình không có năng khiếu ngoại ngữ nên không chịu cố gắng nữa.
Mấy năm làm việc cho nhà hàng mà tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Sau đo, Khánh chuyển lên phía bắc nước Pháp, xin vào làm chân bốc vác ở cacngr Ha-vrơ. Vất vă, cực nhọc mà lương tháng chẳng được bao nhiêu. Lại chuyển sang làm phụ sửa chữa cho một xưởng ô tô nhưng công việc cũng chẳng mấy hấp dẫn. Được mấy năm, Khánh lại muốn chuyển việc. Nghe nói ở Pa-ri dễ kiếm việc và tiền công thường được trả cao hơn, Khánh lại nấu ăn khá ngon và thích công việc đó, Khánh đã tìm về Pa-ri để thử vận may.
Chính trong những ngày đó của Khánh ở Pa-ri, Khánh và tôi gặp nhau.