Chỉ mục bài viết |
---|
Chiều Luxembourg |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Trang 10 |
Trang 11 |
Trang 12 |
Trang 13 |
Trang 14 |
Trang 15 |
Trang 16 |
Trang 17 |
Tất cả các trang |
Phần Kết
Cuối tháng 6 năm 1976, tôi về nước sau khi miền Nam được giải phóng hơn một năm. Được gặp lại người mẹ, người chị gái thương yêu, gặp lại Nam của tôi và bạn bè, họ hàng.
Khi bé Ngọc lên lớp hai, nhờ dành dụm được ít tiền, đồng thời sau khi có giấy tờ tạm ổn định, chúng tôi được phép vay một khoản tiền trả lãi của ngân hàng. Mặc dù phải trả dần từng tháng, chúng tôi đã mua được một căn hộ khoảng 40 mét vuông ở khu ngoại ô Paris và thuê được một cửa hàng ăn nho nhỏ để tự mình quản lý. Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn nhưng cũng tạm ổn.
Nghĩ lại thời gian trước đây, biết bao năm trời vất vả về việc lo giấy tờ, tôi thấy hoảng. Mất nhiều thời gian và nhiều lúc cảm thấy bực mình, nhục nhã. Vốn tính không bao giờ muốn xin xỏ hạ mình, muốn tỏ ra đàng hoàng trong mọi tình huống nên quả là vất vả. Mà mỗi lần phải lo giấy tờ, viết đơn, gặp gỡ, trình bày, v.v… tôi đều là người phải đứng ra chịu trách nhiệm hết thảy. Mỗi lần mệt mỏi chán chường, tôi nhờ Khánh thay tôi làm những việc đó, anh chỉ buông một câu gọn lỏn: "Tiếng Pháp đầy mồm, cứ thế mà làm".
Tôi có bực, có cáu, có kêu ca thì cũng đến vậy.
Khánh đâu có nghe, có để ý. Khánh cứ thản nhiên như những việc đó là của tôi, không liên quan gì đến anh ấy. Nói tóm lại, tất tần tật các loại hóa đơn, giấy tờ, các loại đơn từ, việc dạy con học, kể chuyện cho con, họp phụ huynh, các cuộc tiếp xúc khác nhau về việc học của con, về nhà cửa, cửa hàng ăn… đừng bao giờ hỏi Khánh bởi anh ấy sẽ nói rằng: "Tôi không biết".
Khánh chỉ biết công việc của mình là lái xe đi chợ, mua thực phẩm, lương thực, rượu, nước uống… cho cửa hàng ăn và phụ trách nấu bếp. Vì cửa hàng mặt bằng nhỏ, số bàn ăn không nhiều nên chỉ có hai vợ chồng làm việc mà thôi. Tôi vừa tiếp khách, vừa chạy bàn, vừa thanh toán. Khánh chịu khó nấu nướng và nấu khá ngon nên cũng thu hút được khá đông khách.
Cũng vì công việc của Khánh như vậy nên anh chẳng để tâm đến việc hoàn thiện tiếng Pháp. Khánh tiếp xúc được, nhưng khi phải trình bày một vấn đề gì đó, cũng không phải là dễ. Càng lớn tuổi Khánh càng ngại. Lúc có thời gian rỗi, Khánh chỉ thích chơi bóng đá cùng hội sinh viên Việt Nam sang học ở Pháp hoặc nếu có bạn thì chơi cờ, chơi tú lơ khơ hay chơi bài tá lả… Khánh không thích đọc sách, không thích nghe nhạc hay đi dạo chơi trong vườn. Nếu có thời gian ngồi trước tivi, Khánh chỉ mê những trận bóng đá, đấm bốc, te nít hay những màn trượt băng nghệ thuật. Còn tôi, tôi thèm đọc sách đến khủng khiếp.
Từ ngày sang Pháp, không có nhiều thời gian, tôi thấy mình như bị hụt hẫng, thiếu một cái gì đó. Những ngày nghỉ, khi thời tiết đẹp, tôi thích tha thẩn dạo chơi trong những công viên tĩnh lặng. Đêm về, trước khi đi ngủ, tôi mê nghe một bản nhạc nhẹ. Tôi thích dạy con, kể chuyện cho con nghe và muốn nghe con nói chuyện, tha thiết được trao đổi, tâm tình cùng chồng.
Càng sống với Khánh tôi mới càng thấm thía một điều: Hai người tốt sống với nhau chưa chắc đã hợp. Quả đúng vậy! Khánh thật tốt bụng, chăm chỉ, thương vợ con, nhưng hai chúng tôi là hai thế giới trái ngược nhau, kể cả vừa làm tình với nhau xong, nhìn thấy Khánh ngủ ngon lành, tôi đã lại thấy mình cô đơn. Một nỗi cô đơn như vậy thật khó tả cứ gặm nhấm, gặm nhấm tâm hồn tôi.
Tôi muốn được Khánh âu yếm lâu, thật lâu trước khi bước vào giai đoạn cao trào của quan hệ tình dục. Tôi khao khát được kể cho Khánh nghe những gì mình đã được đọc, được nhìn thấy, được cảm xúc để rồi được nghe Khánh nói những gì Khánh nghĩ trước lúc làm tình… Nhưng không, mỗi lần gần gũi xác thịt, sau khi chờ tôi thể hiện tình cảm, Khánh rực người lên cảm xúc cháy nồng, đam mê trong phút chốc, rồi lăn ra ngủ, bỏ mặc tôi bên cạnh. Nằm mãi không ngủ được, tôi lay anh, anh chỉ nói: "Ngủ đi!".
Tôi cũng hiểu rằng không phải như vậy là Khánh không yêu tôi. Thực ra, Khánh không có nhu cầu nói chuyện, trao đổi như tôi mong muốn. Thế rồi, đang đêm, tỉnh giấc, Khánh lại đòi hỏi làm tình thì tôi chẳng còn cảm hứng gì nữa.
Khánh thua tôi khá nhiều tuổi mà mãi sau này tôi mới biết. Vì lúc mới quen rồi yêu nhau, có lẽ sợ tôi khước từ nên Khánh đã nói Khánh bằng tuổi tôi, và khi Khánh vượt biên ra đi không phải là khi Khánh 20 tuổi như Khánh đã kể. Cũng chính vì tuổi tác khá chênh lệch và không cùng trình độ văn hóa nên giữa tôi và Khánh khập khễng trong mọi nhận thức cuộc sống. Mọi quyết định trong việc nuôi dạy con và trong công việc làm ăn đều dựa vào suy nghĩ của tôi.
Giờ đây, khi tôi đã ổn định về mặt pháp lý để có thể sinh sống lâu dài tại Pháp, thì bão lòng lại trỗi dậy…
Đã ba tháng nay, Khánh lặng lẽ hẳn đi. Vốn đã ăn nói ngắn gọn, anh như ngày càng "kiệm lời" hơn.
Khánh cứ tự cho phép mình vắng nhà mà không một lời giải thích. Còn tôi, không phải tôi muốn gây sự với anh khi tỏ ra lạnh nhạt. Đã trải qua trăm đắng nghìn cay, tôi hiểu nên xử sự như thế nào để cuộc sống vợ chồng không quá căng thẳng. Tuy nhiên, có một điều tôi không thể nào thay đổi được, đó là sự thể hiện tình cảm. Đúng là Khánh và tôi đang sống trong thời kỳ bằng mặt không bằng lòng.
Khi đã không bằng lòng, tôi không thể nào hào hứng đáp lại hành động ân ái của Khánh. Tôi không thể ôm ấp Khánh, khi cảm thấy lòng mình không thanh thản. Khi có điều gì cấn cái không nói được, tôi thấy lòng bực bội, không yên. Hằng đêm, tôi đã không thể trao cho Khánh những nụ hôn thắm nồng như trước, không thể nói với Khánh những lời yêu thương, không thể trao thân tự nguyện, thoải mái cho Khánh. Tôi là vậy! Lắm lúc, tôi nguyền rủa cho cái tính quá khẳng khái, thẳng thắn đến bướng bỉnh của mình.
Nhưng tôi không thể khác được. Còn Khánh, anh cũng cảm thấy tình cảm đối với anh phần nào phai nhạt trong tôi. Tôi biết, Khánh hoàn toàn cảm nhận được điều đó nhưng làm như không hề biết, để rồi chỉ đòi hỏi quan hệ tình dục với tôi khi anh thấy cần mà thôi. Khi thấy tôi cự lại, Khánh không tâm tình, bày tỏ để vợ chồng hiểu nhau, Khánh cho rằng tôi không còn yêu anh nữa, không nhiệt tình với anh nữa. Và Khánh cũng tỏ ra bất cần rồi lại tiếp tục đi…
Tôi thì cho rằng, đến giờ Khánh vẫn còn trẻ và khỏe, e rằng đến một lúc nào đó, Khánh sẽ phải có một người phụ nữ khác. Tôi đã nghĩ rất nhiều, số phận của tôi như vậy, nhưng còn các con tôi? Bản thân tôi cũng đắm đuối vì con lắm. Khi đã phần nào ổn định cuộc sống, tôi tìm cách liên lạc với các cháu Hương Ly và Hùng.
Cháu Hương Ly đã học xong đại học, đi làm ổn định và đã xây dựng gia đình. Hương Ly được bố chăm sóc chu đáo và giáo dục tốt nên phát triển tương đối trọn vẹn. Hiện tại, tôi và Hương Ly vẫn liên lạc thường xuyên với nhau. Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng rằng Hương Ly không hiểu tôi, cho rằng tôi đã bỏ mặc cháu lúc cháu còn thơ dại. Tình cảm của cháu đối với mẹ chứa đầy trách móc, giận hờn.
Tôi chẳng bao giờ trách con tôi mà chỉ trách bản thân tôi thôi. Tuy nhiên trong mọi hoàn cảnh, tôi luôn nghĩ về con, muốn làm gì đó cho con để bù đắp những thiếu hụt trong cuộc đời con do mình gây ra nhưng vì xa cách, và vì Nam không còn muốn liên lạc với tôi nên tôi đành chịu. Bao nhiêu năm, dẫu nhớ thương con, cũng đành ngậm đắng nuốt cay. Giờ đây, có điều kiện liên lạc, thì con đã trưởng thành.
Những mặc cảm về tội lỗi của mẹ đã hằn sâu trong suy nghĩ của Hương Ly. Nhưng nếu con tôi nghĩ thế thì cũng hoàn toàn không đúng, vì lúc đầu, tôi đâu có muốn như vậy, tôi đâu muốn sống xa con. Tôi đã đứt ruột khi phải chia lìa con trong cảnh cực chẳng đã. Tôi đã sợ con tôi sớm phải tiêm nhiễm những lời nói độc địa của Lâm về mẹ nó.