watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:32:5529/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Chiều Luxembourg
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Tất cả các trang
Trang 5 trong tổng số 17

 

Phần II

Cuối tháng 6 năm 1976, tôi về nước sau khi miền Nam được giải phóng hơn một năm. Được gặp lại người mẹ, người chị gái thương yêu, gặp lại Nam của tôi và bạn bè, họ hàng, làng xóm trong niềm vui chung của cả nước, tôi vô cùng hạnh phúc. Mẹ tôi làm một bữa cơm cúng vong linh của bố tôi và cũng là mừng ngày sum họp của gia đình. Mẹ tôi càng ngày càng tỏ ra quý Nam không phải qua lời anh ấy nói vì Nam rất ít nói, mà chủ yếu qua những việc anh ấy thể hiện. Niềm vui sướng, hân hoan thể hiện rõ trên khuôn mặt mẹ tôi và mẹ tôi đã không ngần ngại gọi Nam bằng “con”. Nam cũng vậy, không những xưng với mẹ tôi là “con” mà còn gọi mẹ tôi là “mẹ”. Ban đầu còn hơi lúng túng nhưng rồi quen dần. Tôi có cảm tưởng như tính nết Nam còn hợp với mẹ tôi hơn tôi. Lòng tôi ngập tràn hạnh phúc.

Mấy tháng sau khi được nghỉ ngơi cùng mẹ và gia đình chị gái, tôi được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (sau này nhập với Bộ Giáo dục và goiij là Bộ Giáo dục và Đào tạo) gọi nhận việc và được phân về giảng dạy tiếng Pháp cho một trường đại học ở Hà Nội.

Được gia đình hai bên đồng lòng ủng hộ, chúng tôi tổ chức lễ cưới trong niềm hạnh phúc khôn xiết của chính mình, trong niềm vui vô bờ bến của hai gia đình và bè bạn. Ngày đó sẽ mãi còn trong ký ức của tôi. Đó là ngày 25 tháng 12 năm 1977. Một đám cưới giản dị nhưng không kém phần long trọng, được tổ chức tại trường đại học nơi tôi dạy học. Gia đình Nam và gia đình tôi cùng lên Hà Nội, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị em đồng nghiệp nơi chúng tôi công tác và bạn bè của chúng tôi. Tôi còn nhớ đến ngày cưới rồi mà chẳng có và cũng chẳng biết mượn ai một chiếc áo dài. Cuối cùng thật may mắn trong số bạn của Nam có vợ anh Lương là phát thanh viên Đài vô tuyến truyền hình và chị ấy đã đồng ý cho tôi mượn chiếc áo màu hồng nhạt, cổ có gắn một cái nơ nhhor, ánh đen trắng, trông rất đẹp. Tôi mặc vừa như in. Màu áo như tôn thêm làn da trắng hồng của tôi. Bạn bè khen và hài lòng lắm.

Còn Nam, vì công việc của anh đòi hỏi phải sắm áo quần com-plê nên lúc cưới đã không bị gay cấn mấy. Hồi đó, chúng tôi có mấy ai tổ chức tiệc mặn đâu nhưng lo cho đủ thuốc lá, bánh kẹo, hạt bí, hạt dưa cho một tiệc cưới ngọt cũng bở hơi tai. Tôi về nước đến hơn một năm sau chúng tôi mới dám nghĩ đến đám cưới cũng bởi vì phần thì vừa mới làm quen công việc, chúng tôi phải tập trung hết tâm lực, phần thì phải chờ đợi tieu chuẩn thuốc lá, bánh kẹo phân phối hàng tháng mới có thể có đủ số lượng.

Tuy nhiên, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng nhường tiêu chuẩn của họ cho chúng tôi nên cuối cùng đâu cũng vào đấy. Tôi thì không thay đổi mấy về hình thức, sức khỏe kể từ khi về nước nhưng Nam thì khác hẳn. Cho đến ngày cưới trông anh gầy gò đến thảm hại. Mặt anh hốc hác. Anh phải lo quá nhiều cho đam cưới mặc dầu gia đình tôi chẳng đòi hỏi gì cả và gia đình anh ngày đó cũng có biết vàng là gì đâu. Nhiều lúc sau khi cưới, tôi cứ vóe mũi anh nói đùa:
- Số anh là may đấy nhé, gia đình em “cho không” em anh đấy!
- Vậy mà những lúc đó, anh cũng hóm hỉnh đùa lại tôi:
- Chẳng qua là gia đình em sợ để “quả bom nổ chậm” trong nhà nên phải đẩy vội đi đó mà thôi!
Hồi đó, chúng tôi cũng có anh bạn mang máy ảnh đến chụp hộ ảnh cưới làm kỷ niệm, nhưng toàn là ảnh trắng đen.

Các bạn bè, đồng nghiệp đến dự tiệc cưới cũng ăn mặc giản dị. Cái thời bao cấp lấy đâu ra mà mua sắm! Cái gì cũng phải chờ tiêu chuẩn. Nhưng có thứ tiêu chuẩn mua được rồi mang về xếp xó vì có khi cũng chẳng dùng đến. từ gạo đến dầu, từ mắm, muối cho đến thuốc lá, từ cân đường, sợi chỉ cho đến chiếc lốp xe đạp… tất tần tật đều phải xếp hàng mua. Có những lúc phải dậy từ bốn, năm giờ sáng để xếp hàng mua một vài cân cá trích bé bằng ngón tay hay vài bìa đậu phụ, vậy mà khi đến lượt có khi hàng lại hết. Những dịp tết Nguyên đán thì cứ phải mất đến lắm thời gian mới có thể mua được túi hàng Tết, trong đó có vài lạng đậu xanh, một miếng bóng, một tệp bánh đa nem, một gói chè, một gói thuốc lá, một gói kẹo, một gói bánh quy và khoảng một phần tư lạng mỳ chính… Đúng là “một thời để nhớ”!

Sau lễ cưới, tôi được nhà trường phân cho một gian nhà lá khoảng 10 mét vuông trong khu tập thể của trường. Cũng như tình trạng của những người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng vào những năm đó, cuộc sống của chúng tôi còn nhiều khó khăn. Từ Liên Xô về, ngoài số sách ngoại ngữ cần thiết cho công việc, học hành, chúng tôi chỉ mang về được thêm chiếc bàn là, chiếc đài và hai chiếc xe đạp. Hàng ngày, Nam phải đạp xe từ khu tập thể trường tôi ở ngoại thành vào trung tâm Hà Nội để làm việc. Công việc bận rộn, có những hôm phải ở lại họp đến tối mới về đến nhà nhưng thái độ của anh lúc nào cũng vui vẻ. Sau hai năm công tác, anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với tôi, anh vẫn luôn nhường nhịn và chiều chuộng. Hiếm khi thấy anh cau có hay to tiếng. Anh hòa đồng với cuộc sống tập thể nơi trường tôi không mấy khó khăn. Bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp của tôi hầu như ai cũng mến anh.

Tháng 12 năm 1978, tôi sinh con đầu lòng. Cô bé Hương Ly kháu khỉnh, xinh xắn, hài hòa nét của cả hai bố mẹ và có nước da trắng hồng như mẹ. Sự có mặt của bé Hương Ly làm tăng thêm niềm hạnh phúc của gia đình vốn dĩ đã vô cùng hạnh phúc.
Cứ mỗi buổi chiều, sau giờ làm việc, trên đường đi làm về, Nam lại ghé qua chợ mua những thứ tôi dặn. Về đến nhà, anh chịu khó giã cua, nấu canh cho vợ ăn để thêm chất can xi cho con bú. Nam còn xin gỗ đóng chuồng nuôi gà nữa. Mỗi sáng trươccs khi đi làm, anh không quên mở cửa chuồng gà, cho gà ăn và rửa chuồng gà. Tôi thì lười cho gà ăn nhưng lại chăm chăm chờ lượt gà đẻ để nhặt trứng. Nam lại còn cùng các gia đình trong khu tập thể cuốc đất, trồng đủ các loại rau. Ai cũng khen Nam là một ông chồng chịu khó, đảm đang. Từ ngày có con, chùng tôi xin phép nhà trường làm thêm cái chái nhỏ phia trước nhà khoảng 6 mét vuông. Bé Hương Ly ngoan, bụ bẫm và dễ thương. Mỗi lần về đến nhà, dựng chiếc xe đạp ngay cửa, Nam sà vào ẵm con, nựng con âu yếm.

Ngày đó, cả bốn dãy tập thể của chúng tôi khoảng ba chục gia đình chỉ có một vòi nước chảy thất thường, lúc nhanh, lúc chậm. trong nhà chúng tôi chỉ có hai cái xô, một cái chậu to, và mấy cái chậu nhỏ vì vậy nước dự trữ cũng chẳng đáng kể. Hàng ngày, hàng tuần các hộ gia đình phải mất quá nhiều thời gian cho việc rửa rau, giặt giũ… nhất là những gia đình có con nhỏ như chúng tôi. Nam không ngần ngại xếp xô lấy nước, giặt tã lót cho con. Mỗi lần nhìn thấy anh bê chậu đồ ra giặt ở máy nước, tôi thấy nhói lòng. Anh gầy quá! Anh mặc chiếc quần Đông Xuân dài, đũng trễ xuống, chẳng thấy mông, đùi đâu! Vậy mà khi ăn, anh cứ nhường hết cho tôi, tôi không chịu anh lại nói dỗi. Anh nói rằng tôi không biết thương con.
Bé Hương Ly đã phải đi nhà trẻ từ lúc hai tháng tuổi. Những năm đó, phụ nữ là cán bộ nhà nước sinh con chỉ được nghỉ hai tháng. Tôi muốn tận dụng ngày nghỉ sau khi sinh con nên đã cố gắng giảng dạy cho đến sát ngày bé Hương Ly ra đời.

Tôi còn nhớ một lần khi Hương Ly khoảng bảy tháng tuổi, chau bị ho rồi sốt cao, lên cơn co giật. Lúc đó, tôi chưa có kinh nghiệm nên cứ cuống cả lên, không biết cách hạ sốt cho con. Chúng tôi bế ngay con xuống trạm xá nhà trường. Sau hơn một giờ đồng hồ hạ sốt, kết quả không mấy tốt đẹp, cô y tá bảo chúng tôi cho con đến bệnh viện huyện không xa trường tôi mấy. Sau khi được nhập viện, theo lệnh của bác sỹ, Hương Ly được cô y tá cở trần truồng, nằm trống trơn trên một cái bàn trong khi trời mùa đông rất lạnh. Họ hạ nhiệt độ cho cháu bằng cách để đá cặp vào nách, vào bẹn của cháu . Suốt cả đêm, Nam không rời con. Khi con còn phải trần truồng nằm trân bàn để hạ sốt, anh xót xa, đứng cả mấy giờ đồng hồ cạnh con, gọi con mà hai con mắt cứ nhắm nghiền lại, thỉnh thoảng lên cơn giật. Tôi cũng xót xa, nhưng quá mệt không đủ kiên nhẫn để đúng như anh. Anh bảo tôi nằm trên chiếc ghế dài, chợp mắt một lát. Nhưng cũng như anh, tôi làm sao ngủ được.

Lại một lần thứ hai, khi Hương Ly bị sốt xuất huyết. Nam vội vang chở hai mẹ con tôi đến bệnh viện nhi Thụy Điển. Suốt hai tuần liền, hết giờ làm việc ở cơ quan buổi chiều, anh vội vã đạp xe về nhà, cơm nước xong mang vào cho tôi và ở lại suốt đêm cùng con. Anh mang theo một chiếc ghế xếp cho tôi nằm, còn anh ngồi thức trông con. Vì bệnh nhân rất đông nên một giường phải ghép hai bệnh nhân. Gần nửa tháng trời, ngày phải đi làm, đêm không được chợp mắt, mà anh chẳng hề than vãn, kêu ca.

Có lẽ vì thế mà bé Hương Ly quấn quýt bố vô cùng. Khi con chập chững tập đi, những ngày chủ nhật đẹp trời, Nam dắt con ra sân vận động của trường tạp cho con đi. Hương Ly đã đến giai đoạn bo bô nên giọng nói nghe thật dễ thương. Một hôm, tôi đang làm cơm dưới bếp (bếp nhỏ tý, ngay sát phòng ở, cách một bức tường bằng cót ép), thấy hai bố con giọng cứ ngọng líu ngọng lô:
- Bố ơi, bố lấy cho con cái “hế” (ghế)! – Hương Ly gọi nhờ bố.
- Cái “hế” là cái gì? – Nam tuy đã hiểu nhưng cố tình trêu con.
- Cái “hế” bố đóng cho con ngồi ý!

- À ra thế, con mang cái “hế” của con ra sân ngồi xem bố cho gà ăn nhé!
- Vâng ạ!

- Ôi con thích con “hà” lông nâu này lắm bố ạ!
- Cứ thế, hai bố con chơi với nhau không biết chán.
Nam động viên tôi tham gia đội bóng chuyền của trường vì vốn dĩ tôi rất có năng khiếu thể thao và đã từng là cầu thủ có tiếng về môn bóng này khi còn ở Liên Xô. Mỗi tuần hai lần, hết giờ làm việc, Nam lại tất tả đạp xe về chơi với con để vợ có thời gian tham gia đội bóng. Những ngày đó, tôi thật sự hạnh phúc và lấy làm hãnh diện.
Thời gian cứ thế trôi, bé Hương Ly lớn dần trong tình yêu thương của bố mẹ. Khi con gái tôi lên hai tuổi, Nam được cơ quan cử đi công tác ở Trung Quốc ba năm. Ngày đó, cán bộ đi công tác ở nước ngoài theo chế độ nhà nước, chưa được phép cho vợ con đi cùng. Niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Vui, vì điều đó chứng tỏ Nam là một cán bộ đối ngoại tre có năng lực, được tín nhiệm, dù trẻ đã được cử đi công tác dài hạn. Nhưng buồn, buồn không tả xiết vì phải xa đứa con gái bé bỏng và người vợ trẻ yêu thương.

Dù muốn hay không, ngày ra đi cũng đã đến. Cuộc tiễn đưa chồng tôi đi công tác nước ngoài thật cảm động. Bé Hương Ly cứ níu chặt lấy hai vai của bố và khóc thét lên vì nó bám bố lắm. Thường ngày, sau giờ làm việc, nếu khong có những buổi họp tối hoặc làm việc thêm ở cơ quan, Nam về ngay rồi chơi với con suốt cả buổi tối. Con gái tôi có bố cứ quấn mấy cổ, trèo lên vai tình cảm lắm. Những lúc ấy, tôi vừa dọn dẹp, vừa chêm nhưng câu đùa cùng hai bố con.

*

Tiễn Nam đi rồi, hai mẹ con buồn bã trở về căn nhà nhỏ bé trong dãy tập thể của trường đại học tôi đang giảng dạy. Chiếc áo Nam đang mặc dở, để lại nhà, tôi không giặt ngay. Đến cả tháng trời, tối đến, chẳng những con tôi mà tôi cũng ôm ấp chiếc áo đó ngủ. Tất cả mọi đồ vật vẫn nguyên vẹn trong nhà đều gợi cho tôi nỗi nhớ chồng da diết. Thỉnh thoảng, con tôi cứ nói: “Mẹ ơi, bao giờ thì bố về hả mẹ?”, “Bỏng ngô ngon lắm, con muốn bố cùng ăn cơ, mẹ có gửi được cho bố  không?”, “Con nhớ bố lắm, con ứ ngủ đâu, con chờ bố về cơ!”… Nhìn con buồn nhớ bố, nghe con nói thỏ thẻ, tôi không khóc mà nước mắt cứ dàn dụa chảy. Phải lâu lâu, tôi mới nhận được thư của Nam và cũng thi thoảng tôi mới viết thư thăm chồng được. Những trong viết trong cuốn sổ nhật ký của tôi ngày càng nhiều thêm.

Ngày đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc còn vô cùng căng thẳng. Sau những cuộc đụng độ ở biên giới phía Bắc Việt Nam những cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh biên giới Việt Nam, đặc biết là Lạng Sơn, mối quan hệ giữa hai nước trở nên xấu hẳn đi. Các phương tiện thông tin liên lạc bị gián đoạn. Chỉ gửi được thư tay mà thôi. Nhưng hai vợ chồng tôi gửi thư cho nhau được mấy lần đâu trong khoảng ba năm vì những năm đó, không có sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc du học hoặc cán bộ đi công tác, thực tập, duy nhất chỉ có một số ít cán bộ đi công tác đối ngoại mà thôi. Những người đi công tác như vậy không đi bằng máy bay bay thẳng từ Hà Nội sang Bắc Kinh hay đi bằng tàu hỏa. Họ phải đi máy bay qua Ma-xcơ-va và từ đó đi tàu hỏa sang Bắc Kinh. Ngày đó làm gì có điện thoại hay thư điện tử như bây giờ, vì thế thông tin cho nhau thật vất vả. Có lúc phải đến bốn, năm tháng trời tôi mới có được một lá thư của chồng. Và thông tin khi đến được với nhua đã không còn tính thời sự nữa.

Tôi cảm thấy lo lắng, ngờ vực, hoang mang… Thư nào cũng dặn Năm phải cố gắng giữ gìn sức khỏe cho khỏi ốm. Tôi bảo anh rằng, tôi chẳng cần anh phải lo lắng tiết kiệm tiền, miễn là anh trở về an toàn, trọn vẹn. Anh viết thư về động viên, an ủi tôi, còn cười vì thấy tôi lo quá xa. Thư anh bao giờ cũng tình cảm, một thứ tình cảm mực thước, thủy chung, hiếm khi ngợi khen tôi à cũng ít chê bai tôi. Thư anh ngắn gọn, không giải thích dài dòng.
Càng lớn bé Hương Ly lại càng giống mẹ nhưng cặp mắt lại hoàn toàn giống bố. Đôi mắt đen láy, thông minh nhưng đượm vẻ buồn. Hàng ngày đi dạy, tôi gửi con ở nhà tre của trường. Bé Hương Ly được các bác trông tre rất yêu vì ngoan và nói nghe dễ thương lắm.

Hồi đó, mỗi giáo viên dạy tiếng như chúng tôi phải đảm đương khá nhiều giờ mà được bồi dưỡng chẳng đáng là bao. Mỗi tuần tôi dạy 25 tiết, cả lớp đào tạo chính quy và ở các lớp đại học tại chức. Khi tiếng kẻng của trường vang lên báo hiệu giờ học buổi chiều đã kết thúc, tôi vội vàng xuống nhà trẻ đón con. Thấy tôi, bé Hương Ly mừng quýnh lên. Bé chạy ngay về phía mẹ và ôm lấy cổ mẹ, ngón tay xoa nhẹ vào mặt mẹ, vuốt tóc trên trán mẹ rất tình cảm. Câu đầu tiên của bé bao giờ cũng là: “Mẹ ơi, bố về với con chưa?”. Thỉnh thoảng, bé lại chìa bức tranh bé vẽ ở lớp: “ Cô giáo dạy con vẽ quả cam này, con sẽ để dành cho bố nghe mẹ!”. Nghe tiếng thỏ thẻ, ngây thơ của con, tôi vừa thương con, lại vừa buồn.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 143
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com