Chỉ mục bài viết |
---|
Chiều Luxembourg |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Trang 10 |
Trang 11 |
Trang 12 |
Trang 13 |
Trang 14 |
Trang 15 |
Trang 16 |
Trang 17 |
Tất cả các trang |
Đó quả thật là một cuộc phiêu lưu! Tôi đã quyết định ở lại. Ở lại! Nhưng sẽ ở đâu và sống như thế nào? Lúc đó, tôi hoàn toàn không biết được. Ở Ca-na-đa, tôi chẳng thân ai. Những mối quan hệ trong quá trình thực tập thì thật hời hợt và mong manh, chẳng ai có thể giúp tôi cả. Giấy lưu trú mà chính phủ Ca-na-đa cấp đã gần hết hạn. Sau gần hai tháng qua hạn về nước, tôi vẫn hoàn toàn trắng tay, vô phương cứu chữa cho hoàn cảnh.
Sau khi quyết định ở lại rồi, trong cảnh đơn thương độc mã của mình, tôi càng thấy lòng bồi hồi nhớ gia đình, quê hương da diết. Bình thường, nếu có người hỏi gì có gì ràng buộc khiến ta tha thiết yêu quê hương, ta khó mà trả lời được. Vậy mà lúc này đây, khi phải sống xa que hương, một mình bươn chải giữa cuộc đời, tôi mới thấy yêu vô cùng mảnh đất quê hương, mảnh đất đã thấy tôi sinh ra, lớn lên và ghi lại kỷ niệm thuở ban đầu. Tôi nhớ giọng nói, nụ cười của mẹ, của bố, của người chị gái.
Tôi nghe bên tai mình tiếng thỏ thẻ của các con. Tôi nhìn thấy rõ con họa mi hằng năm bay về đậu trên cây vú sữa bố tôi trồng năm nao. Tôi nhớ cây lan hoa nở trắng xóa đầu hè nhà bác Nhân hàng xóm, hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín, hoa quỳnh e ấp nở trong đêm trên ban công nhà chị Hạnh. Tôi nao nao nhớ tổi chim sẻ ở dưới mái ngói phía trên cửa sổ. Tôi yêu vị thơm chua mát của trái khế tôi hái trên cây trồng trước sân nhà. Tôi yêu bãi biển cát mịn vàng giòn khi mùa hè đến… Và tôi đã thiếp đi trong làn mi đẫm nước mắt. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy đầu đau nhức nhối. Cả người tôi như cạn kiệt sức.
Tôi cảm thấy mình bất lực. Có lúc tôi đã nghĩ đến việc trở về Việt Nam nhưng nếu về chắc chắn sẽ bị kỷ luật bởi tôi quá hạn đã lâu. Còn ở lại?
Cuối cùng “một liều ba bảy cũng liều”, tôi theo một số người đi sang Pháp du lịch. Tôi đành liều vậy thôi chứ ở Pháp, tôi có ai họ hàng thân thích gì đâu. Tôi lại chưa một lần được đặt chân đến Pháp nên nỗi sợ hãi càng dâng lên đến tột đỉnh. Ngồi trên máy bay mà lòng tôi như có lửa đốt. Liệu cảnh sát cửa khẩu có cho phép tôi vào nước Pháp không? Nếu được vào, tôi sẽ đi đâu, về đâu?
Khi đến sân bay Sác-lơ Đơ Gôn – Pa-ri, tôi bị cảnh sát khám kỹ lắm. họ hỏi tôi rất nhiều đến nỗi khi tất cả những người trên chuyến bay đã ra khỏi sân bay rồi mà tôi vẫn ở trong phòng khám xét. Lúc đó, nỗi nhục nhã trào dâng trong lòng. Nhưng tôi đã không còn có thể thay đổi tình huống được nữa rồi.
*
Tiếp theo đó là những ngày lang thang giữa Pa-ri, thủ đô ánh sáng của châu Âu. Pa-ri thật đẹp. Buổi tối, ánh đèn điện soi sáng đến từng ngõ ngách. Tháp Eepsphen sừng sững bên bờ sông Xen. Khi lên đến tầng ba của tháp, ta có thể nhìn thấy hết Pa-ri. Sông Xen nước chảy nhẹ, đều. Những con thuyền đưa khách du lịch đi và về lướt nhẹ trên dòng nước. Sông Xen chia Pa-ri làm hai gọi là bờ phải và bờ trái. Giữa sông Xen là đảo nhỏ có tên đảo Thị thành, nơi đó ta có thể tham quan nhà thờ Đức Bà Pa-ri, nằm đối diện với sở Cảnh sát thành phố. Nhà thờ Đức Bà và cảnh quan xung quanh đã là niềm cảm hứng bất tận cho biết bao nhà văn, nhà thơ Pháp, trong đó có Vích-to Huy-gô.
Vích-to Huy-gô đã viết một tiểu thuyết bất hủ có tên là Nhà thờ Đức Bà Pa-ri. Lịch sử kiến trúc và xây dựng nhà thờ lớn này đã được Vích-to Huy-gô miêu tả một cách chi tiết và rõ nét xen lẫn với câu chuyện tình đơn phương của chàng gù Ka-đi-mô-đô sống trong nhà thờ này với cô gái Ai Cập E-xmê-ra-đa xinh đẹp.
Pa-ri đẹp và nên thơ như vậy nhưng tôi chẳng còn lòng dạ nào để dạo chơi hay ngắm cảnh nữa. Tôi muốn tìm việc làm dẽ dàng kiếm được một việc làm theo đúng nghĩa của nó ở chốn xa hoa này khi giấy tờ của tôi chỉ là tạm bợ của người đi du lịch, khi vốn tiếng Pháp của tôi dù khá cung không thể bằng họ dung tiếng mẹ đẻ, khi bản thân tôi chẳng có một bằng cấp gì của Pháp cả.
Nhờ có một người bạn Ca-na-đa giúp đơc, giới thiệu, tôi được ở tạm trong một gia đình ở ngoại ô Pa-ri nhưng phải trả tiền tháng và tự lo ăn uống. Ngày ngày, tôi lang thang trong các khu phố Pa-ri để tìm việc, đêm tôi trở về căn phòng nhỏ người ta cho tôi thuê trong một thơig gian ngắn. Nhưng cứ mỗi lần, chủ các tiệm ăn hỏi đến giấy tờ của tôi để thuê làm mướn, họ đều từ chối. Tôi cay đắng nghĩ rằng đến nỗi cai công việc rửa bát cho một tiệm ăn cũng phải có giấy tờ đầy đủ, và cũng không phải dễ kiếm. Hóa ra ở các nước nghèo, những người vô gia cư lại dễ tìm thấy sự đồng cảm hơn. Đã mấy lần tôi có ý định đến Đại sứ quán Việt Nam để xin giấy tờ về nước nhưng bao nỗi sợ hãi lại giày vò, ám ảnh tôi và rồi tôi cứ trượt dần theo số phận.
Trong quá trình lang thang đó, tôi đã gặp không ít đàn ông, người Pháp có, Việt kiều có, họ cám cảnh muốn giúp đỡ tôi nhưng khổ cho cái thân tôi là hễ quan hệ, tiếp xúc là họ đã muốn làm tình ngay rồi. Cái gì cũng có giá của nó, tôi sợ hãi nên khước từ tất cả. Tôi đã tự hứa với mình: Nếu không phải là tình yêu, tôi sẽ bất cần tất cả. Phải! Tôi là một người phụ nữ mãnh liệt nhưng đầy cá tính và tự trọng cao.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi cũng muốn tự lực cánh sinh, không muốn dựa dẫm để lợi dụng về vật chất hoặc tình cảm. Đúng, tôi cần đàn ông thực sự! Nhưng nếu không phải là người tôi yêu, tôi không thể lên giường cùng người ấy. Tôi không thể kề sát bờ môi mình vào môi một người đàn ông trong khi trái tim tôi nguội lạnh. Tôi không thể vuốt ve mơn trớn da thịt một người đàn ông khi bàn tay tôi sợ hãi đụng chạm. Tôi hoàn toàn không thể giả dối trong tình yêu. Vì thế, cứ mỗi lần tôi khước từ là một lần tôi rơi vào hoàn cảnh bất ổn, nhưng đầu óc lại thanh thản bởi vì khi không yêu, tôi không muốn lợi dụng người ta để rồi bị khinh bỉ.
Cứ như thế, cho đến nửa năm sau, tôi gặp Khánh. Khánh sang Pháp trên một chuyến tàu được tổ chức bất hợp pháp cho những người vượt biên từ cảng Hải Phòng. Khi biết Khánh là người Quảng Ninh, lại cũng đang trong hoàn cảnh bất ổn như tôi dù sang Pháp đã nhiều năm, tôi làm quen với Khánh ngay để cùng chia sẻ nỗi niềm. Khánh gầy, cao, trông thư sinh, không đẹp lắm nhưng lại có duyên. Tính tình hiền lành nhưng cục, kiệm lời, kiệm từ ngữ đến mức khó tin.
Những lúc cần cho công việc, Khánh cũng nói nhưng không nói nhiều và không bao giờ nhắc lại những gì đã nói ra. Thỉnh thoảng, gặp những người thân quen, Khánh cũng đùa nghịch và hóm hỉnh ra trò.
Sau này khi đã thân nhau, Khánh nói, Khánh đã bị tôi hút hồn ngay từ lần đầu gặp gỡ, Khánh thích vẻ đẹp mặn mà và đằm thắm nơi tôi, một vẻ đẹp như được hoàn thiện hơn sau những bước thăng trầm của cuộc đời. Vẻ đẹp của tôi quyến rũ Khánh hơn là vẻ đẹp lộng lẫy của những cô gái khác còn trẻ.
Chúng tôi cùng kể cho nhau nghe về quá khứ của mình. Sau khi nghe tôi kể xong, Khánh cảm thông cho hoàn cảnh của tôi và tỏ ra yêu thương tôi vô cùng. Khánh muốn bù đắp cho tôi tất cả những nỗi khổ đau và mất mát. Khánh nói rằng Khánh bằng tuổi tôi nhưng chưa hề lập gia đình. Ước vọng của Khánh là quyết tâm tạo dựng cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng ở một đất nước giàu có.
*
Khánh được sinh ra và lớn lên trên cùng mỏ Quảng Ninh, trong một gia đình có bốn anh em và Khánh là con cả. Bố Khánh, người Việt gốc Hoa, là công nhân mỏ than còn mẹ Khánh là giáo viên cấp I. Cũng như những gia đình Việt Nam nói chung, vào thời kỳ sau giải phòng miền Nam năm 1975, gia đình Khánh gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt nhà lại đông con nên càng vất vả hơn.
Ngày nhỏ Khánh ham chơi hơn ham học. Bố mẹ anh cũng cố gắng đầu tư cho anh và mong muốn anh học lên, thi đỗ đại học. Khánh thông minh nhưng ở lớp thì mải chơi, không chăm chú nghe giảng, về nhà chằng mấy khi xem lại bài vở. Vì thế kết quả học tập cảu anh bao giờ cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình hoặc khả dĩ là trung bình khá mà thôi.
Những năm miền Bắc chưa bị giặc Mỹ bắn phá, Khánh còn nhỏ nhưng chẳng bao giờ quên được tuổi thơ yên bình, ấm áp. Anh thường theo chúng bạn ra bãi biển, gấp những chiếc thuyền bằng giấy, thả chúng trên biển hoặc chơi thả diều, chạy dài trên bãi cát… nhà Khánh ccachs vịnh Hạ Long chỉ đi bộ chừng mười phút. Ngày đó, vịnh Hạ Long chưa được làm cho hấp dẫn như bây giờ, chưa có mấy khách du lịch. Nói đến Quảng Ninh, người ta chỉ có nghĩ ngay đến vùng mỏ, đến các bãi than, đến những người công nhân suốt ngày làm việc lầm lũi trong đó.
Trẻ con cũng suốt ngày bày đủ trò chơi với than, với cát. Khánh thời đó là một đứa trẻ nổi tiếng nghịch ngợm của xóm thợ mỏ. Bố mẹ Khánh đã bao lần phải nghe thầy cô, họ hàng, chòm xóm ca thán về những trò nghịch quái đản của con mình. Khánh nghịch là vậy, tính cục, dễ nổi cáu nhưng lại rất hiền.
Khi Khánh lên sáu tuooit, giặc Mỹ bắt đầu leo thang ra đánh phá miền Bắc. Vùn mỏ quê anh là một trong những trọng điểm ném bom của giặc Mỹ. Anh phải theo mẹ và các em sơ tán về một vùng nông thôn, còn bố anh vẫn ở lại cung mỏ làm việc.