watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:07:2328/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 1 - Anh Hùng Lĩnh Nam - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-20 - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Tập 1 - Anh Hùng Lĩnh Nam - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 20

Hồi 12b

Nguyễn Anh bàn với Phương Dung:
- Huyện-uý Long-biên là Hoàng Đức, đệ tử Lê Đạo Sinh, không lẽ tiên sinh lại hại chúng ta? Tiên sinh phải biết chúng ta là người phái Long-biên chứ?
Đào Kỳ nghĩ được một kế, nói với hai tên đó:
- Như vậy, chúng ta hiểu lầm rồi. Hai vị đại ca, chúng tôi xin lỗi đại ca nghe. Chúng tôi là người của Huyện-úy Bắc Đái sai đến đây. Không ngờ các vị đánh lầm mà thành cớ sự. Thôi, hai vị về đi, cho chúng tôi gửi lời chào Hoàng Đức tiên sinh.
La Quýmắt sáng lên hỏi:
- Thế công tử cũng quen thân với đại nhân Hoàng Đức ư?
Đào Kỳ gật đầu:
- Cho tôi gửi lời thăm cô nương Minh Châu, ái nữ của Hoàng đại nhân.
Nói rồi, Đào Kỳ cởi trói cho chúng. Chúng nghe Đào Kỳ hỏi thăm Minh Châu liền tin ngay chàng là người nhà.
- Thì ra cùng người nhà cả.
Nói rồi chúng lượm vũ khí, phóng vào đêm tối.
Đợi hai tên đi rồi, Nguyễn Anh hỏi:
_ Âu Lạc, anh thân quen với Huyện-úy Bắc-đái và Long Biên đấy à?
Đào Kỳ lắc đầu:
- Huyện-úy Bắc-đái là Chu Bá, con rể Lê Đạo Sinh. Huyện-úy Long-biên là Hoàng Đức, lại là đệ tử của y. Chúng ta bắt được người của Hoàng Đức, nếu giết đi, chúng sẽ truy tầm lôi thôi. Chi bằng tha chúng ra cho êm chuyện. Muốn tha chúng, ta dùng kế Hư hư, thực thực, để chúng nhức đầu không tìm ra ta là ai.
Phương Dung gật đầu:
- Chúng ta đợi thân phụ về, thỉnh thị ý kiến mới được. Như vậy, thân phụ chị Thánh Thiên bị Huyện-úy Long-biên bắt rồi.
Bốn người về đến nhà thì trời vừa sáng. Nguyễn Trát dậy uống trà. Ông gọi bốn người vào sảnh đường hỏi:
- Hôm qua, các con đi thám thính tình hình bên nhà Thánh Thiên, đã giao tranh với ai?
Phương Dung hỏi:
- Bố ơi, sao bố biết?
Nguyễn Trát nói:
- Gì mà không biết? Các con đi từ chập tối, nếu không có gì trở ngại, đã trở về trước nửa đêm. Đến giờ mới về, chắc là gặp địch thủ rồi đánh nhau nên mới lâu thế.
Nguyễn Anh kể lại hai vụ đêm trước. Vụ Châu-trưởng Bạch-hạc đánh Vũ Công Chất và vụ người sở Tế tác Long-biên do Hoàng Đức sai đến bắt cha Thánh Thiên. Nguyễn Trát cau mày suy nghĩ nửa buổi không ra.
Đào Kỳ nói:
- Thưa lão bá, cháu có một điều muốn hỏi lão bá: Lục-trúc tiên sinh là người tốt hay xấu?
Nguyễn Trát nói:
- Thì dĩ nhiên là người tốt rồi. Sỡ dĩ người đời tôn ông là Lục-trúc tiên sinh, vì trong kinh Thi có câu:
Chiêm bỉ kỳ úc,
Lục trúc a a,
Hữu phỉ quân tử,
Như thiết, như tha,
để ca tụng đức độ của ông. Ông hiện là Thái sư thúc của chưởng môn Tản-viên, sư thúc của Đặng Thi Kế và Nguyễn Thành Công. Hai người này năm trước đây đã đoạt chức Lĩnh Nam võ công đệ nhất. Ông tuy làm quan với Hán nhưng đối với dân Việt như ruột thịt. Suốt bao năm qua đã bao che cho chúng ta.
Đào Kỳ định nói vụ bí mật ở Thái-hà trang ra, nhưng lại thôi.
Nguyễn Trát bỗng thở dài:
- Môn phái ta mới nhận được thư của Lục-trúc tiên sinh Lê Đạo Sinh mời đến 15 tháng tám sang năm họp nhau ở Tây-hồ, tìm phương sách tâu với Kiến Vũ hoàng đế, xin hủy bỏ lệnh cấm tập võ. Trong thư mời có nói rõ chỉ thỉnh đệ nhất cao nhân của môn phái, chứ không phải chưởng môn. Do vậy, phái Long-biên chúng ta có nhiều điều không ổn.
Đào Kỳ giả vờ như không biết, hỏi:
- Cháu tưởng người chưởng môn là đệ nhất cao nhân chứ còn ai nữa?
Nguyễn Trát lắc đầu:
- Cháu không biết đấy thôi. Người chưởng môn phái Long-biên bao giờ cũng được truyền hai võ công trấn môn. Một là bài tổng quyết về biến hoá kiếm thuật, hai là 72 thức kiếm căn bản. Tất cả các đệ tử đều được học kiếm, quyền, nội công như nhau. Riêng người được truyền ngôi chưởng môn thì được biết bài quyết về biến hoá kiếm thuật. Khi biết bài quyết này, kiếm thuật trở thành huyền ảo vô cùng. Lại nữa, những thế kiếm rời rạc, khi sử dụng cứ phải đánh từng thế một. Nhưng nếu muốn sử dụng những thế kiếm đó thành một mạch như mây trôi, như nước chảy, thì phải có 72 thức kiếm trấn môn. Chỉ 72 thức đó thôi, có thể nối liền các thức khác thành một dây liên miên bất tuyệt. Tuy nói rằng 72 thức, chứ mỗi thức có 36 chiêu, tổng cộng 2.592 chiêu. Mỗi chiêu lại phân âm dương thành 5.184 chiêu. Cứ tam hư, thất thực thành 15.552 chiêu hư, 36.309 chiêu thực. Kiếm pháp Long Biên lấy mau thắng chậm, chiêu số lên tới 51.861 chiêu, thì đối thủ còn biết đường nào mà mò nữa? Chính với kiếm pháp này, năm xưa Vạn-tín hầu mới thắng hết các cao thủ của Tần Thuỷ Hoàng, thắng luôn cả phò mã Sơn Tinh của Văn-Lang.
Đào Kỳ đã nghe Nguyễn Phan nói về nguyên lý này. Chính ông đã dạy kiếm pháp cho chàng. Nhưng Nguyễn Phan cũng quên mất một số câu quyết về nội công. Khi Đào Kỳ khám phá ra những thẻ đồng trong cây gậy thời Văn-lang thì chàng được học đầy đủ nội công âm nhu. Nhưng những câu quyết về biến hoá, nếu không được Nguyễn Phan giảng dạy, thì chàng cũng không hiểu gì. Vì bài quyết biến hoá, người xưa đã dùng thuật ngữ riêng biệt để chép phòng lỡ ra người ngoài bắt được thẻ đồng cũng vô dụng. Chàng đã được Nguyễn Phan giảng giải, nên hiểu hết. Bây giờ, nghe Nguyễn Trát nói, chàng không ngạc nhiên cho lắm.
Phương Dung hỏi Đào Kỳ:
- Hồi đêm, anh đánh với tên Hán, tại sao anh biết để nhắc em câu Tam hư, thất thực. Em sử dụng lý thuyết đó, thắng tên Hán dễ dàng. Anh biết kiếm pháp Long-biên à?
Nguyễn Trát giật mình nhìn Đào Kỳ:
- Này cháu, hôm trước ta đối chưởng với cháu, thấy trong chưởng lực có hòa lẫn dương cương với âm nhu. Dương cương thì giống như Tản-viên và Cửu-chân, còn âm nhu thì rõ ràng của Long-biên nhà ta. Đã mấy hôm nay ta cố suy nghĩ mà không tìm ra nguyên do. Hôm đó, ta có hỏi là cháu học võ với ai, cháu đã nói là có nỗi khổ tâm không thể nói ra. Cứ như ta suy nghĩ, nội công của cháu bao gồm cả Cửu-chân lẫn Tản-viên. Hồi đầu ta nghi cháu là đệ tử của Đào Thế Kiệt nhưng sau thấy không phải. Ta đã đấu với Đào Thế Kiệt trên trăm chiêu, nhưng chưởng lực của y thấp hơn ta một bậc. Còn hôm đó chiết chiêu với cháu, ta thấy nội công cháu thâm hậu hơn ta. Nội công của cháu không bằng Lê Đạo Sinh, nhưng ngang với Đặng Thi Kế và Nguyễn Thành Công, hơn ta nhiều. Về nội công âm nhu hôm đó cháu sử dụng mới hai thành công lực nhưng đã hơn ta. Trên đời này, dù sư phụ ta sống lại cũng không bằng cháu. Chỉ có Thái sư phụ là có thể hơn cháu mà thôi.
Ngừng lại giây lát, ông nói tiếp:
- Cháu mới ngần này tuổi, võ công đã đến trình độ đó thì chỉ vài năm nữa, ngay đến Lê Đạo Sinh cũng thua cháu. Ta tự hỏi ai là sư phụ cháu? Về âm nhu, ta có thể nghi cháu được Thái sư phụ ta hiện còn tại thế, ẩn nấp ở đâu đó truyền thụ cho. Thuyết này khả dĩ tạm vững. Nhưng còn nội công dương cương, cháu học ai? Ta nghi phải hợp cả Đào Thế Kiệt với Đặng Thi Kế lại mới bằng cháu. Cháu lại biết Ngưu phục thần chưởng, cả những chiêu mà Lê Đạo Sinh cũng không biết thì thực kỳ lạ.
Đào Kỳ thầm khâm phục kiến thức của Nguyễn Trát. Nó nghĩ thầm:
- Các chưởng môn của Lĩnh Nam đều là những nhân vật kỳ vĩ ở thế gian này. Bố ta thì văn võ toàn tài, thao lược xuất chúng. Người lại thương đệ tử, yêu dân như yêu con. Chưởng môn phái Hoa-lư Cao Cảnh Sơn thì hào sảng, nhã lượng, cao trí. Chưởng môn phái Tản-viên Đặng Thi Sách thì hùng tâm, lược tài, cùng vợ là Trưng Trắc đang mưu đồ phản Hán phục Việt, khắp nơi cúi đầu tuân phục. Còn Nguyễn Trát, chưởng môn phái Long-biên kiến thức uyên bác, lòng dạ quảng đại. Chỉ gặp ta một lần, đưa ta về trang, đãi như thượng khách, không nghi ngờ gì cả. Người như vậy thực hiếm có.
Thông thường, cứ trời sắp tối, Nguyễn Trát tập trung các đệ tử lại giảng võ đường để giảng dạy. Đào Kỳ là người khác phái, nên chàng tránh xa. Hôm ấy chàng hơi mệt nên về phòng ngủ trước. Một lát sau, chàng tỉnh dậy, khi nhìn sang giảng võ đường thấy còn đèn sáng. Chàng rón rén lại gần ghé mắt nhìn vào, thấy Nguyễn Trát đang bảo Nguyễn Anh:
- Để hiểu rõ Âu Lạc hơn, bây giờ con giả làm La Quý cầm côn đấu với Phương Dung. Đến chỗ nào Âu Lạc nhắc Phương Dung thì cho ta biết.
Đào Kỳ giật mình vì họ đang tìm hiểu chàng. Nguyễn Anh cầm côn hướng về phía cha làm lễ, đứng chờ đợi. Phương Dung cũng rút kiếm hành lễ rồi đứng chờ. Nguyễn Trát quát lên:
- Xuất chiêu!
Nguyễn Anh diễn lại những chiêu của La Quý không sai một chút. Sau bảy chiêu, chàng dồn Phương Dung vào góc. Chàng ngừng lại nói:
- Đến đây thì Âu Lạc nhắc Phương Dung Tam hư, thất thực.
Rồi chàng ra chiêu như La Quý, còn Phương Dung chiêu kiếm hư hư, thực thực ước khoảng mười chiêu nữa, Nguyễn Anh nói:
- Đến đây, Âu Lạc nhắc Phương Dung Thất hư, thất thực.
Phương Dung đổi kiếm pháp. Được vài chiêu nữa, cả hai cùng ngừng lại, bái tổ rồi cất vũ khí vào giá.
Nguyễn Trát thở dài:
- Phương Dung sử dụng kiếm rất đúng quy củ. Nhưng giữa hai chiêu Xuân đáo hoa khai và Xuân khứ hoa lạc có khoảng trống lớn. Âu Lạc đã nhắc Tam hư, thất thực chính là yếu quyết trấn môn của phái Long Biên. Về sau y nhắc Thất hư, thất thực cũng là một yếu quyết đó. Như vậy, y thông thạo hết 72 chiêu kiếm trấn môn và nội công của bản môn.
Phương Dung hỏi:
- Bố ơi, thế tại sao bố không truyền thuật đó cho chúng con?
Nguyễn Trát nói:
- Một là bố không biết, hai là bố có biết cũng chỉ truyền cho người thừa kế chưởng môn, chứ không truyền cho con.
Nguyễn Hùng hỏi:
- Tại sao bố là chưởng môn lại không biết?
Nguyễn Trát thở dài:
- Nguyên Thái sư phụ của cha tự nhiên mất tích. Các đệ tử của ngài họp nhau để bầu người chưởng môn. Cuộc bầu này bất thành vì chẳng ai chịu ai. Cuối cùng đi đến giải quyết bằng võ công. Sư phụ của ta đã thắng một sư huynh, một sư đệ, và một sư muội, giữ chức chưởng môn. Các vị đó giận dỗi bỏ đi phiêu bạt các nơi. Do vậy, môn phái ta yếu đi nhiều. Năm trước đây, ta với sư đệ, dự đại hội Lĩnh Nam, chiếm được ghế Lĩnh Nam đệ nhị võ công cũng có chút danh. Nhưng...
Nguyễn Trát buồn rầu nói tiếp:
- Nay đại hội Tây-hồ sắp đến, các vị sư bá, sư thúc của ta cho người nhắn rằng sẽ trở về đây để nhận nhiệm vụ cao nhân nhất phái Long-biên. Ta biết các vị sẽ tranh đoạt chức chưởng môn với ta. Chức chưởng môn không có gì quan trọng, nhưng những vị sư bá, sư thúc của ta hiện là những người làm việc với người Hán. Phái Long-biên chúng ta chủ trương phục quốc, chống Hán phục Việt, mà nay có vị chưởng môn làm việc với Hán thì còn gì là Long-biên nữa? Ngày mai, sư đệ Phan Đông Bảng sẽ đến đây bàn cách đối phó với biến cố này.
Chiều hôm sau, Phương Dung đến rủ Đào Kỳ ra bờ sông chơi. Đi cạnh Phương Dung, chàng chợt nhớ tới Tường Quy và buông tiếng thở dài. Phương Dung là một thiếu nữ cực kỳ thông minh, khi thấy Đào Kỳ thở dài liền hỏi:
- Em thường thấy anh thở dài. Người ta có khi thở dài vì xa cha mẹ, quê hương, có khi thở dài vì tình trường bất như ý. Anh... anh có thể nói cho em nghe được không?
Đào Kỳ nhìn thẳng vào mặt Phương Dung hỏi:
- Tại sao em biết anh có hai cái buồn khác nhau như vậy?
Phương Dung vênh mặt lên, ánh mắt nàng chiếu sáng ngời:
- Có gì mà không hiểu? Khi anh nhìn trời đất bao la, nét mặt đăm chiêu mà thở dài, là nhớ đến cha mẹ. Còn khi mắt anh gần như nhắm lại, hoặc nhìn ra xa xuất hồn, mặt hiện nét nhu mì là anh nhớ người yêu. Âu Lạc, anh có thể cho em biết về mối tình đã làm anh đau khổ không?
Đào Kỳ thở dài:
- Cách đây một năm, anh làm nô bộc cho người ta. Tại trang của người, anh gặp một thiếu nữ. Nàng là cháu trang chủ. Anh và nàng thương yêu mặn nồng. Nàng thường đánh đàn cho anh nghe.
Phương Dung hỏi:
- Nhưng vì địa vị khác nhau nên trang chủ không cho anh và nàng thành vợ chồng có đúng không?
Đào Kỳ lắc đầu:
- Không, nàng đã có vị hôn phu và dường như sau đó hai tháng nàng sẽ lên đường về nhà chồng.
Phương Dung càng thắc mắc:
- Với võ công của anh như vậy, tại sao anh không cùng nàng trốn đi, ai làm gì được anh?
Câu nói của Phương Dung làm Đào Kỳ giật mình nghĩ thầm:
- Cô bé này thực là người có óc nổi loạn, dám bàn đến chuyện trai gái bỏ nhà đi với nhau.
Thời bấy giờ, uy quyền cha mẹ rất lớn, con cái phải nhất nhất tuân theo, mà Phương Dung dám bàn đến chuyện trốn đi, đó là điều Đào Kỳ không tưởng tượng nổi.
Đào Kỳ tỉnh ngộ:
- Ừ nhỉ, tại sao ta không làm thế? Không biết bây giờ có còn kịp không?
Phương Dung hỏi:
- Anh Âu Lạc, sau này lớn lên anh sẽ làm gì?
Đào Kỳ đáp không suy nghĩ:
- Anh sẽ đuổi người Hán, phục hồi lại nước Âu- lạc.
Phương Dung ngắt lời:
- Âu-lạc hay Văn-Lang?
- Âu-lạc cũng được. Văn-Lang cũng thế, có khác gì đâu?
Phương Dung nói:
- Em thấy người Việt nào cũng nghĩ vậy. Thế nhưng trên đất Việt này, cứ một Hán thì có tới cả vạn Việt. Nếu tất cả người Việt cùng ào lên bắt người Hán, thì chỉ mấy khắc là thành. Nhưng không ai đứng ra hô hào cả. Dù có người đứng ra, nhưng những người khác cũng không nghe theo.
Đào Kỳ giật mình tỉnh ngộ. Cô bé này nói phải. Nếu bây giờ có người đi ước hẹn các gia, các phái, đồng nhất loạt nổi dậy thì việc phục hồi đất nước đâu có khó gì?
Phương Dung nói:
- Anh Âu Lạc này, nghe cha nói võ công anh cao lắm phải không? Cha đấu chưởng với anh còn bị thua, vậy anh dạy em đi.
Đào Kỳ gật đầu:
- Em muốn học võ công gì nào?
- Nhưng anh có những võ công gì đã?
Đào Kỳ thấy Phương Dung ánh mắt đầy vẻ quyến rũ, mơ màng, nên thấy không nỡ nói dối nàng:
- Anh biết quyền pháp, kiếm pháp, nội công của phái Cửu-chân. Anh biết chưởng pháp, cầm nã pháp, kiếm pháp, nội công của phái Tản-viên.
Phương Dung hỏi:
- Võ công của hai phái Hoa-lư và Tản-viên đều thuộc Văn-Lang, vậy võ công hai phái đó có gì khác nhau không?
Đào Kỳ nói:
- Trước đây chỉ có võ công Văn-Lang. Nhưng từ khi vong quốc, các hào kiệt Văn-Lang phiêu bạt, thành lập nhiều môn phái khác nhau. Sau thống nhất lại còn Hoa-lư và Tản-vên. Thoạt kỳ thuỷ họ giống nhau. Nhưng khi vong quốc, mỗi tướng có một sở trường, một trí nhớ khác nhau nên họ truyền lại cho đệ tử cũng khác. Rồi từ đó đến nay, trên 200 năm, các đời sau thêm thắt, sáng chế thêm nên khác nhau.
Phương Dung hỏi:
- Thế sư phụ anh là ai?
Đào Kỳ nói:
- Ahh không có sư phụ. Chỉ nhờ cơ duyên mà thôi.
Phương Dung nói:
- Bố em bảo võ công Long-biên không dùng sức, chỉ dùng mau thắng chậm, cho nên, nếu là đệ tử thấp như em mà được truyền bài quyết và 72 thức kiếm trấn môn thì cũng thành anh hùng vô địch.
Đào Kỳ suy nghĩ:
- Bài quyết và 72 thức kiếm trấn môn của Long- biên hiện Đạo Sinh cũng đang muốn có. Vì muốn, nên y đã giam Nguyễn Phan hơn mười năm nay rồi. Có ngờ đâu Nguyễn Phan lại dạy cho ta. Ừ! Ta đã học được võ công Văn-Lang thì cũng trở thành anh hùng vô địch, ta giữ làm gì võ công của Long-biên? Không biết ta có nên dạy cho Phương Dung không?
Đào Kỳ hỏi Phương Dung:
- Dung ơi, em đã học được những gì về kiếm thuật của Long-biên?
Phương Dung đáp:
- Những gì bốn anh của em học, em cũng học được. Có điều em chưa đủ kinh nghiệm mà thôi. Nếu anh dạy em kiếm thuật của Văn-lang thì hay biết mấy?
Đào Kỳ nói:
- Bố em bảo bài quyết và 72 thức kiếm trấn môn bị thất lạc. Anh nghĩ người xưa chế ra được tại sao ta lại không chế ra được? Phương Dung, em nghĩ có phải không?
Phương Dung nói:
- Hay là chúng mình chế ra đi?
Đào Kỳ ngẫm nghĩ:
- Bây giờ ta cứ đem bài quyết của Nguyễn Phan dạy Phương Dung rồi bảo do mình chế ra, Phương Dung đâu có phân biệt được? Như vậy võ công Long-biên ta trả về Long-biên thì có gì lạ?
Nghĩ vậy, Đào Kỳ liền bảo Phương Dung:
- Em thử diễn lại cho anh xem các chiêu thức kiếm thuật Long-biên, may ra anh có tìm được không?
Phương Dung rút kiếm đánh từ chiêu thứ nhất đến chiêu cuối cùng mà nàng đã học, rồi hỏi Đào Kỳ:
- Anh thấy thế nào?
- Trong 72 chiêu này, ta hãy biến một chiêu thành ba, tức 216 chiêu đã. Nguyên lý như thế này:
Sinh sinh, tử tử, vượng vượng, ly ly.
Nhất khí, liên hoàn bất tự ly.
Chàng giảng cho Phương Dung thế nào là Sinh vẫn là sinh, thế nào là Tử sẽ không là tử, rồi Vượng vừa sinh vừa tử, cuối cùng là Ly không là ly. Làm thế nào để nối liền các chiêu lại, các chiêu đều theo một biến thái là vòng tròn. Cần tránh không cho chiêu thức trở lại lúc đầu. Lúc trước, Phương Dung đánh từng chiêu rời rạc. Bây giờ nàng đã hiểu, vung kiếm lên như vòng tròn nọ nối vòng tròn kia, liên miên bất tuyệt. Khi nàng đi được 72 thức thì thành cả muôn ngàn chiêu.
Trời đã ngả bóng. Nàng cảm thấy mệt nhoài. Đào Kỳ truyền nội công âm nhu cho nàng, bắt nàng tĩnh toạ, thở hít. Nàng vận khí một lúc thì thấy cơ thể mát rượi, bao nhiêu mệt mỏi đã tan biến đi hết.
Phương Dung phục quá, đứng dậy nói:
- Em không tin anh sáng chế ra. Chắc những bí quyết đó là võ công của nhà anh thì đúng hơn.
Đào Kỳ dặn:
- Những gì chúng mình sáng chế hôm nay, em đừng cho bố biết, người cười chúng mình chết.
Phương Dung gật đầu.
Hai người trở về trang trời đã xế chiều. Từ đấy, Đào Kỳ cứ đưa Phương Dung ra bờ sông luyện kiếm. Khoảng gần sáu tháng, nàng đã luyện xong bài quyết dài lê thê và 72 thức trấn môn. Đào Kỳ dùng kiếm đấu với Phương Dung, khi chàng dùng nhu, Dung dùng cương. Khì chàng dùng cương, Dung dùng nhu. Khi thì hai người song đấu, mỗi người đều dùng cả nhu lẫn cương. Hai người vung kiếm cuốn lấy nhau, không còn phân biệt được nữa.
Chiều hôm ấy, khi hai người về đến trang, người tỳ nữ đã vội nói với Phương Dung:
- Cô nương, mời cô nương lên gặp ông.
Phương Dung, Đào Kỳ lên nhà tổ, thấy có mấy người lạ ngồi đó.
Nguyễn Trát bảo Phương Dung:
- Con ra mắt sư thúc đi con.
Phương Dung phục xuống hành lễ:
- Cháu xin tham kiến sư thúc.
Đào Kỳ chắp tay chào:
- Tiểu bối Âu Lạc, xin tham kiến Long-biên nhị hiệp.
Phan Đông Bảng:
- Không dám, không dám. Tôi đã nghe sư huynh nói chưởng lực của tiểu hữu cao thâm khôn lường, sư huynh tôi cũng không bằng. Không ngờ tiểu hữu còn nhỏ tuổi như vậy.
Đào Kỳ nói:
- Không dám. Đó chẳng qua Nguyễn lão bá muốn dạy dỗ cho hậu bối đấy thôi.
Phan Đông Bảng nói:
- Tuyệt thực, tuổi trẻ, có chân tài, lại không lộ chí kiêu căng.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 164
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com