Hồi 12-16
Vì hộ pháp này vốn họ Ngao đơn danh là Nhĩ, trác hiệu là Xuất Động Xa vốn là người tính tình rất bộc trực, mắt thấy tai nghe Tống gian và bọn Cát Đạt Tố và Bàng Quân do Đông Doanh phái tới đối với Thánh giáo của mình có vẻ ngạo mạn coi như chỗ không người. Y vẫn hầm hầm tức giận nhưng chưa tiện phát tác.
Uống cạn một ly rượu Ngao hộ pháp lại từ từ ngồi xuống không nói năng gì cả.
Bỗng nghe bên ngoài có tiếng trống báo động vang rền lẫn tiếng người reo hò bắt gian.
Tôn Kha Ba và bọn Cát Đạt Tố, Sài Đạt Mộc, Bàng Quân đều đứng dậy, lộ vẻ vui mừng.
Liễu Tồn Trung núp trên mái ngói nghe thấy liền giật mình, nghĩ bụng:
“Bắt ai nhỉ? Bắt giặc nào nhỉ? Mình núp ở đây chẳng lẽ đã có người phát giác rồi chăng”.
Liễu Tồn Trung nghe thấy tiếng reo hò bên dưới thoạt đầu to rồi nhỏ dần, rõ ràng không phải nhắm vào hướng mình.
Đang trong lúc còn đang hoang mang nhũng lại nghe thấy có tiếng binh khí va chạm nhau kêu rổn rảng, rồi có người mắng:
- Ai là gian tế? Các ngươi mù mắt hay sao?
Tiếp đó lại thấy có bóng người phóng vào hiện sảnh nháy mắt dường như ra dấu cho Cát Đạt Tố.
Cát Đạt Tố vội vàng chạy ra thì thầm gì mấy câu không rõ. Người đó lại bỏ đi.
Liền theo đó trong bóng tối có người la lớn:
- Mọi người hãy gắng sức bắt sống tên này đừng để cho y chạy thoát.
Tiếng người lúc to lúc nhỏ, làm vang rền cả một góc sảnh.
Rồi bỗng thấy một tên võ sĩ La Quỷ phủ phục trước cửa sảnh, bẩm:
- Khải bẩm Thánh giáo chủ, đã bắt sống được gian tế rồi.
Chỉ thấy Từ Hỉ Phượng hấp tấp hỏi:
- Gian tế là ai? Hình dáng như thế nào? Tuổi tác bao nhiêu?
Tên võ sĩ bẩm:
- Thưa là một thanh niên.
Từ Hỉ Phượng hơi chột dạ, nghĩ bụng:
“Chắc đúng là Liễu Tồn Trung rồi, sao mà y to gan quá vậy?,, Từ Hỉ Phượng còn đang phân vân thì đã nghe Cát Đạt Tố nói:
- Bất kể là ai, hãy dẫn vào đây mau cho ta hỏi chuyện đã.
Tên võ sĩ liền cúi rạp người, dạ lớn.
Trong khoảnh khắc sau đã thấy mấy chục tên võ sĩ áp giải một người tới. Tôn Kha Ba, Sài Đạt Mộc thấy người đó, thảy đều kinh hãi.
Sài Đạt Mộc buột miệng la lớn:
- Sư đệ tại sao tới đây?
Liễu Tồn Trung thấy người đó liền nhận ra ngay là Cổ Đạt Lạt.
Chỉ thấy bên cổ tay phải Cổ Đạt Lạt như bị vũ khí chém phải, nên phải băng bó lại.
Từ Hi Phượng chưa biết Cổ Đạt Lạt nhưng nghe Sài Đạt Mộc gọi y là sư đệ thì biết ráng y là đồ đệ của Tôn Kha Ba. Lúc đó nàng giả không như không biết, quát lớn:
- Mật Nhĩ, bất tất phải áp giải làm gì, hãy đem ra chém đầu ngay đi.
Võ sĩ có tên Mật Nhĩ còn đang chần chờ thì Tôn Kha Ba mặt đã thấy bắt đầu biến sắc. Sài Đạt Mộc vội vàng xua tay nói:
- Khoan đã! Người này là do Đông Doanh phái tới. Y là sư đệ Cổ Đạt Lạt của ta.
Tôn Kha Ba đã giận thật sự, trợn tròn mắt nhìn Từ Hi Phượng, xem nàng ta xử trí như thế nào?
Từ Hì Phượng cười nhạt, nói:
- Y là sư đệ của ngươi sao? Nếu là người của Đông Đoành phái tới thì tại sao lại không đường đường chính chính tiến vào?
Tôn Kha Ba trầm giọng nói:
- Từ giáo chủ, nếu Giáo chủ nói vậy thì chẳng lẽ lão phu đây gian tế hay sao?
Ngao hộ pháp xen lời:
- Lão tiền bối đường đường chính chính tới đây thì ắt là không phải rồi. Còn tên này đang đêm lần mò vào ắt cũng có chỗ đáng ngờ lắm.
Cát Đạt Tố chớp mắt liền mấy cái, nói:
- Ngao hộ pháp nói nghe cũng hợp lý.
Tôn Kha Ba đang lộ vẻ ngạc nhiên, thì Sài Đạt Mộc vội vàng nói:
- Sư huynh, tại sao sư huynh lại nói như vậy?
Cát Đạt Tố đáp:
- Ta nói như vậy không phải hay sao? Chúng ta là người nghĩa hiệp thì phải ăn ngay nói thẳng. Cổ sư đệ nếu như vâng mệnh của Đông Doanh tới đây thì tại sao lại lần mò trong đêm tối mà không đường đường chính chính đi vào?
Chỉ thấy ánh mắt Cổ Đạt Lạt như muốn phun lửa, la lớn:
- Sư huynh điên rồi hay sao? Chính sư huynh cho gọi tiểu đệ tới đây mà?
Cát Đạt Tố cười nhạt nói:
- Sư đệ đừng có ngậm máu phun người. Việc sư đệ hên kết với tên Liễu Tồn Trung phản bội sư môn thì ta từ trước đến giờ vẫn giấu chưa nói với ai.
Câu nói đó khiến Cổ Đạt Lạt giận đến run người. Y không hiểu là vị sư huynh của mình có dã tâm gì mà nói như vậy, nên vẫn tưởng mình nghe lộn, vội hỏi lại:
- Sư huynh nói gì? Sư huynh bảo sao?
Cát Đạt Tố ra vẻ cảm thán, nói:
- Sư đệ có phát thệ sẽ ăn năn hối cải những lầm lỗi trước thì cũng không... Tiếc thay!
Tôn Kha Ba lúc đầu vốn mặt đang đỏ bừng giờ đây dần dằn biến sang tái mét, khiến cho Cổ Đạt Lạt trong lòng run sợ. Y hiểu rất rõ sư phụ mình đang tức giận tới cực điểm.
Liễu Tồn Trung núp ở trên mái ngói nghe thấy câu chuyện trên trong lòng không khỏi cảm thấy có chỗ khuất khúc khó hiểu. Bỗng nghe Tôn Kha Ba trầm giọng nói:
- Cổ nhi, ngươi đem thi thể của Dương Cự Nguyên dời đi đâu?
Cổ Đạt Lạt ngạc nhiên hỏi rằng:
- Thi thể của Dương Cự Nguyên ư? Nhưng Dương Cự Nguyên là ai?
Y chết rồi sao?...
Cát Dạt Tố ngồi một bên chỉ liếc mắt nhìn Cổ Đạt Lạt không nói năng gì.
Tôn Kha Ba trợn trừng đôi mắt, gằn từng tiếng một nói:
- Ngươi thật không biết hay sao?
Cổ Lạt Đạt hoảng hốt đáp:
- Tất cả những điều mà sư phụ nói, đệ tử thật không hiểu một tí gì.
Chỉ thấy Tôn Kha Ba không ngớt cười nhạt, trầm giọng nói:
- Nhà ngươi khéo giả vờ lắm. Cái xác chết của Dương Cự Nguyên được giấu trong vườn hoa của kho bảo tàng Đông Doanh đột nhiên lại bị ngươi dời lên trên lầu kho bảo vật đó, nếu không phải là do kiệt tác của nhà ngươi, thì chẳng lẽ thi thể Dương Cự Nguyên lại biết đi hay sao?
- Sư phụ đừng có nghe lời đại sư huynh lại cố tình vu oan giá họa cho đệ tử. Tất cả những việc trên, ngay như về cãi chết của Dương Cự Nguyên đệ tử thật không biết mảy may.
Cát Đạt Tố cười hắc hắc nói:
- Cổ sư đệ sư đệ đừng nói vậy chứ. Tất cả những việc sư đệ bội phản sư môn như thế nào, từ trước đến giờ ta vẫn bưng bít cho sư đệ cơ mà.
Cổ Đạt Lạt nói:
- Tiểu đệ có âm mưu gì phản bội sư môn?
Cát Đạt Tố nói:
- Đây, để ta nói cho sư đệ nghe một việc, để rồi sư đệ có chết cũng không oán thán. Ngày nọ tên Liễu Tồn Trung bị giam trong Bắc Cố sơn, có phải là sư đệ đã cố tình nương tay để cho y thoát khỏi vòng vây chăng?
Nghe Cát Đạt Tố nói thế, mọi người ai cũng tưởng là Cổ Đạt Lạt sẽ cực lực phủ nhận, nhưng lạ thay, trái lại y lại tỏ vẻ buồn rầu thừa nhận.
Cổ Đạt Lạt cúi gầm đầu xuống không nói năng gì, thật ngoài sự tưởng tượng của mọi người.
Liễu Tồn Trung trong lòng cảm thấy vui mừng rỡ vì khi ở Bắc Cố sơn nếu không phải Cổ Đạt Lạt đã nương tay thì chàng đã bị chết ở trong vòng vây rồi.
Việc này lấy đâu ra được chứng cớ, Cổ Đạt Lạt có thể phủ nhận được, song Cổ Đạt Lạt quả thật đã có lòng muốn tha chàng cho nên mới không phủ nhận. Sự kiện đó chứng tỏ Cổ Đạt Lạt là một hán tử cứng cỏi.
Lại nghe thấy Cát Đạt Tố cười nhạt mấy tiếng nhìn vào Tôn Kha Ba nói:
- Sư phụ đã nhìn thấy chưa? Không phải là đệ tử vu khống cho sư đệ đâu.
Lúc ấy Tôn Kha Ba đã tức giận đến cực độ, trợn trừng mắt miệng há hốc, nên cũng chẳng để ý tới vẻ đắc ý của Cát Đạt Tố.
Sài Đạt Mộc cũng nhận thấy sự kiện nghiêm trọng, lo âu hộ cho Cổ Đạt Lạt liền hỏi:
- Sư đệ có phải ngươi đã cấu kết với Liễu Tồn Trung không?
Cổ Đạt Lạt đáp:
- Đâu có! Y là thù địch sinh tử với sư phụ, ta đâu lại cấu kết với hắn.
Cát Đạt Tố cứ vênh mãi mặt lên, cười nhạt không ngừng, Tôn Kha Ba nói:
- Nếu ngươi không cấu kết với Liễu Tồn Trung thì sao đem xác của Dương Cự Nguyên đem giấu vào trong bảo khố?
Cổ Đạt Lạt đáp:
- Cớ sao sư phụ lại cứ khẳng định rằng đệ tử đem giấu xác của Dương Cự Nguyên? Thật ra Dương Cự Nguyên chết hồi nào, đệ tứ cũng không được rõ.
Tôn Kha Ba nói:
- Chẳng phải là sư phụ nói đâu, đó là do Cát nhi đã nói ra đấy.
Mắt của Cổ Đạt Lạt lúc đó dường như muốn tóe ra lửa, căm hờn tới cực độ, liền nói:
- Cớ sao sư huynh cứ muốn hãm hại tôi nhiều lần như vậy?
Cát Đạt Tố cười ha hả, cắt đứt lời của Cổ Đạt Lạt nói:
- Thôi sư dê hãy nhận đi cho rồi. Nhà ngươi đã định tâm thả cho Liễu Tồn Trung thì dĩ nhiên đã cấu kết với y, mà đã cấu kết với y thì cái sự việc đem giấu xác của Dương Cự Nguyên cũng là ở trong tình lý.
Vậy cứ nhận thẳng đi thì đã làm sao.
Cổ Đạt Lạt tức giận nói:
- Nếu ta đã dám làm thì ta cũng dám nhận. Còn như cái xác của Dương Cự Nguyên không can dự gì tới tôi cả Tên Dương Cự nguyên bình nhật đối với sư huynh chẳng vẫn thường xưng là anh anh em em một đôi tri kỷ là gì?
Cát Đạt Tố ha hả cười lớn, nói:
- Phải lắm! Phải lắm! Đó chính là kế hoạch của ta. Bằng không làm sao có thể khiến việc gì y cũng nói cho ta biết. Ta nói thật cho ngươi nghe, Dương Cự Nguyên chính là do ta giết chết đấy, vì lẽ y đã không còn giá trị lợi dụng được nữa rồi.
Lúc ấy Sài Đạt Mộc xen lời hỏi:
- Thế nào là hết giá trị lợi dụng?
Cát Đạt Tố đáp:
- Lời di huấn của tổ sư Vu Viên công chúng ta, nhà ngươi đã quên mất rồi ư? Sài Đạt Mộc nói:
- Sao lại quên được.
Rồi y lẩm nhẩm đọc:
“Lòng thương thì không nên có, nhưng lòng tàn khốc thì chẳng không. Càng tàn, càng khốc, càng dữ càng độc là phúc của Vu công môn. Thưa sư huynh, có đúng như thế không?”
Cát Đạt Tố cười ha hả, nói:
- Đúng rồi! Đúng rồi. Ta bảo Dương Cự Nguyên không còn giá trị lợi dụng được nữa lẽ tất nhiên phải giết y đi cũng là thuận lời di huấn của tổ sư Vu Viên công.
Sài Đạt Mộc nói:
- Lời di huấn của tổ sư thì có liên hệ gì với Dương Cự Nguyên?
Cát Đạt Tố nói:
- Hay là ở chỗ ấy đó. Ta đã lợi dụng tên Dương Cự Nguyên mới trà trộn được vào bên nhóm tự xưng là Trung Nguyên hiệp nghĩa đạo, thăm dò hư thực, nên đã điều tra biết được Cổ sư đệ đã ngầm thông tin với Liễu Tồn Trung và tên Dương Cự Nguyên cũng bắt đầu có manh tâm phản lại Vu công môn. cho nên thấy không dùng y nữa ta mới giết y đi để khỏi lo hậu họa về sau.
Vu công môn của chúng ta nói cho cùng là ở hai chữ tàn khốc thì thương xót y làm gì.
Từ Hỉ Phượng nghĩ bụng:
“Tên Cát Đạt Tố này còn có chỗ tàn độc hơn cả sư phụ y nữa, chẳng việc gì là y không dám làm”.
Về việc tử thi của Dương Cự Nguyên, Từ Hỉ Phượng vốn dĩ không biết mảy may gì nhưng từ nãy giờ thấy trong ánh mắt của tên Cát Đạt Tố thỉnh thoảng lại long lên những tia sáng dữ dằn, nàng liều hiểu rằng y chẳng phải là một con người tốt.
Nàng ta lại nghĩ tiếp:
“Bọn Vu công môn họ đều không phải là những người tốt thì hay nhất là ta cứ đóng vai một kẻ bàng quan xem họ tương tàn tương sát nhau”.
Vì vậy Từ Hỉ Phượng cứ ngồi bất động. Hai tên Tống gian nhận thấy việc thanh trừng nội bộ của Vu công môn đó chúng cũng không tiện phát biểu ý kiến cho nên vẫn ngồi lẳng lặng không nói năng gì cả.
Liễu Tồn Trung núp trên mái ngói nghe rất rõ ràng cặn kẽ. Đối với cái chết của Dương Cự Nguyên có lẽ chàng là người hiểu rõ hơn ai hết.
Giản Lão Nhị lúc trước đã chính tay vác Dương Cự Nguyên lên trên lầu kho bảo khố, sau đó Hoàn Ngột Nhã mới đem giấu vào trong một căn phòng tại đó. Giờ đây Cát Đạt Tố lại khăng khăng bảo đó là một việc làm mờ ám của Cổ Đạt Lạt rõ ràng là y có ý muốn hãm hại người sư đệ của mình, nhưng chưa hiểu do động cơ nào thúc đẩy y manh tâm làm như vậy?
Liễu Tồn Trung suy nghĩ giây lát, như chợt hiểu ra liền nghĩ thầm:
“Tố Tố và Cổ Đạt Lạt hai người vốn có giao tình với nhau, ắt hẳn là Cát Đạt Tố từ chỗ ghen tuông đưa đến chỗ thù hằn. Vì vậy mới đang tay hãm hại em mình chăng?”.
Rồi chàng ]ai nghĩ tiếp:
“Dương Cự Nguyên cũng chính vì Tố Tố mà chết. Sự việc tới đây đã rõ ràng rồi. Quả là Cát Đạt Tố đã ngầm yêu Tố Tố cho nên mới diệt từng tình địch một. Cổ Đạt Lạt, Dương Cự Nguyên hai người chắc hấn là tình địch trước mất của Cát Đạt Tố”.
Liễu Tồn Trung nghĩ vậy, định nhảy xuống vạch rõ âm mưu của Cát Đạt Tố nhưng sau nghĩ lại chàng nhận thấy không ổn. Lần Cổ Đạt Lạt bị bắt Cát Đạt Tố đã nhất quyết điều một điều hai bảo y là gian tế đã thông đồng cấu kết với mình. Nếu như bây giờ đùng một cái chàng nhảy xuống thì ắt sẽ là bằng cớ rõ ràng xác đáng để cho Cát Đạt Tố vu cho Cổ Đạt Lạt đã hẹn với mình xâm nhập vào đây. Tới lúc đó thì làm sao có thể biện bạch được nữa?
Do đó Liễu Tồn Trung đành chỉ ngồi yên bất động đưa mắt nhìn xuống bên dưới, xem tình hình biến chuyển như thế nào.
Trong đại sảnh không khí chợt im lặng hẳn, dường như được bao trùm bằng một sự căng thẳng đầy chết chóc.
Lúc Mật Nhĩ tiến vào trong đại sảnh thì y hiểu ngay tên gian tế vốn lại là đồ đệ của Tôn Kha Ba nên liền nghĩ bụng:
- Đây là việc của Vu công môn bọn họ, không nên xen vào cho lôi thôi làm gì.
Bởi vậy y liền nhanh tay buông Cổ Đạt Lạt rồi dẫn một bọn võ sĩ La Quỷ rời khỏi sảnh. Tôn Kha Ba trầm giọng quát:
- Cổ nhi, sao ngươi lại bỏ mất cơ hội giết Liễu Tồn Trung. Ngươi không nhớ câu: Thả địch một ngày di họa mấy đời chưa xong hay sao?
Cổ Đạt Lạt nói:
- Đệ tử lúc đó nhìn thấy Liễu Tồn Trung đã thọ trọng thương, mà mấy trăm võ sĩ bên Đông Doanh lại vây đánh y, nếu đệ tử giết y một nhát gươm thì cũng chẳng thể diện gì cho phái Vu công môn ta. Do đó đệ tử hơi chần chừ một chút, thì bị y chạy mất.
Tôn Kha Ba nghe thấy nói là bởi sợ ảnh hưởng tới thể diện của Vu công môn, sắc mặt hơi hòa dịu. Song Cát Đạt Tố lại cười nhạt hỏi:
- Sư phụ đừng nghe y bẻm mồm nói láo.
Rồi y quay lại nói với Cổ Đạt Lạt rằng:
- Cổ sư đệ, theo lời ngươi vừa nói thì chính đã nhìn nhận cấu kết với Liễu Tồn Trung rồi, còn nói gì hơn nữa. Rồi lại nói với Tôn Kha Ba:
- Thưa sư phụ, quy luật của Vu công môn xưa nay vốn rất nghiêm cẩn, không thể dung túng những nghịch đồ phản bội, thì nay thanh toán môn hộ đi.
Sài Đạt Mộc nói:
- Sư huynh hãy khoan? Cổ sư đệ dù có phản bội sư môn, tội trạng chưa có bằng cớ gì là đích xác, dù sao còn phải điều tra minh bạch sẽ liệu.
Cát Đạt Tố giận dữ nói:
- Sài sư đệ thế ra nhà ngươi cũng một đường lối với y ư?
Sài Đạt Mộc giật mình kinh hãi, vội nói:
- Sư huynh không nên nói vậy. Tiểu đệ đâu dám to gan như thế?
Cát Đạt Tố nói:
- Nếu đã phải cùng một phường, một giuộc thì đừng có nói nhiều.
Cổ Đạt Lạt nói:
- Sài sư huynh, được sư huynh quan tâm tới tiểu đệ trong lòng đệ rất cảm kích, nhưng chớ nên lo lắng cho tiểu đệ quá nhiều. Hãy để xem y muốn làm gì Tôi đây Cát Đạt Tố cười nhạt nói:
- Sư phụ đã nghe thấy rõ rồi đấy chứ? Đồ phản bội này ngay cả sư phụ y cũng không coi vào đâu. Nếu để y sống ắt có hậu họa, không thể tha thứ được.
Xẹt một tiếng, y vòng tay rút phắt thanh trường kiếm đeo ở ngang lưng ra. Một chiêu Bạch xà thổ tín, nhanh như chớp đâm tới. Tiếp đó y dùng tay trái phóng ra môn âm hàn chưởng công.
Một là chiêu của Cát Đạt Tố đưa ra quá nhanh, hai là Cổ Đạt Lạt bị trói ghì chặt cả chân tay, không thể cựa quậy. Dù Tôn Kha Ba có muốn hét lên cản trở cũng không kịp, phần chắc là Cổ Đạt Lạt không chết dưới trường kiếm cũng bị âm hàn chưởng đả thương.
Các người đang bối rối không kịp giơ tay bỗng nghe “bình” một tiếng trường kiếm của Cát Đạt Tố đã rơi xuống đất, tả chưởng buông thõng xuống, coi bộ thọ thương không nhẹ.
Một sự biến hóa đột ngột như vậy, có người kêu lớn:
- Hãy bắt lấy thích khách! Hãy bắt lấy thích khách!
Rồi các người nhốn nháo cả lên. Tôn Kha Ba, Sài Đạt Mộc liền cùng nhảy lên trên mái nhà. Ngoài kia Độc Kiết Tử Mật Nhĩ dẫn các võ sĩ từng tốp nhảy lên trên mái ngói tìm kiếm thích khách. Trong sảnh thì Ngao hộ pháp và Lục Thiềm Thừ hai người canh chừng Cổ Đạt Lạt sợ y thừa cơ chạy thoát.
Ước chừng không tới nửa chén trà thì các người ở trên mái ngói đều nhảy cả xuống. Chỉ thấy Tôn Kha Ba mặt đỏ biến thành mặt xám, không nói năng gì ngồi vào chỗ cũ.
Sài Đạt Mộc vội bước qua nhìn Cát Đạt Tố thì thấy tả chưởng của y sưng vù lên, nửa cánh tay không động đậy được. Trường kiếm vẫn còn ở trên mặt đất và thêm vào đó có hai viên ngói rớt xuống đá vụn ra như cám.
Cát Đạt Tố ráng chịu đau đớn, cười nhạt nói:
- Sư phụ đã nhìn thấy cả rồi. Đệ tử nói tới Cổ sư...
Tôn Kha Ba vội ngắt lời:
- Hừ! Còn gọi nó là sư đệ ư! Tên súc sinh này, để sư phụ thong thả sẽ tra khảo nó xem sao.
Cát Đạt Tố nói:
- Dạ, phải súc sinh! Súc sinh! Đệ tử vừa muốn nói tên súc sinh này còn dám dựa vào mà nói hiệp nghĩa võ lâm.
Rồi y quay đầu lại nói:
- Từ giáo chủ, tên súc sinh phản bội nây dám thông lưng với địch đã trà trộn vào Tổng đàn của quý giáo rồi. Vậy Giáo chủ đã bố trí xong chưa?
Lục Thiềm Thừ cười ha hả nói:
- Xin lão hữu khỏi lo, lại một bắt một lại đôi bắt đôi. Nay đã bắt được một này rồi, còn một kia cũng chẳng chạy được bao xa.
Một tên Tống gian có vẻ lo âu, nói:
- Chỉ sợ còn nhiều nửa kia.
Lục Thiềm Thừ nói:
- Càng nhiều càng hay. Bắt rùa trong rọ, sức mấy mà chạy thoát được.
Từ Hỉ Phượng từ nãy giờ Yên ngồi yên lặng, đến đây láy mắt lừ sang Tôn Kha Ba nói:
- Trên mái ngói lão tiền bối có thấy gì chăng?
Tôn Kha Ba lắc đầu một cái, bộ tóc dài hai bên bay phất phới nói:
- Thằng cha ấy nhanh quá!
Nói xong lão yên lặng rồi nghĩ thầm:
“Thằng tha đó là ai? Coi bộ phục ở trên mái ngói đã lâu mà sao chúng mình không hay biết gì ráo trọi.”
Gương mặt lão ta lộ vẻ buồn rầu. Cát Đạt Tố nghĩ rằng:
- Chắc sư phụ thương tiếc sư đệ, không nhẫn tâm cho thi hành giáo luật.
Nên mặt y lộ vẻ buồn rầu liền nói:
- Sư phụ! Cổ súc sinh phản bội sư môn bằng chứng rõ rệt? Loại người này để cũng vô dụng. Váy xin chấp hành môn quy mau lẹ cho rồi.
Tôn Kha Ba hừ một tiếng rồi nói:
- Nhà ngươi cho rằng ta sẽ tha thứ eho nó hay sao?
Sài Đạt Mộc nóng lòng sốt ruột nghĩ bụng:
- Thì ra Cổ sư đệ thật quả đã cấu kết với kẻ địch rồi. Việc này biết tính sao đây.
Tôn Kha Ba nói:
- Từ giáo chủ, tiểu đồ hư hỏng quả đã cấu kết với địch nhân. Lão phu không ngờ tới. Nay tạm thời giam tạm nơi quý giáo, đợi khi bắt được địch nhân, dò hỏi một lượt rồi sẽ định liệu, có được không?
Từ Hỉ phượng đáp:
- Cái đó xin tùy ý.
Nói xong, nàng vỗ tay một cái. Ngoài xa có người tiến vào. Từ Hỉ Phượng nói:
- Hãy đem tên này nhốt vào trong kia, để lão tiền bối Tôn Kha Ba định liệu.
Người nọ khom lưng dạ một tiếng rồi đẩy Cổ Đạt Lạt đi. Tôn Kha Ba thấy Từ Hỉ Phượng cúi đầu suy nghĩ, không nói năng gì, liền hỏi:
- Từ giáo chủ nghĩ ngợi gì đó?
Một tên Tống gian cười nói:
- Từ giáo chủ đang lo toan quyết thắng ở ngoài ngàn dặm, xem bủa lưới làm sao để bắt giết kẻ địch chứ gì Ha ha....
Lục Thiềm Thừ liếc mắt nhìn trộm Từ Hỉ Phượng rồi cười nói:
- Tôn Kha Ba lão tiền bối! Vừa rồi đánh rớt thanh trường kiếm của lão hữu Cát Đạt Tố chín thành là đo tên Liễu Tồn Trung chứ không sai.
Rồi thấy sắc mặt của Từ Hi Phượng hơi biến đổi.
Nhắc lại Liễu Tồn Trung khi nầm phục ở trên mái ngói, nhận thấy đôi con người Cát Đạt Tố đảo lộn không yên liền nghĩ bụng:
“Tiểu tử này chắt có ý nghĩ xấu xa gì đây?”
Bọn người ở trong sảnh đường đều đứng về phe đối địch với Liệu Tồn Trung, duy có Cổ Đạt Lạt khi ở Bắc Cố sơn đã không thừa lúc nguy hiểm mà cứu được mạng. Liễu Tồn Trung trong lòng dối với Cổ Đạt Lạt vẫn có hảo cảm, vì vậy chàng khẽ lấy hai mảng ngói cầm ở trong tay để phòng bị. Khi thấy Cát Đạt Tố phóng kiếm xuất chưởng chàng liền ném thẳng hai miếng ngói đó ra vừa nhắm vào nơi trường kiếm vừa đánh vào âm hàn chưởng họ Cát.
Ném xong hai miếng ngói chàng liền sử dụng một thế Lý Ngư phiên thân phóng lên trên nóc nhà, rồi nghe thấy phía sau có một luồng kình phong tập kích tới chàng biết rằng đã có người theo dõi.
Nhìn thấy nơi trước mặt xa chừng mười trượng có một cây cao lớn, chàng không cần nghĩ ngợi nhún chân một cái lẹ như sao đổi ngôi phóng vọt lên trên ngọn cây.
Chàng quay người liền nhìn thấy lố nhố bốn cái bóng người cùng nhảy lên mái ngồi, người dẫn đầu là Tôn Kha Ba, đoạn hậu là Sài Đạt Mộc.
Tôn Kha Ba đứng trên mái ngói nhìn quanh nhìn quẩn đâu thấy bóng người liền kêu rằng:
- Lẹ thật.
Các người lùng kiếm một lúc rồi lại nhảy xuống dưới đất.
Liễu Tồn Trung chỉ cười thầm trong bụng. Chàng đâu có hãi sợ gì Tôn Kha Ba song không muốn lộ chân tướng ra trong giờ phút này, vì sợ rằng lộ diện thì sự cấu kết với Cổ Đạt Lạt lại càng chứng thật. Như vậy Cổ Đạt Lạt làm sao mà giải thích cho được.
Vì Liễu Tồn Trung vẫn bẩm sinh ra có lòng nghĩa hiệp, nay Cổ Đạt Lạt lại có ơn với chàng thì chàng thế nào cũng phải nghĩ tới y. Nhưng vừa rồi vì phải tiếp cứu tánh mạng cho Cổ Đạt Lạt phải ra tay tập kích Cát Đạt Tố thì cũng chẳng khác gì thân hình đã hiện ra. Đó là một việc không thể tránh khỏi.
Cách được một lát, Liễu Tồn Trung nghe thấy bọn người dưới nhà thoạt đầu ầm ĩ, im lặng dần đi và ánh đèn cầy cũng đã tắt liền nghĩ bụng:
“Bọn chúng có lẽ đã tản đi hết rồi. Lúc này là giờ phút hành sự.”
Chàng liền từ trên đỉnh ngọn cây lướt xuống mái nhà nhìn xuống bên dưới thì quả nhiên mọi người đều đã đi đâu hết. Ngay cả kẻ canh gác cũng đã triệt thoái.
Liễu Tồn Trung liền thả mình xuống sân nhảy vụt sang bên hành lang, sử dụng tuyệt đỉnh khinh công theo quanh hành lang chạy thẳng không gây ra một tiếng động nào.
Đi tới chỗ hành lang chàng quẹo sang bên phải. Đó là nơi luyện võ sảnh rất rộng rãi hai bên đầy mười thứ võ khí ở góc võ trường này có một căn nhà nhỏ bóng sáng lấp lánh. Có một ông già to lớn đầu tóc bạc phơ đứng nơi trước cửa.
Ông già một tay chống gậy trúc trên mình có chiếc bao gai. Mắt Liễu Tồn Trung rất sắc bén đã nhìn thấy rõ ràng không khỏi mừng quýnh kêu lớn:
- Can gia! Can gia! Bố nuôi!
Rồi chàng chạy vèo tới quỳ phục xuống trước mặt ông già. Lúc này chàng không biết rằng đó là mừng hay tủi, không thể nhịn được nước mắt chan hòa nức nở thốt không thành tiếng.
Thì ra ông già cao lớn tóc bạc này đâu phải là ai xa lạ, mà chính là Bang chủ của Cái bang Lữ Di Hạo.
Ông ta thấy Liễu Tồn Trung chạy tới, trong óc thoáng qua một luồng linh quang, hiện lên một chút cảm giác thân mật nhưng chỉ trong chớp nhoáng tia linh quang đó lại mơ hồ biến mất, rồi cảm thấy trong vũ trụ toàn là hư không, không lấy gì làm chúa tể, phảng phất thân hình như bay bổng ở trên không gian, không dựa dẫm vào đâu được, chỉ muốn có người chỉ điểm lãnh đạo mình.
Ước chừng uống cạn một chung trà, ông ta hơi nghe thấy có người nức nở ở dưới chân mình, hình như cảm thấy khó chịu.
Lúc ấy hoàn cảnh vắng vẻ tịch mịch, khiến lá rụng có thể nghe thấy. Liễu Tồn Trung ngửng mặt lên nhìn Lữ Di Hạo thấy ánh mắt ông ta có vẻ lờ đờ không tinh tường như hồi nãy, không khỏi giật mình sợ hãi nghĩ bụng:
“Hỏng mất rồi. Đây là hiện tượng đã ăn phải bả của chất Thực Hồn cổ. Dù nội công của dưỡng phụ mình thâm hậu mà cũng không có sức chống lại. Chẳng trách được bọn người Kim phải bỏ ra rất nhiều tiền của đầu tư cho tổng sào huyệt La Quỷ.”
Chàng liền kêu lên rằng:
- Can gia! Can gia! Con là Tồn Trung đây. Cha có nhận được con không?
Chàng nói đi nói lại như thế hai lần. Chỉ thấy ông già ngây người như tượng gỗ, thần thái hoang mang.
Liễu Tồn Trung đang bối rối không biết làm thế nào, bỗng nghe thấy đằng xa có tiếng hồi âm vang dội nói:
- Lữ Di Hạo hãy nghe đây! Đây là chúa tể của nhà ngươi. Hãy phục tòng mệnh lệnh của chúa tể.
Rồi chàng nhận thấy trong thần kinh của Lữ Di Hạo có vẻ rung động. Ông ta lên tiếng đáp:
- Dạ!
Tiếng hồi âm đó nói:
- Hãy giết chết tên đứng trước mặt ngươi. Đó là mệnh lệnh của vị chúa tể.
Lư Di Hạo dạ ran:
- Vâng!
Dứt lời, cây trúc trượng trong tay ông già từ từ đưa lên. Liễu Tồn Trung rất lấy làm phân vân nhưng vì nhất thời cấp bách, chàng liền vận ngay Thiên Nhân kinh giải nội công tâm pháp dồn vào gót chân, kêu lớn:
- Dưỡng phụ, con là Liễu Tồn Trung đây! Là Trung nhi của dưỡng phụ đây mà.
Tiếng kêu của chàng vang rền như sấm động, có phần lấn át cả Sư Tử Hống của Phật môn.
Lư Di Hạo bị tiếng rống đó làm cho rung động tâm can. Trên Linh đài bất chợt tỏ ra đôi chút thần quang.
Liễu Tồn Trung khấp khởi mừng thầm, thì bỗng tiếng hồi âm nọ lại vang lên:
- Đây là mệnh lệnh của chúa tể, lão phải giết ngay người trước mặt, bất kể là ai cũng phải giết không tha.
Lữ Di Hạo vội vàng đáp:
- Dạ!
Dứt lời cây trúc trượng từ từ đưa lên. Ánh mắt vô thần Lữ Di Hạo nhắm về phương vị Liễu Tồn Trung sử dụng ngay một thức Mai Hoa Lạc tấn công luôn.
Phải biết loại Thực hồn cổ đó là một thứ độc dược cực mạnh, có thể làm mê mẩn tâm thần người nào đã uống phải, nhưng có điều lạ là võ công không hề bị mất mảy may.
Lữ Di Hạo vốn là Bang chủ Cái bang, trên danh nghĩa tuy không được liệt vào nhóm Vũ Trụ Ngũ Kỳ nhưng về võ công hỏa hầu so với Vũ Trụ Ngũ Kỳ chắc chắn không hề thua sút.
Hơn nữa, với môn đả cẩu bổng pháp thì thật không mấy ai sánh kịp.
Liễu Tồn Trung lúc bấy giờ trong lòng rất lấy làm khó nghĩ. Chàng hiểu rõ thế Mai Hoa Lạc đó rất lợi hại cho nên mặc dầu trong lúc lòng rối bời đau xót nhưng chàng cũng không dám sơ hở mảy may.
Chàng vận lực chăm chú đề phòng. Khi thế thức Mai Hoa Lạc của Lữ Di Hạo vừa phát động Liễu Tồn Trung vội vàng nhảy lùi về phía sau hơn năm trượng.
Nhưng tiếng hồi âm từ đằng xa đã tức thì vang lên:
- Mệnh lệnh của chúa tể! Hãy đuổi theo đối phương mau.
Lữ Di Hạo vội vàng đáp:
- Vâng!
Tiếng vừa dứt thân hình ông ta đã nhanh như phóng như bay tới, chiêu thức Mai Hoa Lạc không hề biến đổi, ngọn trúc trượng vẫn phiêu phiêu nhắm ngay con mắt bên phải Liễu Tồn Trung bắn tới.
Liễu Tồn Trung không né tránh, gót chân bên trái khẽ dang về phía sau một chút vừa vặn tránh khỏi thế công dữ dội của Lữ Di Hạo.
Chiêu pháp đả cẩu bổng vốn dĩ Liễu Tồn Trung đã học hỏi của Lữ Di Hạo cho nên thức Mai Hoa Lạc đó chàng hiểu rất rõ, thế bổng đâm vào mắt bên phải chỉ là hư chiêu, còn thế đâm vào đùi bên trái mới là chiêu thực.
Nếu như không hiểu rõ chỗ diệu dụng của môn Đả cẩu bổng pháp thì thật với một chiêu thức đó thôi cũng ít người có thể né tránh được.
Liễu Tồn Trung để ý tới tiếng hồi âm ở phía xa hình như không phải là giọng của Từ Hỉ Phượng mà là giọng của một nam nhân. Người này đã ẩn núp trong bóng tối để chỉ huy.
Liễu Tồn Trung sau khi tránh được thức Mai Hoa Lạc của Lữ Di Hạo rồi, trong bụng liền suy tính rất nhanh:
- Chỉ cần diệt trừ tiếng nói ở đằng xa kia, dưỡng phụ ta sẽ không còn ai thao túng nữa thì thế công ắt sẽ nhẹ đi rất nhiều.
Tuy chàng nghĩ như vậy nhưng đả cẩu bổng pháp của Lữ Di Hạo vẫn còn mãnh liệt đâu có thể cho chàng được suy nghĩ dông dài.
Liễu Tồn Trung đang còn suy đoán lai lịch của tiếng nói kỳ lạ kia thì bổng pháp của Lữ Di Hạo đã ào ào vang động, nhắm trên nhắm dưới tấn công vào yết hầu chàng.
Chiêu thức này ở trong đả cẩu bổng pháp có cái tên Nhất khứ bất hồi cũng rất là quyết liệt.
Chả thế chiêu thức đó đã ca quyết rằng:
“Tay trái cầm đuôi côn tay phải nắm đầu côn Thế mạnh như hổ đói xổ lồng.
Một đi không trở lại đoạt vũ trụ.
Nhẹ như chiếc thuyền nan lướt dưới chân Vu Giáp.
Tạo hung hiểm vô cùng.”
Liễu Tồn Trung tuy không sử dụng đả cẩu bổng, nhưng cũng rất thuộc đường đi nước bước trong đả cẩu bổng pháp. Chàng biết rõ chiêu Nhất Khứ bất hồi này chỉ có thể chọn lấy một trong hai giải pháp như sau, một là nghiêng mình xuống chuồn dọc theo thân bổng, hai là tung mình nhảy về phía sau. Lối nhún vai tung mình bằng nội lực rất nguy hiểm vì nếu như nội lực hơi non kém một thút nhảy không được xa có hại đến phải bị thiệt mạng là khác nữa.
Chiếu theo lối đấu võ thông thường thì phải dùng chưởng tạt ngang đánh ra, nếu như chưởng lực của mình cứng cỏi có thể tranh lấy phần chủ động chứ không phải ở địa vị chịu đòn.
Trên quan điểm đấu võ thì đó là thượng sách. Nhưng Liễu Tồn Trung không dám sử dụng chiêu đó vì rằng dùng chưởng tạt ngang đánh ra chàng coi như đã dùng một lối phạm thượng.
Bình sinh Liễu Tồn Trung rất kính mến lão Bang chủ coi như là cha ruột của mình thì đâu dám xuất chưởng tạt ngang vào cây trúc trượng. Mắt thấy cái chiêu Nhất khứ bất hồi đã tới nơi yết hấu mình trong tư thế vạn phần nguy hiểm. Chàng liền nửa dưới thân hình không nhúc nhích còn nửa thân trên thì ngửa hẳn ra liền dồn lực xuống đầu ngón chân nhún mạnh một cái bay về phía sau tựa như một mũi tên bắn.
Chiêu thức này gọi là Thiết bản kiều đẹp mắt và kinh hiểm. Nếu Lữ Di Hạo không bị mất bản tính, nhìn thấy đồ đệ của mình biết dùng một chiêu thức tuyệt xảo như vậy thì nhất định ông ta phải mừng rỡ và ngợi khen không ngớt.
Liễu Tồn Trung dùng chiêu Thiết bản kiều thoát khỏi vòng nguy hiểm bay về phía sau có tới ba trượng.
Chân còn chưa đứng xuống đất thì đã nghe đằng sau có luồng gió át tới.
Không dám nghĩ ngợi gì cả chàng liền dùng chân trái đá vào chân phải đột nhiên quay lưng nghiêng người lướt ra xa một trượng rồi mới quay người đang muốn đứng lại thì luồng gió ở đàng sau ót lại ập tới.
Liễu Tồn Trung nổi giận lấy hữu chưởng đánh ngược lại phía sau, dùng hết sức ra chiêu trong Thiên Nhân kinh giải.
Chỉ nghe thấy huỵch một tiếng có người đã bị chưởng đó đẩy bắn ra đằng xa hơn trượng ngã lăn ra đất Liễu Tồn Trung đứng yên nhìn kỹ lại. Thì ra kẻ vừa đánh lén mình lại chính là Lục Thiềm Thừ Bàng Quân. Còn Độc Khiết Tử Mật Nhĩ thì đứng ở đàng xa với Sài Đạt Mộc nhưng không thấy Tôn Kha Ba và Cát Đạt Tố đâu cả.
Thì ra Lục Thiềm Thừ lúc đó nhận thấy Liễu Tồn Trung không dám hoàn thủ với Lữ Di Hạo lại dùng chiêu Thiết bản kiều bay người về chính phía mình, trong lòng mừng rỡ, muốn áp dụng một lối ăn sẵn, liền vội lấy ngay thiết chùy phía sau lưng ra công kích họ Liễu.
Nào ngờ đâu Liễu Tồn Trung lại dùng ngay được chiêu Thiên Nhân kinh giải thật là thần kỳ nên tay phải y bị chưởng phong gạt trúng tê tái nửa người, không động đậy được.
Những sự kiện này xảy ra chỉ trong chớp nhoáng. Tiếng hồi âm cũng vẫn không ngừng mà cây trúc trượng của Lữ Di Hạo đã liên tiếp điểm tới, vừa dồn dập vừa mau lẹ.
Bọn Sài Đạt Mộc muốn nhìn rõ cũng không kịp nói gì tới chống cự, nên đều kinh ngạc vô cùng.
Chỉ thấy Liễu Tồn Trung xuyên qua chạy lại ở trong bóng cây trúc trượng dày đặc, nhưng cũng không trả miếng nên đã gặp nhiều chiêu hiểm độc.