watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
00:07:2730/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Phan Đình Phùng
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Tất cả các trang
Trang 11 trong tổng số 28

Chương 8 Cao Thắng

Trong lịch sử họ Phan hoạt động cách mạng, Cao Thắng ở một địa vị rất quan hệ, cho nên muốn biết rõ Phan, không thể không biết Cao Thắng.
Khi cụ Phan khởi nghĩa, hào kiệt bốn phương về theo, phần nhiều là người có võ nghệ và có tài năng, nhưng mà cầu lấy một người có trí, có dũng, có ân, có oai, có cơ mưu, có thao lược, nói tóm lại đủ tài làm tướng thì không ai bằng Cao Thắng.
Cao Thắng là chân tay của cụ; Cao Thắng là hình ảnh của cụ.
Ban đầu thất bại, cụ chạy ra Bắc để khuyến khích anh em đàng ngoài nổi lên làm thanh ứng, khi ấy các tướng chán nản, ba quân lìa tan, việc cách mạng thành ra một đám lửa nguội tro tàn, cơ hồ đến tắt. Thế mà có người thổi được đống lửa nguội tro tàn ấy lại cháy bùng lên, ấy là Cao Thắng. Lúc cụ trở về, mà thanh thế lại mạnh, tướng sĩ lại đông, lương thực lại nhiều, súng đạn lại sẵn, nhờ đó mà chống cự được với quân Pháp trong mấy năm trời nữa, là vì có Cao Thắng. Bởi thế cho nên người ta có thể nói được rằng: thí dụ như xây một bức tường, cụ Phan đắp nền móng, mà Cao Thắng chồng chất mãi gạch đá cho cao chót vót lên; thí dụ như ta làm một ngôi nhà, cụ Phan dựng cột, nhưng mà Cao Thắng lợp ngói quét vôi, và treo tranh, bài cảnh ở trong cho được lịch sự. Thế nghĩa là trong việc cần vương cách mạng lúc bấy giờ cụ Phan vẽ kiểu, mà Cao Thắng là thợ làm vậy.
Quả thế.
Sau khi cụ đã thất bại ra Bắc rồi, các tướng võ và quân sĩ tản lạc, việc cần vương đến đó hầu như lá rụng hoa rơi, không mong gì có cơ quật khởi. Chính cụ Phan ra Bắc cũng nằm hơn một năm trời như là người đã té nhào xuống, muốn dậy mà chưa biết đến bao giờ dậy nổi. Ấy thế mà Cao Thắng nâng cụ dậy được, lại huyết chiến được bẩy tám năm nữa, đến chết mới thôi, như vậy Cao Thắng thật là người có trí, có tài. Việc quật cường đó, ông làm ra thế nào, ta cần nên biết.
Cao Thắng là người ở xóm Nhà Nàng, làng Lệ Động, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là con một nhà bình dân tầm thường, dáng người thấp nhỏ, ngón chân ngón tay đều ngắn, cho nên người ta bảo ông có tướng ngũ đoản (năm cái ngắn), sau tất làm người huyết chiến sa trường, bất đắc kỳ tử.

Người rất thông minh lanh lẹ, thuở nhỏ có đi học chữ, nhưng tính không ưa khua bút múa văn, để làm một nhà danh sĩ; chỉ muốn học võ nghệ và binh thư, để sau làm một tay chiến tướng, cho nên cả ngày chỉ tập võ và thích đi săn bắn, lấy thế làm vui; có người em tên là Cao Nữu cũng vậy.
Hồi năm 1874 là năm Tự Đức thứ 27 tỉnh Hà Tĩnh có giặc Cờ Vàng, tức là giặc Đội Lựu nổi lên, định tranh cướp thiên hạ với nhà Nguyễn. Cao Thắng lúc bấy giờ còn nhỏ tuổi quá, nhưng đã tình nguyện đi theo. Chưa đầy một năm, Đội Lựu chết, giặc Cờ Vàng tan, triều đình sai quân đi nã bắt những dư đảng rất ngặt. Cao Thắng sợ, phải trốn tránh lẩn lút khốn khổ.

Lúc đó, anh thứ hai cụ Phan là ông Phan Đình Thuật, mới đậu cử nhân, ngó thấy Cao Thắng mới 13 hay 14 tuổi, đã đi theo giặc, chắc vì có cảnh ngộ sao đó, không phải chủ tâm phản bạn triều đình gì. Nay giặc bị đánh tan, dư đảng tới một thằng nhỏ như thế cũng sợ bị quan làng tróc nã, đến nỗi đào tẩu trốn tránh cực khổ, làm cho ông Thuật động lòng thương hại, ông bèn tìm cách che chở cho Cao Thắng khỏi bị bắt, và đem về nhà nuôi. Được 8 năm, ông Phan Đình Thuật mất thì Cao Thắng lại về làng ở.
Về làng, nhưng cũng không lo đường sinh nghiệp gì cả, sẵn trong mình có nghề võ, nên cùng với em và một người bạn tâm huyết là Nguyễn Kiểu, tối ngày chỉ ham tập quyến múa kiếm làm vui. Nguyễn Kiểu tụ họp mấy chục tên thủ hạ đi ăn cướp, nay làng này mai làng khác những nhà giàu có nội vùng, khổ sở với bọn ông, muốn bắt ông, nhưng sợ ông giỏi quá không sao bắt được. Tuy chính Cao Thắng không ăn cướp của ai, nhưng cũng mang tiếng là đầu đảng ăn cướp.

Kỳ thực, Cao Thắng vốn là người có chí khí to, chẳng qua thác tích vào đám lục lâm, để chờ có thời cơ sẽ ra vì nước hiệu lực, không phải có ý muốn chung thân mai một ở giữa khoảng cỏ xanh nước biếc đâu.

Cuối năm Ất Dậu (1885) cụ Phan khởi nghĩa, anh em ông cùng với Nguyễn Kiểu đem 60 tên thủ hạ ra xin theo. Cụ phong cho làm chức Quản cơ và bảo sau sẽ trọng dụng, vì biết ông là người có tài to. Quả nhiên, ông giúp cụ trong việc quân, mới đầu đã tỏ ra người có tài giỏi. Cụ Phan rất yêu mến. Năm ấy ông mới có 20 tuổi.

Sau khi cụ Phan đã chạy ra Bắc rồi, các tướng sĩ đều giải tán hết, duy còn ông cùng với mấy người anh em đồng chí là Cao Nữu, Cao Đạt và Nguyễn Niên, thu nhặt lấy ít nhiều tàn quân về ẩn phục ở trong những rừng núi thuộc làng Lệ Động, là làng của ông để mưu cách khôi phục. Lúc này bạn thân của ông là Nguyễn Kiểu đã chết rồi. Ông nghĩ rằng dùng binh mà không có tiền nhiều thì làm trò gì được, cho nên trước hết ông nghĩ cách lấy tiền cho nhiều.
Thủ đoạn ông lấy tiền khi ấy có khó gì đâu? Chỉ đem một vài chục tên lâu la xuống núi, xem làng xóm nào có nhà giàu xông vào đốt phá, cướp, là lấy được tiền ngay, rồi lại đem quân vào rừng ẩn phục, ai làm gì nổi. Nhưng ông không làm. Một là biết rằng: đóng ở rừng núi như vậy là trốn tránh qua thời mà thôi, chứ không phải là nơi dụng võ. Hai, nếu dùng lối cướp bóc thì làm náo động dân gian, lỡ ra đến phải đốt nhà giết người thì mang tiếng cho đạo quân nhân nghĩa. Ba, thời bấy giờ là thời loạn lạc, nhà nào có tiền cũng bỏ làng trôi giạt đi xa để trốn tránh hoặc là chôn cất đi, mà chính ở vùng đó cũng không có mấy nhà giàu, thì lấy tiền vào đâu. Bởi thế ông dùng thủ đoạn “làm tiền" bằng một cách khác, là cách bắt cóc.
Trong nghề lục lâm có cái lối bắt sống những người nhà giàu về giam, rồi bắt đem tiền lại chuộc cho về gọi là cách bắt cóc, từ xưa ở xứ mình đã có rồi.
Ông cho thủ hạ đi dò la mãi, biết rằng hôm ấy có một chiếc thuyền chớ mấy chục người hàng vải đi chợ Tràng (tức là chợ tỉnh Nghệ bây giờ) bèn đem 20 tên kiện nhi ra đón ở địa phận làng Triều Khẩu (thuộc phủ Hưng Nguyện, là phủ sở tại tỉnh Nghệ) để bắt.

Khi thuyền đi ngang, ông chèo xuồng con ra đánh chìm và bắt sống cả bọn lái buôn đem về giam ở làng Nam Kim (thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ), chính là làng của vợ ông.
Dẫn họ về, ông hiểu dụ rằng:
- Ta bắt các ngươi cũng là một việc cực chẳng đã, vì hiện nay nghĩa binh thiếu tiền hoạt động, cần có các ngươi giúp đỡ nhiều ít. Vậy các ngươi viết thư về cho gia nhân, hạn trong một tháng đem tiền lại chuộc thì ta tha về.
Trong một tháng, người nhà bọn kia đem tiền đến chuộc, ông tha về cả. Ông thu được 6000 đồng bạc.

Ông bắt cóc bọn hàng vải lấy được 6000 đồng bạc, có một chỗ dụng tâm sâu lắm, khổ lắm, là cốt lấy tiền để đúc súng. Vì thế, sau khi đã lấy được món tiền rồi thì ông đi tìm thợ. Tìm được bọn thợ, nhưng bảo họ lên núi làm việc cho mình, là kẻ cướp, thì cũng là việc khó khăn, cho nên ông lại phải giở lối cũ ra, là cách bắt cóc. Ông tự đem mấy chục tên kiện nhi, về hai làng Trung Lương và Vân Trung (thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), là hai làng làm nghề thợ rèn, bắt hết bao nhiêu thợ rèn trong làng ấy dẫn về Lệ Động, ở trong một khu rừng sâu để đúc súng. Đúc trong một tháng trời, được 200 khẩu súng hạt nổ của ta, thứ súng phải nhồi thuốc ở ống súng, rồi chỗ cò máy để hạt nổ, hễ nhận con cò máy có lửa bật ra thì đạn mới chạy. Cái mục đích của ông đến đó đã đạt được một ít.

Lúc bấy giờ, quân giới thì ông đã có 200 khẩu súng mới đúc, tướng tá thì có như các ông Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên, quân lính thì mới mộ thêm được 400 người. Trong 400 lính ấy, ông chia làm hai đoàn: một đoàn là lính súng; súng bao giờ cũng nạp đạn sẵn; nhưng hễ lúc lâm trận, thì 100 khẩu súng bắn một hiệp trước, xong rồi nạp đạn thì lại đến 100 khẩu khác bắn một hiệp sau, cứ luân phiên như thế, thành ra khi đánh trận, lúc nào cũng có tiếng súng nổ liên thanh, khiến cho địch quân không biết nghĩa binh nhiều súng hay ít. Ấy, Cao Thắng dùng binh có cơ mưu đại khái như thế.

Súng có, quân có, tướng có, là lúc thanh thế của ông đã hơi to, đi đến đâu cũng có ít người địch lại. Giá ông phải là người tầm thường, chỉ lo khiết thân ẩn độn không chịu thần phục người Pháp, như bọn Điền Hoành ngày xưa cùng 3000 tử sĩ ở chốn hải tần không chịu thần phục nhà Hán, thì khí giới ấy, binh lực ấy, nay đóng núi này, mai qua rừng khác, nay cướp làng nọ, mai cướp làng kia, để lấy lương ăn, cứ như thế mãi cũng có thể tung hoành ở trong chốn núi Hồng sông Lam được trọn đời mãn kiếp, làm một người lục lâm anh hùng, ai đánh dẹp cũng khó.

Nhưng mà cái chí khí của ông to. Ông còn nghĩ đến vua, đến nước, đến anh em đồng loại, đến chủ tướng cũ là cụ Phan; nói tóm lại, chí khí của ông là làm thế nào cho "nước Nam người Nam", cho nên ông không lấy khí giới đó, tướng sĩ đó, làm tự túc, mà muốn cho khí giới còn mạnh hơn, tướng sĩ còn đông hơn nữa.

Ông là một người biết lượng sức mình, lại có tính quả quyết. Ông tự biết rằng sức quân của mình, sức súng của mình còn yếu quá chừng, ăn cướp thì được, đánh với quân Pháp chưa được, cho nên đêm ngày thường lo gây dựng thế nào cho thực lực của mình to lên. Bấy giờ, vấn đề lương thực chẳng phải lo nữa, vì oai danh ông lúc ấy to, dân gian quanh miền đã sợ, ông muốn bao nhiêu gạo, bao nhiêu tiền, chỉ viết giấy đi các chủ nhà giàu, khiến họ tự phải đem tiền gạo lại nộp, không mấy khi phải dùng võ lực.
Song còn một khiến cho ông lo nghĩ nhất, là vấn đề khí giới kiểu Pháp.

Ông đã từng bỏ ăn quên ngủ, nằm nghĩ đến một tháng trời, băn khoăn về vấn đề khó khăn này: Đã làm thì tất phải làm to, mà những kiểu súng của ta, là kiểu súng ăn mày thế này, nào chùi súng, nào nạp thuốc mất công phu và thời giờ nhiều lắm, làm sao địch lại được quân Pháp. Có muốn đánh với họ, tất phải có khí giới như họ mới được.

Ông nghĩ rằng làm theo như kiểu súng Pháp cũng chẳng khó khăn gì, tuy mình không có tài sáng tạo, nhưng có tài bắt chước được thừa, vì thế ông nghĩ mưu kế làm sao cho có một khẩu súng Pháp để ăn cắp kiểu.


HOMECHAT
1 | 1 | 149
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com