watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
03:48:0630/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Giai Thoại Làng Nho
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 15

Chương - 10 - NGUYỄN HỮU HUÂN.

Thủ khoa Huân – 1841-1875.


Sinh năm 1841 ( Thiệu Trị 1 ), tại Định Tường, làng Tịnh Hà: năm 20 tuổi đỗ thủ khoa nhưng không màng đến công danh. Năm 1861, đứng ra tổ chức nghĩa quân ở các tỉnh Định Tường, Kiên Giang, Hà Tiên, Châu Đốc. Lại giao thiệp với các tàu buôn Hải Nam để mua khí giới.
Sau vì cạn lương, ông phải giải tán nghĩa quân, về ẩn náu ở chợ Gạo, Định Tường.
Năm 1863, ông bị quân Pháp bao vây, ông chạy thoát về Châu Đốc, nhưng rồi bị bắt ở đó.
Pháp dụ hàng ông không chịu nên bị đày ra Côn đảo, và sau đày đi đảo Réunion.
Khi đi đày, ông làm bài thơ cảm khái:

Muôn việc cho hay số bởi trời.
Chiếc thân hồ hải biết đâu nơi.
Mấy hồi tên đạn ra tay thử.
Ngàn dặm non sông dạo gót chơi.
Chén rượu Tân đình nào luận tiệc.
Vần thơ cố quốc, chẳng ra lời.
Cương thường bởi biết mang nên nặng.
Hễ đứng làm trai trả nợ đời.

Năm 1874, triều đình nhường sáu tỉnh miền Nam cho Pháp, Pháp tha cho ông về, nhưng giao cho Tổng đốc Đỗ hữu Phương quản thúc.
Phương vốn là bạn cũ của ông, tổ chức một bữa tiệc mừng ông, luôn tiện mời các quan người Việt trong chính quyền mới đến dự.
Nhân có người yêu cầu ông thủ khoa làm bài thơ, ông mới thủng thẳng ngâm bài thơ như sau:

Nghĩ thẹn râu mày với nước non.
Nhìn nay tùng cúc, bạn xưa còn.
Miếu đường cách trở bề tôi chúa.
Gia thất riêng buồn nỗi vợ con.
Áo Hán nhiều phen thay vẻ lạ.
Rượu Hồ một mặt đắm mùi ngon.
Giang Đông nổi tiếng nhiều tay giỏi.
Cuốn đất nhiều tay, dám hỏi đon.

Nghe thơ cử toạ ra vẻ cảm động, nhưng không khỏi sượng sùng vì hai câu: áo Hán thay vẻ lạ. rượu Hồ đắm mùi ngon!
Trong thời gian bị quản thúc, ông chỉ ngâm thơ uống rượu, và tỏ ý băn khoăn về việc gia đình, cốt để cho Phương yên trí ông đã chán nản mọi việc. Quả nhiên Phương tưởng thật, xin Pháp trả tự do cho ông. Bấy giờ Pháp đã nắm vững được tình hình rồi, nên cũng ưng thuận thả ông ra. Được tha, ông lại ngầm tổ chức nghĩa quân chống Pháp.
Tháng 4 - 1875, ông bị quân Pháp vây bắt.
Lần này, Pháp lại dụ hàng nữa, song ông khăng khăng một mực, nên bị đem hành hình tại chợ Phú Kiết, tỉnh Định Tường.
Ông để lại bài thơ và câu đối như sau:

Hãn mã nan kham vị quốc cừu.
Chỉ nhân binh bại trí thân hưu.
Anh hùng mạc bả doanh thâu luận.
Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu.
Vô bố nghĩa kinh Hồ lỗ phách.
Bất hàng cam đoạn Tướng quân đầu.
Đương niên Tho Thủy ba lưu huyết.
Long đảo thu phong khởi mộ sầu.

Bản dịch của Phan bội Châu:

Ruổi dong vó ngựa trả thù chung.
Binh bại cho nên mạng phải cùng.
Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ.
Hơn thua xá kể với anh hùng.
Nổi xung mất vía quân Hồ lỗ.
Quyết thác không hàng, rạng núi sông.
Tho Thủy ngày rày pha máu đỏ.
Đảo rồng hiu hắt ngọn thu phong.

Câu đối:

Hữu chí nan thân, không uổng bách niên chiêu vật nghị.
Tuy công bất tựu, diệc tương nhất tử báo quân ân.
- Có chí khôn bày, không uổng trăm năm lời nghị chúng.
- Tuy công chưa lập, cũng đành một thác báo ơn vua.

Rồi lại ngâm to một bài thơ Nôm sau đây, rồi mới ngửa cổ ra cho chém. Năm ấy ông mới 35 tuổi.

Hai bên thiên hạ thấy hay không?
Một gánh cương thường, há phải gông.
Oằn oại hai vai quân tử trúc.
Long lay một cổ trượng phu tòng.
Sống về đất Bắc danh còn rạng.
Thác ở thành Nam tiếng bỏ không.
Thắng bại, doanh thâu trời khiến chịu.
“ Phản thần ”, đ.m đứa cười ông!

Chương - 11 - NGUYỄN QUYỀN.

Huấn Quyền.

Khi Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa, các yếu nhân bị bắt, dân chúng Bắc Hà lấy làm đau xót, có truyền tụng một bài ca kể lại những chuyện nghĩa thục đã thực hiện. Nay xin dẫn một đoạn do Huỳnh thúc Kháng nhớ được:

Cơn mưa gió trời Nam lảng bảng.
Bước anh hùng nhiều chặng gian truân.
Gẫm xem máy tạo xoay vần.
Gây nên một cuộc cách tân cũng kỳ.
Khắp thân sỹ lưỡng kỳ Nam Bắc.
Bỗng giật mình chợt tỉnh cơn mê.
Học, thương xoay đủ mọi nghề.
Cái hồn ái quốc, gọi về cũng mau.
Hồn đã tỉnh bảo nhau cùng dậy.
Chưa học bò, vội chạy đua theo.
Khi lên như gió thổi đều.
Trong hò chống thuế, ngoài reo phá thành.
Việc tự lập người mình còn dại.
Sức cường quyền ép lại càng đau.
Tội danh đổ đám nho lưu.
Bắc kỳ thân sỹ, đứng đầu năm tên.
Người tỉnh Bắc, Nguyễn Quyền là một….

Nguyễn Quyền người tỉnh Bắc Ninh, thi đỗ tú tài, được bổ làm huấn đạo, tỉnh Lạng Sơn nên được gọi là Huấn Quyền.
Sau từ quan, năm 1907 ông cùng các đồng chí sáng lập ra Đông Kinh nghĩa thục, ở Hà Nội, mục đích cổ súy phong trào cải cách duy tân. Để cung ứng cho nhu cầu của nghĩa thục, ông lập ra nhà buôn Hồng tân hưng ( lấy nghĩa Hồng Lạc mới dấy lên ) bán đồ công nghệ nội hoá.
Năm 1908 xảy ra việc Hà thành đầu độc, nhà cầm quyền đóng cửa nghĩa thục, ông bị bắt đày ra Côn đảo, cùng đồng chí Lê Đại án chung thân. Còn hai đồng chí nữa là Nguyễn sĩ Sác và Hoàng tăng Bí chỉ bị giam giữ ít lâu ở Hà Nội. Rồi Hoàng tăng Bí được nhạc gia Cao xuân Dục nhận lãnh, đưa về theo học tại Huế, thi đỗ phó bảng. Nguyễn sĩ Sác đỗ tiến sĩ.
Lê Đại được tin này giận lắm, làm đôi câu đối:

- Quách thây chúng nó, thi mà chi, đỗ nữa mà chi, nào những khi rượu đầy bàn, đờn đầy vách, sách đầy án, bạn đầy nhà, nghêu ngao trăng gió bốn mùa, chơi đã đủ mùi, thôi có lạ chi phường mặt trắng.
- Còn có bọn ta tù chả sợ, đầy cũng chả sợ, cho đến lúc miệng như tép, mép như rồng, tiếng như cồng, mắt như chớp, xốc vác non sông một gánh, làm con nên việc, bấy giờ sẽ hỏi bạn non xanh.

Nguyễn Quyền cũng có bài thơ có ý mỉa mai:

Cầu trời cầu biển quản gì công.
Dệt gấm khi nào mượn má hồng.
Đổi đập kình nghê muôn sóng lớp.
Đứng trơ mưa gió một chùm thông.
Hỏi han ả Lý vừng trăng bạc.
Chờ đợi nàng Tô chén rượu nồng.
Đắp lạnh quạt nồng ai đó tá.
Hiếu tình này vẫn hiếu tình chung.

HOMECHAT
1 | 1 | 120
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com