watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
03:48:0730/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Giai Thoại Làng Nho
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 15
Chương- 4 - DIỆU ĐIỀN & CAO NGỌC ANH.

Diệu Điển là pháp hiệu của một người con gái Nguyễn công Trứ, một trang quốc sắc không hiểu vì sao mà giữa lúc tuổi xuân lại đến nương náu cửa Không: nhạt màu son phấn say màu đạo, mở cánh từ bi khép cánh tình.
Bà vốn có văn tài, nên tao nhân mặc khách thường hay gửi thi văn trêu cợt. Muốn chấm dứt tình trạng này, bà làm một bài thơ toàn vần khó, để sách họa. Quả nhiên không ai hoạ được trôi chảy. Sau đó, bà lại làm một bài thơ nữa để chế diễu văn tài của các vị “ tao ông ”  lúc ấy.

Bấy lâu hì hục một vần thơ.
Ván đã trơn lì, chiếu đã xơ….
Lắc vế, ngâm nga câu chẳng vẹn.
Rờ cằm, nhổ sạch bút còn trơ.
Mực bôi thảo bản đen trăm vạch.
Phấn rắc hoa tiên trắng một tờ.
Nhắn nhủ tao ông ai đó tá.
Đây là cửa Sấm, biết hay chưa?

Bà Cao ngọc Anh, cũng là bậc tài nữ gặp cảnh huống tương tự bà Diệu Điển.
Bà Cao ngọc Anh là con Cao xuân Dục, sớm gá nghĩa cùng Án sát Nguyễn duy Nhiếp, con Nguyễn trọng Hiệp. Cha đẻ và cha chồng đều là đại thần nức tiếng về văn học và phẩm cách.
Nguyễn duy Nhiếp thất lộc sớm, bà ở goá trong tuổi nửa chừng xuân, mà nhan sắc lại tuyệt vời. Vì vậy, nhiều bậc thi nhân trong giới quan trường không khỏi có ý muốn lân la, lấy thơ làm mối lái.
Bà tuyệt nhiên không trả lời ai cả.
Một hôm, nhân nhà có giỗ, bà cho triệu các vị ấy lại uống rượu. Rồi bà mời lên cầu Hàm Rồng chơi.
Đến nơi, bà nói:
- Đứng trước danh sơn thắng cảnh này, dám xin các vị thi nhân mỗi vị cho một bài làm kỷ niệm.
Một ông đáp:
- Vâng chúng tôi đâu dám chối từ, vậy xin bà cho bài xướng trước, chúng tôi xin hoạ lại sau.
Bà nghe vậy đọc rằng:

Hàm Rồng nô nức tiếng đồn om.
Rải rác nhà tranh ở mấy chòm.
Hỏi đá chờ ai ngồi nhấp nhổm?
Thương cầu vì nước đứng lom khom.
Sóng như chào khách chờn vờn nhảy.
Nguyệt cũng yêu ta lấp ló dòm..
Cửa động rêu phong mờ nét chữ.
Ai người mến cảnh chút trông nom…

Bài thơ vận khó quá, ý tứ lại tế nhị.
Câu “ Hỏi đá chờ ai ngồi nhấp nhổm ? ”“ Sóng như chào khách chờn vờn nhảy ” có ý trỏ vào các vị có thơ văn gửi đến trêu bà. Câu “ Thương cầu vì nước đứng lom khom ” và “ Cửa động rêu phong mờ nét chữ ”, bày tỏ tâm sự mình, cảm thương số phận và quyết giữ tấm băng trinh.
Các vị thi bá tần ngần nghĩ không ra vần, và cũng không dám ghẹo cợt trước thái độ đoan trang ấy, nên đứng chơi hồi lâu rồi xin lỗi chủ nhân kéo nhau về. Từ đó không ai dám múa bút với bà nữa.

Chương - 5 - ĐỖ ĐÌNH LIÊU.

Đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Mão, Tự Đức (1879 ), thường gọi là Hoàng giáp Liêu. Quyển văn thi Đình của ông, vua Tự Đức xem rất là ưng ý, châu phê:

Thử quyển xác hữu học lực, từ lão, phi sơ học đạo tập giả sở năng, khâm thử.
- Quyển này thực có sức học, lời văn già, không phải là hạng mới học theo lối viết sáo, có thể làm được.

Liêu có câu đối viếng Đặng Toán, đương làm Tuần phủ Ninh Bình, có tiếng là thanh liêm, mới đắc chỉ về tổng đốc Nghệ Tĩnh, sắp sửa lên đường thì tạ thế:

Phương náo Hoan chi thăng, hồ kị hạc quy, quy Thúy Hạc.
Khởi dữ Ninh hữu ước, hưu tương hồng ấn, ấn Lam Hồng.

- Mới nghe tin đồn ông thăng quan lên châu Hoan ( Nghệ An ) sao ông vội cưỡi hạc về, về núi Thúy Sơn, núi Hồi Hạc ( Ninh Bình )
- Hay là với tỉnh Ninh có ước, nên không đem dấu chim Hồng in ở sông Lam Giang, núi Hồng Lĩnh ( Nghệ Tĩnh )

Câu đối rất hay và tài, láy đi láy lại hai chữ hạc đối với hai chữ hồng.
Hoàng giáp Liêu đã có văn chương lại có khí tiết.
Đời vua Hàm Nghi, làm phụ đạo, ngày thường vào đọc sách và giảng nghĩa cho vua, khi về thì ở nhà Tôn thất Thuyết, dạy con ông này là Tôn thất Đạm và Tôn thất Thiệp.
Ngày 25 – 5 Ất Dậu (1885 ), ông theo vua lên Tân Sở, nhưng đến nửa đường thì sức yếu không đi theo kịp, nên phải dừng lại rồi trốn về quê nhà.
Khi ấy Trung và Bắc Việt vừa mới đặt cuộc bảo hộ. Triều đình muốn tìm những bậc văn nhân có danh vọng ra làm quan, để yên lòng dân. Tổng đốc Nam Định Vũ văn Báo, cho mời ông và cử nhân Phạm văn Phổ, làng Tam Quang, ý muốn để ông làm đốc học Nam Định, Phổ làm tri phủ Nghĩa Hưng. Nhưng hai ông từ chối, nên bị tống giam, bị ngâm vào bể nước, cho lính tráng đứng tắm ở bên bể, cố làm nhục hai ông.
Hai ông ngồi trong bể làm câu đối cho đỡ buồn, một ông ra, một ông đối:

Tại luy tiết chi trung, phi kỳ tội dã.
Tuy khỏa trình ư trắc, yên năng nỗi tai.

- Câu trên: Luận ngữ, thiên Công dã Tràng, điển Công dã Tràng, dẫu phải giam trói, nhưng không phải vì tội mình làm ra.
- Câu dưới: Mạnh Tử, thiên Công tôn Sửu, điển Liễu hạ Huệ vốn có tính khoan hoà nói: kẻ khác làm bậy như là cởi áo chìa vai ở bên ta, cũng không nhơ nhuốc đến ta.

Sau được tha về, lấy cớ là có mẹ già, xin ở nhà phụng dưỡng, nhất định không chịu ra làm quan. Được bốn năm thì mẹ mất, ông có câu đối khóc:

Tằng tứ niên lai, quốc vận gia đình lụy lụy.
Tài tam nguyệt nội, thần tâm tử niệm du du.

- Đã từng bốn năm nay, vận nước tình nhà, thường gặp gian truân.
- Vừa trong ba tháng, lòng người bầy tôi, và lòng người con cảm thấy xót xa.

Đến ngày hết tang, tế xong đám tế buổi sáng, đến chiều ông tự nhiên từ trần, năm ấy 47 tuổi.
Tiến sĩ Khiếu năng Tĩnh ở Trực Mỹ, có viếng câu đối.

Hiển tang độc dị phùng tam Mão.
Tâm sự toàn nghi đối lưỡng than.

- Lúc hiển đạt và lúc hối tàng ( chết ) một điều lạ lùng vào ba năm Mão - đỗ thủ khoa năm Đinh Mão đời Tự Đức, đỗ Hoàng Giáp năm Kỷ Mão đời Tự Đức ( 1879 ), mất năm Tân Mão đời Thành Thái ( 1891 ).
- Tâm sự như thế trọn đạo làm con, đối với hai thân.

Câu đối tài, là dung chữ thân đối với chữ mão.

HOMECHAT
1 | 1 | 163
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com