watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
03:48:0630/04/2025
Kho tàng truyện
Chỉ mục bài viết
Giai Thoại Làng Nho
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 15

Chương - 18 - TỐNG DUY TÂN.

Người làng Bồng Trung tỉnh Thanh Hoá, đỗ Tiến sĩ đời Tự Đức, làm đến Đốc học rồi cáo quan về.
Lúc ông còn ở nhà dạy học có câu đối:

Cố bất như: sơn nhi bích, truyền nhi trì, vân thủy tiêu dao trần cảnh ngoại.
Duy kỳ hữu: dữu khả phong, đình khả nguyệt, cúc tùng tự tại cố châu trung.
- Không gì bền bằng: lấy núi làm vách, lấy suối làm ao, mây nước nhởn nhơ ngoài cõi thế.
- Chỉ riêng vui có: cửa sổ gió mát, ngoài sân trăng soi, cúc tùng thong thả chốn cố châu.

Sau có một dạo, ông chán mùi tục luỵ, vào ẩn chốn thâm sơn, làm bài thơ tự thuật cho khắc vào sườn non.

Thắng cảnh trùng du chu nhất thiên.
Phong quang hồi thủ tứ vô biên.
Mai thê hạc tử, viên thành thú.
Nguyệt tỷ phong di, khế túc duyên.
Ngũ sắc văn thành, vân động khẩu.
Cửu thành nhạc tấu, điểu sơn điên.
Sơn hà phong cảnh, kim như tạc.
Ưng biểu thi chương, thạch thượng truyền.

Bản dịch của Nhân phủ:

Cảnh cũ qua chơi một chiếc thuyền.
Phong quang ngảnh lại tứ vô biên.
Vợ mai con hạc quen thành thú.
Chị gió dì trăng vốn túc duyên.
Năm sắc vân nên, bay cửa động.
Chín thành nhạc tấu vẳng non tiên.
Núi sông phong cảnh còn như trước.
Tạm mấy vần thơ khắc đá truyền.

Sau năm Ất Dậu ( 1885 ), đứng đầu đảng Cần Vương ở Thanh Hóa, cùng Đinh công Tráng thành lập chiến khu ở Ba Đình. Ba Đình thất thủ ( 1887 ) chạy ra Bắc, đến năm 1889 lại trở về Thanh Hoá lãnh đạo cuộc kháng chiến ở huyện Nông Cống được hơn một năm thì bị bắt. Bị xử tử ngày 3 – 9 – 1892, tại Thanh Hóa.

Chương - 19 - TRẦN CAO VÂN.

Người làng Phú Cứ, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Khoảng tháng 9 năm 1915 cùng bạn đồng chí Thái Phiên mưu việc tiếp xúc với vua Duy Tân để mời vua tham gia cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quang Phục hội đề xướng chống Pháp.
Hai người đưa Phan hữu Khánh vào làm tài xế trong nội, rồi uỷ Khánh đưa một bức thư đề cập đến thảm cảnh của toàn dân và ý định phục quốc.
Vua rất cảm động, hẹn ngày 12 tháng 3 Âm lịch ( 1916 ), sẽ hội kiến trên Ngự hà, vua sẽ ngồi câu còn Trần cao Vân và Thái Phiên giả làm người đi câu.
Sau đó ít lâu, trong cuộc họp của Quang Phục hội lần thứ 2 tại Huế, Thái Phiên được bầu làm chủ tịch và Trần cao Vân làm quân sư trong uỷ ban khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa ấn định vào giờ ngọ, ngày ngọ và tháng ngọ, tức là ngày mồng 2 tháng 5 năm Bính Thìn -1914. Hiệu lệnh được ban bố bằng bài thơ sau đây ( Hiệu lệnh cách mạng mà làm thành thơ, thật rõ là cái phong độ nhà Nho )

Hỏa xa Huế Hàn.

Một mối xa thơ đã biết chưa?
Nam Bắc hai ngả gặp nhau vừa.
Đường rầy đã sẵn thang mây bước.
Ống khói càng cao ngọn gió đưa.
Sấm dậy tứ bề trăm máy chuyển.
Phút thâu muôn dặm nửa giờ trưa.
Trời sai ra dọn xong từ đấy.
Một mối xa thơ đã biết chưa?

Nhưng sau, vì sợ bị tiết lộ phải khởi sự sớm hơn một tháng: tức là đêm mồng 2 tháng 4 năm Bính Thìn -1918. Tuy vậy mà từ chiều mồng 1, Pháp được tin báo nên đề phòng rất ngặt.
Trần cao Vân và Thái Phiên không ngờ vực gì cả, cứ làm đúng theo kế hoạch, vừa đưa vua ra khỏi hoàng thành. Chạy đến đàn Nam Giao thì vua và Thái Phiên bị bắt. Trần cao Vân cũng bị bắt sau đó tại làng Hà Trung, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 17 – 5 – 1916, Trần cao Vân cùng Thái Phiên, Phan hữu Khánh và mấy người lính hầu vua Duy Tân bị đem ra hành hình tại An Hoà, phía tây bắc thành nội Huế.
Tương truyền, trước khi bị giết, Trần cao Vân đã khẩu chiếm bài thơ sau đây:

Đứa nào muốn chết, chết như chơi.
Chết vị non sông, chết vị trời.
Chết thảo, bao nài xương thịt nát.
Chết ngay, há ngại cổ đầu rơi.
Chết trung, tiếng để ngoài muôn dặm.
Chết nghĩa, danh lưu đến vạn đời.
Chết được như vầy là hả lắm.
Ta không sợ chết hỡi ai ơi!

HOMECHAT
1 | 1 | 126
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com