watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:45:3529/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 5 - Thuận Thiên Di Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 17
Chỉ mục bài viết
Tập 5 - Thuận Thiên Di Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Tất cả các trang
Trang 17 trong tổng số 18

Chương 9b

Nàng chỉ vào cái bọc:
- Đây là vàng, ngọc, thư tín Chế Ma-Thanh dâng về triều Tống. Chỉ cần một người đem cái thư này cho vua Chiêm, thì cả nhà Chế Ma-Thanh sẽ bị tru lục. Âm mưu bọn Tống ở bên Chiêm không đáng lo nữa.
Nàng chỉ vào cái bọc khác:
- Đây là vàng, ngọc, thư tín của Phủ-Vạn dâng cho vua Tống, cùng với thư từ y báo cáo cho Triệu Thành. Những thứ này đem về cho Khu-mật viện để trị bọn chúng.
Trần Kiệt hỏi Mỹ-Linh, Bảo-Hòa:
- Hai cháu thử đoán xem, với những thứ này triều đình sẽ phản ứng ra sao?
Bảo-Hoà đáp:
- Nếu là mạ mạ cháu, thì người bắt toàn gia Nguyễn Khánh, Đàm Toái-Trạng ra chặt đầu, rồi sai sứ đem thư tín này cho vua Chiêm, Lào, để họ giết chết bọn gian thần. Như vậy hai nước thêm thân thiện. Còn cậu hai sẽ hành động như thế nào, cháu không đoán được. Vì cháu mới gần cậu hai đây thôi.
Mỹ-Linh cười:
- Nếu là chú hai, chú hai không làm thế. Làm thế thì diệt được mầm mống đánh vào phía Nam Đại-việt của Chiêm, Lào. Phải làm sao biến bọn Phủ-Vạn, Chế Ma-Thanh đang là người của Tống thành người của mình. Chú hai tìm cách gặp hai người, chìa những thư tín này cho chúng, rồi bắt chúng làm tế tác cho triều đình. Mặt khác, để an ủi chúng, triều đình cũng phong chức tước cho chúng.
Thuyền vẫn tiếp tục đi về hướng Thăng-long.
Mỹ-Linh nói sẽ với Thiệu-Thái:
- Thuyền sắp tới Thăng-long rồi.Một vấn đề tế nhị đặt ra,là chúng ta có nên mời hai vị sư thúc vào phủ Khai-thiên vương chơi không?
Thiệu-Thái nói ngay:
- Phải mời chứ. Mời để triều đình có dịp kết thân với hai vị võ lâm cao thủ.
Thanh-Mai tần ngần, nói:
- Khó thực. Nếu không mời, thì hai ông cho rằng Mỹ-Linh là công chúa, khinh thường bọn võ phu, giữa triều đình với phái Đông-a lại thêm một hố chia rẽ. Nếu mời, chưa chắc hai ông chịu đến, vì sợ vướng víu vào cái vòng phú quý. Dọc đường sư tỷ thấy hai sư thúc sủng ái Mỹ-Linh cùng cực. Vậy Mỹ-Linh thành khẩn mời đương nhiên hai vị chấp thuận.
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Sư tỷ chưa hiểu câu hỏi của em. Ý em muốn nói là em mời, hai ông sẽ đáp ứng. Nhưng phụ vương của em không giống chú hai. Chú hai gặp các vị võ lâm cao thủ, đương nhiên dùng đạo lý võ-lâm đối xử với nhau. Còn phụ vương em, không thế. Người sẽ coi hai vị sư thúc như một số võ sư trong phủ. Nghĩa là hai vị phải quỳ gối khấu đầu, một điều vương gia, xưng tiểu nhân. Hai điều đại vương, xưng thần. Bằng không người sẽ đuổi ra khỏi phủ.
Thanh-Mai thở dài:
- Như vậy thà đừng mời. Hai bên cùng tự ái cao, cùng có cái kiêu hãnh riêng. Tốt hơn hết để sư tỷ đưa hai ông đi Tản-viên ngay.
Bảo-Hòa nhìn anh nói nhỏ:
- Vấn đề đó không khó. Khó hơn hết là truyện anh với Mỹ-Linh. Hai người thương yêu nhau, khắp trấn Thanh-hóa ai cũng biết. Bọn mặt dơi tai chuột thế nào chẳng nói đến tai cậu cả. Liệu cậu có chấp thuận cho hai người thành vợ chồng không? Xưa nay cậu vẫn ưa những thư sinh mặt đẹp, văn hay, chữ tốt. Còn anh thì văn không thông. Dáng người giống con lợn. Lần đầu tiên Bố-Đại hòa thượng thấy anh mà cũng gọi là con lợn. Hơn nữa anh lại đã đính hôn rồi.
Thanh-Mai an ủi:
- Tuy vậy, có hai hy vọng. Hy vọng thứ nhất, Khai-quốc vương đã xin Mỹ-Linh làm con nuôi. Khai-quốc vương nói một tiếng, Khai-thiên vương ắt nghe lời. Còn hy vọng thứ nhì nữa, Thiệu-Thái được bồ tát Sùng-Phạm nhận làm đệ tử, dù sắc diện không đẹp, với võ công ấy, ai bì nổi?
Thuyền trưởng đến trước Thanh-Mai kính cẩn:
- Thưa tiểu thư, phía trước kia là Thăng-long. Xin tiểu thư cho biết đỗ thuyền ở bến nào?
Thanh-Mai chưa từng về Thăng-long lần nào. Không biết Thăng-long có mấy bến, nàng hỏi thuyền trưởng:
- Thăng-long có bao nhiêu bến đò?
Thuyền trưởng đáp:
- Thưa tiểu thư, thành Thăng-long có năm cửa. Bến cũng có năm. Thứ nhất bến Tiềm-long dành cho thuyền của thiên tử, cùng thân vương. Thứ nhì bến Ngọa-long dành cho thuyền của các vương, hầu, đại tướng quân. Thứ ba bến Giao-long dành cho thủy quân. Thứ tư bến Ngạc-ngư dành cho thuyền buôn lớn. Thứ năm bến Kình-ngư dành cho thuyền dân.
Mỹ-Linh bảo thuyền trưởng:
- Người cứ cho thuyền vào bến Tiềm-long.
Thuyền trưởng không biết Mỹ-Linh là công chúa, y kinh ngạc:
- Cô nương nói sao? Cô nương muốn thuyền này cập bến Tiềm-long ư? Tôi sợ thuyền chưa vào bến, đã bị thủy quân vây bắt rồi. Chiều nay, không biết tôi có còn đầu để ăn cơm không?
Phạm Hào từ dưới đi lên, ông ôn tồn bảo Mỹ-Linh:
- Công chúa hãy tạm theo thuyền của chúng tôi về bến Kình-ngư rồi hãy vào Hoàng-
thành cũng không muộn.
Thuyền vẫn rẽ sóng tiến lên. Trên sông, thuyền lớn, nhỏ ngược xuôi tấp nập. Mỹ-Linh chỉ vào nơi có nhiều thuyền lớn đậu phía trước nói:
- Kia là bến Tiềm-long.
Nàng vừa dứt lời, có hai con thuyền lớn, rời bến Tiềm-long. Trên thuyền, binh lính xếp hàng, gươm đao sáng ngời. Hai con thuyền dàn ngang ra giữa sông. Một hồi chiêng trống vang dội. Viên tướng đứng trên nóc thuyền cầm loa hướng vào thuyền Đông-a, nói lớn:
- Tuân chỉ dụ Khai-quốc vương, phụ quốc thái-úy, quản Khu-mật viện, thống lĩnh binh mã Đại-việt. Tôi, đô đốc hạm đội Thăng-long cung nghinh các anh hùng phái Đông-a. Không biết vị đại hiệp nào bên đó?
Phạm Hào cảm động, vận nội lực nói lớn:
- Phạm Hào, Trần Kiệt thôn phu trang Thiên-trường ở đây.
Hai con thuyền lớn đi kèm hai bên thuyền Đông-a. Viên đô đốc hướng sang phía Phạm Hào chắp tay hành lễ:
- Tiểu tướng hằng nghe Đông-a đệ tam kiệt Phạm tiền bối anh hùng cái thế, nổi danh với bẩy mươi hai chiêu Thiết-kình chưởng. Không ngờ hôm nay được hân hạnh bái kiến. Còn vị đứng cạnh, hẳn là Đông-a ngũ kiệt Trần đại hiệp, năm trước đây tay không đập chết ba mươi sáu tên gian tế nhà Tống sang Đại-Việt mưu dò thám. Uy danh đến nay con rung động vùng Bắc-biên.
Trần Kiệt nói:
- Một vài việc nhỏ mọn, đâu đáng để đô đốc nhắc tới?
Viên đô đốc nói lớn:
- Chủ nhân tiểu tướng cực kỳ hâm mộ Đông-a ngũ kiệt. Người lệnh cho tiểu tướng chờ đón ở đây từ sáng sớm hôm nay. Người hiện đang chuẩn bị những loại cá ngon nhất, để tiếp đãi hai vị anh hùng.
Nguyên phái Đông-a, đa số xuất thân làm nghề đánh cá. Cho nên Đông-a ngũ kiệt chỉ ăn cá. Anh em Phạm Hào không ngờ Khai-quốc vương lại tinh tế đến thế. Thuyền từ từ tới bến Tiềm-long. Trên bờ, hai hàng quân sĩ gươm dáo sáng ngời. Một viên tướng mặc giáp trụ, ngồi trên mình ngựa khom lưng làm lễ:
- Đệ tử Ngô An-Ngữ kính cẩn tham kiến nhị vị sư thúc.
Phạm Hào nhận ra viên tướng đó chính là đệ tử của sư huynh chưởng môn. Hai người vui vẻ:
- An-Ngữ. Nghe nói hồi này sư điệt đắc thế, làm quan lớn rồi phải không?
Ngô An-Ngữ kính cẩn:
- Sở dĩ đệ tử có địa vị ngày nay, đều do công ơn giáo huấn của sư phụ cùng các vị sư thúc.
Ngô An-Ngữ hành lễ với Mỹ-Linh, Bảo-Hòa, Thiệu-Thái. Thanh-Mai gặp sư huynh thì mừng lắm:
- Sư huynh. Cháu Thường-Kiệt đang ngủ dưới khoang thuyền.
Thường-Kiệt từ khoang thuyền bước lên. Nó nói với bố:
- Bố ơi, con được sư thúc cho gọi bằng cô. Được thái sư phụ dạy võ cho mấy tháng nay.
Ngô An-Ngữ mời mọi người lên ngựa, hướng về phủ Khai-quốc vương. Tới cổng phủ, từ xa đã thấy Huệ-Sinh, Nùng-Sơn-Tử cùng với Lý Long đứng chờ đón. Anh em Phạm Hào vội xuống ngựa. Lý Long chắp tay hướng vào anh em Phạm Hào:
- Tại hạ Lý Long-Bồ, đệ tử phái Tiêu-sơn, xin kính cẩn ra mắt nhị vị đại hiệp.
Phạm Hào nghe Khai-quốc vương nói vậy. Ông biết vương muốn dùng lễ võ lâm tiếp anh em mình. Ông cảm động nói:
- Người ta đồn, ai chưa gặp Khai-Quốc vương, thì đừng khoe mình anh hùng. Nay thấy tư thái vương gia, thực còn hơn lời đồn.
Lý Long nói:
- Mấy tháng nay, nghĩa nữ của tại hạ là Mỹ-Linh cùng hai cháu Thiệu-Thái, Bảo-Hòa được các vị đại hiệp Đông-a hết lòng dạy dỗ. Tại hạ thực cảm tạ ơn nghiã này vô cùng tận.
Mỹ-Linh thấy chú và sư phụ, thì mừng muốn khóc được. Nàng nắm tay sư phụ:
- Sư phụ. Lão nhân gia tâm thường an lạc chứ?
Huệ-Sinh mỉm cười rất tươi:
- Ừ, sư phụ với chú hai vẫn mạnh.
Lý Long liếc nhìn Thanh-Mai. Bốn mắt gặp nhau. Thời gian xa cách mấy tháng, thương nhớ chồng chất. Những lúc nhớ Thanh-Mai, chàng chỉ mong có cánh bay đi gặp nàng, rồi ôm lấy thân thể thon đẹp, để thoả nỗi nhớ nhung. Nay gặp nhau, vì trước mặt họ là hai vị sư thúc, rồi còn Huệ-Sinh, Nùng-Sơn tử, vì vậy hai người im lặng, nhưng trong cái liếc mắt ấy chứa chan tình yêu.
Kị binh dẫn ngựa tới. Mọi người leo lên. Dọc đường, thiết kị đi hai bên hộ tống, khí thế cực kỳ uy nghi. Ngựa đi vào cửa Bắc. Nhìn cổng thành cao vòi vọi. Trên lầu vọng địch, binh sĩ gươm dáo sáng ngời. Ngựa, xe đi lại trên thành hàng lối ngay thẳng. Cổng thành có hai cánh lớn bằng gỗ bọc đồng. Từ ngoài vào thành phải qua cây cầu bằng gỗ lớn, bắc ngang qua hào sâu. Trần Kiệt thường tự hào rằng chỉ anh em trong phái Đông-a mới có đủ tài thao lược. Hôm nay ông thấy quân khí của triều đình, thì bao nhiêu kiêu căng biến mất. Ông tự nhủ:
- Người ta nói Khai-quốc vương có tài kinh thiên động địa, mà trong lịch sử chỉ tể tướng Phương-Dung thời Lĩnh-nam mới hơn được, quả không ngoa. Xem cách trị binh thế này, hèn gì y không nảy hùng tâm muốn đòi lại đất tổ bị người Hoa chiếm mất?
Ngựa đi vào trong thành. Đường trong thành đều lót đá. Hai bên đường, nhà cửa san sát, ngựa xe tấp nập. Đoàn người ngựa đến cung Uy-viễn thì ngừng lại. Nùng-Sơn tử chỉ vào cửa nói:
- Cung Uy-viễn là nơi làm việc của Khu-mật viện. Vượt qua cửa Đan-phượng vào trong là điện Giảng-vũ, phủ đệ của thái-úy phụ quốc.
Anh em Phạm Hào theo Lý Long đi vào. Binh sĩ cắp gươm đứng uy nghiêm như cây gỗ. Trần Kiệt khen:
- Vương gia trị quân nghiêm như thế này, thực chỉ có quân binh thời Lĩnh-nam là bì kịp.
Lý Long khiêm tốn:
- Tạo được uy thế này, là do công lao của biết bao nhiêu hào kiệt giúp đỡ. Chứ mình tại hạ không thể nào làm nổi.
Trần Kiệt liếc nhìn cung Uy-viễn nghĩ thầm:
- Bọn Tống nghe đến Khu-mật viện Đại-Việt ắt kinh tâm động phách. Khu-mật viện là đây, trông bên ngoài thực hiền hậu. Nhưng có ai ngờ trong cung này chứa bao nhiêu con người mưu trí trùm hoàn vũ.
Đến điện Giảng-vũ, Lý Long mời khách lên lầu. Phân ngôi chủ khách xong, chàng nói:
- Chẳng mấy khi tại hạ được gặp gỡ nhị vị đại hiệp. Mong nhị vị ở lại Thăng-long mấy ngày, để tại hạ được học hỏi ít điều.
Phạm Hào tự thị là túi khôn của phái Đông-a, ngoài võ công vô địch ra, ông đọc không biết bao nhiêu sách của Việt của Hoa. Ông những tưởng, mưu trí mình trùm thiên hạ. Không ngờ lúc sắp đến Thăng-long, anh em ông được Khai-quốc vương tiếp đón cực kỳ chu đáo. Nếu xét về lễ nghi vẫn có đầy đủ lễ nghi. Nhưng trong cái lễ nghi, lại không khách sáo. Cuộc tiếp đón cực kỳ chu đáo, không có một chút sơ hở. Hơn thế nữa, Khai-quốc vương còn tỏ cho anh em ông thấy phong thái ôn nhu văn nhã, nhã lượng cao trí của một kẻ sĩ. Ông càng phục hơn.
Ông nghĩ thầm:
- Anh em mình cùng Thanh-Mai lên đường, chỉ có người trong phái Đông-a biết. Thế mà từ sáng đến giờ, thoáng qua, Khai-quốc vương đã biết, còn kịp thời tổ chức đón tiếp.
Từ chỗ khâm phục, ông sinh khách sáo:
- Anh em tại hạ là kẻ võ phu thô lỗ ở chốn quê mùa, mà vương gia dành cho danh dự này đã là quá đáng rồi. Nghĩ ra thực thẹn vô cùng.
Huệ-Sinh vỗ tay cười:
- Túi khôn của phái Đông-a có khác, ứng đối hay thực. Tất cả chúng tôi đang muốn cầu Trần ngũ kiệt phái Đông-a giúp cho một vài phương cách đối phó với bọn Tống đây.
Trần Kiệt chắp tay:
- Đại sư dạy quá lời. Anh em tại hạ hạc nội mây ngàn, vui với cỏ cây thực. Nhưng nếu vương gia cần sức mọn của anh em tại hạ đối phó với quân cướp nước, thì anh em tại hạ xin ra sức.
Khai-quốc vương nắm tay Trần Kiệt:
- Trần ngũ kiệt nói câu đó, quả thực tỏ được võ đạo phái Đông-a cao muôn thủa. So tuổi tác, vai vế, tại hạ còn ở dưới đại hiệp một bậc.
Nói rồi chàng liếc nhìn Thanh-Mai. Thanh-Mai cúi đầu e thẹn.
Trần Kiệt chau mày suy nghĩ:
- Khi ra đi, đại sư huynh chưởng môn của ta muốn chúng ta gặp chưởng môn phái Tản-viên, thăm dò ý kiến về trường hợp bọn Tống kéo quân sang. Chúng nêu ngọn cờ chính nghĩa Hưng diệt, kế tuyệt, bắt Lý Công-Uẩn thoái vị, nhường ngôi cho Lê Long-Mang, hiện là Hồng-Sơn đại phu. Phái Đông-a muốn Đặng chưởng môn Tản-viên hãy nghĩ đến chiến tranh xẩy ra, đất nước điêu linh, người chết hàng mấy chục vạn, mà lại khó giữ nổi nước mà cùng phái Đông-a áp lực Lý Công-Uẩn thoái vị. Như vậy phái Đông-a làm sáng cái đạo lý bênh vực kẻ yếu, chủ trì công đạo. Thứ nhì giữ võ đạo, duy trì tình giao hảo của sư phụ, trước đây là bạn của Lê Hoàn. Chúng ta là bạn của Lê Long-Mang. Thứ ba tỏ ra cho võ lâm biết, phái Đông-a tri ơn Lê Hoàn có công đánh Tống.
Không ngờ Khai-quốc vương lại dùng đại lễ tiếp anh em ông, rồi xin kế sách cho hoàn cảnh này của họ Lý. Ông đưa mắt nhìn sư huynh.
Phạm Hào biết ý Trần Kiệt, ông đỡ lời sư đệ:
- Chúng tôi có năm anh em. Bất cứ quyết định truyện gì, cũng phải có ý kiến tất cả năm. Hiện tại, chúng tôi chưa dám hứa gì cả.
Huệ-Sinh cười tủm tỉm:
- Bần tăng thử đặt một giả thuyết thôi: Ví như Hồng-Sơn đại phu bỏ ý định đòi lại ngôi vua. Mà bọn Tống vẫn kiếm cớ mang quân sang Đại-Việt nhị vị đại hiệp nghĩ sao?
Trần Kiệt nghĩ thầm:
- Chết thực. Phái Đông-a của mình, người nhiều, nghe rộng. Thế mà chưa chắc Lê Long-Mang với Hồng-Sơn đại phu có phải là một không. Đại sư huynh đang trên đường đi Vạn-thảo sơn trang tìm hiểu sự thực. Nay nghe ngôn từ của lão Huệ-Sinh này thì ra Khu-mật viện không những biết rõ Mang đích thực Hồng-Sơn đại phu. Còn những chuẩn bị của Lê Long-Mang, Khu-mật viện biết hết. Ngay cả âm mưu bọn Tống, cùng những điều phái Đông-a đang làm cũng không qua được mắt họ. Khi họ đã biết hết, mà mình chối thì còn xưng anh hùng sao được?
Ông đưa mắt nhìn sư huynh, nhìn Khai-quốc vương, ông nghĩ rất nhanh:
- Huệ-Sinh hỏi câu đó, tỏ ra Khai-quốc vương rộng lượng bao dung. Đúng luật Đại-Việt, âm mưu của Hồng-Sơn đại phu, cùng chuẩn bị của phái Đông-a là phạm tội đại nghịch. Nếu muốn, Khai-quốc vương có thể đem quân làm cỏ Vạn-thảo sơn trang cùng trang Thiên-trường, mà y không làm. Y đã đem cái lễ kẻ sĩ cái lượng anh hùng đãi mình, mà mình không biết điều, chẳng hoá ra anh em mình là kẻ ngu chăng?
Ông vái Khai-quốc vương một vái:
- Bất cứ trường hợp nào, quân Tống sang Đại-việt, phái Đông-a xin đi tiên phong. Sư phụ tại hạ xưa đã làm việc đó trên sông Bạch-đằng. Thì nay anh em tại hạ xin nối tiếp, đâu dám ôm kiếm đứng nhìn quân Tống giết người Việt.
Khai-quốc vương thân rót rượu mời khách:
- Anh hùng mới biết anh hùng. Hồng-Sơn đại phu hiện đức cao hơn núi. Tiểu bối e rằng người không còn thiết lên ngôi vua nữa. Làm vua thì cũng đến giầu có ức vạn. Đại phu hiện giầu hơn phụ hoàng nhiều. Làm vua được trăm họ phục tùng. Nhưng trong cái phục tùng đó, e có phân nửa cưỡng ép. Còn Hồng-Sơn đại phu được người đời tâm phục, khẩu phục, điều đó phụ hoàng tại hạ chưa chắc bằng.
Anh em Phạm Hào, Trần Kiệt không bao giờ có thể nghĩ rằng Khai-quốc vương lại hào sảng, sòng phẳng đến độ đó. Thường từ người dân đen cho đến tể tướng, mở miệng đều phải ca tụng thiên tử là thánh thiên tử rồi đức thì sánh Thái-sơn cai trị dân thí phải hơn Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang. Chứ có đâu là con vua, mà vương lại ca tụng đức của kẻ đang lăm le đánh chiếm ngôi vua cha? Đã vậy vương còn nói toẹt ra, người ta phục tùng vua cha do cưỡng ép, còn phục tùng kẻ đối đầu do tâm phục.
Thông thường những người trí cả, chỉ cần nói một câu đã hiểu nhau. Khi hành sự, anh hùng thường giống nhau. Khai-quốc vương, Huệ-Sinh đều là đấng anh hùng. Phạm Hào, Trần Kiệt là thứ anh hùng thảo dã. Cho nên họ nói với nhau tuy ít, mà hiểu nhau lại nhiều.
Trần Kiệt nói:
- Nếu được như lời vương nói, cái thế nguy của quân Tống không còn nữa. Đại-việt là một khối. Chúng ta có thể tính xa được. Vương còn chờ gì mà không chỉ ngọn cờ lên Bắc, trước chiếm Lưỡng- Quảng, sau phục Đại-lý. Đất nước thời vua Hùng, vua Trưng được phục hồi!
Huệ-Sinh nắm tay Trần Kiệt:
- Theo ý đại hiệp, chúng ta phải làm những gì?
Trần Kiệt không đắn đo:
- Bọn Tống vừa định giúp một thân vương Chiêm-thành chiếm ngôi vua. Ta phải theo dõi thực sát. Bất cứ phe nào thắng, ta giúp phe bại, rồi nhân đó hoặc chiếm lấy Chiêm-thành, hoặc khống chế họ. Như vậy mặt Nam đã yên.
Ông ngừng lại nhìn Huệ-Sinh rồi tiếp:
- Chúng ta cần có mười năm chỉnh bị cho dân giầu, luyện quân cho tinh. Bắc liên kết với Tây-hạ, Liêu, Kim. Họ mang quân đánh vào Tống. Đại-lý đem quân vượt Kim-sa-giang chiếm đất Thục. Vua Bà Bắc-biên đem quân đánh vào Quảng-tây lộ. Ta đem quân đánh Quảng-đông lộ. Một mặt đổ thủy quân lên đánh cắt ngang vào vùng Mân-Việt. Như vậy đại sự ắt thành.
Khai-quốc vương chỉ lên bản đồ:
- Xưa Quốc-tổ, Quốc mẫu sinh trăm con. Người phân tán các con đi mười khu, lập ra nước Văn-lang. Bây giờ phía Bắc, thì Quảng-đông, Quảng-tây thuộc Tống. Tượng-quận do anh hùng Thiên-sơn, Tượng-quận dựng lên triều đình Đại-lý. Phía Nam, chúng ta bị cắt thành Chiêm-thành, Chân-lạp. Phía Tây chúng ta bị chia ra Lão-qua, Xiêm-la. Tại hạ nghĩ làm sao thống nhất tộc Việt, trước khi chỉ ngọn cờ lên Bắc. Không biết nhị vị có cao kiến gì?
Trần Kiệt đưa mắt nhìn Huệ-Sinh:
- Thời nhà Chu, Văn-vương phong tám trăm chư hầu. Sau thu còn bẩy nước. Cuối cùng Thủy-Hoàng thống nhất làm một. Tần thống nhất được, không hẳn bằng võ lực. Bởi bằng võ lực rồi cũng bị võ lực đánh tan. Sở dĩ Tần, rồi Hán giữ nguyên được là nhờ văn hoá. Văn hoá của họ có Bách-gia, Chư-tử, Cửu-lưu, Nho, Lão. Tất cả dân Trung-quốc đều thờ Tam-hoàng, cùng nếp sống văn hoá. Vì vậy Tần, Hán thống nhất dễ dàng.
Ông ngừng một lúc, rồi tiếp:
- Tộc Việt mình trước kia có một trăm lạc hầu, cai quản một trăm nước. Đến khi vua An-Dương lên, vẫn còn lạc hầu, lạc tướng, nhưng thu lại thành mười vùng là Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận, Giao-chỉ, Lão-qua, Cửu-chân, Nhật-Nam, Việt-thường, Chân-lạp, Xiêm-la. Sau bị Tần chiếm mất Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận. Khi Triệu-Đà chiếm Âu-lạc, anh hùng Lão-qua, Xiêm-la, Chân-lạp hùng cứ không phục, thành một nước riêng. Việt-thường thành Chiêm-quốc.
Huệ-Sinh, Nùng-Sơn tử nghe Trần Kiệt luận, mới phục ông bác học. Ông tiếp:
- Khi vua Trưng phất cờ đuổi giặc, các xứ Lão-qua, Chiêm-thành, Xiêm-la, Chân-lạp không chịu hợp tác. Vì họ không bị Hán cai trị. Lúc vua Trưng thành đại nghiệp, sợ ngài cưỡng bách qui phục. Họ thần phục Hán, đem quân đánh phía sau. Vì vậy cho đến nay, tiếng nói đã khác, phong tục không đồng. Họ tự hùng cứ, coi như một nước. Nhưng có hai thứ, khiến họ với chúng ta ngồi lại với nhau.
Huệ-Sinh mỉm cười:
- Đại hiệp đừng nói vội. Chúng ta thử viết vào bàn tay xem có giống nhau không.
Huệ-Sinh, Nùng-Sơn tử, Lý Long, anh em Trần Kiệt cùng cầm bút viết vào lòng bàn tay. Huệ-Sinh hô:
- Chúng ta để tay lên bàn.
Năm người cười ồ lên. Vì bàn tay Trần Kiệt, Phạm Hào có chữ Lạc-long quân, Âu-Cơ, Lĩnh-Nam vũ kinh. Bàn tay Huệ-Sinh, Nùng-Sơn tử, Lý-Long có chữ Dùng Quốc-tổ, Quốc-mẫu, võ công.
Huệ-Sinh mỉm cười:
- Dùng Phật giáo thống nhất tộc Việt không được. Vì những người theo Nho, theo Lão chống. Dùng Nho, Lão thì bị Phật giáo chống. Chúng ta vốn có tôn giáo thờ tổ tiên, lấy việc tôn thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu cùng anh hùng dân tộc, thì người Việt ở Xiêm, ở Lão, ở đâu cũng quay đầu lại với nhau.
Phạm Hào tiếp:
- Một điều đáng ghi nhớ nữa, hiện Đại-lý có phái Thiên-tượng. Vùng Lưỡng-Quảng có phái Trường-sa. Lão-qua có phái Vạn-tượng, Chiêm-quốc có phái Phật-thệ, Chân-lạp có phái Cửu-long, Xiêm-la có phái Tha-Nôm. Tất cả đều cùng nguồn gốc từ thời Lĩnh-Nam. Hiện võ công của họ đã bị thất truyền hơn nửa. Nay vương gia có bộ Lĩnh-nam vũ kinh trong tay, có thể qui tụ họ về nguồn gốc.
Ông lại nhìn Đỗ Lệ-Thanh, Thân Thiệu-Thái rồi liếc Khai-quốc vương cười lớn:
- Về phương Bắc, hiện bọn Triệu Thành bị trúng Chu-sa độc, chúng chết hay sống là do vương gia. Vương gia còn đợi gì mà không ban thuốc giải cho chúng. Sai một số cao thủ giúp Triệu Thành, để y về nước cướp ngôi của cháu.
Nùng-Sơn tử hỏi:
- Trường hợp y không cướp ngôi của cháu thì sao?
Trần Kiệt cười:
- Nùng đạo trưởng thử tại hạ làm chi vậy? Nếu y không cướp ngôi ta tìm cách phao lên rằng y sắp cướp ngôi. Lưu thái hậu ắt nghi ngờ, thu quyền của y hoặc giết y. Bấy giờ trong triều rối loạn. Biên cương ta khởi sự. Khó gì?
Khai-quốc vương đứng dậy chắp tay vái Trần Kiệt ba vái:
- Đa tạ sư thúc chỉ dạy.
Nói rồi chàng nhìn Thanh-Mai. Bốn mắt gặp nhau biết bao lưu luyến.
Truyện Thanh-Mai với Khai-quốc vương, Trần Kiệt biết rõ hơn cả anh mình. Nhưng vì thương cháu, ông không muốn cho anh biết hết. Ông mỉm cười, tìm một câu nói, để cho Khai-quốc vương hiểu rằng Ta biết việc vương say cháu ta từ lâu rồi. Ông nói với Thanh-Mai:
- Cháu đã tạ vương gia tặng hoa quý chưa?
Câu nói đó làm Thanh-Mai ngượng đã đành. Mà anh hùng như Khai-quốc vương cững ngơ ngẩn:
- Lão này ghê thực. Thì ra lão biết từ hồi ấy, mà mình tưởng không ai hay. Song lão giữ bí mật như vậy, có nghiã là lão không ghét ta. Việc ta với Thanh-Mai coi như xong.
Huệ-Sinh muốn gỡ thế e thẹn cho Thanh-Mai. Ông hỏi:
- Cháu ngoan! Bố cháu hồi này ra sao?
Thanh-Mai cảm động đáp:
- Thưa sư bá, hồi này sức khỏe, võ công của bố cháu tăng. Nhưng trong lòng không được vui.
Huệ-Sinh nói bâng quơ:
- Những gì đang diễn ra ở kiếp này, là kết tinh muôn vàn kiếp trước. Bố cháu có buồn cũng vậy thôi. Nghiệp đã đến thì chỉ có một đường duy nhất là vui vẻ tiếp nhận. Bằng không kiếp sau nó sẽ trở lại.
Thanh-Mai nhắc lại lời bố nàng:
- Bố cháu tiếc rằng sư bá không đắc đạo trước khi mẹ cháu bị nạn.
Huệ-Sinh ngửa mặt nhìn trời:
- Cháu cho rằng đời này sướng lắm sao? Biết đâu mẹ cháu chẳng thác sinh vào thế giới khác sướng gấp nghìn lần.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 484
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com