watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:53:1928/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 2 - Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-20 - Trang 8
Chỉ mục bài viết
Tập 2 - Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 8 trong tổng số 20

Hồi 14b


Khất đại-phu hỏi:
- Thế Quốc-công có nói cho Lưu Tú biết tại sao Quốc-công cứu y không?
- Không! Vì nhũ mẫu dặn tuyệt đối không được tiết lộ thân thế của nhũ mẫu, cũng như tại hạ, sợ làm Lưu Tú đau lòng. Cái gì đã qua để cho nó qua luôn.
Khất đại-phu khen:
- Hàn Tú-Anh quả là người hy sinh cho con tuyệt đối. Khó tìm được người thứ nhì như vậy.
Nghiêm Sơn tiếp:
- Thế rồi Lưu Tú với tại hạ kết nghĩa huynh đệ. Tại hạ chiêu tập anh hùng thiên hạ, khởi binh đánh Vương Mãng giúp nghĩa huynh. Khi nghe tin Lưu Diễn hội quân ở Côn-dương. Lưu Tú và tại hạ mang quân về trợ chiến. Chiến thắng ở Côn-dương hoàn toàn do tại hạ và Hợp-phố lục-hiệp, đánh Vương Mãng kinh hồn táng đởm. Sau Lưu Diễn chết, chỉ để lại hai người con trai còn nhỏ tuổi. Quần thần phân vân không biết giải quyết sao, tại hạ xuất ý lập Lưu Tú lên thay. Lưu Tú lên thay rồi cử hùng binh đánh Vương Mãng. Trong suốt năm năm đánh nhau với Vương Mãng và các sứ quân. Một tay tại hạ điều động ba quân. Đến năm Kiến-Vũ thứ tư 28, tại hạ đề nghị với Quang-Vũ để tại hạ xuống miền Nam kinh-lý. Thái-thú nào theo Hán thì để, chống thì giết, mục đích có một vùng lớn để cung cấp lương thảo, nhân lực, vũ khí cho Trung-nguyên. Quang-Vũ phong cho tại hạ chức Bình-nam đại-tướng quân, tước Lĩnh-nam công. Giao cho toàn quyền kinh lý Lĩnh Nam. Coi Lĩnh Nam như đất phong của tại hạ. Tại hạ là người nghĩa hiệp xuất thân, muốn mời anh hùng Lĩnh Nam cùng xuất lực tạo thành một vùng dùng nghĩa hiệp cai trị dân chúng. Vì vậy tại hạ mới đấu võ cùng tiên sinh, mời tiên sinh ra làm quan, hầu ban phước cho dân.
Khất đại-phu gật đầu:
- Điều bí mật nhất của Quốc-công mà Quốc-công cũng nói với lão phu, chứng tỏ Quốc-công là người anh hùng hào sảng, có mắt tinh đời. Vậy lão phu sẵn sàng giúp Quốc-công đạt ý nguyện. Lão phu sẽ hô hào anh hùng Lĩnh Nam đứng sau Quốc-công tạo phúc cho thiên hạ.
Khất đại-phu bảo Trần Năng phải giữ kín câu chuyện giữa ông và Nghiêm Sơn. Trần Năng nói:
- Tiên sinh hứa với y, chứ cháu có hứa đâu? Lát nữa rời đây, lập tức cháu sẽ kể hết cho bạn bè nghe.
Khất đại-phu bực quá:
- Con nhỏ này cứng đầu quá đúng là Trần Thị Bà Chằng.
Trần Năng càng đùa:
- Cháu vốn họ Trần, vậy cháu là Trần Thị Bà Chằng rồi còn gì nữa. Nếu tiên sinh cho rằng nói cho bạn bè nghe chưa đủ, cháu sẽ cho người hầu ra chợ kể hết cho dân chúng nghe.
Khất đại-phu thấy Trần Năng cứng đầu quá xuống nước:
- Vậy cô nương muốn gì ta sẽ chiều, nhưng đừng tiết lộ chuyện hôm nay.
Trần Năng bây giờ mới nói:
- Cháu muốn tiên sinh thu cháu làm đệ tử, dạy võ cháu. Cháu là đệ tử của tiên sinh, đương nhiên sư phụ nói gì cũng phải nghe, đâu còn dám tiết lộ chuyện hôm nay nữa.
Khất đại-phu nói:
- Con nhỏ ngạnh đầu này, ta không thu mi làm đồ đệ. Được, ta hứa dạy võ cho ngươi, nhưng ngươi không phải là đệ tử của ta đâu nhé.
Từ đấy Trần Năng được Khất đại-phu truyền thụ võ nghệ.
Nghe Trần Năng kể xong, quần hùng đều cúi mặt xuống, khâm phục Trần Tự-Sơn. Vương phải ẩn nhẫn giữa hai luồng đối nghịch nhau: Là người Việt, mà phải đóng vai một viên quan Hán, hứng chịu mọi mũi dùi của đất Lĩnh Nam. Một mặt che dấu hành tung với Hán để phục quốc, giúp đỡ người Việt, mà vẫn bị người Việt gọi là chó Ngô.
Nam-hải nữ hiệp nói:
- Việc Trần Tự-Sơn vương-gia trắng đen rõ rệt. Bây giờ chúng ta cứu vương-gia ra, tôn lên làm hoàng-đế Lĩnh Nam, đánh bọn Hán một trận trời long, đất lở.
Thiều-Hoa nói:
- Việc này Nghiêm đại-ca đã nói cho cháu nghe. Hiện giờ Lưu Tú vẫn chưa biết mẹ đẻ mình đang ở Quế-lâm. Cũng chưa biết Nghiêm Sơn được mẹ mình nuôi dưỡng từ nhỏ. Vậy chúng ta phải đi đón bà khai thác vụ này. Xin sư tỷ Trưng Trắc đón bà ở Quế-lâm dùm.
Nam-hải nữ hiệp nói lớn:
- Xin quý vị xuất phát khẩn cấp ngay đêm nay, để Quang-Vũ không trở tay kịp. Đạo Lĩnh Nam về tới Độ-khẩu thì tiến chậm được. Còn đạo Hán-trung xuất phát tức thời. Xin mời các vị lên đường.
Thình lình có tiếng Thần-ưng ré lên trên không. Tiếng Thần-ngao gầm gừ, Thần-hổ, Thần-báo rống. Quần hùng cùng nhau nhìn Hồ Đề như hỏi xem có chuyện gì xảy ra. Hồ Đề nói:
- Trước khi họp tôi ra lệnh cho Ngao-sơn tứ lão dùng Thần-ngao canh gác bên ngoài. Trên trời là Lục-Sún dùng Thần-ưng canh gác. Vòng ngoài là Tam hổ tướng dùng Thần-hổ canh phòng. Chắc có kẻ gian đột nhập bị phát hiện. Chúng ta mau ra ngoài xem.
Quần hùng vội ra khỏi trướng, thấy Sún Đen đang cầm cờ chỉ huy từng đoàn 25 Thần-ưng một, nhào xuống tấn công ba người ăn mặc theo lối binh lính Hán. Phía dưới đoàn Thần-ngao hơn 100 con vây vòng trong. Phía ngoài đoàn Thần-hổ hơn trăm con vây vòng thứ ba.
Tần-vương Điền Sầm nói với Trường-sa vương Công-tôn Thiệu:
- Đội Thần-ưng, Thần-ngao, Thần-hổ lợi hại thế kia thì Tam sư huynh mất thành Bạch-đế, Xuyên-khẩu cũng không nên buồn vì bất tài. Không hiểu ba người bị vây kia là ai? Dù có cánh cũng không thoát được.
Ba người mặc theo lối quân Hán, đứng dựa lưng vào nhau, một người dùng kiếm ngửa mặt lên phòng Thần-ưng. Hai người cầm đao chống với Thần-ngao. Song Thần-ngao đứng xa xa gầm gừ. Còn Thần-ưng nhào xuống bay lên đe dọa mà thôi.
Hồ Đề hỏi Sún Đen:
- Họ là ai vậy?
Sún Đen đáp:
- Em cũng không rõ. Thần-ưng phát hiện họ núp ở trên nóc nhà đại sảnh. Chúng réo lên báo cho em biết. Em gọi họ, họ không chịu xuống. Em cho Thần-ưng tấn công. Họ dùng kiếm giết mất một Thần-ưng, rồi định bỏ chạy, thì bị Thần-ngao bao vây. Em báo động gọi trăm Thần-ưng tới tiếp chiến, rồi Thần-hổ nữa.
Vương Nguyên kinh ngạc:
- Chúng ta bằng này cao thủ hội họp mà không phát hiện ra chúng? Vậy chúng phải là đại cao thủ hiếm có trên thế gian. Chúng ta thử lại gần xem chúng là ai? Là người của Hán hay của Thục.
Phương-Dung nói:
- Chắc chắn không phải Tế-tác Thục. Vì Tế-tác Thục đâu có dò thám các vị Thiên-sơn. Cũng không phải của chúng tôi. Có lẽ của Quang-Vũ. Phải bắt lấy chúng, nếu không kế hoạch của chúng ta bị lộ hết.
Hồ Đề đến gần ba tên quân Hán:
- Các ngươi là binh sĩ Hán, chúng ta là chúa tướng. Tại sao các người tò mò? Các ngươi mau bỏ vũ khí. Nếu không ta gọi Thần-phong đến bây giờ.
Ba người vội bỏ vũ khí. Hồ Đề vẫy tay ra hiệu, đội Thần-ngao nới rộng vòng vây. Còn đội Thần-ưng vẫn bay lượn trên cao.
Hồ Đề, Giao-Chi, Trần Quốc cùng tiến lại bắt ba tên gian tế. Bất thình lình ba tên phân làm ba ngả nhảy vèo đến tấn công Hồ Đề, Giao-Chi, Trần Quốc. Chưởng lực của chúng mạnh kinh người. Ba người hoảng hốt vung chưởng đỡ, song đã muộn, cả ba đều bị bắt. Chiêu thức chúng vừa hùng mạnh, vừa nhanh không thể tưởng tượng được.
Một trong ba tên nói:
- Các người đứng yên, nếu không ta kẹp tay một cái ba đứa con gái này chết tươi lập tức.
Đoàn Thần-ngao, Thần-ưng, Thần-hổ thấy chúa tướng bị bắt, chúng ré lên nhào xuống cứu.
Phương-Dung ra lệnh cho Vi Đại-Lâm:
- Lão bá cho Thần-ngao lui lại ngay.
Thần-ngao, Thần-hổ bao vây phía ngoài như thành đồng, vách sắt. Lục-Sún chỉ huy tất cả 600 Thần-ưng bay lượn trên trời. Thoáng một cái đội Dã-nhân, Thần-hầu hơn 600 mang vũ khí vây vòng ngoài. Thiên-ưng Tây-vu lục tướng tức Lục Sún, cho tới Lục-hầu tướng đều là trẻ mồ côi, được Hồ Đề nuôi dạy từ nhỏ. Tuy chúng gọi nàng là sư tỷ chứ thực sự tình nghĩa còn hơn mẹ con. Chúng thấy Hồ Đề bị bắt, thì dậm chân, múa tay bực tức. Ngũ-long công chúa, Lục-phong quận-chúa cũng đã đến.
Trưng Nhị từ từ tiến tới trước gian tế, nàng đã nhận ra họ:
- Thì ra Phiêu-Kỵ đại tướng quân Sầm Bành, Chinh-lỗ đại tướng quân Tế Tuân và Trung-lang tướng Lai Háp đây. Chúng ta là người một nhà cả. Tại sao các vị dò thám, rồi bắt người là thế nào??
Trung-lang tướng Lai Háp nói:
- Trưng cô nương, ngươi đừng giả nhân, giả nghĩa nữa. Các ngươi họp với bọn Thục. Kế hoạch ta đã biết hết rồi. Khi các ngươi từ Lĩnh Nam về, chúng ta được mật chỉ của Mã thái-hậu theo dõi hành vi của các ngươi. Lục Sún thả Công-tôn Thiệu, cho Thần-ưng ăn gần 20 ngàn quân Hán. Trưng Trắc, Đinh Đại từ Lĩnh Nam sang chủ trương phản Hán thả Công-tôn Khôi, vào Thành-đô họp với Công-tôn Thuật ta biết hết. Các ngươi mau mở vòng vây tha ta ra, bằng không ta giết chết ba đứa con gái này.
Hiện diện tại đó có các cao thủ bên Thục như Công-tôn Khôi, Công-tôn Thiệu, Điền Sầm, Tạ Phong, Vương Nguyên, Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng. Họ đều có thể đấu ngang tay với ba tướng Hán này. Bên Lĩnh-nam thì Khất đại-phu, Đào Kỳ, Phương-Dung, Cao Cảnh-Minh đều thắng được chúng. Song họ đành bó tay không biết làm thế nào, vì ném chuột sợ vỡ đồ.
Phùng Vĩnh-Hoa nghĩ được một kế, ghé tai Đào Kỳ, Khất đại-phu, Phương-Dung dặn dò mấy câu. Nàng gọi Ngũ-long công-chúa lại nói nhỏ.
Trưng Nhị nói:
- Thôi được, chúng ta mở đường cho các vị đi. Các vị đi về hướng Bắc, ra khỏi cổng thành để người của ta xuống. Này Phiêu-kỵ đại tướng quân, cửa Bắc thành này có đồi Bành-vong. Nghĩa là chỗ chết của người tên Bành. Tướng quân nên cẩn thận.
Sầm Bành chợt nhớ trong bản đồ của Thục có địa danh tên Bành-vong. Hôm trước y xin đổi là Bành vạn-thọ. Nguyên đạo làm tướng Trung-hoa tin rằng khi đánh trận nơi nào trùng với tên mình hoặc tên hiệu mình, thì y như là bị chết tại chỗ đó. Sầm Bành nghe Trưng Nhị nói, mặt tái đi.
Ba người cặp ba con tin, hướng cửa Bắc mà đi. Vừa qua cổng thành, bất thình lình chân họ bị vướng vào dây, ngã lăn ra. Họ dùng tay gỡ dây, thì vèo, vèo, vèo ba viên sỏi bay đến trúng vào tay. Cánh tay họ tê chồn. Họ buông con tin vọt lên định chạy, thì hai tay, rồi khắp người họ bị dây cuốn lại không cử động được. Những sợi dây tanh hôi kinh khiếp. Bây giờ họ mới biết đó là những con trăn.
Chinh-lỗ đại tướng quân Tế Tuân nói:
- Các ngươi xưng là anh hùng Lĩnh Nam, Thiên-sơn thất hùng, thế mà bảo thả bọn ta rồi còn dùng trăn bắt. Đồ hèn hạ! Ta không phục! Trưng Nhị! Bấy lâu ta ở dưới trướng người, bây giờ mới biết người hèn hạ thế. Ta cảm thấy tủi nhục.
Trung-lang tướng Lai Háp nói:
- Các ngươi có giỏi, một chọi một. Nếu thắng, bọn ta mới phục. Chớ các ngươi ỷ đông người. Có chết ta vẫn khinh rẻ bọn ngươi.
Hồ Đề là gái nhưng nàng là nữ anh hùng Tây-vu. Nàng huýt sáo cho trăn thả bọn chúng ra. Nàng nói:
- Ba vị tướng quân, võ công ba vị cao hơn ta nhiều. Ta bị bắt tức là bị thua. Ta là Hồ Đề, ta ra lệnh cho Thần-ưng, Thần-ngao, Thần-long thả các ngươi. Song ở đây còn anh hùng đất Thiên-Sơn, Lĩnh Nam. Nếu các ngươi thắng được họ, các ngươi có thể thư thả ra về.
Sầm Bành nói:
- Bọn Thiên-sơn ta chỉ nể mặt tên Vương Nguyên. Còn tất cả chúng ta từng giao đấu qua rồi. Có người hòa ta, có người bại dưới tay ta. Lần này ta muốn đấu với bọn Lĩnh Nam các ngươi.
Khất đại-phu nói:
- Chúng nó là bọn hậu sinh, ta không muốn ra tay. Các cháu làm sao thì làm. Ta với người bạn già ngồi lược trận được rồi. Thiên-sơn lão tiên! xuất hiện đi thôi!
Từ trên nóc nhà, Thiên-sơn lão tiên nhảy cái vèo xuống. Ông móc trong túi ra ba tấm thẻ bài, đưa cho Sầm Bành:
- Các ngươi phục trên nóc đại sảnh ta đã biết từ lâu. Các ngươi mải dọ thám bị ta móc túi lấy mất thẻ bài mà cũng không hay.
Ba tướng toát mồ hôi lạnh. Với bản lĩnh của họ hiếm có trên thế gian, mà bị Thiên-sơn lão tiên móc thẻ bài mà không hay biết. Nếu lão tiên muốn lấy tính mạng của họ, thì họ đã chết từ lâu rồi.
Thiên-sơn lão tiên cầm tay Khất đại-phu, lại ngồi gần bên tảng đá gần đó. Quế-Hoa mang cái điếu đến để trước mặt hai ông, đánh lửa châm đóm. Thiên-sơn lão tiên nói:
- Cái món thuốc Lào Lĩnh Nam thực là tuyệt. Này Trần đại huynh, đại huynh là y học danh gia. Đại huynh thử phân tích xem cái lý nào làm người ta say mê thuốc lào đến bỏ không được.
Khất đại phu cười:
- Trước hết đệ nói về cách chế thuốc lào. Cây thuốc phải trồng trong vùng đất tốt, hơi ẩm thấp một chút. Đợi lá thuốc vàng ngà ngà thì đi hái về. Lá thuốc rửa thật sạch, để cho ráo nước. Dùng dây bó thành từng bó bằng cổ tay hay bắp chân. Thái thực nhỏ. Càng nhỏ, càng tốt. Cho thuốc vào giỏ đậy lại, ngâm dưới nước ba ngày, ba đêm. Nhựa thuốc trôi ra, có như vậy khi hút vào mới thấy bớt nóng, bớt cay, bớt nồng.
Thiên-sơn lão tiên hỏi:
- Tại sao thuốc lào có cái gì dẻo dẻo, sền sệt, giống nhựa.
- Đúng đấy. Thuốc được đem phơi khô, rồi đồ với nước cháo. Dùng gạo tám thơm nấu thành cơm nhão một chút. Cơm cho vào nước sôi, đánh thành hồ. Lấy nước hồ đồ vào thuốc, rồi đem phơi không nên phơi khô quá. Phải âm ẩm, thì hút mới ngon. Bàn về lý âm dương. Lá thuốc lào vị cay, cay nhập phế. Tính chất của vị cay là phát tán. Người hút có thể bị khí hư, hại phổi. Thuốc cay như vậy là dương. Đem ngâm dưới nước, dương bớt đi, hợp với nước là âm, thế là âm dương điều hòa. Hút thuốc không bị hại khí cũng không bị hại phổi. Thuốc đồ với nước cháo. Nước cháo thuộc vị ngọt. Vị ngọt có tính chất cô đọng, chống phát tán, vì vậy hút thuốc lào thấy cay cũng có cay. Ngọt thì cũng có vị ngọt. Nước cháo cháy thành than nên còn vị đắng. Ba vị nhập vào môi, vào lưỡi nên thành mùi vị đặc biệt. Y học nói vị cay nhập Phế, vị ngọt nhập Tỳ, vị đắng nhập Tâm. Y học cũng nói:
Tâm tàng thần, Phế tàng phách, Tỳ tàng ý.
Nghĩa là Tâm chứa thần khí, Phế chứa phách, Tỳ chứa ý tưởng. Khi bị ba vị trong thuốc làm cho mê mê, say say thực. Nhưng ý tưởng, thần chí, hồn phách cực kỳ khoan khoái. Đại huynh có thấy đúng không?
Thiên-sơn lão tiên nói:
- Đúng vậy.
Thiên-sơn lão tiên lại hỏi:
- Từ khi Trần huynh cho đệ hút thuốc đến giờ, đệ ghiền, bỏ không được.
Khất đại-phu cười:
- Bỏ làm gì? Hút thuốc lào để tiêu khiển, là một nghệ thuật, tại sao lại bỏ? Khói thuốc bị đốt cháy từ ống điếu chạy qua nước. Nước lọc hết khí độc. Khói thuốc từ lửa xuyên qua nước. Thế là Âm, Dương, Thủy, Hỏa điều hòa. Sỡ dĩ hút thuốc vào bị say đến mờ con mắt đi là vì hồ ở trong thuốc. Hồ có tính chất cô đọng, giữ hương vị lâu dài. Phàm hút thuốc, phải say đến mờ mắt, say đến trời đất quay cuồng mới thú vị.
Thái-tử Công-tôn Tư đứng hầu cạnh Thiên-sơn lão tiên lên tiếng hỏi:
- Lĩnh-nam lão tiên! Đệ tử thấy lão tiên cất thuốc trong cái hộp bằng gỗ. Cất thuốc như vậy có nguyên lý gì không?
Khất đại-phu mở cái hộp lớn ra, trong có năm cái hũ đựng thuốc hai cái bằng gỗ, một cái bằng vàng, một cái bằng sành và một cái bằng vỏ con trai. Ông lấy hai cái hộp gỗ ra đưa cho Công-tôn Tư ngửi, rồi hỏi:
- Thái-tử thấy thế nào?
Công-tôn Tư nói:
- Một cái thì hương vị thuốc trầm, một cái thì thơm tho bốc lên thực mạnh, chạy thẳng vào tới tim.
Khất đại-phu giảng:
- Đúng! Hộp thuốc thứ nhất bằng gỗ cây dừa. Dừa mọc dưới nước thuộc thủy, tính của nó thuộc âm hàn, vì vậy hương vị dịu hơn. Còn hộp này là quế. Tính của quế thuộc nhiệt, thuộc hỏa, nên vị nồng nặc.
Ông bỏ điếu thứ nhất rồi châm lửa cho Thiên-sơn lão tiên hút. Xong lại bỏ điếu thứ nhì vào cho lão hút.
- Hay thực, điếu thuốc trong hộp gỗ dừa, hút vào ngọt dịu, mát miệng. Còn điếu thuốc trong hộp gỗ quế, hương thơm mạnh chạy khắp cơ thể.
Khất đại-phu lại lấy điếu thuốc trong hộp bằng vàng cho vào điếu mời Thiên-sơn lão tiên hút. Lão rít một hơi. Điếu kêu lên những tiếng lách cách vang dội. Lão ngửa mặt lên trời, thở ra, lim dim mắt nói:
- Thuốc này giữ nguyên mùi vị.
Khất đại-phu gật đầu:
- Đúng! Kim loại không hút vị thuốc, cũng không làm đổi vị thuốc, vì vậy không có gì biến đi cả.
Ông lấy một điếu thuốc trong cái hộp bằng sành và một điếu trong cái hộp bằng vỏ con trai, cho vào điếu, mời Thiên-sơn lão tiên:
Thiên-sơn lão tiên hút xong hai điếu thuốc nói:
- Điếu trong cái hũ bằng sành thì nhẹ nhàng. Còn điếu trong cái vỏ con trai thì mát dịu.
Khất đại-phu vỗ đùi reo:
- Đúng như vậy. Hũ sành thuộc thổ. Thổ sinh ra Mộc là thuốc, vì vậy vị thuốc nhẹ nhàng, hương thơm giữ lâu trong cổ. Còn thuốc đựng trong con trai, tuy cũng thuộc Thổ. Song trai ở dưới nước thuộc Thủy, Thủy tính làm cho thuốc dịu đi là thế.
Đến đây Khất đại-phu cũng rít một hơi, thở khói bay tỏa trên không. Thình lình ông thổi vào ống điếu một cái, tàn thuốc bay đến vèo, trúng vào một người nằm dài dưới đất. Người này choáng váng đứng dậy. Công-tôn Tư nhìn lại thì ra y là Trung-lang tướng Lai Háp.
Nguyên trong khi Khất đại-phu với Thiên-sơn lão tiên luận bàn về thuốc lào, đám anh hùng Lĩnh-nam bàn định cử người đấu với ba tướng Hán. Hiện ngoài Đào Kỳ, Phương-Dung không ai địch lại ba cao thủ Hán.
Phùng Vĩnh-Hoa bàn:
- Đào hiền đệ đấu với Sầm Bành. Phương-Dung đấu với Tế Tuân, chắc chắn thắng cả hai cuộc. Vậy cuộc thứ ba ai đấu mà chẳng được. Có thể để Đinh-hầu đấu với Lai Háp.
Sầm Bành lên tiếng trước:
- Trận đầu do Chinh-lỗ đại tướng quân ra tay bằng đao, vậy bên Lĩnh Nam ai muốn xuất thủ?
Phương-Dung bước ra nói:
- Được! Ta dùng kiếm đấu với ngươi.
Tế Tuân đã thấy kiếm pháp của Phật-Nguyệt. Y nghe nói kiếm pháp của Phương-Dung cao hơn Phật-Nguyệt một bậc, y có ý sợ. Song đã trót. Y đành rút dao đứng trước trận.
Y múa đao nói:
- Đào phu nhân, ai vì nước người ấy. Ta là tướng Hán, ăn cơm mặc áo Hán, ta phải trung thành với Thiên-tử. Phu nhân vì Lĩnh Nam, phải phục hồi Lĩnh Nam, vậy chúng ta đấu với nhau. Nào mời phu nhân.
Y quay tròn đao đẩy thẳng về phía trước. Phương-Dung thấy kình lực như vũ bão, vội vọt người lên cao như cây pháo thăng thiên. Tế Tuân cũng vọt người theo. Y đánh ba đao, bao trùm hạ bàn Phương-Dung. Nàng điểm mũi kiếm vào giữa làn đao của y. Người nàng lại vọt lên cao như con hạc. Kiếm của nàng bật lên những tiếng leng keng. Nàng lộn liền ba vòng đáp xuống. Tế Tuân ra tay trước chiếm được tiên cơ một chiêu. Y phấn khởi đẩy mũi đao chênh chếch vào ngực Phương-Dung.
Phương-Dung muốn nghiên cứu đao pháp của y. Nàng chỉ xuất chiêu cầm chừng. Vì vậy hai người đấu trên 300 chiêu vẫn không phân thắng bại.
Trưng Trắc đứng ngoài lo ngại quân Hán biết tình hình. Nàng nói:
- Giải quyết đi thôi!
Bấy giờ Phương-Dung mới đánh liền 9 chiêu, biến thành 81. Kiếm chiêu bao trùm khắp người Tế Tuân. Y hoa mắt không biết đâu mà đỡ. Xoẹt một tiếng, đao của y rơi xuống đất. Y ôm cườm tay nhăn nhó, máu ra đầm đìa.
Hồi tham chiến ở Kinh-châu, Trần Năng rất thân với Tế Tuân. Nàng thấy y bị thương tiến lên nói:
- Chinh-lỗ đại tướng quân! Người thua rồi, để tôi băng bó vết thương cho người.
Nàng lấy vải, thuốc tiến lại băng bó vết thương cho y. Sau khi băng bó xong, nàng nói:
- Tướng quân đã bị sư thẩm của tôi đánh bại. Vậy chúng tôi xin lưu tướng quân lại đây. Khi xong việc chúng tôi để tướng quân về Hán.
Bất chợt Tế Tuân xuất chiêu, tay phải chụp tóc Trần Năng, tay trái rút đao đâm vào ngực nàng.
Võ công Trần Năng cao gấp trăm lần Hồ Đề, Giao-Chi, Trần Quốc. Tay phải nàng túm lấy nắm tay của Tế Tuân vặn mạnh, y nghiêng người đi. Tay trái nàng phóng một chỉ vào ngực y đến phụp một cái. Ngực y bị thủng một lỗ lớn, máu phun ra có vòi. Trong khi đó con đao mới chạm da nàng.
Lai Háp quát lên:
- Tiện tỳ! Mi giết đại tướng của triều đình. Ta phải trả thù cho Chinh-lỗ đại tướng quân.
Y phóng chưởng đánh Trần Năng. Trần Năng lùi lại một bước, xử dụng Lĩnh-nam chỉ phản công. Chưởng phát trên một diện tích lớn, thành ra mất uy lực. Còn chỉ phát ra như mũi nhọn, lợi hại vô cùng. Vì vậy võ công Lai Háp tuy cao hơn Trần Năng, mà vẫn không làm gì được nàng.
Trời đổ mưa, tuyết xuống trắng xóa, hai người giao tranh dưới tuyết. Lai Háp ở Trung-nguyên đã lâu chịu lạnh quen. Còn Trần Năng ở Giao-chỉ, vùng thấp nhiệt quanh năm không chịu được khí lạnh.
Phùng Vĩnh-Hoa đến bên Đào Kỳ nói nhỏ mấy câu. Đào Kỳ bật cười. Chàng thò tay vào túi móc ra ba viên thuốc chống lạnh. Chàng vận khí nhắm vào đầu và hai vai Trần Năng, dùng Lĩnh-nam chỉ bắn tới. Ba viên thuốc kêu vo vo, nhưng tốc độ đi rất chậm. Khi chạm vào người Trần Năng tan ra thành bụi bắn vào da nàng. Trần Năng cảm thấy người nóng bừng lên. Nàng quay lại nói với Đào Kỳ:
- Đa tạ sư thúc cho ba cái lò sưởi ấm.
Miệng nói tay nàng phát chiêu vù vù. Lai Háp đưa vai chịu một chưởng rồi ôm lấy Trần Năng. Hai người lăn trong tuyết đấu vật. Lai Háp biết Trần Năng chịu lạnh thua y. Y lăn dần tới bờ hồ, rồi vận sức chuyển động. Cả hai người lăn xuống bờ hồ đầy nước, đã đóng thành băng. Hai người rơi xuống. Tảng băng thủng ra, cả hai chìm xuống đáy.
Quần hùng đứng trên bờ lo lắng. Một lát sau thấy Trần Năng nắm tóc Lai Háp vọt khỏi hồ, đặt y nằm dài dưới đất. Nguyên cả hai rơi xuống hồ. Trần Năng được ba viên thuốc chống lạnh, nàng chịu nổi giá buốt. Còn Lai Háp, chỉ một khắc cóng tay chân, bị ngàng đánh một quyền vào đầu, y ngất xỉu.
Nàng đặt y xuống bờ hồ, Khất đại-phu đang hút thuốc. Ông thở một hơi mạnh, tàn điếu thuốc trúng giữa trán. Y cảm thấy nóng bừng trong người. Y đứng dậy đi được một hai bước, rồi lại ngã ngồi xuống.
Sầm Bành thấy Tế Tuân chết, Lai Háp bị thương nặng, y tiến ra thách thức Đào Kỳ.
- Ta nghe ngươi võ công vô địch Lĩnh-nam. Song vô địch Lĩnh-nam chưa phải vô địch thiên hạ. Hôm nay ta muốn lĩnh giáo chưởng pháp Lĩnh-nam.
Tần-vương Điền Sầm nói:
- Đào huynh đệ! Sầm Bành trước đây là Võ trạng nguyên của Vương Mãng. Khi y cầm quân đánh Hán, chỉ có Phùng Dị, Mã Vũ đánh ngang với y mà thôi. Bên Thục của ta, sư đệ Triệu Khuôn, Vương Nguyên cũng không thắng được y. Chưởng lực của y bao hàm cương nhu rất ảo diệu.
Từ ngày học Phục ngưu thần chưởng, cả âm lẫn nhu, Đào Kỳ đánh thắng Lê Đạo-Sinh, chàng chưa có dịp đấu với thiên hạ. Chàng lại cùng Khất đại-phu sáng chế ra cách truyền nội lực theo các kinh. Chàng có thể xử dụng một tay âm, một tay dương. Song chàng chỉ tập với Khất đại-phu, chứ chưa xử dụng đúng mức. Bây giờ đứng trước Sầm Bành vô địch Trung-nguyên, chàng muốn thử nghiệm xem sao.
Chàng tiến lên:
- Phiêu-kỵ đại tướng quân! Xin mời.
Sầm Bành hít một hơi, y phóng chưởng đến vù một cái. Chưởng của y xoáy tròn, tuyết theo chưởng của y bay lên như con rồng. Đào Kỳ muốn thử nghiệm võ công Lĩnh-nam trước đệ nhất cao thủ Trung-nguyên. Chàng đứng nguyên phát chiêu Ác ngưu nan độ trong Phục ngưu thần chưởng, vận khí dương cương. Hai chưởng chạm nhau, bùng một tiếng. Tuyết bay trắng xóa một vùng. Cả hai cùng lui lại một bước. Đào Kỳ thấy cánh tay ê ẩm. Chàng khen thầm trong lòng:
- Trước khi phát minh ra lối vận công theo kinh mạch, và cách chuyển Âm thành Dương theo lối hỗ tương. Ta với Khất đại-phu không phải là đối thủ của thằng cha này.
Sầm Bành vận đủ mười thành công lực, phát chưởng thứ nhì. Chưởng này tay trái đánh xéo từ dưới lên. Tay phải từ trên đánh xuống. Hai chưởng giao nhau như một cái kéo. Đào Kỳ thấy chưởng tay trái của y âm hàn lạnh lẽo. Chưởng tay phải thì dương cương. Trên mặt y bên xanh, bên đỏ.
Muốn thử nghiệm võ công Tản-viên xem sao. Chàng phát chiêu Ngưu hổ tranh phong vào giữa hai chưởng của Sầm Bành. Bình một tiếng nữa. Những người công lực yếu như Hồ Đề, Giao Chi, Trần Quốc, Lê Chân phải lui lại để tránh áp lực hai chưởng.
Đào Kỳ thấy một luồng hơi lạnh nhập tay trái, một luồng hơi nóng nhập tay phải. Chàng chuyển chân khí tay trái vào Nhâm-mạch, tay phải vào Đốc-mạch, rồi hòa lẫn hai luồng chân khí với nhau bằng huyệt Hội-âm, chàng cảm thấy khoan khoái vô cùng. Thiên-sơn lão tiên giảng cho đám Công-tôn Tư, Điền Sầm nghe:
- Âm-Dương chưởng là chưởng lực của người Cao-ly. Người Cao-ly sống dưới tuyết quanh năm, họ luyện thành chưởng. Khi người trúng chưởng khí âm hàn nhập vào tạng phủ. Nặng, người lạnh như băng mà chết. Nhẹ, lạnh nhập vào tạng phủ, không cách nào chữa khỏi. Còn Chu-sa chưởng của Tây-vực, thiên về nhiệt. Ai trúng chưởng, nóng quá, đứt gân máu mà chết. Khắp Trung-nguyên chỉ có một mình Xích-My Phan Sùng với Sầm Bành hợp hai chưởng một lúc. Các đồ tử, đồ tôn phái Thiên-sơn bị bại dưới tay Sầm Bành vì chưởng này. Song y chỉ phát được có ba chiêu mà thôi. Đào tiểu hữu dùng Phục ngưu thần chưởng đỡ được chưởng này của y dễ dàng thì thực là thần nhân.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 180
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com