watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:58:2629/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Nửa Cõi Sơn Hà - Nam Kim Thạch - Hồi 10-11 - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Nửa Cõi Sơn Hà - Nam Kim Thạch - Hồi 10-11
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 13

 

Hồi 11-11

Tiểu Hắc thắc mắc nói:
- Hễ dập tắt lửa thì mọi người đều ở trong tối hết.
Liễu Tồn Trung cười đáp:
- Tuy lửa được dập tắt nhưng hai mắt của mỗ chẳng khác nào hai ngọn đuốc có thể nhìn thấy rõ, bọn chúng chằng khác gì kẻ mù lòa, cho nên có thể gọi là: đổi khách làm chủ.
Tiểu Hắc liền hỏi:
- Thế Liễu đại ca đã giải quyết chúng hết rồi ư?
Liễu Tồn Trung giơ cao bó đuốc đáp:
- Tiểu huynh đệ hãy xem kìa.
Tiểu Hắc tiến lên hai bước nhìn xuống đất thấy có đến hơn mười tử thi nằm dọc ngang, tên nào tên ấy thiên linh cái đều bị đánh vỡ toang.
Tiểu Hắc lè dài lưỡi nói:
- Nhanh thật! Chỉ trong nháy mắt mà Liễu đại ca đã giết được nhiều tên như vậy?
Liêu Tồn Trung đáp:
- Bọn này trở thành kẻ đui mù cho nên mỗ chỉ cần trở bàn tay là xong.
Ra khỏi đường hầm, một làn gió đêm thoang thoảng lùa tới đem theo khí lạnh. Bấy giờ trời đã sắp sáng và suốt đêm Trần cô nương đã cảm thấy mệt mỏi.
Liễu Tồn Trung chỉ về phía lùm cây um tùm ở ven đường nói:
- Hai người hãy ẩn phục tại đây đợi chờ. Mỗ quay trở lại phóng hỏa sào huyệt Cô Lâu giáo.
Tiểu Hắc liền gật đầu tuân lời, đưa Trần cô nương đi vào trong bụi cỏ.
Chỉ thấy trong một thoáng bóng dáng Liễu Tồn Trung đã biến mất, Tiểu Hắc khẽ nói:
- Vị Liễu đại ca này đã từng cứu cô cô một lần rồi, có phải không?
Trần cô nương khẽ gật đầu. Bấy giờ góc trời đã ẩn hiện thự quang.
Ánh trăng treo trên ngọn núi. Ngó thấy ánh mắt Trần cô nương lóe ra những tia sáng long lanh. Tiểu Hắc nói tiếp:
- Tuy Liễu đại ca đã cứu cô một lần, nhưng vị ấy còn chưa biết danh tánh cô cô, phải không? Cho nên cứ thấy gọi cô nương này, cô nương nọ. Chắc Liễu đại ca cũng không biết nốt.
Trần cô nương chỉ nhoẻn miệng cười không đáp, Tiểu Hắc cao hứng nói tiếp:
- Cô cô đoán Liễu đại ca chừng bao nhiêu tuổi?
Trần cô nương bẽn lẽn đáp:
- Làm sao cô biết được!
Tiểu Hắc vỗ tay nói:
- Tiểu Hắc xem thì Liễu đại ca lớn tuổi hơn cô cô nên gọi cô cô là muội muội, còn cô cô gọi vị ấy là ca ca.
Trần cô nương nghe nói hổ thẹn đến ửng hồng đôi má từ từ cúi xuống không đáp.
Tiểu Hắc đang định tìm đề tài gì khiến cô cô không buồn ngủ nữa, bỗng nghe thấy tiếng kêu lách cách vọng tới, liền ngửng đầu lên nhìn.
Chỉ thấy gần đó khói nồng bốc mù mịt lửa sáng rực trời, trước mắt nó bỗng hoa lên. Liễu đại ca đã quay trở lại, xa xa có tiếng người vọng tới vang động khắp một vùng.
Liễu Tồn Trung thúc giục:
- Đi ngay thôi! Mỗ đã nổi lửa năm sáu nơi trong sào huyệt của chúng, nhân lúc này đào tẩu là thượng sách.
Ba người đưa nhau ra khỏi con đường nhỏ tối tăm.
Bấy giờ vừng đông đã ló dạng, cảnh vật ở trước mắt sáng tỏ dần.
Tiểu Hắc quay đầu nhìn, đã không còn trông thấy ánh lửa nữa, đoán đã đi được khá xa, nó liền hỏi:
- Liễu đại ca, chúng ta định đi đâu thế?
Liễu Tồn Trung chỉ về phía trước, đáp:
- Qua eo núi kia sẽ tính sau.
Ba người qua sườn núi, bên kia có nhà của nông dân. Tiểu Hắc bèn nói:
- Liễu đại ca hãy vào đây xin bát nước trà nóng, rồi sẽ đi tiếp sau.
Liễu Tồn Trung không trả lời, cứ tiếp tục đi thẳng.
Tiểu Hắc làm mặt xấu, đành lủi thủi theo sau, quay đầu lại nói với cô cô:
- Cô cô khát nước quá. Cô cô có khát không?
Trần cô nương đáp:
- Nơi đây còn trong phạm vi Cô Lâu giáo, ráng theo Liễu đại ca đi đi.
Thế rồi ba người lại tiếp tục đi thêm một quãng đường dài. Tới cạnh một rừng cây Liễu Tồn Trung giơ tay chỉ, nói:
- Tiểu Hắc mỏi mệt lắm phải không? Hãy ngồi xuống gốc cây này nghỉ ngơi đi.
Tiểu Hắc cả mừng nói:
- Đại ca thật tốt bụng.
Đoạn nó kéo Trần cô nương ngồi bệt xuống gốc cây. Trần cô nương do dự không dám ngồi, Liễu Tồn Trung ngước nhìn nàng không biết giải quyết làm sao.
Tiểu Hắc nói:
- Cô cô sợ bẩn không dám ngồi chứ gì?
Dứt lời nó chui vào trong bụi cây nhặt mấy phiến đá lớn lót xuống dưới đất nói:
- Cô cô hãy ngồi xuống đây nghỉ ngơi cho khỏe đi.
Trần cô nương long lanh làn thu thủy liếc nhìn Liễu Tồn Trung có ý mời chàng cùng ngồi.
Liễu Tồn Trung hiểu ý, cười ha hả, nói:
Tại hạ thân là khiếu hóa tử, bất cứ chỗ nào cũng ngồi được. Cô nương chớ khách khí, cứ ngồi xuống nghỉ ngơi đi.
Tiểu Hắc nói:
- Liễu đại ca, cô cô không phải tên cô nương, mà tên là Anh Tử, Tổng tiêu đầu đặt như vậy, và các tiêu sư thúc cũng đều gọi là Anh Tử tiểu thư. Tiểu Hắc gọi cô cô còn Liễu đại ca muốn gọi là cô nương hay Anh Tử tiểu thư cũng được.
Liễu Tồn Trung chắp tay nói:
- Thì ra là Anh Tử tiểu thư. Thứ cho tại hạ có nhiều bất kính.
Anh Tử ửng hồng đôi má hổ thẹn muôn vàn, nhoẻn miệng cười, đáp:
- Dạ, không dám! Không dám!
Tiểu Hắc hí hí xen lời:
- Sao lại không dám? Liễu đại ca nói mà cô cô không dám nghe hay sao? Người nhà với nhau cả có gì mà phải khách khí.
Anh Tử đưa mắt khẽ nguýt Tiểu Hắc một cái, mặt càng đỏ bừng như đóa hải đường mới nở thật mỹ lệ đáng yêu. Liễu Tồn Trung cũng phải tấm tắc khen ngợi thầm, giây lát sau chàng mới nói:
- Tại hạ họ Liễu, tên là Tồn Trung.
Anh Tử vội nghiêng mình hành lễ. Tiểu Hắc nói:
- Liễu đại ca không nói, cô cô cũng biết đại ca là Liễu Tồn Trung.
Liễu Tồn Trung ngạc nhiên hỏi:
- Làm sao mà Anh Tử tiểu thư biết được?
Anh Tử càng bẽn lẽn thêm, cúi đầu mân mê tà áo, Tiểu Hắc đáp:
- Tiểu Hắc nghĩ thế. Từ đáy lòng cô cô đã sớm biết điều ấy từ lâu.
Chỉ thấy bàn chân xinh xắn của Anh Tử khẽ khều Tiểu Hắc ngầm trách nó ăn nói quá lộ liễu.
Liễu Tồn Trung nói:
- Vì sao tiểu thư lại bị Cô Lâu giáo bắt cóc?
Anh Tử nhìn sang Tiểu Hắc, Tiểu Hắc đáp:
- Tiểu Hắc với cô cô đi tìm sư phụ Bao Đả Thắng. Cái địa phương Ngao Sơn Trở Vũ Nham thật quỷ quái, tìm mãi cũng chẳng thấy đâu.
Nguyên lúc Tiểu Hắc lén trốn xuống núi, vì vội vã nên không chú ý đến đường lối, nên càng lúc càng lạc lõng, đi càng xa Trở Vũ Nham.
Hôm đó Tiểu Hắc với cô cô đang quanh quẩn trong khu núi hàng nửa ngày mà không thấy đường ra, miệng khát bụng đói, mình mẩy rã rời...
Tiểu Hắc kể tới đó, quay đầu lại nhìn cô cô, tiếp:
- Bấy giờ cô cô không kêu đói, nhưng Tiểu Hắc biết bụng cô cô đã đói như cồn, vì bấy giờ bụng của Tiểu Hắc cứ sôi lên sùng sục.
Anh Tử khẽ nguýt Tiểu Hắc một cái rồi lại cúi đầu xuống. Tiểu Hắc kể tiếp:
- Tiểu Hắc nói: Cô cô, Tiểu Hắc đói bụng quá, tìm chút gì ăn đi. Cô cô đáp. Nơi đây có vật gì ăn mà tìm. Tiểu Hắc nói: Một vùng núi lớn rộng như thế này, những loại hươu nai chồn thỏ thiếu gì. Thế rồi Tiểu Hắc bảo cô cô ngồi dưới bụi tùng còn mình kiếm mấy khối đá núp vào sau bụi cỏ, nhắm cho thật chính xác ném chết một con thỏ, lột da nhóm lửa nướng chín.
Tiểu Hắc kể một cách say mê, mũi như ngửi thấy mùi thơm của thịt thỏ thui, le lưỡi liếm mép, tiếp:
- Giữa lúc thịt thỏ chín mùi, Tiểu Hắc định xé cho cô cô ăn thì bỗng nghe từ phía xa xa có người khen ngợi: Thơm thật! Có người nói:
mùi thịt rừng, không ngờ ở nơi đây lại có tay hảo thủ bắt thú rừng nướng ăn thơm ngon như thế. Có người nói: Mùi thơm bốc ra từ bụi tùng đằng kia đấy. Bấy giờ sắc mặt cô cô rất nghiêm giọng nói:
- Hình như bọn người đang nói chuyện không phải những kẻ tốt lành. Đừng ăn nữa, mau tìm chỗ ẩn nấp đi.
Tiểu Hắc gật đầu, thuận tay cầm con thỏ lên. Cô cô liền nói:
- Bỏ con thỏ xuống trốn đi đã.
Tiểu Hắc đáp:
- Đang đói bụng, vừa núp vừa ăn có hơn không?
Cô cô nói:
- Đem cả con thỏ đi thì làm sao mà trốn thoát được? Mục đích của bọn người nọ là muốn ăn thịt thỏ. Không tìm thấy, đời nào chúng chịu bỏ qua. Vậy chúng ta làm sao có thể thoát thân được.
Tiểu Hắc nghe cô cô nói rất hữu lý, liền buông con thỏ xuống. Hai người kéo nhau ẩn núp sau một bụi cỏ.
Giây lát sau, liền thấy một bọn người kéo tới. Những người này tướng mạo cùng y phục rất kỳ dị, đều mũ áo rộng tay màu xanh, đỉnh đầu kết một cái búi tó, dùng vải xanh cột lại, từ sau ót vòng qua hai bên tai, không mặc quần chỉ đóng một cái khố xanh, đi giày rơm, mặt mũi người nào người nấy rất nhơ bẩn.
Liễu Tồn Trung nghe Tiểu Hắc tả hình dung tướng mạo, hình dáng của bọn người liền xen lời nói:
- Thế tai họ có đeo vòng đồng không?
Tiểu Hắc suy nghĩ giây lát, đáp:
- Dường như không. À, phải rồi, có. Tai họ không đeo vòng đồng nhưng cổ chân người nào cũng có cả.
Liễu Tồn Trung nói:
- Bọn người nọ là dân Mèo còn gọi là La Quỷ, một giống người hung ác nhất trong những bộ lạc Mèo.
Chỉ thấy Anh Tử khẽ gật đầu, tỏ vẻ đồng ý. Liễu Tồn Trung nói:
- Thế Anh Tử tiểu thư biết rõ về họ?
Anh Tử mỉm cười đáp:
- Tiểu muội có được đọc qua những cuốn sách nói về những bộ lạc Mèo nơi sơn dã, nên cũng ghi nhớ được đôi chút.
Liễu Tồn Trung khen ngợi:
- Anh Tử tiểu thư học vấn uyên bác quá, thật là một tài nữ.
Tiểu Hắc xen lời:
- Cô cô là thầy dạy học của Tiểu Hắc.
Liễu Tồn Trung nói:
- Những bộ lạc Mèo thường ẩn cư ở nơi thâm sơn cùng cốc, trong những hang động giống như sào huyệt của loài dã thú. Được chia ra những loại như, Bạch Miêu, Hắc Miêu, Hoa Miêu, Quà Quả Miêu, Hàng Trư Miêu, La Quỷ Miêu. Người La Quỷ thường mặc y phục màu xanh, thạo Hán ngữ. Bọn mà hai người gặp đúng là giống La Quỷ không còn nghi ngờ gì nữa.
Tiểu Hắc nói:
- Đúng vậy, sao cô cô cũng nói họ là người La Quỷ. Bọn La Quỷ vừa tới nơi, đưa mắt nhìn dáo dác bốn xung quanh, trông bộ dạng rất dữ dằn khiến Tiểu Hắc hãi sợ vô cùng. Chỉ thấy trong bọn La Quỷ ấy một người lớn tuổi nhất bọn được các người cùng gọi là Khẳng Khẳng.
Liễu Tồn Trung mỉm cười, quay sang hỏi Anh Tử:
- Tiểu thư có biết Khẳng Khẳng là gì không?
Anh Tử đáp:
- Nếu giải nghĩa ra chữ Hán thì dường như là đội trưởng, không biết đúng hay sai?
Liễu Tồn Trung vỗ tay khen ngợi:
- Tiểu thư thật là người tài cao học rộng. Kẻ này xin bội phục! Bội phục!
Tiểu Hắc cười hí hí nói:
- Không phục cũng chẳng được. Cô cô là thấy học của Tiểu Hắc cơ mà?
Anh Tử quay sang nguýt Tiểu Hắc một cái. Liễu Tồn Trung cười nói:
- Dĩ nhiên rồi, Anh Tử tiểu thư không những là thầy của Tiểu Hắc mà cả họ Liễu này cũng phải tôn lên làm thầy nốt. Anh Tử tiểu thư có bằng lòng thâu nhận tại hạ làm đệ tử không?
Chỉ thấy Anh Tử bẽn lẽn nhoẻn miệng cười, cúi đầu không đáp.
Liễu Tồn Trung liền hỏi:
- Tiểu Hắc, gã được gọi là Khẳng Khẳng hành động ra sao?
Tiểu Hắc đáp:
- Bọn chúng nói líu lo những gì một hồi. Tiểu Hắc nghe không hiểu. Cũng may bọn chúng lại xen cả tiếng Hán nên mới nghe eâu được câu chăng. Gã được gọi là Khẳng Khẳng nói bi bô một tràng rồi lại dùng tiếng Hán tiếp: Thịt thỏ ngon ngậy thế này mà không có người, tội gì chúng ta không ăn.
Một tên La Quỷ người nhỏ thó, chiếc áo xanh phủ đến tận đầu gối, chân đeo vòng đồng to khác thường nói:
- Thịt có độc, có độc? Hoa Miêu phóng độc.
Gã Khẳng Khẳng trố mắt lên nhìn con thỏ, rồi lại ngước mắt lên nhìn gã nọ hỏi:
- Sao ngươi biết?
Bọn chúng lại líu lo một hồi. Tiểu Hắc chằng hiểu gì ráo. Nhưng gã La Quỷ nhỏ thó gật đầu lia lịa nói:
- Đúng, đúng. Lần trước Giáo chủ phái người thương lượng với chúng cùng chung hưởng phú quí, chúng không chịu, làm tổn thương hòa khí. Con thỏ này đúng là của bọn Hoa Miêu để lại rồi.
Chỉ thấy gã Khẳng Khẳng cười hắc một hồi, thò tay vào trong người móc ra một nhánh trúc đè lên con thỏ, chỉ trong nháy mắt lại giơ nhánh trúc lên trên không ngắm nghía một lúc, nói:
- Không có độc.
Gã La Quỷ nhỏ thó đưa tay lên sờ búi tóc, hoài nghi nói:
- Nếu vậy con thỏ này không phải của bọn Hoa Miêu.
Gã Khẳng Khẳng cầm con thỏ lên xé ra một miếng bỏ vào miệng nhai tóp tép khen ngợi:Thơm quá Thơm quá!
Tiểu Hắc kể tới đó, ứa nước rãi ra hậm hực tiếp:
- Tổ tông mười tám đời nhà nó. Tiểu Hắc tức giận đến lộn ruột loay hoay mãi mới nướng được con thỏ lại phải giương mắt lên ngắm nhìn tên nọ xơi ngon lành.
Liễu Tồn Trung cảm thấy hứng thú liền hỏi:
- Sau rồi thế nào?
Tiểu Hắc kể tiếp:
- Gã Khẳng Khẳng ăn xong con thỏ giơ tay lên lau mép quay đầu lại nói: Này ngươi có nói hay không? Y Bất Tử ở đâu? Tiểu Hắc giật nảy mình. Y Bất Tử chả là nửa sư phụ của mình thì còn ai vào đó nữa? Tiểu Hắc khẽ rẽ bụi cỏ nhìn ra ngoài, phát giác trong bọn La Quỷ có một người Hán. Người nọ chân tay bị trói chặt hai mắt lờ đờ như cá chết, không còn vẻ tinh anh nữa.
Liễu Tồn Trung cười nói:
- Dĩ nhiên rồi, bị người bắt trói thì còn gì hứng thú nữa.
Tiểu Hắc nói:
- Không phải vì nguyên nhân ấy. Cô cô, bấy giờ Tiểu Hắc chả đã chỉ cho cô cô xem là gì? Tinh thần của người nọ có điểm rất đặc biệt phải không?
Liễu Tồn Trung nhìn Anh Tử ra chiều dò hỏi. Anh Tử mỉm cười nhìn lại, khẽ gật đầu.Tiểu Hắc nói:
- Liễu đại ca, Tiểu Hắc không nói láo đâu. Chỉ thấy gã Khẳng Khẳng mặt lộ vẻ giận dữ quát hỏi tiếp:
- Ngươi có nói hay không?
Người Hán nọ thều thào đáp:
- Tôi không biết y.
Gã Khẳng Khẳng quát lớn:
- Nói bậy. Ngươi là người Hán, Y Bất Tử cũng là người Hán sao lại bảo không biết?
Một tên La Quỷ khác nói:
- Y Bất Tử tiếng tăm lừng lẫy, đâu có lý ngươi lại không biết.
Tiểu Hắc nghe bọn chúng tra hỏi đại hán nọ về sư phụ, tưởng bọn chúng là bằng hữu của sư phụ, định bước ra tiếp chuyện, nhưng cô cô vội kéo lại.
Kể tới đó Tiểu Hắc ngước nhìn Anh Tử rồi mới nói tiếp:
- Tiểu Hắc không rõ vì sao cô cô lại kéo mình lại như vậy, liền nghe cô rỉ tai nói: “Đừng động đậy. Bọn La Quỷ này không phải hạng người tốt đâu”. Bỗng nghe tiếng người Hán nọ nói:
- Tuy Y Bất Tử tiếng tăm lừng lẫy, nhưng tôi không quen biết y.
Gã Khẳng Khẳng nói:
- Không quen biết y cũng không sao. Ngươi phải dẫn chúng ta đi tìm y.
Liễu đại ca thấy như thế có vô lý không? Người Hán nọ không quen biết sư phụ Tiểu Hắc thì làm sao biết đi đâu mà tìm?
Liễu Tồn Trung nói:
- Ngươi Miêu văn hóa thấp kém, ý nghĩ đâu có sâu sắc như chúng ta. Sau rồi thế nào nữa?
Tiểu Hắc kể tiếp:
- Người Hán nọ bảo không biết sư phụ của Tiểu Hắc ở đâu, vô hình chung đã chọc giận bọn La Quỷ. Chúng quát tháo om sòm. Gã Khẳng Khẳng sai thuộc hạ lôi xềnh xệch người nọ xuống dưới sơn cốc. Tiểu Hắc thấy bọn chúng đi xa rồi mới cùng cô cô chui ra khỏi bụi cỏ, rón rén men theo sơn cốc ấy rất sâu. Dưới đáy cốc toàn những tảng đá kỳ hình quái trạng, những cây cổ thụ chọc trời, âm phong lồng lộng. Tiểu Hắc đỡ cô cô bước thấp bước cao len lỏi xuống bên dưới.
Không biết đi được bao lâu, sơn cốc ấy rộng lớn ra, khỏi cốc khẩu lại men theo sơn cước, mãi chiều tối mới trông thấy xa xa những túp lều của bọn La Quỷ.
Hai người liền chuẩn bị nghỉ chân. Bấy giờ bụng của Tiểu Hắc đói cồn cào, hai chân nặng hình chịch như cột hai khối đá ngàn cân. Thấy đối phương dừng lại nghỉ ngơi ở phía trước. Tiểu Hắc bỗng thở phào nhẹ nhõm nghĩ bụng: tốt quá, nếu chúng còn đi tiếp chắt lão tử mệt đứt hơi mất. Thế rồi Tiểu Hắc với cô cô chọn một nơi kín đáo ẩn núp. Tiểu Hắc khẽ nói:
- Cô cô cứ nghỉ ngơi ở đây, để Tiểu Hắc di kiếm chút gì ăn nhé?
Tiểu Hắc chui vào trong rừng, bấy giờ không bắt thỏ nữa, mình có bắt được cũng không dám nướng ăn, sợ chúng ngửi thấy mùi thơm mò tới làm phiền phức, có nước tìm trái cây rừng hái ăn. Tiểu Hắc hái được mười mấy trái chín mọng, cởi áo ngoài ra gói lại đem về cho cô cô ăn.
Sáng hôm sau chừng nửa ngày, xuyên qua một tòa núi cao, bên một sơn cước có mấy căn nhà trúc được dựng sơ sài. Vượt qua những ngôi nhà ấy rồi tiến vào trong một sơn cốc.
Bấy giờ trời đã tối. Dưới sơn cốc thấp thoáng ánh lửa.
Liễu Tồn Trung nghe tới đó, quay sang hỏi Anh Tử:
- Anh Tử tiểu thư, phải chăng dưới sơn cốc có nhiều hang động?
Anh Tử gật đầu đáp:
- Đúng thế.
Liễu Tồn Trung nói:
- Nếu vậy sơn cốc ấy chính là sào huyệt của bọn La Quỷ nọ.
Tiểu Học nói:
- Chính thế. Nơi đó là sào huyệt của bọn chúng. Sao Liễu đại ca biết được?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Lúc mỗ ở trong Cái bang có được Bang chủ lão nhân gia kể cho hay! Thủ lãnh của bọn La Quỷ là một nữ nhân họ Từ tên là Hỉ Phượng, có biệt hiệu Thiên Diện Yêu Hồ.
Anh Tử bản tính trầm mặc, ít khi lên tiếng nói bỗng nhiên xen lời:
- Từ Hỉ Phượng, cái tên này dường như là của người Hán?
Liêu Tồn Trung đáp:
- Đúng vậy! Thiên Diện Yêu Hồ Từ Hỉ Phượng là người Hán, chứ không phải người Miêu.
Anh Tử hỏi:
- Đã là người Hán sao lại làm thủ lãnh của bọn người La Quỷ?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Trước đây tại hạ nghe Bang chủ cho biết: Từ Hỉ Phượng có một lai lịch khác thường. Trượng phu của Hỉ Phượng nguyên là bạn thân của Ngũ Châu tri phủ. Năm nọ quan tri phủ ẩn thọ, trượng phu dẫn Hỉ Phượng vào trong phủ dự tiệc bị thuộc hạ Lưu Dự trông thấy. Bấy giờ Lưu Dự tay nắm binh quyền nguyên là kẻ háo sắc, nghe nói Vệ Môn Ngũ Châu có một thiếu phụ mỹ lệ liền phái người tới dò xét, được biết nàng nọ là vợ của người bạn thân tri phủ, trong lòng có chút hy vọng.
Bấy giờ Lưu Dự đang đắc thế, dưới trướng có nhiều mưu sĩ tề tập.
Ngừng giây lát Liễu Tồn Trung kể tiếp:
- Bọn mưu sĩ ấy vẫn được Lưu Dự đùm bọc liền hiến kế tâng công:
- Tướng quân muốn chiếm được nàng nọ dễ như trở bàn tay.
Lưu Dự hỏi:
- Ngươi mau nói ra đi, sao lại dễ như trở bàn tay?
Mưu sĩ nọ đáp:
- Thuộc hạ đã ngấm ngầm điếu tra, trượng phu của nàng nọ tên Hồng Linh Phong vẫn thiện dụng đao, văn võ toàn tài, và là kẻ trứ danh của vùng Vũ Châu nên mới được tri phủ ở đây tiếp đãi như bậc thượng khách. Tướng quân chỉ cần phái người tới Vũ Châu bảo mượn người ấy tới giùm, thuộc hạ sẽ có diệu kế.
Lưu Dự cả mừng liền sai người viết thư đoạn đóng ấn, quát thuộc hạ đi ngày đêm tới Vũ Châu trình văn thư lên. Ngũ Châu tri phủ thấy Tướng quân chỉ đích danh mượn người đâu dám chậm trễ vội cho mời Linh Phong tới bảo y theo người nọ đến Lương Châu. Nghe Lưu tướng quân sai khiến, Hồng Linh Phong cũng không dám khước từ, liền trở về nhà từ biệt vợ con, theo gã đưa thư đến Lương Châu. Đến nơi Linh Phong vội vào tham kiến Lưu Dự. Lưu Dự rất hoan hỉ, bày tiệc khoản đãi. Hồng Linh Phong liền mở lời:
- Không biết Tướng quân cho đòi tiểu nhân tới có điều chi sai khiến?
Lưu Dự đáp:.
- Không có gì, không có gì. Điều này, điều này...
Gã mưu sĩ nọ xen lời:
- Lưu tướng quân tay nắm binh quyền, bảo vệ xã tắc Đại Tống thanh oai lừng lẫy xa gần, tứ di bái phục, người Kim không dám dòm ngó. Lương Châu là địa phương sản xuất nhưng thi nhân trứ danh, văn sĩ tề tựu. Tuy Lưu tướng quân bận bịu việc quốc sự nhưng cũng rất ưa chuộng ngâm nga thi phú. Nghe đồn tiên sinh danh trọng tao đàn trấn át Vũ Châu vì vậy tướng quân mới thỉnh tiên sinh tới chỗ này chủ trì Tao Đàn thịnh sự. Rất mong tiên sinh vui lòng chấp thuận.
Lưu Dự gật đầu đáp:
- Đúng vậy, đúng vậy, Lưu mỗ tuy cũng am tường chút thi thư, nhưng vì quân vụ bề bộn, không được rỗi rảnh, cho nên mới mời tiên sinh thay mặt chủ trì thịnh sự Tao Đàn. Tiên sinh chớ nên khước từ.
Hồng Linh Phong vội bái tạ nói:
- Đa tạ tướng quân để mắt tới kẻ hên này, tiểu sinh thật cảm kích bất tận.
Thế rồi chủ khách nâng ly chúc tụng vui vẻ chia tay. Mấy hôm sau, quả nhiên có rất nhiều tác phẩm thi ca được gởi tới thư phòng Hồng Linh nhờ chàng ta góp Hồng Linh Phong không suy nghĩ, phê phán từng bài một rất chỉnh. Lưu Dự khen ngợi không tiếc lời, luôn bày tiệc tùng khoản đãi.
Như thế kéo dài được nửa tháng. Linh Phong rất nhớ nhung người đẹp ở quê nhà, nhưng lại không dám đề cập chuyện ấy với Lưu Dự.
Một hôm có một vị đồng liêu trong phủ Tướng quân đi qua thư phòng Linh Phong trông thấy chàng ta phục xuống bàn ngâm vịnh liền bước vào trong phòng.
Linh Phong vội bưng trà khoản đãi, hàn huyên giây lát mưu sĩ nọ nói:
Gần đây Lưu Chi Ngang có làm một đạo Phong Đài ca, tiên sinh nhận thấy thế nào?
Linh Phong đáp:
- Phong Đài Ca của Lưu Chi Ngang tuy hoàn hảo nhưng y chịu khuất phục cam tâm làm ưng khuyển cho người Kim thật là hữu tài vô hạnh. Dù ca từ có hay hơn nữa cũng chỉ bằng vô dụng.
Mưu sĩ nọ tiếp:
- Ca từ Phong Đài ca của tên Lưu Chi Ngang ra sao, tiên sinh có nhớ không?
Linh Phong đáp:
- Thơ của tên đó rất hay, tại hạ còn nhớ được.
Bàn tới thi từ ca phú thật gãi đúng chỗ ngứa của Linh Phong. Y liền lấy bút chép lại bài Phong Đài ca.
Mưu sĩ nọ cầm lên xem, cả mừng nói:
- Đạo thi ca này kể cũng rất hay nhưng bút tích của tiên sinh lại còn tài hoa hơn.
Đoạn y ngâm nga:
“Lư hoàn hửng vong chuyển thuẫn qua
Loạn thiền ngân phá Hán sơn hà
Trường lăng ngọa lão Hàm Dương nguyệt
Bài thượng do truyền hệ trúc ca.”
Tạm Dịch:
“Truyện đời chớp mắt đã trôi qua
Sơn hà Hàn mất, tiếng ve xa
Riêng lão Trường Lăng đêm khó ngủ
Trăng suông, sông lớn rộn cầm ca.”
Ngâm xong, y vỗ tay khen ngợi:
- Chữ đẹp thật! Chữ đẹp thật? Chẳng khác gì rồng bay phượng múa.
Y thuận tay nhét vào trong lòng, chứ không trả lại Linh Phong thấy mưu sĩ nọ cất mảnh giấy ấy đi cho là y quá cao hứng, muốn giữ bài thơ lại để xem, cho nên không tiện mở miệng đòi.
Hai người lại bàn luận đến chuyện gần đây của Tao Đàn rồi mưu sĩ mới vui vẻ cáo biệt.
Ngờ đâu mấy ngày hôm sau Hồng Linh Phong đang ở trong thư phòng làm thơ đột nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa, có người bên ngoài cất tiếng hỏi:
- Hồng tiên sinh ở trong phòng phải không?
Hồng Linh Phong liền mở cứa ra xem, thấy đó là một sai nha ở trong phủ tướng quân liền hỏi:
- Có chuyện gì thế?
Sai nha nọ đáp:
- Lưu tướng quân có việc mời tiên sinh cùng đi.
Hồng Linh Phong hỏi tiếp:
- Đi đâu?
Sai nha đáp:
- Ở Long Hổ doanh.
Hồng Linh Phong rất thắc mắc. Long Hổ doanh là nơi dùng để tra xét phạm nhân sao Lưu Dự tướng quân lại tiếp mình ở chốn đó.
Tên sai nha thấy Linh Phong do dự liền nói:
- Hiện tướng quân đang ở Long Hổ doanh đợi chờ, tiên sinh cứ tới đó sẽ rõ ngay.
Hồng Linh Phong không biết tính sao đành theo tên nọ tới Long Hổ doanh.
Tiểu Hắc hỏi:
- Chắc Lưu Dự tướng quân định mời Hồng Linh Phong tới ngâm thơ.
Liễu Tồn Trung đáp:
- Long Hổ doanh có phải là chốn để ngâm thơ đâu? Thì ra đó là cạm bẫy. Khi Hồng Linh Phong tới Long Hổ doanh liền thấy Lưu Dự ngồi giữa sảnh đường, hai bên có những tên đao phủ sắp hàng ngang không khí nghiêm trọng.
Hông Linh Phong có bao giờ trông thấy cảnh tượng ấy, khiếp sợ điếng hồn, vội tiến lên tham kiến.
Ngờ đâu Lưu Dự bỗng trợn trừng mắt vỗ mạnh xuống bàn quát bảo:
- Bắt nó cho ta!
Bọn đao phủ hai bên tuân lệnh xông ra đá đổ Hồng Linh Phong xuống đất.
Hồng Linh Phong là một trí giả, đời nào chịu thọ nhục liền cứng cỏi nói:
- Hồng mỗ không hề phạm tội, vì sao tướng quân lại đối xử như vậy?
Lưu Dự quát lớn:
- Ngươi còn dám chối tội ư?
Hồng Linh Phong hỏi lại:
- Hồng mỗ không biết mình đã phạm tội gì, xin tướng quân cho biết nguyên do?
Lưu Dự vứt một miếng giấy xuống đất, quát tháo:
- Ngươi xem đó sẽ biết.
Hồng Linh Phong cầm lên xem nhận ngay ra chính mảnh giấy ấy mình đã đích tay đề thơ trước đây, liền nói:
Đây là bài Phong Đài ca của Lưu Tử Ngang.
Lưu Dự hỏi:
- Có phải do ngươi viết ra đấy không?
Hồng Linh Phong nói:
- Chính thế.
Lưu Dự quắc mắt tiếp:
- Ngươi hãy đọc lên cho ta nghe.
Hồng Linh Phong liền cầm bài thơ lên đọc:
“Lưu hạng hưng vong chuyển thuẫn qua,
Loạn thiền ngâm phá Hán sơn hà”
Y mới đọc tới đó, sau bình phong một mưu sĩ bỗng bước ra cười nói:
- Đủ rồi, đủ rồi, không cần phải đọc tiếp nữa.
Khải bẩm tướng quân, chỉ hai câu này đã bao hàm đầy ý nghĩa vu khống tướng quân rồi.
Lưu Dự vỗ tay mạnh xuống bàn, thóa mạ:
- Bản tướng quân đối đãi với ngươi không bạc, sao ngươi dám vu khống ta?
Hồng Linh Phong ngạc nhiên hỏi:
- Hồng mỗ có vu khống tướng quân bao giờ đâu?
Nguyên Lưu Dự không hiểu biết lắm về thi từ, nên nghe hỏi liền ngẩn người ra nhìn tên mưu sĩ. Mưu sĩ nọ liền nói:
- Hồng tiên sinh dám đề bút châm tướng quân, sao miệng lại không dám thừa nhận?
Hồng Linh Phong hỏi lại:
- Xin cho biết châm ở chỗ nào?
Tên mưu sĩ đáp:
- Lưu hạng hưng vong chuyển thuẫn qua, chữ Lưu ấy nghĩa là để ám chỉ Lưu tướng quân. Loạn thiền ngâm phá Hán sơn hà, câu này rõ ràng ám chỉ Lưu tướng quân nuôi dưỡng ý chí phá hoại sơn hà Đại Tống, có phải không?
Hồng Linh Phong giận quá hóa cười, nói:
- Túc hạ đoạn chương thủ nghĩa, đảo ngược ý nghĩa chính của bài văn, không sợ nhân sĩ trong thiên hạ chê cười cho ư? Dù bài thơ ấy là do phản thần Lưu Tử Ngang làm ra hay Hồng mỗ sáng tác dều không có ý gì là châm biếm tướng quân.
Mưu sĩ nọ nói:
- Từ xưa tới nay không biết có bao nhiêu thi phẩm nổi tiếng mà túc hạ không sao lục, lại chọn tác phẩm của Lưu Tử Ngang. Đủ thấy tâm ý của túc hạ như thế nào rồi.
Hồng Linh Phong nói:
- Túc hạ có thể rõ hơn vấn đề ấy cho kẻ ngu muội này được thấu suốt?
Mưu sĩ nọ nói:
- Lưu Tử Ngang chính là một kẻ loạn thần. Y lại cùng họ với Lưu tướng quân. Nay túc hạ bỗng sao lục tác phẩm của y, thì không phải cố ý ám chỉ Lưu tướng quân còn gì nữa?.
Lưu Dự bỗng vỗ bàn thét lớn:
- Nói nhiều cũng thừa. Bay đâu? Đem tên này giam vào ngục, rồi sẽ thủng thắng tra hỏi sau.
Ngoài hành lang có mấy tên đại hán chạy vào gô Hồng Linh Phong lại lôi xềnh xệch ra bên ngoài.
Tiểu Hắc xen lời hỏi:
- Liễu đại ca, thế bài thơ của Hồng Linh Phong thật châm biếm Lưu tướng quân không?
Anh Tử mỉm cười, nói:
- Đó chỉ vì Lưu Dự có ý định hãm hại Hồng Linh Phong, nên mượn bài thơ ấy để lấy cớ mà thôi.
Liễu Tồn Trung tiếp:
- Ban đầu Hồng Linh Phong không rõ vì sao Lưu tướng quân lại đối xử với mình như vậy, sau ở trong ngục tra khảo quá đau đớn y liền thừa nhận đoạn thơ ấy mình quả có ý ám chỉ Lưu Dự. Sau có người ăn mặc mộc mạc quê mùa tự xưng là người đồng hương của Hồng Linh Phong ở Vũ Châu tới vào ngục thăm. Vừa gặp Hồng Linh Phong liền an ủi một hồi sau đó mới hỏi:
- Phu nhân của riêng tiên sinh phải chăng họ Từ?
Hồng Linh Phong đáp:
- Chính thế. Vì sao các hạ lại biết được?
Người nọ nói:
- Phải chăng phu nhân họ Từ, tên là Hỉ Phượng?
Hồng Linh Phong thất kinh hỏi:
- Vì sao túc hạ lại biết rõ đến thế?

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 92
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com