watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:13:3229/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Quỳnh Dao > Chuyện Đời Tôi - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Chuyện Đời Tôi
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 10

Chương 14

Người Thôn Trưởng Già


Nhà năm người giờ chỉ còn ba. Cổ họng tôi như nghẹn lại, không dám khóc, chỉ sợ hễ khóc là ba mẹ tôi lại chết.
Cuộc hành trình đầy kinh hoàng, có lúc tưởng chừng như ngàn cân treo sợi tóc, dù sao  cũng qua đi, nhưng trong cảnh đồng sanh đồng tử của cả gia đình trọn vẹn. Bây giờ, mất hai  đứa em trai, cái gì cũng khác. Kỳ Lân thì ưa quậy, em nhỏ thì tinh nghịch, không có chúng nó  đi cùng, suốt dọc đường đâm buồn tẻ, buồn tẻ đến phát khóc lên được.
Chúng tôi nuốt nước mắt, thờ thẫn bước đi, lạ một điều là chẳng gặp một ai trên đường, cả tốp lính Nhật mà trung đội trưởng Vương tao ngộ kia cũng chẳng thấy đuổi theo.
Ngoại thành Đông An phong cảnh tuyệt vời, có chim hót líu lo, có cỏ hoa đưa hương ngan  ngát, đúng là cuộc sống yên bình của một vùng quê. Nào có ai ngờ đằng sau vẻ yên bình ấy ẩn  chứa bao cơn mưa dập gió vùi, mẹ con ly biệt! Chúng tôi bước đi trong nỗi niềm càng thương  nhớ khôn cùng các em tôi, lại càng căm hờn sâu sắc lũ giặc Nhật.
Thường ngày trước đây tôi hay cãi vã và đánh lộn với các em để giành quyền nam nữ bình  đẳng (người Hồ Nam rất trong nam khinh nữ). Bây giờ, tôi toàn nghĩ tốt về các em. Tôi thề rằng nếu gặp lại được các em trên đời này, tôi sẽ mãi mãi nhường nhịn, thương yêu, chở che
chúng nó... Nhưng trong thời buổi loạn ly này, một khi đã xa nhau thì biết đến bao giờ mới  gặp lại? Không biết chúng nó còn sống hay đã chết, lưu lạc nơi nào?
Suốt ngày hôm ấy, chúng tôi đi, đi mãi. Mẹ tôi có lúc đột ngột dừng chân lại, khe khẽ gọi  tên các con, thế là tôi và ba tôi cùng dừng lại, ba người chụm lại ôm nhau khóc. Khóc xong,  lại lê bước về phía trước. Trong đời tôi, chưa có ngày nào thê lương ảm đạm như hôm ấy.  Ngoại thành mà hoang vắng quá, không một mái nhà còn sót lại, quốc quân đã rút hết, giặc  Nhật chưa xuất hiện, cả thế giới này hầu như chỉ còn lại có ba người!
Chúng tôi đi qua một cây cầu gỗ nhỏ, một quả núi hoang sơ, thì hoàng hôn ập đến. Hình  như nghe thoáng trong gió, có tiếng gà kêu, chó sủa, có lẽ chúng tôi đang đi vào thế giới của  loài người. Rảo bước đi tới, chúng tôi nhận ra một ngôi làng khá lớn.
Làng này nhà liền nhà như một thị trấn nhỏ, (rất tiếc là tôi quên tên cái làng ấy). Ở cổng  chính đi vào làng, có mấy thanh niên vạm vỡ đang đứng gác. Đi suốt ngày đường xa, vừa mệt  vừa đói, lại thêm dọc đường không gặp một bóng người, giờ đây, nhìn thấy đồng bào mình,  lòng chúng tôi nao nao sung sướng, muốn ôm chầm lấy từng người một. Chúng tôi đánh bạo  đi vào, ai ngờ, mới bước gần tới cổng, những thanh niên đứng gác kia bỗng rút súng lục giơ lên, hô lớn:
- Đứng yên, kiểm tra!
Chúng tôi kinh ngạc đứng sựng lại. Ba tôi đau khổ nhìn trời than van thở dài, đáp một thôi  một hồi:
- Dạ! Dạ! Dạ! Suốt đường đi chúng tôi đã nghe giặc Nhật nói hai tiếng ấy, bây giờ lại còn  bị người Trung Quốc cũng nói hai tiếng ấy. Chỉ vì không cam tâm làm người dân trong vùng  giặc chiếm nên mới ra đi để chịu cảnh cha mẹ chia lìa con cái. Kiểm tra ư! Chúng tôi có còn  gì nữa đâu để mà kiểm tra!
Ba tôi nói lên mấy câu đầy xót xa, xúc động. Vừa nói xong, một cụ già tóc bạc phơ, dáng  hiền lành, từ sau đám thanh niên bước ra, nói với ba tôi thật thân thiết:
- Xin lỗi, chúng tôi tập họp thanh niên trai tráng trong làng lại, chuẩn bị liều một phen với  giặc Nhật. Kiểm tra người qua đường là để đề phòng bọn Hán gian cải trang vào dò la tin tức.  Lão nghe mấy câu của anh, biết anh không phải là người lánh nạn bình thường. Tôi là thôn  trưởng ở đây, nếu anh không từ chối, mời vào trong dùng cơm, chúng tôi còn nhiều phòng  trống có thể đón cả nhà anh nghỉ qua đêm!
Thái độ chân thành và lịch thiệp của thôn trưởng, khiến ba tôi tin cậy và có cảm tình ngay  với ông. Đêm hôm ấy, chúng tôi đến nhà vị thôn trưởng già được ông mổ gà, giết vịt chiêu đãi  chúng tôi một bữa thịnh soạn. Trong bữa ăn, ông hỏi lai lịch chúng tôi và tình cảnh chạy loạn,  ba tôi nghẹn ngào kể lại đầu đuôi cảnh ngộ đã gặp trên đường. Người thôn trưởng già nghe rơi  cả nước mắt. Sau cùng, ông đột ngột nói với ba tôi:
- Ông Trần, ông muốn đi hậu phương cố nhiên là tốt thôi, nhưng ông có suy nghĩ gì đối  với người dân sống trong vùng tạm chiếm không?
Ba không hiểu hết ý. Người thôn trưởng già xúc động nói tiếp:
- Ông Trần, ông xem đó. Chiến tranh Trung - Nhật đánh nhau đã bảy năm, còn đánh bao  lâu nữa, ai mà biết được. Quân Nhật đã đánh vào Đông An thì việc chúng đánh đến làng  chúng tôi là điều khó tránh, sớm muộn gì làng này cũng bị chiếm như những thành phố, thị trấn khác ở Hồ Nam. Tôi đã tính toán kỹ rồi....
Đến lúc này, ông đã thu hút được sự chú ý của ba tôi, ông nói thẳng thắn:
- Tôi đã bàn với các làng kế cận, cùng nhau tổ chức thanh thiếu niên thành đội du kích để đánh quân Nhật đến cùng. Người già yếu và phụ nữ sơ tán vào trong núi sau, chúng tôi đã bố trí đâu đó xong xuôi cả rồi. Hễ giặc Nhật đến, thì cả làng vào núi để khỏi bị giặc Nhật tàn sát.  Núi sâu hiểm trở, lại có đội du kích bảo vệ, nhất định dân làng không thể rơi vào tay giặc  Nhật được. Nhưng ông Trần này, điều làm tôi băn khoăn nhất là trẻ con trong làng cần phải  được giáo dục, nếu như kháng chiến còn kéo dài, tám năm, mười năm, thì ai là người dạy cho  con cháu chúng ta? Ai là người sẽ dạy văn hóa và lịch sử Trung Quốc cho chúng? Ai sẽ vun  bồi ý thức dân tộc cho chúng? Ông Trần, ông là một nhà giáo dục lẽ nào ông không nghĩ tới  vấn đề này?
Ba nhìn người thôn trưởng già, với lòng xúc động và cảm phục. Ông chồm tới vỗ vai ba  tôi, giọng nói của ông tha thiết, nhiệt tình.
- Ông Trần, ông ở lại đây với chúng tôi. Chúng tôi cần ông! Ông nghĩ xem, đi Tứ Xuyên  đường dài dằng dặc, lại hết sức nguy hiểm, chi bằng ông ở lại đây dạy bọn trẻ, là lớp người  của ngày mai, đừng để chúng nó làm vong quốc nô!
Người thôn trưởng già nói rất có lý, nhưng ba cũng có lý của ba.
- Để thoát khỏi vùng tạm chiếm, tôi phải trả cái giá quá đắt, lẽ nào lại bỏ dở nửa đường thì  còn ra gì! Không được đâu! Tôi phải đi thôi!
- Ở lại mà! Thôn trưởng già xúc động nói: Ở lại có ý nghĩa hơn là đi!
- Không được đâu. Tôi thấy đi có ý nghĩa hơn là ở lại!
Đêm ấy, tôi ngủ rất sớm, vì đã thấm mệt. Nhưng tôi vẫn mơ màng nghe thấy thôn trưởng  già và ba tôi còn mải tranh luận, đến tận đêm khuya...
Sáng ra, khi thôn trưởng già buồn bã tiễn chân chúng tôi ra khỏi làng, tôi mới biết ba tôi  vẫn không thay đổi mục tiêu của mình. Ba và thôn trưởng già lưu luyến chia tay nhau, ông  tặng chúng tôi một ít quà, còn vợ ông thì cho tôi một đôi giày, nguyên là giày bó chân của bà.  Vì đi không vừa nên sau đó, tôi đành vứt đôi giày đó. Tôi còn nhớ như in mái tóc bạc phơ và  đức tính chân thành khẳng khái của ông. Sau này lớn lên, tôi thường nghĩ, ở một làng nhỏ bé  như vậy lại có một cụ già yêu nước và sáng suốt đến vậy, đó mới là sức mạnh vĩ đại và bất  hữu của dân tộc Trung Hoa!
Tôi ghi lại đoạn văn này về người thông trưởng già, bởi lẽ ông ta có ảnh hưởng cực kỳ to  lớn đến số phận sau này của chúng tôi. Biết đâu, lúc nào đó, cũng chính ông đã góp phần  quyết định tương lai của chúng tôi đấy!
Sau khi chia tay người thôn trưởng già, chúng tôi tiếp tục hành trình, qua đèo lội suối,  đúng trưa, chúng tôi đến một làng khác, người ở khá đông đúc. Vừa đến rìa làng, chúng tôi đã  thấy một nam thanh niên trạc ngoài ba mươi tuổi, trông dáng vẻ như đang đứng chờ ai đó.  Vừa chạm mặt, anh ta bước tới, chào ba tôi rất lễ phép:
- Xin hỏi, ông có phải là ông Trần không?
Ba tôi ngạc nhiên đến mức giật nẩy người. Ở cái làng nhỏ xa lạ nơi đất Quảng Tây này,  sao lại có người nhận ra mình mà còn chờ sẵn? Anh thanh niên nọ vui vẻ, cười nói rất tự nhiên:
- Ba tôi chính là ông thôn trưởng ở cái làng mà thầy đã nghỉ lại đêm qua, ba tôi cử người  đi suốt đêm đem thư cho tôi, dặn tôi ra ngoài đầu làng đón tiếp thầy. Làm sao cũng mời thầy ở lại bằng được vì con em của chúng ta!
Thì ra con trai của ông thôn trưởng mở cửa hàng tạp hóa ở cái làng này, tuy ông bố thả chúng tôi đi, nhưng lại viết thư nhờ người đem cho con trai để bằng mọi cách giữ chúng tôi ở lại. Ba mẹ tôi cảm động vô cùng, cảm động đến mức không nói được lời nào. Thế là chúng tôi  theo chú thanh niên vào nhà.
Ở gia đình chú, chúng tôi được khoản đãi như khách quí, chú cũng có một đứa con gái  ngang tuổi với tôi, nên rất mến tôi, sắm sửa cho tôi áo quần, dày dép mới. Người thanh niên  nói luôn miệng với ba tôi:
- Ba tôi nói, không giữ được thầy là điều bất hạnh cho cả làng chúng tôi!
Ba mẹ nhìn nhau hồi lâu, không nói câu nào. Đột nhiên ba đập mạnh tay xuống bàn, nói  như dao chém thớt:
- Được rồi! Các anh đã thuyết phục được tôi! Chúng tôi đồng ý ở lại! Không đi nữa!
Thế là chúng tôi lưu lại cái làng mà đến giờ tôi không còn nhớ tên nó là gì.
Sự việc này cũng buộc chúng tôi phải viết lại trang sử gia đình. Giả dụ chúng tôi ở lại  luôn, không biết rồi sự việc sẽ đi đến đâu? Giả dụ như dứt khoát ra đi, thì sự việc sẽ như thế nào. Rốt cuộc, chúng tôi ở lại, nhưng chẳng được lâu, chỉ ở vẻn vẹn ba ngày! Tại sao chỉ ở vẻn vẹn co ba ngày? Tôi cũng không hiểu rõ. Chỉ biết rằng, sau ba ngày đó, ba tôi lại nóng  lòng, lại nung nấu quyết tâm tiếp tục cuộc hành trình, không muốn ở lại nữa, không muốn bỏ cuộc giữa đường. Dẫu rằng con trai ông thôn trưởng già ra sức giữ lại, nhưng đến tinh mơ ngày thứ tư, chúng tôi rời làng nọ, tiếp tục lên đường.
Ba ngày lưu lại chẳng là định mệnh đã an bài? Nào ai biết được? 

Chương 15

Xe Lửa Chở Dân Lánh Nạn


Tôi không rõ bây giờ có ai còn nhớ tới cảnh xe lửa chở dân bị nạn trong thời kháng chiến.  Và qua cảnh đó rút ra được những kinh nghiệm gì.
Sau khi chúng tôi rời khỏi làng nọ, leo qua một ngọn núi không tên, thì trong thấy xe lửa  chở dân bị nạn chạy về hướng Quế Lâm. Thoạt nghe tiếng còi hú liên hồi, rồi lần đầu thấy cơ
man là người, trong toa xe, trên trần xe, dưới gầm xe, người chồng lên người, chen chúc  nhaụ... chúng tôi sung sướng reo lên. Có xe lửa, chúng tôi không phải đi bộ nữa! Có xe lửa,  chúng tôi an toàn rồi! Có xe lửa, chúng tôi sẽ đi xe một lèo về tận Tứ Xuyên! Thế là chúng tôi  trèo lên trần xe, chen vào trong đoàn người.
Trong ký ức tôi, xe lửa của dân lánh nạn này được phân chia làm ba đẳng cấp: Thượng  đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Thượng đẳng là ngồi trên trần xe, ngồi đó, dẫu có gió thổi, mưa  sa, nắng gắt, bạn đều được hưởng trọn. Ban ngày, nắng chiếu như đổ lửa, ban đêm, sương giá  và gió lùa tê cóng. Gặp phải ngày trời mưa thì không tả sao cho hết ý. Trung đẳng là ngồi  trong toa, được bao vệ chắc chắn, không bị phiền toái bởi cảnh gió lùa, nắng thiêu, mưa xối,  hẳn là thoải mái. Nào ngờ, người trong toa bị lèn như cá mắm, trai gái, già trẻ, lớn bé đều dồn  một đống, người nọ tựa người kia, đứng mà ngủ, có điều chẳng sợ ngã. Các cháu bé thì tiểu  tiện tại chỗ, mùi mồ hôi, mùi phân và nước tiểu, mùi hôi hám của thức ăn thừa xông lên ngạt  mũi, nghe đã muốn phát bệnh. Lại thêm trong xe còn có tiếng rên rỉ bất kỳ tận của thương  binh và người ốm, nghe đến não ruột. Hạ đẳng là nơi không thể tưởng tượng nổi, đến bây giờ nhớ lại, tôi còn lạnh xương sống. Dưới gầm xe, bên trên những bánh xe có hai thanh sắt dài,  người dân lánh nạn gác ván lên rồi nằm lên đó mặt mũi như dính vào đáy toa xe. Bên người là  những bánh xe quay tít chạm vào đường rầy kêu ken két. Sơ ý chút là lăn xuống đường rầy,  bánh xe sẽ nghiền ra trăm mảnh.
Đấy, xe lửa của người dân lánh nạn là thế.
Tôi và ba mẹ coi như gặp vận may. Chúng tôi tìm được một chỗ trên tầng thượng đẳng.  Tôi tưởng trong ba đẳng cấp ấy, thì thượng đẳng là hên hơn cả. Nhưng, người chọn ngồi ở nóc xe ít hơn chọn ngồi trong toa xe nhiều. Bởi lẽ, ngồi trên nóc xe chẳng an toàn chút nào,  chỉ cần một nhánh cây nhô ra, là đủ gạt anh rơi xuống đất, dây điện có thể chạm vào anh bất  cứ lúc nào, nhỡ ngủ gật cũng có thể ngã lăn khỏi xe. Mọi động tác đều nhất nhất phải cẩn  thận, không di động đi đâu được.
Ngồi ở thượng đẳng tưởng đã chấm dứt đoạn đường đi bộ đầy khổ ải, nào ngờ, lên xe rồi  mới thấy mình mừng quá sớm. Chưa nói chuyện ngồi ở trần xe chịu bao điều hạn chế và  khủng khiếp, chỉ riêng chuyện thở hít khói than phun lên từng luồng cũng đủ làm cho người ta  chết ngạt. Xe chạy chưa được bao lâu, mặt mày đa đen thui đen thủi. Rồi từng chặng từng  chặng lại nghe tiếng kêu khóc thảm thiết vì một tai nạn bất chợt ập đến. Trong thời chiến  tranh ly loạn, mạng sống của con người sao mà mỏng manh, rẻ rúng làm vậy.
Chẳng mấy chốc chúng tôi lại phát hiện thêm một điều mới, chiếc xe chở dân chạy nạn  không phải đậu theo ga, mà đậu rất tùy tiện, thích đi thì đi, thích dừng thì dừng, dừng bao lâu  cũng được. Do xe thiếu nhiên liệu, nên lúc dừng có thể dừng mấy tiếng đồng hồ liền, có khi  cắt bỏ cả mấy toa không chừng, cả ban ngày, ban đêm, cả hừng sáng, hoàng hôn... ngày lại  qua ngày.
Chúng tôi ngồi vậy nhớ đến các em, nghĩ về ngày mai, nghĩ tới thành phố Quế Lâm mà  chúng tôi ao ước được chóng đến. Mẹ tôi thường thở ra, tôi đưa tay ôm chặt lấy mẹ, ba lại đưa  tay ôm vòng chặt mẹ con tôi. Ba mẹ và tôi đều hiểu rằng chúng tôi không thể nào xa nhau  được. Chỉ trong mấy ngày đáp xe lửa của dân lánh nạn, hễ xuống xe là ba người cùng xuống,  lên xe là ba người cùng trèo lên, sợ nhất là xe chạy bất thình lình, chúng tôi lại chia lìa nhau.
Chiếc xe lửa của dân lánh nạn khốn khổ ấy càng chạy càng chậm, càng dừng càng lâu, lâu  đến nỗi chúng tôi ngỡ đi bộ cũng đã đến Quế Lâm từ lúc nào rồi. Tốc độ xe chạy chậm hơn đi
bộ thật, nhưng vết thương trên chân mẹ chưa lành, còn chân tôi thì đau nhừ, ngồi xe dù sao  vẫn hơn đi bộ, nên chúng tôi vẫn bám riết chiếc xe ấy đến cùng
Cứ như vậy, chúng tôi lại gặp một chuyện hết sức bất ngờ!
Sáng tinh mơ hôm ấy, xe dừng. Như thường lệ, đã dừng là có thể không chạy nữa. Sau khi  dừng hơn một tiếng đồng hồ, tôi xuống xe đi đi lại lại, vì hai chân tê dại. Ba mẹ dìu tôi xuống  xe, sợ xe nói chạy là chạy, nên chúng tôi chỉ đi men theo toa xe, tôi tới lui lui cạnh đường rầy  cho thư giãn gân cốt. Đúng lúc ấy, bỗng có tiếng ai gọi lớn:
- Ông Trần! Ông Trần! Ông Trần ơi!
Chúng tôi nhìn lên nóc toa nơi phát ra tiếng gọi, thấy một người lính đang vẫy tay, vẫy  mãi về phía ba tôi, kêu lớn. Chúng tôi chạy đến, đó là một thương binh nhẹ, trông quen quen.  Người lính nói như hét vào tai chúng tôi:
- Ông Trần! Tôi là lính của đại đội trưởng Tăng đây! Ông đi tìm đại đội trưởng của chúng  tôi nhanh lên, hai đứa con trai cưng nhà ông, đại đội trưởng chúng tôi tìm được rồi!
Thật không tin vào lỗ tai, không tin vào thính giác của mình nữa rồi! Ba mẹ tôi ngơ ngác,  đứng ngây như phỗng. Rồi đột ngột chạy thục mạng, chạy như điên về phía người lính, mừng  mừng, tủi tủi, hỏi líu cả lưỡi:
- Có thật không anh, anh có tận mắt thấy không? Chúng nó có mạnh khỏe không? Đại đội  trưởng Tăng của anh bây giờ đang ở đâu?
- Đại đội trưởng ở Quế Lâm! Hôm nay ông ấy mới đi Quế Lâm! Ông bà nhanh đến Quê  Lâm tìm ngay ông ấy. Các cháu khỏe lắm! Chính mắt tôi trong thấy rồi! Đi Quế Lâm nhanh  lên! Nhanh lên!
Quế Lâm! Ôi! Quế Lâm! Ba mẹ thoáng nhìn nhau, rồi nhìn xe lửa chở người lánh nạn  đang đứng yên tại chỗ. Rồi chẳng hẹn, cả ba mẹ đều chắp hai tay, hướng về phía anh lính:
- Cảm ơn! Cảm ơn! Rất cảm ơn anh!
Tiếp đó, ba mẹ quyết định mọi người một bên, dắt tay tôi, rảo bước nhanh theo đường sắt,  đi một mạch về Quế Lâm. 

Chương 16

Tìm Được Em Rồi


Quế Lâm! Quế Lâm! Quế Lâm!
Tôi nghĩ, ba mẹ và tôi chưa bao giờ chạy thục mạng như lần ấy, chạy đến nỗi thở không ra  hơi mới chịu dừng lại vài phút rồi lại tiếp tục chạy nữa. Cứ thế, chúng tôi chạy liền mấy tiếng  đồng hồ.
Chạy từ sáng sớm đến mãi trưa, chúng tôi đến được thành phố Quế Lâm trong khi chiếc  xe lửa chở người lánh nạn vẫn chưa đến.
Đến được Quế Lâm, có trời mới biết chúng tôi sốt ruột, sung sướng, lo âu đến dường nào!  Vừa vào cổng thành, chúng tôi đứng thừ người!
Cũng giống như thành Đông An ngày ấy, khắp Quế Lâm đều có quân đội đồn trú, lính  đóng bên đường, lính trong nhà dân, không tìm ra một ai là dân, chỉ thấy khắp thành phố toàn  là lính. Quế Lâm lớn hơn Đông An nhiều. Trong một thành phố lớn thế này, có tới hàng ngàn  hàng vạn lính, làm sao tìm ra đại đội trưởng Tăng bây giờ? Ba tôi sốt ruột quá, gặp vị sĩ quan  nào cũng hỏi:
- Xin hỏi thăm, ông có biết ông Tăng Bưu, đại đội trưởng đại đội hậu cần trung đoàn 27  đóng quân ở đâu không?
- Không rõ!
- Không biết! Không biết! Không biết! Không ai biết cả!
Ba càng hỏi càng quýnh, nguồn tin này rõ ràng là có chỗ ngờ ngợ, có thật là đại đội trưởng  Tăng có mặt ở thành phố Quế Lâm không? Ba tôi đi sục khắp phố, gặp ai cũng hỏi:
- Ông có biết đại đội trưởng Tăng không?
- Ông có biết đại đội trưởng đại đội hầu cận trung đoàn 27 không?
Một sĩ quan chặn ba tôi lại:
- Nhân dân tại sao hỏi dò quân đội? Ông ta hoài nghi gặng hỏi ba tôi: Ông là ai?
Ba tôi hốt hoảng định giải thích, may sao, đang lúc đó có tiếng gọi lớn, chất giọng quen  thuộc:
- Ông Trần ơi! Ông Trần! Ông Trần ơi!
Chúng tôi ngẩng đầu nhìn, người đang bước vội về phía chúng tôi không ai khác, đúng là  đại đội trưởng Tăng Bưu! Ba tôi mừng quýnh thốt lên:
- Đại đội trưởng Tăng!
Hai người lao tới ôm chầm lấy nhau, nước mắt ba tôi ràn rụa. Đại đội trưởng Tăng nói  dồn:
- Hay lắm! Hay lắm! Thế này thì hay lắm! Tôi đang chuẩn bị chiều nay đem gửi hai đứa  con anh chị về quê tôi, giao cho bà xã tôi trông nom. Nếu như anh chị đến chậm một ngày, thì  anh chị không gặp hai cháu bé rồi!
- Chúng nó mạnh giỏi không? Mẹ tôi sụt sùi, hỏi.
- Làm sao mà anh tìm được chúng nó? Chúng nó không bị thương chứ? Ba hỏi rối rít.
- Hai thằng nhóc vừa khỏe vừa chắc! Đại đội trưởng Tăng cười: Tìm bằng cách nào à?  Chuyện thì dài lắm! Chúng tôi cứ tưởng hai người gánh đồ tụt lại sau, nào ngờ họ ra thành
Đông An sớm hơn, rồi đi về phía trước. Khi hai người gánh đồ nọ đã đoán chắc là lạc đơn vị,  họ liền dở trò quái ác, bàn nhau bỏ hai cháu bé lại, bên một con đường nhỏ! Cũng may mắn  là, khi ra khỏi thành Đông An, tôi lại chọn đi con đường nhỏ này, trung đội trưởng Vương  nghe có tiếng trẻ con khóc, tỏa ra đi tìm, thì thấy hai cháu bé đang bò trên miệng một cái  giếng hoang khóc lóc thảm thiết! Chúng trách ba mẹ không cần chúng nó nữa!
Mẹ tôi muốn cười nhưng lại khóc, con ba thì nước mắt đầm đìa. Đại đội trưởng Tăng đưa  chúng tôi đến chỗ đóng quân vừa đi vừa kể:
- Tôi đã cử hai người về Đông An tìm anh chi, nhưng không gặp. Tôi nghĩ bụng, chiến  tranh rồi sẽ có ngày kết thúc, đến ngày đó, chúng tôi sẽ đăng tin lên các báo ở Tứ Xuyên, Hồ Nam tìm anh chị, giao lại cho anh chị, nếu như không tìm được, thì hai đứa nhỏ đó coi như con của tôi vậy!
Thật không lời nào tả hết sự cảm kích của chúng tôi đối với đại đội trưởng Tăng. Khi ấy,  tuy còn nhỏ tuổi, nhưng tôi đã sớm nhận ra lòng biết ơn và sự xúc động mạnh liệt, sâu sắc của  ba mẹ tôi đối với người đại đội trưởng tuyệt vời này.
Thế là, chúng tôi gặp lại hai đứa em trai đã thất lạc bao ngày, trong ngôi nhà mái bằng nho  nhỏ ấy!
Em trai nhỏ vừa nhìn thấy mẹ, liền bò nhào tới ôm chặt lấy mẹ tôi, vùi đầu vào lòng mẹ,  khóc tức tưởi. Kỳ Lân cầm một súng lục bằng nhựa (chắc là của đại đội trưởng Tăng tặng cho  nó) mếu máo khóc, khi gặp chúng tôi. Nó vừa khóc, vừa giương súng, nhắm chúng tôi:
- Bằng bằng bằng! Bắn ba mẹ, ba mẹ hư lắm, tại sao ba mẹ không cần chúng con?
Ba tôi chạy lại, ôm chặt nó vào lòng, rồi như nó cũng khóc. Tôi chạy lại, ôm em cũng  khóc theo.
Cả nhà chúng tôi ôm chầm lấy nhau, khóc cạn khô nước mắt, chính trong giây phút ấy, tôi  mới hiểu hết ý nghĩa thế nào là cười ra nước mắt, là buồn vui lẫn lộn!
Chúng tôi khóc một hơi lâu, rồi ba mẹ kéo ba chị em tôi đến quì trước mặt đại đội trưởng  Tăng. Đây cũng là lần đầu tôi thấy ba mẹ tôi thành tâm thành ý quì xuống trước mặt vị ân  nhân của mình.
Chúng tôi và các em xa nhau vừa đúng bảy ngày. Trong chiến tranh ly loạn, chia lìa bảy  ngày rồi gặp lại quả là chuyện lạ lùng, chẳng khác nào thần thoại, một câu chuyện khó tin!  Sau đó, nói chuyện với đại đội trưởng Tăng, chúng tôi mới biết ngày hôm ấy ông mới tới Quế Lâm, nếu như chúng tôi đến Quế Lâm sớm hơn một ngày thì không gặp, còn như đến chậm  một ngày thì các em đã bị đưa đến một nơi xa tít tắp rồi!
Ai đã sắp đặt cho tôi và ba mẹ gặp người thôn trưởng già nhân hậu và rồi, ai đã sắp xếp  cho chúng tôi chỉ ở lại cái làng không biết tên là gì ấy chỉ có ba hôm? Tại sao lại ba hôm mà  không là bốn hôm? Ai đã bảo tôi, phải khóc thảm thiết làm ba mẹ từng lòng sông của tử thần  bò dậy trở về với cuộc sống? Ai đã bày chúng tôi đáp chiếc xe lửa chở đầy những người đi  lánh nạn? Và gặp rất đúng lúc người lính dưới quyền của đại đội trưởng Tăng? Chuyện đời,  sai một ly đi một dặm! Từ đó, tuy là kẻ vô thần nhưng tôi lại tin vào hai chữ "số mệnh"! Câu  chuyện của tôi và các em tôi xảy ra, tôi chỉ nói được một điều là số mệnh thiệt diệu kỳ.
Cũng vì vậy mà tôi thường nói, chuyện đời người do bao nhiêu cái ngẫu nhiên tạo thành,  bạn có tin như vậy không?

HOMECHAT
1 | 1 | 166
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com