Rồi thu quạ Kế đến là những ngày đông giá lạnh. Những đêm đông dài vang động tiếng sóng gầm dữ dộị Tiếng gió thét rào rào trong rừng phi laọ Anh em dân chài có khi hàng tuần không dám thả mảng đi khơi, sáng chiều chỉ cùng nhau vác thuổng ra bãi cát đào bới dã tràng về làm món tạm bợ.
Vọi bỗng trở nên vui vẻ. Chàng không còn bẽn lẽn như xưa khi bị các cô con gái trêu ghẹo nữạ Hơn nữa, chàng thường bảo em dạy hát đủ các giọng. Rồi những đêm trăng sáng, Vọi lại cùng vài ba anh em kéo nhau ra quán Cầu hát đốị Vọi hầu như đã quên hẳn được câu chuyện tình vô lý kiạ..
Thấy con hết thở dài buồn bực, gắt gỏng, bà Bật cảm thấy vui sướng. Vòi tự phụ rằng đó là công trình của mình. Thật ra, nàng cũng thông minh và ranh quáị Nàng biết đem kể cho anh nghe những câu chuyện thần tiên mang rất nhiều ý nghĩa mà nàng thuộc lòng ngay từ thuở còn bé. Chuyện bà công chúa khinh rẻ anh học trò nghèo... Chuyện người lấy cóc, rồi cóc biến thành một cô gái đẹp nhất đờị Con cóc ấy, Vọi chẳng cần suy nghĩ cũng biết là những cô gái quê mộc mạc như Thu, người đã hát đối với Vọi nhiều lần.
Những đêm trăng ca hát ấy cũng chính Vòi bày rạ Nàng khôn khéo dạy anh những câu hát đáp lại, thành thử hai người hát đáp chọi nhau chan chát khiến ai đứng nghe cũng phải ngợi khen. Hát xong, Vòi còn láu lỉnh rủ anh đưa Thu về tận nhà của cô nàng rồi mới trở lại xóm Sơn.
Trong mấy tháng qua, Thu sung sướng vì đã chiếm được tình yêu của người con trai đẹp nhất vùng. Còn Vọi, chàng thản nhiên khi nghe thấy mẹ và em bàn đến chuyện hỏi vợ. Và nhiều lần bị các cô cắt cỏ chọc ghẹo, kêu Vọi là anh Thú, chàng cũng chỉ mỉm cười bước quạ
Cuộc đời giản dị bình thường của Vọi đã quay về lối xưạ Và nhờ quen biết Hiền, chàng lại sáng sủá, dạn dĩ thêm ra, bớt ngây thơ khù khờ, bẽn lẽn, nhút nhát.
Nhưng một buổi trưa... Hôm ấy Vòi mắc bận đi chợ, nhờ anh chăn hộ con bò một lát. Vọi ngồi trên tảng đá trước chùa Sầm Sơn lơ đãng nhìn con vật cúi ngoặm cỏ ở sườn đồị
Trời giá lạnh. Mỗi khi cơn gió bấc thổi rung mấy chiếc lá lộc vừng và đưa là là bay qua mặt, Vọi lại rùng mình run lập cập tuy chàng ngồi sưởí dưới ánh nắng.
Một chiếc lá rơi vào lòng Vọị Chàng cầm vân vê trong tay, tò mò ngắm nghíạ Bỗng Vọi kinh hoảng kêu:
-Trời ơi! Cô Hiền!
Màu chiếc lá rụng đỏ sẫm như là vỏ sò vừa nhắc chàng nhớ tới bộ áo tắm Hiền thường mặc.
Tất cả cái thời tắm biển lại hiện ra rõ rệt với những cô thiếu nữ trắng trẻo xinh tươi mà trong số đó, cô Hiền trắng trẻo xinh tươi nhất.
Rồi lần lượt những cảnh sinh hoạt êm đềm rõ dần ra... Cảnh bơi thi với cô Hiền... Cảnh đẩy mảng cho cô Hiền tắm... Cảnh đứng nói chuyện với cô Hiền ở bãi Lãn, khe Thờ, trên hòn Trống Máị..
-Anh Vọi!
Tiếng Vòi gọi làm Vọi giật mình, để chiếc lá đang cầm ở tay rơi xuống đất.
-Mày đi chợ về?
-Em mua được cặp gà đẹp quá, anh coi!
Vừa nói, Vòi vừa xách ngược hai chú gà con đang giẫy giụa và kêu chiêm chiếp giơ lên.
-Mày mua ngữ gà ấy về chừng để cho quạ nó tha giùm.
-Phỉ phui! Anh chỉ nói dại! Cặp gà này đến Tết thì vừa vặn làm cỗ.
-À, ra mày mua để làm cỗ Tết.
Vòi liếc nhìn ranh mãnh:
-Không đâu! Để tết nhà vợ cho anh đấỵ
Vọi nghe nói cau mặt quay đị
-Nhưng sao anh buồn thế, anh Vọỉ Mà mắt anh ướt như người mới khóc.
Vọi cố gượng cười:
-Tại tao rét quá, rét đến chảy cả nước mắt nước mũị
-Ừ, năm nay rét quá nhỉ? Rét thế mà còn có người ra biển nghỉ mát đấy anh ạ!
-Bậy! Ai nghỉ mát bao giờ!
-Thật đấy! Em vừa gặp cái cô ra đây độ nọ. Cái cô đã đến nhà ta ấy mà.
Vọi hoảng hốt đứng dậỵ Rồi không kịp hỏi xem cô ấy là ai, chàng vùng chạy xuống đồị
-Anh đi đâu mà vội thế?
Vọi vẫn cứ rảo bước, không buồn quay đầu lạị..
Vụ hè năm sau, Hiền cùng mẹ vào Sầm Sơn nghỉ mát rất sớm. Hiền đã quen với sự buồn tẻ, vắng ngắt của những buổi đầu mùa tắm nên không chán nản, bứt rứt khó chịu như năm trước nữạ Cho đến cả những tiếng chào mời nhộn nhịp tới tấp của các cô hàng dừa, hàng trứng, hàng gà, hàng cau cũng chỉ làm cho nàng nhếch một nụ cười thẳng thắn vui sướng.
Rồi dần dần theo vào từng cánh bạn thân, sơ của Hiền. Một thiếu nữ đẹp và giàu đi nghỉ mát thì bao giờ chẳng có bạn bè cả trai lẫn gái đi ủng hộ tháp tùng?
Trong đó tất nhiên phải có Lưu, người vừa chiếm số một trong kỳ thi lên năm thứ ba trường Luật, và có lẽ chiếm luôn cả số một trong những người hy vọng được trái tim của Hiền.
Rồi những tiểu thuyết êm đềm dịu dàng, ầm ĩ, lả lơi bắt đầu... Những tiểu thuyết bất di bất dịch ở ngoài biển từ khi người Việt-Nam biết mến chuộng cái trò đùá với nước mặn ...
Hiền như đã quên hẳn anh chàng đánh cá đẹp traí. Trong ký-ức của nàng, cái tên Vọí đã hầu như không còn hiện hữu ở trên đờị
Một buổi sáng, Hiền, Phụng và Lưu rủ nhau đến chơi hòn Trống Mái để xem lại dấu vết kỷ niệm của mình năm trước.
Tới nơi, khi Hiền còn đang loay hoay sửa soạn máy ảnh để chụp thì Phụng cười ròn rã bảo bạn:
-Chị Hiền ơi! Tên chị đây này!
-Biết rồi, viết bằng sơn trắng chứ gì?
-Không. Đục sâu vào đá kia!
Hiền cũng cười:
-Bậy! Tôi có đục tên tôi vào đá bao giờ đâủ Hoạ chăng đục vào cát ngoài bãi biển.
-Không mà! Đục vào đá thật! Đâu này, anh Lưu thử xem có phải là tôi nói dối không?
Lưu quan-sát ngắm nghía xong gật đầu:
-Phải đấy, nhưng đứng chung với một tên khác. Ngộ lắm!
Phụng lại phá lên cười:
-Còn ngộ hơn nữa kia, anh Lưu coi! Tên ấy khắc nhan nhản khắp mọi nơị
Hiền chạy vội lên tảng đá hỏi:
-Đâủ
Quả thật, trên thành hai tảng đá Trống và Mái có tới hơn một chục cặp chữ V.H. khắc trong những khung, hoặc tròn, hoặc vuông, hoặc hình chữ nhật hay hình bầu dục. Tác giả những công trình ấy kể đã tỉ mỉ và mất nhiều thời giờ, tuy rằng nét chữ lệch lạc xiêu vẹo như người mới tập viết. Phụng nói đùa:
-Gớm thật! Sao mà anh chị lãng mạn, nồng nàn đến thế? Có lẽ khắc tên lên trên khắp núi Sầm Sơn chăng?
Đễ thực đấỵ Kìa chị coi!
Vừa nói, Phụng vừa giơ tay trỏ những tảng đá đứng nằm vây bọc hòn Trống Máị Trên tảng đá nào cũng có ít nhất một cặp chữ V.H. . Phụng lại cười hỏi:
-H. là Hiền. V. là aỉ Hay Vọi đấỷ
Hiền buồn rầu đứng ngây người suy nghĩ, mắt mơ màng nhìn biển xạ Anh chàng đánh cá đẹp traí hiện ra rõ rệt trong ký ức nàng. Đã vào chơi Sầm Sơn được gần nửa tháng mà không một lần nàng nhớ đến người năm trước đã làm cho cuộc nghỉ mát của nàng đỡ buồn tẻ, và hầu như trở nên thiên ái tình thuần khiết. Bỗng nàng phá lên cười rũ rượị.., cười đến chảy nước mắt rồi bảo Lưu:
-May mà tên Lưu bắt đầu bằng chữ L đấy đấỵ Chứ tên là Văn, Viên, hay Vằn thì chết, tôi cũng ngờ chính anh là thủ phạm.
-Hay cô cho phép tôi bắt chước kẻ vô danh kia cũng khắc một cặp chữ. Một cặp thôị
-Cặp chữ gì?
-L.H.
Hiền lạnh lùng nói:
-Tùy ý. Ai cấm anh khắc chữ?
-Hay cho tôi chữa chữ V. ra chữ L. cho tiện?
Hiền hoảng hốt, như muốn ngăn cản:
-Ấy chớ! Kỷ niệm ái tình là một vật rất thiêng liêng. Xin anh đừng đụng chạm tới của người tạ
Phụn lim dim đôi mắt đứng ngẫm nghĩ, nói một mình:
-Chẳng lẽ...
Lưu hỏi:
-Cô bảo gì?
-Tôi bảo chẳng lẽ V. là Vọỉ
Lưu cười:
-Cô nghĩ lẩn thẩn quá! Anh ta có biết viết đâu!
-Ừ nhỉ.
Hiền yên lặng bước lại gần, tò mò ngắm từng chữ. Cái cảnh ngồi nói chuyện với anh chàng đánh cá đẹp traí dưới bóng hòn Trống Mái lại vụt hiện ra trong trí nhớ.
-Từ hôm nào vào đây tới nay dễ ta chưa gặp anh Vọi lần nàỏ
Lưu lạnh lùng đáp:
-Có lẽ anh ta đi kiếm ăn ở vùng khác.
-Vô lý!
Phụng tinh quái đùa rằng:
-Hay chị lại đặt một tiệc trà mời anh ấy đến dự?
Hiền vui mừng reo lên:
-Ồ, phải đấy! Vậy ta đến mời anh Vọi đị
Dứt lời, nàng đi thẳng. Lưu và Phụng đưa mắt nhìn nhau rồi thong thả bướ theo saụ Ba người mỗi lúc một thêm kinh ngạc vì trên con đường từ hòn Trống Mái đến xóm Sơn, chốc chốc lại gặp tảng đá có khắc hai chữ V.H. Hiền có vẻ lo lắng buồn rầụ Nàng như linh cảm, đoán biết đã xảy ra một sự việc gì quái lạ...
Tới cổng nhà Vọi, Hiền càng lo lắng vì nàng không thấy con chó trắng chạy ra mừng, mà cũng chẳng nghe thấy tiếng sủa của nó. Trong sân, một cảnh tiêu điều lạnh lùng. Không còn có buồm hay lưới phơi... Những sợi lưới mà năm trước Hiền ví với cái rèm che cửạ Vứt lăn lóc đó đây là mấy mảnh bát sành và mấy mẩu khoai lang. Hàng giậu dong xơ xác, trống trảị..
-Anh Vọi! Anh Vọi! Vọi ơi!... Vọi!...
Hiền gọi ba bốn lần mà vẫn không có tiếng trả lờị Thằng bé con bên láng giềng thò đầu ra cổng nhìn sang rồi ù té chạý thụt vào trong nhà.
Ba người định quay về thì từ ruộng lúa đi tới một người đàn bà lưng bẻ gập trên cây gậy trúc, miếng vải màn giắt dưới vành khăn nâu che cặp mắt lòa:
-Ông bà nào hỏi cháủ Cháu Vòi ra chợ sắp về đấỵ
-Còn anh Vọỉ Anh Vọi đâu bác Bật?
Người đàn bà òa lên khóc rồi sụt sịt hỏi:
-Ông bà... là ai... mà... biết... cháu... Cháu... cháu... chết rồi... còn đâu!...
Bà ta lại khóc... khóc thật thảm thiết. Hiền và Phụng kinh hoàng:
-Chết rồi! Chết rồỉ
-Vâng... chết rồi!
Hai cô thiếu nữ sợ người đàn bà khốn khổ ngã gục xuống đất vội xốc nách đỡ vào trong hiên, đặt ngồi trên cái phản thấp mọt không chiếụ Ai nấy đều yên lặng đứng ngắm bà Bật ngồi khóc. Một lúc lâu, bà mới lau nước mắt, ngẩng mặt lên hỏi:
-Ông bà sao biết mà đến hỏi thăm?
Hiền buồn rầu đáp:
-Tôi là Hiền, bà quên rồi saỏ Năm ngoái anh Vọi ốm, tôi đem thuốc đến chọ..
Bà Bật vội kêu lên:
-À, cô Hiền!.. Tôi nhớ ra rồi!
Bà lại khóc kể lể:
-Thưa cô... cháu nói đến cô luôn... Quý hóa quá... Cô tử tế... cô thương người thế! Ối Vọi ơi! Cô Hiền đến thăm mày đó mà mày bỏ... mày đi đâụ..
Hiền đưa khăn lên lau nước mắt. Lưu khó chịu, quay mặt nhìn đi nơi khác để giấu sự xúc động lộ trên nét mặt.
-Thôi đi về, hai cô...
Hiền không trả lời, kéo Phụng ngồi xuống phản. Phụng hầu như mất hết nghị lực, tâm thần bàng hoàng nên Hiền bảo sao làm vậỵ Hình như một sự hối hận ghê gớm đang chuyển động trong lòng nàng. Hiền vuốt ve, an ủi bà Bật:
-Thôi bà ạ. Chẳng qua là số phận. Số anh Vọi có thế! Bà cũng không nên quá thương xót mà sinh ra đau ốm...
Giữa lúc ấy, Vòi ở cổng đi vào, thấy mẹ khóc cũng òa lên khóc. Đó là một thói quen ở nhà quê. Có khách lạ đến thăm viếng người nhà mình bao giờ cũng phải đem tiếng khóc ra cám ơn, chứ lòng thương anh của Vòi không sâu đậm bằng lòng thương con của người mẹ khốn khổ kiạ..
Thật vậy, chỉ một lát sau Vòi đã bình tĩnh, thản nhiên thuật cho mọi người nghe cái chết thảm khốc của anh mình...
Hôm ấy vào cuối canh tư sang đầu canh năm, Vọi cùng một người bạn trong nghề thả mảng ra khơị Trời đẹp, biển êm. Sáng tinh sương, mảng đã ra xạ Hai người bỏ neo quăng lướị Bỗng lưới mắc phải vật gì...
Nghe tới đoạn ấy, Hiền nhớ lại câu chuyện Vọi thường kể... câu chuyện thầy của Vọi mất tích ở ngoài khơị Nàng kêu rú lên:
-Trời ơi! Cá nhà táng!
Vòi trừng mắt nhìn hỏi:
-Cô biết chuyện à?
-Vậy ra anh Vọi bị cá nhà táng ăn thịt?
-Thưa cô, em cũng không biết. Nhưng anh Vọi lặn xuống gỡ lưới rồi không thấy lên nữạ
Bà Bật vẫn hai tay ôm mặt khóc nức nở. Phụng hỏi vẩn vơ:
-Trước khi chết, anh ấy còn buồn rầu không?
Vòi ngẫm nghĩ một lúc rồi mới đáp:
-Thưa cô... có, buồn lắm. Rồi một dạo, anh ấy đã đi hát đối với chúng em. Rồi vào khoảng gần Tết, anh ấy lại buồn. Nhưng mấy hôm trước khi anh ấy chết, anh ấy đã vui vẻ trở lại như xưa, chiều nào cũng rủ em lên núi chơị
Hiền giật mình hỏi:
-Lên núi Trống Máỉ
-Vâng.
-Những chữ đóng khung vuông, tròn do chính anh ấy khắc vào đá phải không?
Lưu chau mày:
-Cô hỏi lẩn thẩn quá, đã bảo anh ấy không biết chữ!
Vòi vội cãi:
-Thưa thầy, những chữ ấy chính anh Vọi, anh ấy khắc thật đấỵ Anh em nhờ anh Câu viết mãi, anh em bảo đó là chữ V với chữ H thì em cũng biết vậỵ Đây này, thầy với cô coi, cũng chữ anh Vọi viết cả.
Vòi vừa nói vừa trỏ lên vách quét vôi trắng. Ở đấy có từng hàng chữ V.H. viết bằng gạch non. Phụng và Hiền mắt lặng lẽ nhìn nhaụ
-Anh Lưu!
Đạ!
-Không dám, anh dạ trời! Anh cho tôi xem cái ví được không?
Lưu vui mừng:
-Sao lại không được?
Vừa nói, chàng vừa rút ví đưa cho Hiền. Hiền nghiễm nhiên mở ra coị
-Trời ơi! Anh giàu nhỉ? Có nhiều tiền thế này!
Lưu cười:
-Nhiều gì? Tôi có hơn một trăm đó thôị
-Hơn một trăm mà lại không nhiềủ
-Vậy một trăm với bao nhiêủ
-Với mười lăm đồng. Thôi, có một trăm cũng giàu lắm rồi! Tôi vay chỗ lẻ.
Cầm ba tờ giấy năm đồng, Hiền đưa cho bà Bật nói:
-Chúng tôi đãị..
Người đàn bà khổ sở đưa tay đỡ lấy tiền, mếu máo nói:
-Ơn này... tôi biết làm thế nào trả được...
Hiền buồn rầu, đáp lại một câu đầy ẩn ý:
-Tôi là người có tội! Dẫu có làm phúc bao nhiêu cũng không chuộc được tội đâu bà ạ.
Đoạn nàng đứng dậy chào bà Bật rồi cùng Lưu và Phụng ra về. Vòi tiễn mọi người đến cổng. Hiền ghé tai thì thầm bảo cô bé nhà quê láu lỉnh:
-Khi nào em cần chị giúp điều gì thì cứ lại đàng nhà.
Đến hòn Trống Mái, Hiền xúc động quá ngồi xuống, hai tay ôm đầu nghĩ ngợị Phụng cũng ngồi xuống thở dài ứa nước mắt, lẩm bẩm:
-Chỉ tại mình!
Lưu đứng tựa tảng đá nhìn ra xạ Ngoài kia tiếng sóng biển vẫn rầm rộ đổ hồị..
Hết
Chương 8
Sầm Sơn 23 tháng 6 năm 193...
Chị Oanh,
Chị chờ em à? Thì ra em có viết thư hẹn với chị rằng em về mà em quên bẵn hẳn đị Xin lỗi chị nhé.
Vâng, quả có thế. Em vẫn dễ đổi ý kiến như khi còn đi học tuy ngày nay em đã già hơn thuở ấy những hai, ba tuổị Vì thế, tuần trước em chỉ muốn về, bây giờ lại không muốn về nữạ Hay chị vào đây nghỉ mát chio vuỉ
Thế nào chị cũng vào đấy, vì Hồng ra Hà Nội sáng hôm qua thành thử ở trong này em trơ trọi, không bạn. Rõ em giận chị Hông quá đi mất thôi! Bảo thế nào cũng không chịu nghe! Không biết về làm gì vội thế, làm em nhớ nó từ hôm qua đến giờ cứ ngơ ngẩn cả người chẳng khác gì nhớ tình nhân! Em nói thế không biết tình nhân nhớ nhau thế nàỏ
May quá có anh Vọi, không thì em buồn chết. À, em chưa nói chuyện anh Vọi với chị lần nào nhỉ. Anh Vọi không phải là một công tử hợp thời, cũng không phải một nhà văn-sĩ có tâm lý học hay triết lý học vẩn vơ, nhất lại không phải là một thi sĩ đa sầu đa cảm, đa tình đa tứ. Anh Voi chỉ là một anh đánh cá rất thật thà, hiền lành.
Mấy hôm trước lúc Hồng còn ở trong này, anh ấy đưa chúng tôi đi xem đủ các nơi quanh vùng... Nào rừng thông, nào núi Đường Trèo... Anh ấy còn hứa đem chúng tôi ra khơi nhưng Hồng nhát quá không dám nhận lời cùng đi nên lại thôị
Em xin nhắc một lần nữa: thế nào chị cũng phải cố mà vào chơị Em mong đấỵ
Bạn của chị,
HIỀN
Hiền cho thư vào phong bì, mỉm cười tự nhủ thầm:
-“Chị Oanh biết Vọi là ai mà mình nói chuyện Vọi với chị ấy!”.
Có một điều nàng không nghĩ đến là trong thư nàng không khoe tấm thân nở nang, vạm vỡ, cân đối của Vọi như mọi khi nàng đã khoe với hết thảy mọi ngườị Có lẽ vì hai hôm trước đây, nhờ một sự tình cờ, nàng nhận ra rằng anh dân chài không phải chỉ có những vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn anh không phải có những đặc tính thành thực, chất phác, ngây thơ.
Hôm ấy vào ba giờ chiều, ba người lên chơi hòn Trống Máị Cùng đi với một người con trai đến nơi vắng vẻ, Hồng hơi ngượng tuy biết Vọi chỉ là một người quê mùa không đáng sợ. Nhưng vì quá nể Hiền, nàng không muốn trái ý bạn.
Trời nóng như thiêu như đốt. Lên hết cái dốc gần đường phố Cầu, Hồng phải ngồi lại nghỉ mệt dưới bóng một tảng đá lớn bên chùa Sầm Sơn. Nàng vừa cầm nón quạt vừa thở hổn hển. Hiền mỉm cười đưa mắt nháy Vọi để thầm bảo cho chàng biết rằng cô bạn của mình yếu đuối quá. Vọi không hiều nghĩa cử chỉ ấy mà chỉ bẽn lẽn đỏ mặt cúi đầụ
Nhưng chàng lại vui vẻ ngay được vì chàng thấy Hiền và Hồng không chút giấu diếm lấy gương và phấn ra trang điểm để sửa lại nhan sắc bị mồ hôi làm hoen ố.
-Các cô đánh phấn làm gì! Ở đây có ai đâủ
Câu nói rất hợp lý và rất ngộ nghĩnh khiến Hồng phải ngẫm nghĩ. Còn Hiền thì cười lớn bảo Vọi:
-Chẳng có anh là gì?
Vọi không hiểu, cũng cười theọ Gần đấy, trong một khoảng đất bằng phẳng, dăm con bò thản nhiên đứng gặm cỏ non. Bọn trẻ mục đồng vào ẩn nắng trong chùa nghe tiếng cười chạy ồ cả ra tò mò nhìn. Hiền khó chịu, giục Hồng đứng dậy đị
Qua chùa, ba người xuống một cái dốc. Trời nóng bức nhưng Hiền vẫn luôn miệng hỏi chuyện Hồng dù bạn mình đã thở phào hơi tai và chỉ trả lời nhát gừng. Vọi thì đi rất mau, vượt hẳn lên trước. Chừng muốn tỏ cho anh đánh cá biết rằng mình cũng chẳng ươn hèn gì, Hiền rải bước đi kịp chàng và cách một quãng lại cùng chàng đứng chờ Hồng.
Trong khi ấy, hai người nói chuyện liên liên về hết các mọi thứ. Trông thấy ngọn núi, đống đá, thung lũng nào Hiền cũng hỏi tên. Mà Vọi cũng thích giảng nghĩạ Hình như khắp vùng này chứa đầy những kỷ niệm êm đềm về quá khứ của chàng nên chàng chỉ mong có người nhắc đến để nói, và nói thật nhiềụ
-Đây là khe nước, hễ mưa to thì nước tràn lên thành cái suối nhỏ. Ngày còn bé tôi vẫn ra đó thả thuyền chơị
-Thế núi này là núi gì?
-Đó là hòn Đá Lớn. Chắc cô chẳng trèo được vì cao và khó leo lắm.
Hiền mỉm cười hỏi:
-Anh đã leo lên ngọn lần nào chưả
-Đã nhiều lần rồị
-Vậy chốc nữa tôi cũn leo lên đến tận ngọn cho anh coị
Vọi kinh ngạc nhìn Hiền rồi chàng nở một nụ cười ngờ vực:
-Nó dốc mà nhọn, trông như cái vú con gáị
Đến lượt Hiền kinh ngạc trố mắt nhìn Vọị Nàng không ngờ trước mặt cô thiếu nữ Vọi lại dám sỗ sàng như thế. Nhưng câu nói sỗ sàng đối với Hiền chỉ có nghĩa tự nhiên, thẳng thắn đối với khối óc người chất phác của một anh dân quê. Vì vậy, Vọi ngơ ngác không hiểu tại sao Hiền lại cười ngất réo bạn mà khoe rằng:
-Hồng ơi! Anh Vọi bảo hòn Đá Lớn kia giống cái vú con gáị Chị trông có hệt không?
Hồng xấu hổ không đáp. Vọi nghiễm nhiên nói tiếp:
-Nhất lá đứng dưới đường nhìn lên lại càng giống lắm! Tất cả dãy núi này người ta đặt tên là núi Người Nằm hay núi Cô Con Gáí. Hòn Gầu Cao là cái đầụ Hòn Đá Lớn cùng hòn Buồm là hai cái vú. Đường trèo chạy thẳng xuống dưới kia là đùi và chân.
Hiền rũ ra cười và chờ cho Hồng theo kịp. Nàng bảo bạn:
-Chị đã thấy chưả Dãy núi này là người con gái trần truồng hay mặc may-ô nằm phơi mình dưới ánh mặt trờị
Rồi nàng quay hỏi Vọi:
-Thế xóm Sơn của anh ở vào chỗ nào người con gáỉ
Anh chàng đánh cá không hiểu đó là câu nói cợt nên ngớ ngẩn đáp:
-Thưa cô, tôi cũng không rõ. Tôi chỉ biết xóm tôi ở chân núi Đầu Câụ
-Đầu Câủ Ồ, tên hay nhỉ!
Hồng chau mày, thì thầm trách bạn:
-Sao chị cứ đùa anh ấy mai thế? Người ta hiền lành, không nên chế nhạo người ta như thế!
Nhưng Vọi vẫn thật thà giảng nghĩa:
-Vâng, núi Đầu Câụ Người Tây thường gọi là núi Con Voi vì nó cũng hơi giống cái đầu voi thò xuống hút nước biển.
Hiền nghe lơ đãng vì đương mãi đăm đăm nhìn một người đàn bà lom kkhom từ trong túp lều tranh lụp sụp đi rạ Theo sau là một con chó mực xổ ra sủa dữ dộị Bà lão đuổi chó rồi ngửa tay xin tiền.
Hồng chun mũi ghê tởm vì bà ta ăn mặc vừa lôi thôi, vừa bẩn thỉụ Hiền cho cái lối xin tiền như thế là đê tiện quá, nhất là nàng lại thấy một người đàn bà khỏe mạnhh ý chừng là con dâu bà lão đương ngồi thái khoai lang ở sân. Nàng nghĩ thầm:
-“Con cái kiếm ăn được sao lại để bà già tự hạ mình xin tiền khách qua đường?”.
Nhưng Vọi đã tiến lại gần chào hỏi:
-Bác ơi! Anh Đa đã đỡ chưa ạ?
Bà lão ngẩng nhìn:
-Anh Vọi đấy à? Nhà nó vẫn thế đó anh ạ!
Hiền tò mò nhìn vào trong nhà. Ở gian bên, một người đáp chiếu nằm rên trên một cái giường tre xiêu vẹọ Dưới gầm giường là môt đống khoai lang để ngổn ngảng. Cái giường ấy với cái phản thấp kê gian bên kia và cái ổ rơm ở gian giữa là tất cả đồ đạc trong nhà. Sự nghèo nàng làm cho Hiền rùng mình ghê sợ, không hiểu sao ở vào cảnh trơ trụi đến thế mà người ta sống nổi! Nàng thì thầm bảo Hồng:
-Trời ơi! Một mẹ già, hai vợ chồng với sáu, bảy đứa con lúc nhúc trong gian nhà chật hẹp hôi hám!
-Mà chị trông kìa! Những đứa con, đứa thì gầy, bụng thì ỏng, mắt thì toét!
Hiền ngắm Vọi nói chuyện với con dâu bà lão và bảo bạn:
-Trẻ con vùng này coi yếu đuối cả mà sao những người đi đánh cá thì khỏe mạnh vạm vỡ thế?
Sau khi cho mỗi đứa bé một xu, Hiền và Hồng cắm đầu đi thẳng không dám quay cổ trở lại nhìn túp lều tranh tồi tàn nữạ Vọi theo sau bảo hai người:
-Anh Đa ốm đã năm, sáu hôm nay mà không đi nghề được. Túng thiếu, đói lắm! Sáng nay qua nhà thương tôi có xin cho anh ấy mấy viên thuốc sốt đấy nhưng coi bộ chẳng ăn thua gì!
Hiền hỏi:
-Lúc nnãy anh đưa thuốc cho vợ người ốm phải không?
-Chính phảị Với lại tôi giúp chị ấy một hàọ
Hiền cảm đợng nhìn Hồng. Vọi nói tiếp:
-Anh ấy túng bấn lắm, nhà đất bán cả, phải lên ở nhờ nhà nước, trồng qua quít, ít khoai, ít ngô lấy cái ăn.
-Nhưng anh ta cũng đi nghề mà?
-Đi nghề là khi nào người ta thuê. Hai cô tính, đi nghề phải có vốn sắm mảng. sắm lưới chứ. Vốn ấy nhiều thì hai, ba trăm bạc, mà ít ra thì cũng phải hai, ba chục bạc. Anh Đa đâu còn bao nhiêu tiền dư nên chỉ đi bắt ngao, câu cá nhì nhằng. Tôi thương anh ấy lắm. Một mẹ già với đàn con mà không có nghề thì đến chết đói mất! Vì thế tôi thường bảo anh ấy đi nghề với tôi; kiếm được nhiều thì tôi chia cho nhiều, kiếm được ít thì lấy ít vậỵ Độ này anh ấy ốm không đi nghề được thì họa hoằn tôi cũng phải giúp anh ấy một vài hào, dăm ba xụ
Hai cô thiếu nữ lấy làm kính phục tấm lòng thương người của Vọi, đưa mắt nhìn nhau lẳng lặng nhìn nhau cảm động...