Thấy Lưu rẽ về bên tay trái, Hiền gọi: - Phía này, anh Lưu! - Ra biển kia mà! - Thì anh cứ đi với tôị Hiền với vẻ mặt cau có nhưng quả quyết. Lưu hiểu rằng những lúc ấy mà làm trái ý nàng thì không có lợi gì nên lẳng lặng đi theo, không hỏi, không nói một lờị Gần đến on đường rẽ sang nhà bưu- điện, Hiền gặp Phụng liền rủ cùng đi chơị Cô kia nhận lời ngaỵ - Nhưng đi đâu thế chị? Hiền thản nhiên đáp: - Đến thăm anh Vọị Nghe nói đôi mắt Lưu trợn trừng: - Đến nhà Vọỉ - Vâng. Phụng suy nghĩ, cố nhớ lại: - Anh Vọỉ Có phải cái anh đánh cá đến dự tiệc hôm nọ không? - Phải đấy chị ạ. Anh ấy ốm.
Lưu tìm được một câu ngăn cản: - Biết anh ta mắc bệnh gì mà cô dám đến thăm? Nhỡ anh ta bị thổ tả, ho lao, hay sốt rét, thương hàn thì có lây chết không? Hiền lạnh lùng nói: - Vậy thì anh đừng đi nữa là hơn hết, cả chị Phụng cũng vậỵ Nếu sợ lây thì xin ở lại, tôi đi một mình. Riêng tôi, tôi biết anh Vọi không mắc những bệnh nguy hiểm ấỵ Rồi nàng biểu lộ lòng độc ác của nàng bằn một câu bí hiểm, đầy những ý nghĩa mờ ám: - Mà anh ấy mắc bệnh gì có lẽ tôi cũng đoán ra được. Nàng muốn nói Vọi ốm tương tư vì nàng, nhưng Lưu không hiểu, cho rằng nàng đã một mình lẻn đến thăm anh ta rồị Lưu cười gượng nói: - Cô nóng quá! Cô còn chẳng sợ lây nữa là tôi đây, thân một nam nhi dũng cảm. Hiền vẫn còn căm tức, và chẳng hiểu sao nàng cảm thấy ghét Lưu về đủ các phương diện. Nàng nhíu mày nhìn đi nơi khác và bật lên một tiếng cười chua chát, cay cú lạ lùng. - Đi thì đi, không đi thì thôi! Làm gì mà phải giở những thân danh nam nhi dũng cảm ra như thế! Nó có vẻ...
Nàng toan nói có vẻ tuồng , nhưng kềm ngay được vì nàng chợt nhận ra là mình tàn nhẫn quá . Từ đó ba người yên lặng đi bên cạnh nhau không ai nói với aị Mãi đến lúc leo hết con đường dốc lên núi, Lưu mới dừng lại thở và bảo hai cô thiếu nữ: - Các cô trèo khỏe quá! Phụng tự phụ, mỉm cười: - Chuyện! Hiền hỏi: - Thế nàỏ Anh đã mệt rồi saỏ Vậy cái dũng cảm nam nhí của anh cất ở đâu, không đem ra dùng? Lưu bèn ngồi nghỉ một lát để ngắm cảnh, nhưng Hiền nóng ruột muốn biết ngay bệnh trạng của Vọi ra sao nên bảo chàng: - Chịu khó một tí nữa, sắp tới rồi! Đó cũng là cách tập thể thaọ Anh phải biết, ngày nào chúng tôi cũng tập chạy, tập đi ít ra cả tiếng đồng hồ. Phải không chị Phụng? Lưu nghĩ mà thêm xấu hổ với hai cô bạn gái nên đứng dậy đi liền. Ngắm họ, chàng nhận thấy có sự liên hệ của tấm thân dịu dàng uyển chuyển với cái sức mạnh của sự tập luyện công phụ Và chàng hiểu rằng thời nay không còn là thời chia hẳn ra bên đàn ông là mạnh mẽ, và bên đàn bà là yếu đuối nữạ Chàng nghĩ thầm: - “Ta sống ở thế kỷ trọng cá nhân chủ nghĩá. Nhưng muốn cho chủ nghĩa này đắc thắng thì không gì bằng làm cho nam nữ bình đẳng về mọi phương diện. Những danh từ phái mạnh phái yếú kia vẫn còn thì chưa thể bình đẳng được.”.
Nhìn hai người bạn gái, chàng tự hỏi: - “Họ với mình, ai thuộc phái mạnh và ai thuộc phái yếủ”. Vấn đề phụ nữ rõ rệt hiện ra trước mắt chàng hiện ra thành thịt thành xương. Cái vấn đề mà trước kia chàng cho rằng chỉ có ở trong lý tưởng, vì chàng mới đọc những lời bàn tán khô khan lờ mờ, kiểu cách đăng trên báo chí chứ không bao giờ chịu nghĩ đến một cách thiết thực như hôm naỵ..
Chương 23
Hiền đưa Phụng và Lưu đi thẳng vào nhà Vọi như chủ dẫn khách vậỵ Con chó trắng đã quen với cô thiếu nữ thường vuốt ve nó nên lại gần vẫy đuôi mừng quýnh, kêu rít lên. Hiền cất tiếng gọi, tức thì bà Bật đang rửa rau ở sân liền vứt phịch cái rổ xuống đất mà chạy rạ Cảnh tượng quá thân mật ấy làm cho Lưu tức giận, mặt hơi tái đị Chàng đứng im, trừng trừng nhìn hết chỗ nọ chỗ kia, tỏ vẻ khinh bỉ. Bà Bật vừa lau tay ướt vào áo, vừa vui mừng nói: - Trời ơi, quý hóa quá! Xin rước cô... Xin rước thầy và hai cô vào chơị Hiền hỏi: - Anh Vọi ốm ra sao thế bác? - Vâng, cháu ốm. Sao cô biết cháu ốm mà đến hỏi thăm? Thì ra Vòi nói dối rằng mẹ sai lên xin thuốc. Nhưng nói dối như thế để làm gì? Hay Vòi láu lỉnh, ranh mãnh định có mục đích quỷ quái chi đâỷ Hiền ngờ vực, nhưng chỉ mỉm cười đáp lại với bà Bật: - À, tôi gặp cái Vòị Hỏi thăm mới biết. Tôi có gửi nó cầm về cho anh Vọi một ống thuốc sốt. Chẳng hay nó đã đưa cho anh ấy uống chưả - Thưa cô, nó chưa về. Chừng nó còn chạy ra chợ.
Hiền và Phụng bước ra thềm. Còn Lưu thì đứng ngoài sân chắp tay sau lưng chúm môi huýt sáo làm bộ mặt ra vẻ thản nhiên lãnh đạm, nhưng bao nhiêu giận dữ căm hờn vẽ rành rành trên nét mặt. - Mời thầy vào trong nhà ngồi chơi xơi nước. - Được, mặc tôị Bà Bật kéo vội chiếc mới gác trên cái giá gỗ treo ở hiên rồi đem đến phản vừa giải trùm lên chiếu rách vừa mời: - Xin rước thầy với cô ngồi chơi tạm. - Được, bác. Đưa chúng tôi vào thăm anh Vọi đã. Hiền và Phụng lách vào trong gian nhà kín mít tối om. Vọi nghe rõ tiếng Hiền vội đứng xuống đất chắp tay chào: - Lạy cô ạ. Mẹ ơi! Chống hộ con cái phên nứa cho sáng một tí, chứ chẳng nhìn rõ gì sốt! Tiếng Hiền đáp: - Được, anh cứ nằm nghỉ. Anh sao thế? - Thưa cô, tôi cũng cảm qua loạ Vọi biết có một cô đi với Hiền, nhưng chưa rõ là aị Mãi đến lúc bà Bật chống cao cái phên lên, chàng mới nhận ra là một cô dự tiệc trà bữa nọ. Chàng sa sầm ngay nét mặt. Cái cảnh trong phòng khách nhà Hiền với tiếng đàn réo rắt hòa tiếng cười nói mỉa mai đã ám ảnh chàng luôn mấy hôm liền nay lại hiện rạ - Kìa, anh không nằm nghỉ? Sao lại dậy thế? - Thưa cô, cứ để mặc tôi ạ. Tôi đỡ nhiều rồị Câu nói thành thật của anh đánh cá chất phác làm Hiền nghe như có ngụ ý tình tứ, đầy xúc động trong đó. Nàng hiểu câu nói kia của Vọi có nghĩa là: - “Tôi đỡ nhiều rồi vì cô hạ cố đến thăm tôị”. Hiền mỉm cười sung sướng ghé tai Phụng thì thầm: - Chị coi, người nhà quê chẳng biết tán là gì? Phụng ngơ ngác không hiểu tán ở chỗ nàọ Vọi thì cho là hai cô lại giễú mình nên thở dài ngồi xuống phản, hai tay ôm đầụ Hiền tưởng Vọi mệt lắm, lại gần bên, đặt tay lên trán chàng. - Đầu anh nóng lắm, phải nằm xuống mà nghỉ chứ! Nhưng Vọi vẫn ngồị Thấy vậy, Hiền nói tiếp: - Nằm xuống! Bảo ngoan, không tôi giận!
Bàn tay cô thiếu nữ vừa thơm tho, vừa mát rượi cộng thêm giọng nói dịu dàng êm đềm khiến anh nhà quê choáng váng mê man như mất cả hồn. Thân chàng thong thả, nghiêng mình xuống phản. Lúc ấy Lưu sốt ruột nên đi vàọ Chàng mím môi, trợn mắt đứng nhìn rồi bước thẳng đến gần Hiền khẽ nói: - Về thôi, không ở nhà cụ mong đợị Hiền như chẳng chú ý đến lời của Lưu nóị Nàng dịu dàng bảo Vọi: - Anh nằm nghỉ, lát nữa Vòi nó đem thuốc về. Anh uống một viên sẽ khỏi ngaỵ Bà Bật mời ba người ra phản ngoài hiên xơi nước. Hiền và Phụng nhận lời, bưng cái bát sành mẻ đựng nước chè tươi nóng uống xì xụp có vẻ ngon lành lắm. Còn Lưu thì hai tay thọc túi quần đi đi lại lại ngoài sân và luôn miệng kêu: - Mùi gì tanh quá! Bà Bật ở trong nhà chạy ra đáp: - Thưa thầy, mùi lưới phơi đàng kia đấy! Thưa thầy, con nhà chài lưới thì sạch làm sao được? Quay qua Hiền và Phụng, bà vừa cười vừa nói: - Thưa thầy với hai cô, cá tanh thế mới có cơm ăn. Hiền lấy làm khó chịu về tính nết của Lưu nên nói chọc tức một câu: - Phải, cũng như sau này anh Lưu ra làm trạng- sư (#1), người ta càng hay kiện cáo nhau thì anh càng có nhiều tiền tiêu thôi! Bà Bật chẳng hiểu gì nhưng cũng đáp liều: - Vâng, chính thế thưa thầy với hai cô. Thời buổi này khó kiếm ăn lắm! Một đồng bạc cá ngày xưa bây giờ chỉ bán được năm, sáu hào thôi!
Chú thích: 1 Trạng sư: ngày nay gọi là luật sư .
Chương 24
Lưu nghe câu nói thản nhiên của người đàn bà lại càng căm giận, nhưng chàng vừa nghĩ ra được một kế vội tươi ngay nét mặt bảo Phụng: - Để cô Hiền ngồi đây, cô Phụng với tôi ra bãi bể chơi đị Chàng tưởng nói thế là trêu tức được Hiền, nào ngờ Hiền vui vẻ bảo Phụng: - Phải đấy! Chị ra đó mà hóng mát. Bãi xóm Sơn đẹp lắm. Tôi đã tắm ở đó mấy lần rồị - Thôi, chờ chị cùng đi cả. - Thì hai người cứ đi trước, tôi sẽ ra saụ
Phụng xưa nay vẫn ghen với Hiền được Lưu luyến ái và coi như người vợ chưa cướị Nàng cho rằng nàng giàu có, xinh đẹp chẳng kém gì Hiền thì sao nàng lại không xứng làm vợ Lưủ Mà có lẽ Lưu sở dĩ không để ý đến nàng chỉ vì chưa có dịp nào được chuyện trò thân mật với nàng mà thôị Phải biết rõ tâm hồn nhau mới thành thật yêu nhau được. Vì thế, nàng nhận lời, đứng dậy cùng Lưu đi liền. Nhưng nàng đâu ngờ đó chỉ là một mưu kế của Lưu dùng để gợi lòng ghen tuông của Hiền. Chàng vẫn kiêu căng, tự cho mình là một người chồng mộng tưởng của các cô tân thờị Chẳng thế mà tiệc trà nào, bọn họ cũng phải mời chàng cho bằng được. Cái ý nghĩ âm thầm ở đây, trái tim các cô thiếu nữ kén chồng cùng những bà mẹ kén rể, chàng đều tự hào rằng chàng đọc được vanh vách. Ra tới bãi biển, thấy Lưu buồn rầu nghĩ ngợi, Phụng khẽ hỏi: - Thưa cô, quả có thế. - Ai lại đến thăm một anh đánh cá bao giờ! Không thấy Lưu trả lời, Phụng bèn nói tiếp: - Chẳng còn nghĩ đến thể diện, thể diếc gì nũa! Chẳng còn sợ những lời dị nghị của công chúng nữa! Nghe Phụng nói xấu người yêú, Lưu đã có mòi hơi cáụ Chàng gằn giọng hỏi: - Cô tính, lời dị nghị của công chúng thì phỏng đáng kể vào đâủ - Vẫn biết thế, nhưng nhỡ rạ.. - Nhỡ ra saỏ Phụng muốn Lưu hiểu ngầm câu nói đầy nọc độc của mình nên mỉm cười vờ chữa: - Không, chẳng sao cả. Chết chưa! Em quên hẳn chị Hiền là vị hôn thê của anh! Lưu dằn từng tiếng: - Thưa cô, thế thì cô lầm tọ Cô Hiền chỉ là một người bạn rất đáng kính của tôi thôi, cũng như cô, cô Thi, cô Lan và hết thảy các cô thiếu nữ khác mà tôi có hân hạnh được quen biết. Phụng tinh ranh nhìn Lưu: - Thì ra thế! Tôi cứ tưởng... Lưu ngắt lời: - Thưa cô, không bao giờ nên tưởng cả! Phụng cười nắc nẻ: - Không thì thôi, làm gì mà anh giận em thế?... Nếu chị Hiền không phải là vị hôn thê của anh thì càng haý chứ sao! Lưu chau mày: - Thưa cô, sao lại càng haý? - Vì ban nãy tôi lỡ lời nói xấu chị ấy mất câụ - Vâng, tôi cũng tưởng điều ấy không nên, nhất là khi nguời bạn lại không có mặt ở đâỵ
Phụng càng cười to: - Tôi có thể ví anh với anh Alceste trong vở hài kịch của Molièrẹ Ai lại nói chuyện với một thiếu nữ mà cau có gắt gỏng đến thế! Lư chợt hồi tâm tỉnh ngộ: - Xin lỗi cô, tôi thường có nết xấu ấy thực, cô tha thứ chọ Nhưng ta về thôi kẻo cô Hiền mong. Phụng vẫn còn tai ác: - Biết đâu rằng chỉ Hiền mong? Khi hai người trở lại nhà Vọi thì Hiền đang đứng bên phản hỏi chuyện anh đánh cá. Gần đó, Vòi tay cầm bát nước với ống thuốc. Thấy Lưu và Phụng, Hiền thản nhiên hỏi: - Về vội thế? Phụng đưa mắt liếc Lưu, có ý bảo: - “Đấy anh coi! Chị Hiền có mong đợi chúng ta đâu!”. Hiền chỉ hỏi một câu vơ vẩn rồi lại quay về phía Vọi: - Anh uống rồỉ - Thưa, đã. Cám ơn cô. - Vậy nằm nghỉ nhé, chúng tôi về thôị Hễ chưa khỏi thì tôi lại đem thuốc đến. Nhưng chắc thế nào cũng khỏi, phải không? Vọi trở mình quay vào phía trong. Hiền vừa thoáng trông thấy hai giòng lệ lặng lẽ chảy hai bên má chàng. Đó có lẽ là những giọt nước mắt sung sướng trong đời Vọị Hiền cũng sung sướng mỉm cườị..