watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:07:5826/04/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Thất Chơn Nhơn Quả - Trang 5
Chỉ mục bài viết
Thất Chơn Nhơn Quả
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tất cả các trang
Trang 5 trong tổng số 10


Hồi 12
Chỉ tọa công, phân minh diệu lý,
Học chơn đạo, hỉ phùng minh sư

Nghĩa là:
Chỉ ngồi công-phu, bày tỏ chỗ diệu lý,
Học đạo chơn, mừng gặp thầy minh-sư.
Có bài kệ rằng:
Ân ái buộc ràng giải chẳng khai,
Ngày kia thân bỏ khổ bao nài,
Nay đã buông tay không trở nệ,
Thẳng đến Diêu-Trì Bạch-Ngọc giai.

Lại nói thằng nhỏ đương muốn nói thầy biểu về hỏi cái tay của mẹ cho mẹ nó nghe, liền thấy mấy người đi đến hỏi thăm nhà họ Mã, thằng nhỏ hỏi: Mấy ông hỏi thăm nhà họ Mã đặng tầm ông Tiên sống phải chăng? Mấy người nói:
- Phải.
Thằng nhỏ liền dắt đi, hồi lâu tới nhà họ Mã, may gặp Mã Đơn-Dương ở trước nhà, thấy mấy người đến, mời vô hỏi mấy anh đến có việc chi? Mấy người nói:
- Tôi đến cầu học Đạo.
Mã-Đơn-Dương nghe nói, liền dẫn ra mắt thầy. Có một người họ Đàm tên Xử-Đoan, hiệu Trường-Chơn-Tử, năm trước có bịnh trầm kha. Trùng-Dương tiên-sanh lúc mới đến Sơn Đông xin ăn, có dạy việc trừ bịnh cho y, chừng bịnh mạnh rồi vui lòng ham Đạo, tìm hỏi thầy mà không biết ở đâu. Nay nghe người nói tại nhà họ Mã có một vị Thần Tiên sống tên là Trùng Dương, nên mới biết thầy ở đây; và có dẫn một người cũng ham học đạo, họ Xích tên Thái-Thông, hiệu là Thái-Cổ, cũng ở chung một phủ. Còn mấy người kia cũng ham học Đạo, nói chẳng hết tên họ. Khi đó, Đàm-Trường-Chơn lạy thầy tạ ơn ngày trước trừ hết bịnh rồi nay hỏi cầu học Đạo. Trùng-Dương nói:
- Pháp môn mở rộng cửa, ai có tới thì tới, có đi thì đi, ta cũng không dám cầm.
Liền biểu Mã-Đơn-Dương dẫn mấy người ra mao-am thứ nhì ở đó. Cách ít ngày, cũng có ít người đến học Đạo, tên Lưu-Xử Huyền, hiệu Trường-Sanh-Tử; người khác tên Vương-Xứ-Nhất, hiệu Ngọc-Dương-Tử, cũng người Sơn-Đông. Mã-Đơn-Dương tiếp hỏi, cũng nói cầu học Đạo. Liền dẫn hai người ra mắt thầy, rồi Trùng-Dương tiên-sanh biểu đem ở mao-am thứ ba.
Bỗng đâu thấy bên Đông tới một người, bên Tây một người, chừng một tháng tới hơn mấy mươi. Trùng-Dương thấy vậy biểu Mã-Đơn-Dương chỉ đạo, dạy mỗi người công phu, phân việc đâu đó thứ tự. Các việc xong xuôi rồi tiên-sanh định ngày đem việc đạo giảng dạy chỗ tu hành công-phu cho mấy người nghe, rồi sắp đệ tử đứng hai bên cung thân nghe giảng. Tiên sanh nói:
- Thân người lấy Khí làm bổn, lấy Tâm làm căn, lấy Tánh làm mạng mới phát ra đặng. Còn Trời Đất cách nhau tám muôn bốn ngàn dặm, người thì cái tâm thận cách nhau tám tấc bốn phân. Thận ở trong dưới rún một tấc ba phân, kết liền một mạch mà thông hơi thở trên dưới. Mối thông trăm mạch hễ thở, thở vô trăm mạch đều bế. Trời Đất tạo-hóa xây vần cũng không khỏi hai mối hô-hấp. Hễ người hô-hấp trong tâm thận thì khí huyết đều thuận nguơn-khí đặng vững, thất tình chẳng động, trăm bịnh chẳng trị mà tiêu.

Còn phép ngồi công-phu mỗi ngày: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu bốn giờ ở trong tịnh thất, ngồi niệm cho dày, ngồi kiết dà, hồi quang phản chiếu đơn-điền, lấy bông nhét lỗ tai, dứt việc lo tưởng, ý tùy hô-hấp, vật-vọng vật-trợ, miệng mũi đều không thở. Ngồi chừng một giờ đồng hồ rồi nằm nghỉ, chẳng khá lao nhọc, đừng cho phiền giận mà tổn công-phu thì hại cái Chơn-Khí (Ai muốn biết tìm thầy chỉ thì rõ).
Có bài kệ rằng:
Ngồi nghỉ công-phu chẳng dụng đa,
Trọn nhờ luyện khí với trừ ma,
Phải đem chướng ngại đều bỏ hết,
Chớ để tâm đầu có võng la.
Chướng ngại không tu phiền não tụ,
Võng la không giải khổ ta-bà,
Rõ ràng chí-lý trao truyền đủ,
Đừng để một hồi lại bỏ qua.

Tiên-sanh giảng nói việc công-phu, rồi xuống phòng an nghỉ, các đệ tử ai về phòng nấy.
Lại nói tỉnh Sơn-Đông có một người họ Khưu, tên Xử-Cơ, hiệu Khải-Phát, anh em ba người, cha mẹ đều mãn sớm, Khải Phát nhờ anh chị thương cho học biết làm thi phú, mà không muốn việc công danh, ham tịnh dưỡng, có khi không muốn nói chuyện, dường như trong lòng có chỗ vui mà không ai biết. Nhiều khi anh chị khuyên lập công danh, Khải-Phát thưa rằng:
- Tôi nguyện học cùng cứu chỗ thân tâm, không muốn việc công danh. Anh chị khuyên cưới vợ thì Khải-Phát từ rằng:
- Em chí chưa đặng lập thành, há dám ràng buộc sự nhọc; để cho em thong thả. Lại thường hay cùng anh chị giảng nói:
- Người sanh ở đời chẳng tìm đường giải thoát khó khỏi việc buồn, trọn ngày tranh danh đoạt lợi tham luyến vợ con. Có khi vô-thường đến bắt thì muôn việc đều không; người gọi cuộc đời là chơn, chớ như tôi thấy dường như mây nổi sương bay, tỉ như giấc chiêm bao, bọt nước!
Có một lúc nọ anh em trong nhà không đặng hòa thuận, hai anh muốn tách ra đi. Khải-Phát nhiều khi can gián không đặng, liền mời hai anh ngồi thưa rằng:
- Xin hai anh an tâm, vì cha mẹ có ba anh em, chẳng may cha mẹ khuất sớm, lòng em hằng mộ đi tu, vậy hai anh ở chung với nhau mới phải, để sanh ý không hòa, chẳng sợ cha mẹ phiền muộn sao? Xin hai anh nghe nhắc sự tích:
Có một ông nọ sanh năm người con, ba trai hai gái, nuôi đặng nên người, cưới gã đều đủ, lại để gia tài chừng 2000 lượng bạc, chưa lập tương phân. Chẳng may hai ông bà bất hạnh sớm. Anh em đồng tâm mai táng, công việc xong rồi bốn người em đòi tương phân gia tài đặng ở riêng. Người anh cũng nghe lời bốn em chia gia tài sự sản, kêu em nói rằng: Nầy mấy em, vì cha mẹ sanh có năm anh em, cha mẹ khuất sớm có để lại một chút ít, đến nay mấy em muốn chia, thì anh cũng y lời các em chia xong rồi. Nay anh muốn tỏ bày cùng mấy em như vầy, có em nào vui lòng không?
Bốn em thưa rằng: Xin anh có việc chi cứ phân tỏ.

Người anh nói: Ruột đất tiền bạc thì chia cũng phải, còn chuyện ở riêng, anh xin bốn em ở chung cho vui. Vì cha mẹ mới mãn mà anh em tư phân thì thiên hạ chê cười. Nói vừa dứt lời hai người gái và một người trai nói rằng: Không, bề nào cũng nhà ai nấy ở dễ hơn. Người anh nghe nói rất buồn, phân dứt mấy lần không đặng tủi thân sa nước mắt, bèn vào bàn thờ cha mẹ quì lạy than thở một hồi rồi kêu mấy em nói: Nầy mấy em, cha mẹ sanh mình lúc còn nhỏ thường ngày chơi vui giỡn, có cái chi tốt, ngon cũng ăn chung. Đến nay cha mẹ khuất rồi, anh em cũng ở như vậy mới phải là tình cốt nhục thuận hòa, dẫu cha mẹ ở chốn suối vàng cũng đặng ngậm cười, còn mình ở tại thế thì đặng danh thơm mỹ mục. Sao mấy em không chịu ở chung? Vậy xin mấy em nghĩ coi: Hang kiến kia bao lớn mà cả hơn ngàn muôn con lên xuống tranh đấu, hễ con trước đi đâu, con sau theo đó. Con nầy kiếm đặng gạo, con kia kiếm đặng cơm, thảy không ăn riêng, đều đem về hang mà ăn chung với nhau. Nghĩ lại: nó là một con vật nhỏ nhít, tuy không biết nói mà còn có tánh thương nhau. Anh kiếm nuôi em nhỏ dại còn đặng, huống chi anh em mình linh hơn muôn vật, lẽ đâu kẻ Nam người Bắc, góc biển chơn trời, há chẳng thẹn cùng vật nhỏ?
Bốn em nghe anh thức tỉnh đều lạy anh xin lỗi, rồi cũng ở chung như thường, lo việc làm ăn, em quấy anh rầy, anh sai em nhắc, đêm hôm tăm tối giảng nhau. ở hơn bốn đời khỏi tranh một lời xử đoán. Hỡi ôi! Gương ấy tu cùng không tu cũng rán coi mà bắt chước. Lớn thì phải thương nhỏ, lấy lời khuyên nhủ trẻ em, hoặc thầy, hoặc cha, hoặc anh, đều nên thương kẻ dưới tay. Minh-Thánh Kinh nói: “Bất sức văn thần quá, bất diệu võ tướng công. Kỷ lục văn hoa điện, cử hạch kiến chương cung”. Nghĩa là: Chẳng khá ép kẻ văn thần có lỗi, không nên dung võ tướng có công; vì kẻ có lỗi trong chỗ lỗi cũng có công, còn người có công trong chỗ công cũng có lỗi. Nên làm lớn phải châm chế, như có thưởng phạt thì đem hiện trước huê điện mà thưởng phạt, cho hai đàng thấy minh bạch công bình. Hễ em nhỏ phải nhượng kính bề trên, chịu trên sai khiến, hoặc trên lỗi phải chiều lòng giảng dứt, chẳng nên nặng lời mà tổn đức bình sanh. Hoặc trên xử dạy dưới thì lấy chỗ lễ nghi mà răn trị, không đặng ép quyền vì có câu: “Thượng huấn hạ dĩ lễ, hạ gián thượng dĩ quí”. Nghĩa là: Trên dạy dưới lấy lễ mà dạy, dưới gián trên lấy qui trình mà can, thì khỏi chỗ hư hại nhơn-đạo cùng thiên-đạo.
Khải-Phát nhắc mấy lời cho hai anh nghe, từ đó đến sau y nhiên ở chung mấy đời, không tranh lời hơn thua. Khi đó Khải-Phát nghe nhà họ Mã ở huyện Ninh-Hải có ông Trùng-Dương tiên-sanh đạo-đức tu hành, lại có người học Đạo ở đó. Khải-Phát bình sanh ham việc đạo-đức, nghe nói ý muốn thưa anh chị hay, mà sợ không cho đi, nên sửa soạn tiền bạc, đem theo quần áo lén ra khỏi nhà, đi đến huyện Ninh-Hải. Tới nhà họ Mã, gặp ngay Đơn-Dương hỏi rành việc Đạo, cùng nói tên họ đem vô sổ. Lại có mấy ông: Đàm, Lưu, Vương, Xích, thấy Khải-Phát cũng vui mừng nói rằng:
- Tuổi còn nhỏ mà phát tâm học Đạo, thiệt cũng ít người có, liền dắt ra mắt thầy, rồi Đơn-Dương thuật công việc cho thầy hay. Trùng-Dương nghe nói ngó Khải-Phát một hồi nói rằng:
- Thằng nầy học Đạo không đặng! Vì nó lanh lợi thái quá, tâm ý tạp niệm rất nhiều, khó đặng thành đạo, mau sớm trở về. Khải-Phát quỳ lạy thưa rằng:
- Con tuy nhỏ, chớ quyết một lòng học Đạo, không có hai ý, xin thầy cho con ở lại học. Đơn Dương cũng xin dùm mà thầy chẳng chịu, nói rằng: Chẳng phải ta bỏ nó, vì nó khổ căn lớn nạn, sợ ma nạn chịu không nổi mà sanh thối chí. Chẳng bằng không thâu hay hơn!
Khải-Phát muốn thưa cầu nữa, vừa cúi đầu lạy thì Trùng Dương tiên-sanh bỏ đi ra ngoài. Đơn-Dương cùng mấy ông thấy vậy không biết làm sao, bèn dẫn Khải-Phát đến nhà trước chỉ làm công việc. Qua bữa sau, Khải-Phát lạy thầy xin nữa, tiên-sanh hỏi rằng: Sức ngươi nhỏ mà muốn gánh đồ nặng, thế ngươi chịu nổi không? Khải-Phát thưa rằng:
- Thầy dạy ý chi tôi không rõ? Tiên-sanh nói:
- Ta nói ngươi sức nhỏ mà gánh nặng không nổi là nói: Đạo lớn như Trời Đất, còn sức ngươi phước ít chí hẹp nên sợ tu không đặng, nửa chừng trở ra mà hư trong mối Đạo, ngươi cũng mang tội trong Phật-môn, nên ý ta chẳng cho. Khải-Phát nghe mấy lời thầy nói trong lòng thấu đặng, thưa rằng:
- Tuy tôi sức nhỏ khó gánh nặng vật lớn, nhưng mà lòng muốn thì tôi lấy ý-chí liệu dùng cũng có khi làm nổi.

Tiên-sanh nghe nói biết là người có chí quyết tu, nên nói: Như trò muốn tu, việc còn lâu ngày. Nói vừa dứt lời, trở vô phòng đóng cửa. Còn Khải-Phát cứ làm công chuyện như thường. Qua ngày sau, Khải-Phát lạy Đơn-Dương thưa rằng: Vì tiên-sanh không chịu thâu tôi, vậy xin lạy ông làm thầy. Đơn-Dương nói:
- Không đặng! Cầu, phải cầu người đại nhơn; học thầy, phải tìm minh-sư. Tôi chẳng qua hiểu chút ít đạo lý, chưa đặng thấu hết! Trò phải an lòng ở đây lập công, tôi cũng lần dắt cho trọn toàn.
Khải-Phát nghe nói rất mừng, ngày làm đêm học, cúng nước quỳ hương không sót, sám kinh giờ khắc không rời, công việc lẹ làng chẳng mỏi, ai nấy cũng đều khen. Bữa nọ đi theo mấy sư hữu đến chỗ am thầy, thấy Trùng-Dương tiên-sanh ngồi giữa, đệ tử sắp đứng hai bên. Tiên-sanh nói:
- Ta từ ngày đến đây, hết lòng độ người, dạy người không mỏi, muốn cho cả thảy đặng giác tỉnh đừng mê, khỏi vòng biển ái. Vì ta bình sanh ham Đạo, lúc nhỏ ngây dại, lớn lên cách ra vui việc thần thông. Người đều nói ta là dị-nhơn, mà ta nào phải dị-nhơn! Chẳng qua là như dại, như khờ, như ngu vậy thôi. Ta sao gọi là ngu? Vì ta chẳng ham, tưởng, muốn. Như đứa khờ, không có trí lo biết điều khéo vụng, chẳng theo đường tục, muốn việc an thân. Vì người đời không hay, lại nói ta khờ ngu, ngây dại, ta khá thương cho người rất lầm mê chẳng hiểu, mà không biết sửa mình.

Nay ta lấy chỗ đạo ngu-xuẩn, dại-dột của ta mà tỉnh cho thiên hạ. Ai nấy chẳng biết cái lòng mình ở đâu, cũng không biết cái thân mình ở đâu. Khi cha mẹ chưa giao cảm, thì chưa biết mình ở đâu. Khi có cái thân rồi mới biết sự khôn dại, xấu tốt, tham muốn, giận hờn. Đến buổi tam thốn khí đoạn, thây nằm tại đó thì cũng không hiểu sự khôn dại lúc sống là đi đâu! Như vậy làm sao biết đặng đạo-tâm? Ta rất thương cho người đời khôn lanh chót lưỡi, thương cho người tu hành học đạo lầm sai trong giây phút mà mất nẻo Thiên-Đường, lạc vào chỗ tối. Vậy các người phải nghe vì các người đều có Đạo, trước phải luyện cái Tâm. Khi chưa phát, qui tại nơi đương phát hoặc thương muốn, ái-dục tạp niệm, mà mình tự nhiên đừng động, thì mới đặng giữ lòng. Còn định ý khi nó đương động, phải thâu cho mau giữ cho bền, định cho lâu, thì Tâm tự nhiên phải chủ một, đừng để động rồi mà thâu, thì không có ích chi hết. Đó là cửa Đạo của ta chỗ phép luyện Tâm.
Nên người tu phải khiến cái Tâm không không. Nhơn cái Tâm là khí thiên-nhiên, chơn-dương kết thành (vì Tâm thuộc Hỏa, chẳng phải thuần dương mà không âm). Trong cái dương có chơn âm, cái hình chữ Tâm, trên có 3 điểm ( ), dưới có yến nguyệt ( ) trở lên. Nên mới biết dương không âm chẳng lớn, âm không dương chẳng sanh. Chơn-âm tùng chơn-dương, nên gọi là Tâm. Hễ động một niệm thì trong Tâm bớt một phần chơn-khí. Có việc nhập vô Tâm thì thêm một móng ma-chướng. Nếu các việc xen vô thì chẳng phải là tên Tâm, thiệt là tên Niệm. Bởi hình chữ Niệm là “Nhơn” có “Nhị Tâm” như người có hai lòng, chẳng đặng chuyên một việc. Vì Đạo là giữ một, nên Tâm phải giữ một mới phù hạp âm dương. Còn người tu tính trăm việc thì sao cho đặng thành Đạo? Đó là nói: Trước phải giữ cái Tâm, còn việc Đạo lại xa nữa!
Trùng-Dương tiên-sanh nói:
- Tâm là chủ cái Thân, có một việc không hai, bằng khởi nhị Tâm, gọi là Niệm, thì không biết bao nhiêu việc hư quấy. Chừng đó Tâm chẳng đặng làm chủ, khiến thân mình chìm đắm, trầm nịch vào biển khổ, thì thấy đọa trước mắt. Than ôi! như vậy cứu độ sao đặng! Như người tu có đáng tìm chỗ phóng tâm đó hay không? Thầy đương nói giảng thoát nghe Khưu-Khải-Phát la lớn rằng:
- “Hay lắm! Hay lắm!”. Vì Khải-Phát nghe lời diệu mầu nên la như vậy.

Tiên-sanh nghe Khải-Phát la lớn không nói nữa vì hờn Khải Phát tánh không dè-dặt, miệng chẳng kín, tâm buông khơi, không sợ thiên hạ hồ nghi, nên làm thinh không nói nữa. Mấy ông thấy vậy trách Khải-Phát rằng: Bị trò nên thầy không giảng nữa. Khải-Phát nghe nói giả như không biết không hay, miễn nghe được lời thầy thì thôi, ai quở trách mặc lòng, không hờn không giận. Thầm tưởng rằng: Lời thầy nói việc luyện Tâm chắc là có chỗ khuyết luyện Đạo trong đó. Việc luyện Đạo nếu trước chẳng đem luyện cái Tâm cho hết chỗ niệm, đến chừng mình có Đạo cũng luyện không đặng. Vậy nay mình muốn học Đạo mà chưa nghe đặng Đạo, thôi để mình luyện cái Tâm trước, ngày đêm ta thường giữ lòng ta không cho tưởng quấy, không nhớ đến quấy. Ta phải trừ giữ con mắt, không nhìn sắc gái, tai chẳng nghe lời dâm, miệng chẳng nói tiếng tục, mủi chẳng ngửi mùi quấy, thân chẳng ngồi chỗ quấy, ý chẳng tư niệm quấy. Ta thường hỏi ý ta hay làm việc quấy, tư tưởng vọng niệm đều quấy vậy có hiểu biết đó là quấy hay không? Như biết quấy thì mau mau trừ bỏ. Khải-Phát nhờ tư-tưởng trong chỗ tối mà sửa mình nên có không trung ủng hộ. Bữa nọ thấy mấy mươi anh em đạo hữu chẳng có trước nhà chắc là ra am của thầy nghe Đạo. Khải-Phát liền chạy theo.
Trong thiên hạ thiệt không việc khó,
Chỉ sợ trên đời người có Tâm.

Hồi 13
Tán đạo trường, học nhơn qui gia khứ,
Hoán đạo trạng, sư đồ vãng Nam lai.

Nghĩa là:
Tán đạo tràng, người học về nhà hết,
Thầy trò đổi áo đạo, qua tới phía Nam.
Có bài kệ rằng:
Than tiếc người phàm chẳng tỉnh cùng,
Mê hoa ham tửu sính anh hùng,
Đêm xuân tổn khí lao thần lệ,
Năm tháng lâu dài chết chẳng dung.
Lộng xảo thường như mèo bắt chuột,
Ngày giờ mau tợ tiễn ly cung,
Đêm hay khiến hết tinh thần sạch,
Chôn bỏ thân mình tại đất Trung.

Nói về Khưu-Khải-Phát, thấy trong đạo không có ai ở nhà trước, chắc ra mao-am nghe giảng Đạo; lật đật chạy đến mao am, thấy thầy ngồi giảng Đạo, đạo hữu đứng hai bên. Khải-Phát không dám vô trong, núp ở ngoài cửa lóng nghe thầy nói:
- Việc tu hành chỗ niệm, phải đừng có một vọng tư, trong lòng không có chút cặn. Như có một chút lòng dục thì trong lòng thêm việc ma chướng, như mà tư dục khởi ra ắt Tiên-thiên phải mất. Nên người tu phải khử trừ việc niệm tưởng thì Tiên-thiên mới còn. Vì Tiên-thiên là một khí Vô-Cực, hễ tư dục muốn ra thì hỏa phát động rồi khí tán nào có Tiên-thiên, làm sao xét đặng hỏa hầu?
Còn hễ tưởng nhiều thì khí hư, nào đặng phục chỗ linh cơ? Lòng dục nhiều thì khí khô, làm sao có huyền diệu? Nghĩ cơ quan như vậy, việc tư dục đáng trừ hay không trừ? Việc vọng tưởng đáng bỏ hay không bỏ? Như người có lòng tu niệm mà quyết thoát chỗ biển mê, thì nghe lời ta trước đó mau phải giới trừ, ý vọng tưởng phải tuyệt, dưỡng cho đặng lặng lẽ không động. Rồi sau cái niệm mới dứt. Hễ niệm dứt thì việc tư dục tiêu hết, tư dục tiêu hết thì các mối đều sạch, khí dương đặng thuần, khí dương thuần thì khí âm phải tiêu. Nên từ xưa đến nay, các vị Tiên Phật lớn cũng đều do nơi đó mà thành. Nay các ngươi muốn theo bực Tiên Phật, thì phải gìn giữ chỗ niệm tưởng làm đầu, siêu đọa tại chỗ con mắt, lỗ tai, cái ý, chẳng khá coi việc đó là thường. Trùng-Dương giảng nói tới chỗ diệu mầu, Khải-Phát núp ngoài cửa nghe mấy lời hay của thầy dường như quên hết việc nhà, việc quở, la lớn rằng:
- “Hay lắm! Hay lắm!” Tiên-sanh ngó mấy người đệ tử nói rằng: Trong nhà thuyết pháp, ngoài cửa người nghe, hỏi thử mấy người vậy có ai là người tri âm ở ngoài chăng? Thầy nói dứt lời, Mã-Đơn-Dương ra ngoài thấy Khải Phát liền kêu vô trong. Trùng-Dương thấy trách Đơn-Dương rằng:
- Ta đã dặn, biểu nó đi về, sao còn để ở đây? Ông nói vừa rồi, có Lưu-Trường-Sanh, Xích-Thái-Cổ, Vương-Ngọc-Dương, Đàm-Trường-Chơn thưa rằng: Xin thầy từ bi, vì Khải-Phát tuổi nhỏ mà không mến việc trần. Nhiều khi nói về đạo đức có chỗ hậu nghĩa, hoặc anh em quở trách cũng không giận, thầy đuổi nhiều lúc cũng không buồn. Vậy cũng là một việc nhẫn. Nay anh em tôi xin thầy cho y cầu Đạo, lo việc Phật-môn, có bọn tôi dìu dắt. Tiên-sanh nói:
- Không phải ta ghét nó, vì sợ nó còn nhỏ tánh chưa đặng chơn thiệt, gặp lúc ma khảo, chịu không nổi trở lòng thối chí, chừng đó Đạo cũng chẳng thành, lại bị tội lỗi. Để nó lập công đắp nền cho chắc, sau sẽ cầu không muộn.

Mấy ông nghe nói than thiết ai cầu, còn Khải-Phát lạy hoài không dậy. Trùng-Dương nói:
- Mấy người nhiều lần tiến dẫn, nào ta chẳng an tâm. Theo phép thì lấy luật công bình! Thôi vậy, Khưu-Khải-Phát quỳ nghe ta dạy: Bởi người từ ngày đến đây tới nay, ăn chay đã lâu mà tánh chưa thuần hậu, ta lại thấy tướng người có nhiều chỗ xấu, ta sợ ngày sau chịu khảo không đặng mà bỏ Đạo. Nay ta thấy ý ngươi có chỗ cần quyết tu, vậy ngươi muốn tu thành Tiên hay là muốn tu đặng sau làm người giàu có?
Khải-Phát thưa:
- Tôi muốn tu thành Tiên.
Tiên-sanh nghe nói biết người có căn sâu, lại hỏi rằng:
- Hễ ngươi muốn thành Tiên thì chẳng sợ đau sợ chết. Chớ ta coi tướng ngươi chắc phải gặp các việc ấy. Vậy bây giờ ngươi chịu đau đặng không? Khải-Phát thưa:
- Miễn cho thành Tiên thì thôi, đau thế nào tôi cũng chịu đặng. Trùng-Dương liền lấy cây nhang lớn trên bàn châm vào mặt Khải-Phát ba lần, tự nhiên không nhúc nhích. Khải-Phát đứng dậy làm lễ thầy thưa rằng:
- Bấy lâu tôi theo Đạo mà không hiểu việc Đạo, nay nhờ thầy thiệt công hơn sanh thành!
Tiên-sanh nghe Khải-Phát nói như vậy, hỏi rằng:
- Thế trong ý ngươi giận ta châm lửa vào mặt ngươi nên ngươi nói ta công hơn sanh thành?
Khải-Phát thưa:
- Tôi không dám hờn giận thầy, vì tôi muốn học Tiên mà thầy lấy chỗ tiên chỉ tôi, cho nên tôi không giận vì là thầy thương tôi.
Trùng-Dương nghe Khải-Phát nói biết ý ngộ đặng phép mầu, vỗ tay cười ngất. Rồi đó Khải-Phát cầu thầy cho đạo danh. Trùng-Dương nói:
- Để ta đặt pháp danh ngươi là Khưu-Trường-Xuân. Khải-Phát thưa:
- Thưa thầy, đặt tên tôi là Trường-Xuân xin thầy tỏ nghĩa hai chữ cho tôi hiểu. Trùng-Dương nói:
- Chữ Trường là “Trường-Cửu”, chẳng sanh chẳng diệt. Còn Xuân là “Xuân bất lão”, nghĩa là cái Đạo ta sống hoài không chết. Khải-Phát nghe rồi đành lòng như nguyện, liền lạy thầy rồi mời mấy ông tiếp dẫn tạ ơn, thầy trò đều an nghỉ.

Cách hơn một tháng, Trùng-Dương kêu hết trong đạo đến Giảng-Kinh-Sở (nhà giảng Kinh) nghe thuyết pháp. Mấy người đồng đến thỉnh thầy lên đàn thuyết pháp, các đệ tử bày bàn ngay thẳng. Trùng-Dương nói: Đạo ta dạy lấy việc Tịnh làm chủ. Chữ Tịnh, trên khá lấy xét tỏ việc sanh hóa dưỡng dục, dưới cũng khá lấy bao hàm vạn vật. Nay ta đem việc Tịnh giảng nói cho các trò nghe. Chẳng luận là người tu hành biết Đạo mới khá dùng mà thôi, hoặc cho tề gia trị quốc cũng chẳng bỏ đặng. Bởi việc Tịnh nghĩa lý mầu diệu vô cùng, có khi người nói Tịnh thì nhiều, còn biết Tịnh thì ít. Hoặc muốn Tịnh mà Tịnh không đặng, vì chưa tìm đặng nguyên căn, nên chẳng rõ nguồn gốc tại đâu mà Tịnh.
Vậy ta chỉ chỗ căn Tịnh, trước phải coi thấu việc đời muôn việc đều Không. Trong việc Tịnh phải tùng chỗ chẳng Tịnh mà lập chí, hoặc ở tại chỗ sắc, tài, lợi, ân-ái, thì mình biết chỗ ấy là chỗ hại cho thân, dắt dẫn vào đường tối mà chôn mất tánh linh của ta. Phải coi các việc ấy như thù nghịch thì sao lại dứt mối ấy không đặng? Người tu phải coi chỗ động như không không. Chừng lúc Tịnh phải giữ chỗ phép; hễ niệm muốn khởi liền phải dứt tuyệt, hoặc dứt đó, sanh đó, mình đừng cho nó sanh, thì cái sanh ấy dứt liền. Thí như một ông giám-sát kia, muốn giết kẻ tội ác, thì chém không kịp nháy mắt, như vậy mình giết cái tâm phàm mới đặng. Chừng ấy, làm đặng rồi, không Tịnh cũng như Tịnh, tự nhiên như nhiên. Tuy không nói Tịnh, nhưng mà ở trong có Tịnh, đến chừng Tịnh thấu chỗ chí thiện, dẫu núi Thái Sơn rã trước mặt cũng không sợ. Thiệt chẳng phải không sợ, nhưng mà nó rã trước mắt ta cũng coi như không có. Còn Nữ Sắc đứng gần bên ta mà chẳng động. Thiệt chẳng phải chẳng động, song nó đứng gần ta mà ta coi như không có vậy. Đến khi đi đứng mà động, thì ta cũng lấy giới luật của ta mà trừ. Ấy là người tu phải có oai-khí hết sức giận dữ, như vậy mới gọi đại hùng đại lực (nên người tu phải giận phải ghét, phải có hỉ nộ là nghĩa đó).
Còn nói mỗi việc chi làm ra, thường giữ cho Tịnh thì Ý tự nhiên, tuy làm mà chẳng cố, hoặc cha mẹ thấy vậy nói ngu chẳng chịu, đặng cảm bề trên; anh em có dứt cũng hòa thuận, mà dạy dưới; vợ con chẳng chịu cũng xuôi, đặng mà sửa trị ở trong. Bạn hữu chê bai cũng vui, mà dạy ở ngoài. Người tục chê khờ cũng đành; người Nho bày biếm phải giấu đặng giữ mình, đạo thường làm, chí thường giữ, chẳng nói Tịnh mà Tịnh, không động mà động, dẫu động, Tịnh gì cũng Tịnh, thì Đạo mới thành. Đó là biểu giờ nào cũng Tịnh. Nên Phật nói: “Minh Tâm kiến Tánh”. Chẳng Tịnh thì chẳng đặng minh kiến, sáng tỏ. Nho nói: “Cùng lý tận tánh”. Chẳng Tịnh thì không đặng cùng tận thấu hết. Đạo nói: “Tu chơn dưỡng tánh”. Chẳng Tịnh thì không đặng tu dưỡng (trau sửa bề trong).

Vì việc Tịnh là mối của Tam-Giáo, chẳng phải bao nhiêu mà thôi. Tỷ coi trong một ngày kia, hễ ban ngày động thì ban đêm phải Tịnh. Còn mùa Đông Tịnh thì mùa Xuân mới phát sanh. Nên gốc Tịnh của Đạo là lẽ tự nhiên như vậy. Nếu người tu bỏ việc Tịnh, thì tùng đâu mà vào cửa?Trùng-Dương tiên-sanh giảng nói việc Tịnh, thiệt là trong Tam-Giáo chẳng lìa chỗ công phu. Đến người Sĩ, Nông, Công, Thương, Vương-hầu khanh-tướng phải do chỗ Tịnh làm trước, sau mới đặng an bài. Đặng an bài thì phải lo xét, lo xét mới đặng việc. Cha mẹ hay Tịnh con mới đặng hiếu; Vua hay Tịnh tôi mới biết trung; anh em hay Tịnh việc đặng hòa mục; bạn hữu hay Tịnh mới đặng tin thiệt; vợ chồng hay Tịnh thì được thuận hòa.
Thầy đem việc Tịnh nói cho đệ tử nghe. Duy có Khưu, Lưu, Vương, Đàm, Mã, Xích biết lời thầy nói chỗ Đạo huyền diệu, còn mấy người kia, ban đầu cần, sau làm biếng, hữu thỉ vô chung, chẳng quyết chí tu hành. Từ đó đến sau lại tính việc danh lợi, người thì tật đố sân si, tham lam trộm cướp. Ông cũng biết mấy người ấy chẳng đặng bền lòng, mà việc Đạo phải nói, nên đem các điều Tịnh bày tỏ cho mấy người nghe, muốn cho người người đặng chỗ công-phu, tiêu bớt việc tráo trở, ai quyết chí thi hành, tuy không đặng siêu phàm nhập thánh, cũng lấy chỗ tu thấu tề gia, chẳng mất căn lành, không uổng người đến đây học Đạo.
Khi đó Khưu-Trường-Xuân nghe thầy giảng việc Tịnh, hiểu thấu vui mừng, ngồi đứng chẳng yên, thường hay vỗ tay dậm chơn, bị thầy thấy, kêu nói rằng: Ngươi là người nghe Đạo chẳng thấu, biết lý chẳng tỉnh, gọi mình thông minh, bày lộ cái danh lợi, không biết ẩn mình lấy xảo làm tệ, chẳng phải người học Đạo. Ta mấy lần thuyết pháp cũng bị ngươi mà phạm trong điều luật. Ta phải xa ngươi lánh ngươi trốn qua Đông-Nam, đặng khỏi ngươi khuấy loạn. Nói dứt lời liền kêu Mã-Đơn-Dương nói rằng: Ngày mai ta qua Giang-Nam giảng đạo. Lưu-Trường-Sanh, Đàm-Trường-Chơn, Xích-Thái-Cổ và Vương-Ngọc-Dương bốn người theo ta. Khưu-Trường-Xuân thì ở lại coi sóc nhà cửa. Còn mấy người kia muốn về hay ở tự ý, ta đi kỳ nầy mau cũng một năm.
Tiên-sanh nói, làm náo động mấy người giả tu, rồi người thì nhớ nhà, kẻ muốn về thăm cha mẹ, có người nhớ con cháu nhà cửa, lại có người tính buôn bán làm ăn. Đêm ấy soạn quần áo vật kiện, đợi sáng nói cùng Đơn-Dương đặng về. Đơn-Dương thấy vậy cũng muốn đưa đi cho rồi. Lúc nọ mấy mươi người cung tay từ biệt, coi bộ hân hoan. Còn Mã-Đơn Dương trở về mao-am lấy ra năm cái áo bào, năm cái bồ đoàn và tiền bạc thảo hài, bầu cơm các việc đều đủ.
Trùng-Dương tiên-sanh cùng bốn người thay mặc áo đạo, đợi trời sáng đi ra khỏi nhà. Đơn-Dương đưa thầy đi rồi lại bỗng thấy Khưu-Trường-Xuân bèn hỏi đi đâu thì Trường-Xuân nói:
- Tôi đi theo thầy. Đơn-Dương nói:
- Thầy đã không chịu ông mới lánh mà đi, bằng ông đi theo chắc bị khảo nữa. Khưu-Trường-Xuân nói:
- Thầy đâu có giận tôi, vì thầy nguyện cho tôi học phải, mới chỉ chỗ Thần Tiên cho tôi; như tôi không theo thầy, chẳng là bỏ thầy. Sư huynh để tôi đi, dẫu thầy có khảo trừng thế nào cũng như cha dạy con thì phải đánh. Nói rồi liền chạy theo, Đơn-Dương kéo biểu trở lại cho tôi dặn.
Thảy người nhớ nhà đều về hết,
Trường-Xuân thương thầy chạy theo sau.

Hồi 14
Thi phàm tâm lũ thi xất trách,
Thuận sư ý thường bỉnh quy y

Nghĩa là:
Thử cái phàm tâm thường hay rắn trách,
Thuận theo ý thầy thường chịu quy y.
Có bài kệ rằng:
Trừ dữ cũng như gỡ mối tơ,
Dằn lòng chắc đặng gỡ không ngơ,
Bằng đem dụng sái nơi ý lực,
Muôn kiếp ngàn sanh khó hết giờ.

Nói về Mã-Đơn-Dương kêu Khưu-Trường-Xuân trở lại nói rằng:
- Thầy cùng mấy sư huynh đều cải đổi áo mão theo đạo mới đi đặng xa, trò mặc áo theo như người tục làm sao đi đặng? Tôi có áo nạp y mão đạo, cho trò lấy mặc đội đi theo mới đặng.
Trường-Xuân nghe nói mừng rỡ, trở lại lấy áo mão mặc vào. Rồi Mã-Đơn-Dương đem bồ-đoàn và bầu vào đưa cho. Trường Xuân chạy theo thầy một hồi xa thấy mấy người đi trước với thầy. Trường-Xuân thấy mấy người trong xóm người ta ăn cơm mai, trong lòng tưởng rằng: mình đi sớm chưa ăn cơm, thôi để đi xin cơm chay đem lại cúng dường cho thầy ăn, ngặt chưa nay chưa có ra xin, nên không biết làm sao xin. Nghĩ một hồi rồi cũng đi đến nhà nọ, tay cầm bầu đứng trước cửa ngõ. Chó chạy ra sủa, người nhà ra thấy ông Khưu, rồi trở vô xúc một chén cơm nguội đem ra đổ trong bầu. Ông Khưu mừng lắm, rồi xin thêm hai nhà nữa cho đầy bầu, hai tay bưng chạy theo thầy. Lại nói về Trùng-Dương tiên-sanh đi một hồi đến một gốc cây lớn ngồi nghỉ, hỏi Lưu, Xích:
- Mấy ông có đem tiền sở phí theo không? Lưu-Trường-Sanh thưa:
- Vì thầy đi quá gấp, anh em tôi lật đật chưa kịp hỏi Mã sư-huynh xin tiền. Thầy nói:
- Như không có tiền mấy người phải đi xin. Trùng-Dương tiên-sanh ngồi một mình dưới gốc cây thấy Khưu-Trường-Xuân đem một bầu cơm dưng cho thầy ăn. Tiên-sanh trách rằng:
- Ai biểu ngươi theo phá ta, ta chẳng chịu đồ của người cúng dường. Ông Khưu mời thỉnh đôi ba lần, thầy chẳng thèm nói tới. Một lát mấy ông Lưu, Xích, xin cơm đem về thỉnh thầy ăn. Tiên-sanh lấy cơm của Lưu Trường-Sanh mà ăn, còn dư lại mấy người ăn hết. Ăn xong thầy trò ra đi hơn mười mấy dặm, trời tối thấy bên đường có một cái miểu, bèn vào miểu quét sạch, trải bồ-đoàn nghỉ một đêm. Bữa sau thầy trò năm người đi trước, Khưu-Trường-Xuân ở sau xin cơm, gặp một nhà hiền lành biểu ông ăn cơm. Trường-Xuân nói: Có thầy tôi đi trước chưa ăn, tôi không dám ăn trước. Vị thiện-nhơn nói:
- Việc đó không sao, ông ăn đi, tôi có để một bầu cơm sạch sẽ, rồi ông đem cúng thầy ăn không muộn. Trường-Xuân thấy ông nói cũng phải, liền ngồi ăn, rồi tạ ơn, kế thấy một bầu cơm chay đựng riêng, hai tay bưng chạy theo thấy thầy đi cách chẳng xa, liền kêu thầy đợi tôi đem cơm lại ăn, Trùng-Dương tiên-sanh giả không nghe, đi hoài. Trường-Xuân chạy theo kịp đem cơm dưng cho thầy ăn. Tiên-sanh ngó mà nói rằng:
- Cơm đó của một nhà, ta không công nào dám ăn. Há chẳng nghe sách có câu: “Nhứt biến thiên gia phạn, cô thân vạn lý du”. Nghĩa là: Một bầu cơm ngàn nhà cho một mình ăn chơi muôn dặm.

Trường-Xuân nghe quở không dám trả lời; thầy nói rồi đi liền. Trường-Xuân trong lòng sợ muốn đem cơm trả lại cho chủ, ngặt trở lại thì xa, muốn ăn hết mà đã no rồi, không biết làm sao, hai tay bưng bầu cơm mỏi rụng, mồ hôi hột ướt mình, đi tới thấy thầy cùng mấy anh ngồi trên đá ăn cơm. Vì bữa đó xin ít nên ăn hết cơm của ông Khưu. Đêm đó cũng ngủ tại cổ miếu. Trường-Xuân tánh thương thầy, trong lòng thầm tưởng: Thầy mình là người Xiểm-Tây, ít chịu ăn cơm, thích ăn bánh mạch (lúa mì), để mai mình xin bánh mạch về cúng dường cho thầy.
Bữa sau đi xin đặng mấy cái bánh mạch đem dưng cho thầy. Trùng-Dương tiên-sanh giận nói: Ta đã nói không ăn đồ của người xin, sao cứ theo phá ta hoài vậy? Nói rồi giựt cái bầu quăng dưới đất, bánh rớt xuống mương. Trường-Xuân lật đật lấy lên lượm bánh bỏ trong bầu, thấy thầy đi xa liền chạy theo khóc hoài. 0 Lại nói mấy thầy trò Trùng-Dương tiên-sanh đi hơn hai tháng đến xứ Giang-Nam, có cái chợ lớn, sau chợ có cái miễu kêu là “Hựu-Thánh-Quan”. Thầy trò sáu người vào ở nhờ trong miễu. Miễu ấy không có đạo-sĩ hay thầy chùa, chỉ có một người già làm từ ở đốt nhang mà thôi. Người ấy cũng là thông thái, cho thầy trò ở đó. Qua ngày sau, Trùng-Dương tiên-sanh nói: Ta muốn ăn thịt. Rồi mấy người liền đi mua một cân thịt đem về, tiên-sanh thấy thịt nói: Ta nay chẳng muốn ăn. Trường Xuân nghe thầy nói liền đem treo trên vách rồi cùng mấy ông vào xóm xin cơm.
Tiên-sanh thấy mấy người đi hết, mới lấy cân thịt đưa cho ông từ, rồi kêu Bạch-Hạc-Tiên ở núi Bồng-Lai ngậm đem một miếng cỏ Linh-chi giống như thịt, tiên-sanh tiếp lấy thổi một hơi hóa ra thịt heo, đem treo trên vách. Một lát mấy người về thầy biểu đem thịt nấu ăn, Trường-Xuân lấy thịt xuống, hơi hôi khó chịu, thưa cùng thầy rằng: Thịt hôi rồi, ăn không đặng, thôi để tôi mua thịt khác cho thầy ăn. Tiên-sanh giận nói:
- Bọn bây là đồ tạo nghiệt, đem của thập phương về hủy hoại vậy sao? Đã mua thịt sao chẳng nấu ăn, để cho thúi hôi rồi lại bỏ? Ta nay cũng không phạt trách, song bọn ngươi phải ăn sống cho hết. Thầy nói dứt lời, Lưu-Trường-Sanh, Xích-Thái-Cổ, Vương-Ngọc-Dương và Đàm-Trường-Chơn bốn người đều thất sắc. Khưu-Trường-Xuân thầm nghĩ mấy sư huynh là người văn chất làm sao ăn đặng thịt sống? Thà mình ăn hết, dẫu có hôi thúi khỏi ai oán hận đến thầy. Chủ ý định rồi liền lấy miếng thịt kê bên mũi thiệt hôi khó chịu, nín hơi cắn một miếng nhai thử mà không nghe mùi thịt lại giống mùi củ cải sống, bùi ngọt, không hỏi liền ăn hết thịt ấy, nghe trong mình dường như thêm tinh thần khỏe mạnh.

0
Lại nói Lưu, Xích mấy ông thấy Trường-Xuân ăn hết thịt rồi trong lòng mới mừng. Lúc đó nhằm mùa lạnh, mấy ông vào xóm xin đặng ít bó củi khô. Đêm đó mưa tuyết lạnh lùng, mấy ông lấy củi khô đốt hơ. Tiên-sanh thấy vậy không bằng lòng, lấy củi quăng hết vô lửa phát cháy, khói bay mù mịt, rồi lấy vá thiếc đập tắt, mấy người nghẹt hơi không chỗ trốn. Trong miễu chật hẹp, phần gió ngoài bay vô, ông nào cũng chảy nước mắt, đều chạy ra hết.
Thầy thấy mấy ông chạy ra, liền đóng cửa lại, rồi lấy bồ đoàn ngồi tại cửa ngăn đó. Mấy ông đứng ngoài đợi một hồi hết khói mới vô tránh lạnh. Chừng lại xô cửa không đặng mà không dám kêu, phải ngồi ngoài mà chịu. Chẳng may gặp trận gió tuyết bay lại, mấy ông đều lạnh run. Lưu-Trường-Sanh nói:
- Thầy có truyền “Hỏa-Hậu”, anh em mình luyện thử coi bớt lạnh chăng? Khưu-Trường-Xuân cùng mấy ông ngồi lại công-phu điều hơi vận khí, luyện một hồi chẳng những hết lạnh, lại thêm hơi nực. Hồi lâu hừng sáng, thấy cửa chùa mở ra, mấy ông bước vào thấy thầy ngồi trên bồ-đoàn, nói rằng: Các ngươi ghét lạnh sợ nực, tham sanh phạ tử, bỏ chơn cầu giả, ham dùng lửa giả chẳng chịu vận lửa chơn, biếng-nhác chẳng chịu công phu. Như vậy làm sao tu cho thành Đạo? Nếu không phạt đánh, ắt ngày khác trước cần sau lại dãi-đải. Thầy nói rồi liền biểu Vương Ngọc-Dương đem thước bảng phạt đánh mỗi người hai chục đặng ngày sau đừng có vậy nữa. Lưu, Xích mấy ông nghe nói chẳng dám trả lời. Khưu Trường-Xuân quì trước mặt thầy thưa rằng: Việc đó lỗi tại tôi chẳng can mấy anh, để một mình tôi chịu phạt, tha hết mấy anh.
Thầy nghe nói hỏi rằng:
- Ngươi thiệt dám chịu cho mấy người hết sao? Trường-Xuân thưa:
- Xin chịu hết. Thầy nói:
- Như ngươi dám chịu hết, mỗi người phạt đánh 20 bảng, năm người cộng lại là 100 bảng.

Lưu, Xích mấy ông nghe nói đều lại cầu xin. Tiên-sanh nói:
- Mấy người đều cầu xin không lẽ ta không tha, như vậy sau đừng làm biếng nữa mà lầm lỗi việc tu. Thầy nói rồi quăng thước bảng nói cùng Lưu-Trường-Sanh:
- Ta khi đó muốn Nam du, nay hết muốn đi nữa, muốn trở về bên Bắc, phải tính đi liền chẳng trễ nải.
Thầy nói rồi ra đi. Khưu, Lưu mấy ông lật đật thâu cuốn bồ-đoàn và lấy bầu rồi tạ ơn ông từ, liền đi theo thầy, cũng do đường cũ trở về Sơn-Đông. Đi mấy bữa về đến nhà Mã-viên-ngoại. Trường-Xuân đi trước báo cho viên ngoại hay, viên-ngoại lật đật ra tiếp rước thầy vô, mời đến mao am tu dưỡng không có việc chi, thiệt là thanh tịnh. Cách chừng một tháng mấy người đệ tử nghe nói thầy về đều tới học đạo nữa, cũng đặng đông đảo như trước. Thầy thấy vậy lập ra một kế hay, muốn dời mấy người giả tu đó tan hết.
Chẳng đem giả ý dời ra hết,
Sao đặng chơn tâm ngộ đạo lai.

Hồi 15
Thi vỏ hóa, tiên-sanh qui ẩn,
Tống linh cửu, môn nhân phục lao

Nghĩa là:
Giả nói mãn phần, thầy qui ẩn,
Đưa linh cửu học trò chịu nhọc. (thử môn nhơn)
Có bài kệ rằng:
Gió phan thổi động chẳng phải chơn,
Bổn tánh sáng tròn thiệt pháp thân,
Giải đặng cầm bông hơi cười ý,
Xưa nay không có dính bụi trần.

Lại nói Trùng-Dương tiên-sanh thấy mấy người học Đạo tựu lại, xét ra trong mấy người không có tưởng Đạo, chẳng qua là giả danh học Đạo, lấy Đạo làm cớ, muốn cho người biết mình tu hành, chớ không một chút tưởng Đạo. Như chẳng dời đi chắc sau nó lấy giả làm chơn, khiến cho trong pháp môn chẳng đặng thanh tịnh. Thầy tưởng rồi thầm nói: Phải làm như vầy, như vầy... Liền la lên một tiếng lớn rằng:
- “Chẳng khá, chẳng khá”. Mấy người kinh hải xúm lại hỏi thăm. Thầy nói: Ta chẳng nên đi du phương vì ta đi đường cảm hơi thấp khí, bịnh ta kiết-uất, trên mình nổi ghẻ.
Liền cởi áo cho mấy người coi. Quả thiệt nổi mục cùng mình. Mã-Đơn-Dương cùng mấy ông lật đật rước thầy kiếm thuốc, tầm hết danh-y uống đủ mà không hết. Cách hai ngày mấy mục đều lở, máu chảy dầm dề, hôi hám khó chịu. Mấy người đến học Đạo bàn luận nói lén:
- Thầy chắc người không có Đạo, nên bịnh hoạn như vậy. Thân mình bảo toàn không đặng làm sao độ người? Bịnh mình trừ không đặng làm sao đặng thành Thần Tiên? Mình phải tính trở về kẻo để lầm việc.
Nói rồi nay một người, mai một người, ít bữa đều về hết, còn lại Khưu, Lưu, Xích, Mã và Vương, sáu người ngày đêm phục sự. Thầy thấy mấy người về hết liền kêu sáu người lại trước dạy rằng: Ngày mai, giờ Ngọ, ta chắc qui Tây, vì ta đến đây lấy tiền bạc của Mã-Ngọc châu-tế cho người nghèo khổ, giúp cho người chôn táng cưới gã tổn phí rất nhiều, lại cấp dưỡng cho người học Đạo mấy năm nay, tiền bạc xài hết. Nay trong rương kho đều không, ta có qui Tây, sắm sửa việc tang ắt phải cầm ruộng bán đất. Mấy người phải y lời ta dặn, đừng có xài phí bạc tiền, đừng có thương khóc, cũng đừng cúng tế để tang. Lấy bốn miếng bảng mỏng khép cho kín thân mà thôi. Khưu, Lưu, Vương, Đàm và Xích, năm người thay phiên nhau khiêng về đến tỉnh Xiểm Tây, dưới chân núi Chung-Nam, hễ khiêng đến chỗ nào đứt dây rớt xuống, đó là chỗ chôn ta, chẳng đặng sai lời. Như trái ý ta thì ta không an, các ngươi phải nhớ.
Khưu, Lưu mấy ông nghe thầy dạy thảy đều than khóc. Trùng-Dương tiên-sanh nói:
- Đừng bắt chước theo trẻ nhỏ. Mấy ông nghe thầy quở trong lòng cảm thương chảy nước mắt, chớ không dám lộ sắc buồn.

Bữa sau giờ Ngọ, thầy mặc áo bào ngồi kiết-dà trên bồ đoàn. Kêu sáu người lại một bên giảng nói dặn dò cặn kẻ rằng: Phép tánh mạng song tu, thảy trong ngoài đều có đủ. Như không lập công ngoài thời đức hạnh chẳng toàn. Còn khuyết công trong thời bổn-nguyên cũng chẳng thành. Việc công ngoài là bình sanh lòng mình, đừng cho khiếm khuyết, một lời giữ trọn không nói quấy, là lời nói đó có công. Còn việc hạnh phải gìn giữ các việc vuông tròn là việc hạnh có công đó! Mỗi việc thảy đều kiên cố: chẳng phải công có chứa sẵn, tại nơi mình lập. Thường phải giác tỉnh chớ cho hôn muội, phòng cái ý cũng như giữ cái thành, không cho một vật dính đặng. Còn giữ cái lòng, lại phải hơn giữ cái thân. Đó là Trời người đồng hạng, Tiên phàm cách có một bực như hội giao-chiến; hễ đặng thì thành Tiên, không đặng thì thành quỉ rõ ràng. 0
Ta nay đem nội-công dạy thêm cho mấy trò nghe, vì việc nội-công chẳng khá lấy chỗ sắc kiến, chẳng khá lấy chỗ tướng mà cầu, chẳng khá làm kiêu hãnh, cũng không đặng làm biếng, quét trừ một mảy sắc tướng chẳng còn, một mảy khí nộ chẳng sanh, quét trừ sắc tướng không rồi thời số dương không sanh. Như đem mấy việc đó trừ hết thời ắt thể đặng thuần dương.
Có người học Đạo trong lòng cũng quyết mà vì tại muốn cho mau thành, công-phu chưa đến lại muốn chứng quả. Còn có người tập theo đạo của ta cũng quyết việc tu luyện, lại muốn an nhàn, ngày ngày dật dựa ham ngủ. Ma-âm khí thạnh giờ giờ buồn bực chẳng vui. Ma-dương khí suy, tinh thần chẳng phát, khó nổi công phu. Đó là tại ham an-nhàn, thong-thả, nên tu hành không đặng.
Phàm việc chi cũng phải dùng hết tâm-chí mới làm đặng việc; huống chi là học làm Thần Tiên, không lo tập luyện dồi mài học theo qui luật; cứ lo danh lợi đua chen ham điều vui ngủ, mà thành Đạo bao giờ?
Trùng-Dương tiên-sanh nói rồi lại lấy cuốn sách tên là “Thao-Quan-Tập” của thầy làm ra, trong đó có giảng Đạo, sự tích phép ẩn dật mầu diệu rất hay, đưa cho Mã-Đơn-Dương dặn rằng: Ngươi cùng 5 người phải coi xét cho chí lý, thấu rồi chẳng phải khó; như làm đó có khó phải rán sức làm theo, mới không phụ lòng ta. Tôn đạo-hữu của ngươi, đạo quả gần đủ, đừng có nhớ tưởng; duy có Khưu-Trường-Xuân công quả còn ít, ngươi phải chỉ dạy thêm cho y. Còn Lưu-Trường-Sanh sắc tướng trừ chưa hết, phải có một lần tai nạn sóng gió nữa.
Từ ấy Xích-Thái-Cổ đông qua tây lại công-phu đắc ý thấy chỗ vừa lòng là chỗ liễu đạo. Đàm-Trường-Chơn gặp đặng máy thông huyền. Vương-Ngọc-Dương đặng thấy nghe huyền diệu. Khưu-Trường-Xuân bên thạch bàn khê đặng biết khổ căn, trên cửa rồng bay đại đơn đã thành. Thầy Trùng-Dương nói dứt lời cười một tiếng rồi thành đạo. Khưu, Lưu mấy ông nghe theo lời thầy dạy chẳng dám lên tiếng, y phép nhập liệm, lấy dây buộc quan tài, cây đòn sắm sẵn đợi đến sáng ngày Khưu, Vương, Đàm, Xích bốn ông khiêng linh cữu ra đi. Lưu-Trường-Sanh gánh đồ theo sau. Mã-Đơn-Dương đưa cách 20 dặm lấy ra một gói bạc ước 40 lượng giao cho Lưu Trường-Sanh nói rằng:
- Tiền bạc trong nhà thầy châu-tế việc lành xài hết, nay còn có bao nhiêu đem làm sở phí, rán tiện tặn cho đủ xài, chôn rồi trở về anh em đồng nhau lo việc tu hành. Nói rồi đưa cho Lưu-Trường-Sanh tiếp giữ, rồi anh em tạ ơn, lu biệt. Đi đặng mấy dặm đường, thấy có người đem nhang đèn cúng tế, Lưu-Trường-Sanh thấy mấy người lạy cúng cũng là đệ tử của thầy.

Những kẻ giả tu học đạo khi trước thấy Lưu-Trường-Sanh thảy đều xưng tạ. Vì Trùng-Dương khi bình sanh chẳng chịu những người giả tu, ngày nay qui Tây chơn linh chẳng quên, nên trong quan tài xì hơi ra thúi người người đều chịu không nổi, bụm miệng nín mũi muốn mửa, đứng gần không đặng, lật đật cúi đầu lạy ít lạy đều chạy về hết. Mấy người đi rồi, hơi thúi liền dứt. Trường-Xuân cùng mấy ông khiêng linh-cữu qua Xiểm-Tây chừng hơn 10 dặm, có người đem cơm cho ăn, ai nấy tưởng là người quen với thầy, nay nghe thầy qui thiên nên đem cho ăn, nghĩ là nhơn tình lẽ thường nên cứ việc ăn. Khi ăn rồi tạ ơn kế khiêng đi nữa.
Chừng vừa tối, thấy bên đường có cái miễu thời khiêng không nổi nữa, liền đem linh-cữu để trong miễu nghỉ chơn. Sáng ngày khiêng đi, đến bữa mơi cũng có người đón đường dưng cơm, bữa trưa cũng vậy. Chừng vừa tối cũng có cổ-miếu an nghỉ. Đi hơn một tháng trường cũng vậy hoài. Gần đến đất Xiểm-Tây, Khưu-Trường-Xuân tưởng thầm:
- Thiệt việc rất lạ, trong trời đất nào có ai mà đặng việc may hoài như vậy?
ở chỗ gần thì nói rằng quen với thầy mình, nay nghe thầy mãn phần đem linh-cữu về xứ nên niệm tình làm nghĩa cho ăn, cũng có lẽ được. Nay đi đã xa mà cũng còn người cho ăn, thiệt lấy làm lạ, để mình hỏi thăm người đem cơm coi duyên cớ sao vậy? Đến trưa có người đem cơm cho ăn. Lưu, Xích mấy ông cám ơn, rồi lấy chén ăn cơm. Trường-Xuân kêu người đem cơm hỏi rằng:
- Sao anh biết anh em tôi đến đây mà đem cơm cho ăn?
Đáp rằng: Sớm mơi có một ông thầy mặc áo vàng đến xóm tôi xin, nói có năm người đệ-tử ở Sơn-Đông đưa linh-cữu lên đây xin một bữa cơm. Ông chủ tôi làm việc lành, nghe nói nên biểu tôi đem cơm đến đây. Trường-Xuân nghe nói sanh nghi. Ngày sau đến bữa cơm sớm, giả nói đau bụng muốn vô trong xóm xin nước nóng uống, cầu Lưu-Trường-Sanh khiêng thế, Trường-Sanh chịu khiêng, đưa gánh đồ giao cho ông Khưu rồi đi khiêng. Ông Khưu gánh đồ đi trước mấy dặm, quả thấy có một ông thầy mặc áo vàng giống in thầy mình. Khưu-Trường Xuân chạy theo tới nắm áo quì xuống thưa rằng:
- Có đệ tử lại hầu. Trùng-Dương tiên-sanh ngó lại thấy Trường-Xuân giận trách rằng: Ngươi thiệt là tạo nghiệt, chẳng biết việc trời đất dinh hư tiêu trưởng, chỗ đạo cần giấu, hay làm hơi lanh giỏi, tiết lậu Thiên-cơ, như vậy ngày sau phải bị 3 năm ma khảo, việc đó thiệt tại mình làm tội. Nói rồi hóa trận thanh-phong biến mất.

Trường-Xuân lấy làm hối ngộ, rồi thấy linh-cữu khiêng tới lật đật lại khiêng, giao gánh đồ cho Lưu-Trường-Sanh. Từ đó đến sau không ai đem cơm cho ăn nữa. May nhờ có Mã-Đơn-Dương cho tiền sở phí, không thôi phải chịu đói. Rồi đi thêm nửa tháng mới tới Trường-An, tại núi Chung-Nam, khi không dây đứt, linh-cữu rớt xuống đất. Khưu Trường-Xuân thấy xóm trước có một ông già đứng ngó, lật đật chạy lại bái lễ, chưa kịp mở miệng, ông già liền hỏi rằng: Mấy người phải ở Sơn-Đông khiêng linh-cữu đến đây chăng? Trường-Xuân đáp:
- Phải, sao ông biết? Ông già rằng:
- Hồi hôm tôi nằm chiêm-bao thấy Vương-Hiếu Liêm nói ông chết rồi, có năm người học trò đưa linh-cữu ở Sơn Đông đem về đây, nói với tôi xin một chỗ huyệt mã đặng chôn ông. Tôi nhớ tình anh em khi xưa giao kết tại tỉnh thành thi cử thương nhau; nghe ông nói xin tôi chịu cho, hỏi chừng nào chôn, ông nói ngày mai, giờ Ngọ. Tôi tỉnh dậy mới biết chiêm bao, nửa tin nửa nghi, ra coi mấy lần thấy mấy ông khiêng linh cữu rớt xuống đất tôi.

Trường-Xuân đem việc thầy dặn khiêng đến chỗ nào dây đứt là chỗ chôn thầy, thuật hết cho ông nghe. Ông già nghe nói rất mừng, liền vô kêu mấy người trong nhà đem cuốc xuổng đến trước linh-cữu, khiêng dời quan tài để một bên đào huyệt tại chỗ đó an-táng, đắp lên thành cái mộ lớn. Khưu-Trường-Xuân mấy ông lạy tạ ông chủ cùng mấy người chôn. Ông già thỉnh mấy ông về ăn cơm chay. Khưu, Lưu mấy ông đi ăn rồi đến tạ ơn chủ nhà, lại hỏi thăm đường đi Đại-Ngụy Thôn. Mấy người đều làm lễ ra đi.
Đưa Thầy về Tây là việc phải,
Tầm Đạo qua Đông đặng thành chơn.

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 243
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com