watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:12:0118/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 76 - Hết - Trang 7
Chỉ mục bài viết
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 76 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 8

Hồi Thứ Chín Mươi Sáu

Phủ Trường Sa, Thi Tuấn nộp liễu hoàn,
Núi Hắc Lang, Kim Huy gặp đạo khấu.

Phương huyện quan cưỡi ngựa về trước bẩm rõ các việc cho Thiệu Công hay, và dâng sổ biên tên họ người trong tám nhà tại Tùy Phương. Thiệu Công cho quan huyện lui ra. Khi tám nhà tới hầu, Thiệu Công liền thăng đường truyền rằng: ”Trừ khổ chủ ra (vợ Trịnh Thân), còn bảy nhà nọ cứ theo tên kêu trong sổ mà quỳ cho có thứ tự!”. Truyền xong kêu từng người vào quỳ, rồi nói rằng: "Đêm hôm qua có hồn oan về cáo tại phủ, người thủ phạm đã có nói rõ tên rồi, vậy nội trong sổ này, ta chấm bút son vào người nào thời là người đó". Nói rồi cầm bút son giả vờ chấm, và nói: "Nó đây rồi! Thôi ai không có tội thì đứng dậy, ai có tội thì quỳ". Nói dứt lời, ai nấy đều đứng dậy đi ra, còn có một người vừa đứng lên lại quỳ xuống. Thiệu Công lẹ mắt xem thấy liền vỗ án hét rằng: ”Ngô Ngọc, mi giết Trịnh Thân thế nào, mau khai ra?".
Ngô Ngọc không chịu khai, Thiệu Công liền nổi giận sai tả hữu kéo ra đánh hơn mười hèo, đau quá, Ngô Ngọc bèn kêu lên: "Để tôi khai, đừng đánh nữa". Nói rồi khai rằng: "Nguyên chiều hôm đó, tôi vừa đi ra, gặp Trịnh Thân ngất ngưởng về, từ mé đông đi lại, tôi bèn đi theo. Thấy y có mang cái túi, trong có tiếng khua, tôi bèn hỏi Trịnh Thân mà vay tiền, Trịnh Thân đã không cho lại còn mắng nhiếc tôi, vì vậy tôi nổi giận xô y một cái té nhào xuống đất, cái túi đụng đất khua tiếng nặng lắm, tôi chắc trong ấy là tiền bèn đè Trịnh Thân toan giật, vì y cất tiếng la, nên tôi bóp họng, một lát y hết cục cựa, tôi kéo đem bỏ dưới khóm lau trong đầm. Ai dè hồn oan còn vấn vít, xin lão gia dung mạng". Thiệu Công nói: "Bây giờ mi để túi bạc ấy ở đâu?" Ngô Ngọc thưa: "Túi bạc hai trăm lượng tôi còn chôn dưới cái lu đằng sau, chưa xài tới phân nào cả". Thiệu Công bắt nó ký khẩu cung, sai quan huyện đi lấy bạc về trả cho Vương Thị. Lý Tôn và bảy nhà nọ được tha, lưu Thi Tuấn ở lại phủ, còn Ngô Ngọc thời đem về ngục dưới huyện chờ qua thu sẽ xử. Quan huyện vâng lệnh từ giã lui về.

Thiệu Công xử xong án, trở vào tới thư phòng kêu Cẩm Tiên tới hỏi thăm lại một lượt nữa: ”Mi có biết bạn bè của lão gia mi là ai hay không?". Cẩm Tiên thưa: "Lão gia tôi có hai người bạn, một người là Binh bộ thượng thư Kim Huy, một vị là Thái thú Thiệu Ban Kiệt”. Tên thơ đồng đứng bên nghe Cẩm Tiên nói tới đó liền kéo áo Cẩm Tiên mà rằng: "Sao mi nói hỗn hào không kiêng quan húy”!. Cẩm Tiên thất kinh quỳ xuống xin lỗi. Thiệu Công cả cười rằng: “Ta đây là Thái thú Thiệu Ban Kiệt, còn Kim lão gia đã nhận Thái thú Tương Dương rồi". Nói đoạn sai thơ đồng lấy áo quần giầy mũ đem ra cho Thi Tuấn thay. Cẩm Tiên lén nói cho Thái thú biết vị lão gia này là Thiệu Công và nghe nói Kim Công đã nhận Thái thú Tương Dương. Thi Tuấn nghe nói cả mừng thay đổi y phục xong, bèn vào thư phòng lạy tạ Thiệu Công. Thiệu Công lại hỏi tình do, thời Thi Tuấn bắt đầu thuật cả đầu đuôi song việc giận Kim Công thời đổi lại, vì Kim Công sửa soạn đi nhậm chức nên không tiện ở, phải về nhà, ai dè đau ốm và gặp việc này. Thiệu Công nghe nói gật đầu. Khi nói tới thi phú văn chương, Thi Tuấn đối đáp suông sẻ rõ là người học rộng biết nhiều. Thiệu Công rất vui lòng, nên lưu giữ ở lại phủ.
Những lúc rảnh rang, Thiệu Công và Thi Tuấn trò chuyện, nhân hỏi tới cuộc hôn nhân, Thi Tuấn liền đem chuyện cha mình hứa hôn với Kim Công, song hai trẻ còn thơ ấu nên chưa nộp sính. Thiệu Công nghe xong bèn đem việc cứu tiểu thư giả lúc dọc đường thuật lại cho Thi Tuấn nghe, và nói tiếp: "May hai cháu trời xui tới đây gặp gỡ một đứa là con của Kim huynh, một đứa là con của Thi đệ, vậy ta đứng giữa tác thành cho hai đứa nên đôi". Thi Tuấn không chối từ được, phải chịu. Thiệu Công mừng lắm, vào nói cho phu nhân hay, giao phần cho phu nhân lo liệu công việc cho tiểu thư, còn mình thời lo liệu công việc cho Thi Tuấn, lựa ngày lành tháng tốt làm đám cưới.
Cưới hỏi xong xuôi, Thiệu Công viết hai phong thư, một phong sai Đình Hùng đem cho Kim Công, một phong bảo Lữ Khánh đem cho Thi Kiều.

Ngày nọ Cẩm Tiên có việc đi ra sau nhà, bỗng thấy Giai Huệ đương cầm quạt chọc chùm anh võ. Giai Huệ thấy Cẩm Tiên liền xòe quạt che mặt. Cẩm Tiên lẹ mắt thấy kịp bèn kêu một tiếng: "Giai... !”. Giai Huệ liền xua tay nói: "Em đừng nói lớn". Cẩm Tiên hỏi: “Sao nàng lại tới đây?". Giai Huệ bèn đem việc hai đứa làm mai không kín, để đến nỗi lão gia hay, bắt tiểu thư tự vẫn thế nào, bà vú lập kế qua huyện Đường gặp kẻ cướp làm sao, tiểu thư nhào xuống sông, còn mình nhờ Thiệu Công tháp cứu, bèn giả làm tiểu thư, thuật lại cặn kẽ rồi nói: "Ai dè chuyện chơi mà sinh thiệt, nay lỡ như vậy xin em kín miệng giấu dùm, chờ tìm cho được tiểu thư sẽ giúp sức cho hai người nên đôi, rồi ta sẽ nhượng ngôi chính lại cho tiểu thư, quyết chẳng phụ lòng. Thế nào em cũng chớ tiết lộ". Cẩm Tiên nhận lời, lấy đồ rồi trở ra thư phòng không hé môi cho Thi Tuấn biết việc ấy, tự mình biết cô dâu mới là tiểu thư giả, nên để ý dò hỏi cô dâu thật coi lưu lạc nơi nào.
Đinh Hùng vâng mệnh Thiệu Công đem thư cho Đinh Thái thú. Đinh Hùng đi thuyền tới nơi, thấy thuyền quan sắm sửa chực rước, hỏi ra mới hay Thái thú đi bộ mới tới Khô Mai Lĩnh, thấy trước mặt có quan quân khiêng kiệu và chuyển vận hành lý, còn Thái thú thời cưỡi ngựa đi sau. Đinh Hùng liền xuống ngựa, đón dâng thư. Kim Thái thú tiếp lấy rồi bảo Đinh Hùng lên ngựa đi theo tới quán dịch sẽ hồi đáp. Đinh Hùng vâng lời, bèn đi theo Kim Phúc Lộc cùng chuyện vãn.
Kim Công ngồi trên ngựa xé thư ra xem, thấy đoạn trên thời thăm nom gia quyến, đoạn dưới nói chuyện Thi Tuấn và Mẫu Đơn đã hoàn nhân, thời không vui và trách thầm Thiệu Công lắm. Coi xong chỉ đút thư vào túi. Đi vừa tới Xích Thạch Nhai bỗng thấy một tốp lâu la túa ra giăng hàng ngang trước lộ, trong ấy có một người mày vàng, mắt thau, mặt gãy, để hàm râu vàng hoạch như tơ, cưỡi ngựa cũng vàng, tay xách hai cây lang nha bổng đứng đón. Kim Công thấy vậy hoảng kinh. Đinh Hùng tế ngựa tới đối địch, bị lâu la bao vây đánh nhào xuống ngựa. Kim Công vừa muốn tìm đường thoát thân, bỗng thấy tướng cướp nọ thúc ngựa tới hét lớn rằng: ”Mời Thái thú lên sơn trại nói chuyện". Dứt lời huơ lang nha bổng một cái lâu la tới nắm hàm thiếc ngựa kéo lên núi. Bọn Kim Phúc Lộc thấy vậy chạy tứ tán hết.
Lam Kiêu vừa bắt Kim Công đem lên núi, chợt thấy Ác Diêu Minh bay ngựa tới bẩm rằng: "Tôi vâng lệnh đoạt đà kiệu, ai dè bị Sa viên ngoại, Mạnh Kiệt, Tiêu Xích đánh tan lâu la và cứu đem về nhà rồi". Lam Kiêu nghe nói cả giận hét rằng: ”Sa Long khinh ta quá lắm?". Lập tức sai Ác Diêu Minh giải Kim Công về núi rồi đem lâu la xuống tiếp ứng với mình. Ác Diêu Minh vâng lệnh đi liền. Lam Kiêu dắt lâu la tới Xích Thạch Nhai thấy Sa Long, Mạnh Kiệt đương đi tới, Lam Kiêu bèn kêu rằng: "Sa viên ngoại! Tôi không bạc đãi ngài sao ngài can thiệp tới những việc tôi làm làm chi?". Sa Long nói: "Tôi không muốn dính líu tới chuyện người khác, song nghe trong kiệu có tiếng kêu khóc, lẽ nào lại không cứu”. Lam Kiêu nói: “Vả chăng chúng tôi với Kim Thái thú có thù, nay gặp người phải bắt, té ra bắt được Thái thú còn gia quyến người thời Viên ngoại đoạt cả đó là ý gì?". Sa Long nói: "Đó là ngươi làm việc chẳng phải rồi. Kim Thái thú là Tứ phẩm huỳnh đường, sao dám bắt lên núi. Theo ý ta, thời nên thả Thái thú ra rồi ta sẽ nói giúp cho mà xin tội". Lam Kiêu nghe nói hét rằng: "Sa Long xem thường ta quá, ta quyết không đội trời chung với mi". Nói rồi thúc ngựa tới đánh. Sa Long giữ thế đối địch, Mạnh Kiệt áp lại giúp sức. Lam Kiêu thấy hai người dũng lực phi thường bèn ra ám hiệu lâu la bao vây.

Sa Long và Mạnh Kiệt giết đánh rất dữ song lâu la quá đông, vây kín như lồng, làm hai người dần dần mệt mỏi. Nguyên Ác Diêu Minh giải Kim Công lên núi rồi, bèn đem lâu la xuống vây. Đương lúc Ác Diêu Minh hò hét lâu la, bỗng thấy người con gái hôm trước, thời lòng tà nổi lên, bèn thúc ngựa tới, kêu: “Cô ơi! Đi đâu đó?" Nói dứt lời nghe một cái rẹt, Ác Diêu Minh bị đạn sắt trúng mí mắt, nhào xuống ngựa.
Nguyên Tiêu Xích hộ tống kiệu về đến nhà, Phụng Tiên, Thu Quỳ ra rước, nghe Tiêu Xích nói Lam Kiêu đem lâu la giáp chiến trên núi, thời hai chị em không yên lòng, nên đi theo Tiêu Xích lên cứu Sa Long. Vừa lên tới núi gặp Ác Diêu Minh vô lễ nên cho một viên đạn té nhào. Thu Quỳ liền chạy tới giơ côn đánh tới, một lát Ác Diêu Minh hết thở.

Hồi Thứ Chín Mươi Bảy

Trời khéo khiến, Mẫu Đơn gặp mẹ,
Mưu sắp xong, Trí Hóa giải vây.

Phụng Tiên và Thu Quỳ đánh ngã Ác Diêu Minh rồi bèn giết phá lâu la. Tiêu Xích huơ cang xoa vừa đánh vừa la. Sa Long và Mạnh Kiệt ở trong thấy vậy nỗ lực đánh ra. Bỗng nghe trên núi có tiếng trống vang trời, ngoài cửa núi tiếng chiêng động đất, có tiếng la lớn rằng: "Đừng thả Sa Long chạy thoát, phải bắt sống cho được, Đại vương có lệnh truyền, các nơi phải lo mai phục". Bọn Sa Long nghe vậy kinh hồn.
Nguyên Lam Kiêu ra lệnh vây phủ Sa Long là cố ý dụ hàng chớ không quyết đánh, muốn để cho Sa Long mệt rồi chế phục về làm vây cánh cho mình, cho nên đứng trên gò núi sai bốn đầu lĩnh mai phục các nơi, dóng trống khua chiêng, la ó thị oai, còn mình thì cầm cờ chỉ huy cho chúng nó. Hễ bọn Sa Long chạy mé đông thời Lam Kiêu phất cờ chỉ qua đông, chạy qua tây, thời lại chỉ qua tây. Sa Long, Phụng Tiên, Thu Quỳ, Mạnh Kiệt, Tiêu Xích năm người đánh qua đánh lại đã mệt mà giải không nổi vòng vây, bèn xúm lại một nơi nghỉ và bàn luận mưu kế.
Tại Ngọa Hổ Câu lúc Tiêu Xích đưa gia quyến Thái thú về nhà, bọn thợ săn thuyền chài, ai nấy nghe nói cứu được gia quyến của quan đều muốn coi, song không dám ló ra. Duy có một mình Lý Thị vâng lời Phụng Tiên tiếp rước hầu hạ, vì vậy dọn dẹp mệt nhọc lắm, bèn kêu Mẫu Đơn mà rằng: "Viên ngoại mới cứu gia quyến của quan Thái thú để ở nhà trước, có một mình mẹ lo liệu hầu hạ không xuể, vậy con có dám ra đó, thời ra phụ với mẹ". Mẫu Đơn vâng lời, Lý Thị pha nước đưa cho nàng bưng ra. Mẫu Đơn bước ra tới ngoài, vén màn bước vào, xem thấy... bỗng giật mình, kế nghe thằng Kim Chương nói: "Phải chị Mẫu Đơn đó không?". Nói rồi chạy lại ôm ngang dưới gối. Mẫu Đơn thấy vậy tay chân nhũn ra buông phứt mâm trà, bình chén đều đổ bể cả, rồi ôm Kim Chương vào lòng, ngồi phịch xuống đất. Hà phu nhân bước tới ôm cứng Mẫu Đơn rồi ba người khóc than nghe rất thảm thương. Liễu hoàn bộc phụ đều chảy nước mắt. Lý Thị thấy vậy không rõ là việc gì, chạy lại đỡ cả ba dậy. Hà phu nhân một tay kéo Kim Chương, một tay kéo Mẫu Đơn lên ngồi, rồi hỏi Mẫu Đơn rằng: "Con theo vợ chồng bà vú lên huyện Đường sao lại tới chỗ này?". Mẫu Đơn khóc kể lại những nỗi bị nạn cho mẹ nghe, nói tới lúc vợ chồng Trương Lập cứu, thời Lý Thị khóc rống lên. Hà phu nhân thấy vậy lấy làm lạ, kéo lại cho ngồi, rồi hỏi ra mới biết Lý Thị từng này tuổi mới nuôi được một gái yêu quý lắm, chỉ trông cậy về sau, ai dè nghe bà quan này nhận là con của bà, sợ bà đoạt mất con nên khóc. Mẫu Đơn khuyên giải Lý Thị rằng: "Xin mẹ chớ buồn, thế nào con cũng chẳng phụ ân đâu”. Lý Thị nghe nói mới chịu nín. Kim Chương thấy chị nó ăn mặc bô vải thời không bằng lòng, lại gần phu nhân đòi đồ tốt cho chị. Phu nhân bảo Lý Thị đi vào lấy ra cho Mẫu Đơn thay. Lý Thị ra ngoài gặp chồng là Trương Lập bưng trà ra nhà ngoài, bèn đón kể việc Mẫu Đơn nhận mẹ, Trương Lập cũng buồn, song biết nghĩ sao bây giờ, bèn bưng trà đi ra cho bọn sai dịch cửa quan uống. Bỗng nghe có tiếng kêu lớn rằng: "Mấy người ở trong nhà khách đó đi chỗ khác mà uống trà, để lấy chỗ tiếp tôn khách của viên ngoại". Ai nấy nghe kêu đều đi ra, thấy ngoài cửa bước vào ba người. Đó là Bắc Hiệp, Đinh Triệu Huệ và Trí Hóa.

Nguyên ba người đi tới Tương Dương, thám thính rõ ràng việc Triệu Tước (Tương Dương Vương) lập Minh thư sợ người lấy trộm nên dựng tòa lầu Xung Tiêu, đem Minh thư treo vào căn giữa, dưới lập Bát quái đồng võng trận, chuyển mối các chỗ để thông tin tức và đặt người gìn giữ; kế nghe tin Nhan Xuân Mẫn vâng lệnh ra tuần án Tương Dương, có Bạch Ngọc Đường theo giúp sức, thời liền bàn luận với nhau nên trở về Ngọa Hổ Câu nói cho Sa Long hay, đồng thời giúp Tuần án, phụ sức với Ngọc Đường đã vì nước nhà, lại trọn tình bầu bạn. Bàn tính xong, bèn trở về Ngọa Hổ Câu.
Khi vào nhà hỏi thăm thì Sa Long đi vắng, Trí Hóa lật đật hỏi: "Viên ngoại đi đâu?". Trương Lập nói lại việc cứu Thái thú tại Xích Thạch Nhai bị Lam Kiêu đón. Sa viên ngoại, Mạnh Kiệt, Tiêu Xích và hai tiểu thư nữa, mà đi tới bây giờ chưa thấy về. Trí. Hóa nghe dứt lật đật nói: "Không xong, việc này không thể trì hoãn được, Âu Dương huynh và Đinh hiền đệ phải chịu nhọc nhằn mới xong". Đinh Triệu Huệ nói rằng:"Chúng ta không biết đường đi thời làm sao?". Trương Lập nói: "Có Sử Vân, người ấy thạo đường". Đinh Triệu Huệ liền bảo Sử Vân. Một lát chẳng những một mình Sử Vân mà thôi, lại có dẫn theo bảy người phụ tá, cùng lên Xích Thạch Nhai. Trí Hóa cả mừng dặn rằng: "Lên tới đó các ngươi phải nghe lệnh dạy, chớ cậy tài ỷ sức? Còn như Âu Dương huynh có lên đó bắt cho được Lam Kiêu, Đinh nhị đệ thời bảo hộ cha con anh em Sa viên ngoại, còn tôi ở nhà giữ gìn nhà cửa, bảo hộ gia quyến, phòng giặc kéo tới quấy phá".
Bắc Hiệp gật đầu, rồi cùng Đinh Triệu Huệ dắt bọn Sử Vân lên Xích Thạch Nhai. Đi tới cửa núi mé tây thấy lâu la phòng giữ đó, Bắc Hiệp bèn kêu rằng: “Ớ lâu la, lắng tai nghe cho rõ, ta là Âu Dương Xuân tới đây giải vây, mau lên báo với chúa trại bay rõ". Đầu lĩnh tại đó liền lên báo cho Lam Kiêu hay. Lam Kiêu nói thầm rằng: "Thế lại càng hay, bắt cả tụi nó giam vào núi này cho gọn". Nói đoạn sai đầu lĩnh mở đường cho bọn Bắc Hiệp lên. Bắc Hiệp thấy Sa Long và các con em ngồi nghỉ gần đó bèn bảo Đinh Triệu Huệ tới giúp, còn mình thời dẫn bọn Sử Vân đi lên núi. Đi tới gò núi, bị Lam Kiêu đón lại hỏi rằng: "Ai lên đó?". Bắc Hiệp nói: "Ta là Âu Dương Xuân tới đây hỏi sơn chúa vì sao mà vây khốn Sa viên ngoại như vậy?" Lam Kiêu đáp: "Sa viên ngoại xem thường tôi lắm, nên phải vây mà trị tội". Bắc Hiệp nói: "Ngươi vô cớ dám bắt quan Tứ phẩm huỳnh đường, chẳng sợ bị tội phản loạn hay sao?". Lam Kiêu cả giận hét rằng: “Âu Dương Xuân, mi cố ý tới đây làm gì?". Bắc Hiệp nói: ”Tao tới đây bắt nhà ngươi". Nói rồi huơ thất bảo đao tới chém, Lam Kiêu giơ bổng ra đỡ rồi đập lại, Bắc Hiệp đỡ ra một cái, nghe khua rảng rảng, bỗng đã gãy rồi. Bắc Hiệp nhảy tới, Lam Kiêu liền giơ cây bổng bên tay phải, ai dè Bắc Hiệp đỡ ra, bỗng liền văng mất. Lam Kiêu còn hai tay không, muốn tìm đường thoát thân, bị Bắc Hiệp nhảy tới xách ngang lưng, ném xuống đất cho bọn Sử Vân trói lại.

Đằng kia Triệu Huệ và bọn Sa Long thấy trên gò núi Bắc Hiệp thắng trận, ai nấy đồng ráng sức đánh ra cửa núi mé tây, bọn lâu la là chồn, chuột cự sao lại bầy cọp, nên đều cuốn vó chạy dài. Triệu Huệ bảo Thu Quỳ và Phụng Tiên về trước, rồi cùng đi với bọn Sa Long lên gò núi. Lúc ấy Bắc Hiệp đã hỏi Lam Kiêu xem nó để Kim Thái thú ở đâu, rồi bắt phải thả xuống núi. Kim Thái thú và Đinh Hùng vừa xuống tới, Bắc Hiệp liền sai Sử Vân đưa về nhà Sa viên ngoại, rồi xuống gò núi kêu Mạnh Kiệt, Tiêu Xích phụ giải Lam Kiêu lên núi.
Hồi Thứ Chín Mươi Tám

Thấy Mẫu Đơn, Kim Huy càng hối hận,
Nhắc Ngại Hổ, Sa Long nhớ cựu ngôn.

Sử Vân đưa Kim Công và Đinh Hùng về nhà Sa viên ngoại. Trí Hóa và Trương Lập ra nghênh tiếp. Kim Thái thú tạ ơn tháp cứu. Trí Hóa cũng cho biết là phu nhân và tiểu thư đều bình yên. Trà nước xong, Trương Lập mời Thái thú đi vào nhà trong cùng phu nhân gặp gỡ.
Lúc ấy chị em Phụng Tiên nghe tin Mẫu Đơn nhận được mẹ, bèn tới mừng, kế Thái thú vào, bèn lật đật dắt nhau vào phòng ẩn mặt, còn phu nhân bước ra nghênh tiếp. Thái thú vào ngồi, thuật rõ sự tình lúc bị bắt. Hà phu nhân nói: "Thật chúng ta có phước, nên nhờ ân nhân tháp cứu vẹn toàn". Hai ông bà đương nói chuyện, bỗng nghe Kim Chương nói: "Trong sự may này lại có một sự đáng mừng lắm cha à!" Thái thú hỏi: "Việc gì mà đáng mừng?". Hà phu nhân bèn đem việc mẹ con nhận nhau mà thuật lại. Kim Thái thú nghe nói lấy làm lạ rằng: "Không có lẽ vậy! Mẫu Đơn nào nữa đây?". Nói đoạn móc túi đưa thư của Thiệu Công cho phu nhân coi. Phu nhân xem xong bèn nói: ”Nguyên ban đầu Mẫu Đơn không chịu lìa nhà, nên bà vú bày mưu cho Giai Huệ giả làm tiểu thư, mà Mẫu Đơn giả làm liễu hoàn. Đến lúc gặp nạn, Mẫu Đơn nhào xuống sông nhờ vợ chồng Trương Lập cứu sống tới nay. Nếu không tin xin xem quần áo của Mẫu Đơn mặc trong lúc nhào xuống sông mà Lý Thị mới đem lại đó, xem có phải là đồ liễu hoàn mặc hay không?". Kim Công lật đật lấy quần áo mà xem, thời đúng vậy, ngạc nhiên nghĩ thầm rằng: "Cứ như sự ấy mà xét, thời vuông khăn và tuội Kim Ngư của Xảo nương có được, biết đâu là chẳng phải của con này gây chuyện? Lại cây Ngọc Xoa ta đã giở rương lấy ra mà Thi sinh cũng dường như không hay biết sợ sệt chi hết. Chắc trong ấy có tình tệ sao chớ chẳng không. Thế mà ta lỡ giận làm tủi nhục cho hai đứa nó rồi, nay hối hận lắm". Kim Thái thú nghĩ như vậy bèn hỏi Hà phu nhân rằng: "Bây giờ con Mẫu Đơn ở đâu?". Phu nhân đáp: "Nó mới ở đây, nghe có ông vào liền đi qua phòng mẹ nuôi nó rồi". Kim Công nhớ lại lúc mình ép con tự tận thời ăn năn lắm, lập tức sai kêu Mẫu Đơn ra mắt mình. Thấy nàng ăn mặc bộ vải, giắt trâm gai thời nghĩ tới lúc lụa là xoa xuyến, bỗng cảm động nói rằng: "Mẫu Đơn con ôi! Cha đã tệ mà phạt con đến cơ sự này". Mẫu Đơn nghe cha nói khóc òa nhào lăn dưới đất, Kim Thái thú lật đật đỡ đậy mà rằng: "Con ơi! Những việc đã qua rồi, chỉ vì cha không xét kịp mà ra, thôi con nín đi". Nói rồi căn dặn phu nhân thay đổi y phục cho Mẫu Đơn còn mình đi ra nhà trước.

Kim Thái thú ngồi được một lát, bỗng có gia đinh vào thưa rằng: "Sa viên ngoại đã về đến". Trí Hóa và Trương Lập nghe thưa liền ra nghênh tiếp. Sa Long vào làm lễ Thái thú, Thái thú đáp lễ lại và tạ ơn cứu nạn và hỏi tới việc lên sơn trại thế nào?”. Bắc Hiệp thưa: "Chúng tôi giải Lam Kiêu lên trên, phân phát tất cả những đồ đạc của cải, từ vật lớn tới vật nhỏ cho lâu la, không để lại một tí nào, còn dinh trại của chúng nó thời chất lửa thiêu cháy cả. Nay Lam Kiêu đương giam tại viện mé tây, xin Thái thú luận tội phát lạc". Kim Thái thú đáp: "Bổn chức rất may, nhờ các vị ân công cứu nạn, lại bắt được đầu đảng giặc, vậy chờ tới nhậm sở sẽ dâng sớ lên Thiên tử, và giải tặc về phủ Khai Phong cho Bao tướng thẩm vấn". Các vị anh hùng đều bằng lòng, cùng bàn luận phương thế hộ tống Kim Thái thú đi Trường Sa và nghĩ cách ngăn ngừa dư đảng của Lam Kiêu.
Bàn tính vừa xong xuôi, Trương Lập ra nói nhỏ vào tai Sa Long. Sa Long liền kiếu vào trong.
Sa Long vào, Thu Quỳ và Phụng Tiên đem câu chuyện của Mẫu Đơn mà thuật lại. Sa Long bèn nói: “Phải ta thật không lầm, diện mạo như thế ấy, cử chỉ như thế ấy mà con nhà hèn sao được?". Thu Quỳ hỏi: "Nay Mẫu Đơn tiểu thư đã nhận mẹ rồi, có ở lại nhà mình nữa, hay là đi theo quan Thái thú vậy cha?". Sa Long nói: "Phải đi theo cha mẹ của nó, chớ lẽ nào lại giữ một mình nó ở lại đây sao?". Thu Quỳ nghe nói vừa khóc vừa chạy đi kiếm Mẫu Đơn kéo áo nói rằng: "Thơ thơ ôi! Bây giờ thơ thơ sắp sửa ra đi, chắc tôi buồn chết". Mẫu Đơn thấy vậy cũng khóc theo. Hà phu nhân khuyên rằng: "Thu Quỳ ơi! Nàng không nỡ lìa Mẫu Đơn, ta cũng không nỡ lìa nàng, vậy đợi ta tới nơi, sẽ sai người tới rước. Ta thương nàng lắm muốn nhận nàng làm con nuôi, nàng có chịu không?". Thu Quỳ nín khóc đáp rằng: "Nếu phu nhân có lòng thương đến, tôi đâu dám chối từ. Vậy xin mẹ lên ngồi cho con lạy ra mắt". Nói rồi liền cúi đầu lạy. Hà phu nhân liền đỡ dậy, rồi sai liễu hoàn đem trâm, hoa, y phục cho Thu Quỳ thay đổi, Mẫu Đơn lại tặng cho chị em Phụng Tiên rất nhiều đồ nữ trang. Hai người cảm tạ lắm.

Tiệc tùng ăn uống xong, Kim Thái thú liền viết một phong thư gói cái khăn và Kim Ngự, giao cho Đinh Hùng đem về dâng cho Thiệu Ban Kiệt, dặn tra xét việc Mẫu Đơn cho kỹ càng, rồi thưởng Đinh Hùng hai mươi lượng bạc.
Thu Quỳ liền đem việc Hà phu nhân nhận mình làm con nuôi thuật lại cho Sa Long nghe và thưa rằng: ”Mẫu Đơn muốn lạy cha và Thái thú, xin cha ra mời ngài vào". Sa Long ra mời Thái thú vào, Mẫu Đơn tiểu thư liền lạy Sa Long mà đáp ơn nuôi dưỡng, rồi mới lạy cha. Thu Quỳ cũng lạy Thái thú nhận là cha nuôi. Phụng Tiên cũng tới ra mắt Thái thú. Ai nấy đều vui mừng, duy tội nghiệp cho Lý Thị, đứng một bên mà cặp mắt ướt rượt. Mẫu Đơn thấy vậy liền thưa với Thái thú rằng: "Thưa cha, tính mạng con mà còn tới ngày nay là nhờ cha mẹ nuôi con đây, vả lại cha mẹ nuôi của con tuổi già, dưới gối không người kế tự. Xin cha rộng lòng đem người theo cùng để con được đáp chút ơn sâu. Kim Công khen phải, liền bảo vợ chồng Trương Lập thu xếp hành lý sáng ngày cùng đi Tương Dương.
Kim Công ra tới nhà ngoài thấy yến tiệc đã dọn sẵn thời trong lòng không yên. Sa Long nói: "Xin mời Thái thú ngồi trên, các anh em thứ tự ngồi vào tiệc, tôi sẽ cắt nghĩa tiệc này là có bốn điều vui cho mà nghe!”. Ai nấy ngồi xong, Tiêu Xích nói rằng: "Đại ca cứ nói, hễ một điều vui thời tôi xin uống một chén rượu mừng". Sa Long liền nói: "Vui thứ nhất là Thái thú đoàn viên với gia quyến, lại gặp tiểu thư". Tiêu Xích nói: "Phải, đáng vui, đáng mừng, tôi uống một chén". Sa Long nói tiếp: "Vui thứ nhì là theo lời hứa cũ, nay đã gặp đủ Âu Dương huynh và Trí hiền đệ, vậy thời bàn đến việc của con gái tôi, chúng ta sẽ thông gia với nhau, chỉ còn đợi sính lễ là đủ, thế là vui". Tiêu Xích nói: "Phải lắm, việc này vui lắm, tôi uống hai chén, đại ca nên rót cho Âu Dương huynh và Trí huynh mỗi người một chén đi". Sa Long nghe lời làm theo, Bắc Hiệp và Trí Hóa cũng rót rượu mời lại. Đoạn Sa Long nói tiếp: "Vui thứ ba là mai này Thái thú vinh nhậm, chúng ta vui chén tiễn hành". Tiêu Xích nói: "Thế cũng vui, tôi uống một chén mừng cho ngài". Mạnh Kiệt hỏi: "Còn cái vui thứ tư là gì?". Sa Long nói: "Nay Thái thú nhận con tôi làm con nuôi, ấy là càng thân, Âu Dương huynh và Trí hiền đệ định con tôi làm dâu, cũng là thân. Trương lão đã nhận tiểu thư làm con gái, đối với Thái thú cũng là thân, nội đây tính lại đều là người thân, thế thì không vui lại là gì?". Tiêu Xích nghe dứt mà không uống. Triệu Huệ hỏi: "Sao Tiêu nhị ca lại không uống?". Tiêu Xích nói: "Mấy người thân gia thời họ uống với nhau, tôi ăn thua gì mà uống rượu mừng?". Đinh Triệu Huệ nói: "Nhị ca tính trật con toán rồi! Sau này cháu ta xuất giá, thời chúng ta cũng kèm vào làm thân gia". Ai nấy nghe nói đều cười.

Mãn tiệc, ai nấy đều yên nghỉ. Qua ngày sau Kim Thái thú từ giã lên đường, Trí Hóa theo hộ tống. Còn Phụng Tiên, Thu Quỳ không nỡ lìa Mẫu Đơn, mà Mẫu Đơn cũng không đành xa hai nàng, bịn rịn thật lâu mới đành buông gạt lệ. Trí Hóa lại căn dặn phải gìn giữ Lam Kiêu cho cẩn thận, chờ tấu sớ đem tới sẽ giải về Đông Kinh. Bắc Hiệp cũng dặn Trí Hóa lúc đi đường nên tuần phòng cẩn thận.

HOMECHAT
1 | 1 | 158
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com