watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:47:1318/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 76 - Hết - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 76 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 8

Hồi Thứ Chín Mươi Hai

Ngoại Tiểu Hiệp dẹp ác đảng cứu Mẫu Đơn,
So Kim Cang khuyên Ngư hộ về Ngọa Hổ.

Bọn lâu la chạy trốn rồi, bỏ sót lại con ngựa mà Ngại Hổ bị buộc sau, cậu ta thấy vậy khoái chí la om. Người con gái xấu đó bước tới hỏi rằng: "Nhà ngươi là ai?”. Ngại Hổ đáp: "Tôi là Ngại Hổ, bị bọn đó lén giật chân bắt". Người con gái lại hỏi: “Có người tên là Hắc Yêu Hồ ngươi có biết hay không?". Ngại Hổ đáp: "Trí Hóa ấy là thầy ta, Âu Dương Xuân là cha nuôi ta". Nghe thấy vậy cô gái vội nói: "Anh Ngại Hổ đây mà!". Nói rồi bước tới mở trói cho Ngại Hổ. Ngại Hổ đứng dậy xá một cái rồi hỏi: “ Xin hỏi cô tên họ là chi?". Người con gái nói: "Tôi tên là Thu Quỳ, Sa Long là cha nuôi tôi!”. Ngại Hổ hỏi: "Còn người mới bắn thằng giặc ấy là ai?". Thu Quỳ nói: "Đó là cô Phụng Tiên, con đẻ của cha nuôi tôi". Nói rồi ngoắc tay kêu: "Chị ơi đi lại đây". Phụng Tiên nghe gọi bèn đi lại. Thu Quỳ nói: "Anh Ngại Hổ tới đây rồi". Phụng Tiên nghe nói hai tiếng Ngại Hổ, liền dòm lên, bụng cả mừng, bước tới thi lễ.
Đương lúc ấy, có ba người từ lưng chừng núi đi xuống: Một là Thiết Diện Kim Cang Sa Long, còn hai người nữa là bạn của Sa Long tên là Mạnh Kiệt và Tiêu Xích. Thu Quỳ liền kêu lớn rằng: "Cha ơi! Hai chú ơi! Mau lại đây, anh Ngại Hổ đây này". Ba người liền đi vội tới. Tiêu Xích hỏi lớn rằng: "Cháu Ngại Hổ của ta đâu? Ta trông cháu ta lắm”.
Nguyên từ khi Bắc Hiệp, Trí Hóa, Đinh Triệu Huệ tới Ngọa Hổ Câu bày tỏ việc Mã Triêu Hiền, rồi khen Ngại Hổ nào là tuổi nhỏ gan to, nào là lên phủ Khai Phong, nào là đút chân vào ngự trát, đến ra giữa Ngũ đường cứu được trung thần nghĩa sĩ, được khen là tiểu hiệp. Mạnh Kiệt và Tiêu Xích nghe nói khen ngợi lắm, duy một mình Tiêu Xích nóng nảy muốn gặp Ngại Hổ liền, nên trông mãi. Nay nghe nói Ngại Hổ tới thời mừng biết bao nhiêu.
Ngại Hổ nghe Tiêu Xích hỏi lấy làm lạ hỏi lại rằng: "Ai đó vậy?". Chỉ nghe Tiêu Xích cười hả hả rằng: "Thật là chẳng lầm, xứng đôi biết bao nhiêu”.

Số là Bắc Hiệp và Trí Hóa thấy con gái Sa Long võ nghệ cao cường, rành nghề cung đạn, bắn trăm phát trăm trúng, bèn cậy Đinh Triệu Huệ làm mai nói cho Ngại Hổ. Sa Long nghĩ Ngại Hổ là học trò của Trí Hoa chắc cũng là người nghĩa hiệp, nên có ý bằng lòng, nói với Triệu Huệ rằng: "Âu Dương huynh và Trí hiền đệ mà muốn kết niềm Tần Tấn với tôi thời lẽ nào tôi từ chối, song tôi có điều nguyện, là tôi đã lãnh phần thác cô nhận Thu Quỳ là con nuôi, tôi thương nó hơn con Phụng Tiên. Một là thương nó không cha không mẹ, hai là thương nó có tài có sức, tay xách nổi năm sáu trăm cân, song rủi không phải là người xinh đẹp, nên tôi tính lo cho xong đôi lứa cho Thu Quỳ rồi sau sẽ gả con Phụng Tiên. Vậy phiền hiền đệ thưa lại với Âu Dương huynh điều ấy". Triệu Huệ bèn đem việc ấy tỏ cho Bắc Hiệp và Trí Hóa, hai người cũng yên lòng. Ai dè Mạnh Kiệt và Tiêu Xích hay việc đó, hết sức ép Sa Long. Sa Long nói: "Tôi chưa biết Ngại Hổ phẩm mạo thế nào, ưng thuận ngay làm sao được?"
Vì vậy hôm nay Tiêu Xích thấy Ngại Hổ bèn nói: "Thật là chẳng lầm, xứng đôi biết bao nhiêu”. Phụng Tiên nghe nói mắc cỡ đỏ mặt xây lưng đi thẳng. Thu Quỳ bèn chỉ từng người và nói tên cho Ngại Hổ lần lượt ra mắt. Sa Long xem dung mạo Ngại Hổ thời đẹp dạ bèn hỏi rằng: "Vì sao mà cháu lại đi tới chỗ này?”. Ngại Hổ bèn thuật công việc mình cho Sa Long nghe, rồi nói tiếp: "Bây giờ chúng nó còn xuống bắt con gái Trương lão, vậy cháu phải trở lại tiếp cứu”. Tiêu Xích nói: "Phải, cho chú đi theo phụ sức với cháu”. Nói rồi vác cang xoa lên vai. Mạnh Kiệt trao cây tề mi côn của mình cho Ngại Hổ.
Tiêu Xích và Ngại Hổ đi tới khúc quẹo, thấy tốp lâu la khi nãy khiêng về một cái gì bốn phía có phủ vải mà hình vuông, trong đó có tiếng người khóc. Ngại Hổ liền giơ côn hét lớn rằng: "Đánh rốc tới!". Tiêu Xích cũng vung xoa đánh tới vùn vụt. Bọn lâu la hoảng kinh để cái kiệu giả xuống rồi lủi chạy kiếm đường thoát thân. Ngại Hổ bước tới, giở vải phủ lên, thời là cái ghế trở chân lên trời, trên phủ vải làm kiệu, trong lúc ấy có một người con gái bị trói đương kinh hoảng (tức là nàng Mẫu Đơn). Một bà già chạy theo sau chính là Lý Thị kêu khóc rằng: "Trời giết chúng bay đi, mau mau trả lại con ta, nếu chẳng trả tao liều mạng già với bay". Ngại Hổ thấy Lý Thị bèn kêu rằng: ”Bớ ma ma, có tôi tháp cứu đây". Trương Lập cũng vừa chạy tới, thấy Ngại Hổ thời xúm nhau vui mừng. Lý Thị bèn mở trói cho Mẫu Đơn, nàng liền tỉnh lại. Bấy giờ Sa Long, Mạnh Kiệt, Tiêu Xích cũng đều đi tới. Ngại Hổ liền dắt Trương Lập ra mắt Sa Long, Lý Thị dắt Mẫu Đơn ra mắt Phụng Tiên và Thu Quỳ.

Chẳng rõ kiếp trước có duyên phận thế nào mà hai bên gặp nhau liền sinh lòng luyến mộ, Phụng Tiên hỏi rằng: "Việc đã thế này, thời tiểu thư cũng nên đến Ngọa Hổ Câu mà ở, chớ lũ sơn tặc ấy tuy thua chạy nhưng thế nào cũng không bỏ qua đâu”. Mẫu Đơn nghe Phụng Tiên nói như vậy thời sợ lắm. Thu Quỳ liền chạy tới ra mắt Sa Long tỏ việc ấy cho ông nghe. Sa Long nói với Trương Lập rằng: "Lão trượng nên trở về nói với người trong xóm mau mau thu thập nhà cửa, rồi cùng lên Ngọa Hổ Câu mà ở, nếu không lo trước, lũ sơn tặc trở lại ắt chẳng khỏi mang hại". Ngại Hổ nói: ”Ông Trương có về tôi cũng đi cùng, vì gói hành lý tôi còn để ở đó”. Mạnh Kiệt nói: "Có đi, chú đi với cho vui”. Tiêu Xích cũng muốn đi, song Sa Long không cho, bảo phải trở về nhà với mình lo dọn dẹp chỗ cho mấy người mới tới ở. Sa Long lại bảo Phụng Tiên, Thu Quỳ tiếp rước mẹ con Mẫu Đơn về nhà, song Mẫu Đơn bị kinh hoảng và trói buộc đau đớn quá nên đi không được. Thu Quỳ nhớ tới con ngựa của Ác Diêu Minh bỏ khi nãy, bèn chạy đi kiếm đem lại đỡ Mẫu Đơn lên ngồi, rồi Phụng Tiên dắt cương đi trước, Thu Quỳ đi theo một bên cùng với Lý Thị lên Ngọa Hổ Câu.
Nguyên tại Ngọa Hổ Câu có mười hai nhà thợ săn, trong ấy một mình Sa Long tuổi lớn hơn, có võ nghệ, tính ngay thẳng, nên rất được mọi người kính trọng, mọi việc đều nhờ Sa Long bảo hộ cho. Từ khi Lam Kiêu tới chiếm cứ Hắc Lang Sơn, Sa Long kêu các người thợ săn tới, dạy tập võ nghệ để phòng khi bất trắc, về sau lại gặp được Mạnh Kiệt, Tiêu Xích giúp đỡ nữa, nên cái lệ nộp công, mà bọn thuyền chài dưới Lục Ạp Na phải chịu, trên Ngọa Hổ Câu vẫn không tuân theo. Vì vậy Lam Kiêu phải tới để chường mặt thị oai, ai dè bị Sa Long đánh gần bỏ mạng. Lam Kiêu biết Sa Long võ nghệ cao cường liền chịu phục, chắp tay xá mà rằng: "Tài của viên ngoại, Lam Kiêu này xin phục". Nói rồi nhảy lên ngựa về sơn trại viết thư cho Tương Dương Vương tiến cử Sa Long, định sau này chọn làm tướng tiên phong. Còn mình thời từ đó về sau giao hảo với Sa Long, phàm là thợ săn, mỗi khi lên núi, đeo mảnh vải đề ba chữ Ngọa Hổ Câu thời lâu la không dám động đến. Tới nay lại chiêu tụ bọn thuyền chài dưới Lục Ạp Na về thêm vây cánh, làm cho trại Hắc Lang Sơn mất một mối lợi.
Sa Long và Tiêu Xích về tới nhà, sai dọn dẹp mấy gian phòng mé tây cho khách đàn ông, lại quét dọn buồn mé trong cho khách đàn bà ở tạm, lại sai xây cất thêm nhà cửa, chừng xong sẽ chia phần mà ở riêng. Phân phó xong thời Phụng Tiên, Thu Quỳ đã cùng mẹ con Mẫu Đơn về tới. Phụng Tiên nói với Mẫu Đơn rằng: "Xin thơ thơ với Trương lão bà ở đây với chị em tôi chơi cho có bạn!”. Mẫu Đơn nhận lời, tạ ơn. Phụng Tiên dắt Lý Thị và Mẫu Đơn ra trước, tạ ơn Sa Long đã có lòng chiếu cố, Sa Long thấy Mẫu Đơn làm lễ rành rẽ, thời nghi không phải là con thuyền chài, nghĩ chắc là con nhà trâm anh thế phiệt nên dặn rằng:"Cháu đã tới đây” chớ đem lòng nghi ngại, có thiếu thốn vật chi thì nói với hai chị em nó, đừng câu nệ làm gì”. Mẫu Đơn tạ ơn rồi cùng Phụng Tiên đi vào nhà trong.

Hồi Thứ Chín Mươi Ba

Người hiệp sĩ dầu khổ tâm vẫn chuộng nghĩa
Kẻ tiểu nhân hễ đắc chí thời tuyệt tình

Ngại Hổ đi với Mạnh Kiệt và Trương Lập về xóm Lục Ạp Na. Sử Vân lật đật chạy ra hỏi thăm sự thể. Trương Lập bèn thuật lại mọi việc, rồi nói luôn tới ý Sa Long khuyên anh em thuyền chài nên về Ngọa Hổ Câu lánh nạn. Sử Vân nghe nói cả mừng, chạy đi cho anh em trong xóm hay. Ai nấy cũng bằng lòng, nên đồng lòng gom góp đồ tế nhuyễn của riêng tây, đùm đề vợ con tựu lại nhà Trương Lập. Trương Lập cũng đã chuẩn bị xong xuôi rồi, Ngại Hổ bèn mang gói hành lý xách tề mi côn đi trước, Trương Lập và cả bọn đi theo, Mạnh Kiệt và Sử Vân đi tập hậu. Về đến cửa ngõ thời thấy Sa Long chạy ra tiếp rước và nói: "Xin các ngài cảm phiền ở chật hẹp vài hôm, bây giờ đàn ông thì vào mấy phòng mé tây, còn đàn bà thì vào nhà sau có con gái tôi liệu lý, đợi cất nhà xong rồi sẽ chia nhau mà ở". Mọi người đều cúi đầu tạ ơn, đem hành lý vào trong cất dẹp. Còn Sa Long, Trương Lập, Ngại Hổ, Mạnh Kiệt, Tiêu Xích và Sử Vân cùng đi tới nhà khách. Ngại Hổ bèn hỏi: "Chẳng hay thầy, cha nuôi và chú tôi đâu rồi?”. Sa Long đáp: "Cháu đến trễ một chút, ba người đã đi lên Tương Dương từ hai hôm trước". Ngại Hổ nghe nói giậm chân mà rằng: "Phải tôi không ham ăn hốc uống, thời đâu có nhỡ việc". Nói đoạn, thuật luôn chuyện gặp Tưởng Bình và lạc nhau lại cho Sa Long nghe. Trang đinh đã bày tiệc rượu, Sa Long mời cả thảy ngồi vào ăn uống chuyện vãn.
Ăn uống xong, Sa Long cho gọi các thợ săn tới dặn rằng: "Sáng ngày các ngươi đi vào núi, xem xét tình thế Lam Kiêu, có động tĩnh gì thì mau về báo lại" Các thợ săn vâng lời. Một ngày, hai ngày, không thấy Lam Kiêu động tĩnh gì, bọn thợ săn bèn về thưa rằng: "Việc bắt người đó là tại đầu lĩnh Ác Diêu Minh, chớ Lam Kiêu không hay biết gì cả. Đến như việc thuyền chài ở Lục Ạp Na trốn đi, Ác Diêu Minh bẩm cho Lam Kiêu hay, mà Lam Kiêu cũng không để ý tới”, Sa Long nghe chuyện như vậy, không thèm để ý phòng bị.
Ngại Hổ ở nhà Sa Long mấy ngày, rồi xin đi lên Tương Dương. Sa Long cầm lại không được, bèn bày tiệc tiễn hành. Ngại Hổ mở gói lấy tờ ấn phiếu của Bao Công cấp cho Tưởng Bình ra, trao cho Sa Long và dặn rằng: "Ấn phiếu này nguyên của chú Tưởng tôi, nhưng không may lạc nhau, tôi phải giữ đây. Vậy nay tôi lên Tương Dương xin gửi cho chú Sa, chú Tưởng có tới xin trao lại giùm". Sa Long tiếp lấy bảo người đem vào cho Phụng Tiên cất, rồi cùng vào tiệc. Hôm sau Ngại Hổ từ giã lên đường.

Bây giờ nói lại Tưởng Bình đưa Lôi Chấn về nhà, ông liền may áo quần cho và tặng thêm hai chục lượng bạc. Tưởng Bình nhận rồi từ giã ra đi. Ngày nọ dọc đường trời gần tối mà lại mưa, chung quanh không có tiệm buôn, mà xóm giềng nhà cửa cũng không. Cực chẳng đã phải dầm mưa đi một đỗi, chợt thấy có tòa miếu hư bèn chui vào, thời chỗ nào cũng dột, duy có sau bàn thần hơi kín bèn đi lại đó, phủi bụi rồi nằm nghỉ. Đến hết canh một mưa tạnh trăng trong, Tưởng Bình muốn ngồi dậy xem tượng thần đề tên gì, bỗng nghe có tiếng đi tới và người nói chuyện. Tưởng Bình bèn rình nghe, một người nói rằng: ”Đại ca kiếm có mối rồi, nên sai tôi lại đây tìm chứ”. Người kia hỏi: “Có mối thế nào, khá không?". Người nọ nói: “Có Lý tiên sinh tên là Bình Sơn ở Huyền Nguyệt quan mượn thuyền lên Cửu Tiên Kiều. Đại ca bèn tới nhận chở. Tiên sinh lại cậy mướn một người theo hầu, đại ca cũng nhận luôn". Người kia nói: "Đại ca ôm đồm quá, chịu mối thuyền thời đủ, còn nhận mướn người hầu làm chi?". Người nọ nói: "Chú chưa rõ? Đại ca có tính rồi, để tôi giả làm người theo hầu, còn chú thời cùng đại ca giả làm bạn chèo. Vì vậy đại ca sai đi kiếm chú đây. Chú nghĩ có sướng không? Chú nhắm coi Lý tiên sinh có thoát khỏi tay bọn mình không?". Rồi cười nói dắt nhau đi ra khỏi miếu.
Đó là ông Nhị và Vương Tam, còn người mà chúng nó kêu là Đại ca, là ông Đại. Từ khi mưu hại chủ tớ Mẫu Đơn, kế dữ không thành, tới trốn tại đây, song cũng cứ giữ miếng cũ mãi. Tưởng Bình nghe chúng nó bàn bạc, bỗng động lòng nghĩa hiệp, bèn chờ trời rạng sáng, đi thẳng qua Huyền Nguyệt quan ra mắt Lý Bình Sơn. Tưởng Bình bèn nói với Lý Bình Sơn rằng: "Tiểu đệ nghe tôn huynh mướn thuyền qua Cửu Tiên Kiều có việc, nên tiểu đệ tới đây xin tôn huynh vui lòng cho tháp tùng lên huyện Tương Âm, được đỡ chút tiền lộ phí cho tiểu đệ mà tôn huynh cũng khỏi mướn bạn hầu”. Lý Bình Sơn nghe nói cả mừng bèn sửa soạn hành lý. Tưởng Bình cũng phục sức thu xếp giùm cho.
Hôm sau ông Đại đem thuyền tới, hai người đem hành lý xuống, anh em ông Đại nhổ sào quay thuyền ra đi. Đi được một đỗi thật xa, ông Đại bỗng la rằng: "Trời sắp có gió to, mau kiếm chỗ đậu núp". Tưởng Bình thấy nó giở trò cũ bèn chui ra khỏi mui xem trời, quả nhiên một lát gió thổi ầm ầm sóng đánh cuồn cuộn. Thuyền liền đậu lại chỗ rất khuất gió và vắng vẻ, bỗng nghe có tiếng chiêng đánh mấy chiếc thuyền quan đi ngang qua, bị gió cũng vào núp đó. Lý Bình Sơn ló đầu ra mui, nhìn qua thuyền quan một hồi, thấy có người ló mặt ra bèn hỏi rằng: “Có phải Kim lão gia đó không?". Người bên thuyền quan nghe kêu, dòm lại rồi hỏi: "Có phải Lý tiên sinh đó không?". Lý Bình Sơn đáp phải, rồi hỏi: "Vậy lão gia đi đâu đó?". Người bên thuyền đáp: "Lão gia vâng chỉ nhận chức Tương Dương Thái thú, tiên sinh chưa hay hay sao?”. Lý Bình Sơn nói: ”Vậy phiền ngài bẩm với lão gia nói tôi xin ra mắt". Người nọ liền sai thủy thủ bắc đòn mỏng cho Lý Bình Sơn sang.

Nguyên vị quan ấy là Thượng thư Kim Huy, từ khi mưu phản của Tương Dương Vương bại lộ, thời Thiên tử thương tới Kim Huy. Lại được Bao Công mật tấu, xin trừ vây cánh của Tương Dương Vương, nên Thiên tử phong cho Kim Huy là Tương Dương Thái thú được giữ mặt ngoài. Người nói chuyện với Lý Bình Sơn đó là chủ quản Kim Phúc Lộc. Tưởng Bình thấy Lý Bình Sơn qua thuyền quan, thời ngồi ngoài mũi thuyền ngắm cảnh, kế thấy Lý Bình Sơn trở lại, hất mặt coi tự đắc lắm, đi vào khoang, Tưởng Bình cũng chui vào hỏi rằng: "Ông quan đó tôn huynh có quen biết sao?”. Lý Bình Sơn nói: "Sao lại không biết, đó là bạn thân của ta". Tưởng Bình hỏi: "Vậy tôn danh quý tính của ngài đó là gì?". Lý Bình Sơn nói: "Nguyên Binh bộ thượng thư tên Kim Huy, nay giáng làm Thái thú Tương Dương, nên ông mời ta ra đó cho có bạn. Ta nói cho chú biết trước, sáng ta sẽ đem hành lý qua thuyền quan, còn chú cứ việc đi qua huyện Tương âm một mình!”. Tưởng Bình hỏi: "Còn tiền mướn thuyền thời sao?". Lý Bình Sơn nói: "Thời chú đi chú trả chớ sao?". Lý Bình Sơn nói: "Tôn huynh phải chịu một nửa, chớ tôi có mướn đâu? Nếu tôi không đi, thử coi ai phải trả?". Lý Bình Sơn nói: "Không biết, chú đi thời chú phải trả, đừng nói tới tôi". Tưởng Bình nghe nói cả giận, nghĩ thầm rằng: "Thật là tiểu nhân, mới chút đắc ý đã tuyệt tình, nếu ta không vì nghĩa mà theo, thì đâu có còn mạng". Nghĩ tới đó bỗng nghe có tiếng đi qua đòn mỏng, Lý Bình Sơn liền bước ra. Tưởng Bình nép vào khoang cửa thấy Bình Sơn dắt đứa tiểu đồng lại kề bên vách khoang.

Hồi Thứ Chín Mươi Bốn

Người dê ngầm, bị kế hạ ngầm,
Kẻ chuộng nghĩa, hay làm việc nghĩa.


Nguyên tiểu đồng đó là đứa hầu hạ Bình Sơn lúc ở nhà Kim Huy, mà Bình Sơn tức là vị hạ khách đã tư tình với Xảo Nương dạo trước. Tiểu đồng tay cầm phong thư nói với Bình Sơn rằng: "Bà bảo đem thư cho tiên sinh xé coi bây giờ". Bình Sơn lấy thư, xé ra kê dưới bóng trăng mà xem, rồi nói nhỏ rằng: “Ừ! Mày về thưa với bà, nói chờ chừng nào người ta ngủ hết rồi tao qua". Tưởng Bình ngồi trong nghe rõ mấy lời, thời nghĩ thầm rằng: "Người thế ấy lại làm việc quấy quá thế này à?”. Nghĩ đoạn lại nghe khua đòn mỏng, biết tiểu đồng trở về rồi, bèn lên chõng giả đò ngủ. Bình Sơn bước vào thấy Tưởng Bình ngủ cũng nằm xuống giả đò ngủ. Một lát lâu lén lén ngồi dậy rồi đi nhẹ nhẹ ra khỏi cửa khoang còn ngoái đầu ngó lại. Tưởng Bình thấy Bình Sơn đi rồi cũng đi ra, biết Bình Sơn qua bên chiếc thuyền lớn, bèn cởi áo rồi lấy đòn mỏng thả xuống nước, ngồi lên trên rồi lén bơi lại gần bên thuyền lớn, nghe trong ấy có tiếng trai gái đương hú hí với nhau, bèn la lớn rằng: "Trong thuyền thứ ba có kẻ trộm", la rồi tụt êm xuống nước.
Kim Phúc Lộc nghe tiếng kêu đem người qua thuyền thứ ba thấy Lý Bình Sơn đương lính quýnh, tìm không ra đòn mỏng để chạy về thuyền mình. Kim Phúc Lộc bèn bắt Bình Sơn đem tới thuyền trước bẩm với Kim lão gia. Bình Sơn vào khoang thuyền ra mắt Kim Huy, ngẩn ngơ không nói được lời gì. Kim Huy thấy bộ tịch y kỳ quá, nào là vuốt áo, nào sửa quần, thời lấy làm lạ, đến chừng thấy hai chân y không có giày thời hiểu ý ngay, ngồi suy nghĩ một lát rồi dặn Phúc Lộc coi chừng Bình Sơn. Còn ông thời xách lồng đèn đi ra thuyền thứ ba kêu rằng: “Xảo Nương! Xảo Nương! Ngủ rồi sao?”. Trong thuyền có tiếng đáp: "Phải lão gia tới đó chăng?". Kim Huy xô cửa đi vào, giơ đèn rọi thì thấy Xảo Nương đầu tóc rối bù, thấy ông tới thì hỏi: ”Sao lão gia chưa ngủ?". Kim Huy nói: "Vừa ngủ ngon nghe kêu có trộm, nên tới xem”. Vừa nói ông vừa đưa đèn rọi tới, thấy dưới giường có đôi giày đàn ông nhưng giả đò không thấy. Xảo Nương miệng thời nói chuyện mà chân lén hất đôi giày vô trong sàng. Kim Huy thấy nhưng không thèm hỏi, lại nói ôn tồn: "Khi nãy có tiếng la, không biết phu nhân có hay không, vậy ta với nàng qua đó hỏi coi, rồi trở lại ta sẽ ở đây nghỉ đêm nay". Nói dứt lời nắm tay Xảo Nương dắt ra ngoài mũi thuyền, thình lình xô phứt xuống sông, chờ chừng Xảo Nương chìm rồi bèn kêu rằng: "Xảo Nương té, Xảo Nương té xuống sông rồi!”. Bạn bè chạy tới cứu không kịp.

Kim Huy dứt dây oan trái đó rồi, bèn trở lại thuyền trước nói với Lý Bình Sơn rằng: "Bây giờ có nhiều người quá, ta không dùng ngươi nữa, thôi đi về đi". Kim Phúc Lộc dắt Lý Bình Sơn trở lại thuyền thứ ba. Bấy giờ bọn thủy thủ thấy mất đòn mỏng, liền chạy kiếm, thấy trôi lều bều dưới nước, nên đã vớt gác qua thuyền bên kia rồi. Lý Bình Sơn xẻn lẻn về thuyền mình, vào mui thấy trên chõng có áo bỏ đó, mà Tưởng Bình thời đi đâu mất. Bỗng nghe sau lái thuyền có tiếng kêu: "Ai làm gì té dưới nước đó, leo lên". Rồi thấy Tưởng Bình chui vào mui, áo quần ướt loi ngoi, run lập cập, coi bộ lạnh lắm. Lý Bình Sơn kêu hỏi: "Sao Tưởng huynh lại như vậy?". Tưởng Bình nói: "Tôi ra đi tiểu, rủi trật chân té xuống nước, nhờ níu được bánh lái, nếu không, chắc là chết chìm". Lý Bình Sơn liền lấy quần áo cũ của mình đưa cho Tưởng Bình thay, còn mình thời mang vớ xỏ giày, lại cũng thay quần nữa.
Tưởng Bình thay rồi, đem đồ ướt căng ra hong cho khô, dòm lại thấy Lý Bình Sơn mặt dàu dàu, khi khoanh tay, khi lắc đầu, rồi thở dài liền hỏi rằng: "Tiên sinh có chuyện chi mà buồn lắm vậy?". Bình Sơn đáp: "Tôi có tâm sự không thể nói cho người ngoài biết, tôi chỉ xin hỏi Tưởng huynh tới huyện Tương Âm làm gì?". Tưởng Bình nói: "Tôi đã nói với tiên sinh rằng tới đó tìm bạn, sao lại mau quên như vậy?". Bình Sơn nói: “Bây giờ tôi kinh hoảng lắm nên không nhớ gì nữa. Tưởng huynh tới Tương Âm tìm bạn, tôi cũng tới đó tìm bạn". Tưởng Bình nói: "Tiên sinh đã nói với tôi rằng đi với Kim Công ra Tương Dương mà?”. Bình Sơn nói: ”Tôi coi lại ông ta là người không tốt, nên tôi đã khước lời ông, không chịu đi". Tưởng Bình nghe nói cười thầm rằng: "Thằng này nói dóc chớ". Cười rồi hỏi: "Còn tiền mướn thuyền thời sao?”. Bình Sơn nói: "Thời chia nhau mà chịu”.
Sáng ngày thuyền đi, Bình Sơn vẫn buồn bã, không vui lúc nào. Tối lại, ông Đại tìm nơi hoang tịch vắng vẻ đậu thuyền. Tưởng Bình khen rằng: "À! Chỗ này núp gió tốt lắm". Ông Đại thấy trúng kế mình bèn cười thầm. Bình Sơn nói với Tưởng Bình rằng: “ Hồi hôm tôi không ngủ được, nay thấy mệt mỏi lắm, vậy xin lỗi cho tôi ngủ trước". Tưởng Bình nói: "Tiên sinh yên nghỉ đi". Bình Sơn liền leo lên chõng nằm ngủ. Tưởng Bình nghĩ thầm rằng: "Lẽ ra thời ta phải cứu nó, song nó làm cho Xảo Nương chết thình lình, nếu ta cứu sống nó thời Xảo Nương ngậm oan dưới suối vàng!”. Đương còn suy nghĩ, chợt nghe ông Đại hỏi: "Bây giờ mày hay là tao?”. Ông Nhị nói: "Ai cũng được”, Tưởng Bình nói thầm rằng: "Tới chuyện rồi". Nói đoạn lén bò ra ngoài trước, leo lên mui thấy cây sào có phơi cái áo, bèn ôm lấy vào lòng, nằm mọp xuống dòm xem tình thế. Thấy ông Nhị cầm dao ở sau chui vào khoang, ông Đại cũng cầm đao đứng giữ cửa khoang. Tưởng Bình nghe trên chõng tre có tiếng bập bập... bập biết Bình Sơn đã xong đời rồi, bèn quấn áo lại thật chặt, nhắm ngay đầu ông Đại chọi xuống. Ông Đại không hiểu là vật gì bèn day đầu dòm lại. Tưởng Bình thừa cơ giật đao chém ông Đại té nhào xuống nước. Ông Nhị đương ở trong khoang nói: "Còn thằng ốm đâu mất rồi?". Tưởng Bình nói: "Tao ở đây!". Ông Nhị mới ló đầu ra bị Tưởng Bình cho một đao chết tươi.

Tưởng Bình giết cả hai anh em ông Đại rồi, bèn chui vào khoang thấy Bình Sơn nằm chết trên chõng thời than thở chẳng xiết. Rồi gom góp đồ vật của mình, kéo ghe vào bờ, mang gói nhảy lên, và đạp bung ghe trôi ra. Tưởng Bình lên bờ đi riết ra tới lộ cái. Bây giờ trời đã sáng, bỗng gió thổi ầm ầm cát bay mù mịt. Tưởng Bình bị gió thổi nhắm mắt lại, không đi được nữa, thêm suốt đêm không ngủ, thấy trong mình nhọc lắm, bèn kiếm nơi vắng vẻ tính ngủ một giấc. Chợt thấy trước mặt có lùm cây, Tưởng Bình bèn đi thẳng tới, thời chỗ đó là cái nhà mồ, vừa xăm xăm. đi vào bỗng thấy trên cây có đứa nhỏ đương buộc dây tự vẫn. Tưởng Bình liền la lớn rằng: ”Mày là con ai mà tới đây liều mạng vậy?". Tiểu đồng nói: "Để cho tôi chết còn cản làm chi?". Nói vừa dứt lời mở dây cầm đi. Tưởng Bình nói: “ Mày hãy trở lại, ta hỏi đã! Mày là con nít, có việc gì buồn rầu uất ức đến phải bỏ liều kiếp xuân xanh như vậy?". Tiểu đồng đáp: "Tôi không muốn sống làm gì, thà chết còn hơn?". Tưởng Bình nói: "Mày hãy thuật lại cảnh khổ cho ta nghe coi thế nào?". Tiểu đồng liền thuật rõ đầu đuôi cho Tưởng Bình nghe. Tưởng Bình thấy tiểu đồng còn nhỏ mà lanh lợi ăn nói có chí khí thời thương liền hỏi: "Tình thế đã vậy, ví như bây giờ có tiền mày còn chết hay thôi?". Tiểu đồng nói: "Nếu có tiền thời mạng con kiến này cũng nguyện chưa chết". Tưởng Bình liền thò tay vào lưng móc ra hai nén bạc đưa cho tiểu đồng và hỏi: “Bây nhiêu đủ hay không?". Tiểu đồng đáp: "Chừng ấy là nhiều rồi". Nói dứt lời giơ tay lấy rồi quỳ mọp dưới đất tạ ơn và nói: "Xin ân nhân cho biết quý danh". Tưởng Bình nói: ”Mày chớ hỏi, phải mau lên Trường Sa đi".

Hồi Thứ Chín Mươi Lăm

Quán Liên Thăng, sai dịch bắt học trò,
Đầm Tùy Phương, quan huyện kiêm bợm rượu

Tưởng Bình cứu tiểu đồng rồi, bèn đi lên Ngọa hổ Câu. Tới nơi ra mắt Sa Long, cùng nhau chuyện vãn. Tưởng Bình nghe nói Bắc Hiệp, Hắc Yêu Hồ và Đinh Triệu Huệ lên Tương Dương thời cả mừng, nghĩ rằng: "Nhan Tuần án đi với Ngũ đệ lòng ta rất lo, nay có bọn Bắc Hiệp lên đó lẽ nào chẳng giúp Ngũ đệ. Vậy ta phải trở về bẩm lại với tướng gia rằng Bắc Hiệp đã tới Tương Dương xem tướng gia nghĩ thế nào". Nghĩ đoạn từ giã trở về. Sa Long giao trả ấn phiếu lại cho Tưởng Bình - Tưởng Bình lĩnh lấy và từ tạ mà trở lại phủ Khai Phong. Khi Tưởng Bình về tới Đông Kinh ra mắt Bao Công tâu rõ công việc, Bao Công liền tâu lên Thánh thượng, rằng Âu Dương Xuân lên Tương Dương ắt có ý giúp Nhan tuần án. Thiên tử khen ngợi lắm, lập tức xuống chỉ phái hộ vệ Triển Hùng Phi và bốn anh em Lư Phương cùng ra Tương Dương nhận chức tại Tuần án viện. Khi bình định Tương Dương rồi phải rủ Bắc Hiệp về triều hầu hưởng phấn vua lộc nước.
Đây là nói qua tiểu đồng nhờ Tưởng Bình cứu đó nguyên là Cẩm Tiên. Từ lúc Thi Tuấn giận Kim Huy, ra đi ngồi trên ngựa nghĩ căm tức lắm. Vừa mệt, vừa giận, luôn ba ngày cơm nước không ăn được, liền nhuốm bệnh, tìm nơi ở trọ. Cẩm Tiên thấy chủ đau, thời lo sợ lắm, cậy chủ quán rước thầy xem mạch, bốc thuốc, ngày đêm săn sóc, áo không hề mở giải, chẳng rời ra khỏi phút nào. Lại thấy Thi Tuấn không đủ tiền tiêu, thời lấy bạc của Ngại Hổ cho lúc trước ra mua thuốc men. Kế đến ngựa chết một con, chủ quán thấy thế cùng quẫn lại tính sổ đòi tiền. Cẩm Tiên vất vả quá cũng mang bệnh. Ban đầu còn ráng hầu hạ Thi Tuấn, riết lắm không gắng nổi, bèn nằm mê man. Bấy giờ Thi Tuấn đã đỡ, phải lo săn sóc lại Cẩm Tiên, cậy rước thầy xem mạch bốc thuốc cho nó. Nhưng tội nghiệp quá! Không có tiền trả xem mạch và đi mua thuốc, phải cầm cả áo quần. Thi Tuấn thấy thế khốn quá phải bán con ngựa trả tiền cho chủ tiệm, còn dư bao nhiêu để mua thuốc cho Cẩm Tiên, thế là chỉ còn hai bàn tay trắng.

Thi Tuấn cầm đơn đi bốc thuốc cho Cẩm Tiên, trở về ngang chợ may gặp người bán lúa là Lý Tôn đương uống rượu với người quen là Trịnh Thân, Lý Tôn vốn có quen biết với Thi Tuấn, nên thấy Thi Tuấn đi ngang bèn kêu hỏi: "Thi công tử đi đâu đó?". Thi Tuấn đáp: "Chuyện tôi không thể nào nói một ít lời cho hết được". Lý Tôn nói: "Vậy xin mời ngồi ghế chơi và nói chuyện, người này là Trịnh Thân, cùng một bọn với tôi, không sao mà ngại". Thi Tuấn ghé vào, Lý Tôn hỏi tình do, Thi Tuấn thuật rõ việc từ trước tới sau, Lý Tôn nghe xong liền nói: "Nói vậy thời bây giờ thầy trò công tử đều đau ốm hết sao? À! Mà ở tiệm nào?". Thi Tuấn đáp: "Ở tiệm Liên Thăng mé bên phía tây". Lý Tôn nói: "Công tử đau mới mạnh chẳng nên quá lo, sẵn đây có mười lạng bạc, xin dâng cho Công tử dùng làm tiền dưỡng bệnh, nếu có thiếu rồi tôi sẽ đem lại tại tiệm dâng thêm". Thi Tuấn thấy Lý Tôn có lòng thành thật, lại đương lúc túng cùng, bèn nuốt thẹn mà nhận rồi tạ ơn xách thang thuốc lên tay sắp ra đi. Chỉ nghe Lý Tôn nói với Trịnh Thân rằng: "Anh uống ít ít thôi, còn phải lo giữ cái túi bạc với chớ". Trịnh Thân nói rằng: "Sợ cóc gì! Say rượu chớ bụng không say, có hai trăm lượng bạc chứ bao nhiêu, ta xách còn nổi, mà nhà chẳng còn bao xa nữa". Thi Tuấn liền hỏi: “Nhà ở đâu?". Lý Tôn nói: "Đi qua mé tây lối hai dặm có chỗ kêu là đầm Tùy Phương, đó là nhà của anh ấy!”. Lý Tôn nói: "Không dám nhọc Công tử. Tôi cần phải đi tỉnh sổ; nhưng mà thôi, để tôi đưa anh Trịnh về rồi sẽ trở lại tính". Nói rồi đứng dậy đi. Lý Tôn nói: "Thôi, phiền Công tử đưa giùm anh ấy đi, sau này tôi sẽ lại tiệm thù lao!". Thi Tuấn đáp: ”Xin Lý huynh yên dạ". Dứt lời liền đỡ Trịnh Thân đi. Trịnh Thân vừa nói láp đáp rằng: "Thôi, ngài đừng đưa tôi nữa, ngài cứ lo công việc của ngài đi". Thi Tuấn nói: "Anh Lý cậy tôi, lẽ nào tôi phụ lời sao?", Trịnh Thân đáp: ”Tôi cho ngài biết, tôi say thời say, chớ tôi còn biết rõ hết, tôi biết ngài đi bốc thuốc, tôi biết ngài có người đau, thôi ngài về đi, sắc thuốc cho người ta uống! Tôi không có ngày nào là không say, mà tôi cứ đi đi về về hoài, nếu mỗi lần say bắt người ta đưa thời ai đâu mà đưa cho đủ. Kìa tới quán Liên Thăng rồi, ngài đi vào đi, nếu không chịu, tôi cũng không chịu đi!”. Nói rồi đứng lại. Bỗng tên hầu phòng trong quán chạy ra nói với Thi Tuấn rằng: "Người tiểu đồng của cậu đương kêu tìm cậu”. Trịnh Thân nói: “Vậy thời ngài vào đi, tôi đi về!”. Thi Tuấn bèn xách thang thuốc đi vào, thấy Cẩm Tiên nóng mê nói xàm bèn lật đật đi sắc thuốc cho Cẩm Tiên uống, tới tối nó ra chút mồ hôi, trong mình khá lên nhiều.

Qua ngày sau, Cẩm Tiên tươi tỉnh được vài phân, Thi Tuấn cậy chủ quán đi rước thầy coi mạch cho đơn nữa. Cẩm Tiên cản rằng: "Đã bớt rồi, còn uống thuốc chi nữa cho tốn tiền". Thi Tuấn bèn đem việc Lý Tôn cho tiền nói lại cho Cẩm Tiên nghe. Một lát lâu, thầy thuốc tới coi mạch nói rằng: "Bệnh đã nhẹ nhiều, bốc vài thang thuốc về uống thì khỏi”. Nói đoạn kê đơn đưa cho Thi Tuấn. Thi Tuấn chạy đi bốc thuốc về sắc cho Cẩm Tiên uống, hôm sau thời mạnh như thường.
Tới ngày thứ ba, bỗng thấy chủ tiệm dẫn tới hai người công sai chỉ Thi Tuấn mà rằng: ”Người này là Thi tướng công đây". Hai người công sai liền nói: “Chúng tôi vâng lệnh lão gia tới đây mời tướng công". Thi Tuấn nói: "Mời ta có việc chi?". Công sai nói: "Tôi không biết, ngài tới đó thì rõ". Nói rồi, trói Thi Tuấn dắt đi, Cẩm Tiên thấy vậy thất kinh, không rõ chủ mình vì việc gì mà bị quan sai bắt, nên cũng đi theo lên huyện, lắng nghe tình thế.
Nguyên vợ Trịnh Thân là Vương Thị nhà trông chồng đã hai ngày mà không thấy trở về, bèn sai người đi hỏi Lý Tôn. Lý Tôn nói ngày nọ tan chợ, Trịnh Thân đã đem hai trăm lượng bạc đi về rồi. Vương Thị nghe nói lấy làm lạ, tới nhà Lý Tôn hỏi thăm nguyên do, vì sao nay bạc mất người cũng không còn, việc thật đáng nghi. Rồi viết trạng lên quan huyện đầu cáo nói Lý Tôn giết người đoạt của.
Công sai giải Thi Tuấn tới nha, quan huyện là Phương Cửu Thành lập tức thăng đường, sai đem Thi Tuấn lên, thấy chàng là người học trò nho nhã, chẳng phải là kẻ hung ác, bèn hỏi: "Lý Tôn có cậy ngươi đưa Trịnh Thân hay không?”. Thi Tuấn thưa: ”Nhân vì Trịnh Thân say, nên Lý Tôn không dám để cho về một mình, cậy tôi đưa nhưng Trịnh Thân không chịu, từ chối đôi ba phen, nên tôi trở về tiệm". Phương huyện quan hỏi: "Trịnh Thân có cầm vật gì không?". Thi Tuấn thưa: "Có cái túi mang trên vai, mà Lý Tôn nói với Trịnh Thân rằng: "Còn lo giữ túi bạc", và Trịnh Thân nói: "Sợ cóc gì, có hai trăm lượng bạc chứ bao nhiêu”. Tôi chỉ nghe nói như vậy, chớ trong túi có những gì thời thật không thấy”. Quan huyện thấy Thi Tuấn nói chắc chắn, không có vẻ giấu giếm, nên không nỡ gia hình, bèn dạy giam vào ngục, chờ ngày xét lại.

Cẩm Tiên nghe chủ can án nhân mạng bị giam nghi chắc không khỏi chết, lật đật chạy về chỗ trọ, khóc than một lúc rồi nghĩ rằng: "Nghe nói phủ Trường Sa mới đổi tới một vị Thái thú rất thanh liêm, vậy mình nên tới đó kêu oan cho chủ coi khỏi tội chăng?". Nghĩ đoạn đi tay không ra khỏi tiệm, nhắm Trường Sa đi tới. Chàng liệu trong mình đau mới mạnh, không đủ sức đi, lại không có tiền nữa. Kế thêm bị trận gió, đi không nổi, tiến thoái lưỡng nan, nghĩ vẩn vơ, rồi lo khóc, thảm quá bèn tính tự vẫn. May sao vừa mới treo vòng, Tưởng Bình gặp cứu và cho tiền.
Cẩm Tiên được tiền mừng rỡ quá, tinh thần phấn chấn, ráng sức đi Trường Sa, viết một tờ trạng kêu oan tới Thái thú.
Thái thú Trường Sa là Thiệu Ban Kiệt thấy trong trạng có tên Thi Tuấn bèn cho đòi Cẩm Tiên vào hỏi kỹ lại mới hay là cháu mình, con rể của Thi Kiều, liền lập tức xuất trát cho quan huyện Du giải cả bọn lên phủ, rồi lập tức thăng đường, hỏi lại một lượt y với lời cung khai trước. Quan huyện Phương Cửu Thành vừa lên hầu, Thiệu Công liền hỏi: "Quý huyện tra xét thế nào?". Phương Cửu Thành đáp: "Ti chức thấy Thi Tuấn không phải là người hung ác nên muốn tới đầm Tùy Phương tra xét một lượt”. Thiệu Công gật đầu nói: “Vậy càng hay". Đoạn phái người đi với quan huyện trở lại huyện Du đến đầm Tùy Phương. Tới nơi, quan huyện sai đòi người cai trị tại đó tới hỏi: "Làng mé tây nọ có mấy nhà?". Người ấy thưa: "Có tám nhà". Quan huyện lại hỏi: "Trịnh Thân ở nhà nào?". Người ấy thưa rằng: "Ở mé tây nhà ngoài cùng đó". Quan huyện đương hỏi, bỗng thấy dưới đầm chỗ lau sậy rậm rạp diều quạ bay lên đáp xuống, liền sai người cai trị tại đó xuống coi là vật gì? Người ấy cởi giầy lột tất lội xuống một lát trở lên bẩm rằng: "Tại đó có một cái thây người". Quan huyện sai sai dịch lội xuống khám nghiệm, thời thây ấy sau khi chết bị kéo bỏ dưới nước, trên cổ có dấu bị bóp họng. Cho đòi Vương Thị đến nhìn, thì quả là chồng bà. Quan huyện bảo người cai trị tại đó đòi hết tám nhà trong xóm lên phủ Trường Sa hầu thẩm.

HOMECHAT
1 | 1 | 136
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com