watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:11:5618/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 76 - Hết - Trang 5
Chỉ mục bài viết
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 76 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tất cả các trang
Trang 5 trong tổng số 8

Hồi Thứ Tám Mươi Tám

Cẩm Tiên lén giấu trâm Bạch Ngọc.
Giai Huệ làm rớt tuột Tử Kim.

Hà phu nhân nguyên là em gái của quan huyện Hà Chí Hiền, sinh được một con gái tên là Mẫu Đơn, năm nay vừa mười sáu tuổi và một con trai tên Kim Chương vừa bảy tuổi. Kim Công lại có một cô hầu tên là Xảo Nương nữa.
Kim Công vào nhà trong, đem chuyện Thi Kiều kém mắt, nay viết thư sai con là Thi Tuấn tới ở đọc sách, và lời lẽ trong thư có ý cầu hôn thuật lại cho vợ nghe. Hà phu nhân hỏi: "Vậy ý ông thế nào?". Kim Công nói: "Nguyên hồi trước Thi hiền đệ cũng có nói chuyện này nhiều phen, nhưng chưa định sính lễ. Đến nay cháu Thi Tuấn tuổi đã lớn khôn, chẳng những phẩm mạo đoan trang mà lại thêm học hành uyên bác nữa, thật xứng đôi vừa lứa với con gái ta biết mấy!". Hà phu nhân nói: "Đã như vậy, sao ông chưa hứa cho rồi?". Kim Công nói: "Bây giờ để cháu nó ở lại đây, thỉnh thoảng xem cử chỉ nó rồi sẽ hứa, vội gì mà lo". Hai ông bà luận luận bàn bàn, chẳng dè có người nghe lén.
Nguyên con liễu hoàn của tiểu thư tên là Giai Huệ ở hầu tiểu thư từ bé tới lớn, nhan sắc dễ coi. Giai Huệ vốn thông minh, thường gần lúc tiểu thư đọc sách tập chữ, nên cũng biết văn lý ít nhiều. Hàng ngày hay ra vào phòng của Hà phu nhân. Nay bỗng nhiên nghe Kim Công và phu nhân luận bàn việc hứa hôn, bèn đi riết về tư phòng cười hỉ hả nói với tiểu thư rằng: "Vui lắm, vui lắm, tiểu thư mừng đi?". Mẫu Đơn hỏi: ”Chuyện gì mà vui mà mừng đó?". Giai Huệ đáp: "Mới đây tôi nghe ông nói với bà rằng có cậu Thi ở nhà mình đọc sách, ông cật vấn thi từ khen là người học giỏi lại thêm dung mạo đẹp đẽ, nên ông bàn với bà gả cô cho cậu đó, vậy cô có vui hay không? Đáng mừng hay không?”. Tiểu thư nghe nói cả thẹn, gắt rằng: "Mi là con đòi đứa ở, sao không biết giữ phận, nói những chuyện gì vậy, muốn trốn hay sao?". Giai Huệ đang cao hứng, bị tiểu thư rầy bèn đi ra, bụng nghĩ rằng: "Chẳng phải là cô không chịu, song... ". Nghĩ rồi đi ra thư phòng đứng ngoài xem diện mạo Thi Tuấn, xem xong nói thầm rằng: ”Người thế này, hèn chi ông khen cũng phải, phong tư như thế rõ bậc kỳ tài, nếu tiểu thư trông thấy ắt vui mừng lắm, vậy ta nên làm thế này... thế này... ".

Giai Huệ nghĩ như vậy. Lật đật trở vào nhà trong, chỗ buồng mình, lấy ra một vuông khăn có thêu hoa phù dung, bụng nghĩ rằng: "Khăn này của tiểu thư cho ta, vậy ta cậy nó làm mai dẫn lối". Nghĩ đoạn cầm bút đề trên khăn hai câu thơ:
Quan quan, kìa riêng thư cưu,
Giọng kêu thánh thót ở đầu bãi sông*
* Nguyên hai câu kinh thi: Quan quan thư cưu, tại hà chi châu.

Đề xong xếp bỏ vào tay áo, chờ tới đúng trưa, lén tới thư phòng thấy Thi Tuấn đương còn ngon giấc mà Cẩm Tiên cũng không có mặt ở đó, Giai Huệ liền rón rén đi lại bên ghế, bỏ khăn ấy kề bên mình Thi Tuấn rồi vội vã đi ra. Nào dè Cẩm Tiên ở ngoài đi vào thấy bên mình tướng công có vuông khăn, liền lén lấy lên xem, mở ra thời hương thơm ngào ngạt, trên khăn có đề hai câu rút trong kinh thi. Cẩm Tiên liền nghĩ thầm rằng: "Khăn này chẳng phải của tướng công ta, vậy chớ của ai đem bỏ đây, ta phải để ý dò xem".
Ngày sau, Giai Huệ lại lén ra thư phòng, thấy Thi Tuấn đương giở rương kiếm sách nên không dám kinh động bèn đi về. Bỗng thấy trước mặt có người đi tới đón hỏi: "Nàng là ai, đi vào thư phòng làm gì vậy?" Giai Huệ bèn hỏi rằng: "Còn chàng là ai?”. Cẩm Tiên đáp: "Tôi là gia đồng của Thi tướng công tên Cẩm Tiên đây". Giai Huệ nói: "Tôi là liễu hoàn tâm phúc của tiểu thư tên là Giai Huệ. Chẳng hay cái khăn hôm qua, tướng công đã trông thấy chưa?". Cẩm Tiên nghe hỏi, định chắc khăn của nàng này rồi, bèn đáp: "Thơ thơ chớ vội, thế nào rồi đó đây cũng nên nghĩa vợ chồng mà!". Giai Huệ nghe nói thẹn đỏ mặt đáp rằng: “Chàng chớ nói quấy. Bởi vì tiểu thư đãi tôi rất hậu lại ông ở nhà cũng có để ý công tử, vì vậy tôi mang ơn muốn việc cho sớm thành, nên đem khăn này tới cho tướng công khuyên hãy mau mau tính việc cầm sắt, kẻo chậm trễ e lỡ làng duyên phận". Cẩm Tiên nói: "Thơ thơ đã biết vậy, nhưng cái khăn ấy thật chẳng tiện lắm, vì tại thư phòng còn có tôi hầu hạ tướng công, nếu làm vậy bại lộ ra rồi thời có phải gây hại hay không?". Giai Huệ nói: "Chàng hãy an dạ. Vì tại thư phòng cũng có một tôi hầu hạ tiểu thư, có ai lọt vào mà rõ được việc này. Vậy chúng ta sẽ ráng hết sức giúp cho tròn ơn chủ”. Nói rồi đi thẳng vào trong.

Một hôm tiểu thư sai Giai Huệ lượm cất đồ tư trang. Nàng thấy có một đôi ngọc hoa rất tinh xảo, bèn lén lấy giấu một cây đem đưa cho Cẩm Tiên. Cẩm Tiên nhân tiện đút phứt vào trong rương sách, dòm đi nhắm lại, không có món gì cho đáng để giao lại, chỉ thấy trong cái quạt có chuyền xâu chuỗi Tử Kim Ngư bèn lấy ra, rồi mang cái khăn thêu phù dung hôm nọ đề thêm hai câu:
Dịu dàng, khép kín khuê phòng.
Áo cừu muôn lượng vẫn lòng đã ham*
* Cũng hai câu kinh thi: Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cừu.
Đề xong, gói cái tuột quạt vào trong đem ra đưa
Giai Huệ và nói: "Tôi nói hễ việc nên cũng không tại
tôi, thơ thơ không tin coi thử cho biết". Nói đoạn mở khăn ra cho Giai Huệ xem. Giai Huệ đứng chờ cũng đã lâu nên tiếp lấy kẹp vào nách mà đi. Giai Huệ đi một đỗi gặp đứa ở của Xảo Nương là Hạnh Hoa Nhi tuổi vừa mười hai, nó thấy Giai Huệ đi tới bèn hỏi: "Thơ thơ đi đâu đấy?". Giai Huệ nói: “Ta ra hoa viên hái hoa". Hạnh Hoa Nhi hỏi: "Hái hoa ở đâu?". Giai Huệ nói: "Hoa chưa nở nên ta không hái". Hạnh Hoa Nhi không nghe cứ níu lại xin. Giai Huệ quên mình đương có món gian trong nách, bèn nổi giận nói: "Con nhỏ này vô duyên quá, làm gì cứ níu kẻo người ta hoài vậy?". Nói rồi giật áo đi thẳng.

Giai Huệ đi rồi, Hạnh Hoa Nhi dòm xuống đất thấy có một cái gói liền lượm đút vào tay áo trở vào phòng dì Xảo Nương. Xảo Nương thấy nó vào bèn hỏi: "Mi đi đâu về đây?”. Hạnh Hoa Nhi nói: "Con Giai Huệ dễ ghét quá, nói đi hái hoa mà tôi xin nó không cho, nó bỏ đi ríu ríu, lật đật làm rớt gói này mà không hay". Nói rồi đưa cho Xảo Nương xem. Xảo Nương xem xong bụng nghĩ nhiều điều cay nghiệt.
Nguyên từ khi Kim thượng thư bị cách chức về, buồn vì nỗi đường quan hoạn gay go nên hay tìm nơi tiêu khiển có khi đến mười bữa nửa tháng mới về, vì vậy Xảo Nương lòng dục khó dằn, lén tư tình với một vị hạ khách. Ngày nọ dẫn hạ khách vào nhà mát tại hoa viên mà... Rủi tiểu thư đi với Giai Huệ vào đó thiêu hương lại gặp, làm cho cả hai tan cuộc mây mưa. Vị hạ khách đó e việc bị phát giác ra, nên lén trốn đi. Xảo Nương mất người tình, oán tiểu thư và Giai Huệ lắm. Đến nay thấy bức khăn và tuội Tử Kim Ngư thời nghĩ ra một kế, bèn nói với Hạnh Hoa Nhi rằng: ”Mi cho tao cái này, tao sẽ may cho một cái áo". Hạnh Hoa Nhi ưng thuận. Xảo Nương lại dặn: "Mà mi đừng nói cho ai hay việc cái gói này, và lúc ông vô, mi cũng đừng thấp thoáng đằng trước, được vậy ta sẽ đãi mi tử tế”. Hạnh Hoa Nhi bằng lòng.
Ngày kia Kim Công tới nhà riêng của Xảo Nương. Xảo Nương đãi trà nước xong rồi, bèn quỳ xuống thưa rằng: "Thiếp có một điều rất quan hệ, xin bẩm lại cho lão gia được hay". Kim Công nói: “Có điều chi thời nói đi". Xảo Nương nói: "Việc này hệ trọng lắm, nếu thiếp nói ra, xin lão gia chớ làm phát giác, mà phải để ý dò xét mới được". Nói dứt lời đưa cái khăn và tuội quạt Tử Kim Ngư cho Kim Công xem. Kim Công thấy trong khăn có bốn câu kinh thi, hai câu trước có nét bút dịu dàng yểu điệu, hai câu sau nét bút cứng cỏi thảo suất. Kim Công xem xong sinh nghi, vội hỏi: "Hai vật này ở đâu mà nàng có?”. Xảo Nương đáp: Xin lão gia chớ giận. Nguyên thiếp vào phòng viếng thái thái, đi ngang phòng tiểu thư thời lượm được vật này”. Kim Công nghe xong lửa giận bừng bừng, lật đật gói lại đút vào tay áo, Xảo Nương nói: "Thưa lão gia, việc này có quan hệ tới nhà ta nhiều lắm, xin chớ để tiết lộ ra, mà phải dò xét cho minh bạch mới được".

Hồi Thứ Tám Mươi Chín

Nép oai cha, Mẫu Đơn qua Hà Lệnh,
Giả tiểu thử, Giai Huệ gặp Thiệu Công.

Kim Công nghe lời Xảo Nương nên dằn giận, vào phòng yên nghỉ. Hôm sau đi ra thư phòng, gặp lúc Thi Tuấn mắc đi hội văn, bèn giở rương sách ra thấy có một cây Bạch Ngọc Xoa, xem kỹ thì thật là của con gái mình, bèn quày quả vào nhà trong hỏi Hà phu nhân rằng: "Đôi Ngọc Xoa của tôi cho con Mẫu Đơn bây giờ ở đâu?". Phu nhân nói: "Cho nó thời nó cất chớ ở đâu?”. Kim Công nói: "Bảo nó đem đây tôi coi”. Hà phu nhân liền sai liễu hoàn đi một lát cầm lại một cây Ngọc Xoa và nói rằng: "Tôi vào thư phòng thưa với tiểu thư lấy Ngọc Xoa, tiểu thư giở rương đồ nữ trang tìm rất lâu mà chỉ có một cây mà thôi, còn một cây nữa không biết ở đâu? Hỏi Giai Huệ thời nó đau mê man không biết, tiểu thư nói để chừng nào tìm được sẽ đem ra". Kim Công nghe dứt lời gầm một tiếng, nạt liễu hoàn lui ra nhà sau, rồi nói với Hà phu nhân rằng: “Con gái bà thật là tử tế quá!". Hà phu nhân nói: "Nó làm mất một cây xoa, sao ông nỡ buông lời như vậy?". Kim Công liền đưa khăn và tuội quạt cho phu nhân coi và nói: "Đây của con gái cưng của bà, nó làm ra". Vừa nói vừa móc luôn cây Ngọc Xoa ra nói tiếp: "Đây lại còn đối chứng, còn lời gì cãi với tôi nữa không?". Hà phu nhân hỏi: "Xoa ấy ở đâu mà ông được đó?". Kim Công bèn thuật chuyện tìm trong rương sách của Thi Tuấn cho phu nhân nghe, rồi nói: "Tôi nghĩ nó là con, nên để dung cho ba bữa, phải kiếm phương tự tận cho rồi, để còn sống gai mắt tôi mà mang khốn đa". Nói dứt, mặt lộ sắc giận hầm hầm đi thẳng ra ngoài thư phòng. Phu nhân thấy Kim Công đi rồi, lật đật vào phòng tiểu thư, vừa đi vừa khóc. Tiểu thư thấy vậy không rõ căn do thế nào bèn hỏi: "Thưa mẹ, vì sao mà mẹ khóc?". Phu nhân nói: "Mẫu Đơn con ơi? Nguy to rồi?". Nói đoạn khóc tức tưởi và thuật rõ đầu đuôi lại. Mẫu Đơn tiểu thư nghe thuật thất kinh, cũng khóc rồi nói: "Mẹ ơi! việc này nào con có hay biết, để con sai bà vú hỏi con Giai Huệ coi?” Bà vú là Lương Thị lăng xăng chạy đi. Chẳng dè từ ngày con Giai Huệ làm rớt mất gói khăn thời lo sợ quá mà thành bệnh, nằm mê man tới nay. Lương Thị liền hỏi nó không đối đáp được gì. Cực chẳng đã Lương Thị thở ra thưa rằng: "Con Giai Huệ nó nói không biết". Hà phu nhân hỏi: "Vậy mới tính làm sao bây giờ?". Mẫu Đơn khóc rằng: "Mẹ ơi? Cha con đã dạy con tự tận, con vâng lệnh cha, chết cũng đành rồi, nhưng mà ơn mẹ đẻ nuôi, con chưa chút đáp bồi, thời con có chết chẳng đành nhắm mắt!”. Hà phu nhân nghe nói, bước tới ôm Mẫu Đơn vào lòng khóc mà rằng: ”Con ơi! Con có chết thời mẹ cũng chết theo chớ còn sống làm chi". Mẫu Đơn khóc rằng: "Mẹ ơi! Mẹ đừng thương tiếc tới con làm gì nữa, mẹ nên yên dạ mà nuôi em con, nó còn thơ bé lắm, nếu mẹ chết thời nó nhờ cậy nương dựa vào ai, rồi e tuyệt phần nhang khói của họ Kim còn gì!". Nói đoạn ôm phu nhân khóc rống lên. Bà vú thấy vậy động lòng nói rằng: "Tiểu thư từ bé chí lớn không hề ra khỏi khuê phòng, đâu có làm điều chi tồi tệ như vậy, chắc là tại con Giai Huệ, vậy hãy đợi nó khỏe hỏi xem nó có biết không? Còn như bây giờ, sợ lão gia nóng giận thời bảo chồng tôi lén mướn một chiếc thuyền chở luôn con Giai Huệ theo tiểu thư qua bên huyện Đường ở với cậu ít lâu. Chờ con Giai Huệ mạnh, sẽ cậy ông tra hỏi nó, nếu như việc ấy được rõ ràng, ông làm ơn nói lại với lão gia thời việc êm như bàn thạch". Phu nhân nói: "Nhưng mà nó đi, ta không yên lòng". Lương Thị nói: “Hễ người lành thì có trời giúp". Mẫu Đơn nói: "Tôi từ nhỏ chí lớn chưa bước ra khỏi cửa một tấc đường, nay đi đây một là trái lệnh cha, hai là chường mặt ló mày cũng không tiện, thà là chết còn hơn". Hà phu nhân vội gạt đi: "Con ơi! Thế đã cùng rồi, phải chịu đỡ chớ biết sao. Nếu con chết thì việc này cũng không khỏi bại lộ”. Tiểu thư nói: "Ngặt tôi không thể nào lìa mẹ tôi được " Lương Thị nói: "Đây là tính đỡ mà thôi, chừng yên việc thời mẹ con đoàn tụ. Còn như tiểu thư sợ chường mặt ra không tiện, tôi có một kế, cho Giai Huệ ăn mặc y phục của tiểu thư, giả tiểu thư có bệnh, qua cậu ở uống thuốc, còn tiểu thư giả dạng là liễu hoàn theo hầu, thời có ai biết được". Hà phu nhân nghe nói vừa lòng hối Lương Thị lo xếp đặt xong xuôi rồi hai mẹ con cứ ôm nhau mà khóc.

Nguyên chồng của bà vú Lương Thị tên là Ngô Năng, người thật thà lắm, khi nghe vợ bảo đi mướn thuyền thời cứ việc xuống mé sông kiếm, chứ không phân biệt kẻ dữ người lành. Lại gọi thêm ba cái kiệu lên rước tiểu thư, Giai Huệ và Lương Thị xuống bến. Bốn người đem hành lý xuống thuyền xong, bạn chèo liền nhổ sào trở lái.
Nói về Kim Công mặt giận hầm hầm, đi ra tới thư phòng, Thi Tuấn trông thấy liền bước tới thi lễ, ông không thèm đáp lại. Thi Tuấn thấy quang cảnh như thế, nghĩ thầm rằng: "Bữa nay sao ông lại đãi ta thế, hay là ta tới đây khiến ông chẳng bằng lòng? Mà ta có phải ăn chực ông đâu mà chịu cho ông eo xách". Nghĩ đoạn, bước tới thưa rằng: "Cháu lìa nhà đã lâu nay muốn trở về, xin bá bá cho phép". Kim Công nói: "Được, cứ về đi". Thi Tuấn liền kêu Cẩm Tiên thắng ngựa và gom góp hành lý rồi từ tạ Kim Công lên ngựa ra đi. Kim Công xem rương sách còn y nguyên, lại có bỏ sót cây quạt lại, nhưng không để ý tới, bước ra thư phòng rồi đi vào nhà trong, thấy Hà phu nhân khóc đỏ chạch hai con mắt, cũng không hỏi han gì. Hà phu nhân thấy chồng vào liền bước tới quỳ xuống đất khóc rằng: "Tôi lạy ông mà xin tội thất giáo”. Kim Công hỏi: "Vậy chớ con cưng của bà, nó đã vâng lời tôi chưa". Phu nhân khóc đem việc Mẫu Đơn trốn qua cậu cho Kim Công nghe. Kim Công nghe xong hứ một cái mặt cũng còn hầm hầm, song thấy phu nhân quỳ mọp dưới đất khóc hoài, thời cũng thương nghĩ tới nghĩa tào khang trong khi tóc bạc, bèn bước tới đỡ dậy và nói rằng: "Chuyện đã lỡ rồi tôi cũng tạm bỏ ngoài tai. Song từ rày đừng nhắc đến con Mẫu Đơn nữa”.
Mẫu Đơn cùng Giai Huệ và vợ chồng Lương Thị đi chiếc thuyền ấy, vốn là của anh em ông Đại, ông Nhị và một người bạn chèo là Vương Tam. Chúng nó là kẻ bất lương, thấy trong thuyền có nhiều đồ tuế nhuyễn tư trang thì động lòng tham. Thuyền đi vừa được một đỗi xa, ông Đại bỗng nói: "Trời sắp thổi dông to, vậy phải đậu thuyền lại". Nói rồi cắm sào ngồi lại chỗ nọ rất vắng vẻ hẻo lánh. Thuyền đậu ước một giờ mà không thấy sóng gió gì, Ngô Năng bèn nói: "Sóng gió ở đâu mà nói, thôi đi". Ông Đại nói: "Anh ra đây tôi chỉ đám mây cho mà coi". Ngô Năng chẳng dè đó là mưu gian, vừa bước ra mũi thuyền bị ông Đại xô nhào xuống sông. Lương Thị ngồi trong khoang thấy chồng bị hại kêu cứu om sòm. Vương Tam nhảy tới đấm Lương Thị nhào lăn như khúc gỗ. Mẫu Đơn thấy việc chẳng lành, bèn xô tấm cửa tre bên hông mui, rồi nhào đại xuống sông. Bấy giờ Giai Huệ đương lúc bệnh hoạn muốn chết cũng không chết được, muốn thoát thân cũng không thoát được, kinh hoảng quá, mồ hôi ra ướt áo, trong mình thấy nhẹ hẳn, bèn ráng sức kêu cứu.

Bỗng đâu, xa xa có một chiếc thuyền chèo tới như tên bay, người trên thuyền rất đông, kêu hỏi rằng: "Ai kêu cứu đó, có chúng ta đến đây ứng tiếp, chẳng sao đâu mà sợ!”. Bọn bất lương nhắm thế không xong, ông Đại, ông Nhị sau rồi đến Vương Tam, mạnh đứa nào đứa nấy nhảy xuống sông kiếm đường thoát thân. Nãy giờ Lương Thị bị đánh nằm co dưới khoang, bấy giờ nghe có người kêu cứu liền bò ra khóc rằng: "Tội nghiệp chồng tôi bị kẻ cướp xô xuống nước chết chìm, con liễu hoàn cũng nhào xuống sông mất, còn tiểu thư bệnh nặng không day trở nổi xin các ngài cứu giùm làm nghĩa". Mấy người ấy nghe nói có tiểu thư nên không dám vào trong mui, lật đật bước trở lại thuyền mình bẩm cho Lão gia hay. Nhân lúc ấy. Lương Thị dặn Giai Huệ rằng: "Mi phải giả làm tiểu thư chớ không được lộ chuyện ra". Giai Huệ gật đầu, giây lát bên thuyền nọ bước qua, nào là bộc phụ, nào là liêu hoàn tiếp rước tiểu thư giả.
Tiểu thư giả bèn bảo Lương Thị đem rương gói qua tới thuyền bên này thấy cỏ một ông quan ngồi trong khoang vuốt râu hỏi rằng: "Nàng tên họ là gì? Ở đâu đi đến đây mà bị nạn?". Tiểu thư giả đáp: "Tôi là Kim Mẫu Đơn, con gái quan cựu Hình bộ thượng thư Kim Huy”. Ông quan nọ nghe nói liền đứng dậy cười rằng: "Nói vậy cháu ta đây mà!". Tiểu thư giả thưa: "Chẳng hay Đại nhân quý tính đại danh là gì, cháu còn thơ chưa được rõ?". Ông quan nọ đáp: ”Ta là Thiệu Ban Kiệt, cùng cha cháu kết nghĩa kim lang rất thân thiết, nay nhân vâng chỉ phó nhậm Trường Sa, nên cùng gia quyến ra đó, may dọc đường cứu được nạn cho cháu, ấy cũng là phước trời cho". Tiểu thư giả nghe nói bèn sụp lạy ra mắt chú.
Hồi Thứ Chín Mươi

Kim tiểu thư làm con Trương Lập,
Ngại Tiểu Hiệp gặp được Sử Vân.

Nói về Thiệu Công thấy tiểu thư giả lạy ra mắt bèn hỏi rằng: "Cháu ngồi thuyền đi đâu đây?" Tiểu thư giả đáp: "Vì cháu bệnh trọng nên qua bên cậu cháu tại huyện Đường uống thuốc". Thiệu Công nói: ”Việc biến này đều tại cha cháu tính vụng. Cháu thời yếu ớt lại ít ra khỏi phòng khuê, sao lại sai vợ chồng bà vú đi đưa như vậy? Đáng nhẽ chú phải đưa cháu trở lại, song ngày phó nhậm cận lắm chẳng dám trì hoãn. Vậy cháu nên theo thím và mấy em cháu qua Trường Sa dưỡng bệnh, chú sẽ viết thư về cho cha cháu hay, cháu nghĩ có được không?". Tiểu thư giả thưa: "Chú đã có lòng thương đến cháu, cháu lẽ nào chẳng đám vâng, vậy chẳng hay thím cháu ở đâu xin cho cháu ra mắt". Thiệu Công liền dạy a hoàn đưa tiểu thư giả qua thuyền của phu nhân. Phu nhân và ba vị tiểu thư trông thấy tiểu thư đều vui mừng chuyện vãn. Từ đây Giai Huệ đội lốt Mẫu Đơn, an thân trong gia đình Thiệu Công. Thuyền đi giây lâu tới hai vàm sông tại Mai Hoa Loan, một vàm là cửa sông đi qua Trường Sa, một vàm là cửa Lục Ạp Na.
Tại Lục Ạp Na có mười ba nhà thuyền chài, trong ấy có một người họ Trương tên Lập vợ là Lý Thị. Cả hai tuổi trạc bốn mươi, an phận thủ thường, chỉ chuyên nghề đánh cá nuôi thân. Đêm nọ Trương Lập vãi chài, kéo lên thấy có vật gì nặng lắm bèn kêu Lý Thị: "Bà ơi! Ra phụ kéo lên coi, được mối hàng to rồi”. Lý Thị ra phụ kéo lên thấy có một thây người con gái ôm tấm cửa tre. Trương Lập muốn quẳng xuống sông. Lý Thị can rằng: ”Khoan đã! Để coi còn ấm ngực cứu được hay không?". Nói đoạn bước tới rờ ngực thây ấy rồi đốc Trương Lập kéo lên, đoạn xốc nước, rồi bà hơ bụng dạ, ông hơ mặt mày, một lát người con gái sống lại. Chừng hỏi ra thời người con gái ấy là Mẫu Đơn tiểu thư từ khi té xuống nước nhờ có tấm cửa tre, nên đeo theo cho nước trôi tới đó, nhưng tiểu thư không dám tỏ thật tình, chỉ đáp rằng: "Tôi là liễu hoàn con của quan huyện Đường, vì đi rước Kim tiểu thư ham xem nước, giở tấm cửa tre ra xem, không may cửa đứt nên cắm đầu xuống sông, may nhờ ông bà cứu mạng”. Lý Thị nghe xong lén bàn với Trương Lập rằng: "Vợ chồng ta vốn không con cái, nay nàng này thông minh xinh xắn, vậy ta cũng nên nhận làm con nuôi, may sau được nương nhờ há chẳng quý lắm sao!”. Trương Lập nói: "Ừ! Thời bà liệu sao cho xong thì liệu?". Lý Thị bèn tỏ ý mình cho Mẫu Đơn nghe. Tiểu thư ưng chịu. Lý Thị liền hối Trương Lập chèo thuyền về nhà, thay đổi y phục cho tiểu thư.
Vợ chồng Trương Lập đã già mà chưa có con, nay được một cô con nuôi, đẹp như ngọc, tốt như hoa, thời vui mừng vô hạn. Lúc mười hai nhà thuyền chài nọ khi nghe vợ chồng Trương Lập cứu được người và nuôi làm con, thời tới thăm mừng tấp nập. Trong đám đó vốn có một người, hay làm điều nghĩa nên bọn thợ chài đều kính trọng, có việc gì đều hỏi ý kiến. Nay nghe tin Trương Lập gặp con nuôi họ bèn tới bàn với y về chuyện đi mừng. Sử Vân nghe nói vỗ tay cười rằng: "Phải, anh Trương từng này tuổi mới có một con, ta nên đi mừng chớ. Nhưng nhà chúng ta đứa nào cũng nghèo nàn chật hẹp lắm! Nếu cùng tới nhà anh Trương cả lũ, chỗ đâu mà ngồi, mình đi mừng ít, anh ấy đãi mình nhiều cũng khó nghĩ. Chi bằng chúng ta chịu cực ba bữa, đem hết sức bình sinh đánh cá cho nhiều, rồi tôi liệu món nào ngon để lại, còn bao nhiêu đem đi bán mua đồ nấu và rượu. Tới ngày đó chúng ta vác ván, đem cá, xách rượu lại nhà bày tiệc ăn mừng, thời mới thật vui, có chỗ ngồi, lại có rượu uống, cá ăn, không đến là phiền. Các ông nghĩ có được không?". Bọn thợ chài bằng lòng, chia nhau đi tứ tán. Sử Vân liền qua nhà Trương Lập kể lại việc đó, nhân thấy Mẫu Đơn tốt tươi như hoa thì vui mừng lắm. Trương Lập nghe Sử Vân nói anh em sẽ tới mừng, thời lo sửa soạn nhà cửa. Sử Vân nói: "Anh Trương đừng lo mấy việc ấy, vì tôi đã sắp đặt xong xuôi rồi, anh nên kiếm củi lửa cho nhiều là đủ!”. Nói đoạn kéo nhau ra về.

Bọn thợ chài về nhà dắt vợ đem con, bơi thuyền đem chài đi xa tới mười dặm ráng sức đánh cá. Trọn hai ngày đem tôm cá về nhà. Sử Vân lựa tôm lớn cá ngon để lại một nửa, còn một nửa đem bán mua rượu và các vật khác, đem giao cả cho vợ chồng Trương Lập và dặn rằng: "Anh chị cứ yên lòng, đừng lo liệu việc gì cả, để chúng tôi xếp đặt cho. Đêm nay chừng canh năm, anh em sẽ tới". Tới canh năm bọn thợ chài vác ván, bưng mâm, bát, chén, đũa, dao, thớt, nồi đủ các vật dụng và đem thêm rau, ớt, cải, cà, đồ nấu. Sử Vân lại dặn rằng: "Thôi? Các anh em về đi mai tới cho sớm đừng để muộn".
Hôm sau, đầu canh năm, bọn thợ chài áp đến, Sử Vân cắt phần, kẻ nấu cơm, người làm cá, kẻ dọn chén, người chụm lửa, mỗi người một việc. Đàn ông ở nhà trước, đàn bà ở nhà trong, xúm nhau bày tiệc ăn uống vui mừng. Mẫu Đơn tiểu thư thấy vậy cũng chạy ra chạy vào đãi đằng bà con cô bác vì nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục chớ biết sao. Đương lúc bọn thợ chài ăn uống đằng trước với Sử Vân, có một gã thiếu niên đi vào nói lớn rằng: "Tôi cũng tới đây kịp, xin chia vui với". Sử Vân nhìn lên thấy gã thiếu niên ấy mang gói đứng dòm, bèn nạt rằng: "Mi là con nít vào dòm lén gì đó?". Gã thiếu niên nói: "Đứng ngoài thấy ông uống rượu ngon quá thèm chảy nước miếng, nên vào đây mua vài chén". Sử Vân nói: "Chỗ này không phải tiệm rượu, hay là quán cơm mà nói mua uống, ta không muốn mi làm rộn, đi đi cho mau”. Nói dứt giơ tay ra xô, ai dè bị gã thiếu niên cản lại mà rằng: "Ông nói không phải tiệm rượu, sao lại có đông người tụ tập ăn uống như vầy, có phải là khinh người hay không?". Sử Vân nói: "Thằng nhỏ này vô lễ quá, tao đã tha cho mi đi, mi lại cãi cọ với tao à? Có giỏi làm gì thời làm tao coi?". Nói đoạn đấm một đấm. Gã thiếu niên thấy vậy cả cười, giơ tay đỡ rồi bắt miếng xách Sử Vân quăng một cái ạch, nằm sải tay. Sử Vân lật đật bò dậy xông tới muốn làm dữ, Trương Lập thấy vậy chạy ra can, rồi nói với gã thiếu niên rằng: ”Chú em tưởng lầm rồi, đây không phải là tiệm rượu hay quán cơm gì. Vốn là bà con lối xóm tựu lại uống mừng cho tôi đó. Nếu chú muốn, xin mời vào". Gã thiếu niên cả mừng hỉ hả mà rằng: "Cám ơn lắm! Cám ơn lắm!". Đoạn hỏi tên họ Trương Lập, rồi hỏi tới Sử Vân. Sử Vân đáp rõ tên mình, gã thiếu niên bèn xin lỗi rằng: "Xin Sử huynh thứ lỗi cho tiểu đệ, vì không biết nên lỡ tay". Nói rồi xá một cái sát đất.

Hồi Thứ Chín Mươi Mốt

Bởi vô ý, Tiểu Hiệp bị bắt,
Vì giật trĩ, lão tặc lầm nữ tướng.

Sử Vân nói tên họ mình rồi, bèn hỏi lại gã thiếu niên ấy rằng: "Túc hạ quý tính đại danh là gì?". Gã thiếu niên đáp: "Tôi là Ngại Hổ, vì đi lên Ngọa Hổ Câu, ngang qua đây thấy các ông uống rượu, nên thèm quá. Nay được các ông hậu tình, tôi xin cảm tạ". Nói đoạn bước vào tiệc, Sử Vân rót một chén mời, Ngại Hổ uống cạn, Trương Lập rót một chén mời, Ngại Hổ cũng uống cạn rồi rót trao mỗi người một chén và hỏi rằng: "Khi nãy nghe lão trượng nói trong nhà có việc mừng, chẳng rõ đó là việc chi. ". Sử Vân liền thay lời Trương Lập mà thuật rõ đầu đuôi Ngại Hổ nghe xong nói: "Vậy tôi cũng phải có hạ lễ chớ". Nói đoạn móc túi lấy hai nén bạc để lên mâm mà rằng: “Tôi may gặp lễ mừng, xin dâng chút của mọn!”. Trương Lập từ rằng: "Khách quan đoái tưởng chút tình dùng chén rượu là đủ, còn tiền bạc làm chi". Ngại Hổ nài nỉ lắm, Trương Lập cực chẳng đã phải lấy rồi chạy vào nhà trong khoe với Lý Thị. Lý Thị thấy bạc nhiều hỏi rằng: "Bạc đâu mà nhiều vậy?". Trương Lập nói: "Của vị khách đi lễ mừng cho chúng ta". Nàng Mẫu Đơn nghe nói thưa rằng: "Thưa cha và mẹ, theo ý con thời không nên lấy bạc này, vì vị khách ấy vốn là người mới quen, mà số bạc ấy cũng nhiều. Biết đâu là kẻ bất lương, tiền trộm cướp, rồi di họa tới nhà ta thời sao?". Trương Lập nghe nói khen rằng: "Lời con nói phải, thôi để cha đem trả lại cho người". Nói rồi đem bạc ra nói với Ngại Hổ rằng: "Thưa khách quan, tôi đem bạc này vào cho vợ tôi, mẹ con nó nói rằng khách quan xa xôi mới tới, đáng lẽ chúng tôi phải phụng đãi, chớ có lẽ nào lại lấy bạc này". Ngại Hổ nó: "Vậy chẳng lẽ tôi đưa ra rồi lại cất vào". Sử Vân thấy vậy khuyên Trương Lập phải lấy. Trương Lập tạ ơn, rồi ngồi lại rót rượu đãi Ngại Hổ nữa. Tiểu hiệp uống riết một hơi say mèm, nằm mẹp xuống đó ngủ ngáy như sấm vang, Trương Lập và Sử Vân không dám làm động, lo dọn dẹp mâm bàn. Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng kêu: "Bớ Trương lão, có ở nhà đó nay không?". Trương Lập chạy ra xem, bỗng biến sắc.

Nguyên bọn lâu la đó ở Hắc Lang Sơn. Từ lúc Lam Kiêu chiếm cứ núi đó, nghe dưới Lục Ạp Na có mười ba nhà thuyền chài, bèn ra lệnh cho mỗi nhà phải chịu một phiên, nghĩa là mỗi người phải bao tôm cá cho bên sơn trại ăn một ngày, cứ thay phiên mà chịu. Ngày nay tới phiên Trương Lập, nhưng vì mắc lo tiệc mừng mà quên phứt đi. Nay thấy lâu la kêu hỏi thì thất kinh, xin lỗi rằng: "Lão có việc nên quên đi, vậy cảm phiền nhị vị về thưa lại với đầu lĩnh, ngày mai tôi sẽ đem lên bổ khuyết cho”. Hai tên lâu la nói: "Tôi không biết, ông không có thời lên mà nói với đầu lĩnh". Sử Vân cũng bước ra nói: "Xin quý vị bao dung cho anh Trương, vì hôm nay có chút việc". Nói rồi thuật chuyện Trương lão nuôi con gái nên bày tiệc ăn mừng. Lâu la nghe xong, nói: "Vậy thời để ta coi con gái ông ấy ra sao?". Nói rồi vụt chạy vào nhà trong, kiếm nàng Mẫu Đơn ngắm nghía một hồi rồi trở về sơn trại.
Lâu la đi rồi, mọi người mới xúm nhau bàn luận, Sử Vân nói với Trương Lập rằng: ”Chuyện đã như vậy, thời mau kêu cậu khách đó dậy, bảo kiếm đường đi, kẻo hại tới thân”. Trương Lập nghe theo lật đật gọi Ngại Hổ thức dậy, bày tỏ đầu đuôi. Nói vừa dứt lời, bỗng thấy có người chạy tới hớt hải nói rằng: "Ác đầu lĩnh đã đem người ngựa tới rồi". Trương Lập nghe nói run như thằn lằn đứt đuôi. Ngại Hổ nói: “Lão trượng chớ sợ, còn có tôi đây". Nói rồi giao gói hành lý cho Trương Lập, và rủ Sử Vân đi với mình.
Hai người ra khỏi nhà thấy có hai ba mươi lâu la, kéo rầm rầm rộ rộ, có một người cưỡi ngựa kêu rằng: "Bớ Trương lão? Ta nghe nói mi có một nàng con gái như ngọc như hoa, vậy mau đem ra cho ta kết đôi loan phượng. Nay ta tới đây xin cầu thân?". Ngại Hổ nghe nói hồ đồ như vậy, bèn hét rằng: "Mi tên là thằng gì đó?". Người ngồi trên ngựa đáp: ”Mi ở đâu lại chẳng biết ta là Ác Diêu Minh biệt hiệu là Hấp Lợi Bạn đây sao. Còn mi là ai mà dám tới đây gây chuyện". Ngại Hổ đáp: "Nói vậy mi là bộ hạ của Lam Kiêu, rõ là một đứa vô danh tiểu tốt. Ta là Ngại Hổ gia gia đây, mi muốn làm gì thời làm". Ác Diêu Minh nghe dứt sai lâu la tới trói Ngại Hổ. Bốn năm tên lâu la vừa nhảy tới, liền bị Ngại Hổ đá ngã lăn ra. Bọn lâu la liền hò nhau xông vào, cũng bị Ngại Hổ thoi đông đánh tây nhảy nam đá bắc không thể nào bắt được. Sử Vân đứng ngoài cũng ngứa nghề, bèn xách cây ngư xoa năm răng hét lên một tiếng, nhảy lại bên Ác Diêu Minh.

Nguyên bọn lâu la xem thường bọn thuyền chài nên đi tay không, chớ chẳng đem khí giới. Duy có một mình Ác Diêu Minh trong lưng có giắt một ngọn đao, khi lấy lâu la cự không lại Ngại Hổ, bèn rút dao muốn nhảy tới tiếp chiến. Bỗng thấy Sử Vân hước xoa đánh tới bèn nhảy ra đỡ. Sử Vân bèn thu xoa lại ai dè đầu xoa có móc ngoéo, mắc vào lưỡi đao của Diêu Minh, Sử Vân ráng sức giật một cái, đao của Diêu Minh liền rớt xuống đất. Ác Diêu Minh thấy thế không xong, bèn quất ngựa chạy dài, bọn lâu la cũng lủi theo như chuột. Ngại Hổ khoái chí, lượm đao của Diêu Minh cầm tay rồi rượt theo, Sử Vân cũng hè rượt riết.
Ngại Hổ đuổi theo một đỗi thình lình té nhào, bọn lâu la nhảy túa ra trói lại. Sử Vân thấy thế không xong, chạy về báo tin cho chòm xóm.
Nguyên Ác Diêu Minh cưỡi ngựa nên chạy nhanh tới khúc quẹo trong hẻm núi, sai lâu la mai phục bên đường, giăng dậy chận chân Ngại Hổ, Ngại Hổ đâu có hay, cứ việc cắm đầu chạy mãi. Tới đó vướng dây té quỵ, liền bị lâu la bắt trói. Ác Diêu Minh thấy bắt được Ngại Hổ rồi, bèn chia lâu la làm hai tốp, một nửa theo mình giải Ngại Hổ về trại, một nửa xuống nhà Trương Lập bắt đứa con gái.
Ác Diêu Minh phân phó rồi, bèn cột Ngại Hổ sau đuôi ngựa, quất ngựa cho chạy lên núi. Chính lúc ngựa chạy bỗng thấy con trĩ trên trời sa xuống, bèn dừng ngựa lại lượm, chợt nghe có tiếng la rằng: ”Mau bỏ con trĩ xuống, của ta bắn đó". Ác Diêu Minh xem kỹ người lạ ấy là một nàng con gái xấu xí ước chừng mười lăm, mười sáu tuổi, bèn đáp: "Nàng nói trĩ này của nàng mà sao tay không có vật gì, lấy đâu bắn nó được, tôi không tin". Người con gái ấy nói: "Nguyên của chị tôi bắn, nếu ông không tin dòm qua gốc cây kia mà coi. Đó, chị đứng đó?". Ác Diêu Minh nhìn sang, thấy nàng con gái rất đẹp, tay cầm cung tên đứng dưới gốc cây thời mừng rỡ nghĩ thầm: "Sao hồng loan chiếu mạng ta, nên một ngày mà gặp hai cô gái đẹp" Nghĩ đoạn nói với người con gái xấu kia rằng: "Xin mời thơ thơ của nàng theo tôi lên núi mà bắn, trên ấy có nhiều gà rừng lắm”. Người con gái đẹp bên kia nghe nói nổi giận nạt rằng: "Ta bảo mi đi đi, đừng có chọc tới ta". Nói rồi đứng lấy thế, động tay một cái, Ác Diêu Minh la một tiếng liền nhào xuống đất, rồi lồm cồm bò dậy thời trên chân mày máu chảy ròng ròng. Người con gái xấu đứng bên, thấy vậy biết chị mình đã dùng đạn sắt mà bắn, bèn cất hai gót sen lên đạp vào lưng Ác Diêu Minh, rồi huơ tay đánh tiếp. Ác Diêu Minh nhắm cự không lại nữ tướng này bèn lết vội ra xa, co giò chạy mất. Bọn lâu la thấy đầu lĩnh chạy rồi, chúng nó cũng cút theo. Người con gái đánh đá túi bụi một hồi, bỗng nghe tiếng kêu lớn rằng: “Sướng quá! Đánh nữa đi!".

HOMECHAT
1 | 1 | 144
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com