watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:32:3729/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Khái Hưng > Thoát Ly - Trang 8
Chỉ mục bài viết
Thoát Ly
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Tất cả các trang
Trang 8 trong tổng số 13

PHẦN THỨ BA

Chương 18


Nhận được thư của bà phủ, bà đốc đi ngay. Bà thừa hiểu bà phủ tìm về việc gì.
Ở một thành phố nhỏ như Ninh Giang, được biết trước mọi người một chuyện quan trọng vừa xảy ra là một điều tự hào của các bà vô công rỗi nghề ngồi chờ những sự thay đổi. Xem báo gặp một tin về hạt Ninh Giang, dù chỉ là một tin rất tầm thường, các bà ấy cũng vui thích, sung sướng, cảm động. Rồi người nọ đến nhà người kia để khoe nhau, tay cầm tờ nhật trình trỏ vào những giòng chữ đã gạch nét chì xanh, đỏ. Họ bàn tán mãi về việc chiếm lấy thời nhàn nhã của họ. Những người đại lý các báo ở Ninh Giang hiểu cái tâm lý đó – mà ai không hiểu - nên ra công tìm kiếm nhặt nhạnh tin tức gửi về Hà Nội. Không có tin tức thì bịa đặt ra, phỏng đã hại gì: đó cũng là cách làm hoạt động biết bao đời buồn tẻ.
Vì thế, một dạo vào khoảng sáu tháng trước, cả Ninh Giang đã nhao nhao lên vui sướng về câu chuyện đăng báo: "Cô H. lãng mạn". Cô H... ai cũng đoán biết Hồng. Tác giả dùng chữ bóng bẩy, hoa mỹ để tả cái nhan sắc "nhạn sa, cá nhảy, nghiêng nước, nghiêng thành của cô, khiến chính Hồng đọc tới cũng không khỏi mỉm cười.
Hồi ấy, sau bao nhiêu lời mắng nhiếc của bà phán, sau bao nhiêu bức thư van xin cha của Hảo, ông phán ưng cho phép Lương về chơi để xem mặt. ông muốn gả quách cho Hồng đi trước là để được êm cửa êm nhà, sau là để tránh những biến cố mà ông chắc chắn sẽ xảy ra. Cái tính nết bướng bỉnh, liều lĩnh của Hồng sẽ rất dễ đưa nàng đến... chỗ đó. ông không dám nghĩ đến chữ "phá thân", để chữ "trụy lạc", nhưng ông nhớ tới những chuyện tình mà ông đã được nghe ở xóm hồng lâu: biết bao con gái tử tế trở nên đào rượu chỉ vì không chịu nổi dì ghẻ ác nghiệt phải bỏ nhà trốn đi. Ðiều đó ông rất lo cho Hồng. Ông biết Hồng có thể liều đến bực ấy. Chi bằng nhân dịp có thể gả chồng ngay cho Hồng được thì gả phắt đi.
Vả lại gả Hồng cho người Hồng yêu thì sau này Hồng sẽ sung sướng. Tuy ông phán không tha thiết săn sóc đến tương lai con, tuy ông không thương yêu gì con, nhưng chẳng phải khó nhọc, tìm kiếm, nghĩ ngợi mà gây dựng được gia thất cho con, ông cho đó là một cơ hội may mắn.
Dẫu sao, mục đích muốn gả chồng cho con, cái mục đích sâu xa mà ông phán không dám tự thú, mà ông không dám thành thực, can đảm nghĩ tới, vẫn là sự yên ổn gia đình. Xưa kia, khi Hồng còn nhỏ, Hảo đã làm cho ông khổ sở về nỗi không chịu phục tòng dì ghẻ.

Hảo đi lấy chồng xa, ông như trút được khối nặng trên lòng. Nay lại đến lượt Hồng. Thật số ông là số vất vả vì gia đình.
Ông loay hoay mấy ngày đêm để tìm cách, để lập mẹo gả chồng cho con. ông biết bà phán sẽ cản trở việc hôn nhân của Hồng như mấy lần trước, nếu bà không ưng thuận. Vậy cần nhất là làm sao cho bà ưng thuận.
Một hôm ông đánh bạo gợi đến việc khó khăn ấy, sau khi đã khôn khéo nói xấu người vợ qua đời.
- Con Hồng nó giống mẹ nó đấy. Ðã dở hơi dở hám chả biết gì lại còn làm bộ làm tịch.
Bà phán im lặng mỉm cười. ông phán nhìn vợ thở dài nói tiếp:
- Không biết bao giờ mới tống được nó đi cho khuất mắt.
Bà phán vờ không hiểu:
- Việc gì lại tống cổ cô quý tử đi? Mà tống cổ sao được! Tống cổ nó, nó kiện cho ngồi tù ấy à?
Không thấy chồng đáp, bà lại nói tiếp:
- Ông không nhớ ngày nào nó giở luật ra nó bảo tôi rằng: nó con ông thì nó có quyền ở cái nhà này, không ai đuổi được nó đi đâu.
Ông phán cố giữ cái chau mày, trả lời:
- Thì ai đuổi nó! Tôi nói tống là gả chồng ấy kia chứ.
Bà phán phì cười:
- Gả chồng! gả chồng dễ nhỉ! Ông tính câu chuyện... bậy bạ của nó đã tung tóe ra như thế, còn ai người ta thèm.
Thấy chồng buồn rầu thở dài bà đổi giọng liền - đổi giọng không phải vì thương hại hay sợ hãi chồng, nhưng vì muốn chồng thực hiểu theo những ý tưởng bà bắt hiểu:
- Với lại cũng phải tùy chị ấy chứ!
Bà cười nói tiếp:
- Còn phải xem chị ấy có bằng lòng không đã chứ. Ðấy, ông coi chị ấy có bằng lòng ai đâu ai chị ấy cũng chê, cũng chối đây đẩy. Tôi không nói thằng cháu tôi làm gì... ông giáo gì này... ông phán gì này... anh gì nữa này, cái anh con quan phủ Ðông ấy, nó có bằng lòng ai đâu!
Ông phán thở dài. Bà phán gắt:
- Thì đấy, con ông, ông cố mà gả chồng cho nó. Việc gì mà ông phải thở ngắn thở dài? Ông làm như tôi ngăn đón nó không cho nó lấy chồng!
Rồi bà quay đi nói một mình: "Có đem mà gả cho voi! cho voi nó giầy!... Tưởng hãy còn trinh tiết lắm đấy! hãy còn sạch sẽ lắm đấy?"
Ông phán đã nghĩ kỹ về phương pháp đối phó với vợ. Ông đã xếp sẵn một câu chuyện để đem ra kể cho vợ nghe. Lần thứ ba ông thở dài rất não nuột rồi ghé gần lại vợ, hạ giọng nói:
- Bà ạ, tôi nghĩ đến danh giá tôi, danh giá bà...
Bà phán lớn tiếng ngắt lời:
- Có danh giá đến ông, chứ tôi, thì can dự gì đến tôi!
- Thì bà hãy để tôi nói đã nào. Phải, chỉ vì tôi nghĩ đến danh giá chúng mình ở nơi tỉnh nhỏ này, chứ nói thì tôi ghét dơ, chả muốn nói đến làm gì. Hôm qua đến tòa nghe thấy ông ký Xương với người loong toong họ bình phẩm chuyện con Hồng chẳng ra làm sao. Mà họ quy lỗi cả vào tôi... với bà không biết dạy con để nó bậy bạ... Họ cho là vì bà quá nuông con...

Kể thì ông phán bịa đặt rất vô lý, vì một câu chuyện dài dòng như thế, ông nghe sao được rành rọt từ đầu tới cuối? Nhưng được phỉnh bà phán sung sướng không còn dịp nghĩ ngợi gì nữa. Bà ngắt lời chồng:
- Ấy ông ạ, ngoài người ta vẫn cho là tôi quá nuông nó. Cả bà đốc, bà phủ cũng bảo thế Kể thì tôi chỉ phải cái hay nói thẳng thôi, chứ thực ra tôi vẫn nuông chiều nó.
Ông phán lại đệm thêm một câu:
- Thì chính vì thế nó mới hư.
Bà phán vờ giận:
- Vậy ra ông qui oán, qui tội cả vào tôi đấy. Nuông nó thì người ta bảo... nuông nó, mà có dạy bảo, mắng mỏ nó thì người ta lại bảo ác nghiệt với nó. Còn biết làm thế nào cho vừa lòng thiên hạ?
Biết rằng tính tình vợ đối với Hồng đã dịu hơn trước nhiều, ông phán liền bàn thẳng tới việc hôn nhân của con:
- Tôi tưởng chỉ có cách này là cứu vớt được danh dự...
- Cách nào?
- Gả quách con bé cho thằng... thằng Lương, cái thằng viết thư cho nó ấy mà.
Ông phán ngừng lại nhìn vợ, rồi nói tiếp:
- Bà cứ đứng ra gây dựng việc hôn nhân cho hai đứa.
Vì thói quen bà phán nghĩ ngay tới những điều ngoắt ngạo, giả dối, che đậy, tuy bà thấy bà vụt biến thành một người khác thường, một ân nhân của những kẻ xưa nay vẫn thù ghét bà. Bà ngập ngừng se sẽ bảo chồng:
- Thế cũng được. Ðể tôi xem... Nhưng ông cứ giả vờ không bằng lòng... Ông làm như nếu không có tôi thì thế nào việc cũng không xong... Nghĩa là chỉ có tôi ưng thuận cho hai đứa lấy nhau.
Ông phán vội mừng:
- Ðược. Phải đấy.
Sợ chồng ngờ vực, bà phán nói chữa:
- Không phải là tôi muốn mua ơn mua huệ gì với chúng nó. Tôi chỉ cốt chúng nó hiểu rằng không phải tôi có ghét gì chúng nó mà thôi.
Giá lúc bấy giờ Lương và Hồng cũng có mặt ở đấy thì có lẽ bà phán cho phép hai người lấy nhau ngay. Bà sốt sắng muốn làm một việc mà bà chợt nhận thấy rất nên làm nhất bà lại đương bị lòng tự ái, bị những tính tình giả dối huyễn hoặc, những tính tình vụt có và, trong một thời gian dài hay ngắn, khiến ta thành một người khác hắn ta.
Nhưng một đêm, chỉ một đêm suy xét điều hơn lẽ thiệt, lại đưa ta trở về những tính tình cũ những tính tình thực của ta.
Ðêm hôm ấy, bà phán không ngủ được. Bà trằn trọc, hối hận rằng đã quá nhẹ dạ, để đến nỗi bị ông phán lừa vào tròng. Bà nghĩ thầm: "Rõ mình thực thà quá, tự nhiên đi giúp cho chúng nó lấy nhau... Không, lấy đứa nào thì lấy, chứ không thể lấy thằng ấy được?"
Nhưng đã trót hứa lời thì bà phải giữ lời. Luôn mấy hôm bà bàn định với chồng về việc hôn nhân của Hồng. Rồi tuần lễ sau bà thúc dục ông phán viết thư bảo vợ chồng Căn mời Lương về chơi để xem mặt.
Trưa chủ nhật, Lương cùng Căn về Ninh Giang.
Lúc ấy nhà đương có khách đánh tổ tôm. Vừa thấy mặt Lương, bà phán rú lên cười. Rồi bà bảo bà đốc và nói to để ai nấy đều nghe rõ:
- Người với ngợm! Tưởng thế nào! Trời ơi! thế mà con tôi...
Bà làm như lỡ lời, dừng ngay lại, rồi quay sang hỏi bà phủ:
- Bà lớn không xơi ngũ vạn!

Lương đã hiểu. Chàng cho rằng nếu Hồng thuận lấy chàng là vì thương hại chứ không phải tình yêu. Lòng tự ái và tự trọng làm cho chàng chán ghét hết mọi sự, chán ghét cả Hồng mà chàng thấy tầm thường trong một gia đình tầm thường.
Thế là bà phán lại một lần nữa đắc thắng.
Nhưng Hồng hiểu. Nàng hiểu rằng tương lai của nàng đương bị lung lay vì sự thâm độc của dì ghẻ. Nàng vội viết cho Lương một bức thư dài tới tám trang giấy lớn, kể hết tình cảnh của mình, và cái tâm địa có một không hai của người dì ghẻ. Nàng nhận được thư đáp của Lương, trong thư Lương hứa sẽ cố ở được xứng đáng với ái tình thành thực của Hồng.
Thế rồi, bẵng hai tháng không nhận được tin tức của Lương. Buồn rầu, sốt ruột, Hồng không xin phép, bỏ đi Hà Nội. Hai hôm sau trở về nàng bị một trận đòn đau. ông phán vừa đánh vừa tra khảo ầm ý:
- Mày đã bậy bạ với nó rồi, phải không?
Hồng không đáp, khiến ông càng ngờ và giơ roi vụt càng mạnh. Chính Hồng cố ý để cha ngờ vực, vì nàng cho may ra nhờ thế mà ông phán bằng lòng gả mình cho người yêu.
Nàng chỉ tưởng tới một điều: thoát ly gia đình, dù có phải hy sinh danh dự cũng cam. Huống hồ lại chỉ hy sinh danh dự cho người mình yêu?
Ngày thứ bảy, trên bào Trung Bắc, đăng bài "cô H lãng mạn, cô H tự do đi lại... với trai".
Từ đó Hồng như người mất linh hồn. Ngày ăn xong hai bữa, ngồi thừ người nghĩ ngợi, hay lên phiên gác đứng hằng giờ nhìn những thuyền buồm nâu qua lại trên sông Tranh.
Buổi tối, tiếng còi tàu thúc giục, tiếng rao bánh giầy bánh giò lanh lảnh, tiếng cười nói, gọi nhau om sòm của hành khách, tiếng khuân vác huỳnh huỵch của bọn phu gạo tải hàng, lên tàu hay xuống bến. Rồi tàu đi, đèn báo hiệu từ từ xa dần. Rải rác, nhấp nhô những tia
lửa thuyền nằm ngủ trên dòng nước đen. Và róc rách vỗ mạnh vào bờ những làn sóng mà guồng máy tàu đẩy lại.
Hồng nhìn theo, nước mắt ứa ra ướt má.
Rồi độ nửa giờ sau, chiếc tàu khác lại tới và trong một lúc lại làm huyên áo cái bến yên lặng. Hồng mong mỏi vẩn vơ tưởng như những tàu ấy có thể đem đến trong lòng nàng một chút hy vọng về tình duyên.
Mùa nước to, dòng sông réo ầm ầm, dữ dội. Có lần nàng nhớ tới câu chuyện thần sông Tranh cướp vợ ông phủ Ninh Giang. Nàng không tin có chuyện hoang đường ấy, nhưng tự nhiên nàng cũng rùng mình ghê sợ. Ðêm đó, nàng chiêm bao thấy thần Tranh hiện lên với
bộ mặt hung tợn như mặt tượng Hộ pháp ở chùa. Giật mình thức dậy, nàng khúc khích cười thầm, rồi buồn rầu tự nhủ: "Giá Lương đến đem mình đi".
Cái ý tưởng lãng mạn ấy vấn vương mãi trong tâm tư Hồng. Và một lần Hồng đã viết cho Lương một bức thư rất nồng nàn, để báo cho tình nhân biết rằng nàng sẽ trốn nhà đi theo chàng. Nhưng thư ấy, trong lúc thân hành đem bỏ tại nhà bưu chính, Hồng lại xé vứt
đi mình như nàng còn đương đo đắn, suy xét, chưa dám quả quyết.
Trong khi ấy người dì ghẻ, biết nàng có lợi, càng mắng nhiếc, khinh bỉ, hành hạ nàng hơn trước. Nàng mặc kệ, chằng nói lại, cãi lại, hay phàn nàn nửa câu. Có lần đứng nghe những lời dạy bảo nhiêm nghị của cha, nàng dựa vào khe cửa thiu thiu ngủ. Nàng như không cần gì, không biết gì nữa, không thèm cho sự gì ở đời là quan trọng nữa. Thấy thế ông phán lại tức giận và đánh đập nàng, nhưng ông đánh đập một cái xác không hồn: Hồng không kêu khóc, không van xin, hai con mắt thản nhiên lãnh đạm.
Bỗng chiều hôm trước, Hồng vụt khác hắn, đổi hắn thái độ. Như vừa có một luồng điện mạnh chạy trong mạch máu nàng, làm cho nàng trở nên điên cuồng. Ăn cơm xong, bà phán gọi bảo người nhà khiêng bàn, ghế mây ra hè đường để ngồi hóng mát, vì tuy đã gần hết tháng chín mà tiết trời vẫn còn oi nồng như đương mùa hè. Hồng đi qua, nghe thấy trả lời lại rất hỗn: Tôi không phải đầy tớ cô mà cô sai được tôi". Thế là hai người cùng lớn tiếng. Hồng nói những câu mà một lát sau bình tĩnh ngồi nhớ lại, nàng cũng phải cho là quá láo
xược. May cho Hồng, ông phán vắng nhà, nếu không, nàng đã bị một trận đòn.
Nửa đêm ông phán về, bà phán thuật lại tấn kịch xảy ra bằng những lời tức giận và dằn vặt. Hồng vẫn thức và nghe hết câu chuyện om sòm của cha và dì ghẻ. Sau cùng ông phán bảo vợ: "Ðược, để mai tôi tống cổ nó ra khỏi cái nhà này. Tôi chằng bố con gì với nó
nữa. Nó bêu xấu hổ tôi nhiều lắm rồi?"
Hồng nằm cắn mạnh răng lên môi dưới, nghĩ thầm: "Thầy không cần phải tống cổ. Mai con xin từ giã cái nhà này".
Quả thực sáng hôm sau, Hồng viết mấy chữ lại cho cha, nói sẽ không bao giờ trở về nhà nữa, rồi lẻn ra đi chuyến ô tô năm giờ, lên Hà Nội.

PHẦN THỨ BA

Chương 19

Câu chuyện gia đình ông phán Trinh, bà y sĩ không rành rọt như thế. Bà chỉ rõ một điều: Hồng bỏ nhà trốn đi. Nhưng bà sẽ thêm thắt, đặt để cho câu chuyện có đầu đuôi.
Gặp bà phủ, bà không kịp chào nữa, vội nói to:
- Ðấy bà lớn coi, tôi đã bảo có sai đâu.
Bà phủ chẳng nhớ bà đốc đã bảo thế nào, nhưng cũng khen liều, chừng để bà kia thuật lại ngay cho nghe:
- Vâng, bà lớn thánh thật!
- Con bé tính nết như thế thì thế nào chẳng có ngày theo trai?
Bà phủ ghé gần lại thì thầm hỏi:
- Hồng nó theo trai thực đấy à, thưa bà lớn?
- Vâng, nó theo trai.
- Tội nghiệp!
Bà đốc cười:
- Bà lớn có biết nó theo thằng nào không?
- Không.
- Cái thằng người chằng ra người, ngợm chằng ra ngợm, dẫn xác đến một hôm chúng mình đánh tổ tôm ở nhà bà phán ấy, bà lớn không nhớ?
- Có tôi nhớ ra rồi.

Bà đốc lại cười làm thích chí lắm:
- Thế mới biết con người ta lúc đã say mê nhau thì liều lĩnh chằng còn sợ hãi gì nữa. Nhưng giá cái thằng chết giẫm kia đẹp trai thì đã đi một lẽ, đằng này nó xấu như ma ấy cơ, thế mà cô ả cũng say mê được.
- Hay thằng ấy nó có bùa mê?
Bà đốc cười càng dòn:
- Bùa bèn gì! Con bé nó đĩ thõa sẵn thì thằng nào tán mà chằng chết; cứ gì đẹp, với xấu.
Bà đốc thời còn ít tuổi, có lắm kẻ săn sóc, chiều chuộng phỉnh phờ nên bà đã hiểu thấu cái đức tính tán gái và tâm lý sâu xa của đàn ông.
- Bọn chúng nó thấy gái như mèo thấy chuột cứ lăn vào. Chuột muốn thoát chết chỉ có cách chui rúc vào lỗ.
Bà phủ dõng dạc bình phẩm:
- Xét cho kỹ thì nền luân lý á đông mình vẫn hay. Con gái phải ở trong gia đình, phải dạy dỗ nghiêm khắc. Cho tự do quá, thế nào cũng có ngày xảy ra tai nạn bất ngờ.
Bà đốc cười phì:
- Bất ngờ! Bà lớn tính còn bất ngờ gì nữa. Thì tôi vẫn nói với bà lớn rằng con Hồng sớm muộn thế nào cũng theo trai.
- Bà biết thế mà bà chằng bảo bà phán, để bà ấy giữ gìn.
- Giữ gìn gì! Nó hư thì cho nó chết. Với lại con bé ấy nó có coi bà phán ra quái gì đâu. Thực là đồ bạc bẽo, bà phán nuôi nấng nó từ khi còn bế ngửa đến giờ, mà nó xử với bà ấygchẳng còn ra sao...
Một dịp cười the thé ở cửa. Hai bà quay lại.
- Kìa, bà Thông!
- Lạy hai bà lớn.

Người mới đến là bà Thanh, vợ ông thơ ký sở Thương chánh người trong Nam lấy chồng ngoài Bắc, thời ông Thông còn làm việc ở Sài Gòn.
- Tôi đến đằng bà lớn, người nhà nói bà lớn vừa đi, tôi đoán bà lớn lại đây. Y như rằng.
Bà phủ mời:
- Bà lớn xơi nước.
- Mời bà lớn.
Bà Thông nay đã quen phong tục miền Bắc rồi chứ ngày bà mới về Ninh Giang, ai gọi bà là bà lớn như thế, bà giận liền, coi như người ta mỉa mai mình. Chỉ vì không kêu bà phán Trinh là bà lớn, mà bà đã bị bà kia bắt bẻ rồi thù ghét. Hai bên vẫn còn hiềm khích nhau không đi lại chơi bời với nhau.
- Chừng bà Thông cũng đến hỏi thăm câu chuyện cô Hồng.
- Thưa bà lớn, tôi nghe người ta đồn chị Hồng con ông phán Trinh bỏ nhà theo trai nhưng tôi không tin, chị Hồng ngoan ngoãn thế mà lại...
Bà đốc vốn ghét Hồng, ghét Hồng vì thân và a dua với bà phán Trinh, liền ngắt lời:
- Chưa ngoan đâu, chờ ít nữa đã mới thực ngoan.

Bà phủ cười vui vẻ. Nhưng bà không thuộc ca dao tục ngữ An Nam, nên ngạc nhiên không hiểu, bà đốc đọc luôn:
Không chồng mà chửa mới ngoan,
Có chồng mà chửa thế gian chí thường.
Bà Thông thực thà hỏi:
- Tội nghiệp! Chị Hồng có chửa? Chị Hồng chửa hoang?
- Chưa chửa, nhưng thế nào rồi cũng chửa!
Bà đốc quay sang bảo bà phủ:
- Hay nó có chửa rồi nên sợ hãi bỏ nhà trốn đi?
Bà Thông bênh vực Hồng:
- Chằng khi nào lại thế! Chị Hồng là người có học thức hắn hòi, không lẽ.
- Không lẽ! Học dở dang càng bậy! Bà còn lạ gì những cô tự do rởm đời.
- Nhưng bà phán ấy cũng ác nghiệt với chị Hồng lắm kia. Ai chịu nổi được cảnh dì ghẻ con chồng!
Bà đốc nguýt dài:
- Chà! đèn nhà ai nấy rạng. Bình phẩm làm gì!
Bà Thông phân trần với bà phủ:
- Thưa bà lớn, chính vợ chồng nhà tôi cũng đương chịu cảnh dì ghẻ tai ngược. Nhà tôi càng ở ra người con hiếu thảo, thì người dì ghẻ càng xui xiểm thầy tôi xử tệ với chúng tôi. Tết mới rồi tôi về sửa cho một trận nên thân...
Bà phủ vẫn không ưa vợ lẽ, thích thú cười hè hè:
- Thế cụ ông có nói gì không?
- Thầy tôi nói gì! Thấy tôi vác dao dọa chém tôi. Từ đấy, tôi không về nhà nữa. Giá chị Hồng cứ liệu như tôi thì can chi chị ấy khổ sở, bị áp chế hành hạ mãi.
Bà đốc mỉm cười chua chát:
- Mỗi cảnh gia đình một khác. Bà bỏ nhà thì đi ở với chồng, chứ Hồng mà nó bỏ nhà thì chỉ có thể đi theo trai.
- Theo trai thì theo trai, cần gì!
- Thì đấy, nó theo trai đấy!
Bà phủ buồn rầu nói:
- Sao dì ghẻ lại cứ ghét con chồng đến thế nhỉ?
Bà đốc thành thạo đáp:
- Bà tính không ghét sao được. Con không phải mình đẻ ra mà chồng mình thương yêu thì bảo mình chịu sao nổi.
- Nhưng ông phán có thương yêu con riêng đâu cho cam.
- Bà biết đâu cảnh gia đình người ta. Con người ta khi nào người ta lại không thương yêu. Mà thương yêu thầm vụng lại càng chọc tức người đàn bà hơn là thương yêu đàng hoàng.

Bà Thông giọng căm giận:
- Chỉ tại ông phán nhu nhược! Ngày nhà tôi làm việc ở Hải Phòng, chúng tôi có quen biết ông phán Trang. ông ta góa vợ, có bốn đứa con. Sau lấy một người vợ tây giàu xụ. Ông ta hết sức chiều vợ, yêu vợ, nịnh hót vợ nữa. Nhưng hễ vợ đụng đến lũ con ông ta thì phải
biết! Ông ta mắng nhiếc vợ thậm tệ, có khi đánh đập nữa. Ông ta thường nói: "Những đứa con mất mẹ sớm, đến chúng nó là người dưng nước lã mình còn phải thương hại, huống hồ chúng nó lại là con mình!" Thế rồi vì mấy đứa con mồ côi mẹ ấy, hai bên bỏ nhau. Ông Trang không thèm tiếc bốn năm tòa nhà đồ sộ của vợ.
- Cảm động nhỉ?
Bà đóc bảo bà phủ:
- Tôi còn lạ gì lão phán Trang, một kiện tướng làng đào mỏ. Hắn bỏ người vợ tây mới được một tháng đã lấy ngay một người đàn bà góa giàu gấp hai.
Bà Thông nói:
- Nếu thế càng đáng phục.
Bà đốc cười:
- Bà phục cái đức tính đào mỏ?
- Tôi phục một người ham tiền tài, mà vẫn không vì tiền tài đến nơi ruồng bỏ lũ con thơ mất mẹ.
Thấy bà đốc hằn học, tức tố bà Thông, bà phủ liền xoay câu chuyện ra ngả khác:
- Thôi việc nhà ai mặc nhà nấy. Chỉ biết ai chết đi thì người ấy thiệt, thiệt lây cả cho con cái. Chị em chúng mình đừng chết là hơn hết.
Rồi bà hỏi:
- Tài bàn nhỏ chơi một lúc nhé?

Bà Thông không biết đánh tài bàn đứng dậy cáo từ xin về. Bà phủ liền rủ bà đốc đến thăm bà phán Trinh. Bà tìm bà đốc đến chơi chỉ có việc ấy. Nhưng bà Thông còn ngồi lại, bà không tiện ngỏ lời vì biết bà ta với bà phán không bằng lòng nhau. Bởi vậy bà mới bày ra
chuyện mời đánh tài bàn để đuổi khéo bà kia về.
Bà bảo bà đốc:
- Dệu kế đó, bà biết chưa? Hễ khi nào muốn tống con mẹ Thông đi, chỉ việc mời nó đánh tài bàn hay tổ tôm.
Hai bà nhìn nhau cười ngất, vì cả hai đều ghét bà Thông.

HOMECHAT
1 | 1 | 190
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com