Hồi 2b
Mọi người vừa nhìn thấy đều đứng ngẩn người ra.
Thì ra trên mặt Tử kim đang có in mười dấu ngón tay rất rõ.
Một hồi lâu mới nghe Tử Đạt thở dài một tiếng nói:
- Không ngờ thủ hạ của Hoắc Vũ Hoàn lại có võ công thâm hậu như vậy.
Liễu Nguyên cũng gật gật đầu, tự lẩm bẩm:
- Hoàn Phong Thập Bát Kỷ quả nhiên danh bất hư truyền.
Trước nay, tính tình của lão vẫn thường kiêu ngạo, chưa từng khen ngợi ai bao giờ,
Vừa dứt lời, lão liền nói tiếp:
- Tóm lại chúng ta cũng đã hiểu được ý đồ của bọn chúng. Bây giờ không thể chần chừ được nữa. Tốt nhất là sớm lên đường để tránh những sự phiền phức.
Vạn Tự Kiếm Long Bá Thương nói:
- Đối phương đã bắt đầu hiện thân, cố ý để lại những dấu tay, e rằng đêm nay khó mà tránh khỏi một trận ác chiến.
Liễu Nguyên mỉm cười:
- Thế nào Long lão nhị đã sợ rồi sao?
Long Bá Thương nói:
- Không phải là sợ, nhưng mà đối phương thực lực rất mạnh, chúng ta phải có cách chuẩn bị ứng phó.
Long Bá Đào nói lớn:
- Địch đến thì đánh, nước tràn thì lấy đất chặng lại, còn phải chuẩn bị gì nữa chứ?
- Đại ca không thể nói như thế được. Tên Bách Biến thư sinh La Vĩnh Tường kia, chỉ là một trong những thủ hạ của Hoắc Vũ Hoàn mà công lực đã thâm hậu như cậy. Nếu như bọn chúng cùng xông ra một lượt, dựa vào võ công của chúng ta, e rằng sẽ thua bọn chúng.
- Theo đệ thì phải làm sao?
- Tiểu đệ cho rằng trước nắt không nên rời khòi huyện này. Chúng ta một mặt cố thủ ở đây, mặt khác cho người qua sông đưa tin, mời hai vị Diêu, Vương đến đây tiếp ứng. Sau khi mọi người tề tựu lại, lúc ấy ta cùng nhau lên đường.
Liễu Nguyên lắc đầu nói:
- Đây là cách tự lừa dối mình, như vậy sẽ khi6ng qua mắt được Hoàn Phong Thập Bát Kỳ. Nếu như muốn cướp tiêu thì ngay trong khách điềm này cũng có thể ra tay được.
Long bá Đào tiếp lời:
- Nói rất đúng. Bọn họ có thể chặn được xe tiêu, lẽ nào không thê ngăn chận được người đưa tin sao?
Liễu Nguyên lại tiếp:
Vả lại chúng ta từ Thái Nguyên đến đây, tuy trên đường có bị mấy lần quấy nhiễu, nhưng đại đội của Hoàn Phong Thập Bát Kỳ trước sau vẫn chưa xuất hiện. Nguyên nhân chính là do sự cản trở của Yến Sơn tam thập lục trại. Nhân cơ hội này, chúng ta phải nhanh chóng vượt qua sông Hoàng Hà, tuyệt đối không thể chần chừ lâu được nữa.
Long Bá Thương trầm ngâm một hồi hỏi:
- Nếu như nửa đường, Hoàn Phong Thập Bát Kỳ ra tay cướo tiêu.Yến Sơn tam thập lục trại sẽ giúp chúng ta ư?
Liễu Nguyên hơi mỉm cười:
- Đương nhiên không phải đám Yến Sơn muốn giúp chúng ta, mà bọn chúng không muốn số tiêu bị Hoàn Phong Thập Bát Kỳ cướp đi mà thôi.
Trang chủ Cửu Hoè Trang Từ Đạt ngac nhiên:
- Điều này tại sao?
- Theo luật lệ của bọn lục lâm, thì cướp tiêu phải dựa vào bản lãnh của mình. Một khi số tiêu đã bị đồng đạo cướp trước, thì không thể ra tay cướp đoạt lại của họ, nếu không sẽ phạm vào đại kỵ của giang hồ.
Từ Đạt hỏi tiếp:
- Nếu thật sự là vậy. Yến Sơn nhất định tham gia đoạt tiêu mới đúng. Đằng này tại sao bảo hộ tiêu cho chúng ta?
Liễu Nguyên nói:
- Nhất định bên trong có nguyên cớ, nhưng ít nhất điều này cũng có thể chứng minh được một việc là giữa Yến Sơn và Hoàn Phong trước mắt đang chống đối nhau. Điều này đối với chúng ta vô cùng có lợi. Nếu như đợi đến khi bọn chúng cùng nhau hợp tác hành động, khi ấy thật sự khó mà ứng phó nổi.
Từ Đạt nghe những lời này cũng gật đầu tán đồng:
- Đã như vậy, hay là cứ y theo ý Liễu huynh sớm lên đường là tốt nhất.
Long Bá Thương thấy mọi người tán thành lên đường, nên cũng không thể không đồng ý.
Nhưng huyện Ly Thạch dẫu sao cũng là một huyện hoang vu và xa xôi. Những tên tiêu sư phụng mạng đi tìm ngựa để mua trở về hồi báo, tổng cộng chỉ tìm được bốn năm con ngựa gầy kéo xe mà thôi, phải đợi đến phiên chợ ba ngày sau, thì mới có thể mua được nhiều ngựa.
Long Bá Đào suy nghĩ một hồi nói:
- Không có ngựa trước khi trời sáng, làm sao có thể đến kịp bến sông...
Liễu Nguyên cướp lời:
- Không cần khẩn trương, mọi người cứ đi bộ, chỉ một đoạn đường sẽ có người đưa ngựa đến.
Long Bá Đào biết được ý của lão muốn gì, tuy trong lòng vẫn còn bán tín bán nghi, nhưng cũng hạ lệnh cho mọi người xuất phát.
Vừa đi được vài dặm, quả nhiên họ nhìn thấy dưới hàng dương liễu bên đường, có sáu mươi con ngựa tốt, đang đứng ngay ngắn chỉnh tề, ngay cả yên roi cũng đầy đủ. Đám ngựa bỗng hí lên, nhưng gần đó tuyệt nhiên không có một bóng người.
Mọi người vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, đồng thời hết lời ca tụng Liễu Nguyên:
- Sự tính trước như thần của Liễu huynh quả thật là huyền cơ, đã sớm biết có người sẽ mang ngựa đến.
Liễu Nguyên cười nói:
- Điều này có gì là khó hiểu. Có người muốn chúng ta trở lại Thái Nguyên, nhưng cũng có người muốn chúng ta tiếp tục tiến về phía trước. Cò ngao tương tranh, ngư ông đắc lợi, việc chỉ có thế mà thôi.
Long Bá Đào đưa tay lên ra lệnh cho mọi người:
- Mọi người không cần phải khách sáo, hãy lên ngựa đi.
Bọn bảo tiêu và tiêu sư không còn đợi được nữa, liền đáp dạ một tiếng, rồi chạy vội về bầy ngựa.
Bọn họ được ngựa giống như cá gặp nước. Lúc này tinh thần mọi người trở nên vô cùng phấn chấn.
Tiếng hò hét của người, tiếng ngựa hí, tạo nên một cảnh tượng ồn ào nhưng không kém phần sôi nổi. Đâu đấy xong xuôi, mọi người liền ra roi phi nước đại, như đuổi theo ánh trăng tàn đã sắp sửa lặn về tây, đó cũng chính là hướng sông Hoàng Hà cuộn sóng.
Sông Hoàng Hà băt nguồn từ trên cao đổ xuống, nước sông... c ngầu chảy cuồn cuộn về hướng Nam, đi ngang qua cả tỉnh Thiểm Tây.
Tiêu trấn Hà Đông có tên là Quân Độ, còn Hà Tây chính là Huyện Ngô Bảo của tỉnh Thiểm Tây.
Bình minh vừa mới ló dạng, thì đoàn người ngựa cũng đã đến bến sông Quân Độ.
Long Bá Đào cho xe tiêu dừng lại bên bờ sông, một mặt lão bố trí đề phòng canh giữ, mặt khác cho người tìm thuyền qua sông.
Không bao lâu, trên sông xuất hiện một chiếc đò từ xa tiến đến. Người chèo đò vừa nhìn thấy sáu bảy chục người và ngựa, cùng với một chiếc xe liền hơi chau mày lại.
Long Bá Đào lớn tiếng hỏi:
- Nhà ngươi có bao nhiêu chiếc thuyền? Có thể chở bọn ta qua sông hết một lần được không? Nếu như được, ta sẽ trả cho ngươi giá gấp đôi.
Người chèo đò cười khó:
- Khách quan, người có đem bạc chất thành đống, cũng không có chiếc thuyền nào lớn như vậy, một lần có thể chở đươc mấy chục con ngựa.
Liễu Nguyên tiếp lời:
- Đương nhiên không phải ngươi dùng một chiếc thuyền chở hết qua sông một lần. Chúng ta dùng những chiếc thuyền ghép lại, rồi người ngựa chia nhau qua sông.
Người chèo đò nói:
- Ở đây, thuyền dùng để chở người có mười bốn chiếc, mỗi chiếc có thể chở được mười người, nhưng không thể chở ngựa được. Ngoài ra còn có một chiếc thuyền lớn dùng để chở xe và ngựa, có thể chở được sáu con ngựa và một chiếc xe.
Liễu Nguyên hỏi:
- Nếu như không tính xe, mỗi lần có thể chở được bao nhiêu ngựa?
Người chèo đò đáp:
- Tối đa là mười con.
Liễu Nguyên lại hỏi:
- Mỗi chuyến qua lại mất bao nhiêu thời gian?
Người chèo đò đáp:
- Chừng nửa canh giờ.
Liễu Nguyên suy nghĩ một hồi, nói:
- Nếu như chỉ dùng một chiếc thuyền lớn, thì mỗi chuyến có thể chở được chín người chín ngựa không?
Người chèo đò gật đầu:
- Như vậy thì có thể.
Liễu Nguyên tiếp:
- Như vật thì ngươi hãy đi chuẩn bị thuyền, mỗi chiếc chở chín người chín ngựa, phân ra ba chuyến qua sông trước. Sau đó trở lại chở xe, sau khi xe qua sông, thì hãy quay trở về lần nữa, chở số còn lại qua sông.
Người chèo đò "dạ" một tiếng, vừa định chèo đò đi, dột nhiên Liễu Nguyên gọi lại hỏi:
- Xin hỏi danh tính của ngươi là gì?
Người chèo đò đáp:
- Lão họ Tôn, hay được gọi là Tôn Lão Thực.
Liễu Nguyên mỉm cười:
- Ta muốn thỉnh giào Tôn lão đại một việc, ở đây là khu vực sông Hoàng Hà. Vậy chứ mười mấy chiếc thuyền của lão có ở trong bang hay không?
Tôn Lão Thực hỏi:
- Bang gì?
Liễu Nguyên gằn từng chữ:
- Hoàng Hà Long Vuong bang
Tôn Lão Thực "ồ" một tiềng:
- Không dấu gì khách quan, nếu muốn kiếm cơm ở hai bên bờ sông Hoàng hà nảy, thì ai dám không nhờ vào sự bảo trợ của Long Vương bang. Có ỡ trong bang hay không, thì mỗi tháng cũng đều nạp một số bạc quy định, thiếu một xu cũng không được.
ão nhìn trái nhìn phải, rồi thấp giọng nói:
-Nhưng khách quan cứ yên tâm. Lão là người làm ăn lương thiện, trước nay chưa hề làm những việc thất đức. Qua sông thu tiền, đều có giá cả, sẽ không...
Liễu Nguyên cướp lời:
- Mấy ngày gần đây, trong bang có bàn tán điều gì không?
Tào Lão Thực nói:
- Không có, trừ đầu tháng họ đến thu tiền ra, còn ngày thường họ không có đến đây. Khách quan có việc gì sao?
Liễu Nguyên vội lắc đầu:
- Không có, lão đi chuẩn bị thuyền đi.
Sau khi Tôn Lão Thực đi khỏi, Liễu Nguyên thấp giọng căn dặn Long Bá Đảo:
- Đây là lãnh địa của Cửu đầu Long Vương Dương Phàm, nên khi qua sông phải đề phòng có biến cố. Khi nào xe tiêu lên thuyền, sẽ do đích thân bốn chúng ta bảo hộ, không để một kẻ lạ nào đến gần thuyền.
Long Bá Đào đột nhiên khẩn trương hỏi
- Có cần cho mấy chiếc thuyền nhỏ theo bảo hộ không? Lỡ xảy ra chuyện gì cũng có thể tiếp ứng.
Liễu Nguyên trầm ngâm một hồi:
- Cũng tốt. Tóm lại phải hết sức cẩn thận, không để xảy ra chuyện.
Họ bàn bạc xong thì thuyền cũng đã đến.
Liễu Nguyên đích thân bước xuống kiểm tra thuyền. Chỉ thấy thuyền mũi bằng, không mui không buồm, đủ để chứa một lần bốn chiếc xe lớn. Thuỷ thủ trên thuyền có tất cả bẩy người, toàn bộ đều là những thanh niên vam vỡ, cường tráng, xem ra không có gì khả nghi.
Sau khi đi kiểm tra một vòng, thấy tất cả đều tốt. Long Bá Đào liền ra lệnh cho người và ngựa xuống thuyền, chuẩn bị qua sông.
Mọi người thấy tận mắt thuyền qua lại ba lần. Một nửa người và ngựa đã bình yên qua bờ bên kia mà không xẩy ra chuyện gì.Long Bá Đào thở dài nhẹ nhõm:
- Sau khi qua sông Hoàng Hà, chúng ta sẽ hợp lại với hai vị Diêu, Vương. Dến lúc đó, còn lo gì nhân lực không đủ.
Liễu Nguyên lắc đầu:
- Hiện tại xe tiêu còn chưa qua sông, nói như vậy là hơi quá sớm.
Từ Đạt liền xen vào:
- Tại sao Liễu huynh thường nói những chuyện không hay như vậy chứ?
Liễu Nguyên cười khổ trả lời:
- Không phải Liễu mỗ thích nói những lời này, nhưng ta cảm thấy trước mắt quá yên tĩnh, e rằng sẽ có chuyện không hay.
Long Bá Đào cười nói:
- Chúng ta đã hơi quá đề cao Hoàn Phong Thập Bát Kỳ. Thật ra, bọn chúng cũng có một lỗ mũi và hai con mắt mà thôi. Chúng thấy trên đướng không có cơ hội để ra tay, nên đã rút lui từ sớm.
Liễu Nguyên nói:
- Cầu trời cho như vậy.
Đang nói chuyện thì thuyền đã trở lại, rồii bắt lên bờ một tấm ván
Long Bá Đào hạ lệnh cho xe tiêu xuống thuyền, ngoài ra cũng tuyển chọn mười tên tiêu sư đắc lực, xuống hai chiếc thuyền nhỏ, đi theo hột tống.
Trên thuyền lớn, ngoài bảy tên thuỷ thủ ra, còn có Liễu Nguyên, hai anh em họ Long và Tử Đạt. Ngoài ra trên xe tiêu còn có tên phu xe Trần Bằng.
Thuyền từ từ rời bến, nhắm hướng bờ bên kia thẳng tiến. Liễu Nguyên vá Long Bá Đào mỗi người chia ra một bên giám sát bọn thuỷ thủ. Từ Đạt cầm song dang dứng ở đầu thuyền quan sát mặt sông. Long Bá Thương đứng sau đuôi thuyền canh chừng tên cầm lái.
Mười tên tiêu sư trên hai chiếc thuyền nhỏ đều sẵn sàng binh khí, tập trung đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.
Ba chiếc thuyền chạy ngược sóng, theo hình chữ "phẩm". Khi đến gần bờ Tây, đột nhiên trên sông, xuất hiện một chiếc thuyền con từ xa chạy đến.
Từ Đạt đang đứng trước mũi thuyền thấy vậy liền quát lớn:
- Ai đó? Còn mau không tránh sang!
Liễiu Nguyên lập tức rút binh khí ra cầm tay nói lớn:
- Mọi người cẩn thận, đừng để nó... ng vào thuyền lớn.
Nhưng đã muộn, chiếc thuyền con kia đang chạy xuôi dòng, chỉ còn cách chiếc thuyền lớn vài trượng.
Bọn thuỷ thủ trên thuyền cũng tức giận quát:
- Bà nó! Không muốn sống nữa sao? Còn không mau bẻ bánh lái sang một bên.
Trên chiếc thuyền con có một chàng thiếu niên tuổi dưới hai mươi, đang đứng, tay giơ cao chiếc sào tre gọi lớn:
- Các đại ca xin tránh sang một bên, bánh lái của thuyền chúng tôi đã hỏng rồi, không thể lái được nữa...
Bọn thuỷ thủ mắng lớn:
- Muốn chết hả, thuyền đang giữa sông mà hỏng bánh lái.
Thế rồi, bọn họ cất mái chèo, sau đó dùng cây sào tre chống thuyền.
Liễu Nguyên lấy ra một nắm phi tiêu cầm taỵ Khi hai chiếc thuyền cách nhau không xa, lão mới nhìn thấy một lão già đang ra sức ôm cán bánh lái ở phía đuôi thuyền, trên mặt lão già lấm tấm mồ hôi, xem ra có vẻ không giống là giả mạo.
Trong đầu lão chợt nảy ra một ý nghĩ, bèn cất nắm phi tiêu vào trong người, thuận tay lấy một cây sào tre đứng đợi.
Chiếc thuyền con kia tiến nhanh như bay, trong nháy mắt đã đến nơi.
Liễu Nguyên đưa cây sào lên, nheo hai mắt lại, rồi đẩy mạnh cây sào về phía trái của chiếc thuyền con đang trôi.
Đúng lúc ấy, lão già cầm bánh lái ở phía sau quật mạnh chiếc bánh lái bị vỡ một cái, chiếc thuyền con hơi tròng trành rồi lệch sang bên.
Bọn thuỷ thủ thở dài nhẹ nhỏm:
- Nguy hiểm! Nguy hiểm!
Long Bá Đào lắc đầu cười nói:
- Ta còn tưởng bọn Hoàn Phong Thập Bát Kỳ đến cướp tiêu, xuýt chút nữa là xuất thủ.
Từ Đạt cũng nói:
- Hai tên liều lĩnh này thật đáng ghét, nếu không phải Liễu huynh kịp thời đẩy nó một sào, thì hậu quả không thể tưởng tượng nổi khi nó... ng vào.
Liễu Nguyên cười khổ:
- Thuyền đi giữa sông thường thường rất nguy hiểm, vì vậy điều này phải dựa vào phúc của trời. Nhưng muốn từ đây về sau đi đường bằng phẳng, thì phải sớm trút gánh nặng ngàn cân này.
Long Bá Đào cảm động nói;
- Chuyến hàng này may ra được sự giúp đỡ tận lực của chư bằng hữu. Ân tình sâu nặng này, ta mãi mãi không bao giờ quên. Đợi đến khi xe tiêu bình yên đến được phủ Diên An, lúc ấy huynh đệ chúng ta cũng tính đến việc giải nghệ, không còn lo đến những việc nguy hiểm như vậy nữa.
Mọi người nghe Long Bá Đào nói như vậy, cũng lấy làm cảm động lây.
Thuyền đã vào đến bờ. Trên bờ lúc này có một chiếc xe ngựa đang đậu. Lão già điều khiển xe đang to tiếng tranh cãi cùng với bọn tiêu sư và bọn bảo tiêu ở trên bờ.
Long Bá Đào phi thân bay lên bờ quát hỏi:
-- Có chuyện gì?
Bọn tiêu sư trả lời:
- Chúng tôi phụng mệnh canh giữ ở bến đò này không để cho kẻ lạ lai vãng. Lão già này không biết lý lẽ, cứ nhất đinh đòi qua sông ở bến này, cho nên mới tranh cãi lớn tiếng như vậy..
Lão già tuổi ngoài ngũ tuần, thân hình gầy ốm nhưng cổ lại rất to.
Nghe bọn tiêu sư nói vậy, lão già kia liền cao giọng cãi lại:
- Là ai không biết lý lẽ? Bến đò này không phải là của các người, dựa vào đâu mà các người không cho người khác qua sông?
Long Bá Đào cau mày:
- Lão nói vậy là không đúng, bọn ta đã thuê bao hết chiếc thuyền này, tự nhiên là lão phải đợi sau khingười của bọn ta qua sông hết, lúc ấy mới có thể chở lão qua sông.
Lão già tức giận nói:
- Các người từ Đông qua, sau đó để thuyền trống quay trở lại, thế mà cũng không chịu cho người ta lên thuyền qua sông, lẽ nào có tiền thì có thể ức hiếp người sao?
Liễu Nguyên nghe vậy liền cau mày, vội bước đến hỏi:
- Dám hỏi lão có việc gì gấp mà phải vội sang sông như vậy?
Lão già đáp:
- Tại sao không có việc gấp? Hiền tế ta đến Phần Dương kiếm sống, không may đã ngã trọng bệnh. Hiện giờ hắn đang sắp chết, ngươi nói như vậy có gấp không?
Liễu Nguyên "ồ" một tiếng:
- Thế ra là vậy. Mạng người là quan trọng nhất, hèn gì lão khẩn trương như thế.
Lão già nói:
- Nói rất phải. Ta chỉ có một đứa con gái, khó khăn lắm mời chọn được một thằng rễ. Đổi lại là ngươi ngươi có nôn nóng không chứ?
Lão vừa nói, nước mắt lão vừa lăn xuống hai gò má.
Từ Đạt thấy vậy không cầm lòng được, liền nói với Long Bá Đào:
- Hay là chúng ta cho lão lên thuyền đi, dầu sao xe tiêu cũng đã lên bờ, hơn nữa thuyền quay lại cũng không có chở ai.
Long Bá Đào gật đầu:
- Được! hãy cho lão lên thuyền.
Nói xong đưa tay ra hiệu cho bọn tiêu sư tránh sang một bên.
Liễu Nguyên bất chợt nói:
- Khoan đã!
Lão già vừa giơ cây roi lên vội bỏ xuống, chau mày hỏi:
- Ngươi còn nói gì nữa?
Liễu Nguyên chỉ vào bên trong xe ngựa, thấp giọng nói:
- Long lão đại, xem thử trong xe có gì?
Long Bá Đào bước đến bên xe, đưa tay vén tấm bố thò đầu vào trong nhìn.
- Ối!
Phía sau thùng xe chợt phát ra tiếng kêu kinh ngạc.
Long Bá Đào liền rút đầu ra, mặt đỏ bừng lên, vẫy tay bảo:
- Đi! Đi!
Lão già đưa roi quất mạnh, cho ngựa chạy lên thuyền.
Đợi cho thuyền ra xa, Liễu Nguyên mới lên tiếng hỏi:
- Long lão đại, lão nhìn thấy gì vậy?
Mặt Long Bá Đào đỏ bừng lên giống như Quan Công, lắc đầu lia lịa nói:
- Đừng nhắc nửa, trong xe là một phụ nhân...
Từ Đạt hiếu kỳ hỏi gấp:
- Người phụ nữ đó ra làm sao?
Long Bá Đào ngập ngừng:
- Người phụ nhân đó... đang cho con bú...
Bọn tiêu sư đứng bên cạnh không nhịn được liền cười ầm lên.
Long Bá Đào trừng mắt quát:
- Phụ nhân cho con bú có gì đáng cười? Còn không mau lo đi canh giữ xe tiêu.
Bọn tiêu sư cụt hứng tản ra. Lúc này chiếc thuyền cũng ra đến giữa sông.
Lão già trên xe đột nhiên nhẩy xuống khỏi xe, cười hì hì nói:
- Cửu muội hãy xuống giúp một tay.
Từ trong xe có tiếng đáp lại, rồi từ trong xe chui ra một thiếu phụ mặc thanh y, tuổi chừng hai bẩy, hai tám. Thiếu phụ vừa tiến về lão già vừa nói:
- Tứ ca, huynh có thể nhỏ tiếng một chút được không? Vừa rồi muội sợ huynh sẽ đánh nhau với bọn tiêu sư kia.
Lão già đáp:
- Bọn người tiêu cục đều là những tên cáo mượn oai hùm, nếu thật sự đánh nhau, bọn chúng cũng không dám.
Nói xong, hai người hiệp lực kéo tấm ván dưới thùng xe ra, để lộ bên trong là một ngăn trống.
Sau đó lại kéo tấm ván dưới khoang thuyền ra.
Thì ra dưới khoang thuyền còn có một tầng, bên dưới là một chiếc rương lớn bằng gỗ, đã được niêm phong cẩn thận.
Hai người khiêng cái rương lên, đặt vào ngăn trống sau thùng xe, sau đó lấy tấm ván đặt vào chỗ cũ. Bây giờ có trời mới biết trên xe đang chở một cái rương lớn như vậy.
Thiếu phụ kia thở ra một tiếng, nhìn về phía bờ tây cười:
- Thần Toán Tử ơi Thần Toán Tử. Ngươi tính đi tính lại, nhưng có tính đến chiêu này của ta không?
Lão già lên tiếng:
- Đừng nói hắn tính không tới, cho dù Miêu Phi Hổ nằm mơ cũng không nghĩ đến Hoàn Phong Thập Bát Kỳ của chúng ta hễ nói được là làm được, quyết không dể cho xe tiêu qua sông Hoàng Hà.
Tiếp theo, lão già nói với bảy tên thuỷ thủ:
- Đại ca có lệnh là không được để liên luỵ đến những người chủ thuyền vô tội, vì vậy các ngươi đợi sau khi xong việc, lập tức đem một số bạc phát ra cho họ, để họ đi nơi khác kiếm sống, không nên tiếp tục ở lại đây đưa đò.
Các thuỷ thủ đồng thanh nói:
- Tứ gia cứ yên tâm, bọn tiểu nhân sẽ làm y như vậy.
Không bao lâu, thuyền đã vào đến bờ.
Bọn tiêu sư trên bờ có nằm mơ cũng không ngờ chiếc xe ngựa này đang chở số hàng mà họ đang áp tải. Mọi người chỉ lớn tiếng quát:
- Thuyền này bọn ta đã bao, ai cho các ngươi lên thuyền chứ? Xuống mau, đừng làm lỡ việc của bọn ta.
Lão già điều khiển cho xe ngựa lên bờ, sau đó ra roi cho ngựa chạy thẳng. Trong lúc mọi người tranh nhau lên thuyền trước, thì từ trong một quán trà gần bến sông, bước ra một chàng thiếu niên thư sinh.
Chàng thư sinh này tuổi độ hai mươi, mặc cái áo nho sinh màu lam ngọc, cử chỉ tuy rất văn nhã, nhưng sắc mặt thì đang lộ vẻ khẩn trương.
Dường như thư sinh này đã ngồi trong quán trà rất lâu và cũng có vẻ đang chờ đợi chiếc xe ngựa này. Nhưng khi thấy xe ngựa đi ngang qua trước quán, chàng ta không gọi lại.
Đợi đến khi xe ngựa đã đi thật xa, chàng thư sinh mới bước nhanh ra giữa đường, đầu cúi xuống, hình như đang tìm kiếm vật gì vừa mới bị đánh rơi trên mặt đất.
Bỗng nhiên hai mắt chàng thư sinh sáng lên, rồi khom người nhặt một mảnh thuỷ tinh vỡ lấp lánh từ đất lên.
Mảnh thuỷ tinh kia chỉ lớn bằng cái móng tay, tuy chói sáng nhưng không phải là vật đáng giá.
Nhưng chàng thư sinh xem giống như là bảo vật, nắm chặt trong tay, nét mặt lộ vẻ vui mừng, mắt chăm chú nhìn theo bóng xe ngựa đã khuất ở xa, rồi lẩm bẩm:
- Quả nhiên không ngoải dự liệu!
Nói xong, dắt con ngựa đang cột vào một cái cây trước cửa quán ra, leo lên lưng ngựa, rồi đi dò theo vết xe ngựa.
Chiếc xe ngựa vừa quẹo qua con đường phía bắc, liền tăng nhanh tốc độ.
Đi được khoảng mười dặm, xe đột nhiên quẹo về phía hướng tây, đi thêm vài dặm nữa, lại quẹ qua hướng tây bắc, suốt đoạn đường này là một con đường nhỏ hoang vu.
Gần đến giờ ngọ thì xe chạy đến một ngã bạ Bên trái là con đường nhỏ lầy lội dẫn đến bờ sông., đường lớn ở bên phải, còn chạy thẳng là hướng bắc.
Bên đường có toà lương đình bằng cỏ tranh, trong đình có bày một thùng nước trà, trên thùng có sơn hai chử "phụng trà".
Lão già dừng ngựa nhảy xuống đất, đi vào trong đình uống liền bốn bát, sau đó thở khì một tiếng:
- Đã quá! Đã quá.
Liền lúc ấy, từ phía sau có tiếng thổi kèn đánh trống, một đoàn người đưa đám tang đi đến, mấy tên khiêng quan tài quát tháo:
- Ê! Tránh đường ra, xe không được ngừng giửa đường như vậy.
Lão già nhổ toẹt một bải nước miếng trên đất rồi nói:
- Bà nó! Trên đường lại gặp phải người chết, thật xui xẻo!
Trong lúc xe ngựa bị lắc lư, chiếc rương gỗ trong xe đã bị rơi xuống đất, đồng thời người thiếu phụ trong xe cũng ôm đứa bé vén tấm bố nhảy xuống. Lúc này trên người của thiếu phụ đã thay bằng bộ tang phục.
Đám người đưa tang ở phía sau cũng dừng lại bên ngôi lương đình. Mấy tên khiêng quan tài nhất tề hạ quan tài xuống, rồi khiêng cái rương lớn đặt vào trong quan tài.
Một lão đạo sĩ mình mặc pháp y, tay cầm kiếm gỗ, miệng niệm lâm râm, đi đến bên quan tài. Ngoài mặt gã làm phép niệm chú, nhưng thực tế thì thấp giong hỏi:
- Cửu muội, việc thành công không?
Thiếu phụ mặc tang phục che mặt giả bộ khóc, nhưng cũng thấp giọng trả lời:
- Chính là cái rương kia, tất cả rất thuận lợi, đều nằm trong diệu kế của tam ca.
Lão đạo sĩ nói:
- Rất tốt! Lần này Liễu Nguyên sẽ gặp nạn tọ Nghe nói Miêu Phi Hổ đã bố trí các cao thủ ở bờ tây sông Hoàng Hà để đợi xe tiêu qua sông.
Thiếu phụ chợt hỏi:
- Đại ca hiện giờ ở đâu?
Lão đạo sĩ thấp giọng:
- Đã trở về cốc rồi, chúng ta cũng phải sớm lên đường, đừng để đại ca chờ lâu.
Thế rồi lão đưa kiếm lên không vẽ mấy đạo phù chú, còn miệng thì giục:
- Khởi linh.
Trống kèn lại bắt đầu trỗi dậy, quan tài cũng bắt đầu được khiêng đi, mang theo cả cái rương gỗ bên trong về hướng bắc
Đi được chừng năm dặm, thì trước mặt là một rừng tùng, phía sau rừng tùng chính là nghĩa địa.
Đoàn người đưa tang đi thẳng vào khu rừng. Trong rừng đã có một chiếc xe ngựa đẹp lộng lẫy đang đậu chờ đó.
Người đánh xe chính là Bách Biến Thư sinh La Vĩnh Tường.
Hai bên gặp nhau ở giữa rừng, lão đạo sĩ liền sai người mở quan tài ra.
Trong quan tài ngoài chiếc rương gỗ ra, còn có một tấm ván dài khoảng sáu thước, hai mặt tấm ván được gắn hơn mười chiếc lông ngỗng.
Thiếu phụ kia thay bộ tang phục bằng bộ đồ đỏ, rồi ra lệnh khiêng chiếc rương đặt lên trên xe. Lão đạo sĩ thì đem những tấm ván có gắn những chiếc quạt bằng lông ngỗng treo lên cái giá phía sau xe.
La Vĩnh Tường vái chào nói:
- Đại ca đang ở trong cốc đợi tin tức, hơn nữa còn mở yến tiệc thiết đãi anh em đã vất vả. Bây giờ tiểu đệ xin về cốc trước để báo tin.
Lão đạo sĩ gật đầu nói:
- Xe của tứ đệ chắc chắn đã bị lộ khi qua sông, vì vậy phải tiêu huỷ đi để tránh bọn chúng truy tầm tung tích. Thất đệ đang còn theo xe tiêu qua sông, e rằng đến tối mới có thể thoát thân được, thuyền tiếp ứng đều đã được an bày, nhị ca phải hết sức chú ý đừng để lộ hành tung.
Lão đạo sĩ mỉm cười:
- Ta biết rồi, trễ lắm là đến nửa đêm bọn ta sẽ trở về.
La Vỉnh Tường đưa tay lên vái chào tử biệt, sau đó quất ngựa cho xe chạy khỏi khu rừng.
Sau khi xe chạy khỏi, mới thấy được diệu dụng của tấm ván gắn lông ngỗng kia. Khi xe chạy, những cánh quạt lông ngỗng trên tấm ván quét trên mặt đường, xoá đi vết xe và dấu chân ngựa.
Nhưng mà họ không thể ngở rằng, khi xe ngựa đi qua đã để lại những mảnh thuỷ tinh nhỏ trên mặt đường..
Những mảnh thuỷ tinh này tuy rất nhỏ, nhưng nếu có người tinh mắt, thì có thể nhận ra đây là những ám hiệu chỉ đường.
Trên đường có nhiều mảnh thuỷ tinh vỡ, điều đó chẳng làm ai chú ý, đương nhiên cũng không có người nào đi nhặt những mảnh vỡ đó.
Trời vửa tối thì chiếc xe cũng vừa đến bên một con sông nhỏ.
Trên sông có một cái cầu đủ để cho một cái xe ngựa đi quạ Nhưng La Vĩnh Tường lại điều khiển cho chiếc xe chạy thẳng xuống sông.
Mực nước sông này không sâu, hơn nữa lòng sông là những tấm đá xanh. Chiếc xe chạy ngược đòng về phía thượng du.
Những khóm trúc xanh và hoa cỏ mọc um tùm hai bên bờ , xe chạy giữa dòng giống như xe đang chạy giữa con đường đầy bóng râm, khiến cho con người ta càm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu.
Đến đầu nguồn là một sơn cốc tĩnh mịch. Con sông nhỏ này chảy ra từ giữa hai ngọn núi, đây cũng chính là thông lộ duy nhất để ra vào sơn cốc.
Xe ngựa chạy ngược dòng vào trong miệng cốc. Trên vách đá, có thể thấp thoáng nhìn thấy bảy chữ như rồng bay phượng múa:"Đào Hoa Nguyên Đầu Thị Nhị Gia"
Thằng bé trong xe không hiểu tại sao bỗng nhiên khóc lớn.
Thiếu phụ bên trong mở cửa xe ra, bế thằng bé đến bên cửa sổ, vừa vỗ nhẹ vừa nói:
- Nhóc con đừng khóc, xem kìa chúng ta đã về đến nhà rồi.
La Vĩnh Tường cười nói:
- Mũi thằng bé thật là thính, vừa về đến nhà là đã ngửi được mùi sữa của mẹ nó nên mới khóc như vậy...
Đang nói chuyện, trên vách núi bỗng vang lên tiếng kèn phát lệnh hùng hồn.
Xe vừa vào bên trong miệng cốc thì đã có vô số ngọn đuốc và đèn lồng sáng trưng, cùng lúc tiếng reo hò hoan nghênh và tiếng nhạc vang lên.
Những người cầm đèn đều là những nam nữ khoẻ mạnh, còn toàn bộ những người thổi kèn đánh trống đều là những thanh thiếu niên, lớn nhất là mười bốn, mườii lăm tuổi, nhỏ nhất là sáu, bẩy tuổi.
Ngoài ra còn có một số lớn trẻ con đứng hai bên bờ vỗ và vẫy tay đón chào.
Quang cảnh đón tiếp vừa náo nhiệt, vừa vô cùng cảm động. Đặc biệt là đội ngũ đứng hoan nghênh trẻ con, tổng cộng khoảng chừng hơn năm, sáu trăm đứa.
La Vĩnh Tường liền cho xe chạy lên bờ, rồi vội vàng nhảy xuống khỏi xe. Thiếu phụ áo đỏ trong xe cũng ôm đứa bé mỉm cười bước xuống.
Từ trong đội ngũ đứng hoan nghênh chạy ra hai đứa bé gái. Hai bé gái trao cho bọn La Vĩnh Tường mỗi người một bó hoa lớn.
La Vĩnh Tường quả thật hơi bất ngờ và ngạc nhiên. liền quay đầu nói với thiếu phụ áo đỏ:
- Cửu muội, như vầy là thế nào? Bọn họ xem chúng ta là anh hùng hay sao vậy?
Một trong hai bé gái liền cướp lời:
- Hảo bá bá nói, các vị bá bá, thúc thúc, cô cô vì nuôi chúng cháu nênmới ra đi mạo hiểm. Từ đây về sau, chúng ta không còn lo không có cơm ăn, không có áo mặc nữa...
La Vĩnh Tường cúi xuống bồng đứa bé lên và bảo:
- Quần áo và thức ăn đều do hảo bá bá cho các cháu, các cháu cần phải cám ơn hảo bá bá mới đúng.
Đứa bé gái nói:
- Cám ơn hảo bá bá, cũng phải cám ơn các vị thúc thúc và cô cô.
Thiếu phụ áo đỏ mỉm cười:
- Xem miệng con bé này ngọt ghê chưa!
La Vĩnh Tường không nhịn được ngửa mặt cười:
- Nhìn thấy mấy đứa bé này mỗi ngày một lớn, tâm huyết của đại ca cũng có thể nói là mãn nguyện.
Thiếu phụ áo đỏ cướp lời:
- Nhưng đại ca cứ nói toàn bộ công lao này là của bọn tạ..
Bỗng nhiên nghe một tràng cười dài, rồi có tiếng nói:
- Ai nói? Không phải ta cũng có một chút công lao sao?
Tiếng cười chưa dứt, thì đã có một gã đại hán khôi ngô từ từ đi đến.
Gã đại hán này tuổi ngoài tứ tuần, râu quai nón, mày rậm cong dài, tướng mạo rất uy phong lẫm liệt.
Gã đại hán vốn đã cao lớn, lúc này hai tay bế một đứa bé, trên vai cũng cõng thêm một đứa, xem ra lại càng cao lớn giống như một ngọn núi nhỏ.
Mặt gã đại hán tuy uy mãnh, nhưng khi cười thì rất hiền từ và còn để lộ hàm răng trắng đều. Hơn nữa, tính khí gã có hơi chút trẻ con, bình dị dễ gần. Nếu không bọn trẻ con cũng không dám trèo lên đầu gã.
La Vĩnh Tường và thiếu phụ áo đỏ cúi người thi lễ:
- Đại ca!
Gã đại hán gật đầu cười:
- Được rồi! Được rồi! Các ngươi thật là vất vả.
Thì ra gã đại hán đó chính là Chỉ Đao Hoắc Vũ Hoàn lừng danh thiên hạ.
Mọi người chỉ biết Hoàn Phong Thập Bát Kỳ Chỉ Đao Hoắc Vũ Hoàn là một hiệp đạo, lấy của giàu phân phát cho người nghèo, nhưng ít có người biết Hoắc Vũ Hoàn đã nuôi hàng trăm trẻ nhỏ tàn tật và cô nhi trong toà sơn cốc u tịch này.
Hoắc Vũ Hòan ba tuổi mất cha, lên bảy tuổi mẹ chết, bản thân chính là một cô nhi đáng thương. Nếu như nói ông ta còn người thân trên thế gian này, thì đó chính là thiếu phụ áo đỏ, được liệt vào hàng thứ chín trong Thập Bát kỳ.
Thiếu phụ áo đỏ đó tên là Thiết Liên Cộ Ba đời nhà họ Thiết đều ở goá, Liên Cô cũng không có ngoại lệ. Xuất giá chưa được một năm thì chồng chết. Từ đó bị bố mẹ chồng bạc đãi, đã mấy lần tự sát không thành, mới được Hoắc Vũ Hoàn cứu và dĩ nhiên trở thành phụ nữ duy nhất trong Hoàn Phong Thầp Bát Kỳ.
Cả ba vừa hàn huyên, vừa khiêng cái rương gỗ xuống.
La Vĩnh Tường mỉm cười nói:
- Nhờ uy danh của đại ca, nên việc cướp tiêu vô cùng thuận lợi, đại ca có muốn mở rương xem thử không?
Hoắc Vũ Hoàn lăc đâu nói:
- Sai bọn họ khiêng vào Tứ Thân Đường trước đi, ngu huynh đã chuẩn bị xong yến tiệc, đợi các anh em sau khi bình yên trở về sơn cốc, lúc ấy mở rương cũng chưa muộn.
La Vĩnh Tường nói:
- Đại ca làm việc thật chu đáo.
Hoắc Vũ Hoàn trả lời:
- Số hàng này là do anh em cực khổ mới lấy được, đương nhiên là do mọi người cùng mở ra xem, huống hồ lần này là những đồ cổ và bảo vật rât có giá trị, e rằng cả đời chúng ta cũng chưa có thấy qua.
Hoắc vũ Hoàn mỉm cười tiếp:
- Vì vậy phải để cho mọi người cùng xem mới đúng,
Thiết Liên Cô thở dài một tiếng:
- Muội không muốn xem cái gì gọi là bảo vật khó thấy, mà chỉ muốn đi tắm một cái cho mát mà thôi
Hoắc Vũ Hoàn cười:
- Đã có sẵn nước nóng, muội cứ đi mà tắm, ta và tam đệ còn phải nói chuyện một lúc.
Thiết liên cô vui mửng nói:
- Cám ơn đại ca, tiểu muội xin đi đây!
Nói xong vái chào một cái rồi quay mình bước đi.
Hoắc Vũ Hoàn nhè nhẹ đặt những đứa trẻ xuống, cùng đi song song với La Vĩnh Tườgn về phía một thạch thất, Họ vừa đi vừa nói chuyện về vụ đánh tráo, cướp chiếc rương trên sông Hoàng Hà.
La Vĩnh Tường kể lại cặn kẻ cho Hoắc Vũ Hoàn nghe, sau đó lão nói tiếp:
- Tất cả sự bố trí, tiến hành có thể nói là rất thuận lợi. Duy chỉ có một điều đáng lo lằng là vấn đề thoát thân của thất đệ. Chỉ sợ Miêu Phi Hổ ra tay quá sớm, một khi bọn chúng phát giác đó chỉ là một tảng đá, nhất định bọn chúng sẽ hoài nghi thất đệ.
Hoắc Vũ Hoàn nói:
- Điều này thì không cần phải bận tâm, một khi xe tiêu qua được đến bờ, sẽ có Vương Kim Luân và Diêu Kế Phong hiệp sức hộ tống, Miêu Phi Hổ không dễ gì mà đắc thủ được. Điều mà ta lo ngại lại là hai việc khác.
- Là hai việc gì?
Hoắc Vũ Hoàn nói:
- Lân này chúng ta không chỉ gây thù với tiêu cục Song Long mà còn đối đầu với bọn Miêu Phi Hổ. Sau việc này nhất định bọn chúng sẽ không chịu bỏ qua và sẽ thường xuyên quấy rầy chúng ta.
La Vĩnh Tường nói:
- Bọn chúng chưa thấy qua mặt thật của đại ca, dù có muốn quấy rầy cũng không biết làm cách nào.
- Tuy ta không có lộ diện nhưng các huynh đệ ra mặt cũng không ít, như là đệ, lão thất, cửu muội và cả lão tứ.
- Cho dù bị lộ diện chúng ta cũng không sợ..
Hoắc Vũ Hoàn lắc đầu:
- Không phải ta sợ, mà ta lo vì chuyện này, bọn chúng sẽ điều tra truy lùng và phát hiện ra chô ở của bọn ta trong sơn cốc này. Bọn trẻ nhỏ đã quen sống ở đây, nếu như vì chuyện lần này mà ảnh hưởng đến an nguy của bọn trẻ...
La Vĩnh Tường vội cướp lời:
- Điều này cũng không khó, tạm thời chúng ta có thể rời khỏi nơi đây, tìm một chỗ khác ẩn náu một thời gian, không đi lại trên giang hồ nữa.
Hoắc Vũ Hoàn nói:
- Đó mới chính là khó khăn. Đệ thử nghĩ, số hàng trong rương không phải là vàng bạc, mà là những đồ cổ và báu vật giá trị liên thành. Chúng ta muốn đổi chúng ra vàng bạc, thì có thể không lộ diện trên giang hồ sao? Hơn nữa, những đồ quý giá như thế này, trên thế gian có mấy ai mua nổi? Muốn tìm môt người khách có số tiền lớn như vậy. Làm sao không thể để lộ hành tung.
La Vĩnh Tường ngạc nhiên:
- Nói vậy chúng ta đã bốc nhầm củ khoai nóng rồi sao?