Hồi 7b
Long Bá Đào nói:
- Hắn tên gọi Trần Bằng, là tiêu xa của Song Long tiêu cục. Lần trước, trong lúc qua sông Hoàng Hà, xe tiêu bị rơi xuống hố. Trần Bằng đã thọ thương và bị Hoàn Phong Thập Bát Kỳ bắt đi. Nghe đâu lần này hắn cũng bị mang theo đến Tiểu Nguyệt sơn trang. Vừa rồi bọn chúng báo cáo, hắn đã thoát thân được và hiện đang đứng bên ngoài. Cho nên lần này đặc biệt đến đây là để diện kiến một phen.
Liễu Nguyên ồ một tiếng:
- Thật là một sự trùng hợp may mắn!
Long Bá Đào cười nói:
- Đây chính là vận may của chúng ta. Hắn từ Tiểu Nguyệt sơn trang trở ra tất nhiên là biết rõ tình hình hư thật trong sơn trang.
Do đó, điều này đối với chúng ta vô cùng có lợi.
Họ đang nói chuyện, chợt nhìn thấy Trần Bằng quần áo ướt sũng, thần sắc mệt mỏi từ ngoài bước vào.
Vừa bước vào trong cửa, gã liền bổ nhào đến quì trước mặt Long Bá Đào thưa:
- Cục chủ, Trần Bằng dập đầu thỉnh an ngài...
Long Bá Đào vội vàng đưa tay đỡ hắn dậy nói:
- Hảo huynh đệ, sao ngươi lại rơi vào tay bọn lang sói chứ?
Trần Bằng hai mắt đỏ hoe, xúc động đáp:
- Tiểu nhân vô năng không thể bảo hộ được xe tiêu, thật cảm thấy xấu hổ đối với cục chủ. Hôm nay tiểu nhân liều chết bỏ trốn, chỉ cấu mong có thể gặp mặt cục chủ một lần để nói vài lời. Sau đó dù có bị phơi thây trên lưng ngựa, tiểu nhân cũng cam lòng.
Long Bá Đào nghe những lời nói này, không khỏi cảm động nói:
- Việc đánh mát số tiêu không liên quan đến ngươi, ngươi đừng nghĩ ngợi làm gì. Lần này ngươi đã mạo hiểm chạy trốn về đây đã là quý lắm rồi. Vậy hãy mau đứng dậy đi.
Trần Bắng quay sang hành lễ cùng mọi người, sau đó đứng dậy nói:
- Sau khi thọ thương, tiểu nhân bị bọn Hoàn Phong Thập Bát Kỳ bắt đi. Trong những ngày này, chúng bắt tiểu nhân trông coi việc chăn ngựa.
Tháng trước, tiểu nhân đã theo bọn chúng đến Tiểu Nguyệt sơn trang. Trong lúc cục chủ vào sơn trang tế lễ, tiểu nhân đã có ý định trốn thoát. Nhưng ngặt một nỗi không có cơ hội tốt, cho nên mới nhẫn nhịn cho đến ngày hôm nay.
Tiểu nhân lợi dụng trong lúc bọn chúng hoang mang hỗn loạn, nên đã dùng độc thuốc chết toàn bộ số ngựa, rồi chạy trốn bằng đường thuỷ về đây.
Long Bá Đào hỏi:
- Ngươi ở trong Tiểu Nguyệt sơn trang đã được bao lâu rồi?
- Đã hơn nửa tháng.
- Nói vậy, tình hình trước mắt của Hoàn Phong Thập Bát Kỳ ngươi biết rõ phải không? Và cái rương châu báu kia hiện nay vẫn còn trong sơn trang chứ?
- Cái rương vẫn còn đang để ở trong sơn trang. Hoắc Vũ Hoàn từ xa đến đây là muốn lợi dụng Quỷ Nhãn Kim Xung để bán số châu báu đi. Không ngờ Kim Xung đã chết, vì vậy cho đến nay, bọn chúng vẫn chưa tìm được người mua.
- Nghe nói lúc còn sanh tiền, Quỷ Nhãn Kim Xung tích chứa rất nhiều của cải. Hoàn Phong Thập Bát Kỳ vừa nhìn thấy đã khơi dậy lòng tham và có ý "tẩy trang" bỏ trốn. Vậy việc này có hay không?
- Việc tẩy trang không phải là ý của Hoắc Vũ Hoàn vì hiện tại Hoắc Vũ Hoàn không có ở trong sơn trang.
Tất cả việc này đều do ý riêng của Bách Biến thư sinh La Vĩnh Tường cả. Hắn ta biết cục chủ đã truy tìm tông tích bọn chúng đến tận Lan Châu này, bởi vậy mới có ý định "tẩy trang" rồi bỏ chạy.
- Bọn chúng cũng đã biết được tin tức của chúng ta rồi hay sao?
- Từ lúc cục chủ hiện thân ở sơn trang, Vĩnh Tường đã ngày đêm phái người đến khách điếm này nghe ngóng tin tức. Lần này, tổng quản Lý Thuận trong trang đột nhiên biến mất, vì thế chúng sợ rằng tin tức sẽ bị tiết lộ ra ngoài, cho nên đã quyết định rời khỏi sơn trang sớm hơn dự định.
Long Bá Đào thất kinh:
- Thời gian là bao giờ?
Trần Bắng đáp:
- Chính là đêm nay.
- Vậy bọn chúng định rút lui bằng cách nào?
- Tiểu nhân liều chết trốn về đây cũng chính là muốn báo cho cục chủ tin này. La Vĩnh Tường đã an bày một con đường rút lui bí mật và đang chuẩn bị kế "ve sầu thoát xác..."
Nói đến đây, đột nhiên gã im bặt, đưa mắt nhìn bốn phía. Dường như gã có vẻ ái ngại không muốn nói ra.
Long Bá Đào mỉm cười nói:
- Ở đây đều là những vị anh hùng chánh đạo cả. Cũng là những vị hảo bằng hữu muốn đến đây giúp chúng ta một tay. Vậy có gì ngươi cứ nói thẳng ra đi
Trần Bằng do dự một hồi mới thấp giọng:
- Bọn chúng chuẩn bị rút lui bằng đường thuỷ.
- "À"
Bọn quần hào không hẹn mà cũng kêu lên một tiếng.
Quan Lạc đại hiệp Vương Khắc Luân thở nhẹ một tiếng:
- Quả nhiên không ngoài dự liệu của Liễu huynh.
Long Bá Đào hỏi:
- Bọn chúng định rút lui bằng con đường nào? Ngươi có biết được tình hình chi tiết ra sao không?
Trấn Bằng đáp:
- La Vĩnh Tường nói rằng cục chủ và các vị anh hùng đây nhất định sẽ dùng toàn lực tấn công chiếm lấy cầu, nên đã bố trí sẵn kế hoa? công. Đợi sau khi các vị qua cầu, sẽ phóng hoa? đốt cầu, không cho các vị trở ra. Trong khi đó chúng đã dùng thuyền chở hết gia sản của họ Kim, vòng qua thành Lan Châu bằng con sông A Can. Sau cùng chúng sẽ bỏ thuyền lên bờ.
Long Bá Đào nghe xong liền mắng:
- Đồ xảo quyệt. May mà tin tức này đến sớm, nếu không chúng ta sẽ bị chúng gạt mất rồi.
Trần Bằng lại nói:
- Sau giờ ngọ hôm nay, La Vĩnh Tường đã cho ngưa. chất hết cuả cải lên thuyền rồi. Hơn nữa còn lệnh cho Mạc Long Từ Khang đến sông A Can trước để mai phục và tiếp ứng.
Tiểu nhân nghe được đến đạy vội vàng đào tẩu ngay để trở về báo tin. Nếu như cục chủ muốn đoạt lại món hàng vậy hãy mau mau đến sông A Can chận bọn chúng lại...
Long Bá Đào gật gật đầu quay sang Liễu Nguyên hỏi:
- Liễu huynh thấy thế nào?
Liễu Nguyên cười nhạt:
- Kế sách cuả La Vĩnh Tường tại hạ đã nghĩ ra, Nhưng mà còn việc đốt cầu thì tại hạ không ngở đến.
Long Bá Đào nói:
- Bây giờ biết được hãy còn chưa muộn, chúng ta còn có thể...
Liễu Nguyên xua tay nói:
- Long huynh đừng vội nôn nóng, để tại hạ hỏi vị Trần huynh đệ vài câu cái đã.
Thế rồi lão quay sang phiá Trần Bằng:
- Các hạ nói Hoắc Vũ Hoàn hiện tại không có ở trong trang. Vậy các hạ có biết hắn đi đâu không?
Trần Bằng nói:
- Về việc này tiểu nhân không hỏi rõ lắm. Chỉ nghe nói hắn đi tìm người để sớm bán số châu báu kia mà thôi.
Hắn đã rời khỏi Tiểu Nguyệt sơn trang bao lâu rồi?
- Đã gần mười hôm
- Hắn chỉ đi có một mình thôi hay sao?
- Không! Còn có một cô nương cũng đi. Nghe đâu cô nương kia họ Thiết và là người được liệt vào hàng thứ chín trong Hoàn Phong Thập bát Kỳ,
- Sau khi bị bắt, các hạ có gặp qua Hoắc Vũ Hoàn chưa?
- Đã có gặp qua một hai lần, nhưng đều không thấy được mặt thật của hắn.
- Tại sao?
- Bở vì hắn lúc cũng che mặt cả. Hình như nghe đâu ngay cả lúc ngũ hắn cũng không tháo ra.
Diện mạo của Bách Biến thư sinh La Vĩnh Tường như thế nào chắc ngươi biết rõ?
Trần Bằng gật đầu liên tục nói:
- La Vĩnh Tường hiệu là Bách Biến thư sinh, cho nên hắn ta rất giỏi về tài hoá trang, Có thể nói mỗi ngày đều gặp mặt hắn, Nhưng cũng không biết mặt nào là mặt thật của hắn.
Liễu Nguyên gật đầu:
- Việc này thì có thật.
Im Lặng một hồi lão lại nói tiếp:
- Ta hỏi các hạ thêm một việc nữa, vậy chứ đêm nay bọn chúng có thất cả mất chiếc thuyền? Khi nào thì hành động? Và chuẩn bị lên bờ ở chỗ nào?
- Tổng cộng bọn chúng có tất cả năm chiếc thuền. Hai chiếc dùng để chở ngực, hai chiếc chở người, còn một chiếc dùng để chở châu báu và gia sản của họ Kim. Nhưng mà tiểu nhân đã thuốc chết hết toàn bộ số ngựa của bọn chúng. Vì vậy rất có thể bọn chúng chỉ dùng ba chiếc thuyền lả đủ rồi.
Nhưng nếu chúng phát hiện tiểu nhân đã bỏ trốn, có lẽ sẽ hành động sớm hơn giờ đã định.
Tại sao ngay cả địa điểm lên bờ cũng còn chưa xác định chứ?
- La Vĩnh Tường hành sự rất cẩn thận. Vì muốn giữ bí mật hành tung, cho nên hắn ta đã lệnh cho Mạc Long Từ khang đến sông A Can trước để mai phục và thám thính tình hình. Khi nào sắp đến giờ xuất phát, hắn mới quyết định địa điểm lên bờ là ở đâu.
Liễu Nguyên trầm ngâm chốc lát, rồi hỏi:
- Mạc Long Từ Khang là ai?
Trần Bắng đáp:
- Từ Khang là người tinh thông về việc thuỷ tánh. Hắn xếp hàng mười một trong Hoàn Phong Thập Bát Kỳ. Nghe nói hắn có thể nằm mai phục ở dưới nước đến ba ngày, ba đêm.
Liễu Nguyên lại hỏi:
- Khi gặp nhau, chúng liên lạc bằng cách gì?
- Dùng tiếng gõ cuả kiếm làm ám hiệu.
- Làm sao phân biệt được?
- Âm thanh dài và lâu là ý muốn hỏi đối phương. Đơi đến khi hai bên đến gần thì liên tục gõ bảy tiếng ngắn, đó là ý nói người cuả mình.
Liễu Nguyên cười cười:
- Phương pháp này cũng không tê.
Long Bá Đào liền tiếp lời:
- Liễu huynh! Chúng ta đã biết được những điều cơ mật này. Vậy bây giờ không cần tấn công vào Tiểu Nguyệt sơn trang làm gì, mà chỉ cần đến sông A Can chận chúng lại là được rồi.
-Khoan đã!
Liễu Nguyên đưa tay can lại, rồi quay sang nói với Trần Bằng:
- Các hạ tạm thời hãy đi thay y phục trước đi. Sau đó nghỉ ngơi chút, rồi sẽ có việc quan trọng cho các hạ làm.
Trần Bằng đáp:
- Tiểu nhân đã thọ trọng ân của cục chủ, nếu như có gì sai khiến tiểu nhân có chết cũng không từ.
Nói xong, gã hướng về phía Long Bá Đào và bọn quần hùng thi lễ. Sau đó hắn kéo lê thân hình mệt mỏi thối lui ra khỏi phòng.
Bọn quần hùng nhìn theo bóng gã, đều tán dương nói:
- Tên hán tử này một mực trung thành với chủ, quả thật hiếm có.
Long Bá Đào cảm thấy vô cùng hãnh diện, mỉm cười:
- Hắn chỉ là một tên tiêu xa tầm thường trong tiêu cục của tại hạ. Thường ngày hắn không thích trò chuyện với ai, còn tính tình thì khô khan.
Vậy mà không ngờ trong giờ phút quan trọng này, hắn cũng không đến nỗi nào ngu cho lắm.
Liễu Nguyên có vẻ hoài ngh hỏi:
- Người này vào tiêu cục thời gian đã được lâu chưa?
Long Bá Đào đáp:
- Không lâu lắm, mới chừng khoảng hai tháng mà thôi.
Liễu Nguyên nói:
- Mới chỉ có một hai tháng, vậy tại sao hắn nói là đã từng thọ trọng ân của Long huynh?
Long Bá Đào cười:
- Trong đó có một đoạn thời gian mà Liễu huynh không được biết, tên Trần Bằng này vốn là người của tiêu cục Hồng vũ ở Kim Lăng. Bất hạnh là tiêu cục này giải nghệ.
Hắn lại một thân cô độc, không nhà không cửa, không bà con thân thích. Duy chỉ có mang theo một phong thư tiến cử của tiêu cục Hồng Vũ đến Thái Nguyên mà thôi.
Hắn đã khốn đốn chật vật để tìm cái ăn. Sau đó được nhận làm tạp dịch trong một hiệu buôn bán ngựa. Có một lần tại hạ đến đó mua ngựa, phát hiện ra hắn rất có tài điều khiển ngựa.
Sau khi nói chuyện và biết được hoàn cảnh của hắn, tại hạ liền thu nhận hắn vào làm việc trong tiêu cục.
Về chuyện này hắn cứ cảm kích để trong lòng mãi và tự cho rằng đã nhận được cái ân huệ ra tay cứu sống...
Liễu Nguyên "ồ" một tiếng:
- Tiêu cục Hồng Võ ở Kim Lăng và tiêu cục Song Long có qua lại với nhau không?
Long Bá Đào đáp:
- Qua lại thì không có, nhưng mà một tiêu cục giải nghệ, các bạn đồng nghiệp đều nghe biết. Tiêu cục của chúng ta cũng biết cái tên Hồng Vũ này.
Liễu Nguyên lại hỏi:
- Bức thư tiến cử kia là gửi cho Song Long tiêu cục?
Long Bá Đào đáp:
- Thư tiến cử chỉ là dùng để chứng minh một người nào đó, đã từng ở trong một tiêu cục, đảm nhận qua chức vị gì? Đã làm được bao lâu? Và phẩm cách, cần mẫn như thế nào?
Đây là luật lệ của một tiêu cục chứ không nhất định là ghi rõ gửi cho tiêu cục nào.
Liễu Nguyên trầm ngâm chốc lát rồi nói:
- Không phải tại hạ đa nghi, nhưng mà tại hạ cảm thấy việc Long huynh nhận hắn vào làm tiêu xa trong tiêu cục này, thực thế mà nói thì đâu có gì là ân huệ thâm sâu lắm đâu, mà hắn lại cảm ân sạu nặng như vậy chứ. Việc này dường như có một chút gì đó không hợp lý.
Long Bá Đào cười nói:
- Liễu huynh! Người chưa có chịu qua cái khổ của kẻ cùng đường bí lối, cho nên tự nhiên sẽ không hiểu được hết tâm trạng của họ đâu.
Năm xưa Hàn Tín chỉ có xin của người xin ăn một bát cơm, vậy mà ông ta còn tri ân cả đời. Chức vụ tiêu xa tuy thấp hèn, nhưng đối với một người không nơi nương tựa thì quả là một ân huệ to lớn vô cùng.
Thương Lãng Khách Diêu Kế Phong nãy giờ đứng im, bây giờ mới chợt lên tiếng:
- Ý của Liễu huynh là hoài nghi tin tức của Trần Bằng không đáng tin cậy?
Liễu Nguyên gật gật đầu nói:
- Bách Biến thư sinh đa mưu túc trí. Là một nhân vật không dễ gì đối phó. Lần này rất có thể lão dụ chúng ta đến sông A Can, rồi nhân cơ hội đó mà dùng kế "ve sầu thoát xác"
Long Bá Đào đáp:
- Điều này mới là kỳ lạ. Trước đó Trần Bằng chưa đến báo tin. Liễu huynh cũng đã nghi ngờ đối phương sẽ rút lui qua hướng sông A Can. Bây giờ biết rõ được đối phương cũng có kế hoạch này thì Liễu huynh ngược lại không tin.
Liễu Nguyên mỉm cười nói:
- Chính vì tin tức này quá trùng hợp như vậy, nên mới khiến cho người ta không dám tin.
Long Bá Đào nói:
- Cứ nghĩ thần nghĩ quỉ mà không quyết định được, như thế há càng không hỏng việc hơn sao?
Thương Lãng Khách Diêu Kế Phong lại chen vào:
- Liễu huynh hoài nghi như vậy cũng không thể nói là không có lý, chúng ta nên cẩn thận một chút thì tốt hơn.
Long Bá Đào dứt khoát:
- Thôi thì cứ như thế này đi. Chúng ta sẽ chia ra thành hai nhóm, một nhóm do Liễu huynh phụ trách, tấn công chiếm cầu, còn một nhóm sẽ cùng đi với tiểu đệ đến sông A Can chận đầu chúng lại.
Liễu Nguyên gật đầu tán đồng:
- Như vậy cũng tốt, nhưng không cần phải chia ra làm hai nhóm làm gì. Ai muốn đi đánh chiếm cầu, ai muốn đi đến sông A Can mai phục đều do các vị tự chọn lấy, Nếu như có biến cố xảy ra, hai bên phải tương trợ lẫn nhau.
Bọn quần hùng đều nhất trí tán đồng ngay.
Nguyên nhân này đến từ vài điểm:
Thứ nhất là do họ bị ảnh hưởng tin tức vừa rồi của Trần Bắng, nên mọi người đều cho rằng Hoàn Phong Thập Bát Kỳ nhất định sẽ rút lui bằng hướng sông A Can.
Thứ hai là vì nghe dưới cầu đã có mai phục và bất cứ lúc nào cũng có thể bị kẻ địch dùng lửa tấn công, vì thế bọn họ không muốn vì chuyện này mà mạo hiểm.
Thứ ba là vì họ đến đây là do nể mặt Song Long tiêu cục, nên đương nhiên họ sẽ theo chủ nhân tiến thối, chứ cần gì theo phụ hoa. cho Liễu Nguyên.
Mọi người làm như vậy chẳng khác nào phủ nhận sự phán đoán và nghi ngờ của Liễu Nguyên.
Diêu Kế Phong thấy tình hình có vẻ không được tốt cho lắm, lão liền định kiến nghị đổi lại chủ ý. Đột nhiên từ trong góc phòng có một giọng nói phát ra:
- Hai ông cháu của lão phu sẽ cùng đi với Liễu lão đê.
Người nói câu này chính là Trúc Trượng Ông Đổng Huân.
Nễ Hoàn thần đồng Hương Nhi cũng cười vui mừng nói:
- Chúng ta lâu nay ở trong núi mãi cho nên cũng không quen ngồi thuyền. Đi lên cầu chơi chắc là vui hơn.
Diêu Kế Phong thở ra một tiếng nhẹ nhõm:
- Nếu có thể mời được Đổng tiền bối giữ cầu, thì dù cho Hoàn Phong Thập Bát Kỳ có mọc cánh cũng không thoát được.
Trúc Trượng Ông đứng lên bảo:
- Thời gian cũng không còn sớm. Hai ông cháu của lão phu sẽ đến trước đợi Liễu lão đê.
Nói xong lão dẫn Đổng Hương Nhi bước ra khỏi phòng.
Liễu Nguyên trong lòng thầm cảm tạ lão. Trước khi lên đường, Liễu Nguyên lại dặn dò Long Bá Đào:
- Thành công hay thất bại toàn là nhờ vào trận chiến đêm naỵ Hy vọng rằng Long huynh nhớ giùm cho hai chuyện...
Long Bá Đào hỏi ngay:
- Là hai chuyện gì?
Liễu Nguyên hạ giọng nói:
- Phải mọi lúc để ý đến Trần Bằng. Nếu như có biến cố, phải lập tức bỏ ngay cách dùng tiếng gõ kiếm làm ám hiệu và không nên để đối phương tiếp cận.
Xong lão dặn mọi người:
- Tại hạ lo lắng không phải là việc này, mà là sợ chúng ta đánh ép quá, bọn chúng sẽ quyết tâm liều mạng. Như vậy khó tránh được cảnh thương vong thảm khốc. Bởi vậy tục ngữ có câu:” sát nhân nhất vạn, tự tổn tam thiên” (giết người nhiều quá, sẽ tổn đức ba đời – ý kiến của sư phụ).
Long Bá Đào ngạc nhiên hỏi:
- Vậy theo ý cuả Liễu huynh là như thế nào?
Liễu Nguyên đáp:
- Theo ý của tại hạ là nên chừa cho chúng một con đường rút lui.
Long Bá Đào gật gật đầu ra chiều đã hiểu
Sau đó lập tức bắt đầu bố trí hành động...
Đêm nay bầu trời đen kịt và cũng không một ánh sáng trăng sao. Nước sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy về phía hạ lưu
Vừa đúng canh một, từ phía cửa sông A Can có ba chiếc thuyền từ từ tiến vào.
Trên thuyền tối om, không một ánh đèn. Vừa tiến vào cửa sông, cả ba chiếc thuyền liền hạ buồm xuống. Sau đó dùng chèo bơi ngược dòng trở lên.
Trên mỗi thuyền, ngoài hai tên thuỷ thủ điều khiển mái chèo ra, tuyệt nhiên không còn thấy một bóng dáng người bào ca?
Trong khoang thuyền đều được che kín và cũng không nghe thấy có tiếng người.
Ba con thuyền cứ như thế từ từ tiến đến gần toà sơn trang ở gần bờ sông. Trên chiếc thuyền đi đầu, đột nhiên phát ra âm thanh của hai tiếng kiếm gõ vào nhau
Tiếng âm thanh này vừa dài lại vừa lâu.
Âm thanh này truyền vào tận hai bên bờ sông A Can. Liền lúc đó những đám lau sậy hai bên bờ, cũng bắt đầu lay động.
Bỗng nhiên có tiếng người hỏi:
- Miêu đại ca có nghe tiếng gì không? Quả nhiên bọn chúng đã đến rồi đấy!
Lúc này Thần Kích Miêu Phi Hổ đang ngồi cạnh bờ sông. Lão ta vừa vuốt râu vừa gật gật đầu nói:
- Đừng vội nôn nóng, hãy đợi nó vào thêm chút nữa.
"Keng, keng, keng... "
Những tiếng kiếm gõ vừa dứt, ba chiếc thuyền buồm cũng từ từ vượt qua khỏi toà nông trang.
Miêu Phi Hổ đột nhiên đưa tay lên vẫy một cái, thấp giọng hét:
- Trước tiên hãy cắt ngang đường rút lui của chúng.
Tử trong đám lau sậy lao nhanh ra bốn chiếc thuyền như những mũi tên.
Người đứng trên thuyền đi đầu chính là Củ Đầu Long Vương Dương Phàm. Toàn thân lão đều đã ướt hết. Còn trên tay lão đang cầm cây Nga Mi phân thuỷ kích.
Theo sau có ba chiếc thuyền. Trên mỗi thuyền có sáu gã đại hán. Tất cả bọn chúng đều là những hảo thủ tinh thông về việc bơi lội trong Long Thuyền bang.
Bốn chiếc thuyền kia chạy nhanh như tên bắn, nhưng không phải theo đuôi ba chiếc thuyền buồm, mà là chạy ngược lại cửa sông A Can và sau đó quay đầu ngược lại cắt đứt đường thối lui của ba chiếc thuyền buồm kia.
Miêu Phi Hổ thấy thuyền của Dương Phàm đã chặn xong lối thoát của chiếc thuyền buồm, lúc ấy lão mới vẫy tay lần thứ hai và quát khẽ:
- Đón đầu chúng lại!
Bốn chiếc thuyền khác liền xuất hiện phía trước. Trên mỗi thuyền chở hơn ba mươi tên đại hán. Bọn đại hán này một tay cầm đao một tay cầm thuẫn. Tất cả bọn chúng đều gập chân lại, nằm sát trong khoang thuyền.
Đứng trên mũi thuyền đi đầu là một gã hoà thượng thân hình béo phị. Lão ta không ai xa lạ chính là Phi Thiên Độc Lâu Âu Nhứt Bằng.
Bốn chiếc thuyền này rời nhanh khỏi bờ, đâm ngang ra giữa sông.
Âu Nhứt Bằng hai tay hai thanh đoản kiếm gõ từng tiếng, từng tiếng một.
- "Keng! Keng! Keng... "
Trên sông cũng có tiếng gõ trả lời lại:
- "Keng! Keng! Keng... "
Lúc này trời tối đen như mực, hai bên đều không có cách nào nhìn thấy vị trí của đối phương. Họ chỉ có thể dựa vào mũi kiếm để phân biệt phương hướng và d6àn dần tiếp cân nhau.
Ba chiếc thuyền buồm trên sông từ từ dừng lại.
Tám chiếc thuyền do Dương Phàm và Âu Nhứt Bằng dẫn đầu đã từ từ đến gần ba chiếc thuyền buồm hơn.
Đúng lúc ấy, trong khoang của một chiếc thuyền buồm, Trần Bằng đột nhiên hạ thấp giọng nói với Long Bá Đào:
- Phía trước chính là thuyền chở châu báu. Bây giờ phải gõ bảy tiếng nhỏ và ngắn để bọn chúng đến gần hơn, rồi ta hãy ra tay.
Long Bá Đào không hề chần chừ, liền đưa hai cây trường kiếm lên gõ liền bảy tiếng:
- "Keng! Keng! Keng... "
Tiếng gõ thứ bày vừa dứt, những tấm che trong khoang của ba chiếc thuyền buồm lập tức mở toang ra. Bọn quần hùng tay cầm đao kiếm, từ từ hiện thân ra.
Âu Nhứt Bằng vừa nghe những âm thanh ngắn và gấp, bèn cho ngay rắng sự việc đã bị bại lộ. Cho nên lão ta quát lớn:
- Các huynh đệ, tiến lên!
Thuyền hai bên vừa đụng vào nhau, tất cả những tên đại hán cầm thuẫn liền nhất tề hét lên rồi múa đao nhảy sang thuyền buồm.
Bọn quần hùng đã chờ sẵn từ lâu liền lập tức xuất thủ ứng chiến.
Trong chốc lát. Ánh đao, ánh kiếm vung lên sáng ngời. Trên mặt sông trước đó còn yên tịnh, bây giờ đã xảy ra một trận quyết chiến kinh thiên động địa. Tiếng hô, tiếng hét và tiếng binh khí chạm vào nhau vang dậy cả một khúc sông.
Bọn quần hùng đều có võ công trác tuyệt. Vì vậy trận đầu tiên người của Yến Sơn đã bị thất thủ. Hơn ba mươi tên đại hán đã bị tử thương quá một nửa và đều bị rơi cả xuồng sông.
Bốn chiếc thuyền do Dương Phàm dẫn đầu đột ngột từ phía sau ập đến.
Bọn thủ hạ của lão đều là những hảo thủ tinh thông về bơi lội, tất cả bọn chúng liền bỏ thuyền nhẩy xuống nước tấn công từ phía bên dưới.
Bọn quần hùng đa số đều không biết bơi lội.
Lúc này họ vừa phải đánh trên bờ vừa đỡ dưới nước. Cho nên xem ra có chiều thất thế hơn đối phương.
Long Bá Đào thấy tình thế bất lợi cho phe mình, liền hạ lệnh cập thuyền vào bờ. Đồng thời cho người bắn tên lửa để cầu cứu viện binh của Liễu Nguyên
Lúc này lão mới tin rằng sự nghi ngờ của Liễu Nguyên là có lý.
Lão quay sang tìm Trần Bằng thì hắn đã mất tiêu trong đám người hỗn loạn.
Trận chiến càng lúc càng khốc liệt, tình thế càng lúc càng nguy cấp hơn.
Chẳng bao lâu, ba chiếc thuyền buồm đã bị đánh đắm hết hai chiếc. Tất cả bọn quần hùng đều tụ tập hết lên chiếc thuyền còn lại. Bọn họ dùng sào tre, mái chèo và cả binh khí dể chống chọi lại với bọn "thuỷ quái" dưới sông.
Diêu Kế Phong nói lớn:
- Long lão đại! Sự việc đã nguy cấp lắm rồi, không thể nào chần chừ được nữa. Phải mau sớm nghĩ cách cặp vào bờ mới được.
Long Bá Đào cũng hoảng hốt:
- Bốn phía đều là thuyền của giặc, làm thế nào thoát thân được đây?
Diêu Kế Phong đưa mắt nhìn khắp nơi, rồi nói:
- Sông A Can này không rộng lắm. Long huynh hãy kéo buồm lên đi. Tiểu đệ sẽ cầm lái chọ Chúng ta cứ đâm thẳng về hướng đông thử vận may xem.
Việc đã đến nông nỗi này, cũng đành phải thử vận may mà thôi. Long Bá Đào liền đưa kiếm lên cắn ngang miệng, còn hay tay kéo buồm lên.
Diêu Kế Phong tung mình một cái đã ra đến sau lái. Lão dùng hết sức đẩy càng bánh lái sang bên trái...
Thân thuyền đột nhiên ngoặt sang trái. Bỗng nhiên nghe thấy "Đùng! Đùng!" hai bóng người đồng thời rơi xuống sông.
Thất Bộ đoạn hồn Thương Lục Hoàn vội vàng kêu lên:
- Nguy rồi! Hai cha con của Vương đại hiệp đã bị xẩy chân rơi xuống sông rồi.
Long Bá Đào liền cuống cuồng lên. Lão định hạ buồm xuống, nhưng vì trong lúc quá khẩn trương nên lão không sao tháo dây buồm ra được.
May mà hai cha con Vương Khắc Luân sinh trưởng ở vùng Quan Lạc, cho nên cũng biết bơi chút đỉnh, vì vậy họ mới có thể tự cứu mình. Hai cha con họ vừa bám vào bánh lái thuyền, vừa lớn tiếng nói:
- Không cần phải dừng thuyền. Ở đêy nước sông không sâu, chắc có lẽ đã gần đến bờ rồi.
Có hai cha con Vương Khắc Luân ở dưới nước hộ tống, bởi thế bọn "thuỷ quái" của Long Thuyền bang không dễ gì tiếp cận được.
Còn may thêm một điều nữa là lúc ấy có gió mạnh, nên chẳng bao lâu thuyền của họ đã đâm vào đám lau sậy ở bên bờ sông.
Bọn quần hùng cùng lúc reo lên vui mừng, rôi bỏ thuyền leo lên bờ.
Thất Bộ đoạn hồn Thương Lục Hoàn là người xông lên bờ đầu tiên. Vừa đặt chân lên bờ, lão liền nghe gió rít bên tai. Chưa kịp phản ứng gì thì vai trái của lão đã bị trúng tên.
Tiếp theo, từ trong đám lau sậy tên bắn loạn xạ ra như mưa và trải dài khắp bờ sông.
Từ trong những lằn tên, chợt có tiếng nói lớn:
- Bằng hữu! Các người đã bị rơi vào ổ mai phục rồi. Nếu như muốn sống hãy mau bỏ binh khí xuống...
Nếu như ở sông A Can đang xảy ra một trận chiến ác liệt, thì ngược lại tại Tiểu Nguyệt sơn trang vẫn yên tĩnh một cách đáng sợ.
Thần Toán Tử Liễu Nguyên và Đồng Tẩu Song Kỳ đứng kề vai nhau ở trên cầu, đảo mắt liên tục nhìn bốn phương để thăm dò động tĩnh ra sao.
Bọn họ đã đứng trên cầu rất lâu. Cuối cùng vẫn không phát hiện gì lạ Ở bên kia cầu.
Trong sơn trang không có một bóng đèn.
Dọc bờ sông cũng không thấy có một bóng người, thậm chí ngay cả tiếng chó sủa cũng không có.
Trước tình hình này khó lòng khiến cho người ta không phòng bị. Bốn bề càng trầm tĩnh, thì càng có nguy cơ bị mai phục, đồng thời bất cứ lúc nào cũng phát sinh ra biến cố...
Liễu Nguyên là kẻ hiểu rộng thấy xa, nên không dễ gì mà mạo hiểm.
Còn Trúc Trượng Ông là một lão giang hồ, tự nhiên lão ta cũng thừa biết sự nguy hiểm phía trước.
Chỉ có Đông Hương Nhi niên kỷ còn nhỏ, vì thế không nhẫn nại được.
Đột nhiên Hương Nhi lên tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ chúng ta đứng như vầy cả đêm hay sao?
Liễu Nguyên hơi lắc đầu đáp:
- Đương nhiên là không.
- Vậy thì còn phải đợi đến bao giờ?
Trúc Trượng Ông mỉm cười nói:
- Phong cảnh ở đây cũng không tệ. Vậy đứng đây nhìn một lát cũng không thể được hay sao?
Đổng Hương Nhi nói:
- Xem tình hình này, có lẽ Hoàn Phong Thập Bát Kỳ vì sợ nên đã bỏ đi rồi. Chúng ta cứ đứng ở đây ngáp gió như vầy chẳng phải là điên hay sao?
Trúc Trượng Ông đáp:
- Hoàn Phong Thập Bát Kỳ nếu như thật sự đã đi rồi, chúng ta có qua cầu cũng chẳng sao cả. Còn nếu như bọn chúng chưa đi, sớm muộn gì cũng sẽ...
Lão chưa nói hết câu, đột nhiên thấy phía chân trời có một đốm sáng bay thẳng lên không. Đến độ cao khoảng chừng mười trượng, đốm sáng bỗng nhiên toa? ra thành nhiều đốm sáng nhỏ, sau đó từ từ rơi xuống đất và tắt dần.
Liễu Nguyên quay đầu lại nói:
- Đây chính là ám hiệu của Long lão đại. Lẽ nào Hoàn Phong Thập Bát Kỳ thật sự đã đi bằng ngã sông A Can?
Đông Hương Nhi nói:
- Như vậy là ta đã nói trúng rồi đấy. Người ta đã đi từ lâu, vậy chúng ta còn đứng đây làm gì?
Vừa nói đến đây, mọi người lại thấy hai tín hiệu được bắn liên tục lên không. Phương hướng chính là sông A Can.
Trúc Trượng Ông chau mày lại nói:
- Bọn người đi theo Long lão đại không phải là ít. Cho dù có phải động thủ cũng có thể ứng phó được. Thế mà tại sao lại nguy cấp như vậy chứ?
Liễu Nguyên đáp:
Bọn Hoàn Phong Thập Bát kỳ rất là xảo quyệt. Nhất định đây là quỷ kế do bọn chúng bày ra. Bây giờ tại hạ đến đấy tiếp ứng, còn tiền bối thì cứ ở lại đây giữ cầu. Để tránh kế điệu hổ ly sơn
Trúc Trượng Ông gật đầu đáp:
- Đựợc! Liễu lão đệ hãy đi đi. Ở đây để cho hai ông cháu lão phu lo cho.
Liễu Nguyên cúi mình vái chào một cái, rồi vội vã quay lưng phóng đi.
Liễu Nguyên vừa đi khỏi khoảng thời gian chưa đầy một tuần trà. Bỗng từ xa có tiếng vó ngựa văng vẳng tiến lại. Hình như tiếng vó ngựa kia từ phương Nam vọng lại.
Chẳng bao lâu một con tuấn mã đã xuất hiện. Trên lưng nó có một người đang nằm phục trên đó. Người kia áo quần rách nát, toàn thân bê bết máu và trên ngực trái còn ló ra một nửa mũi tên.
Vừa tới bên cầu, người kia bỗng "hự" lên một tiếng rồi lăn đùng xuống ngựa. Hắn vừa lết trên mặt đất vừa ôm ngực gọi lớn:
- Liễu đại hiệp! Liễu đại hiệp!
Đông Hương Nhi nhận ra đó chính là Trần Bằng, liền vội vàng chạy lên trước, đỡ gã dậy và hỏi:
- Các hạ từ đâu đến đây?
Trần Bằng thở dốc nói:
- Tại hạ từ sông A Can vội vã chạy về đây, là muốn mời Liễu đại hiệp hãy mau tới đó, nếu chần chờ e rằng sẽ không còn kịp...
Trúc Trượng Ông bây giờ đã đến nơi, liền tiếp lời gã:
- Ở đó đã xảy ra chuyện gì?
Trần Bằng hấp tấp nói:
- Thuyền của ta vừa đụng đầu thuyền của Hoàn Phong Thập Bát Kỳ liền bị đánh chìm hết hai chiếc. Hoắc Vũ Hoàn còn mai phục ở hai bên bờ, vì vậy bên ta bị kẹt ở giữa. Muốn đánh cũng không xong mà muốn lên cũng không được...
Trúc Trượng Ông cắt ngang lời của gã:
- Do Hoắc Vũ Hoàn đích thân chỉ huy?
Trần Bằng gật đầu nói:
- Gã họ Hoắc kia ra tay thật ác độc. Dưới sông gã sử dụng bọn "thuỷ quái", trên bờ gã cho thủ hạ xạ tiễn. Bên ta bị thảm bại chết hơn một nửa.
Vạn Thắng tiêu cục Lục chủ đã chết trong loạn tiễn. Diêu đại hiệp bị chém mất một tay, hiện giờ cũng không biết sống chết ra sao?
Ai sống hay chết, hai ông cháu của Đỗng Huân vẫn mặc. Nhưng vừa nghe Diêu Kế Phong bị chém mất một tay, mặt của hai người bừng bừng lên.
Đổng Hương Nhi lên tiếng trước:
- Gia gia! Diêu thúc thúc đã bị thọ thương, vậy chúng ta còn ở đây làm gì?
Trúc Trượng Ông hứ một tiếng:
- Đi! Chúng ta đến đó đòi gã họ Hoắc kia một cánh taỵ Nói xong, hai người nhảy lên lưng con ngựa của Trần Bằng, tra roi chạy mất.
Trần Bằng đợi cho đến khi bóng họ mất hằn, liền nhổ một bải nước bọt lên đất, cười nhạt nói:
- Dựa vào sức của các ngươi mà cũng dám so tài với đại ca của ta sao? Hứ! Thật không biết sống chết là gì.
Nói đoạn, gã rút mũi tên trên ngực ra ném xuống đất, đi đến bên sông rửa sạch những vết máu trên người. Sau đó gở lấy từ trong người ra một cây đuốc, châm lửa đốt lên, quơ qua bên trái và bên phải ba cái.
Ngay lúc ấy, cánh cổng của toà Tiểu Nguyệt sơn trang ở bên kia bờ sông từ từ mở ra, một đoàn người ngựa nối đuôi nhau im lặng tiến qua cầu.
Tổng cộng có hơn mười con ngựa. Tất cả móng chân của những con ngựa đều được dùng vải quấn lại. Vì vậy đoàn người ngựa đi qua không hề phát ra tiếng một động nhỏ.
Sau khi vượt qua khỏi cầu, đoàn người ngựa liền đi về phía bờ nam. Đi đầu đoàn người ngựa chinh là Bách Biến thư sinh La Vĩnh Tường.
Đi được một đoạn, La Vĩnh Tường dừng cương ngựa lại hỏi:
- Mạnh thiếu hiệp đã thoát được chưa?
Trần Bằng gật đầu đáp:
- Mạnh thiếu hiệp, Hàn tứ ca và Viên lão nhị đã ra cửa Đông môn trước, đang đứng đợi ở ngoài thành.
La Vĩnh Tường lại hỏi:
- Mạnh thiếu hiệp lọt vào tay Miêu Phi Hổ có bị thọ thương gì không?
Trần Bằng cười nói:
- Mạnh thiếu hiệp không hề bị thương tích gì. Chỉ bị Miêu Phi Hổ sai người đánh cho bốn mươi tát taỵ Bởi thế trong lòng thiếu hiệp rất căm phẫn lão.
Trước khi rời khỏi nông trang, thiếu hiệp còn lưu lại chữ trên vách, nói rằng lần sau sẽ tính sổ với lão.
La Vĩnh Tường ngửa mặt lên trời buông tiếng thở dài:
- Không sai, tạm thời chúng ta rút lui khỏi Lan Châu, nhưng sớm muộn gì cũng sẽ trở lại. Đến lúc ấy, chúng ta sẽ tính luôn cả vốn lẫn lời với chúng.
Dứt lời, vẫy tay ra hiệu cho mọi người lên đường.
Từ Lan Châu đến Hà Giang phủ có thể đi bằng hai con đường.
Một là ngồi thuyền, thả xuôi theo sông Hoàng Hà xuống hạ lưu. Sau đó đến Hà Bắc rồi ngược lên Thượng Châu.
Con đường thuỷ này tương đối không mất nhiều công sức, nhưng ngược lại phải đi một đoạn vòng dài cả ngàn dặm và mất nhiều thời gian.
Ngoài ra còn có một con đường bộ khác. Con đường này đi ngang qua hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây, rồi đến Nương Tử quan. Tuy đường đi có ngắn, nhưng ngược lại rất khó khăn hiểm trở. Thêm vào đó, còn phải băng qua vài con sông lớn
Hoắc Vũ Hoàn vừa muốn đến nơi nhanh, đồng thời cũng không muốn để cho Thiết Lan Cô cùng Lâm Tuyết Trinh phải chịu nhiều mệt nhọc. Cho nên Hoắc Vũ Hoàn đã phối hợp hai con đường lại mà đi.
Bọn họ từ Lan Châu ngồi thuyền xuôi dòng xuống phía Đông, sau đó đến khúc sông Tấn Bắc,
Đến đó, họ rời thuyền đi ngựa vượt qua Ngũ Đài Sơn. Đến đây, từ Long Tuyền quan họ đi xuyên qua Thái Hành sơn thẳng đến Bảo Định Phủ.
Vừa đi đường bộ và đường thuỷ như thế này cũng mất hết tám chín ngày, mới có thể đến được chỗ ở của Kim Đao Hứa Vũ là Hà Giang phủ.
Kim Đao Hứa Vũ không có thê tử, vì thế lão rất xem nhẹ danh lợi.
Lúc còn sống ngoài thời gian dạy võ công cho Mạnh Tôn Ngọc và Lâm Tuyết Trinh ra, những khi rảnh rỗi, lão rất thích trồng hoa. Bởi vậy chung quanh nhà lão ở, khắp nơi đều có trồng kỳ hoa dị thảo và lúc nào cũng nở hoa quanh năm.
Lâm Tuyết Trinh vô cùng cảm khái bảo:
- Hoắc đại ca đến đây hơi muộn, nếu như đại ca đến đây lúc sư phụ còn sống, thì nhất định người sẽ dãi đại ca một bình bách hoa tửu và cón dẫn đại ca đi khắp nơi thưởng thức. Chứ làm gì giống như bây giờ, khách quí mà lại...
Hoắc Vũ Hoàn cắt ngang lời nói của Lâm Tuyết Trinh rồi khiêm tốn nói:
- Hai chữ quý khách tại hạ đây không dám nhận. Nhưng nếu có dịp thưởng thức bách hoa tửu là tại hạ cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.
Thiết Liên cô hứ khẽ một tiếng:
- Đại ca thật là... hễ nghe đến rượu cứ như không thể nào chịu được.
Lâm Tuyết Trinh nói:
- Điều này có sao đâu! Duy chỉ có anh hùng mới có bản sắc, tiểu muội chính là kính phục anh hùng bản sắc của Hoắc Đại Ca.
Hoắc Vũ Hoàn cười ha hả nói:
- Có một bài thơ, không biết hai vị đã nghe qua chưa?
Lâm Tuyết Trinh Liền hỏi:
- Bài thơ gì?
Hoắc Vũ Hoàn liền đọc:
- Bách sự hà như túy trung lạc
Hộ bằng tải tửu phục tác ca
Mãn nhai tửu quỉ thành quần tu.
Đồ sử anh hùng thán tịch mịch
Tạm dịch (trong sách)
- Bận trăm công việc gặp rượu rồi cũng mặc
Có thú vui nào bằng vừa uống vừa la
Rượu đổ tràn đầy với nhiều hủ chung quanh
Than cô độc bởi anh hùng uống nhiều quá
Hoắc Vũ Hoàn còn định đọc nữa, nhưng Thiết Liên Cô đã đưa tay lên bịt hai tai lại, la liên tục:
- Nói bậy! Nói bậy! Nói bậy!
Hoắc Vũ Hoàn cười nói:
- Được! Những câu thơ đó có thể là nói bậy nhưng ngu huynh hỏi muội, câu thơ của Lý Bạch: "Tự cổ anh hùng giai tịch mịch, duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh" (dịch: Ngàn xưa anh hùng đều có một mình, chỉ có người say mới luu danh) cũng là nói bậy hay sao?
Thiết Liên Cô lắc đầu nói:
- Ai mà thèm nghe những câu thơ xuyên tạc ấy chứ?
Lâm Tuyết Trinh chen vô:
- Hai người không cần phải tranh luận. Trong nhà ở phía sau hậu viên có lẽ còn có mấy bình bách hoa tửu. Vậy để muội đi tìm thử xem sao?
Hoắc Vũ Hoàn vội nói:
- Cửu muội hãy cùng đi luôn! Nếu như có tốt nhất hãy mang ra hết đây.
Thếit Liên Cô định cự nự, nhưng thấy Hoắc Vũ Hoàn nháy mắt ra hiệu, nên nàng liền cười và bảo:
- Cũng được. Bọn muội sẽ đi tìm rượu cho đại ca, nhưng đại ca nhớ đừng chạy lung tung đấy!
Hoắc Vũ Hoàn gật đầu đáp:
- Được rồi, đi đi!
Đợi cho hai người vừa khuất sau những đám hoa rậm rạp, Hoắc Vũ Hoàn mới nhảy xuống khỏi lưng ngựa, tiến nhanh về phía ngôi nhà tranh phía trước.