Chỉ mục bài viết |
---|
Giọt Lệ Trong Mưa |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Trang 10 |
Trang 11 |
Trang 12 |
Tất cả các trang |
Chương 4
Cha ngồi nơi phòng khách, đang bận rộn ráp chiếc xe gỗ cho Kiệt. Những ngón tay gầy gầy chậm chạp làm những mảnh trúc rơi rớt ngổn ngang, thằng Kiệt cằn nhằn luôn miệng. Tôi muốn nắm tay cha bảo rằng khuôn mặt khó thương của thằng bé ấy không phải là sản phẩm của cha nó là chiếc sừng lớn trên đầu cha đấy, sau khi nhìn kỹ thằng Kiệt, tôi đã quả quyết như thế.
Bước ngang qua phòng Như Bình, không suy nghĩ gì nữa, tôi đẩy cửa nhìn vào. Quang cảnh trước mắt làm tôi chết đứng! Sự tiên đoán của tôi đâu có sai. Như Bình ngồi trước bàn học, đầu ngã vào mình Thư Hoàn, bàn tay con bé nắm chặt lấy tay người yêu tôi. Thư Hoài cúi người xuống to nhỏ điều gì đó trông thật âu yếm. Nghe thấy tiếng mở cửa, họ ngẩng đầu nhìn lên. Tôi rụng rời quay người bỏ chạy ra ngoài. Tiếng cha gọi theo:
- Y Bình! Y Bình! Làm gì thế?, làm gì mà bỏ chạy như vậy?
Mặc tiếng gọi, tôi vẫn chạy nhanh ra cổng, vừa định mở cổng thì Thư Hoàn đã chạy tới giữ lấy tay tôi, tôi vùng ra, không cần đính chính nào cả tôi thẳng tay tát mạnh lên má chàng, đoạn hùng hổ bước thoát ra ngoài cổng. Vừa chạy được mấy bước, Thư Hoàn lại đuổi kịp, chàng nắm vai tôi xoay lại:
- Y Bình! Em nghe anh giải thích này!
- Không!
Tôi hét lớn và cố vùng vẫy khỏi tay Hoàn. Trên đường nhiều người quay lại, họ đang ngạc nhiên nhìn chúng tôi.
- Y Bình! Em phải nghe anh!
- Ở đây là ngoài đường nhé, anh có buông tôi ra không?
Thư Hoàn giữ chặt tôi hơn:
- Anh không cần biết, em phải nghe anh!
Tôi chịu trận đứng yên, Hoàn buông tôi ra, nói:
- Y Bình, em phải hiểu rằng, khi một người con gái yếu đuối lấy hết can đảm để bày tỏ tình yêu với người mình yêu, nhưng người đó đã chối từ. Trong hoàn cảnh này, thấy người con gái đau khổ, tuyệt vọng như thế em còn cách nào tốt hơn để an ủi họ được chứ?
Trong lời nói của chàng có cái gì thành khẩn. Không có gì để tôi nghi ngờ chàng nói dối. Tôi lặng lẽ cúi dầu xuống:
- Như thế rồi anh ôm cô ta để an ủi cô ta à?
- Anh đâu có ôm, anh chỉ bước tới định khuyên giải, nhưng Như Bình đã ôm chặt anh, khóc lóc thảm thiết, anh phải làm sao bây giờ? Anh đã dùng lời của một người anh khuyên nhủ cô em gái. Anh xin lỗi vì, Y Bình, em phải hiểu Như Bình hiền lành, rất đáng thương, anh không thể nào nhẫn tâm bỏ đị
Tôi vẫn bướng:
- Nhưng Như Bình đâu phải là em của anh? Không thể có chuyện thương hại được, nhất là giữa 2 người khác phái, nguy hiểm lắm ...
- Nhưng anh đâu có tình ý gì với cô ấy dâu.
- Nếu không có tôi, anh có yêu Như Bình không?
Chàng ngần ngừ lắc đầu:
- Anh cũng không biết.
Tôi giận dữ:
- Điều đó chứng tỏ là cô ta vẫn quyến rũ được anh, cô ta muốn dùng lòng thương hại của anh làm một lợi khí trong việc mê hoặc anh, thế mà anh giả vờ không hiểu. Tôi biết chuyện đêm nay thế nào cũng sẽ tái điễn trở lại.
- Y Bình!
Thư Hoàn nắm tay tôi, chàng nhìn thẳng vào mắt:
- Anh thề bắt dầu ngày mai, anh chẳng đến đằng này nữa, trừ trường hợp có em cùng đi, anh thà mang tiếng bội ước chứ chẳng thể để em nghi ngờ được. Em tin anh không?
Thấy Thư Hoàn cuống quýt, thành khẩn, tôi bắt đầu xiêu lòng. Cúi đầu nhìn xuống, tôi không biết phải nói sao. một lúc khi tôi nhìn lên, mắt chàng la cả khoảng trời mênh mông. Đưa tay xiết chặt lấy tay chàng, chúng tôi lặng lẽ bước về nhà. Những hàng cây bên đường nhìn hạnh phúc của chúng tôi phải trốn tránh, những trụ cột đèn mắc cỡ quay mặt đị Đến đầu đường chúng tôi đừng lại, chàng nói:
- Hay là mình trở lại đỉ
Chúng tôi cùng quay trở lại, đường xá bây giờ đã thưa vắng bóng người. Thư Hoàn nói:
- Như thế này đi mãi tới sáng cũng được.
Tôi không nói gì cả, khi bước tới hàng cây che khuất ánh đèn, chúng tôi đừng lại, chàng nói:
- Nhắm mắt lại đi em, anh muốn hôn em.
Tôi nhắm mắt lại, ở giữa đại lộ thế này ...nhưng thôi măc. kệ
Cuối tháng 3, chúng tôi bắt đầu yêu Hồ Sen, đó cũng chẳng có gì là khó hiểu. Vì Thư Hoàn yêu cây cỏ, tôi lại thic'h hồ, Hồ Sen là một nơi có đủ cả 2 điều kiện trên. Mùa xuân nơi đây thật đẹp. Nước hồ xanh biếc, chúng tôi ngập đầy sức sống như cây cỏ ở đây. Chào một chiếc thuyền trên mặt hồ, ngây ngất với không gian ngập đầy tình yêu và những đam mê chất ngất của cuộc đời. Giọng hát của chàng hay, tôi cũng không chịu kém. Ngồi trên thuyền Thư Hoàn đã dạy tôi hát:
Tuyết ngừng rơi hoa mai rạng nở
Đàn ém bay lượn giữa trời xanh.
Núi xông bừng giấc mộng lành.
Đón ngày xuấn mới tưng bừng về đây.
Tôi cười tươi, thò tay ra ngoài thuyền khuấy động nước hồ, những xoáy nước nho nhỏ xoe tròn, rồi tôi lại tạt nước vào người chàng. Thư Hoàn đưa cao mái chèo lên dọa. Chúng tôi vui đùa với nhau để mặc cho con thuyền xoay tròn trong nước. Khi cuộc vui tàn, chúng tôi lại ngồi yên bên nhau, Thư Hoàn đưa tay nâng cằm tôi lên nhìn say đắm, tôi hỏi:
- Bài hát của anh chẳng hợp thời tí nào, ở đây đâu có tuyết cũng như đâu có hoa mai mà anh lại hát như thế?
- Vậy thì hát cái gì?
- Hát một bài hát cho hợp thời.
Thế là chàng bắt đầu một bài hát tình tứ khác, và dễ thương những dư âm cuối cùng như vấn vương trên mặt hồ. Mắt tôi bắt đầu ước, Thư Hoàn xiết chặt tay tôi, để mặc cho con thuyền lênh đênh. Sự yên lặng vây trùm cả vạn vật.
Đến tháng 4, đêm đêm chúng tôi tới vũ trường quay cuồng không biết mệt. Bây giờ là lúc điệu cha cha cha đang thịnh hành. Dù không biết nhảy, Thư Hoàn vẫn kéo tôi ra sàn, mặc cho người dòm, người cười, những bước chân hoang vẫn rộn rã trong tiếng cười no giòn hạnh phúc.
Đến thật khuya, chúng tôi mới rời khỏi vũ trường trở về nhà, nụ cười không bao giờ tắt trên môi. Tung tăng chạy từ cổng vào phòng chúng tôi líu lo những bản nhạc yêu đời. Mẹ ngạc nhiên nói:
- Con bé này chắc sắp điên!
- Vâng con điên rồi! Trên đời này chỉ có một thứ làm cho con người ta dễ phát điên nhất: Đó là tình yêu!
Một hôm chúng tôi đi xem chiếu bóng, phim hay, cửa rạp đông nghẹt người. Chúng tôi đến sắp hàng cả tiếng đồng hồ mới mua được 2 vé. Xuất trước chưa tan nên chúng tôi thả dọc theo phố ngắm vật dụng trưng bày trong các cửa hàng.
Đang đi, đột nhiên mắt tôi bị thu hút bởi dáng gầy gầy của một người đàn ông, người có đôi mắt nhỏ và chiếc cằm cụt. Đúng là người tình của dì Tuyết! Lần này chắc không có xe, tôi thấy gã chen chân trong đám đông một cách vội vã. Có sự liên hệ gì với dì Tuyết chăng? Tôi nói nhanh với Thư Hoàn:
- Em có việc cần đến đây một chút:
Nói xong tôi chạy nhanh đi, Thư Hoàn gọi với theo:
- Y Bình, em đi đâu đấy?
Tôi không kịp trả lời, và gã đàn ông kia đã chui vào một ngõ hẽm tôi đuổi theo, bây giờ tôi mới biết trong hẽm có một quán cà phê tên là "Paris". Khi gã bước vào quán, tôi càng tin chắc gã có hẹn hò với dì Tuyết. Đẩy cánh cửa kín sang bên bước vào. Ánh sáng bên trong mù mờ trông không rõ gì cả. một cô chiêu đã bước tới hỏi:
- Cô tìm ai, hay đợi ai? Cô có hẹn trước chưa?
Tôi nhìn quanh bóng gầy gầy của gã đàn ông, không quên giả vờ:
- Có ông nào hơi trẻ ngồi đợi tôi không?
Cô chiêu đãi nghĩ ngợi:
- Ông ấy cao hay thấp?
- Vừa người.
Tôi không quên đưa mắt tìm, nhưng những tấm vách ngăn chỗ ngồi đã che tầm mắt của tôi.
- Hay là để tôi đưa cô đi tìm nhé.
Cô chiêu đãi nói đúng như điều tôi mong mỏi. Đi giữa 2 hàng ghế, khẽ liếc sang 2 bên, gã đàn ông gầy gầy ngồi đó một mình có lẽ đang đợi ai. Tôi không muốn xem hát nữa, sự tò mò cầm chân tôi ở đây rồi. Tôi nói:
- Có lẽ ông ấy chưa đến, thôi ngồi đây đợi vậy. Nếu có ông nào bảo muốn tìm cô Lý, cô làm ơn đưa đến đây nhé!
Tôi lựa chiếc bàn gần đấy ngồi xuống. Khoảng cách giữa tôi và gã đàn ông kia chỉ có một tấm vách mỏng. Cô chiêu đãi viên mang cà phê đến và hứa là sẽ đưa người đàn ông tôi muốn tìm đến ngay cho tôi khi ông ta tới. Tôi cười thầm, nhưng không giấu được sự lo lắng về điều láo khoét của mình. Không ngờ ngồi gần nửa tiếng đồng hồ mà vẫn không thấy bóng dáng của dì Tuyết đâu, trong khi đó thì xuất phim có lẽ đã bắt đầu từ lâu. Gã đàn ông gầy gầy vẫn ngồi bất động. Tôi chỉ còn một cách là ngồi chịu trận. Thêm nửa tiếng đồng hồ nữa, một người đàn ông to lớn bước vào và ngang qua mặt tôi, hắn đến ngồi vào bàn, gẫ nhân tình của dì Tuyết.
- Đợi ca6.u gần một tiếng.
Tôi thở ra, thì ra hắn đợi một người không liên can gì đến dì Tuyết, vậy mà tôi phải bỏ cả tiếng đồng hồ để ngồi đợi trong tiệm cà phê, để phải chịu đựng ánh mắt tò mò thương hại của cô chiêu đãi, xui thật! Vừa định bỏ đi, tôi nghe giọng nói của người đàn ông thật nhỏ:
- Hàng đến chưa?
- một giờ khuya nay.
Giọng nói ồ ề đầy bí mậc của gã mới vào. Máu trinh thám trong người tôi chợt nổi dậy. Hàn gì mà đến với không đến? Lại hẹn đến một giờ khuyả Tất cả hoạt động về đêm đều đáng nghi ngờ. Tôi kề sát tai vào vách lắng nghẹ
- Cẩn thận nhé, ở địa điểm cũ sẽ có thằng Thổ tiếp ứng, xe nó đợi trong rừng, mày hiểu không?
- Tao biết, chỉ có thằng nhỏ lái thuyền là mới vô nghề htôi.
- Có gì đáng nghi không?
- Không.
- Kỳ này có những món gì? Cái đó có không?
- Không, nhưng có một số mỹ phẩm và một ít "cơm đen".
À! Tôi hiểu ra rồi, tụi này là tụi buôn lậu. Tôi kề sát tai vào vách hơn nhưng giọng nói của họ càng lúc càng nhỏ nên không nghe thếy gì cả. VẢ lại họ dùng nhiều tiếng lóng quá nên tôi cũng đoán mò thôi. Tôi đứng dậy định đi thì nghe giọng nói ồ ề vang lên:
- Ê! Ngụy, mày phải để ý con vợ thằng Lục Chấn HOa đó nghẹ
- Mày yên tâm đi, tao với bà ấy là bạn mười mấy năm rồi mà!
- Nhưng thằng họ Lục khó chơi lắm!
- Tên họ Lục à? Sợ gì, nó già rồi!
Tôi không muốn nghe tiếp, bao nhiêu điều nghe lóm được đã làm tôi giật mình. Đặt một ngàn dưới ly cà phên tôi bước ra khỏi tiệm. Có lẽ Thư Hoàn đã bỏ về rồi, không cần phải đến rạp hát nữa, tôi đi ngay về phía "đằng kia"thăm dò tình hình xem có gì lạ không? Dì Tuyết vẫn bình thản đan áo, cha vẫn ngồi trên ghế ngậm dọc tẩụ Mộng Bình và Hảo đi đâu mất. Như Bình có lẽ đang nằm vùi trong phòng riêng với trái tim tan vỡ. Chỉ có thằng Kiệt bận rộn nhảy. lên nhảy xuống với mấy hòn bi. Thấy tôi cha nói:
- Tao mới vừa định bảo Như Bình đi gọi mày đây?
- Có chuyện gì không chả
Cha nheo mắt với tôi:
- Bộ có gì mới gọi mày được à?
Tôi liếm mép ngồi xuống ghế. Dì Tuyết nhìn tôi với tia nhìn hằn học, kể từ ngày tôi cướp được Hoàn tới nay, mối thù giữa chúng tôi hình như càng lúc càng đậm hơn, tôi cũng nhìn lại, cha hỏi:
- Hôm nay con có gì lo lắng? Hết tiền hả
Tôi biết cha tôi có rất nhiều tiền, nhưng những đồng tiền đó không phải là những đồng tiền chính đáng do mồ hôi nước mắt đổ ra mà có được, mà là .... Cha tôi xuất thân từ chốn vô danh rồi một phút bước lên xưng hùng xưng bá thì đồng tiền kia chắc cũng không danh dự kgì. Bây giờ quyền hành tuy vẫn còn nằm trong tay cha, nhưng tiền đều do dì Tuyết nắm giữ. Tài sản to tát này có bị thâm thủng bởi gã đàn ông kia không? Ngẫm nghĩ một lúc, tôi thăm dò:
- Thưa cha, cha có nhiều tiền lắm hả
Cha tôi nheo mắt:
- Hỏi chi vậy, con cần tiền à?
Tôi lắc đầu:
- Không phải thế, nhưng nếu muốn mua nhà thì cũng tốn một số tiền.
Cha nghi ngờ:
- Mua nhà? Mua nhà gì chứ?
- Hôm trước cha đã đề nghị, chủ nhà cũng định bán nhà, nếu cha bằng lòng thì mua cũng được.
- Thế chủ nhà đòi bao nhiêủ
Tôi cố gắng nói nhanh:
- 8 triệụ
Dì Tuyết vội chen vào:
- 8 triệu à? Ở đây 8 trăm còn không có nữa là.
- Có nhiều lúc con thấy cha có thật nhiều tiền, nhưng nhiều lúc con có cảm giác như cha đang thiếu hụt. Có lẽ cha không kiểm soát được tình hình tài chánh của gia đình phải không?
- Sao con có vẻ lo lắng thế?
Tôi nhún vai:
- Con lo lắng thế nào được, tài sản của cha con đâu cần, con sẽ cố gắng dùng sức mình để kiếm tiền sinh sống. Có điều, nếu con là cha, con sẽ kiểm soát thật kỹ tiền bạc chứ không dám tin cậy một ai hết.
Câu nói của tôi có hiệu quả ngay. Cha lo lắng:
- Con nói thế là thế nào? Con đã nghe ai nói gì?
Tôi giả vờ liếc dì Tuyết:
- Dạ con không nghe ai nói cả.
Dì Tuyết buông kim đan xuống, lớn tiếng:
- Cô muốn nói gì? Cái thứ mất dạy!
Cha cắt ngang:
- Tuyết! Tối nay bà phải mang tất cả phiếu chi thu mấy năm nay ra đây cho tôi xem. Tạs sao lấy có 8 triệu mà không có chứ?
Dì Tuyết lớn giọng hơn:
- Ông nghi ngờ tôi à?
- Không phải nghi ngờ bà, nhưng tôi cần phải biết rõ tình hình tài chánh gia đình hiện nay ra sao. Tối nay bà phải mang tất cả sổ chi thu ra cho tôi xem.
- Sổ chi thu à? Tiền bạc nhà này xài 2, 3 chỗ, làm sao có sổ chi thu rõ ràng được.
- Như vậy bà đem sổ kết toán ra đây cho tôi xem cũng được.
Dì Tuyết không nói thêm điều gì nữa. Gương mặt giận tái kia khiến cho tự ái tôi được xoa dịu. Tôi đoán chắc vì tiền bạc dì xài lung tung nên dì muốn che đi lỗ hổng quá lớn đó. Gã đàn ông gầy gầy, một đứa con ngoại tình, buôn lậu! Tất cả những hành động mờ ám dơ bẩn như một nhục mạ Giả sử tôi tố cáo chuyện buôn lậu kia ra, thì như thế nào? Nhưng, chứng cớ ít ỏi quá, chỉ dựa vào mấy câu đối thoại ngắn trong quán cà phê là được rồi sao? Làm như thế ai tin lời min`h được?
Cha đưa tôi trở về thực tại:
- Y Bình, con muốn mua nhà phải không?
- Vâng, như vậy lợi hơn là mỗi tháng mỗi đóng tiền nhà.
- Thế còn việc thi lên đại học?
- Thi chớ!
Hôm nay sao cha lo lắng cho tôi quá vậy! Tôi đưa mắt nhìn cha khó hiểu. Tình cảm con người là một cái gì mâu thuẫn răc' rối.
- Lúc này con có bận gì không?
- Dạ bận yêu!
Tôi đáp nhanh. Mắt cha chợt sáng, người hỏi:
- Có phải thằng nhóc ưa nói chuyện người lớn đó không?
Tôi biết cha muốn ám chỉ Thư Hoàn nên gật đầu. Cha cười, bước tới vỗ nhẹ vai tôi nói:
- Y Bình, con biết nhìn xa, cái thằng đó tương lai khá đấy!
Tôi cười cười, không nói gì cả, cha nói tiếp:
- Y Bình, đến phòng cha, cha có món này hay lắm! Tôi ngạc nhiên. Nhiều lần đến đây tôi chỉ lẩn quẩn nơi phòng khách của Như Bình là về, chứ chưa bao giờ được vào phòng cha. Tò mò tôi đi theo. Tôi thắc mắc với nụ cười trên môi người. Lúc gần đây cha có vẻ khác xưa nhiều quá. Từ một con người nóng nảy, hung dữ đã biến thành một con voi hiền lành. Bất giác, tôi rùng mình với những linh cảm không hay.
Cha bước đến tủ, mang ra một gói giấy to để lên bàn, bảo tôi:
- Con mở ra xem!
Tôi mở gói giấy ra với trái tim hồi hộp. Món quà bên trong làm tôi ngạc nhiên, một xấp lụa màu bạc, bên trên có điểm những đóa hoa hồng nho nhỏ. Quá sang trọng đối với tôi, nhưng tại sao cha lại cho tôỉ Tôi ngơ ngác nhìn, cha hỏi:
- Con thích không?
Tôi nghi ngờ:
- Cha cho con thật à?
Cha cười:
- Còn phải hỏi. Ta còn nhớ ngày 3 tháng 5 là ngày sinh nhật của mày đó.
Tôi chợt xúc động, một chút thương hại len vào hồn. Tất cả những hận thù, trong một phút biến mất. Có phải cha định dùng tiền bạc để mua chuộc lòng con không? Nhưng đừng tưởng bở! Con Lục Y Bình này không dễ gì mua chuộc được đây? Vả lại ngày 3 tháng 5 đâu phải là ngày sinh nhật của tôi.
- Cha đã lầm rồi, ngày 3 tháng 5 là sinh nhật của chị Tâm Bình mà?
Cha lộ vẻ thất vọng, đôi mày rậm chau lại:
- Thế à? À, phải rồi, đúng ngày sinh nhật của Tâm Bình. Ta còn nhớ năm nó 17 tuổi. Nó đẹp như một tiên nữ, cha đã mở một bữa tiệc thật to để mừng sinh nhật, tiếc là ...giữa năm đó nó đã chết.
Cha buông người xuống ghế, mặt người buồn man mác, khói thuốc lảng vảng trên gương mặt xa vời:
- Y Bình, vậy thì ngày sinh của con là ngày nào?
- Rất dễ nhớ, 12 tháng 12.
Tôi đáp nhanh. Tim tôi không còn xúc động. Tại sao cha lại lo lắng cho tôi như vậy khi mà ngày mở mắt chào đời, tôi đã là con bé bị bỏ rơi. 20 nam xa cách, chỉ có một dây liên lạc độc nhất còn lại: Tiền! Vâng, sự liên hệ chỉ là những tờ giấy bạc không hơn không kém.
Cha lên tiếng:
- Phải rồi, tháng 12 ... Mặc nó, con cứ mang về may đị Hôm nào sinh nhật con, cha sẽ đãi tiệc tọ
Tôi lạnh nhạt:
- Không cần phải như thế, con không thic'h tiệc tùng, vả lại con cũng không đáng được điễm phúc đó.
Cha bất mãn, người nhìn tôi với đôi mắt long lanh. Tôi cúi đầu xuống, xoa nhẹ xấp lụa trên bàn không dám nhìn vào mắt cha.
- Y Bình, tại sao con có vẻ chẳng thích món quà nào của cha cho con cả vậy?
Tôi tiếp tục cho ngón tay đi động trên vải:
- Vì món quà con thích không thể mua được bằng tiền, nó là vật vô giá mà cha không mua được.
Nói xong, tôi biết mình đã chọc giận cha, nên bước nhanh ra cửa. Trước khi giông tố đến, ta tìm đường lánh đi là hơn. Nhưng khi chưa bước tới cửa thì cha đã lớn tiếng:
- Y Bình, đứng lại!
Tôi đứng lại, quay đầu nhìn cha. Sự yên lặng vây trùm. Giông tố không đến như dự liệụ Cha chỉ mép giường gần đấy bảo:
- Lại đây, con ngồi đây, cha có chuyện muốn nói với con!
Cha mà cũng thích nói chuyện. Chuyện hi hữa thật. Tôi vâng lời đến ngồi cạnh bên người. Sự yên lặng lại vây quanh, điếu thuốc trên môi cha vẫn cháy đỏ. Tôi biết cha đang bực dọc, người có nhiều điều muốn nói với tôi nhưng không biết bắt đầu thế nào.
- Y Bình! Mẹ con và con có muốn trở lại đây không?
Tôi không tin điều mình vừa nghe là thật.
- Con trở về đây à? Cám ơn cha, bây giò mẹ và con cũng hạnh phúc lắm rồi, con chỉ mong mỏi được sống bình yên như hiện tại. Dọn về đây? Còn dì Tuyết? Làm sao con và mẹ có thể chịu đựng được cảnh mắng chó chửi mèo suốt ngày của dì Tuyết? Thà sống thế này mà sướng hơn, con biết mẹ cũng hài lòng với hiện tại, hơn là làm chuyện phiêu lưu một lần nữa.
Cha ngồi thẳng lưng, mắt hướng vào khung trời bên ngoài khung cửa. Những nếp nhăn trên trán như một sự chứng minh lớn: Cha đã già!
- Có lẽ ...Cha biết 2 mẹ con mày hạnh phúc lắm ...Cha cũng hiểu người sẽ không bao giờ trở lại đây ...Nhưng mà ...tội quá ...Cha nợ mẹ con quá nhiều!
Ngưng một chút, cha lại tiếp:
- Thuở xưa, cha có tất cả 7 người vợ, mười mấy người con, nhưng bây giờ, cha đã mất tất cả. Đám con của dì Tuyết lại tầm thường và ngu xuẩn quá.
Đặt bàn tay to lớn lên vai tôi, cha nói:
- Riêng con, bản tính cứng cỏi lại giống cha thuở nhỏ. Cứng cỏi, bộc trực. Phải chi con là con trai, có lẽ con là khuôn đúc của cha.
Tôi đáp:
- Nhưng con không muốn là tái bản của cha.
- Điều đó cha biết, cha cũng không mong mỏi con sẽ giống hệt cha. Vì ...
Những làn khói tỏa mỏng che lấp cả khuôn mặt Đột nhiên tôi xúc động. Có lẽ cha buồn lắm, cha đang ăn năn và hối hận về những việc đã làm trong quá khứ. Đầu óc tôi bắt đầu rối rắm. một lúc lại nghe cha nói:
- Y Bình, con đà nói cái gì mua bằng tiền được cái gì không mua được? Mười mấy năm trước, có thể nói hầu hết những người ở miền Nam này đều nghe đến tên cha. Bây giờ ...- Nụ cười của cha héo hắt - Bây giờ thì cha mới thắng rằng, những gì cha đã làm chỉ là những hành động vô ic'h. Mười mấy năm ngang dọc chỉ mang lại những đồng tiền dơ bẩn, còn tất cả đều mất hết.
Cha đứng dậy:
- Thôi, không nói đến ba chuyện ấy nữa, đem vải về nhà may đị Cha muốn nhìn thấy con ăn mặc đẹp, may xong nhớ mặc cho cha xem nhé! Đi đi! Đừng phụ lòng cha con ạ!
Tôi nâng xấp vải lên:
- Thưa cha, xấp lụa này sang trọng lắm, con sợ không thích hợp với hoàn cảnh hiện tại của con!
- Nhưng con phải đẹp, phải làm cho nhiều người chú ý, đem về đi con!
Tôi đặt xấp lụa vào hộp, cột lại, xong định bỏ về, cha nói:
- Ở đây ăn cơm tối nhé!
Tôi đáp:
- Dạ không được, mẹ đang đợi con ở nhà.
Ra phòng khách, dì Tuyết vẫn còn ngồi bất động trên ghế. Tôi biết, chắc chắn bà ta đang lo sợ vì những hành vi mờ ám của mình đã bị người chực chờ tiết lộ Tôi thỏa mãn, nâng chiếc hộp trên tay tôi bước ra cửa. Cha tôi theo nói:
- Nếu con gặp thằng Hoàn, con bảo nó đến đây chơi, cha thích nói chuyện với nó lắm.
Tôi gật đầu, cha lại tiếp:
- Y Bình, nếu con yêu thằng Hoàn, con hãy cố gắng giữ nó, đàn ông dễ sinh chứng tật..
Tôi cười thầm, cha thì lúc nào cũng hay đem mình ra để xét đoán người khác.
- Cha khỏi lo điều đó, con nghĩ là không hẳn tất cả đàn ông đều dễ thay đổi như vậy.
- Hừ, nhưng đừng tự tin lắm nhé con.
Chà nhìn tôi với đôi mắt thật bén. Tôi cười chào cha và trở về nhà.
Vừa đến cửa, mẹ đã hỏi tôi:
- Con đi đâu đấy?
- Có chuyện gì xảy ra à?
- Hoàn nó giận con lắm. Nó hớt hơ hớt hải tìm con đó. Sao vậy? Con đi đâu mà nó tìm mãi không ra hở Nó sợ con bị người ta bắt cóc.
Tôi thở ra, thì ra chỉ có thế! Thật buồn cười. Mẹ có vẻ giận:
- Con đùa cái gì lạ vậy? Người ta lo quáng cả lên mà con cười được à. Lớn rồi đâu còn trẻ con đâu, đừng có đùa nghịch như thế chứ!
Tôi nín cười hỏi:
- Thế anh ấy, đâu rồi mẹ?
- Đi qua bên ấy rồi.
- Thế sao con không gặp?
- Nó đi bằng taxi, có lẽ xe chạy nhanh quá nên nó không thấy con. Lần sau đừng làm thế nữa, tội lắm nghe Bình.
Tôi không biết phải giải thic'h thế nào cho mẹ hiểu mối thù giữa tôi với dì Tuyết. Không thể cho mẹ và Thư Hoàn biết được chuyện mờ ám đó. Bước lên thềm tôi đặt chiếc hộp lên bà, mẹ vẫn còn trách cứ. Nhìn thấy chiếc hộp mẹ hỏi:
- Cái gì thế?
Mở hộp ra tôi nói:
- Đây là quà sinh nhật của cha con.
Mẹ chau mày:
- Sinh nhật con à?
Tôi cười nhạt, đem xấp lụa ra trải lên bàn:
- Vâng, cha tưởng hôm nay là sinh nhật con. Đẹp quá phải không mẹ? Tiếc là con không hề mong đợi một món qua quí giá như thế.
Mẹ có vẻ ngạc nhiên trước món quà:
- Trước kia Tâm Bình cũng có một bộ như thế này, khi mẹ lấy cha cũng được một bộ như thế. Cha con thích áo màu bạc, vì người cho rằng chỉ có màu đó mới tinh khiết và cao quý mà thôi!
Tôi châm biếm:
- Tinh khiết và cao quí à? Cha lúc nào chẳng thích đàn ba như thế? ĐiểN hình là dì Tuyết.
Mẹ nhìn tôi lắc đầu:
- Y Bình, con đừng nghĩ xấu cho cha con!
- Chớ cha có tốt lành gì đây? Cha đã cưỡng đoạt, hành hạ mẹ, lại còn giết hại bao nhiêu cuộc đời con gái khác, có con lại không đoái hoài đến, thế vẫn là ngưòi tốt ử Mẹ, mẹ giàu tình cảm quá, dễ tha thứ cho người ta quá.
Mẹ lắc đầu:
- Thế gian này không có người hoàn toàn tốt cũng không có người hoàn toàn xấu. Y Bình, con còn trẻ quá, có nhiều việc con chưa biết ...Mẹ mong rằng rồi con sẽ giống chị con.
- Mẹ muốn con giống chị Tâm Bình à? Chị ấy tốt thế nào mà ai cũng thích cả vậy?
- Chị con là một đứa con gái biết an phận, hòa đồng với tất cả mọi người. Hình như từ lúc sống cho đến khi chết đi, chị con không hề làm phiền lòng một ai.
Tôi lắc đầu:
- Thế thì không bao giờ con là chị Tâm Bình được, sự mất sớm của chị ấy có lẽ vị chị ấy không thích hợp với cuộc đời này.
Mẹ có vẻ buồn. Hình như người định nói thêm một lời gì thì có tiếng gõ cửa. Tôi mở rạ Hà Thư Hoàn như cơn lốc ào ào. Trời tuy không nóng lắm, nhưng mặt chàng đầy mồ hôi. Vừa nắm tay tôi, chàng hổn hển hỏi:
- Y Bình, thế này là thế nào chứ?
Nhìn gương mặt hớt hải của chàng, tôi bỗng nhiên tức cười. Thư Hoàn nắm chặt tay tôi, giọng chàng trần hẳn xuống:
- Thưa cô, cô có vẻ thích thú lắm ư? Tôi điễn kịch đây à?
Nụ cười chợt tắt trên môi, tôi ngỡ ngàng nhìn gương mặt tái xanh vì giận. Những giọt mồ hôi lăn dài trên má, nhưng làm thế nào giải thích cho chàng hiểu đây?
Thư Hoàn khoá tay tôi thật chặt, chàng nghiến răng:
- Nếu em không giải thích rõ, anh sẽ giận em trọn đời.
Tôi dịu dàng nói:
- Anh Hoàn, em không thể giải thích chuyện này cho anh nghe, cũng như không thể nói rõ nguyên do vì sao em bỏ đi đột ngột thế.
- Em có biết là suốt một buổi chiều hôm nay anh đã chạy khắp nơi tìm em, chỉ thiếu có đi báo cảnh sát nữa thôi, em hiểu không?
Tôi cười cầu hòa:
- Cho em xin lỗi, được không?
- Nhưng em không thể nói rõ nguyên do được.
- Em đã bảo không thể tiết lộ cơ mà.
Thư Hoàn nghiến răng:
- Không thể tiết lộ à? Tôi hiểu rồi, cô cố tình muốn đem tôi ra làm trò đùa, phải không? Y Bình, cô tàn nhẫn lắm, cô đem tôi ra làm một con cờ thí quân.
- Em không cố tình như thế đâu anh ạ
- Cô còn nói là cô không cốt ình à? Không, tôi không tin như vậy, cô phải nói thật, cô phải nói rõ tất cả cho tôi nghe!
Chàng cố chấp như con bò mộng trong sân đấu, tôi thấy bực:
- Giả sử như em cố tình đem anh ra làm trò đùa đi nữa, nhưng bây giờ em đã xin lỗi rồi, anh còn cố chấp sao?
Thư Hoàn giận dữ buông tay tôi ra, chàng bỏ đi trong cơn thịnh nộ:
- Phải rồi tôi chỉ là con khỉ trong gánh xiếc mà!
Tôi cũng tức lên với cái giận vô lối của chàng:
- Nếu anh đi, thì đi luôn đi nhé, đừng trở lại đây nữa.
Lời nói của tôi như con nước chảy xuôi, chàng đã đi luôn không quay đầu trở lại. Tôi đóng ầm cửa lại, vừa giận, vừa bực, vừa đau khổ. Bực vì không thể giải thích được, không thể tỏ bày lòng mình cho chàng rõ, tức vì Hoàn cố chấp không chịu tha thứ cho tôi. Bước vào nhà, mẹ nói:
- Sao, nó giận bỏ đi rồi à?
Tôi giận lẫy:
- Mặc hắn! Người gì mà khó chịu, tưởng tôi sẽ chìu à? Còn lâu, đi đâu thì đi luôn đi, đâu phải trên đời này chỉ có một mình hắn đâu mà làm trời.
Mẹ lắc đầu ngao ngán:
- Y Bình, con nên nhớ rằng sự giận giữ chỉ chuốc lấy thua thiệt thôi, con ạ!
Tôi khó chịu:
- Mẹ đừng có lắc đầu mãi thế. Mẹ phải hiểu là con không bao giờ chịu cúi đầu trước một người nào. Hoàn muốn giận à, cho giận luôn.
Nhưng dù miệng tôi cứ nói cứng, tối ngủ tôi vẫn chảy nước mắt như thường. Phải chăng vì sự tan vỡ của một mối tình? Có lẽ không dud'ng hẳn. Tại sao chàng lại cứng đầu như vậy? Tại sao chàng không chịu làm hoà? Nhìn lên trần đợi trời sáng, tôi ngẫm nghĩ biết đâu chàng lại đến tìm tả Dù thế nào đi nữa, sự ràng buộc tình cảm khăng khít như chúng tôi đâu dễ vỡ tan như vậy được.
Trời vừa tờ mờ sáng tôi thức dậy đợi chờ. Suốt một ngày Thư Hoàn vẫn không tới. Tối lại, đêm đến, rồi mặt trời lại hiện ra ...Mấy ngày liền. Phải rồi! 4 ngày! 4 ngày dài như hàng thế kỷ. Ngồi trong nhà hết nhìn đồng hồ, tôi lại đứng dậy ném đồ đạc cho đỡ tức. Rốt cuộc tôi chỉ còn biết khóc.
Mẹ nói:
- Y Bình, con biết địa chỉ của Thư Hoàn mà, sao con không đến đấy? Lỗi tại con, con phải nhận thì có gì mà ngượng?
Tim tôi rộn rã với lời thúc giục đi tìm chàng. Nhưng nghe mẹ đề nghị như thế, tôi đổi ý đột ngột:
- Còn lâu con mới đến tìm hắn. Con đâu có phải là hạng gái nào đâu mà phải lôi kéo hắn. Đến thì đến, không đến thì thôi.
- Nếu thế con đi chơi cho khuây khỏạ
Lời nói của mẹ có lý, tôi cần phải đi chơi. Thế là tôi mang giầy vô xách xách tay ra cửa. Vừa bước tới cổng tôi chợt đứng lại, dưới cột điện xa xa, một gã đàn ông đang đứng bất động: Hà Thư Hoàn! Chàng đang nhìn tôi, đôi chân tôi cuống quýt bước tới. Chàng đứng đấy nhưng cách xa vời vợi.
- Anh Hoàn!
Giọng nói ngượng ngập van xin, tôi là một kẻ phạm tội, nhưng chỉ thốt ra được 2 tiếng, tôi lại câm ngay. Chàng vẫn đứng đấy yên lặng. Tại sao Hoàn không nói gì cả thế? một chút ngỡ ngàng vây quanh. Tôi đã xuống nước gọi mà Thư Hoàn vẫn im bặt. Không còn một lý do nào để tôi đứng đây nữa, chàng lạnh nhạt như người xa lạ Tôi định quay gót trở về, nhưng vừa xoay lưng đi, thì cánh tay tôi bị nắm chặt. Đôi mắt chàng là cả khoảng trời thương nhớ. Tất cả vũ trụ, thù hận, ganh ghét, tiếc thương đi vào hư vộ Dù đèn đường vẫn sáng, dù bóng người qua lại dập dìu, nhưng mặc họ, tôi bất kể, vì tôi đã có tình yêu!
Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đến thăm cha mẹ Thư Hoàn. Đây là một buổi đến viếng có hẹn trước, vì cha của Hoàn là người lúc nào cũng bận rộn, ít khi rảnh rỗi ở nhà. Trước khi đến nơi, tôi cố gắng trang điểm cho dễ thương hơn. Mẹ bảo tôi nên ăn mặc giản dị Tôi theo lời mẹ, chỉ mặc chiếc áo trắng với chiếc váy màu xanh, đẫu thắt nhơ nhỏ, một tí son nhạt trên môi. Khi Hoàn đến, tôi bỗng nhiên hồi hộp chi lạ : sự căng thẳng đầu tiên trong đời tôi. Trên đường, không hiểu vô tình hay cố ý, chàng nói:
- Anh có một cô em họ trông dễ thương, lúc trước mẹ bảo anh nên cưới cô ấy. - Nụ cười trên môi chàng thật đáng ghét - Hôm nay anh muốn cho mẹ nhìn thử xem mẹ có lý hơn anh hay không?
Tôi đứng lại, nói:
- Nhưng chúng mình có nói chuyện lấy nhau bao giờ đây?
Hoàn cười:
- Thế em có cần anh quỳ xuống cầu hôn không?
- Ờ thử quỳ xem, chư chắc là hữu hiệu đâu nhá!
- Thế à! Vậy thì anh sẽ bắt chước một chủng tộc ở Phi Châu, anh sẽ tổ chức một buổi bắt cóc em.
Chúng tôi tiếp tục bước, đây là lần đầu tiên chúng tôi nói với nhau một cách bán chính thức về hôn nhân. Thật ra thì tôi đã mong mỏi điều này lâu lắm rồi.
Nhà của Hoàn thật đẹp, thật sang. Sang hơn cả "đằng kia"nữa. Tôi được đưa vào một gian phòng hách rộng, cửa kính, ngồi nơi sa lông nghe nhạc êm dịu. Những tấm màn cửa màu trắng buông dài một cách đài các. Trên tường những bức tranh thủy mạc tạo cho phòng khách một cái đẹp thật sang trọng quý phái.
Cô tới gái ăn mặc sạch sẽ mang nước ra mời. Ba mẹ Hoàn bận việc chưa rạ Trong lúc chờ đợi. Hoàn mở tủ ra, bắt tôi chọn một đĩa nhạc, tôi chọn bản "Khúc nhạc Bi Thảm "của Tchaikoskỵ Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao mình lại chọn bản nhạc này. Ngồi một lúc bố mẹ của chàng bước rạ Ông bố của Hoàn là một người đàn ông khỏe khoắn và cao lớn, ít nhất cũng trên 60 ký lộ Đôi mắt sáng và sắc quét nhanh qua tôi, đôi mắt của quyền uy và mệnh lệnh! Mẹ của Hoàn trái lại nhỏ nhắn và dễ thương, tuy đã ngoài 40, nhưng trông bà vẫn còn đủ phong thái. Tôi đứng lên với lời giới thiệu của Hoàn.
- Thưa 2 bác.
Ba Hoàn khoác tay:
- Đừng khách sáo gì cả, ngồi xuống đi! Tôi nghe thằng Hoàn nói về cô nhiều rồi!
Tôi cười, ông bố của Hoàn tiếp:
- Cô đến đây chơi thường xuyên với chúng tôi nhé!
Tôi chỉ biết cười chớ không biết trả lời thế nào. Sự tiếp xúc không tự nhiên làm tôi lúng túng. Ông bố Hoàn yên lặng một lúc, lại nói:
- Tôi đã nghe nói ông thân của cô, thuở xưa ở miền Tây ...
Tôi không thích ai nói đến cha, nhất là nhắc lại những thành tích cũ của người. Không có gì để cảm nhận sự vinh hạnh vô cớ.
- Dạ cha cháu vì xuất thân từ nơi nghèo khó nên người có những tư tưởng khác biệt mọi người. Với cha cháu thì bất cứ một khó khăn nào cũng chỉ giải quyết bằng súng đạn và quả đấm mà thôi. Đó là một thảm kịch lớn, mang cho lương dân vô tội những phiền nhiễu vô lối. Với cháu, quá khứ của cha cháu không có gì là lừng lẫy cả.
Bố của chàng nhìn tôi:
- Thế cô không cho là anh hùng sao?
Tôi đáp nhanh:
- Không! Cháu không nghĩ thế.
- Cô không ngưỡng mộ thành tích của cha cô à?
- Dạ không, sự liên hệ giữa cha cháu với cháu lợt lạt lắm. Cháu đã sống xa cha từ thuở nhỏ.
Mẹ của chàng chen vào:
- Vậy cô sống với bà thân à?
- Vâng.
Câu chuyện bắt đầu xoay qua đề tài khác. một lúc, Hoàn thấy không khí có vẻ khô quá nên đề nghị đưa tôi đến xem phòng của chàng. Bố của Hoàn vui vẻ:
- Cô Bình, cô cứ đến đấy xem tủ sách của con mọt sách nhà tôi xem thế nào?
Đi với Hoàn bước đến phòng chàng, những kệ sách cao và đầy ắp sách từ Anh ngữ đến Hoa ngữ. Trình độ Anh văn tôi quá kém, nên tôi chú ý đến những quyển Hoa ngữ thôi. Sự mê sách làm cho tôi quên tất cả. Tôi ngồi xuống ôm gối nói:
- Em không muốn rời phòng này tí nào cả.
Hoàn ngồi xuống cạnh tôi, cười nói:
- Vậy thì chúng ta lấy nhau đi, phòng này sẽ thuộc về em ngay.
Mùa hè này chàng sẽ ra trường. Hoàn tiếp:
- Bây giờ chúng ta nói chuyện đứng đắn với nhau em nhé. Cuối niên học này anh ra trường, cha muốn anh xuất ngoại lấy bằng tiến sĩ. Nhưng em phải biết một học trình như vậy thường kéo dài đến 3, 4 năm. Anh sợ em không chờ anh được.
Tôi giận dỗi:
- Phải mà, anh có coi em ra gì đâu. Sao anh lại liệt em vào hạng gái như vậy chứ?
- Đừng nói bậy, không bao giờ anh khinh thường em, nhưng vì em đẹp quá nên anh không thể nào tin em cũng như tin định mệnh được. Trong xã hội này tất cả những dữ kiện đều có thể biến đổi đột ngột trong một tích tắc, mà thời gian anh phải xa em lại dài tới 3, 4 năm. Tình cảm con người thì mềm yếu, làm sao anh dám mơ đến tương lai xa vời trong khi em là một thực tại hiện hữu trước mắt, không nắm để vuột đi à?
- Được rồi, ý anh thì sao?
- Chúng ta sẽ lấy nhau trước khi anh xuất ngoại.
- Anh muốn cột chân em à?
- Đúng thế, sau khi thành hôn, em và mẹ sẽ dọn về đây. Anh không để em phải bị kẻ khác lung lạc.
- Anh ích kỷ quá, thế trong lúc anh xuất ngoại ở nhà em bay bướm không được à?
Bàn tay Hoàn xiết chặt cổ tay tôi:
- Anh tuy ích kỷ nhưng yêu em, vì yêu em, anh tin rằng không có chuyện đó.
- Thế bây giờ anh không tin em mà anh bắt em phải tin anh à?
Hoàn cứng miệng, tay chàng vẫn không rời tay tôi. Tôi trấn an chàng:
- Anh Hoàn, nếu em không yêu anh thì việc lấy nhau cũng chỉ vô ích mà thôi. Em tin anh, anh tin em thì dù có xa nhau bao nhiêu năm đi nữa, em thấy cũng không sao cả.
- Thế thì bây giờ em có yêu anh không?
- Anh đoán xem.
Chàng nhìn tôi với cái nhìn say đắm. Nhưng đội nhiên tôi bàng hoàng, "Khúc Nhạc Bi Thảm "vang lên những lời ly biệt. Ám ảnh đen tôi như màn sương mù dầy đặc vây chặt tôi. Ngã vào người chàng, tôi cố xua đuổi cái linh cảm bất hạnh!
- Lúc nào em cũng thuộc về anh cả, Hoàn ạ!
2 ngày sau, Phương Du đến tìm tôi, nhìn gương mặt xanh xao thiểu não của con bé, tôi biết lại có chuyện buồn phiền nữa rồi. Đưa Phương Du vào phòng, tôi định chia sẻ nỗi sầu của bạn, nhưng con bé vẫn bình thản.
- Y Bình, mày biết không, thứ 7 anh chàng tao yêu say đắm làm lễ đính hôn với người yêu của hắn rồi. Trong lớp tao, các bạn định tổ chức một buổi dạ vũ để chúc mừng hắn.
Tôi yên lặng, PHương Du đột nhiên nhìn tôi cười nói:
- Mày ngạc nhiên vì tao vẫn không khóc ử
- Nhưng ít ra mày phải buồn hơn nữa mới đúng.
- Tao hiểu, nhưng theo châm ngôn của nhà Phật thì nếu mày đưa cho một chú bé một viên kẹo, khi nó đưa tay ra lấy, mày lại rút về, nhất định nó sẽ khóc sẽ ăn vạ ngay. Trái lại, nếu mày giựt viên kẹo ấy trên tay một người trưởng thành, họ sẽ thản nhiên. Tao nghĩ rằng, không lẽ chỉ vì viên kẹo bị giựt đi mà phải khóc òa lên hay sao?
Tôi vẫn không hiểu:
- Dĩ nhiên là thế, nhưng câu chuyện trên có dính dấp gì đến câu chuyện của mày đây?
- Sao con người lại phải đau khổ Đó là vì họ có quá nhiều dục vọng, họ nhìn tất cả sự việc đều như viên kẹo cả. Đó chính là cái bi đát nhất của con người. Hiểu chưa? Lúc gần đây tao đã suy nghĩ kỹ và thấy rằng mình không thể trẻ con mãi, mình phải trưởng thành, phải thản nhiên trước những viên kẹo màu óng ánh.
- Nhưng gã con trai kia đâu phải là viên kẹỏ
Phương Du cười nhạt:
- Tất cả những gì mình muốn chiếm đoạt đều có thể là kẹo cả. Vì vậy muốn vui tươi mãi thì đừng nên chiếm đoạt cái gì cả.
- Nói thật, tao sợ mình không đủ khả năng.
- Đó là tại vì mày còn thù hận, còn buồn khổ, mày còn xem trọng nhiều thứ quá!
Phương Du lắc đầu, đột nhiên nói lải nhải:
- Sống không trăm tuổi mà cứ mãi lo sầu, sao lại phải khổ đau thế!
Tôi ngạc nhiên:
- Làm gì mà mày đọc cả kinh Phật thế?
- Vì tư tưởng nhà Phật cũng có lý. Tất cả những tham sân si, tất cả những tội ác đều do một phut' xao động tạo nên, nếu ta giác ngộ thì ta sẽ sống vĩnh cửu trong hạnh phúc.
- Tao cũng đồng ý với mày, nhưng nếu sống mà không có dục vọng, không biết yêu, biết ghét, không thèm muốn gì cả thì sống để làm gì với quả tim hoang vu như bãi sa mạc?
Phương Du nhỏ nhẹ:
- Mày lầm rồi, không yêu, không ghét, hờn, giận, thì đời này làm gì có tranh chấp và lúc đó quả tiim của mỗi người sẽ là những mảnh đất phì nhiêu, những khu vườn xum xuê trái ngọt. Trái tim con người hcỉ hoang vu khi va cha.m với quá nhiều đau khổ, tuyệt vọng và chán chường vì thất bại trong những tranh chấp với nhau mà thôi.
Tôi không chịu được không khí gàn dở này nữa:
- Thôi, thôi bao nhiêu đó đủ rồi, tao không thích nghe thuyết pháp cũng như tao không tin là mày vô tri vô giác với tình yêu được.
- Sự thật là như vậy đấy Bình ạ Ở đây tao nói có vẻ cứng lắm nhưng khi về tới nhà là tao không tránh khỏi chảy nước mắt.
Tôi thương hại:
- Du, thôi đừng buồn nữa nhé?
- Tao hết buồn rồi, đừng thương hại tao, hãy vui với tao suốt ngày hôm nay. Ít nhất mình cũng xem được 3 xuất phim, Bình nhé!
Thật vậy, suốt ngày hôm ấy, chúng tôi đã xem hơn 3 xuất phim và mãi đến khuya mới về nhà. Mẹ mở cửa và bảo tôi:
- Ban chiều Như Bình có đến.
Tôi lo lắng:
- Đến làm gì vậy mẹ?
Tôi nghĩ không lẽ nó đến để trách tôi cướp Hoàn của nó? Mẹ nói:
- Như Bình có vẻ hớt hãi lắm. Nó bảo là cha con với dì Tuyết cãi nhau ỏm tỏi nó muốn con đến để khuyên cha con.
Tôi cười nhạt:
- Con mà khuyên được cha à? Đến đó chỉ tổ làm cho cha giận thêm thì có. Thế cha với dì Tuyết cãi nhau về chuyện gì vậy?
- nghe Như Bình nói thì hình như vì tiền, dì Tuyết con vì muốn lời to nên đem tiền đi đầu tư, không ngờ bị thất bại nên cha con giận!
Hừ! Tôi đã hiểu rồi, con cờ tôi vừa đi đã đúng nước. Từ đây dì Tuyết sẽ mất quyền nắm giữ tiền bạc cũng như sẽ mất đi sự tín nhiệm của cha. Không hẳn chỉ có thế, tôi sợ sẽ còn nhiều màn hấp dẫn hơn nữa! Gã đàn ông ốm và cao, gương mặt xương với chiếc cằm cụt tên Ngụy, và thằng con trai do ngoại tình, thằng Kiệt! Vú sữa đã bị chận, gã làm gì có tiền để tiếp tục cuộc buôn lậu nữa đây? Hôm nghe lóm được câu chuyện tại quán cà phê tôi đã theo dõi báo chí nhưng nào có thấy vụ buôn lậu nào đổ bể đây?
Ngày hôm sau, tôi đến đằng kia để xem chiến lợi phẩm. Phòng khách vắng tanh. Cả ngôi nhà lúc nào cũng ồn ào thế mà hôm nay sao lại yên lặng một cách dễ sợ Có lẽ chuyện cãi vã ngày hôm qua nổ lớn thật. Đứng đợi một chút, Như Bình mới bước ra:
- Sao hôm qua Y Bình không đến. Suýt tí nữa cha đã xé xác mẹ tôi rồi!
Tôi giả vờ không hiểu:
- Chuyện gì thế?
- Tôi cũng không hiểU, nhưng hình như là vì tiền. Cha bắt mẹ tôi đem sổ kết toán ra trình cho cha xem, rồi lại xét cả nữ trang. Mẹ tôi giận nên đưa thằng Kiệt đi đâu mất, anh Hảo chạy đi tìm rồi.
Tôi nói:
- Như Bình cứ yên tâm, dì Tuyết sẽ trở về mà, còn cha đây?
- Ở trong phòng.
- Để tôi đến xem xem.
Nói xong tôi định đi, nhưng Như Bình đã giữ tôi lại, nàng lắp bắp:
- Y Bình, tôi..tôi có chuyện muốn nói với Y Bình.
- Chuyện gì?
Gương mặt Như Bình đỏ như gấc:
- Nghe nói ...nghe nói Y Bình sắp làm lễ đính hôn với Thư Hoàn, tôi ...tôi định cho Y Bình hay là ...Y Bình ...cũng biết tôi cũng ...thích Thư Hoàn lắm ...có lúc tôi ...tôi đã giận Y Bình lắm ...
Như Bình nói nhưng không dám nhìn thẳng vào mắt tôi, đầu nàng cúi nhìn xuống, bàn tay vân vê mép áo.
- Khi biết được tin Y Bình yêu Thư Hoàn, tôi đã tưởng mình có thể chết đi được. Tôi định tự tử nhưng lại không đủ can đảm. Bây giờ thì tôi đã suy nghĩ kỹ, tôi đã hiểu, Y Bình đẹp hơn, thông minh hơn tôi, bao nhiêu đó đủ để chứng tỏ Y Bình xứng đáng với Thư Hoàn hơn tôi. Vả lại, Y Bình đối với tôi cũng không đến đỗi gì, mình lại là chị em thì ...thì ...đừng nên giận nhau, cứ đối xử với nhau như cũ nhé!
Những lời thành thật của Như Bình làm mặt tôi nóng lên. Tội cho Như Bình! Mộng ước đã vỡ tan, dù có níu kéo lại tình bạn cũNg không làm sao tránh nổi đau khổ. Nhưng không vì thế mà tôi mềm lòng, tôi chỉ cảm thấy hơi xúc động cho sự yếu đuối ấu trĩ của Như Bình. Để thoát khỏi sự vướng vấp tình cảm không hay, tôi cắt ngang:
- Dĩ nhiên là vậy, làm sao chúng ta lại giận nhau được? Như Bình cứ yên tâm.
Nói xong tôi bỏ đi ngay về phía phòng cha.
Cha đang ngồi trên ghế tựa ngậm dọc tẩụ Trên bàn trước mặt là sổ sách và chiếc bàn toán. Thấy tôi, người đưa tay chỉ chiếc ghế bên cạnh:
- Ngồi đây này Y Bình!
Tôi ngồi xuống, cha nhìn tôi một lúc, nói:
- Có phải con sắp đính hôn với Hoàn không? Hôm qua nó đến đây hỏi ý kiến cha, nó bảo muốn cưới con ngay sau khi ra trường.
- Dạ, nhưng con chưa quyết định.
Cha tư lự:
- Y Bình, nếu con định lập gia đình thật, thì cha thấy cũng cần để cho con một ít của hồi môn.
Nhìn đống sổ sách ông giận dữ nói:
- Dì Tuyết con thật khốn nạn, nó làm tiêu tan tiền bạc của cha, nhưng mà ...
Từ trên nét mặt ông, tôi cũng có thể đoán ra số bạc mất mát không phải nhỏ, cha dịu mặt xuống:
- Nhưng con cứ yên tâm, chắc chắn cha vẫn còn đủ khả năng để cho con một số tiền làm của hồi môn.
Tôi cười:
- Con không cần một tí tiền hồi môn nào cả, con thấy cái đó không cần thiết!
Cha nhìn tôi, ánh mắt chợt hằn lên cơn giận:
- Cha đã đoán trước câu trả lời của con sẽ như thế. Nhưng dù con muốn hay không, cha vẫn chọ Con đừng tưởng rằng cao ngạo như thế là hay. Con ngu lắm! Cha cho con biết, tiền của cha đốt con cũng không hết nữa là ...
Tôi nhún vai:
- Thế thì tuỳ cha, cha muốn sao cũng được!
Cha có vẻ bớt giận, người nói:
- Y Bình, con nên học cho khôn rạ Đời này không có gì hơn là tiền. Nghèo khổ là điều bi thảm nhất. Cha đã già, tiền đối với cha đâu hữu ích bằng với con.
Tôi chỉ đứng cười cười. Cha bắt đầu nói đến tiền bạc trong nhà, tôi được biết dì Tuyết đã làm cho tài sản cha bị mất một số to, chỉ còn khoảng năm chục triệu thôi. Năm chục trei^.u, một con số rất nhỏ đối với cha, nhưng đối với tôi là một số bạc khổng lồ. Trận đòn mấy tháng trước vì vài trăm ngàn vẫn còn in dấu trong óc tôi!
Dì Tuyết bỏ nhà đi được 3 hôm, tôi đến chỗ tôi vô tình gặp dì Tuyết với gã đàn ông với mục đích thăm dò, mong tìm ra tông tích của tên Ngụy và dì Tuyết, nhưng tôi phí cả ngày mà vẫn không tìm ra được chiếc xe hơi màu đen hay bóng dáng của 2 người đâu cả. Tối hôm ấy, tôi ghé qua đằng kiạ Dì Tuyết đã trở về, có lẽ vì còn tiếc năm chục triệu và ngôi nhà đồ sộ này. Mối tình của tôi và THư Hoàn thắm thiết đến độ "nhất nhật bất kiến như tam thu hề". Tôi lo ngại cho tình cảm của mình, Thư Hoàn do dự trước việc xuất ngoại, dù đã xin được học bổng và sắp phải thi khảo sát trình độ Chàng nói:
- Vì lý tưởng, vì tương lai anh phải xa em thì thà anh ở lại sướng hơn!
- Thì cứ đi trước đi, em ở nhà chờ. Thời gian còn dài mà anh gấp làm gì.
Nói thế, nhưng lòng tôi lúc nào cũng bâng khuâng. Ngày xuất ngoại của chàng gần kề và tôi càng buồn. Chúng tôi đi khắp nơi để hưởng trọn những ngày tháng còn lại. Chúng tôi chen chân vào vũ trường, quán nhạc, những nơi nào đông người là tôi. Khi ngồi riêng với nhau chàng cũng không để không khí nặng nề chen vào lòng chúng tôi, chàng ôm hôn tôi bất tận, hôn như điên cuồng.
Từ hôm đó sự hiểu lầm về vụ tôi theo dõi tên Ngụy trong quán cà phê cho đến nay, tôi mới khám phá ra một điều là Thư Hoàn có cá tính rất mạnh, có lẽ còn mạnh hơn cả tôi. Tôi thích đàn ông loại đó, nhưng với mẹ, thì trái lại, mẹ thường lo lắng bảo:
- Con với thằng Hoàn tính nết rất giống nhau, điều đó tuy may nhưng cũng chẳng may tí nào. Mẹ sợ rằng một ngày nào đó khi 2 đứa gây nhau sẽ không có đứa nào nhường đứa nào, vì đứa nào tính tình cũng nóng nảy hết.
Có thể có chuyện đó sao? Tôi bâng khuâng, nhưng cũng cảm thấy lời mẹ có lý thật.
Trong những lần đi chơi với Hoàn, chúng tôi thường gặp Mộng Bình trong chiếc quần bó sát, chiếc áo hở cổ bày bộ ngực tròn nẩy nở, trông con bé không còn dáng dấp của một nữ sinh thuần túy chút nào cả. Sự phóng túng của Mộng Bình khiến tôi phát hoảng. Nhưng mỗi lần đụng đầu nhau, chúng tôi cứ tảng lờ đi, mặc ai muốn vui sao thì vuị Tự do cá nhân mà! Có một hôm để thay đổi không khí Hoàn đề nghị với tôi đến một vũ trường lậu khiêu vũ. Lúc đến nơi gian phòng kín mít đã đầy khói thuốc, tiếng nhạc, tiếng trống điếc tai. Những ngọn đèn mờ nhạt không đủ sáng để trông rõ mặt người. Vừa ngồi xuống, Hoàn đã đưa tay khều tôi:
- Kìa, Mộng Bình ngồi đằng kia kìa!
Tôi nhìn theo hướng chỉ, bất giác chau mày. Mộng Bình mặc chiếc áo hở cổ bó sát người màu đỏ chói, chiếc váy cao trong một thế ngồi khêu gợi. Cô bé ngồi trên đùi một gã con trai, chung quanh lô nhô thêm mấy tên khác phục sức hết sức điếm đàng. Ngoài Mộng Bình, còn có một cô bé khác đang bá cổ một tên hôn công khai. Trên bàn ly đĩa tứ tung, 2 chai rượu Mỹ đã vơi đi phân nữa. Tiếng cười tiếng hát vang lên. Tiếng hét ầm ĩ. Tôi hiểu Mộng Bình đã say.
Cô bé lắc lư trên đùi gã con trai, nụ cười dòn tan, khêu gợi. Cái say làm cho con bé không giữ gìn ý tứ gì cả, nó hát nghêu ngao:
"Trời đất lạnh lùng, con người thay đổi, làm sao em chẳng cô đơn."
Đám con trai huýt sáo, cười ầm lên, Mộng Bình nâng ly nốc cạn. Những giọt rượu chảy ra ướt cả áo, nó tiếp tục hát:
"Đi trọng đường trần để đòi cho được nợ người tình ..."
Hát xong, Mộng Bình lại bá cổ gã con trai hôn. Những thằng con trai chung quanh được dịp huýt sáo, la hét ỏm tỏi ...Hoàn khó chịu đứng dậy nói với tôi:
- Em gái của em say rồi, chúng ta đưa nó về thôi!
Tôi giữ lấy tay Hoàn:
- Mặc nó, không cần anh chen vào.
Hoàn định bước tới:
- Nhìn cử chỉ lả lơi của Mộng Bình anh không chịu được, để kéo dài thêm nữa anh sợ sẽ có chuyện không hay.
Tôi vẫn giữ chặt tay Hoàn lại:
- Có thì có chứ có can hệ gì đến anh đâu. Ngồi xuống đi, nó đang vui, nó đâu cần anh.
Hoàn miễn cưỡng ngồi xuống, nhưng mắt vẫN nhìn đăm đăm về phía Mộng Bình. Tôi vỗ vai chàng nói:
- Nào, chúng mình nhảy bản này đi!
Lách mình ra giữa sàn, Hoàn vẫn chưa yên tâm. Tôi xoay mặt chàng đối điện với mặt tôi, chàng nhìn thẳng vào tôi nói:
- Em nhớ rằng dù sao Mộng Bình vẫn là em gái của em!
Tôi cười nhạt:
- Hừ! Có bao giờ tôi coi nó là em tôi đây? Nó chỉ là con dì Tuyết thì giòng máu đó là của mẹ nó chứ liên hệ gì đến tôỉ
- Cho dù nó không phải là em của em, kể như bạn của em đi, thì em cũng không nên trơ mắt ra nhìn cảnh bạn mình bị đổ rượu như vậy.
Tôi vẫn lạnh lùng:
- Nó cũng không phải là bạn của em, nó không đủ tư cách để đứng ở vị trí đó!
Hoàn nói:
- Em đừng nói như vậy, dù sao nó cũng không phải là kẻ thù của em cơ mà?
Tựa đầu vào vai chàng, tôi chuyển hướng câu chuyện:
- Làm sao anh biết được? Nhạc hay quá, ta hãy khiêu vũ, đừng để ý đến họ nữa anh nhé?
Chúng tôi yên lặng bước theo tiếng nhạc. Mộng Bình vẫn tiếp tục cười đùa, ca hát. Một lúc, có tiếng ly vỡ. Chúng tôi xoay lại, chỉ thấy gã con trai cao lớn ôm hông Mộng Bình ban nãy đang lôi Mộng Bình ra cửa. Mộng Bình lè nhè hỏi:
- Anh đưa em đi đây?
- Đến nơi giải quyết nỗi cô đơn của em!
Đám con trai ngồi trong bàn la hét, Mộng Bình có vẻ còn tỉnh táo đôi chút, nó lắc đầu:
- Không, không, tôi không đi đâu!
Gã con trai cười hề hề:
- Ai ăn thịt đâu mà sợ?
Vừa nói gã vừa kéo Mộng Bình đi về phía cầu thang. Ở tầng thứ 3 của nhà hàng này là khách sạn. Tôi đưa mắt nhìn theo với cái nhìn vui mừng khi thấy nhà cháỵ Tôi nghĩ, để mày sa chân một lần cho mẹ con hết làm tàng! Dì Tuyết sẽ dở khóc dở cười! Nhưng lòng ích kỷ của tôi chưa được vui trọn vẹn thì Hoàn đã xô tôi ra, xông tới trước, hét lớn:
- Thế này thì không nhịn được nữa rồi!
Tôi đuổi theo chàng kéo lại:
- Đừng anh, mặc nó!
Hoàn quay lại, trừng tôi, rồi xông đến gã con trai cao lớn nói:
- Bỏ cô này rạ
Gã con trai quay đầu lại, mắt tóe lửa vì bị kỳ đà cản mũi, gã kên lại:
- Nó có liên hệ gì tới mày không?
Mộng Bình nhận ra được Hoàn, nó nài nỉ:
- Anh Hoàn, anh đưa em về đi!
Gã con trai lớn tiếng với Hoàn:
- Biết điều thì đi chỗ khác chơi, đừng có trêu ông không khá nhé con!
Gã giữ chặt Mộng Bình, những người bạn ngồi chung bàn với gã hét to lên:
- Đánh nó đi! Đánh nó!
Viên quản lý vũ trường tới, tôi cũng chen vào định kéo Hoàn ra nhưng không kịp nữa rồi. Trận đánh đã khai điễn. Ly tách bàn ghế ngã đổ, Hoàn bị 3, 4 tên lưu manh vây đánh. Tình ih`nh thật nguy ngập. Tôi vừa giận vừa sợ Giận vì thấy Hoàn thích chen vào chuyện người, sợ vì không biết Hoàn sẽ ra sao. May thay giữa lúc ấy có 3 tên to lớn khác hùng hổ bước vào can thiệp. Một tên nói:
- Thằng nào muốn đánh, đánh với tao này!
Tôi đoán chừng đây là các võ sư vũ trường mướn đệ bảo vệ quán. Mặt mũi Hoàn sưng húp, cánh tay bị cắt đứt một đường dài, máu thấm ướt cả áo, nhưng chàng vẫn còn muốn cứu Mộng Bình. Bọn lưu manh kia đâu chịu bỏ qua con mồi, nó vây quanh Mộng Bình. Tôi bước tới kề tai Hoàn nói nhỏ:
- Đây là vũ trường lậu, anh nên cẩn thận, coi chừng cảnh sát cũng biết tiếng tăm của cha anh.
Câu nói của tôi thật hữu hiệụ Hoàn đứng lên nhìn Mộng Bình, rồi hấp tấp cùng tôi bước ra khỏi vũ trường. Gió đêm lạnh rùng mình, tôi và Hoàn yên lặng không nói với nhau lời nào cả. Gọi chiếc xích lô lại Hoàn bảo chạy về nhà tôi. Đến nhà, khi bước xuống xe, tôi nói với Hoàn:
- Vào nhà em băng bó vết thương đi anh!
Giọng nói của Hoàn thật lạnh:
- Không cần! Y Bình, hình như tôi thấy giữa chúng ta chưa hiểu nhau nhiều lắm. Lúc trước tôi vẫn tưởng Y Bình là đứa con gái có lương tâm và hiền hậu, hôm nay tôi biết mình đã lầm. Vậy chúng ta tạm thời xa nhau ít lâu để tư tưởng được chính chắn hơn.
Tôi ngỡ ngàng trong một phút và không biết nói gì. Có điều tôi giận thật, tự ái tôi đã bị thương tổn. Nếu ban nãy cô bé bị nạn không phải là Mộng Bình, mà là bất cứ một đứa con gái nào khác thì tôi sẵn sàng để chàng cứu người. Nhưng đó là Mộng Bình mà? Hoàn không hiểu được mối thù thiên thu của tôi, giúp cho kẻ thù để bị thương thế này, chàng còn trách tôi tàn nhẫn được sao? Tôi hờn lẫy:
- Tùy anh!
2 người yên lặng một lúc, tôi quay người lại gọi cửa, Hoàn đứng tần ngần một chập rồi bỏ đị Nhìn theo dáng chàng, đột nhiên tim tôi thắt lại. Bao nhiêu buồn tủi, lo lắng, ân hận dâng đầỵ Mẹ ra mở cửa, tôi vẫn còn bàng hoàng.
- Có chuyện gì thế Y Bình?
Tôi chợt tỉnh, lặng lẽ bước vào nhà, mẹ hỏi:
- Còn thằng Hoàn đây?
- Chết rồi!
Tôi đáp, xong ngã vật lên giường, mẹ có vẻ hiểu ra, người gật gù:
- Lại gây nhau rồi phải không? Chúng mày thật trẻ con!
Lần giận nhau này kéo dài khá lâu. Tôi tức vì Hoàn đã không hiểu, lại còn coi thường tôi, vì vậy tuy đau khổ nhưng tôi vẫn không thèm tìm đến giải thích. Tôi trằn trọc, người tôi gầy ốm hẳn đi, nhưng làm sao tôi nhận tội về mình cho được, khi mà mối thù giữa tôi và dì Tuyết là mối thù bất cộng đái thiên?
Lời thề đêm mưa sau trận đòn vẫn còn vang vang bên tai tôi: Tôi phải báo thù! Báo thù! Sao Hoàn không chịu hiểu cho tôi chứ?
Nhưng mất Hoàn thì ngày tháng sẽ buồn bã biết bao, linh hồn tôi như chợt mất thiên đường. một tuần dài như một thế kỷ. Tôi đến nhà Phương Du cho tâm hồn lắng dịu, vừa bước khỏi cửa độ mấy bước thì một chiếc xe nhà đã đổ sát bên tôi. Tôi giật mình quay lại. Xe của nhà Hoàn! Còn đang ngạc nhiên thì mẹ của chàng đã mở cửa xe bước ra, bà nắm tay tôi cười nói:
- Lâu quá sao không thấy Y Bình đến chơỉ Có chuyện gì buồn à?
Tôi cười buồn, không biết phải trả lời ra sao. Mẹ của Hoàn không đợi tôi phản ứng đã vồn vã:
- Lên, lên đây, lâu quá mới gặp được Y Bình, đến nhà tôi chơi.
- Tôi ...tôi ...
Tôi do dự nói, định chối từ nhưng không biết nói thế nào. Mẹ của chàng lại giục:
- Thằng Hoàn mấy hổm rày bệnh, Y Bình đếm thăm cho nó vui đi!
Tôi không biết nói sao hơn là leo lên xẹ Chàng bệnh? Có phải chăng là vì tôỉ Trong một phút, tự ái trong người tôi tan mất. Mẹ chàng xiết nhẹ tay tôi nói:
- Y Bình, thằng Hoàn xấu tính xấu nết lắm, có gì không phải con đừng để ý.
Tôi nhìn bà và chợt hiểu mục đích của bà đến tìm tôi hôm nay. Tôi lơ đãng nhìn ra khung kính, và không biết nên nói sao nữa. Đến nhà, mẹ Hoàn đưa tôi đến tận phòng Hoàn. Vừa đưa tay gõ cửa, bên trong đã vọng ra lời cáu kỉnh:
- Đừng quấy rầy tôi!
Mẹ Hoàn dịu dàng:
- Hoàn con có bạn đến thăm này!
Cửa mở, Thư Hoàn quần áo xốc xếch ló mặt. một phút ngỡ ngàng. Trong lúc chúng tôi chưa lấy lại được bình tĩnh, thì mẹ chàng đã đẩy tôi vào trong và khép cửa lại.