Chỉ mục bài viết |
---|
Giọt Lệ Trong Mưa |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Trang 10 |
Trang 11 |
Trang 12 |
Tất cả các trang |
Chương 3
Tôi vòng đi ra sau rửa mặt xong mới bước rạ Thư Hoàn đang nói chuyện mưa nắng với mẹ Nhìn anh chàng tôi cười nói:
- Xin lỗi, tôi chưa giới thiệụ
Hoàn cắt ngang:
- Không cần nữa, tôi đã tự giới thiệu rồi.
Mẹ đứng lên:
- Y Bình, con ngồi đây nói chuyện với cậu Hoàn nhé, mẹ đi chợ
Quay sang Hoàn mẹ nói:
- Hôm nay cậu ở lại đây dùng cơm với chúng tôi nhé!
Hoàn vội chối từ:
- Dạ cám ơn bác trưa nay cháu bận.
Mẹ cũng không ép, xách giỏ đị Tôi bước ra nhà sau mang chiếc khăn quàng cổ ra cho Hoàn.
- Trả lại cho anh này, tối qua tôi quên mất.
Hoàn cười, anh chàng chỉ chồng sách trên kỷ trà:
- Tôi đến đây không phải đòi khăn, cô xem có quyển sách nào chưa xem không?
Tôi sung sướng bước tới, lật từng quyển ra xem. Tất cả 6 quyển: Đêm kia, Nhật Ký của Người Thợ Săn, Cầu Miêu, Trời Cao, Bóng Bây và Đêm Trăng. Nhìn đống sách tôi không biết nói sao hơn là:
- Cảm ơn quá!
- Tất cả đều chưa xem hết chứ?
Tôi rút quyển "Bóng Mây"ra, nói:
- Quyển này tôi xem rồi!
- Cô thích tiểu thuyết của Henry Miller không? Lúc đầu tôi định mang thêm cho cô một quyển.
- Tôi đã xem cuốn "2 chị em"
- Ở đằng tôi còn một quyển "Tự Truyện của Gandhi".
Đưa cao quyển "Bóng Mây"lên, hoàn hỏi:
- Đọc quyển này cô có thích không, tôi thấy phần đông chúng ta đều thích nó lắm.
Tôi nói:
- Loại tạp ghi như thế đọc nặng quá, tôi không thích lắm. Quyển mà tôi thic'h nhất là "Đỉnh Gió Hú".
- Tại sao?
- Vì quyển đó viết về tình yêu với thù hận đều tuyệt cả, tôi yêu nhất là mối tình si trong đó.
- Nhưng nó có vẻ tàn nhẫn quá. Theo tôi viết quyển sách, vẽ một người, phải giống người chứ đừng giống quỷ.
- Anh muốn nói đến anh chàng nhân vật chính? Tôi thì tôi thic'h nhất ông tạ
- Kể cả hành động báo thù tàn nhẫn? Cưới vợ xong về lại hành hạ? Ép cô bé xinh đẹp phải lấy một thằng xấu xí? Tôi nghĩ hắn là quỷ chứ chẳng phải là người.
- Nhưng anh chàng đó trưởng thành trong thù hận, một người lớn lên trong hoàn cảnh như thế thì hành động làm sao hơn được chứ?
Đột nhiên tôi ngưng lại, rồi bất chợt rùng mình. Thư Hoàn nhìn tôi ngạc nhiên:
- Cô khó chịu à?
- Không.
Nhìn ánh nắng chói chang ngoài song, tôi tiếp:
- Trời đẹp thế này, đi chơi chắc sướng lắm.
- Vậy thì chúng ta đi chơi nhé?
Thư Hoàn hỏi tôi nheo mắt:
- Đừng quên là trưa hôm nay bận việc đó nhé!
Hoàn cười lớn, đứng dậy:
- Thôi đẹp tất cả qua một bên đi, bây giờ cô nghĩ xem chúng ta đi đâu chơi đây.
Tôi nói:
- Chúng ta đến núi Long Bửu đi. Tôi chỉ nghe chứ chưa có dịp tới.
Đợi mẹ đi chợ về, tôi xin phép mẹ, xong chúng tôi sánh vai bước ra khỏi cổng. Vì chưa dùng cơm, nên khi đến đầu hẽm, chúng tôi ghét cái quán nhỏ ăn cháo, thêm một cặp giò cháu quẩy giằn bụng rồi mới lên đường. Hà Thư Hoàn định bao một chiếc taxi, tôi ngăn lại, cười nói:
- Dù biết rằng anh có nhiều tiền thật, nhưng không nên phung phí thái quá, tôi không thích đi chơi mà làm ra vẻ sang trọng. Nếu muốn ta có thể đáp xe buýt đến ven đô, xong đi chuyến xe lam đến núi. Hôm nay anh đi chơi với người bình dân thì cũng nên bình dân một tí! Thư Hoàn nhìn tôi, anh chàng có thái độ thật khó hiểu:
- Tôi không có thói quen bao taxi, nhưng mấy lần đi chơi với chị em của cô, họ đều gọi taxi nên tôi tưởng đó là thói quen của nhà họ Lục chứ!
Tôi cũng giả vờ bắt chước thái độ của anh chàng.
- Anh muốn nói Như Bình và Mộng Bình à? Họ với tôi khác hẳn nhau vì họ giàu sang, còn tôỉ Tôi không thuộc giai cấp đó.
- Nhưng tất cả đều là con Lục Chấn Hoa mà?
- Đồng ý, nhưng không cùng một mẹ!
Tôi giận dữ nói. Hoàn yên lặng suy nghĩ một lúc nói:
- Có lẽ dù chung cha, nhưng cả 2 lại thuộc 2 giai cấp khác nhau. Cô sống cho đời sống tình cảm nhiều hơn, họ sống vì đời sống vật chất!
Tôi đứng lại nhìn hắn, hắn cũng yên lặng nhìn tôi, trong mắt anh chàng có gì làm cho tim tôi đập mạnh. Xe buýt đã đến, Hoàn kéo tay tôi lên xe, đây là lần đầu tiên tôi nắm tay một người con trai.
Trên núi Long Bửu, người đến viếng thật đông, cả một ngọn núi đầy bóng người, cảnh trí thật hữu tình. Trẻ con tung tăng chạy nhảy, giấy bẩn, thức ăn khắp nơi. Dù những tấm bảng "Cấm hái hoa"cắm đầy khắp nơi, nhưng đến đâu cũng thấy những cành hoa đi động trên tay du khách. Đi theo đoàn người vê phía công viên, tôi nói:
- Nếu tôi là hoa, chắc tôi thù nhân loại lắm!
- Tại sao thế? Có phải vì nhân loại đã làm cho hoa lá bị hoen ố đi không?
- Đúng thế! Thượng đế tạo ra mọi vật với vẻ dễ thương riêng biệt của nó, nhưng có một loại thật đáng ghét.
- Nhân loại phải không?
Chúng tôi nhìn nhau cười, Hoàn nói:
- Tội thật, chúng ta lại thuộc về thứ đáng ghét đó!
Tôi hỏi:
- Nếu thượng đế cho anh chọn lựa, không nhất thiết phải làm người, thì anh sẽ xin làm cái gì?
Ngẫm nghĩ một lúc, Hoàn nói:
- Tôi xin làm đá.
- Tại sao?
- Vì đá cứng nhất, ù lì nhất, không sợ gió mưa gì cả.
- Nhưng đá cũng sợ một thứ, đó là con người, con người sẽ đập vỡ nó ra để mở đường để cất nhà.
- Như thế cô muốn làm gì?
- Tôi sẽ làm một cọng cỏ nhỏ.
- Tại sao?
- Vì có đốt cháy đi, mùa xuân đến nó vẫn mọc lại được như thường.
- Nhưng con người vẫn có thể đào rễ nó lên, vẫn có thể vặt chết nó vậy.
Tôi cứng họng. Hoàn tiếp:
- Không có một cái gì không sợ con người, trừ một thứ ...
- Thứ gì?
- Gió bão.
Chúng tôi cùng cười lớn, niềm vui len lỏi vào tận đáy tim tôi. Chọn một khoảng cỏ trống chúng tôi ngồi xuống. Hoàn kể cho tôi nghe chuyện gia đình của hắn, đúng như điều tôi đoán, quả thật hắn có một người cha nổi tiếng trong giới chính trị và giáo dục, hèn gì dì Tuyết chẳng săn đón hắn sao được! Hắn lại là con trai duy nhất còn lại ở nhà, có một bà chị, nhưng đã lấy chồng ở riêng. Sau khi cho biết xong, Hoàn hỏi lại:
- Cô cho tôi biết về gia đình cô đi, mẹ cô gặp cha cô trong trường hợp nào?
- Bị cưỡng ép.
- Thật vậy à?
- Vâng, tôi chỉ hiểu được như thế, mẹ tôi không bao giờ nói cho tôi biết, tôi chỉ nghe người khác nói lại.
Chúng tôi chuyển câu chuyện sang một đầu đề khác. Bắt đầu nói về nhiều thứ, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện thơ văn, con người. Trong tiếng nói có pha lẫn tiếng cười, lẫn những lời cãi vã ...thời gian đã biến mất trong niềm vuị Khi mặt trời bắt đầu xuống núi, chúng tôi mới trở về nhà, lại một cuộc dạo phố, ngắm nghía những hình ảnh đôi co giữa khách và chủ hàng. Chen chân trong đám đông, ngồi xuống bên quán hàng rong tự nhiên sau cùng khi Hoàn đưa tôi tới trước cửa nhà, đêm đã xuống tuyệt đẹp, ngõ hẽm thật vắng, đứng tựa người vào cổng tôi hỏi:
- Vào nhà một chút không anh?
- Thôi hôm khác.
Hoàn chống tay lên chiếc cột xi măng, nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Hôm nay vui thật.
Tôi cười, chàng tiếp:
- Lần sau nhé?
Tôi vỗ nhẹ lên cổng:
- Nó không bao giờ đóng khi anh đến. Hoàn tiếp tục nhìn tôi:
- Tính cô thật cởi mở.
- Tôi không biết làm cao, không biết kiểu cách, như thế là yếu quá, phải không?
Hoàn cười, nói:
- Vâng, anh về!
Nói xong, mà Hoàn vẫn đứng yên đấy. Tôi gõ cửa, nghe tiếng mẹ bước rạ Cửa mở, Hoàn cúi đầu chào mẹ. Hoàn lại nói thêm 2 chữ anh về. Cửa khép lại, qua khe cửa tôi vẫn còn trông thấy chàng đứng khá lâu. Bước vào nhà, mẹ yên lặng theo sau, người có vẻ không hài lòng.
- Mới quen nhau sao lại đi chơi khuya như vậy?
Tôi ôm ngang người mẹ Để cho người phải sống một ngày buồn bã và cô đơn. Hôn mẹ xong, tôi nói:
- Mẹ, hôm nay con vui thật, vì con là kẻ chiến thắng!
Mẹ ngạc nhiên:
- Chiến thắng? Trên phương điện nào?
- Trên mọi phương điện!
Tôi cởi áo ra, vứt trên ghế, tắm rửa xong, mở quyển nhật ký ra tôi ghi:
Tất cả mọi việc xảy ra thật êm đẹp, thật đúng như chương trình tôi đã dự liệu, tôi đã cướp được người yêu của Như Bình một cách dễ dàng, tôi sẽ cười thật to khi nhìn họ khóc.
Có lẽ vì quá mệt mỏi, tôi nhảy ngay lên giường. Đêm bên ngoài thật yên, thật vắng, tim tôi đột nhiên đập mạnh một thứ tình cảm lạ lùng nhè nhẹ, lâng lâng, tôi cảm thấy như mình vừa đánh mất chính mình. Giấc ngủ đến với bao ưu tư.
o O o
Tết đã trôi qua, một cái tết thật bình lặng. Đêm 30 2 mẹ con ngồi nhìn nhau. Mồng một sáng "đằng kia "chúc mừng năm mới. 2 ngày tiếp đó gió bấc thổi mạnh, cái lạnh căng da làm mọi người không ai muốn ra khỏi nhà, nhưng gió bấc vẫn không cầm được chân tôi.
Mặc chiếc áo lông thật dày, tay đeo găng kín, tôi vẫn nhởn nhơ trên sườn núi, bên bờ sông, và người luôn luôn bên cạnh tôi, bao giờ cũng là người thanh niên tràn đầy sức sống - Hà Thư Hoàn. Tình bạn giữa 2 chúng tôi càng lúc càng khắng khít. Khắng khít đến độ nhiều lúc tôi phải giật mình.
Hôm nay đến thăm Phương Du, Du đang nhốt mình trên gác vẽ tranh. một khung vải thật to chiếm gần nửa căn phòng. Phương Du mặc chiếc blouse trắng bê bết sơn, tóc tai nàng rối bù, mặt tái ngắt trông thật thiểu não. Thấy tôi đến, nó vẫn tiếp tục làm việc, chỉ nói một câu.
- Y Bình đấy à? Ngồi chơi xem tao vẽ nhé!
Tôi nhìn khung vải, một bức họa trừu tượng mà màu tro và màu xanh chiếm gần hết bức tranh, những vệt màu rời rạc như bầu trời trước cơn mưa mùa hạ Tôi ngắm nghía một lúc vẫn không hiểu Phương Du vẽ gì, tôi không ngừng được:
- Mày vẽ cái gì thế?
Phương Du quệt thêm một vệt như một giòng máu loang lổ giữa khối màu xanh đậm và xám, giải thích:
- Chủ đề của bức tranh này là "tình yêu"
Tôi nhún vai:
- Tao thấy không đúng lắm, phải đề là "tình yêu của Phương Du"mới phảị
Phương Du ném bút, cởi áo khoác ra rồi ngồi xuống cạnh tôi, nàng nói:
- Còn anh chàng của mày đâu rồi?
- Không có gì khác lạ cả, tao đang bắt hắn làm nô lệ đây, mày đừng hiểu lầm, đấy không phải là tình yêu, chỉ là một sự trả thù đúng nghĩạ Tao chứ đâu phải ai đâu mà dễ ngã lòng như vậy?
- Thật không? Y Bình, mày đừng có đùa với lửa nguy hiểm lắm, tao thấy Hà Thư Hoàn cũng đâu có tội gì mà làm vật thí thân cho mày trả thù người khác chứ?
- Tao đâu có ý hại hắn, chỉ tại hắn xui xẻo đấy thôi!
Phương Du trừng tôi:
- Tao không ưa giọng nói đó!
- Sao? Bây giờ mày cũng bày trò đạo đức nữa à?
- Không phải, nhưng tao không muốn thấy mày đem tình yêu ra làm một trò đùa, mày có thể dùng mọi cách để trả thù, nhưng không thể tàn nhẫn với Thư Hoàn như thế được.
Tôi kề mặt sát vào Phương Du:
- Mày phải hiểu cuộc sống của tao bây giờ chỉ có một mục tiêu duy nhất, đấy là báo thù! Ngoài ra tao không cần biết gì nữa hết.
- Thôi được, tao sẽ chống mắt xem mày hành động.
Chúng tôi ngồi yên lặng một lúc. Mỗi đứa đều có một tâm sự riêng tư, tôi thấy không khí loãng quá nên bỏ ra về. Phương Du đưa tôi ra cửa, tôi hỏi:
- Còn anh chàng nóng tính của mày lúc này thế nào?
- Hắn vẫn còn tồn tại trong đáy tim tao. Quả tim tao bây giờ đông gía như nước đá. một ngày nào đó tao hy vọng anh chàng sẽ hiểu được, để băng sẽ tan và tim tao ấm lại.
Tôi nói:
- Mày nói như làm thơ vậy, tao thấy lãng mạn quá đấy.
Phương Du cười:
- Để tao đưa mày đi một đoạn đường nhé!
Chúng tôi đi về phiá cầu lớn, đứng ra bên này đầu cầu tôi có thể đón xe về được rồi, nhưng tôi thic'h thả bộ thêm một khoảng nữa ven theo lan can cầu, chậm rãi bước đi trong suy tư, Phương Du bỗng lên tiếng:
- Y Bình, chắc có một ngày nào đó tao sẽ nhảy xuống sông này tự tử quá.
- Cái gì? Mày nói cái gì?
- Y Bình, mày không hiểu tao đâu, thật đấy, ý muốn nhảy xuống sông làm tao phát điên lên được.
Tôi nhìn Phương Du, nàng đứng tựa vào cột cầu, yêu lặng một lúc Phương Du cười phá lên:
- Thôi, không nói khùng nữa đâu, bây giờ mày về đi nhé!
Cô bé quay lưng trở về nhà, tôi nhìn theo thương hại. Tôi muốn chạy theo an ủi nhưng lại thôi. Đột nhiên mắt tôi như bị cuốn hút theo chiếc xe màu đen, chạy ngược chiều với tôi. Tim tôi đập mạnh, mắt vẫn không rời theo dõị
Lúc bấy giờ nhằm giờ tan sở, trên cầu xe nghẹt cứng, chiếc xe đen vẫn chầm chậm nhic'h tới trước. Bên cạnh người đàn ông cầm lái, có một người đàn bà trang điểm lộng lẫy - Dì Tuyết! Gã đàn ông một tay đặt trên vô lăng, một tay choàng qua vai dì Tuyết, còn dì thì ngã đẫu sang vai gả, thủ thỉ tâm sự gì đó, trông 2 người thật thân mật. Xe lướt ngang qua chỗ tôi đứng, dì Tuyết hình như không trông thấy tôi. Tôi bước tới nhìn kỹ lại một lần nữa xem mình có lầm lẫn không.
Sự thật vẫn là sự thật, xe chạy qua khỏi cầu, ngừng lại trước trạm xe buýt, dì Tuyết xuống xe, tôi vội lánh vào thành cầu, tiếp tục theo dõi.
Gã đàn ông cũng bước theo. Khi gã quay mặt lại, tôi nhìn được gương mặt xương xẩu, đôi mắt ti hí với chiếc cằm cụt. một gương mặt thật khó coi nhưng tôi lại có cảm giác thật quen thuộc như mình đã gặp ở đâu rồi. Gã đàn ông trao đổi gì với dì Tuyết vài câu. Tôi đứng quá xa nên không nghe được họ nói gì với nhau. Sau đấy, dì Tuyết gọi xích lô, gã đàn ông bỏ lên xe trở đầu quay lại. Khi chiếc xe chạy ngang qua lần thứ 2, tôi ghi ngay số xe vào óc.
Chiếc xích lô chở dì Tuyết đi khá xa mà tôi đứng đấy suy tính, rồi tôi quyết định đến đằng kia xem tình hình có gì lạ không, thế là tôi cũng gọi một chiếc xe xích lô nhờ chở về nhà của cha tôi.
Đến nơi, bước vào phòng khách, cha đang ngồi trên ghế hút thuốc. Kiệt ngồi gần tập viết. Thấy tôi bước vào, cha có vẻ vui:
- Lại đây, lại ngồi gần cha đây Y Bình.
Tôi bước tới ngồi xuống cạnh. Cha trút tàn thuốc vào gạt tàn.
Nhìn nét mặt nhăn trên trán và hàm râu bạc của cha, đột nhiên tôi thấy xót xạ Cha đã già rồi, không những chỉ già thôi mà còn cô độc, thời vàng son lẫy lừng đã đi vào quá khứ, đã tan thành mây khói. Bây giờ tôi mới thấy rõ một điều là tuổi trẻ về chiều của người nổi danh bi đát hơn ngày tàn của người bình thường. Cha nhìn tôi cười hiền lành:
- Sao, mẹ con khỏe không?
- Dạ khỏẹ
Câu hỏi của cha đã làm cho bao nhiêu nồi bùi ngùi nơi tim tôi ban nãy tan mất. Sự thù hận ngủ yên giờ được gợi dậy. Người đàn ông này đã lợi dụng quyền uy của mình ép buộc bao người con gái xinh đẹp làm vợ mình, lấy người ta cho đến lúc chán rồi lại xua đuổi người đàn bà khốn khổ và đứa con gái bạc phước ra khỏi nhà. Đời mẹ buồn quá, người đã để rơi bao nhiêu nước mắt? Nhìn gương mặt trước mặt tôi gay gắt thầm, ông đã làm chết đời con gái của mẹ tôi bây giờ giả vờ hỏi mẹ tôi có khỏe không à?
Tiếng cha lại vang lên:
- Mẹ con có đi khám bệnh chưa?
Tôi trả lời thật gọn:
- Bác sĩ nói thần kinh mẹ suy nhược.
Tôi đưa mắt đảo quanh một vòng xem dì Tuyết đã về chưa. Chú chó Bi Bi từ đâu chạy ra, có lẽ vừa lặn ngoài sân thì phải, lông nó lấm đầy cát, tôi nắm chắc lấy chiếc chuông ở cổ nó rung leng keng, đùa với nó một lúc. Cha bảo:
- Y Bình, 2 cha con mình đi tắm cho con Bi Bi đị
Tôi ngạc nhiên, tắm cho con Bi Bỉ Đó đâu phải là công việc của chả Nhưng nhìn cái vẻ thú vị của cha, tôi không biết nói gì hơn là bước theo. Cha lớn tiếng bảo cô Lan pha nước cho chó tắm, thằng Kiệt hùa theo:
- Cho con đi nữa.
Cha quát:
- Không được, mày phải ngồi đây làm bài.
Kiệt phụng phịu cãi lại:
- Không, con muốn tám cho con Bi Bi à.
Nhìn chiếc môi trề ra của Kiệt tôi sực nhớ ra một điều. Đúng rồi, đôi mắt nhỏ này, chiếc cằm cụt này, trong óc tôi vụt hiện lên hình ảnh của gã đàn ông nơi cầu lớn. Tôi chết lặng người, nhìn vóc dáng gầy gầy của thằng bé, khuôn mặt xương, cằm cụt, đúng vậy sao? Tôi không dám tin cái điều vừa xuất hiện trong óc tôi. Dì Tuyết có thể hành động như vậy được à? Bà ta dám đùa sau lưng cha như thế sao? Tôi rùng mình.
Nếu Kiệt quả là tác phẩm của dì Tuyết và một người đàn ông khác, thì ... Kinh khủng biết chừng nào.
- Y Bình lại đây!
Tiếng gọi của cha làm tôi giật mình. Bước ra sau, cha và thằng Kiệt đang giữ Bi Bị Thằng Kiệt cứ bứt lông nó mãi làm nó cứ gầm gừ chẳng yên. Mỗi lần Bi Bi né là Kiệt lại cười lớn. Tôi không thể dằn được tính tò mò, cứ đưa mắt quan sát Kiệt mãi, càng nhìn tôi càng nghi ngờ. Tại sao hắn không có chiếc mũi cao như bất cứ một đứa con nào khác của chả Tại sao hắn không có đôi mày rậm? Chắc chắn không phải là con nhà họ Lục này rồi.
Cha thật vui, ông sốt sắng kỳ cọ chiếc đuôi xù của con Bi Bị Tôi nhìn cha với đôi mắt thương hại. một nhân vật từng làm cho bao nhiêu người phải kinh sợ đến tuổi về chiều chỉ còn một thú này để tiêu khiển.
Tắm cho Bi Bi xong, chúng tôi lại trở ra phòng khách. Lúc đi ngang phòng Như Bình tôi ghé mắt vào, Như Bình đang mê mẩn xem tiểu thuyết kiếm hiệp. Thấy tôi nàng mỉm cười chào, nụ cười gượng ép làm sao.
Khi nàng khoác thêm chiếc áo. tôi thấy Như Bình có vẻ xanh xao thế nào.
Chuyện giữa tôi với Hoàn, Như Bình có hiểu được tí nào không? Dù hiểu tôi nghĩ chắc Như Bình cũng không rõ lắm đâu. Thật ra, tình cảm giữa tôi với Hoàn đang bước vào giai đoạn tuyệt vời, chữ tuyệt vời dùng ở đây có nghĩa là đã lên đến tột đỉnh của tình bạn, thập thò trước ngưỡng cửa tình ái. Tôi biết rằng, chỉ cần một sự khuyến khích nhỏ của tôi là đạo điễn của vở kịch này mà? Tôi đâu thể cho màn kịch kia biến thành sự thật được, nguy hiểm lắm. Tôi cố gắng lặp đi lặp lại 2 tiếng "trả thù"để tự đề cao cảnh giách, để cho lòng mình thanh thản, nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn thấy bàng hoàng, ray rứt, phải chăng vì tình cảm tôi quá phức tạp. Tôi cố gắng trốn lánh, không dám nghĩ nhiều đến nó.
Như Bình theo tôi ra tới phòng khách, con Bi Bi đang run rẩy trên ghế. Tôi nói:
- Bọn này vừa tắm cho Bi Bi đấy!
Như bình cười, nụ cười hời hợt. Tôi quay lại, chợt phác giác ra một sự thay đổi lớn nơi Như Bình. Phải chăng tình yêủ Nước da trắng xanh, tâm hồn thì ngẩn ngơ như tận đâu đâu. Tôi biết Hà Thư Hoàn vẫn đến đều đặn để kèm Anh Văn cho Như Bình. Con bé có vẻ si nặng.
Đến gần bữa tối, dì Tuyết về nhà. Tôi lén dò xét, thái độ của bà ta vẫn an nhiên tự tại như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Tôi thầm phục tài đóng kịch của bà. Liếc về phía tôi, rồi quay sang cha, dì Tuyết nói:
- Hôm nay xui quá, thua luôn mấy ván!
Đối với cha sự ăn thua của dì Tuyết ông chẳng bận tâm lắm. Thế thì bà ta đã lợi dụng chuyện cờ bạc để che giấu hành vi ngoại tình của mình. Thua hết mấy ván? Thua thật hay chỉ là một cái cớ nói cho quạ
Tôi ở lại ăn cơm tối, sau bữa ăn cha hỏi tôi có định thi lên đại học không? Tôi đáp là chuyện thi cử vẫn cần, nhưng không cần phải có thầy để kèm. Đang nói đến đấy thì Hà Thư Hoàn đến. Tôi mới chợt nghĩ ra, thì ra hôm nay là ngày anh chàng đến dạy cho Như Bình, trách chi cô bé chẳng bối rối sao được.
Nhìn thấy tôi, Thư Hoàn mỉm cười thật tươi, anh chàng nói:
- Cô đoán thử xem suốt buổi chiều hôm nay tôi đã làm gì?
- Làm sao tôi biết được?
- Ở nhà cộ Tôi đợi cô suốt một buổi chiều rồi ăn cơm tối luôn ở đấy.
Hà Thư Hoàn khai toẹt ra hết, tôi nghĩ có lẽ hắn cố tình nói lớn như thế để mọi người cùng nghẹ Tình hình này xem chừng anh chàng có vẻ nôn nóng, định tiến nhanh hơn một bước nên mới bày tỏ sự săn đón tôi trước mặt mọi người như vậy.
Mặt Như Bình tái xanh, còn dì Tuyết thì giả bộ tảng lờ như không nghe thấy. Thái độ của họ làm tôi thật sung sướng. Thư Hoàn ngồi xuống ghế, dì Tuyết hết nhìn hắn lại nhìn tôi hình như đang dò xét, đang nghi ngờ một cái gì xảy ra giữa 2 đứa tôi. một lúc bà mới cười nói với Hoàn.
- Cậu Hoàn, cậu uống trà hay uống cà phể Cà phê nhé? Ngồi lại gần lửa này, trông cậu có vẻ bị lạnh đấy?
Dì Tuyết chỉ chỗ trống bên cạnh Như Bình cho Hoàn. Tôi chợt hiểu, dì đang trổ thủ đoạn chài rể. Tôi vẫn thản nhiên, đưa mắt nhìn xem Hoàn sẽ ứng phó thế nào, chỉ thấy Hoàn nói:
- Dạ không sao, tôi không thấy lạnh tí nào cả.
Vừa nói, anh chàng lại bỏ chạy sang ngồi cạnh tôi. Dì Tuyết có vẻ khó chịu, nhìn thẳng vào mắt tôi rồi bỏ đi vào trong. Thư Hoàn bắt đầu nói chuyện với cha, cha hỏi chàng có quyển sách nào về quân sự không?
Thư Hoàn đáp không, rồi từ đó, chàng mới nói thao thao bất tuyệt về tình hình thế giới hiện nay. Cha thích thú lắm, rất ít khi tôi thấy người có thái độ vui vẻ như vậy! Người bắt đầu bàn cãi và thuật lại một vài sự việc của người thời xưa. Đối với chuyện lịch sử, thời sự, tôi là con bé lười tìm hiểu nhất. Những chuyện đánh đấm của họ nghe thật chán phèọ Nhưng Hoàn và cha bàn luận hăng say quá. Có điều Hoàn có vẻ cố chấp và giữ vững lập trường. Cha giận dữ, người bảo Hoàn chỉ là "đồ con nít chưa đứt sữa"mà bày đặt xen vào chuyện đại sự quốc gia.
Nhưng khi dì Tuyết mang cà phê ra thì chiến tranh cũng chấm đứt. Tôi nhìn thấy cha đưa ánh mắt thân tình nhìn "thằng con nít chưa đứt sữa"mà ham nói chuyện đời.
Khi dì Tuyết mang cà phê ra, dựa hơi Hoàn, tôi cũng được một ly.
Dì Tuyết vừa ngồi xuống thì thằng Kiệt chạy ngay đến nũng nịu xin tiền ăn quà. Tôi không dằn được, đưa mắt quan sát, càng nhìn tôi lại càng đoán chắc giả thuyết của mình là đúng. Đúng ngay lúc gặp gã đàn ông, tôi đã có cảm giác quen thuộc, cảm giác đó bây giờ đã được xác định. Đi tryền quả là một hiện tượng kỳ điệu của đời sống, Kiệt đúng là bản sao của gã đàn ông nọ Con cái nhà họ Lục có đứa nào xấu xí thế này đây? Nếu quả đây là sự thật thì đáng buồn cho cha quá? Đứa con trai mình tâng tiu nhất lại là đứa con ngoại tình. Tôi lạnh lùng nhìn dì Tuyết, định tìm trên đấy chìa khóa mở cửa bí mật; nhưng bà ta đúng là một điễn viên có tài. Nhưng sự thật xảy ra trước mắt tôi là đã khiến tôi coi thường và ghê tởm người đàn bà này, tuy thế sự thật kia cũng mang đến cho tôi niềm phấn khởị Biết được chuyện xấu xa kia là một điều hay, chỉ cần nắm vững bằng chứng nữa là phần thắng sẽ về tay mình.
Dì Tuyết vui vẻ nói chuyện với Thư Hoàn, dì cố tình làm ra vẻ vồn vã thân mật, đồng thời chẳng quên việc đốc thúc Như Bình ngồi cạnh, để cô con gái chen vào, nhưng Như Bình chỉ biết thẹn thùng hết nhìn dì Tuyết lại nhìn Thư Hoàn. Sau cùng dì Tuyết hạ độc thủ với Hoàn:
- Tôi nghĩ hôm nay ở phòng khách ồn quá, cậu chịu phiền vào phòng Như Bình dạy nó nhé?
Quay sang Như Bình nói:
- Như Bình, con đưa cậu Hoàn vào phòng con đi, để mẹ gọi cô Lan mang thức uống vào!
Như Bình đỏ mặt, ấp úng:
- Nhưng..phòng con bề bộn quá mà.
Tôi nghĩ đến hình ảnh bề bộn trong phòng Như Bình, quần áo lót máng đầy đầu giường mà phì cười. Dì Tuyết vẫn bướng:
- Đâu có sao, cậu Hoàn đây cũng là người nhà cả mà.
Giọng nói của dì thật thân mật. Nhưng thái độ lúng túng của Hoàn trông thật buồn cười. Sau cùng Thư Hoàn hỏi Như Bình:
- Bài ngữ pháp hôn trước cô học thuộc chưa?
Gương mặt Như Bình càng đỏ hơn, nàng đưa tay vân vê ống quần, nói:
- Dạ ...dạ chưa.
Thư Hoàn trút nhẹ gánh nặng, anh chàng nhún vai:
- Thế thì bao giờ cô thuộc tôi sẽ dạy tiếp. Hôm nay nghỉ một buổi cũng không sao.
Như Bình chớp mắt, nàng có vẻ thẹn thùng tay cầm chiếc khăn cứ vung vẩy luôn tay. Dì Tuyết bấm mạnh lên đùi Như Bình khiến Như Bình đau quá khẽ kêu lên. Để cứu vãn tình thế, dì Tuyết nói:
- Tôi thấy cứ dạy tiếp đi chẳng sao đâu, riêng bài ngữ pháp để hôm khác trả cũng được mà.
Hà Thư Hoàn nói:
- Như vậy khkông được, làm thế việc học hành không được thứ tự
Cha đột nhiên chen vào:
- Theo tôi thì con Như Bình học hay không học chẳng thành vấn đề, có con Y Bình đây học chắc khá hơn.
Quay sang Hoàn, cha hỏi:
- Sao cậu Hoàn, cậu có sẵn lòng kèm Y Bình học thi đại học không?
Giọng nói của cha lúc nào cũng ưa ra lệnh, Hà Thư Hoàn có vẻ thích, anh chàng nhìn tôi:
- Tôi rất sung sướng được kèm cho Y Bình, nếu được tôi sẽ cố gắng để Y Bình đỗ đạt.
Tôi trừng mắt nhìn Hoàn. Hôm nay anh chàng có vẻ "lên "quá, dám gọi cả tên tôi. Nhưng một niềm vui nhỏ len lén chen vào hồn. Cha nhìn Hoàn nói:
- Cậu làm ơn cho biết xem ở đại học các cậu họ dạy cái gì, mà thằng Hảo nhà tôi nắm thứ 3 ngành Điện, thế mà về nhà khi tôi hỏi nó trong trường dạy những gì, nó chỉ biết xổ ra một lô danh từ ngoại ngữ điếc tai. Trong khi đó điện trong nhà hư, nó chẳng biết sửa chữa gì cả.
Hà Thư Hoàn cười lớn, tôi cũng cười theo, chỉ có dì Tuyết là có vẻ không hài lòng lắm. Hà Thư Hoàn nói:
- Dạ chúng tôi chỉ học lý thuyết nhiều, nhưng ít thực hành lắm.
- Như vậy học để làm gì chứ?
- Dạ học lý thuyết nhiều để ứng dụng trên phương điện khảo cứu và phát minh ở cấp bực cao hơn.
Cha gõ nhẹ chiếc dọc tẩu lên gạt tàn, người nhướng mày bảo:
- Tôi thì tôi không thấy cậu cả nhà tôi có khả năng phát minh phát miếc gì cả mà chỉ thấy nó tiêu tiền là giỏi thôi.
Dì Tuyết có vẻ ngượng, đứng lên đánh trống lãng:
- Cà phê lạnh hết rồi, nếu biết chẳng có ai uống tôi đâu thèm pha làm gì.
Cha hỏi Thư Hoàn:
- Cậu học môn gì?
- Dạ ngoại ngữ.
Cha có vẻ không hài lòng mấy:
- Ừ, nhàn rỗi học chơi cũng được.
- Anh văn bây giờ đã trở thành loại ngôn ngữ quốg tế rồi, thời buổi này không thể không học nó được. Có điều học để hiểu để thu nhập tinh hoa của nó để giúp ích cho quốc gia, chứ đừng vọng ngoại thì đâu có gì là xấu. Bác cũng thấy là nước mình lạc hậu hơn thiên hạ nhiều.
Cha nhìn Hoàn một lúc nói:
- Cậu Hoàn, đúng ra cậu nên học chính trị
Thư Hoàn cười:
- Dạ, tôi không nhiều tham vọng.
Cha gõ nhẹ tẩu lên tay Hoàn:
- Nhưng tham vọng có gì là xấu đây? Tham vọng là một điều đáng yêu, nó có thể đưa cậu đến thành công dễ dàng.
- Vậy nhưng nó cũng đáng sợ lắm, vì nó có thể làm ta thân bại danh liệt như chơi.
Cha yên lặng nhìn Thư Hoàn, gật gù:
- Không tham vọng cũng được, nhưng phải có óc cầu tiến, cậu Hoàn, cậu khá lắm!
Lần đầu tiên, tôi nghe cha khen một người, Hà Thư Hoàn có vẻ sung sướng, hắn khẽ liếc tôi với nụ cười trên môi. Nụ cười thật dễ thương làm cho tim tôi đập mạnh. Đột nhiên tôi như thấy rõ lòng tôi. Tôi đã yêu.
Ngồi thêm một lúc tôi thấy Hà Thư Hoàn với cha có vẻ tương đắc. Dì Tuyết thì nóng nảy ra mặt. Như Bình vẫn ngồi yên lặng như tượng gỗ.
Tôi nhìn vào đồng hỗ đã gần một0 giờ, tôi đứng lên định ra về, cha đứng lên nói:
- Cậu Hoàn, cậu làm ơn đưa con Y Bình về cho tôi, con bé này thích về đường tối quá!
Tôi nhìn cha, sao cha lại lo lắng cho tôi như vậy? Tiếc là tôi vẫn dửng dưng, tình tôi dành cho cha đã nhạt từ lâu rồi. Thư Hoàn sung sướng chào dì Tuyết, chào Như Bình. Như Bình lí nhí chào lại rồi bỏ về phòng. Khi Như Bình quay lưng bỏ đi, tôi trông thấy trên ánh mắt nàng những giọt lệ long lanh. Dì Tuyết đưa chúng tôi ra tới cổng, bà vẫn còn ráng hy vọng:
- Cậu Hoà, cậu đừng quên là tối mốt có giờ dạy con Như Bình nhé?
Thư Hoàn cung kính:
- Vâng, thư bác ạ
Chúng tôi đã ra tới cổng, đột nhiên nghe tiếng cha gọi giật lại:
- Y Bình, đợi một chút.
Tôi đứng lại ngạc nhiên. Cha quay sang dì Tuyết bảo:
- Vào lấy cho tôi một trăm ngàn xem.
Dì Tuyết chần chờ:
- Nhưng mà ...
Cha sốt ruột:
- Đi lấy đi, đừng có nhưng mà gì cả.
Tôi lạ lùng không hiểu tại sao mình không xin mà cha lại cho, hôm nay đâu phải là lúc phát tiền? Tại sao cha lại cho tới một trăm ngàn?
Nhưng dù sao có tiền dư dả cũng hơn. Dì Tuyết đem tiền rạ Cha trao cho tôi, nói:
- Đem về đi, chừng nào hết cho cha biết.
Tôi ngẩn ngơ cầm tiềm cùng Hà Thư Hoàn ra cổng. Dì Tuyết nhìn theo với cái nhìn thù hận. Để chọc tức bà ta, tôi quay lại cười chiến thắng. Mặt dì Tuyết xụ hẳn xuống. Nhớ đến hoạt cảnh xảy ra nơi đầu cầu lớn, tôi lại cười. Thư Hoàn hỏi:
- Cô cười gì đấy?
Kéo cao cổ áo tôi nói:
- Không có gì cả.
Hà Thư Hoàn đi sát tôi:
- Lạnh à?
- Không.
- Mày mà trời không mưa.
Tôi nhìn lên trời, tuy chưa mưa nhưng mây đen nặng trĩu, trăng sao gì cũng trốn mất hết, gió thật lạnh, thổi rát cả mặt tôi.
- Không bao giờ tôi thấy Y Bình mang theo khăn quàng.
Thư Hoàn nói xong choàng chiếc khăn quàng ngang cổ tôi rồi cánh tay anh chàng buông nhẹ xuống lưng tôi và nằm yên ở đấy. Tôi rùng mình, niềm vui thầm kín len lén vào tim, tôi không phản đối, chúng tôi cứ thế đi bên nhau. một lúc tôi nghe chàng lên tiếng gọi:
- Y Bình!
- Em nên tử tế với cha em một chút.
- Tại sao?
- Ông ấy cô đơn lắm. Vả lại cha em có vẻ yêu em lắm mà.
Tôi cười mỉa:
- Hừ, cha mà yêu tôỉ Yêu tôi tại sao lại tống cổ mẹ con tôi ra khỏi nhà chứ?
- Đừng nói vậy, anh thấy rõ cha yêu em. Y Bình, cha em đã già rồi, em phải tha thứ, phải rộng lượng với người. Nhìn thấy ông hết lòng chiều chuộng em mà em vẫn lạnh lùng, anh khó chịu quá.
Tôi hơi giận:
- Anh không hiểu gì hết, cứ mặc em!
- Thôi được rồi, anh không nói nữa đâu, gia đình em thật phức tạp anh không hiểu nổi.
Từ đầu đường, một chiếc xe du lịch vụt qua, đèn pha lóe mắt, chúng tôi lách người qua một bên, trên xe một thiếu nữ mặc áo đỏ sang trong tôi ngoái mắt nhìn theo, nhún vai:
- Lại Mộng Bình, nó ăn đie6.n như bà hoàng ấy!
Thư Hoàn không nói gì cả, chúng tôi tiếp tục bước. Đi một lúc tôi thăm đò:
- Anh thấy Như Bình thế nào?
- Hiền hậu, nề nếp!
Hoàn nhìn tôi với đôi mắt dò xét, tôi vẫn không tha:
- Anh không nhìn thấy ý định của dì Tuyết à?
Hoàn giả vờ:
- Ý định gì?
- Anh đừng giả vờ, không lẽ anh không biết thật à? Như Bình yêu anh, dì Tuyết đã chấm anh rồi đấy!
- Thế à!
Tôi cũng giả vờ lạnh nhạt:
- Tôi nghĩ là 2 bên thật là môn đăng hộ đối. Trên phương điện gia thế, nhân phẩm ...Như Bình đều có đầy đủ cả, cưới cô ta anh sẽ có hạnh phúc. Tuy Như Bình học hành không khá, nhưng cũng trên trung bình, vả lại đàn bà con gái đâu cần phải học nhiều, biết quán xuyến nhà cửa, con cái là đủ rồi.
Chúng tôi đã đến trước cổng nhà tôi, khi ngừng lại tôi tiếp tục nói:
- Tính tình Như Bình được lắm, tuy con nhà giàu nhưng không hoang phí cũng không lãng mạn như Mộng Bình. Đối với đàn ông con trai, nàng là mẫu người vợ lý tưởng.
Thư Hoàn đặt tay lên cửa:
- Bao nhiêu đó đủ chưa?
- Còn nữa, Như Bình còn ....
Thư Hoàn đột nhiên cúi xuống, tay chàng xiết chặt thân tôi, miệng bắt chặt lấy miệng tôi. Tôi không ngờ sự việc lại có thể xảy ra như vậy nên không kịp phản ứng gì cả. Đầu óc tôi mênh mang, toàn thân nóng sốt, tôi muốn nín thở, tim đập nhanh. Trong cơn bối rối, hình như tôi đã hưởng ứng cái hôn đó. Một chút đất trời đảo lộn.
- Y Bình! Y Bình!
Thư Hoàn thầm thì, tôi như bị một âm thanh xa vời từ đâu réo về. Mở mắt ra, tôi bắt gặp đầu tiên là đôi mắt.
- Y Bình!
Chàng lập lại, tôi không biết phải nói gì, chàng đưa tay sợ nhẹ môi tôi. Nụ cười đến, tôi định cười với chàng, nhưng không hiểu sao mình chẳng cười được, hồn tôi dang phiêu du trong một thế giới nào khác.
Âm thanh êm đềm kia lại đến:
- Y Bình! Anh chờ đợi cái ngày hôm nay lâu lắm rồi!
Câu nói của chàng làm tôi xúc động, gương mặt chàng kề sát mặt tôi quá làm sao tôi thở được.? Rồi như chợt tỉnh cơn mê, tôi xô chàng ra, bước tới đập mạnh vào cửa và nhẹ nhàng chào chàng.
Tôi đẩy chàng, bảo chàng đi đi mà chàng vẫn đứng bất động. Đến lúc mở cửa, tôi chạy nhanh vào nhà, mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Làm sao thế hả Y Bình?
- Không có gì cả.
Tôi đáp hấp tấp rồi chạy vào phòng, đến trước bàn trang điểm tôi nhìn vào kính, một khuôn mặt say đắm, ánh mắt long lanh đang nhìn tôi.
Đặt tay lên ngực tôi định ngồi xuống ghế, nhưng tay tôi hình như cha.m phải cái gì, chiếc khăn quàng cổ. Tối lấy xuống, trên nền lông trắng, 2 chữ "Thư Hoàn"màu đỏ nằm khiêm nhượng trong một góc. Tối hôm ấy trên sổ nhật ký của tôi có mấy chữ:
Tôi đã chiến thắng, tôi đánh ngã dì Tuyết và Như Bình, tôi đã đoạt được Thư Hoàn, nhưng bây giờ ...tôi ra sao?
Có lẽ tôi đã yêu Thư Hoàn mất rồi, trong kế hoạch trả thù của tôi, một toa xe đã trật đường rầy, tôi không ngời tình yêu lại đến, nhưng nó đã đến, bây giờ làm sao để ngăn chận lại đây?
Đêm ấy tôi không ngủ được, tiếng mẹ trằn trọc ở phòng bên làm tôi trổi mình dậy, chui qua giường mẹ:
- mẹ đưa tay sờ mặt tôi hỏi:
- Con yêu Thư Hoàn rồi phải k hông?
Tôi đáp:
- Hình như là vậy.
Mẹ ôm chặt tôi nói nhỏ:
- Mong trời phật phù hộ con tôi được hạnh phúc.
Mẹ yên lặng tôi hỏi thêm:
- Làm sao mà mẹ lấy cha vậy?
Mẹ mơ màng chậm rãi đáp:
- Năm đó, mẹ vừa 20 tuổi ...- một tiếng thở dài - Cuộc đời có quá nhiều bất ngờ. một hôm khi mẹ đến nhà bà dì của con chơi. Lúc đó khoảng 4 giờ chiều, trên đường trở về nhà nếu mẹ đi chậm một tí hay đi nhanh một tí thì đâu có gì xảy rạ Khi mẹ đến phố chợ, bỗng nhiên thấy dân chúng chạy lánh qua 2 bên đường, đàng xa bụi dậy mù trời. Trong lúc hoảng hốt chưa kịp tìm chỗ lánh thì một xe quân sự chạy vút tới. Mẹ đứng nép người vào cổng nhà thờ, hiếu kỳ nhìn về phiá đoàn người đi xẹ Dẫn dầu là cha con, người đà lướt qua khỏi mặt mẹ, nhưng lại quay lại. Đĩnh đạc trên xe người chăm chú nhìn mẹ.
Mẹ hoảng sợ thu mình đứng yên. Cha con nói nhỏ mấy tiếng với vị sĩ quan hầu cận rồi bảo xe chạy đị Đoàn tùy tùng của cha con theo sau rầm rộ.
Về nhà mẹ cứ thấp thỏm lo âu, nhưng rồi ngày hôm sau cũng không có gì xảy rạ Mẹ vừa an tâm, thì qua ngày kế tiếp, một đoàn lính xe cộ rầm rộ mang thùng lễ vật vào nhà bảo là Đại tá Lục Chấn Hoa đã quyết định chọn mẹ làm vợ lẽ.
- Và thế là mẹ phải lấy chả
Trong bóng đêm, tôi vẫn có thể nhìn ra nụ cười thê lương của mẹ
- 2 ngày sau ngày mang lễ vật đến, là ngày chiếc xe hoa đã sẵn sàng trước ngõ. Mẹ đã khóc ngất trước mặt ông và bà ngoại con, rồi lên xe hoạ
Tôi hỏi tới:
- Rồi sau đó?
Mẹ cười:
- Sau đó à? Sau đó thì mẹ đã là vợ lẽ của Lục Chấn Hoạ Sống trong nhung lục, ăn cao lương mỹ vị, một mình ngụ trong tòa nhà lớn có kẻ hầu người hạ
- Lúc đó cha có yêu mẹ không?
Mẹ thở dài:
- Yêu, yêu lắm chứ. Đó là cả một thời vàng son. Cha con đẹp trai, đa tình, mặc quân phục trông thật uy nghị Ai cũng bảo mẹ có phúc, nhưng khi mẹ mang bầu Tâm Bình thì cha con lại mang thêm một người vợ mới về, đó là dì Tuyết. Sau khi Tâm Bình chào đời được 2 năm, thì dì Tuyết có mang thằng Hảo. Kể từ đó cha con còn mang thêm mấy bà nữa, nhưng sống với nhau không được bao lâu cha con lại bỏ rơi người tạ Chỉ có mẹ và dì Tuyết là bền vững nhất. Tâm Bình càng lớn càng đẹp, cha con lúc nào cũng cho theo bên mình và do đó mẹ cũng được yêu thương. Khi Tâm Bình mất, cha con buồn rơi nước mắt, đó là lần đầu tiên mẹ thấy cha khóc. Và cũng nhờ Tâm Bình mà mẹ mới được theo cha con đến thành phố này. Có nhiều lúc mẹ thấy cha con cũng không đến nổi vô tình lắm đâu.
Tôi mệt mỏi, bắt đầu ngáp dài:
- Con không chịu câu đó, cha đã đuổi mẹ con mình ra khỏi nhà mà mẹ còn bênh vực cái nỗi gì?
- Không thể trách cha con như vậy được, không ai hoàn toàn vô tình, cũng không ai hoàn toàn xấu. Rồi mai đây lớn lên thêm con sẽ hiểu điều đó. Lúc Tâm Bình bệnh nặng, cha con bất kể công viếc quốc gia đại sự, lúc nào cũng ở bên Tâm Bình để đùa vui với nó, sự yếu đuối của Tâm Bình với sự nóng nảy của cha con thự là 2 thái cực, thế mà cha con vẫn một mực yêu chiều quý nó. Khi bác sĩ bảo bệnh của Tâm Bình vô hy vọng thì suýt nữa cha con đã giết chết vị bác sĩ khả kính kiạ
Tôi thở dài:
- Cha con mà đối đãi với chị Tâm Bình được vậy thật là kỳ quặc.
- Cha mẹ sống với nhau mấy mươi năm trời, thế mà mẹ vẫn không làm sao hiểu nổi được cha con là người thế nào, có điều mẹ biết cha không phải thuộc hạng người vô tình mà là người có cảm xúc mạnh. Con đừng dùng cặp mắt bình thường mà xét đoán con người có cá tính rất mạnh của cha con.
Tôi lăn qua một bên, cơn buồn ngủ đã bò lên mắt:
- Lúc ông ấy đánh con, con không trông thấy một tình cảm nào hiện điện trong người ông ấy cả con có cảm tưởng như mình bị một người vô tâm hành hạ
- Y Bình, mẹ lo quá, một trận đòn mà sao con lại căm thù như vậy? Đừng thế con ạ Nếu con lúc nào cũng nghĩ đến thù hận thì làm sao sống vui cho được?
Lời mẹ khuyên như vang dội lại từ đầu, tôi buồn ngủ quá rồi. Âm ự một vài tiếng cho xong chuyện, tôi định ngủ nhưng mẹ vẫn nói tiếp:
- Mẹ còn khổ hơn con nhiều. Mẹ lo cho con quá, con khoan dung, độ lượng, như thế đời con mới sung sướng, mẹ không muốn nhìn thấy con rơi lệ, con hiểu không?
- Vâng.
Tôi mơ màng, mẹ tôi vẫn nói nhưng tôi nghe đoạn được đoạn không, hình như là:
- Y Bình, con hỏi mẹ đã từng yêu chưa à? Có, mẹ đã yêu, yêu thật ...Đẹp trai, người đàn bà nào trông thấy cũng thích ...Vì vậy, mấy năm nay, mẹ làm sao quên được ...
Giọng nói của mẹ xa vời va tôi không buồn nghe gì nữa cả, đêm bình yên đã đến.
Trời mát dần, tháng 4 là tháng có thời tiết tương đối tốt. Những trận mưa phùn, những cơn gió bất hạnh lạnh lẽo đã bị những làn gió mát thổi đi, mặt trời đã hiện ra mang những tia nắng sưởi ấm tấm lòng rộn rã đầy niềm vui và sức sống của tôi. Bây giờ chưa phải là lúc chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học, nhất là tinh thần của tôi chưa sẵn sàng, cầm quyển sách lên mà tôi cứ nghĩ chuyện đâu đâu. 2 nữa là vì không có thời giờ, lúc nào tôi cũng bận rộn với những buổi hẹn hò với Thư Hoàn. Chúng tôi lang thang khắp nơi, ngay cả những dự tính báo thù dì Tuyết đôi lúc tôi còn quên mất nói chi là ...Lần dầu tiên trong đời, tôi mới biết thế nào là thi vị của tình yêu. Thuở xưa nghe người ta nói, tôi chỉ nghĩ yêu tức là đôi lòng cùng nghĩ đến nhau, đôi tim cùng đập. Nhưng bây giờ tôi đã biết, không hẳn chỉ như vậy mà khi yêu nhau rồi, từng tế bào, từng lổ chân lông trên người cũng cùng lo lắng, cùng thở, cùng si mê, tất cả những gì ngoài tình yêu đều không có giá trị đối với tôi hết.
Hà Thư Hoàn vẫn tiếp tục đến "đằng kia"một tuần 3 lần để kèm Anh Văn cho Như Bình. Tôi không mấy hài lòng, nhiều khi muốn Hoàn nghỉ dạy, để dành hết thời giờ rảnh rõi cho tôi. Nhưng Hoàn thật cố chấp, chàng bảo là mình đã lỡi hứa thì phải làm, không thể từ chối được.
Tối hôm ấy, khi Hoàn đến kèm Như Bình, chẳng có việc gì làm, tôi ngồi tán gẫu với mẹ Tuy là ngồi đây nói chuyện, nhưng hồn tôi thì lại bay bổng sang "đằng ấy ". Đứng ngồi không yên, lòng tôi nóng như lửa đốt. Sau cùng tôi quyết định đến đây xem có gì lạ không?
Đến đằng ấy, tôi mới biết Hoàn đang kèm cho Như Bình tại phòng riêng của cô nàng, điều đó càng làm cho tôi không yên tâm. Không phải tôi sợ Như Bình sẽ chiếm được Hoàn nhưng mà ... Trên phương điện tình ái ai lại không ích kỷ, hẹp hòị Chỉ cần nghe Hoàn và Như Bình trong phòng riêng là tôi bứt rứt khó chịu. Tại sao Hoàn không nói cho tôi nghe chuyện đo ngay từ đầủ