Chỉ mục bài viết |
---|
Ngọn Cỏ Bên Bờ Suối |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Trang 10 |
Trang 11 |
Tất cả các trang |
Chương 3
một tuần lễ sau, sức khoẻ của Thế Vỹ gần như hoàn toàn bình phục.
Thế Vỹ vẫn được sắp đặt ở trong phòng Nguyên Khải đã ở trước kia. Căn phòng huớng
mặt ra vườn hoa, ở đây Thế Vỹ mới cảm nhận được hết cái đẹp vườn tược của phương Nam. Nó gần như khác hẳn cái thú chơi cây cảnh ở miền Bắc, mọi thứ như hoà nhập với thiên nhiên.
Chẳng hạn, trong khu vườn hoa của Phúc gia trang này... Có lẽ vì ảnh huởng của khí hậu Thái Hồ, nên vườn hoa cũng được chia làm 4 cảnh: Xuân, Hạ, Thu, Đông... Mỗi nơi lại xây dựng một lầu nhỏ, một nhà thủy tạ để ngắm cảnh... Rồi những chiếc hành lang dài, khiến cho căn nhà có vẻ dài hơn, sâu thẳm hơn. So với cái kiến trúc phương Bắc, cái đẹp của nó mộc mạc hơn.. Vỹ nhớ lại ở Bắc Kinh... Kiến trúc ảnh huởng nặng của Cố cung, nên các dinh thự phần lớn đều được xây theo kiểu mái cong cầu kỳ. Đẹp một cách tráng lệ kiểu cách. Còn ở đây, nhà nhà đều xây theo lối khác hẳn. Tổng thể thì có một cổng lớn bên ngoài, kế đến là vườn hoa với đường sỏi nhỏ. 2 bên là 2 hàng trúc xanh... Mấy buị chuối tiêụ một khung cảnh thi vị lạ lùng... Mà Thế Vỹ yêu nhất là góc tường chắn gió phương Đông... Ở đây mọc đầy những lọai dây leo lá nhỏ.... Chúng bám kín cả bờ tường. Mỗi làn gió thổi đến, những chiếc lá rung rinh như hò reo, như thì thầm. Chúng giống như những con sóng màu xanh. Và giữa những con sóng đó, thỉnh thoảng lại điểm tô một cánh hoa đỏ. Cái cảnh giản dị mà đẹp khiến nhiều lúc Thế Vỹ mơ mộng rồi ngạc nhiên. tại sao trong cái khung cảnh đẹp một cách hưũ tình thế này lại chẳng có một chuyện tình uớt át hay eó le xảy rạ.. Mà chỉ là một cuộc xung đột giữa cha với con đưa đến những kết thúc bi thảm?
Nhưng rồi.. Thế Vỹ thắc mắc cũng không lâu, thì mấy ngày sau đấy... Nguyệt Nương trong những giây phút vui miệgn đã kể lại cho bọn Thế Vỹ nghe chuyện của Nguyên Khải:
Chuyện thế này. Mười mấy năm trước, Nguyên Khải yêu phải một cô tớ gái trong nhà là Nhược Lan, chuyện đó ở những gia đình thế thiệt cũng bình thường thôi. Nếu như Nguyên khải chịu nhận Nhược Lan làm thiếp. Còn chuyện hôn nhân chính thức từ từ tính sau. Đằng này Nguyên Khải là người theo tân hoc., chịu ảnh huởng phương tây. Với chủ trương "một vợ một chồng", nên cương quyết đòi cuới Nhược Lan làm vợ chính thức. Vì vậy mới gây nên họa lớn. Ông Chấn Đình đã giận dữ, ông nổi giận lôi đình. Mọi người khuyên can.. Nguyên Khải có năn nỉ thế nào ông cũng không chấp nhận Chẳng những thế còn tìm đủ mọi cách để tách rời 2 người. Nghe nói lúc đó có một cuộc đấu trí hết sức khốc liệt. Nguyên Khải phận làm con, lại ở giữa cái không khí đầy phong kiến ấy, không có cách gì tốt hơn là đua+ Nhược Lan đi trốn. Chuyện bỏ đi này không có gì trầm trọng nếu như Nguyên Khải không học đòi phương tây. Đưa Nhược Lan vào một giáo đường ở Thuợng Hải để nhờ các cha cố làm phép cuới.
Hôn lễ cử hành xong, Nguyên Khải nghĩ là chuyện đã rồi, nên đưa Nhược Lan trở về nhà. Ông Chấn Đình lại cương quyết thủ cựu làm sao có thê? chấp nhận chuyện đó? Thế là... Ông chẳNg nói chẳng rằng, lại hạ lệnh đuổi cả Nhược Lan và Nguyên Khải ra ngoài. Và để tỏ thái độ của mình, ông còn nói:
- Này Nguyên Khải bắt đầu từ giây phút này. Mi không còn là con của tạ.. Mi ở ngoài có đói khổ có sống chết thế nào cũng mặc... Vì mi đã lựa chọn.. Đừng có quay về đâỵ.. Nhà ho. Phúc chúng tao thà là tuyệt tử tuyệt tôn. Chớ không thể có một thằng con nghịch tử như mị.. Từ nay mi chẳng còn mang ho. Phúc nữa....
Lúc đó, Nguyên Khải đứng ngoài sân. Tứ bề gió lộng. Nguyên khải cũng rất cứng cõi, chàng quỳ xuống khấn đầu lạy tạ từ bà Tịnh Chi:
- Mẹ ơi. Theo lệnh của cha từ đây về sau, con không còn được gọi mẹ là mẹ nữa. Mẹ hãy tha tội bất hiếu cho con. Con sẽ trở thành một người xa lạ với Phúc gia trang này và bây giờ, con xin phép mẹ con đi!
Hôm đó, bà Tịnh Chi ở vào cảnh thật khó xử. Bênh con thì trái lệnh chồng. Mà nghe lời chồng thì phải bỏ con ử bà sụp xuống khóc lóc van nài, nhưng chẳng ai chịu nghe. Cuôí cùng rồi Nguyên Khải cũng bỏ đi. Và vì cái câu nói cuối cùng của Nguyên Khải ám ảnh mãi bà... Nó như một lời trối trăn cuối cùng của Khải.
một năm sau đấy... Nhược Lan đã mang xác chồng đem về trả lại cho Phúc Gia trang.
Thế Vỹ nghe nói giật mình, tròn mắt nhìn Nguyệt Nương:
- Xác Nguyên Khải? Nguyên Khải chết? tại sao chết? chết bằng cách nào?
Nguyệt Nương buồn bã nói:
- Cậu ấy chết thật! Lúc Nguyên Khải chết cậu ấy chỉ mới 23 tuổi. Cái hôm mà chiếc áo quan mang về. Quý vị có tin không? Lại đúng vào ngày sinh nhật thứ 45 của lảo gia... Lúc đó quan khách đầy nhà. Nhược Lan trong bộ aó lam lũ. Phủ phục trước quan tài không chịu đứng dậy. Khách khứa nghe tin đổ dồn ra. Người người thấy cảnh trên đều tái mặt. tội nghiệp cả lão gia và phu nhân... Đang vui lại nhận tin sét đánh... không ai có thể tin một chuyện như vậy có thể xảy ra được. Lão gia đã hạ lệnh cho gia nhân mở nắp quan tài ra xem. Nắp quan tài vừa mở.... Rỏ ràng là thiếu gia đang nằm trong đấy.... Và phu nhân vừa trông thấy đã ngất xỉu ngay lập tức... Từ đó... Mặc dù đã trông thấy sự thật, nhưng phu nhân cấm tất cả mọi người trong nhà không ai được nói là Nguyên Khải đã chết. Phu nhân chối bỏ sự thật. Và suốt ngày chỉ biết khóc. Sáng khóc, chiều khóc rồi tối khóc. Khóc mãi cho đến khi đôi mắt mù
hẳn. Rồi tinh thần suy sụp... Người lẩn hẳn đị.. phu nhân cứ cho là Nguyên Khải hiện còn sống, hiện đang sống ở một nơi rất xạ.. Chớ Nguyên Khải chưa chết.
Rồi Nguyệt Nương quay sang Thế Vỹ:
- Đó chính là lý do tại sao hôm đầu tiên cậu đến đâỵ.. Phu nhân đã nghi ngờ giọng nói của cậụ.. Rồi sau đấy lại nghe cậu xưng mình là "người xa lạ"... Cái câu nói cuối cùng của Nguyên Khải 3 tiếng "người xa lạ"kia đã in quá sâu vào đầu người. Càng làm phu nhân tin chắc cậu là Nguyên Khải hơn.
Thì ra là vậy! Thế Vỹ thở dài, nhưng vẫn thắc mắc.
- Nhưng mà... Lúc đó Nguyên Khải còn thanh niên, đang ở vào thời kỳ sung sức nhất... Làm sao có thể chết non như vậy?
- Nghe nói là cậu ấy bị bệnh chết... Chi tiết thế nào thì chúng tôi cũng không rõ. Nhưng tính của Nguyên Khải rất khẳng khái. Điều đó thì ai cũng rõ. Lúc Nguyên Khải và Nhược Lan bỏ đi, 2 người chỉ có tay trắng. Không mang theo một của cải gì cả nên có lẽ chết nghèo. Cũng chính vì lý do đó mà chẳng bao giờ phu nhân tha thứ cho lão gia.
- Có lẽ...
- Sao lại có lẽ? Đó là sự thật. Vì cậu cũng biết đấy. Nguyên Khải là con nhà giàu sang quyền quý. Ngay từ nhỏ bất cứ một thứ gì cũng không thiếu, cũng được nuông chiều, cũng có người phục vu. Đâu biết cực khổ là gì. Bây giờ ra ngoài với đôi bàn tay trắng. Làm sao có thể chịu được cái khổ của người chứ?
Thanh Thanh tò mò:
- Thế còn Nhược Lan? Sau đấy thì thế nào? Bây giờ chị ấy ở đâu?
Nguyệt Nương yên lặng một chút nói:
- Sau đấy cô ta đã bỏ đi!
Nguyệt Nương định ngưng lại ở đây, nhưng nghĩ ngợi rồi không biết sao lại tiếp.
- Đấy là một người đàn bà bất hạnh. Ngay cái hôm mang xác chồng về Phúc gia trang... Nhược Lan cŨng tỏ ra không còn thiết sống, cô ấy đã như người thất lạc hồn phách. Vậy mà còn phải chịu những lời đay nghiến của lão gia, Nhược Lan đã nhiều lần nhào tới định đập đầu vào quan tài, nhưng nhờ có thiếm Chu, me. Nhược Lan giữ lại. Bằng không đã có thêm cái chết thứ 2... Rồi giữa cảnh tang tóc, đầy tiếng khóc than đó, Nhược Lan đã được thiếm Chu dìu ra ngoài.
- Từ đó.. Chúng tôi chẳng ai còn thấy Nhược Lan đâu nữa... 10 năm đã trôi quạ.. Và cô ấy hiện sống chết ra sao. Chúng tôi cũng không biêt'.
Chuyện coi như đã kể xong. Thế Vỹ, Thanh Thanh, Nguyệt Nương và Cỏ Non mỗi người như theo đuổi cảm nghĩ riêng của mình. Chẳng ai nó i với ai một lời nào. Bên ngoài, những tia nắng cuối cùng còn lại của một ngày làm đổ những bóng cây xuống nền gạch tạo nên một cảm giác thê lương. Thế Vỹ nhìn lên trực giác cho Thế Vỹ thấy, cái câu chuyện mà Nguyệt Nương đã kể ra có che giấu bớt đi một phần sự thật
Và không dằn được tò mò, Thế Vỹ hỏi:
- Thế còn dì? qua cách nói chuyện của dì tôi thấy là dì không hẳn là người ở giai cấp tôi đòị.. Vậy thì tại sao dì lại có mặt ở đây?
- Chuyện của tôi à?
Nguyệt Nương buồn buồn. Sau tiếng thở dài, bà nói:
- Chuyện của tôi lại là một tình cảnh khác... Tôi xuất thân từ một gia đình nề nếp, có họ xa với Phúc gia trang này... chẳng may vì chuyện làm ăn suy sụp.. Nhà tôi ngheò đị... Cha mẹ tôi lại đem gả cho một người nhỏ hơn tôi những 8 tuổi.. Chuyện đó rất bình thường lúc bấy giờ, đó là tục lệ tảo hôn của làng tôi. Gọi là gả cho đẹp tiếng, chứ thât. ra là vì không đủ khả năng nuôi nên phải gả bán đị. Năm đó tôi một6 tuổi. Chồng tôi mới 8 tuổi.. Những đó cũng không gì để nói. Khi chồng tôi 12 tuổi, anh ấy không bị sởi đậu muà và qua đời. Thế là gia đình chồng trút hết tội lỗi cho tôi.. Bảo tôi là tuợng trưng cho xui xẻo, tôi có sô ' xát phu và đuổi tôi về nhà cha mẹ ruột. bấy giờcha tôi đã qua đời, mẹ lại nghèo quá không nuôi nổi, tôi không còn cách nào hơn là phải đến núp bóng duới Phúc gia trang. Phu nhân thương tình nhận tôi vào làm. Cư xử với tôi như chị em, thành thửtôi chẳng bao giờ quên cái ơn cắn cỏ ngậm vành đó. Tôi ở đây đã trên mười mâý năm, nên những chuyện gì xảy ra trong nhà tôi đều rỏ.. Tôi cũng quý phu nhân vì vậy. Đôi lúc phu nhân có vì phiền muộn mà la quát... Tôi cũng chấp nhận.
Chỉ những lời ngắn ngủi, đã cho thấy hết nỗi gian truân của một người đàn bà.... Thế Vỹ nhìn Nguyệt Nương cảm thông.. Rồi không khỏi liên tuởng đến hoàn cảnh của Thanh Thanh.... Làm đàn bà phương Đông sao lại khổ thế? Không thể tự chủ lấy số mệnh của mình.... Như trường hợp của Thanh Thanh, nếu không can đảm chạy trốn khỏi kiệu hoa, thì có lẻ cuộc đời rồi phải vòng trong đau khổ. nghĩ đên' đó, bất giác Vỹ quay qua nhìn Thanh Thanh.... Người con gái này nãy giờ nghe Nguyệt Nương kể chuyện, có vẻđồng cảm, nên nói:
- Anh Thế Vỹ thế này, ở đây ai cũng khổ hết. Anh cũng không nên vô tình... Phu nhân có gọi anh
bằng con....thương yêu anh như con ruột thì cũng chẳng có thiệtthòi gì cho anh...VÌ vậy, tôi mong là... Từ đây về sau, anh đừng có nhắc đến chuyện ra đi nưã. Đừng để bà ấy phải buồn thêm.
Bé Cỏ Non tiếp lời:
- Đúng đấy! Lão phu nhân rất đáng thương, anh Thế Vỹ ạ.. Anh nên cư xử tốt với bà ấy...
Thế Vỹ phân vân, không biết xử trí thế nào... chuyện của bà lão mù rất đáng thương, nhưng còn chàng? Chàng cũng có chuyện riêng tư của mình nữa chứ? Vã lại, không lẻ cứ đóng cái vai trò con gia? Chuyện ra đi, sớm muộn gì cũng phải đến. Có điềụ.. Thế Vỹchưa biết phải đi thế nào cho hợp lý.. Cho người đàn bà mù kia không quá đau khổ... Đểchuyện "Bất nhẫn"hôm nay, không là "tàn nhẫn"ở ngày mại vàchỉ mộtchuyện đó không cũng khiến Thế Vỹ đau đầu.
Nguyệt Nương hình như cũng đóan ra những suy nghĩ của Thế Vỹ, nên nói:
- Dù có thế nào... Thì tôi cũng thấy cần phải cám ơn các anh chị của cậu. Chịu ở lại đã là cái phúc của nhà ho. Phúc. một ngày đỡ một ngày... Tôi mong rồi sớm muộn gì phu nhân cũng nhận ra.
Rồi Nguyệt Nương đứng dậy:
- Thôi đủ rồi, không nói chuyện đó nữa, bây giờ tôi phải xuống nhà bếp xem đầu bếp họ nấu nuớng ra sao. Hôm nay phu nhân dặn làm món ăn nấm nấu sen, món mà ngày xưa cậu ưa thích. Ồ không phải, Nguyên Khải ưa thích... Mong là sau khi dùng xong, cậu cũng nên khen một tiếng, để phu nhân vui lòng...
Và Nguyệt Nương bỏ đi vào trong.
Thế Vỹ vuốt những giọt mồ hôi trên trán, nhìn Thanh Thanh hỏi:
- Thế nào? Họ đã hiểu lầm chúng ta làanh em ruột. Vậy thì tính sao đây?
Thanh Thanh tròn mắt:
- Thì đã sao đâu? Họ tin như vậy càng tốt chứ không lẽ bây giờ phải khai thật, em là cô dâu thoát kiệu trốn chạy. Để họ đánh giá em thế nào chứ?
Thế Vỹ càng rối răm:
- Nhưng mà... Con bé Cỏ Non? Nó liên hệ làm sao với mình? Phải thống nhất, chứ bằng không.. thật khó ứng phó.
- Tôi có nói với Nguyệt Nương là... Bé Cỏ Non là láng giềng của chúng tạ..Nhưng vì nó bị cậu mợ nó ngược đãi quá, nên....
- Nên chúng ta đã hành động vì nghĩa... Đưa nó về Dương Châu cho bác nó, phải không? Hay
lắm... Tôi thấy cô đặt chuyện cũng giỏi đấy chứ!
Giọng Thế Vỹ đầy miả mai, khiến Thanh Thanh cảm thấy khó chịu. Thanh Thanh không hài lòng nói:
- Thế nào? Anh không hài lòng chuyện tôi nhận anh là anh ruột? Anh xem đấy như một sỉ nhục à? Tôi biết mà.. Bọn tôi rất đáng ghét chỉ làm phiền hà anh... Chúng tôi làm nhục anh. Được rồi.. Nếu anh muốn cứ nó i thật với lão gia và phu nhân... làanh đã nhặt được chúng tôi giữa đàng thì cứ nói.
Thế Vỹ bực doc.:
- Cô nói bao nhiêu đó đủchưa? Tôi có khinh thường cô bao giờ mà cô lại nói lời chua cay đó.. Đừng có cái gì cũng trút tội cho người khác.
Thanh Thanh không chịu thua:
- Làm gì có chuyện trút tội? Tôi không nói không phải sao? Lúc nào anh cũng xem tôi và Cỏ Non như gánh nặng phiền hà... Lúc nào anh cũng muốn bỏ đị.. Trút được gánh nặng là giải thoát...
Thế Vỹ chợt giận dữ, chàng lớn tiếng:
- Cô nói đúng đấy! Từ lúc gặp cô đến giờ... Tôi chỉ thấy toàn là xui xẻọ hế t gặp chuyện không may này đến chuyện ruỉ ro khác... Bỗng nhiên rồi ra tay nghĩa hiệp làm gì, để tiền túi mau vơi hơn, rồi còn bị đánh, bị người nhìn lầm là con, cho trễ nãi thời giờ. Rút cuộc rồi tiến chẳng được mà lui cũng không xong... Rõ ràng là 2 chị em cô là những chuớng ngại những rắc rối. Tôi thật tin`h không hiểu sao lại gặp chi cô cho cái số nó đen như vậy.
Thế Vỹ nói liền một hơi, nói để cho hả giận thôi. không ngờ khi vừa ngừng lại đã thấy mắt Thanh Thanh đỏ hoe còn bé Cỏ Non thì đang rắm rức khóc.
Và tình trạng đó làm cho Thế Vỹ lúng túng. Thế Vỹ chợt thấy hôí hận.
- Ồ kìa? sao vậy? Mấy người lại giở trò gì thế? Tôi thấy mấy người cải hay lắm mà... Tại sao hôm nay yếu đuối vậy. Còn khóc nữa, tôi nói không được sao?
Bé Cỏ Non thút thít:
- Em khóc là bởi vì... Em đã gọi anh là anh.. Em coi anh như anh ruôt. của em... Vậy mà không ngờ anh lại ghét bọn em thậm tệ như vậỵ.. Anh lúc nào cũng muốn bỏ em lại để ra đị.. Anh còn hung dữ nữa... Em thấy anh còn hung dữ hơn cả lão gia trong nhà này nữa....
Thế Vỹ vội đính chính
- Làm gì có? Làm gì có? Anh có hung dữ với em bao giờ đâu.
Thanh Thanh nói:
- Không có à? Anh định chối phải không? vậy chứ nãy giờ ai đã nói xấu tuị em đây?
Và quay sang Cỏ Non, Thanh Thanh tiếp:
- Cỏ Non, thôi em đừng khóc nữa, người ta ghét chúng mình.. Thì mặc người tạ.. Dù gì, em cũng còn chi, chị hứa vơí em là... Chị Sẽ không bao giờ bỏ em đi đâu.
Bé Cỏ Non nhào vào lòng Thanh Thanh, nó càng khoc' to hơn. Và 2 chị em cứ thế ôm nhau khóc. Thế Vỹ chợt cảm thấy mình là kẻ có tội là kẻ gây tai họa.. Và chàng lúng túng không biết phải xử thế nào.
Thế Vỹ chỉ biết đưa cao 2 tay lên.
- Thôi được rồi! Tôi chịu thua! Xin lỗi! Tôi biêt' lỗi mình rồi, như vậy được chưa?
Rồi Vỹ bước tới, nắm lấy tay Cỏ Non.
- Các bạn đã nhầm rồi. Tôi thương các bạn không hết, làm gì có chuyện khinh dễ? Mặc dù đôi lúc tôi có lớn tiếng một chút... Nhưng mà... các bạn cũng đã biết thông cảm cho tôi. Tại cái tình thế quá phức tạp mà... Nhức đầu quá mà? Thôi đừng có khóc nữa... Tôi hứa với các bạn. Từ đây về sau. cả 3 chúng ta, ở sẽ cùng ở, đi sẽ cùng đi, được chưa?
Thế Vỹ ngưng lại, nhưng 2 đứa con gái vẫn cứ khóc nên Thế Vỹ càng rối rắm. Thế Vỹ lại lớn tiếng nói:
- Thôi 2 người đừng có buồn nữa. Từ đây về sau, 2 người là trách nhiệm của tôi. Tôi hứa là sẽ gánh hết.
Lời hứa khăng khái của Thế Vỹ cuôí cùng làm cho Thanh Thanh và Cỏ Non ngừng khóc. họ ngẩng đầu lên nhìn
chàng. Bé Cỏ Non nhanh nhẩu nhất. Nó quay qua ôm lấy chân Thế Vỹ, sung suớng nói:
- Anh Thế Vỹ, anh nói thật chứ? Ồ thế thì tuyệt! Anh là người vĩ đại nhất trên cõi đời này!
Thế Vỹ vẫn cảM thấy người như lâng lâng.. không hiểu mình đã làm gì. Đây là bi kịch hay hài kịch.. Mọi chuyện rồi sẽ ra sao? Thế Vỹ không dám nghĩ tiếp. Chàng cúi xuống nhìn Thanh Thanh...Trong khi Thanh Thanh mắt chưa raó lệ đang huớng ra ngoài cửa sổ với nụ cười. Thế Vỹ thở dài thôi thì mặc mọi thứ vậy.
Sáng hôm ấy, chẳng hiểu sao lão Trường Qúi lại xồng xộc chạy vào tìm Thế Vỹ, Thanh Thanh và Cỏ Non.
- Lão gia cho mời 3 vị lên Đại Thính Đường tiếp khách!
Thế Vỹ ngạc nhiên:
- Tiếp khách à? Khách nào vậy?
- À... Đó là Bùi lão gia, một người bạn rất thân của ông chủ. Ông ấy nghe chuyện của 3 vị, tò mò nên mang cả gia đình sang đâỵ.. Muốn gặp mặt 3 vị vậy mà..
Thế là Thanh Thanh, Cỏ Non và Thế Vỹ vội khăn áo chỉnh tề ra đại sảnh.
Khuôn viên nhà của ông Chấn Nghi rất rộng lớn, từ nơi ngụ của Thế Vỹ phải đi qua 2 dãy nhà, 2 chiếc sân rộng mới lên đến đại sảnh. Lúc cả 3 vừa đi vào vườn hoa trước, thì chợt nghe có tiếng nói từ trên cây ngọc lan:
- Ồ! Họ đến rồi kìa! Đến rồi kìa!
Kế tiếp là giọng nói con trai:
- Ở đâu? Ở đâu?
Rồi giọng thanh niên het':
- Hỏi được rồi, sao lại đây?
Và sau đó có tiếng "ôí". Cả 3 giật mình nhìn lên, thì vua+` lúc đó có 2 bóng người rơi xuống. Bịch! Bịch!
Đứa con trai khoảng 10 tuổi rơi xuống trước, kế tiếp là một thanh niên trên 20. Cả 2 có lẽ té bất ngờ rất đau, nên mặt mày nhăn nhó.
Thế Vỹ, Thanh Thanh, và Cỏ Non đều kinh ngạc, mở to mắt nhìn 2 người từ trên trời rơi xuống. Anh chàng thanh niên lồm cồm ngồi dậy trước, nhỏe miệng cuơì ngay với 3 người. Anh ta khoẻ mạnh nhưng rất thanh tú.
Thế Vỹ nói:
- Qúy vị từ đâu rơi xuống vậy? Ở trên kia à? Đau không?
- Ồ không sao, không sao!
Anh chàng trẻ tuổi xoa xoa 2 tay vào nhau nói, trong khi cậu bé cũng đã lồm cồm ngồi dậy, nó bước tới thụi qủa đấm thật mạnh vào người cùng rơi với nó, và nói:
- Cũng tại anh thôi. Người ta từ từ bước xuống đi, có phải không té đau thế này không?
Thế Vỹ hỏi:
- Nhưng các vị là ai vậy?
Gã thanh niên cười:
- Tôi à? Bùi Thiệu Khiêm đây, còn thằng này là em trai tôi nó là Bùi Thiệu Văn.
- Ho. Bùi à? Vậy Bùi lão gia là...
Gã thanh niên cười đáp:
- Là cha tôi đấy!
Nụ cười của anh ta thật tuơi. Thế Vỹhiểu ra:
- Thì ra đây là 2 vị công tử nhà ho. Bùi.
Thanh Thanh hiếu kỳ:
- Thế tại sao 2 người không ở trong đại sảnh mà trèo lên cây làm gì?
Thiệu Khiêm lúng túng nói:
- Chuyện thế này đây. Lúc ở nhà nghe chuyện của 3 vị, chúng tôi tò mò lắm. Vì vậy định bụng là đến đây phải nhìn cho được mặt. Và vì nôn nóng. Nên chạy ra vườn hoa, trèo lên cây đón trước. không ngờ.....
cậ u bé tên Thiệu Văn ba hoa:
- ban nãy không phải là bọn này té xuống đâu. Chẳng qua là thi triển tuyệt chiêu vỏ công đấy chứ. Này nhé, bắt đầu là chiêu "Kê tử hoán thân"(Gà trống trở mình). Kế tiếp là chiêu "Lý ngư đã đình"(Cá Lý ngư vẩy đuôi) để rồi sau đó đáp nhẹ xuống đất. Chỉ có cao thủ võ lâm mới làm được như vậy, chứ không phải bị té đâu, đừng có lầm!
Thiệu Khiêm vừa cốc đầu Thiệu Văn, nói:
- Thôi xạo quá, người ta cười chết. Cậu ngồi trên cây mà cứ đẩy tới đẩy lui làm tôi bị sút tay keó cả cậu cùng rơi xuống đau điếng.. Thế mà còn dám khoe võ công thuợng thừa, không sợ người ta cười sao?
Lời của Thiệu Khiêm khiến cả bọn cùng cười, trong lúc bọn Thế Vỹ cười, Thiệu Khiêm mới có dịp ngắm kỹ Thanh Thanh và Cỏ Non và thật sự nhớ ra điều gì. Thiệu Khiêm kéo tay Thiệu Văn tới trước mặt Cỏ Non. Anh ta đẩy mạnh, làm Thiệu Văn suýt tí đã va vào người con bé.
- Nào, nào... Ở nhà nghe nói Cỏ Non đẹp, Cỏ Non xinh xắn dể thương bây giờ gặp rồi đấy. Sao không nói gì, lại núp ló phiá sau vậy?
Thiệu Văn phản pháo:
- Đừng có đổ nguờ khác. Chứ không phải anh nghe nói chị Thanh Thanh là người đẹp, nên nôn nóng muốn đến đây nhìn mặt ư?
Thiệu Khiêm dù gì cũng đã lớn, cũng xấu hổ nên nói:
- Xem kìa, nhóc con! Mi nói chuyện phải giữ mồm giữ miệng... không sợ người ta cười mình à?
Thiệu Văn trẻ con nên cải buớng:
- CÓ gì mà sợ, đó chỉ là chuyện tự nhiên. Ai cười người ấy hở 10 cái răng ráng chịu.
Lời Thiệu Văn khiến Thanh Thanh cười, rồi Thế Vỹ và Cỏ Non cũng cười. Tiếng cười làm không gian im lìm của Phúc gia trang bị khuấy động, một chuyện hiếm hoi hơn 10 năm qua.
Và sau đấy ở toà đại sảnh, bọn Thế Vỹ gặp thêm Bùi lão gia. Cùng đi với Bùi lão gia còn có 2 bà vơ. Bùi lão gia là người vui tính. Ông ta giới thiệu với bọn Thế Vỹ một cách tự nhiên thế này:
- Đây là bà lớn của tôi, còn đây là bà nhỏ.
Thiệu Khiêm vội Vã bổ túc:
- Bà lớn là mẹ ruột của tôi.
Thiệu Văn cũng nói:
- Còn bà nhỏ là mẹ ruột tôi.
Hôm ấy là lần đầu tiên Thanh Thanh, Cỏ Non và Thế Vỹ làm quen với anh em nhà ho. Bùi.