watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
11:09:1618/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Lã Bất Vi - Trang 28
Chỉ mục bài viết
Lã Bất Vi
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 28 trong tổng số 35

Chương 14
Quyền lớn trong tay


Lã Bất Vi nói: "Điện hạ lo lắng như vậy khác chi lo bò trắng răng. Điện hạ vẫn chưa hiểu được tâm tư của đại vương lúc này. Đại vương muốn nhanh chóng thiết lập quyền thế tuyệt đối của mình, muốn được như tiên vương nói một là một, hai là hai, đại vương làm sao có thể để người khác kháng lại lệnh của mình."
Dị Nhân cảm thấy lời của Lã Bất Vi rất có lý, liền đến chỗ vua Hiếu Văn dùng lời lẽ thưa bẩm về việc đưa Tử Hề đến Bình Ấp. Sau một hồi quả nhiên vua Hiếu Văn ban chiếu lệnh cho Tử Hề đến Bình Ấp thống lĩnh quân. Sau khi biết được Tử Hề vô cùng bực tức, muốn kháng chỉ, Phạm Thư khuyên bảo Tử Hề nói: "Đại vương mới lên ngôi, hoàn toàn không muốn người khác ngang vai ngang vế với mình, nếu đại công tử không phục tùng, nhẹ thì có thể bị phế con trưởng lập con thứ, nặng thì nguy hiểm đến tính mạng. Theo ý thần, đại công tử cứ tạm thời cố gắng chịu oan ức, đợi thời cơ sau này sẽ lại làm lại."
Tử Hề đành phải phục tùng, ngày hôm sau lưu luyến chia tay với Hàm Dương, cùgn với mấy môn khách và nô dịch cô độc đi về phía Bình Ấp. Phạm Thư theo tiễn đến tận ngòai thành, dốc hết gan ruột ra khuyên Tử Hề không được sa sút ý chí, phải nhìn xa trông rộng, hăng hái lo toan trị nước yên dân, sau này sẽ có tiền đồ sáng lạng. Tử Hề gật đầu ghi nhớ, nhắc nhở Phạm Thư phải chú úy mọi động tịnh ở trong cung, chỉ cần có một ngọn gió thổi qua hay ngọn cỏ lay động cũng phải lập tức phái người đưa tin về Bình Ấp.
Trong lúc Phạm Thư và Tử Hề vẫn đang nói lời từ biệt ở bên ngòai thành Hàm Dương, quả nhiên trong cung nhà Tần có chuyện "gió thổi cỏ bay". Đó là việc Hoa Dương phu nhân người được Hiếu Văn sùng ái mang bệnh. Bệnh tật quanh người, ăn uống không được làm Hoa Dương phu nhân có sắc đẹp đến hoa nhường nguyệt thẹn làm người khác mê hồn mất đi vẻ tươi tắn dễ thương. Trong khi phải miễn cưỡng chung chăn gối không lên được đến cao trào làm cô mất hồn lạc phách, cũng không thể đùa cợt với vua bằng giọng oanh yến hàng ngày. Như vậy, vua Hiếu Văn đối diện với một Hoa Dương phu nhân mệt mỏi, không có sinh khí khác nào vô vị nhạt nhẽo như nước ốc, vua Hiếu Văn bèn phải rời khỏi thẩm cung. Cảm giác trong chuyện chăn gối với Hoa Dương phu nhân, các phi tần thê thiếp khác không thể đem đến được. Vua Hiếu Văn cũng đã thử đi đến nơi khác mà mặc sức chung chăn gối nhưng những bộ mặt xinh đẹp ấy không có vẻ gì là bẽn lẽn, gượng gạo cứng nhắc, không biết mơn trớn, cảm giác chỉ bùng lên trong chốc lát, sau đó lại tĩnh lặng chẳng có cảm gíac gì. Từ sau ngày Hoa Dương phu nhân bị bệnh, vua Hiếu Văn ăn ngủ không yên, suốt ngày vò đầu bứt tai. Đây không phải là vì ông nhớ tới tình nghĩa quân phi của mình với Hoa Dương phu nhân, sợ cô ta xảy ra chuyện gì, mà là ông ta đang ngày đêm lo sợ tìm không ra một người nào tài sắc song toàn như Hoa Dương phu nhân.
Phạm Thư quan sát thần sắc đã đoán ra được suy nghĩ ở trong lòng của vua Hiếu Văn, liền phái một môn khách tâm phúc đến Bình Ấp đưa tin này cho Tử Hề, đồng thời bảo Tử Hề lập tức chọn cấp tốc hai mỹ nhân có thể làm cho đại vương vui vẻ, lại vừa có thể nói được lời hay ý đẹp cho Tử Hề tiến vào cung.
Sau khi được biết tin này Tử Hề vui mừng như phát điên, cho rằng đây chính là một cơ hội để thay đổi vận mệnh của mình. Tử Hề tự mình đi dò hỏi điều tra, cuối cùng phát hiện được ở nhà một thân sĩ họ Khương có hai chị em sinh đôi hiểu biết lễ nghi, tài sắc nghiêng nước nghiêng thành. Tử Hề vội đưa lễ trọng, lấy được sự tín nhiệm của cha họ, sau đó đưa hai chị em đến phủ nói rõ dụng ý đưa họ vào cung làm thiếp. Vừa nghe nói được làm thê thiếp của Tần Vương, chị em họ Khương vội vàng cảm tạ ân đức của Tử Hề, chị em họ cảm thấy không còn có vinh dự nào cao quí vinh dự hơn, vui mừng khôn xiết hỏi Tử Hề ngày nào thì có thể lên đường. Tử Hề kiểm tra họ một lượt ca hát lời nói hành động, gặp cảnh sinh tình, không để sót một thứ gì.
Sau đó nói với họ rằng trước mặt phụ vương phải nói rõ Tử Hề nhớ thương phụ vương như thế nào, trị nước yên dân ra làm sao. Sau đó mới trang điểm thật đẹp cho hai chị em, rồi đích thân dẫn họ về Hàm Dương.
Sau khi tới Hàm Dương, Tử Hề đến phủ tướng quốc đầu tiên, để Phạm Thư xem trước và đánh giá hai chị em họ Khương, hỏi ông ta không biết phụ vương có hài lòng không. Phạm Thư nói một cách chắc chắn, sau khi gặp họ đại vương dứt khóat sẽ vui lòng. Lúc đó Tử Hề mới dùng xe đưa hai chị em họ Khương vào cung Chương Đài. Tử Hề để hai cô vẫn ngồi trong xe còn mình vào đại điện khấu kiến vua Hiếu Văn. Sau khi hành lễ giữa hai cha con xong, Tử Hề nói một cách thành thực: "Nhi thần ở Bình Ấp trung thành với nhiệm vụ giữ thành, thường xuyên đến cả những ngóc ngách trong thôn xóm để thăm hỏi tình hình nhân dân, tìm hiểu phong tục tập quán, tình cờ gặp được hai tuyệt sắc gia nhân, tướng mạo như tiên nữ trên trời, nghiêng nước nghiêng thành. Nhi thần nghĩ ngay đến đại vương, không dám hưởng, để đưa đến cung Chương Đài."
Những lời của Tử Hề quả thực làm tiêu tan nỗi khó chịu trong lòng vua Hiếu Văn, ông ta vội vàng tán thưởng: "Thật là trung thần là đứa con có hiếu! hai mỹ nữ họ Khương ở đâu mau đưa đến đây cho phụ vương."
Khi hai chị em được đưa đến khấu kiến vua Hiếu Văn, nhà vua hoàn toàn bị sắc đẹp làm say lòng người của hai cô thu phục, nhìn không biết chán mắt, vội vàng nói với vẻ rất hùng hồn: "Thật là chim sa cá lặn, hiếm có ở đời."
Nhìn thấy dáng điệu vui vẻ của đại vương, trong lòng Tử Hề như vừa trút được một gánh nặng, nói liền một hơi: "Chỉ cần đại vương cảm thấy vui vẻ, nhi thần có chết cũng không hối hận. Nhiệm vụ giữ gìn Bình Ấp vô cùng quan trọng, nhi thần không thể ở lại kinh thành lâu để hầu hạ bệ hạ."
Vua Hiếu Văn đã sớm bị hai mỹ nữ hút hồn, không còn hơi sức đâu để ý tới những lời lẽ tràn lan của Tử Hề, vội xua tay nói: "vậy con trai ta trở về Bình Ấp ngay đi."

Tử Hề lại đến phủ tướng quốc, nói lại toàn bộ tình hình đã xảy ra. Phạm Thư nghe xong, mặt mày vui vẻ nói: "Thật là diệu kế, đại công tử phải nhân dịp này mà tiến tới."
Tử Hề không hiểu được dụng ý của Phạm Thư, ông ta xích lại gần bên cạnh nói vào tai Tử Hề dự định của ông ta.
Tử Hề nghe xong mặt mày hớn hở, mắt híp lại như một sợi chỉ, nói: "Tướng quốc thật là một cao cờ."

Sau bao lần quấn quýt suốt đêm ngày, vua Hiếu Vương đã lấy lại được cảm giác của mình. Hai chị em họ Khương không chỉ thân thể tướng mạo đều xuất chúng mà cũng đều nhiệt tình và dẻo dai như nhau. Sau khi việc gối chăn thỏa thuê, long trời lở đất vẫn như người khát chưa uống đủ nước, nũng nịu nói vẫn muốn. Vua Hiếu Văn lực bất tòng tâm chỉ có thể nằm xuống, cuốn lấy hai thân thể nõn nà. Đại vương bắt đầu buồn ngủ, hai mỹ nữ ghé vào tai nói lại chuyện Tử Hề thương nhớ cha, nhớ kinh thành như thế nào, trị nước yên dân ra sao, cho tới khi tiếng ngáy đều đều của vua vang lên, hai chị em họ Khương mới thôi không cuốn lấy Hiếu Văn. Vua Hiếu Văn ngày càng quấn quýt với hai chị em họ Khương và dần dần xa rời Hoa Dương phu nhân.
Cũng ngày hôm đó một đám người ở nơi khác đến tụ tập bên ngòai cung Chương Đài làm huyên náo cả một vùng, đòi khấu kiến vua Hiếu Văn. Các quan ở trong cung sợ làm kinh động đến vua đang nghỉ ngơi vội vàng ra bên ngòai cung đuổi họ đi. Nhưng những người địa phương đó đối mặt với các quan, mắt trợn mày dựng mà không hề sợ sệt, càng cao giọng: "Chúng tôi nghìn dặm xa xôi từ Bình Ấp tới đây, dù thế nào cũng phải khấu kiến vua Hiếu Văn một lần."
Vua Hiếu Văn đang sắp vào giấc ngủ thì bị tiếng huyên náo đánh thức dậy, vừa nghe nói là có người ở Bình Ấp đến bèn cho triệu kiến. Trong khi họ lần lượt vào quỳ gục ở đại đường, vua Hiếu Văn mới biết được đám người bình dân áo vải từ Bình Ấp đến này là đại diện cho cả vạn dân. Họ trình lên một quyển sách bên trong nói rõ Tử Hề có tài có đức như thế nào, trị nước yên dân ra làm sao. Họ còn nói rằng nhất quyết phải lập con trưởng lên làm thái tử.
Đợi vua Hiếu Văn ngồi xuống ngự sạp, người cầm đầu đám người này lại cố gắng chọn lọc từ ngữ đẹp đẽ thay lời cả vạn dân nói lại. Tiếp theo đám người kia lại lần lượt phụ họa tiếp.
Đám người này là kế sách của Phạm Thư do Tử Hề đạo diễn làm những thứ dân tình nguyện, nhưng đã gây được những suy nghĩ mới trong lòng vua Hiếu Văn. Vua Hiếu Văn nghĩ: "Xem ra nếu sắc phong Tử Hề làm thái tử cũng có lý. Nhưng mấy năm trước ông đã ban chiếu nói cho toàn thiên hạ biết việc lập Dị Nhân làm thái tử, ván đã đóng thuyền rồi khó mà thay đổi được nữa. Bây giờ nếu lập lại thái tử, chư hầu vương tử sẽ mưu tính hại nhau, một khi quốc vương băng hà các chư hầu vương tử tranh ngôi dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy, xã tắc giang sơn sẽ có những rối ren. Việc lập thái tử đã xong, bây giờ nếu thay người đổi ngôi lấy cái tốt thay cái xấu, cũng khó mà yên ổn được, chưa biết chừng dẫn đến cảnh cốt nhục tương tàn, triều chính rối loạn."
Vua Hiếu Văn rơi vào tình trạng tiến thóai lưỡng nan, ông nói với đám thường dân áo vải kia: "Lập ai làm thái tử quả nhân đã có chủ ý từ trước, các ngươi không nên lôi thôi nữa!"
Nghe thấy quốc vương nói thế, đám người thay mặt cho cả vạn dân kia đành đồng lọat im lặng, không ai dám chống lại chỉ ý của vua. Sau khi khấu đầu tạ ơn bèn lần lượt lui ra.
Lúc trời sắp tối vua Hiếu Văn lại tới Tẩm cung, việc tắm gội cũng đã hoàn tất. Hai chị em họ Khương tắm gội thơm tho đã ở đó từ trước để đón nhân sự sủng ái của thánh thượng không giống như mọi ngày bình thuong, họ không cợt nhã nũng nịu với vua mà nói tới chuyện hôm nay, những người từ Bình Ấp thay mặt cho cả vạn dân đến. Vua Hiếu Văn thở dài một tiếng nói: "Gạo đã nấu thành cơm rồi, mọi việc cứ để như vậy đi." Chị em họ Khương kia bèn áp cả bầu ngực căng mọng vào đầu vào lưng vua, cười mắng: "Thể công không thể lừa dối được, lòng dân cũng không thể trái ý, việc lập lại Tử Hề làm thái tử mới thuận theo ý của trời đất, ý của muôn dân." Vua Hiếu Văn nói: "Một lời của quốc vương đáng giá nghìn vàng làm sao có thể hôm nay ban chiếu mai lại thay đổi huống hồ đã khắc cả khế ước ở trên Ngọc Phủ." Chị em họ Khương lại phản đối: "Lời nói này của đại vương thật đáng cười! Núi không chuyển thì nước phải chuyển, khắp cả thiên hạ này không có quy tắc nào là không thể thay đổi. Người xưa thiên tử đã ra lệnh chỉ huy thì chư hầu chỉ cúi đầu nghe lệnh, không dám cả thở mạnh. Còn bây giờ thì sao? các chư hầu không những có thể đứng ngồi ngang hàng với vua mà còn âm mưu cướp cả thiên hạ đánh dẹp cả vua sao? Vua còn có thể bị bãi truất huống hồ chỉ là một thái tử?" Những lời lẽ đó của chị em họ Khương làm cho vua Hiếu Văn im lặng hồi lâu ông mới lên tiếng: "Việc này không thể tùy tiện thay đổi mà phải tính kế lâu dài." Nói xong như thể không nhẫn nại được nữa, ông ta vội vàng giật phăng hai bộ váy áo mỏng như tơ của hai chị em, bày ra cơ thể trắng ngần như hoa như trăng làm say đắm lòng người.
Rất nhanh chóng tin quốc vương lập lại thái tử đã bay khắp trong cung. Vào đúng mấy hôm đó Tử Hề lại từ Bình Ấp vào cung tới hai lần không chỉ là thỉnh an thăm hỏi mà còn tiến cống những sản vật hiếm quí của khắp mọi nơi.
Những hành động ấy đều bị những người tinh mắt nhìn thấy, thêm mắm thêm muối rồi truyền đi khắp kinh thành, càng củng cố thêm tin quốc vương định lập Tử Hề làm thái tử.
Lã Bất Vi nghe được tin này từ Dị Nhân.

Vừa nghe tin lập lại thái tử, Dị Nhân đã như người gặp phải đại họa trở tay không kịp. Dị Nhân vội vàng đến chỗ Lã Bất Vi cùng nhau suy nghĩ tìm ra cách đối phó. Dị Nhân khóc sưng hết cả mặt hỏi Lã Bất Vi việc này có thể là sự thật không?
Lã Bất Vi luôn luôn quan sát một cách chặt chẽ mọi động tĩnh ở trong cung. Đối với việc vua Hiếu Văn lạnh nhạt với Hoa Dương phu nhân, nhóm người đến từ Bình Ấp thay mặt cho cả vạn dân, việc Tử Hề hai lần vào cung, ông ta đều biết rõ, nhưng đối với việc vua Hiếu Văn quyết định lập lại thái tử thì ông ta chưa từng nghe nói.
Lã Bất Vi đem tất cả những nguyên nhân và hậu quả của những sự việc trên liên hệ lại bỗng chợt giật mình, cảm thấy không có lửa thì làm sao có khói, những tin đồn đso chắc chắn không phải chỉ là những tin đồn nhảm của mấy cung nữ rỗi việc trong cung. Cứ nghĩ tới đó Lã Bất Vi lại có cảm giác sợ hãi, hoảng loạn, tê lạnh cả sống lưng. Tuy ông ta vô cùng lo lắng nhưng vẫn làm ra vẻ không có việc gì, gương mặt vẫn bình thản. Ông ta an ủi Dị Nhân vài câu rồi hai ngừoi cùng đi tới chỗ Hoa Dương phu nhân hỏi rõ ngọn ngành.
Từ sau khi Hoa Dương phu nhân bị ốm liệt giường, cách mấy hôm Dị Nhân lại kéo theo Lã Bất Vi đến hỏi thăm bệnh tình, lúc thì mang theo những sản vật hiếm có, lúc thì là thuốc thang tẩm bổ.
Khi Dị Nhân và Lã Bất Vi tới thăm Hoa Dương phu nhân ở thẩm cung, gương mặt trắng bệch của cô làm người khác mủi lòng. Nhìn thấy hai người đến, Hoa Dương phu nhân mệt mỏi, quay mặt lại, nước mắt trực trào ra, giọng nói yếu ớt: "Các ngươi đều nghe rồi chứ?"
Dị Nhân và Lã Bất Vi đều biết rõ Hoa Dương phu nhân nói đến việc gì, gật đầu nói: "Rõ rồi."
Dị Nhân hỏi: "Mẫu hậu, phụ vương có thể vô tình vô nghĩa như vậy có phải là đặt nhi thần vào chỗ chết hay không?"
Hoa Dương phu nhân nói: "Sự việc đã lộ ra manh mối, hai con tiểu hồ ly tinh ấy bất kể ngày đêm đều cận kề bên gối của đại vương tán tụng hớt lẻo lại còn có cả bọn Phạm Thư, Tử Hề phụ họa theo. Còn bây giờ ta nói gì đại vương cũng đều cho là vô lý, xem ra việc lập lại thái tử chỉ là việc nay mai."
"Vậy chúng ta không thể bó tay chịu chết, mặt người khác muốn làm gì thì làm!" Dị Nhân nóng lòng nói để thử Hoa Dương phu nhân.
"Các ngươi cứ mưu tính đi, ta bây giờ đã trở nên không còn sức lực nữa rồi. Xảy ra việc gì có thể nhờ Hoa Dương phu nhân giúp một tay." Gương mặt Hoa Dương phu nhân lộ rõ vẻ bế tắc.
Sau khi từ biệt Hoa Dương phu nhân, để tránh tai mắt của mọi người, Dị Nhân và Lã Bất Vi không về điện Chiêu Thanh mà về phủ của Lã Bất Vi. Vào đến phòng sách, chưa kịp ngồi xuống, Dị Nhân đã quỳ thụp xuống lạy Lã Bất Vi. Lã Bất vi sợ tái xanh cả mặt vội vàng đỡ Dị Nhân dậy nói: "Điện hạ làm như vặy không phải là ép Lã Bất Vi ta vào tội đại nghịch sao, điện hạ mau đứng dậy có gì từ từ sẽ nói."

Dị Nhân khóc nói: "Sự việc đã đến lúc cấp bách ngàn cân treo sợi tóc rồi, một khi phụ vương ban chiếu lập Tử Hề làm thái tử, chúng ta chỉ như đồ bỏ đi sớm muộn gì cũng bị quét ra khỏi cổng. Ta đã cùng thái phó trải qua bao khó khăn hoạn nạn, mọi thành công rực rỡ rồi sẽ đổ ra biển đông sao? Như vậy không được! như vậy không được! như vậy quyết không được! phụ vương bất nhân thì cũng đừng trách thi thần bất nghĩa! ta phải chế ra một viên độc dược đầu độc ông ta, sau đó ta sẽ lên ngôi. Như vậy có được không? xin thái phó hãy giúp ta định đọat."
Những lời nói đầy sát khí của Dị Nhân làm Lã Bất Vi sởn tóc gáy. Đối với việc quan hệ cha con, anh em trở thành thù nghịch, sát hại lẫn nhau ở trong cung đình, trước kia Lã Bất Vi chỉ được đọc trong sách, được nghe trong dân gian. Lã Bất Vi vẫn cảm thấy đây là việc vô tình vô nghĩa, trời đất khó dung tha, cốt nhục tương tàn, anh sông thì tôi chết. Ông ta chưa từng nghĩ rằng ngày hôm nay lại phải đặt mình vào trong hoàn cảnh ấy. Quyền lực tối cao đã làm thay đổi cả nhân tính. Đến Dị Nhân điện hạ là người xưa nay vẫn vâng vâng dạ dạ, không có chủ biến, nay thấy việc sắp mất đi địa vị thái tử thì đến cả lục thân cũng không nhận, giết vua, giết cha.
Lã Bất Vi hiểu rõ rằng quan hệ của ông ta với Dị Nhân là quan hệ môi hở răng lạnh, cùng sống cùng chết. Một khi Dị Nhân bị bãi truất, tất cả tiền bạc và trí óc mà ông ta đặt vào vị vua một nước sẽ mất hết, giấc mộng được cùng vua phân chia đất nước cũng trở thành mây khói. Phải chấm dứt cái thế yếu này, quét sạch mọi trở ngại ngăn trên con đường mà ông ta và thái tử điện hạ tiến tới đỉnh cao quyền lực. Như vậy chỉ có cách đặt vua Hiếu Văn vào chỗ chết. Ông ta chưa kịp ban chiếu sắc lập thái tử mới thì đã chết rồi, lúc đó Dị Nhân mới có thể bước lên ngôi báu một cách đàng hoàng hợp tình hợp lý.
Nhưng sắc mặt của Lã Bất Vi thì lại hoàn toàn trái ngược với những suy nghĩ của ông ta. Ông ta nói một cách tức giận: "Điện hạ đã trở nên quá sợ hãi mà ăn nói lung tung. Giết vua, giết cha là một việc trời chu đất diệt! ta và điện hạ đều được hưởng ân đức của đại vương chỉ có thể trước sau trung thành báo đáp."
Lã Bất Vi nghĩ nếu tới mức bất đắc dĩ phải hạ độc thủ với vua Hiếu Văn ngòai ông ta ra không thể có người thứ hai biết. Lã Bất Vi có can dự vào. Kể cả Dị Nhân cũng phải dấu. Nếu khi thành công thì chỗ yếu nhất của ông ta cũng bị vị vua mới nắm trong lòng bàn tay, sau này lúc nào cũng phải chịu sức ép. Nếu việc bại lộ ông ta phải chịu tiếng bất trung, bất nghĩa nghìn đời sau rửa cũng không sạch. Còn nếu thất bại tránh không khỏi bị liên lụy, cái án chu di chín họ sẽ buộc lấy ông ta. Những việc như thế này đã làm phải làm cho kín, không có bất kỳ sơ suất nào. Như vậy thành bại đều có thể giữ được yên thanh họa nguy thành an, đồng thời trước mặt Dị Nhân vẫn giữ được tiếng trung hiếu, lễ, trí, tín.
Dị Nhân đang lo lắng như có lửa đốt ở trong lòng lại bị Lã Bất Vi phản đối dự định, liền hỏi: "Vậy phải tiến phải lui như thế nào, thái phó hãy nói ra một tiếng."
Lã Bất Vi trả lời: "Tục ngữ nói binh đến ắt phải chặn lại, nước đến ắt phải chắn lại. Điện hạ không được rối lòng mà đi vào chỗ nguy hiểm, đợi đến lúc nghĩ kỹ rồi hành động cũng không muộn. Điện hạ hãy cứ về phủ nghỉ ngơi, trấn tỉnh lại ngày mai nói tiếp."
Sau khi Dị Nhân đi rồi Lã Bất Vi ngồi yên trong phòng, tập trung tất cả trí lực để suy nghĩ sự việc này quá trọng đại, quá đột ngột và cũng quá tàn khốc. Hàng lọat dấu vết đã nói rõ vua Hiếu Văn có ý định phế truất Dị Nhân lập Tử Hề lên làm thái tử. Trước kia cứ nghe đến việc âm mưu tính kế tiểu nhân trục lợi, Lã Bất Vi đã nhổ nước bọt, hỉ mũi một cách khinh bỉ.
Còn bây giờ chính ông ta lại đang suy nghĩ chuẩn bị kế họach mà không phải chỉ là cắt một ngọn cỏ, hay một chuyện cỏn con mà là sát hại một vị vua của một nước. Cứ nghĩ đến đó Lã Bất Vi lại không thể dung tha cho sự tàn nhẫn của chính mình. Vua Hiếu Văn cũng chính là người tiếp nhận một thương nhân từ Hàm Đan, vì việc lập thái tử mà đến Hàm Dương. Lúc đó ông ta đã để lại cho Lã Bất Vi một ấn tượng tốt đẹp về một con người hiểu được và giúp đỡ người khác có cùng chí hướng. Một người như vậy, lại phải chết thảm, chết dưới độc thủ của ông ta sao.
Lã Bất Vi nghĩ tới đây tự nhiên không rét mà run. Ông ta tự nói với mình: "Lã Bất Vi ơi Lã Bất Vi, ngươi không thể thành được kẻ tiểu nhân, kẻ tiểu nhân âm mưu hãm hại người khác à?"

Con đường chính đạo trong nhân gian thì tang thương, khó chịu, chính ông ta đã trải qua việc làm ăn buôn bán, có lúc đã sử dụng những thủ đoạn nhưng cũng chưa từng hại đến mạng ai. Bây giờ bước vào cuộc sống triều chính thì phải mưu sát người khác, kể cả quân vương cũng không phải là ngọai lệ. Một khi Dị Nhân lên ngôi vua, ông ta được tham dự vào việc triều chính thì những việc đấu tranh trong cung đình như thế này sẽ xảy ra liên tục, lúc đấy ông ta sẽ bị rơi vào trong cái vòng xóay của sự tranh đấu mà không biết mình chìm nổi như thế nào.
Lã Bất Vi cũng đã từng nghĩ tới chuyện thóat ra khỏi cuộc sống thị phi của chốn cung đình, an phận thủ thường vào việc kinh doanh. Nhưng như vậy sẽ như thế nào? như vậy ông ta sẽ trở thành một thằng vô tài giữ của đích thực. Vậy thì mục đích của việc từ bỏ làm sỉ tử để làm một thương nhân lúc ban đầu là ở chỗ nào? không phải là vì phong hầu bái tướng sao? Hơn mười năm theo hầu Dị Nhân bao nhiêu vàng bạc đã được dùng vào việc này, đã vào sinh ra tử, thành công chỉ còn ở trong gang tấc, bây giờ lại dễ dàng vứt bỏ, đấy chỉ là hành động của kẻ ngu muội bỏ gốc lấy ngọn. Sau này nắm được đại quyền trong tay, chỉ huy thiên quân oan mã công thành cướp đất, cũng chẳng tránh khỏi phải tàn sát sinh linh, có lúc làm cho số đầu rơi xuống đất đếm không xuể nếu lòng dạ không sắt đá thì rất khó. Đối với vua Hiếu Văn thì không phải là cảnh đầu rơi máu chảy chỉ cần một viên thuốc là có thể kết thúc được mọi việc. Phải dùng thuốc gì, dùng như thế nào... Nhưng một khi đã hạ thủ thì ông ta cũng đã biến thành một tay đao phủ coi mạng người như cỏ rác.
Lã Bất Vi nghĩ mài nhưng cũng không nghĩ được đến cảnh tương lai huy hoàng. Suốt cả một đêm ông ta phải lao tâm khổ từ về việc ấy. Ông ta nhìn ra phía xa trằn trọc mãi mà không sao ngủ được.
Dị Nhân trải qua một đêm trong lo sợ, cố giương đôi mi mắt đang nặng trịch nhìn ra cổng lớn điện Chiêu Thanh. Dị Nhân trông đợi cái dáng chắc nịch đi vào, mang tới cho Dị Nhân những tin tức tốt lành để có thể hồi sinh từ cõi chết. Thái tử Dị Nhân suy đoán xem thái phó có đồng ý với kế họach dùng độc dược hại chết phụ vương không.
Theo sau một lọat tiếng bánh xe lộc cộc, Dị Nhân nhìn thấy trong đó có một chiếc xe dừng ở sân lớn. Không kìm được, thái tử la lớn: "Thái phó đến."
Người từ trên xe bước xuống đích thực là một Lã Bất Vi thần sắc vẫn tự nhiên như khi Lã Bất Vi tới điện Chiêu Thanh bàn bạc với Dị Nhân, các nô bộc và môn khách đều phải lui ra ngòai. Lã Bất Vi nói với Dị Nhân không bao giờ được dùng độc dược với vua Hiếu Văn. Chỉ cần đại vương không ban chiếu lập thái tử mới, việc này vẫn còn hy vọng cứu vãn được. Phàm là việc gì cũng phải dùng lời lẽ trước, sau đó mới dùng vũ lực, huống hồ đây lại là cha mình. Điều này cần ở Dị Nhân đối với vua Hiếu Văn thì làm việc gì cũng phải thấu tình đạt lý. Như Tử Hề làm những việc hợp với ý thích của đại vương, nên đã lấy lòng của vua, làm cho vua vui vẻ. Như vậy địa vị thái tử của điện hạ lại càng không được để khiếm khuyết.
Đối với việc làm thế nào để hợp được với ý thích của đại vương, Dị Nhân không cần chỉ bảo, hỏi: "Chả nhẽ chúng ta chọn một số mỹ nữ dâng lên cho phụ vương sao?"
Lã Bất Vi cười đáp: "Vậy thì chẳng khác gì đông thi nhăn mặt."
"Vậy thái phó có cao kiến gì?"

Lã Bất Vi nói: "Ta nhớ rằng trong nhân gian có một phương thuốc gia truyền tên là "Cao Sâm Lộc Nhung Thai" có tác dụng ổn định cơ thể tăng thêm sinh lực, tráng âm bổ thận. Với thân thể của đại vương ngày đêm lại đắm chìm trong chuyện chăn gối với các mỹ nữ sẽ khó tránh khỏi những thiếu hụt, lâu ngày sẽ suy giảm cả về tinh và huyết, làm giảm tuổi thọ. Chỉ cần dùng lọai thuốc "Cao Sâm Lộc Nhung Thai" này mới có thể bổ tinh bổ huyết, dương cường mà không khóai?" Lã Bất Vi nói xong, hai người lấy ra từ trong xe một túi vuông nhỏ được gói kỹ, nói với Dị Nhân đó chính là Cao Sâm Lộc Nhung Thai.
Dị Nhân vẫn còn ngờ vực nói: "Để ta đưa tới chỗ phụ vương thử xem."
Lã Bất Vi nói: "Điện hạ không thể chỉ đưa thuốc, mà phải thường xuyên đưa Triệu Cơ, Di Hồng và các thê thiếp khác tới vấn an đại vương, ca hát để ngài vui. Điện hạ lại ở thành Hàm Dương, việc hiếu thuận với đại vương là vô cùng thuận lợi, so với Tử Hề xa xôi ngàn dặm thì đúng là như trời tạo cơ hội."
Ngày hôm đó, Dị Nhân dẫn theo Triệu Cơ, Di Hồng và một số người nữa đến khấu kiến thỉnh an đại vương. Sau đó mới đưa lên thứ Cao Sâm Lộc Nhung Thai và khuếch đại khoe khoang công dụng như thần của lọai thuốc này.
Sau khi nghe xong, bộ mặt đầy những nếp nhăn của vua Hiếu Văn bỗng tươi cười như một bôn hoa, không tiếc lời tán thưởng: "Những con trai của ta thật là hiểu được suy nghĩ của ta. Con cả Tử Hề tiến cống mỹ nữ, thái tử Dị Nhân lại tiến công thuốc bổ, nếu cùng giúp đỡ phối hợp với nhau thì sức mạnh chả khác nào rồng nào hổ."
Vua Hiếu Văn uống lọai thuốc đó xong kết quả thế nào? Trong một bộ truyền ký của Lã Bất Vi đã nói như thế này.
"Kể cũng lạ, lọai cao mà Lã Bất Vi đưa đến khi uống có mùi rất lạ, uống xong một lúc thì tinh thần sảng khóai. Vua Hiếu Văn cho chọn các phi tử và mỹ nữ xinh đẹp trẻ trung để qua đêm. Những vương phi mỹ nhân đó hiếm khi có được sự ân sủng của vua, đều như lòai lang sói bị bỏ đói, cố gắng nũng nịu mọi cách, buông thả nhân cách như đang đại hạn gặp mưa rào, quyết để thỏa mãn sự ân sủ của vua, không hề ngừng nghỉ. Chỉ tới khi vua Hiếu Văn mệt mới mức thở hồng hộc, mùi hôi thốc bốc ra, họ vẫn vô cùng thích thú, họ vẫn muốn tiếp tục cho tới khi đã hoàn toàn thỏa mãn mới chịu ông vua mà ngủ một cách hạnh phúc. Cứ như vậy, vua Hiếu Văn liên tục cho gọi toàn bộ các cung tần mỹ nữ hơn hai tháng, và vua cũng đã uống xong hai thang thuốc của Lã Bất Vi, rồi dần dần cảm thấy bất lực... Quần thần mời tiệc, tuy rằng đã quá sức mệt mỏi với những cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng, nhưng cũng gắng sức lấy lại tinh thần để đến dự yến tiệc với các quan. Tiệc rượu đến ngày sau cùng, vua muốn đi nghỉ sớm một chút, nhưng sau khi uống thuốc xong lòng xuân lại trỗi dậy, ông khởi giá định đến chỗ các mỹ nữ, rồi giữa đường không kênh mà chết."
Từ đó có thể thấy được lọai cao Sâm Lộc Nhugn mà Lã Bất Vi tìm được trong dân gian là lọai cao tráng dương bổ thận hay là lọai cao kích dục đọat mạng.
Tháng chín năm hai trăm năm mươi trước công nguyên, thái tử Dị Nhân đường hoàng bước lên ngôi báu, chính thức kế vị, lấy tên là vua Trang Tương.
Vào lúc Dị Nhân lên ngôi trước khi lễ nhạc bắt đầu, là người hiểu rõ thời thế Phạm Thư xin Dị Nhân chuẩn tấu cho việc từ chức tướng quốc, Tử Hề về kinh chịu tang, đến phủ tướng quốc hỏi thăm trước. Phạm Thư đã hoàn toàn nản chí nói: "Hễ ra khỏi núi bị chó lừa, từ nay trở đi những ngày tháng của ta ngươi sẽ vô cùng khó khăn."
Tử Hề không cam chịu là mềm yếu, nói: "Chúng ta theo kẻ phản nghịch, không làm gian tế thì quân vương nói và Lã Bất Vi sẽ làm gì được chúng ta? nếu bọn họ ép người khác quá đáng thì chúng ta sẽ có cớ để lật bọn chúng."
Phạm Thư nhắc nhở: "Đại công tử không nên lơ là như vậy. Khi trước vua Chiêu Tương ban cho chúng ta tô thịt cúng hội độc. Có thể bọn họ không hề nghi ngờ gì, nếu lần này lại để chúng bắt thóp chúng ta, rồi tính chung cả nợ cũ và nợ mới vào thì chúng ta chỉ có đường chết."
Tử Hề tiếp: "Theo ý kiến của ta, vua mới bây giờ sẽ không cho ta quay về kinh thành mà sẽ bắt ta ở cái nơi heo hút khỉ ho cò gáy đó ba mươi tư năm nữa. Ta vẫn sẽ có mắt như mù có tai như điếc không nghe không thấy được gì. Trong thành Hàm Dương và cung Chương Đài có tin tức biến cố gì, vẫn phải nhờ đến lão tướng quốc đưa tin, nhắc nhở cho."
Đối lập với không khí thê lương ảm đạm ở phủ tướng quốc, điện Chiêu Thanh và phủ của Lã Bất Vi khắp nơi đều vui tươi hoan hỉ, yến tiệc, đèn nến rạng rỡ thâu đêm suốt sáng. Dị Nhân mặc trang phục quốc vương mới tinh.
Dưới sự hầu hạ của các mỹ nữ ở cung Nga, Triệu Cơ, Di Hồng và các phi tần mỹ nữ khác dáng điệu hoan hỉ, vây quanh Dị Nhân đang mặc bộ phục sức của vua, dáng dấp ung dung tự tại của một nhà vua mà khen nịnh. Doanh Chính và các vương tử vương tôn khác, chạy nhảy đuổi nhau len lỏi khắp đám người thỉnh thoảng lại đùa nhau kêu la những tiếng kinh thiên động địa.

Lã Bất Vi ở phủ của mình, dáng vẻ hết sức nghênh ngang đắc ý, mở tiệc rượu, ca múa khắp nơi. Ông ta vừa tận hưởng cảm giác thắng lợi, vừa dùng bàn tay to dày vuốt lấy chòm râu. Sau khi kết thúc mấy bài hát, ông ta cho gọi thê thiếp con cái, môn khách tùy tùng, phân lọai ra, chờ đến lượt mình để nhận thưởng, không sót ai. Hoàng Phủ Kiều, Tư Không Mã, Dương Tử, Triệu Khả Tín,... đều được nhận tiền vàng và các đồ tế nhuyễn hiếm có, tất cả đều rất vui mừng. Ai ai cũng đều biết rõ, tướng quốc nước Tần chắc chắn sẽ là Lã Bất Vi. Những môn khách đó điệu bộ trở nên cung kính đều nói: "Sau này còn phải dựa vào sự nâng đỡ của tướng quốc nhiều."
Ngày thứ hai, ở cung Chương Đài treo đèn kết hoa rực rỡ, tiếng đàn tiếng sáo khắp nơi, vua Trang Vương Dị Nhân trang điểm phục sức oai phong đẹp đẽ ngồi ngay ngắn oai vệ trên đại đường. Văn võ bá quan cũng mặc triều phục mới toanh, phân làm hai dãy hiên ngang phía dưới điện hạ.
Quan nghi trượng đứng bên ngự án, tuyên bố chiếu chỉ thứ nhất của vua Trang Tương. Phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, phong văn tín hầu, lấy mười hai huyện ở Lam Điền làm thực ấp.
Quan Nghị Trượng vừa nói xong, các quan văn võ phía dưới điện hạ thi nhau rỉ rầm bàn tán, Lã Bất Vi lên làm tướng quốc, phò vua nắm giữ triều chính thì là việc nằm trong suy nghĩ của mọi người. Nhưng những cấp vị cao nhất tập quan, tước, thực ấp đều ban cho ông ta thì văn võ bá quan đều chưa từng nghĩ tới. Trước Lã Bất Vi tướng quốc của nước Tần đã có Sư Lẻ Tật, Cam Mậu, Khuất Cai, Hướng Thọ, Nguy Nhiễm, Tiết Văn, Lầu Hoãn, Kim Thụ, Thọ Chú, Đỗ Tang, Phạm Chư, Tế Trạch, nhưng người được phong hầu chỉ có hai là Phạm Thư và Nguy Nhiễm. Nguy Nhiễm được phong là Nhượng Hầu, ngòai việc ông ta đã làm tướng quốc mười mấy năm giúp đỡ quốc vương bao nhiêu chuyện, quan trọng hơn chính là việc ông ta có quan hệ thân thuộc với Hoàn Thái Hậu, Phạm Thư được phong ứng hầu lại vào một giai đoạn lịch sử đặc biệt làm tiếp cho Nguy Nhiễm. Còn Lã Bất Vi không hề phải Hoàng Thân Quốc Thích của vua Tần, lại chưa lập được công trạng gì, trước khi lên làm tướng quốc thì chưa từng có một chức quan và thành tích chính trị nào. Sau khi vua Trang Tương kế vị, Lã Bất Vi một bước đã bước lên đỉnh cao được phong làm tướng quốc, phong Vương Tín Hầu, tặng thưởng cho hơn một chục vạn hộ lương thực. Thử hỏi, văn võ bá quan làm sao mà không kinh ngạc cho được.
Lã Bất Vi không phải là kiểu người có việc gì vui mừng thì hiện ngay ra nét mặt. Sau khi nghe xong chiếu lệnh thứ nhất của vua Trang Tương và trực tiếp nhìn thấy văn võ đại thần thì thầm bàn tán thì im lặng không nói gì, gương mặt bình tĩnh ung dung, nhưng quả thực trong lòng ông ta thì đang trống giong cờ mở, vui vẻ vô cùng. Mười năm trước ông ta gặp Dị Nhân - một vị vương tôn đang mất hêt hồn phách tại Hàm Đan, đã dự kiến tới lúc trở thành vua một nước. Cách nhìn của Lã Bất Vi quả không sai, Dị Nhân nói lời cũng giữ lấy lời, nói một khi ông ta lên làm vua sẽ chia nửa giang sơn đại tần cho Lã Bất Vi, bây giờ lời nói của vua đã trở thành sự thật. Từ giờ trở đi vị trí của Lã Bất Vi là dưới một người mà trên cả vạn người thống lĩnh thiên hạ, thét gió gọi mây, có đất để sử dụng tài hoa của ông và có cả cơ hội để báo đáp thiên hạ.
Suy nghĩ của Lã Bất Vi hoàn toàn chính xác. Vua Trang Tương làm vua được ba năm rồi băng hà. Doanh Chính lên kế vị lúc mười ba tuổi. Lúc Doanh Chính chưa được chính thức đội vương miện là bảy năm, tổng cộng là mười năm. Mười năm đó trên thực tế Lã Bất Vi là người thống trị Đại Tần. Cũng có thể nói Đại Tần bước vào thời đại của Lã Bất Vi.

Trọng đại lễ lên ngôi của vua Trang Tương, nhất cử nhất động của Lã Bất Vi đều trở thành mục tiêu chăm chú của bao nhiêu người. Văn võ đại thần nhìn thấy, ngay lúc bãi triều hai chiếc xe sang trọng của Lã Bất Vi rời khỏi cung Chương Đài đầu tiên, tiến về phía xa của các ngõ xóm. Mấy hôm sau, họ mới nghe nói Lã Bất Vi làm việc đầu tiên từ khi nhận chức là tới thăm hỏi lão tướng quốc Phạm Thư.
Trí nhớ của thương nhân, thì rất chặt chẽ và chắc chắn. Phạm Thư gây khó khăn và chỉnh lý những việc trước kia của Lã Bất Vi, lại thêm chuyện mọi việc để càng lâu thì càng rối ren.
Những chuyện ấy Lã Bất Vi không bao giờ quên được. Nhưng ông ta hiểu rằng vua mới lên ngôi, lại thay đổi tướng quốc thì việc cần kíp nhât chính là ổn định triều chính, lấy được lòng dân. Quan hệ của Lã Bất Vi và Phạm Thư là quan hệ hiềm khích, văn võ bá quan trong triều, không ít thì nhiều, qua loa hợac rõ ràng đều biết. Lã Bất Vi phải nhân dịp này mà lợi dụng những phản ứng khác nhau ấy nói cho toàn thiên hạ biết.
Lã Bất Vi, ông ta là người có trí óc, sẽ đưa giang sơn nước Tần đi vào ổn định và phát triển.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 240
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com