watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:30:3518/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Lã Bất Vi - Trang 27
Chỉ mục bài viết
Lã Bất Vi
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 27 trong tổng số 35

Chương 14
Quyền lớn trong tay

Nghe Triệu Cơ nói như vậy, quả phụ Thanh biết ý liền đi ra nơi đặt giường và để nguyên quần áo ở bên ngòai mà nằm. Doanh Chính từ lúc nhìn thấy người khách mới nghỉ tại đây thì không còn hứng thú đi ngủ bèn đi lang thang khắp trong phòng. Thấy quả phụ Thanh chưa thay đồ thì cảm thấy rất lạ, liền hỏi Triệu Cơ: "Mẫu hậu, sao thím kia không thay đồ đi ngủ?"
Nghe Doanh Chính hỏi như vậy, Triệu Cơ không tin, liền đi ra ngòai xem, quả nhiên đúng là như vậy. Nàng thầm nghĩ: "Chả lẽ người đàn bà này cho là chăn chiếu của ta không được sạch sẽ?"
Quả phụ Thanh cũng không ngủ được, thấy Triệu Cơ đi tới bên giường liền vội ngồi dậy. Triệu Cơ hỏi một câu lạnh lùng: "Chị Thanh đi ngủ sao không thay quần áo chẳng lẽ sợ chăn chiếu của tôi làm bẩn người chị ư?"
Quả phụ Thanh chợt thấy Triệu Cơ xuất hiện vội vàng cúi người thi lễ rồi nói: "Thái tử quá lo rồi, một thương nhân nhỏ bé như chúng tôi lại có thể cùng ngủ chung phòng với thái tử phi thì thực là cái phúc ba đời vậy. Giường chiếu chăn đệm trong này toàn là đồ tốt quý mà lại dùng để che phủ lên cái thân thô tục của tôi thì sợ rằng có sự đảo lộn nghi lễ trong cung."
Triệu Cơ hỏi: "Vậy vì sao chị lại mặc quần áo đi ngủ?" Quả phụ Thanh đáp: "Tôi sợ rằng nếu thay quần áo bên ngòai sẽ khiến thái tử phi chê cười."
Triệu Cơ càng không hiểu rõ lại hỏi: "Thay quần áo sao lại chê cười?" Quả phụ Thanh nói: "Thái tử phi đã hỏi đến vậy thì tôi dứt khóat phải thay đồ rồi." Vì quả phụ Thanh đến Hàm Dương là để điếu tang nên mặc bên ngòai là bộ quần áo lụa màu trắng. Nàng tháo đai quần, lắc nhẹ cánh tay, chiếc quần lụa trắng lặng lẽ rớt xuống để lộ ra một chiếc quần lụa hoa quê nhà bên trong.
Triệu Cơ đã hiểu ra vội nói: "Chị Thanh nghĩ thật chu đáo, sợ mặc những màu sắc quá rực rỡ này sẽ khinh nhờn đến vong linh Chiêu Tương Vương ư?" Quả phụ Thanh khẽ lắc đầu, đau khổ nói: "Xin thái tử phi cầm bộ quần áo này của tôi lên xem xét kỹ lưỡng."
Đây là một chiếc áo dài màu tím, bên trên thêu đầy những hình vẽ như hoa, lại như rồng uốn, lại giống như bằng chữ màu vàng da cam. Triệu Cơ nhìn một lúc nhưng không ra được là hình gì.
Doanh Chính vỗ tay vui mừng nói: "Mẫu hậu, hình thêu trên áo của thím là chữ."

Triệu Cơ tập trung tư tưởng nhìn lại một lần nữa quả vậy, trên chiếc áo đều là những chữ màu vàng cam "nữ nhi giữ thân mình như ngọc, nam nhi tự tôn tự trọng." Cô tự lẩm bẩm một mình "nữ nhi giữ thân mình như ngọc, nam nhi tự tôn tự trọng."
Triệu Cơ đọc xong lặng im trầm tư suy nghĩ.
Quả phụ Thanh nói một cách thẳng thắn: "Phi tử đã hiểu rõ chưa? từ bên ngòai nhìn vào cuộc sống của chị thật sung sướng vinh hoa phú quý, cơ nghiệp huy hoàng, chị sống cuộc sống xa hoa vô độ, đi xe tứ mã, người hầu kẻ ở khắp nhà, tiêu tiền như rác, chị có thể gặp mặt các chư hầu, ngang hàng với họ. Đừng nói là thân phận đàn bà con gái, ngay cả các đấng mày râu cũng không có phúc hưởng cuộc sống của chị. Mọi người sùng bái chị, tôn trọng chị, dâng biếu chị của ngon vật lạ, ngưỡng mộ đấy nhưng cũng đầy lòng đối kỵ! Nhưng có ai biết rằng đằng sau vẻ bên ngòai từng trải dầy dặn và phát đạt lại chất chứa những đau khổ uất hận ủca một người phụ nữ! Những cái khác chị không nói, chị nói tới một số quan gia, phu thương hào thân, họ thèm thuồng nhan sắc của chị nhẹ thì họ cợt nhả cười đùa sàm sỡ, nặng thì động tay chân còn có cả người thì cưỡng ép chị chung chăn chung gối với họ. Có những lúc vì việc làm ăn buôn bán mà không thể cự tuyệt họ, đành phải nuốt căm phẫn mà chịu đựng, cũng có lúc chị phải mắng chửi họ một cách cay độc. Không còn cách nào khác nên chị may chiếc áo này, thêu lên những chữ đó để thông báo với các bậc nam nhi trong thiên hạ rằng: quả phụ Thanh chị đây bán hàng chứ không bán thân, phẩm hạnh đáng giá ngàn vàng! Phi Tử, em đã nghe nói về đại thi hào khuất Nguyên người nước Sở chưa? Vị tả đồ của Sở Hòai Vương này phong cách đạo đức mũ áo đàng hoàng1 Nhưng do chịu lời gièm pha hăm hại của bọn Tử Lan Cận Thương mà phải nhảy xuống sông Mịch La chết oan ức. Tuy chị học hành không nhiều, nhưng chị rất thích bài thơ ca tụng cây quýt của ông ấy, mỗi lần đọc chị vẫn cảm thấy vô cùng thích thú, chị muốn đọc đi đọc lại. Ông ấy đã chỉ cho chúng ta học tập tấm gương của cây quýt, hoa quýt trắng tinh khiết thơm dịu, nội dung của nó chân thật mà hợp lý mà xung quanh nó lại đầy những sự châm chích! cứ nghĩ đến những điều này, trong lòng chị lại trào lên những cảm xúc, để chị đọc cho phi tử nghe một đoạn:
Hậu hoàng gia thụ
Quýt
Thụ mệnh
Sinh Nam Quốc
Thân
Càng
Lục diệp.

Quả phụ Thanh bị tình cảm của đoạn thơ trên chi phối, nước mắt trào ra, không sao kìm lại được.
Lòng đố kỵ từ trước tới nay của Triệu Cơ với chị ta bỗng chốc tan biến, một sự kính nể bỗng dâng lên từ đáy lòng cô, "Chị Thanh, em hiểu rồi, những chữ thêu trên áo chị màu vàng cam là do quả quýt có màu như vậy có đúng không?" Quả phụ Thanh gật đầu.
Lúc này, Doanh Chính cũng không còn dáng vẻ của một đứa trẻ bướng bỉnh nghịch gợm nữa. Nó trầm ngâm nói: "Những lời lẽ huy hoàng của thím, phẩm cách trong sáng của thím quả thực đã làm cháu mở tầm mắt, tăng thêm cho cháu ý chí chiến đấu. Khi nào cháu làm vua nhất định cháu sẽ phong hầu, bái thím làm thừa tướng, mời thím tham dự triều chính; không những thế còn phải lập bia để biểu dương đạo đức tốt đẹp của thím!"
Triệu Cơ quở trách: "Thằng nhóc kia, chẳng hiểu cái gì cả, đừng có mả nói lung tung!"
Doanh Chính ngẩng đầu lên nói: "Mẫu hậu, không được nói như vậy, con cũng sắp trưởng thành rồi. Khi con làm vua, con nói một là một, hai là hai. Nhất định con sẽ lập bai biểu dương thím."
Quả phụ Thanh nói với Triệu Cơ: "Doanh Chính tuy có hơi ba hoa một chút nhưng rất có chí hướng, tài cao sau này ắt có đất dụng võ."
Mấy câu của quả phụ Thanh quả thực làm cho Triệu Cơ như nở từng khúc ruột. Vẻ mặt Triệu Cơ rạng rỡ, nhưng ngay lập tức có chuyển vẻ mặt đắc ý thành nụ cười nói: "Chị Thanh, chị em mình đã trở thành chị em gái thân mật rồi, việc gì còn phải ngồi ở hai phòng riêng biệt nữa!"
Cuối cùng hai người phụ nữ cũng ngồi chung trên một chiếc giường cùng nhau tâm sự một cách tâm đầu ý hợp.
Tiếng gà gáy báo sáng đã lan khắp thành Hàm Dương. Ở phía đông đã bừng sáng, dần dần lan tỏa ra khắp bầu trời. Những ý nghĩ đan xen nhau đã làm Lã Bất Vi mất ngử cả một đêm. Lúc thì là gương mặt trong sáng như đá thạch lựu, đôi môi tươi tắn của quả phụ Thanh, gây cho ông ta những ham muốn, lúc thì là gương mặt trầm ngâm của Tư Không Mã đang đi giữa những lều quân của các chư hầu ở Bình Ấp; lúc lại là cảnh của Dị Nhân đang bước lên xe dẫn trăm quân nghìn mã xung phong vào trận mạc... Tất cả những ý nghĩ lẫn lộn ấy thi nhau dày vò Lã Bất Vi làm ông ta trăn trở không sao ngủ được. Chỉ tới khi dùng xong bữa sáng ông ta mới cảm thấy hơi buồn ngủ lúc này có môn khách vào báo, có nữ thương nhân quả phụ Thanh đến cầu cứu.
Lã Bất Vi bỗng cảm thấy như tỉnh hẳn, đứng bật dậy nói: "Mau mời vào! mau mời vào!"
Khi những tôi tớ và môn khách còn đang tập trung ở phòng ngòai, xe của quả phụ Thanh đã dừng trong sân lớn. Có một nô tỳ mặt mũi thanh tú bước xuống xe trước, vén rèm xe, lúc đó quả phụ Thanh xinh đẹp như vẻ mới từ từ bước xuống, Lã Bất Vi để ý thấy cô ta vẫn mặc cái áo trắng mặc trong lễ phúng viếng ở cung Chương Đài ngày hôm qua.
Lã Bất Vi vừa dẫn quả phụ Thanh vào phòng khách, vừa suy tính nên làm cách nào để lấy lòng người đẹp này. Sau khi đã ngồi yên ở trong phòng khách hàn huyên vài câu, Lã Bất Vi nói với quả phụ Thanh, vốn dĩ ông đã muốn mời cô ta vào trong phủ đàn hát yến tiệc một bữa, tiếc rằng đúng vào lúc vua Chiêu Tương Vương mất đi không thể mạo muội được, lần đầu tiên gặp mặt không biết cách nào để tỏ ý kính trọng, ta bèn chọn trong đống quần áo, trang sức dự phòng của thê thiếp vài bộ quần áo dâng tặng, mong đừng cười chê.
Quả phụ Thanh mỉm cười rộng lượng: "Được nhận quà của thái phó đã là rất vinh dự đối với ta rồi."
Lã Bất Vi vội vàng sai người đem đến mấy bộ quần áo mới, đẹp, hiếm quí đưa đến trước mặt quả phụ Thanh.
Lã Bất Vi khiêm tốn cung kính nói: "Cũng không biết có vừa với quí nương không?"
Quả phụ Thanh nói: "Thái phó học rộng tài cao, thấy rõ cả tình hình biến động của các nước, nói chi đến việc ước lượng độ dài rộng của một bộ quần áo. Vậy để ta thử xem." Nói xong bèn lấy một cái áo được đặt trên bàn gấm sau khi nhìn quanh một lượt tất cả các tôi tớ trong phòng nói: "Mời các vị tạm bước ra ngòai."

Tôi tớ và môn khách dần dần lui ra hết, còn một mình Lã Bất Vi tiến thóai lưỡng nan không biết làm thế nào. Ông cảm thấy trực tiếp nhìn một người con gái thử áo quần thì có phần đường đột. Đúng lúc ông ta cất bước định đi, quả phụ Thanh nói: "Thái phó đại nhân không thể đi được, ta còn phải nhờ đại nhân xem hộ có vừa không."
Lúc này Lã Bất Vi mới như tỉnh cơn mê trong lòng mừng thầm quả phụ Thanh một mình giữ ông ta ở lại là có ý với ông ta, cho ông ta một cơ hội. Vậy không thể để tuột khỏi tay ông ta quyết định phải tận dụng cơ hội này.
Quả phụ Thanh đã cởi xong cái áo trắng bên ngòai. Lã Bất Vi nhân lúc đó vội vàng tiến lại gần.
Quả phụ Thanh cố ý nói bộ quần áo ta đang mặc không được tử tế lắm, không biết có làm thái phó đại nhân cười không. Kỳ thực ngay trong lúc tiếp xúc với Lã Bất Vi ngày hôm qua, quả phụ Thanh đã cảm thấy Lã Bất Vi có những ham muốn và mưu đồ đối với mình. Ngày hôm nay cô ta nhận được sự ủy thác của Triệu Cơ đến bàn với Lã Bất Vi một số việc quan trọng, suốt đường đi cô luôn lo lắng, e rằng bị rơi vào cái thòng lọng của Lã Bất Vi. Tới phòng khách cô nhìn thấy vẻ mặt tươi cười như bắt được của của ông ta thì càng cảm thấy ông ta đang có một mưu đồ gì. May sao ông ta lại tặng cô quần áo trang sức, cô cảm thấy đây là một cơ hội tốt để cô dùng những chữ thêu trên áo của mình để cảnh cáo Lã Bất Vi.
Lúc đầu Lã Bất Vi chưa nhìn ra được những chữ thêu trên áo của quả phụ Thanh, ông ta cũng hơi hồi hộp với những hình thêu lạ kỳ đó, tới khi nhìn rõ thì rất kinh ngạc. Quả phụ Thanh này quả nhiên là người tướng mạo hành vi đoan trang, xinh đẹp mà có trí tuệ. Cô ta dùng những chữ thêu trên áo "nữ nhi giư thân như ngọc, nam nhi tự tôn tự trọng" để đưa ra một lời cảnh cáo ngầm đối với ông ta, không được có những ý nghĩ sai trái đối với cô ta, phải thật thà từ ý nghĩ, ánh mắt cho tới hành động. Những chữ thêu ấy giống như một gáo nước lạnh dập tắt ngọn lửa ham muốn đang cháy trong đầu Lã Bất Vi, làm ông ta tự cảm thấy khó xử và xấu hổ.
Rất nhanh chóng Lã Bất Vi giấu đi được những cảm xúc thật, ông ta quyết tương kế tựu kế, thể hiện mình là một đại trượng phu không ham tửu sắc. Ý nghĩ luôn trong sáng đúng đắn.
Lã Bất Vi làm ra vẻ không nhìn ra những chữ thêu trên áo của quả phụ Thanh, nói một cách khác đúng đắn nghiêm túc: "cái áo này của quí nương không hẳn là không tử tế nhưng những hình thêu lộn xộn của nó làm người ta rối mắt. Khổng Tử đã nói nam nữ thọ thọ bất thân, mong quý nương mau mặc quần áo chỉnh tề, ngồi xuống nghiêm chỉnh để tránh người ta gièm pha dè bỉu, để không tổn hại đến sự tu dưỡng bấy lâu của quý nương, tổn hại đến danh tiếng vốn trong ngọc trắng ngà của quý nương."
Quả phụ Thanh không ngờ được là Lã Bất Vi lại lái câu chuyện sang hướng này. Trong khi cô nhận thấy Lã Bất Vi đã nhìn ra những chữ thêu trên áo. Cô nghĩ rằng vị thái phó này không che dấu được thái độ hợac là phải tự cảm thấy vô cùng xấu hổ với chính bản thân mình, nếu không thì cũng phải quay ra tán tụng ca ngợi cô. Cô không hề nghĩ rằng vị thái phó này lại có thể thay đổi tình thế trong chốc lát, giả ngây giả dại quay ra răn dạy cô. Ông ta không chỉ che dấu được những ý nghĩ sai trái của mình mà còn giữ được lễ nghi và sự tôn nghiêm của một bậc đại trượng phu. Cô cảm thấy khi Dị Nhân lên làm vua nước Tần, vị thái phó này không những sẽ được bước lên cầu vồng quyền cao chức trọng, mà còn có thể quát gió gọi mây oai phong dữ dội, thâu tóm triệu chính khiến cho nước Tần như rồng điểm mắt sẽ dần dần nuốt lấy thiên hạ.
Quả phụ Thanh cũng là người thông hiểu quyền mưu, đối diện với sự phản ứng bất ngờ của Lã Bât Vi với sự răn dạy bề trên của ông ta cô cũng không hề mất thần thái. Cô nói một cách bình tĩnh không kiêu ngạo cũng không hề tự ti: "Thái phó đại nhân quá lo rồi, quả phụ Thanh ta đi đứng nghiêm chỉnh hành vi đoan trang lẽ nào chỉ vì thay một cái áo mà chịu sự dèm pha?"

Nói xong quả phụ Thanh lại từ từ thay sang cái áo trắng của mình, xếp lại cái áo Lã Bất Vi vừa tặng đặt trên bàn gấm nói: "Tấm chân tình của thái phó đại nhân nhận thì hổ thẹn, từ chối thì bất kính, sau này quả phụ Thanh ta nhất định sẽ báo đáp."
Lúc này Lã Bất Vi mới nghĩ tới việc quả phụ Thanh này vốn dĩ không hề có tình ý gì với ông ta, chả nhẻ là cô ta đến đây là do sự ủy thác của Triệu Cơ rằng có việc gấp phải cùng ông ta bàn bạc.
Quả phụ Thanh đã ăn mặc lại chỉnh tề, nô dịch tôi tớ ai vào việc ấy, đến lúc đó bà ta mới nói rõ ý định của việc viếng thăm ngày hôm nay. Vốn là đêm qua nói chuyện với Triệu Cơ bà ta được biết thi hài của vua Chiêu Tương còn chưa lạnh chư hầu các nước đã tập hợp tại Bình Ấp để liên kết đồng minh, tổ chức ăn mừng ngay ở cửa ngõ nước Tần, dương oai diễu võ, thật là bọn chúng khinh người quá đáng. Bà ta là một thương nhân được ân huệ của vua Chiêu Tương, bà ta cũng không thể chịu được cảnh này. Để đối phó với liên hiệp đồng minh của các chư hầu ở Bình Ấp. Quả phụ Thanh định tổ chức lễ viếng cho các thương nhân ngay tại Bình Dương, mời phú gia hào kiệt và các nhà buôn lớn của các nước đến nước Tần phúng viếng, nhằm nâng cao uy phong của Tần quốc đồng thời dập tắt ý chí của các chư hầu.
Triệu Cơ hoàn toàn đồng ý với dự định của quả phụ Thanh nên đã bảo bà ta đến tìm Lã Bất Vi để thương lượng.
Lã Bất Vi nghe quả phụ Thanh nói xong, cảm thấy đây quả là một kế có thể nâng cao uy thế quốc gia, động viên dân chúng và quân lính, dập tắt mọi hành động của kẻ phản nghịch. Ông ta nhìn quả phụ Thanh với ánh mắt khâm phục nói: "Dám hỏi phú thương làm thế nào để tổ chức lễ viếng?"
Quả phụ Thanh nói như đã được tính toán sẵn trong đầu: "Thái phó ta và ông đều lưu lạc trong thế giới thương nhân lâu rồi, đều có những người bạn tâm giao chí cốt, chúng ta lên tiếng mới không dám nói là thiên hạ đều hưởng ứng, cũng chắc chắn là bạn bè sẽ về tự họp chúng ta chỉ cần định sẵn ngày giờ tổ chức lễ phúng, ông sai người đưa thứ tới bạn của ông, tôi sai người đưa thư tới bạn của tôi. Triệu Diên phụ trách việc lo tổ chức lễ, phải thịnh soạn một chút. Những vị phú thương, những nhà buôn lớn kia không thể đến tay không mà nhất định phải mang lễ vật hậu hĩnh dâng cho nước Tần. Như vậy Tần quốc vừa thể hiện oai phong vừa thu được lễ vật, há chẳng phải là một mũi tên trúng hai đích hay sao."
Lã Bất Vi vôi vàng tán thưởng: "Diệu kế, diệu kế!"

Từ xa, Tư Không Mã đã nhìn thấy những lều vải chi chít như quân cờ ở trong Bình Ấp.
Vài cây lau, cây sậy khô để dáng mệt mỏi mọc ngay bên cạnh những trạm dịch đến Bình Ấp. Thường ngày thì có rất ít dấu vết người qua lại, thỉnh thoảng mới có dấu xe ngựa đi qua. Vậy mà mấy hôm nay lại không như vậy, mấy trăm nghìn cỗ chiến xa của các chư hầu đang từ khắp nơi tới, phân ngựa rải dầy khắp đường, nước đái ngựa như mưa tưới lên trên khiến cho một mùi tanh khét bay đầy khắp đây làm người ta phát nôn mửa khi bắt đầu đi tới đoạn đường này. Tư Không Mã bị cái mùi đấy làm cho đau đầu chóng mặt đi qua một đoạn mới thấy bình thường lại.
Khi sắp vào tới thành Bình Ấp, Tư Không Mã nhìn thấy một xe vận chuyển lương thực đang bị sa lấy dưới hố bùn, mấy người lính đã được vũ trang toàn bộ đang vừa dùng hết sức kéo xe lên vừa hò hét ngựa. Nghe giọng nói của họ, Tư Không Mã thấy cũng gần giống thổ âm của Lã Bất Vi. Ông ta đoán rằng họ chắc là người nước Vệ. Tư Không Mã nhìn thấy hướng xe được quay ra từ phía Bình Ấp cảm thấy rất lạ: "Chư hầu vẫn còn ở trong thành Bình Ấp tại sao lại chở quân như ra bên ngòai."
Tư Không Mã nghỉ một lúc, rồi tiến lên phía trước giúp mấy người lính nước Vệ đẩy xe bò ngựa.
Ông làm việc cật lực để lấy đẩy cái bánh xe đã bị chìm xuống bùn lên trên đường toàn thân ông ta ướt đẫm mồ hôi và nước bùn. Những người lính nước Vệ vốn quá mệt mỏi nay thấy Tư Không Mã giúp mình giải quyết khó khăn liền người nọ bảo người kia mời Tư Không Mã nghỉ một lát rồi lấy rượu thịt ra thết đãi.
Tư Không Mã vừa uống rượu vừa nói chuyện với họ, được biết những xe quân nhu này được đưa từ Bình Ấp sang Bộc Dương của nước Vệ. Ông ta cảm thấy rất lạ, liên hiệp đồng minh chư hầu các nước kéo dài trong một tháng nay vừa được mấy hôm đáng lẽ phải vận chuyển một số lượng lớn lương thực từ các nước đến Bình Ấp mới phải. Nước Vệ ở đây lại hoàn toàn ngược lại, chở lương thực từ Bình Ấp về Bộc Dương.
Tư Không Mã hỏi thăm mấy người lính nước Vệ có chuyện gì xảy ra, mấy người lính ấy mỗi người nói một cách. Rằng liên hiệp đồng minh kéo dài một tháng nhưng mới họat động mấy ngày mà đã có vẻ hết việc, về phần các chư hầu phải ở cái thị trấn hoang vắng này thì đã chán ngán trăm phần; lại đúng lúc vua Triệu Hiếu Thành lâm bệnh, thể lực suy yếu không thể cúng lo việc hội họp của các chư hầu, cũng phải nhanh chóng trở về Hàm Đan còn quân Đông Chu thế tàn lực mỏi chỉ biết thấy quân nước Triệu làm gì thì làm. Tình thế này liên hiệp đồng minh chỉ kéo dài được mười hôm, chư hầu sứ giả các nước phải thu quân về hết.
Tư Không Mã nghe xong cảm thấy vô cùng kinh ngạc, đây là tin tình báo quân sự vô cùng quan trọng. Ông giữ thái độ như không có chuyện gì xảy ra từ biệt mấy người lính thúc ngựa chạy về Bình Ấp
Tư Không Mã vào Bình Ấp một lúc lâu mới tìm thấy Triệu Hoảng.
Tư Không Mã đến làm Triệu Hoảng vô cùng bất ngờ, dẫu sao cũng là bạn cũ, Triệu Hoảng đã bầy tiệc rượu ở trong lều quân khoản đãi Tư Không Mã. Triệu Hoảng nói một cách rào đón với Tư Không Mã. Bây giờ đại vương của đệ đang bị đau bụng, để phải lo việc khám và điều trị, vô cùng bận rộn, không thể thiết đãi đại ca lâu. Nếu đại ca có việc quan trọng cần phải nói rõ, tiểu đệ nguyện làm trâu ngựa để giúp đỡ đại ca.
Tư Không Mã thở dài nói: "Bữa đó sau khi hiền đệ đi khỏi chỗ ta, trong lòng ta quả thực đấu tranh dữ dội. Ta theo thái tử điện hạ, thái phó đại nhân đã mười mấy năm rồi chịu khổ chịu cực, vào sỉnh ra tử ta đã được cái gì? hay là chỉ là một thằng tay sai vặt gọi thì đến bảo thì đi. Ta thiết nghĩ muốn một bước lên mây thăng quan tiến chức vùn vụt chi bằng đổi chủ, từ bỏ chỗ tối đi đến chỗ sang, đến bên vua Triệu Hiếu Thành mưu sự nghiệp giúp đỡ cho vị anh minh quân chủ này, nhất định sẽ có ngày hơn hẳn người khác."
Tư Không Mã nói xong ngửng lên nhìn Triệu Hoảng.
Triệu Hoảng hỏi: "Những lời đại ca vừa nói có phải là sự thật?"
Tư Không Mã liền nói: "Quân tử nhất ngôn tứ mã nan truy."
Triệu Hoảng nói: "Đại vương của đệ bây giờ ngọc thể bất an qua mấy hôm nữa có chuyển biến tốt, đệ sẽ bẩm với đại vương."
Tư Không Mã nói: "Vậy lúc nào ta nghe được tin chính xác của hiền đệ."
Triệu Hoảng gập đầu ngón tay tính toán một lúc nói: "Nửa tháng sau."
Tư Không Mã nghĩ tới câu chuyện mấy người lính nước Vệ nói trước khi vào thành rằng mười ngày sau chư hầu các nước sẽ rời Bình Ấp trở về liền cố ý thăm dò: "Vậy nửa tháng sau ta vẫn đến đây tìm hiền đệ à?"
Triệu Hoảng nói: "Không, ở Hàm Đan."
Tư Không Mã làm ra vẻ không hiểu được nói: "Hiền đệ vẫn ở đây cùng vua Triệu và các chư hầu tổ chức liên hiệp đồng minh vậy ta đến Hàm Đan tìm ai?"
Triệu Hoảng cẩn thận nhìn quanh quất một lát nói với vẻ bí mật: "Liên hiệp đồng minh các chư hầu chỉ tổ chức mười ngày là ai về nước ấy!"
Tư Không Mã gật đầu với vẻ ngạc nhiên nói: "Vậy phải giữ lời nhé, nửa tháng sau gặp lại ở Hàm Đan."

Tư Không Mã từ biệt Triệu Hoảng, sợ làm lỡ mất thời gian nên vội vàng đến chợ Bình Ấp mua một con tuấn mã tốt nhất, lên ngựa phóng một mạch quay xe về Hàm Dương.
Lã Bất Vi biết được tin tình báo liên hiệp các chư hầu chỉ kéo dài trong mười ngày lòng vô cùng vui mừng, vội vàng lên xe đi thẳng tới điện Chiêu Thanh.
Dị Nhân nhìn thấy vẻ mặt quá sức vui mừng, dáng điệu quá sức ung dung của Lã Bất Vi vội hỏi: "thái phó hà cớ gì mà vui mừng vậy?"
Sau khi Lã Bất Vi khởi bẩm với Dị Nhân tin tức tình báo liên hiệp đồng minh các chư hầu chỉ kéo dài mười ngày, đã tự quyết định: "Điện hạ cần xin đại vương phái quân sĩ tới nửa mười vạn quân này hoàn toàn có thể đánh thắng một cách gọn ghẽ! vào hôm các chư hầu tan họp điện hạ hãy khởi binh điều quân, tới khi đến Bình Ấp quân Đông Chu và các chư hầu còn lại đã mỗi người một ngả, còn vài trăm binh sĩ của nước Nguy còn lưu lại ở Bình Ấp thì cũng không chịu nổi, chỉ cần thấy đại binh của Tần quốc tiến vào đã bủn rủn chân tay bỏ thành mà chạy. Điện hạ không cần tốn một giọt mồ hôi đã lập được công lớn. Đại vương và các văn võ bá quan ai mà biết được các chư hầu đã tan hội trước mà còn cho rằng điện hạ có tài dùng quân như thần!"
Vào ngày thứ mười của cuộc họp liên hiệp đồng minh các chư hầu ở Bình Ấp, Dị Nhân và Lã Bất Vi giáp trụ chỉnh tề lên xe khởi hành từ cung Chương Đài.
Vua Chiêu Tương còn chưa nhập liệm, Tần quốc đã phải đối phó với các nước chư hầu. Dị Nhân thống lĩnh đại quân rất có chí khí, tiếng trống hùng hồn và những tiếng kèn của đám tang đem đến cho người ta có cảm giác cái chết như là được quay về nhà vô cùng khí khái hào hùng. Vua Hiếu Văn tự mình đưa quân Tần ra khỏi thành Hàm Dương, và tự mình dập đâu bái lậy trời đất. Vì thái tử là sóai nên thái phó và nhiều môn khách khác, đều phải phụ gía xuất chinh, Lã Bất Vi đứng bên cạnh cổ chiến xa của Dị Nhân tạm biệt vua Hiếu Văn và thành Hàm Dương một cách đầy luyến tiếc, mười vạn đại quân nườm nượp rời khỏi biên giới nước Nguy tiến về Bình Ấp. Đúng như dự đoán của Lã Bất Vi quân Tần đến gần Bình Ấp thì trời gầ tối sương mù che khuất cả mặt người, mấy trăm quân sĩ nước Nguy đang giữ thành quá sợ hãi ôm đầu chạy trốn như chuột. Dị Nhân thống lĩnh mười vạn quân Tần không tốn một ít sức lực đã chiếm gọn Bình Ấp. Lã Bất Vi đề nghị Dị Nhân cử quân sĩ an ủi nhưng người dân nước Nguy vô cùng sợ hãi không dám ra khỏi cổng, vì vậy trong suốt đêm không xảy ra một sự lộn xộn nào.
Ngày thứ hai, mặt trời vừa ló lên phía đông, Dị Nhân cử hơn một vạn quân úy ở lại giữ Bình Ấp. Còn mình và Lã Bất Vi dẫn đầu quân Tần ca khúc khải hoàn trở về. Ở thành Hàm Dương đêm qua vua Hiếu Văn nhận được tin chiến thắng đưa đến từ sáng sớm đã triệu tập văn võ bá quan nghênh đón ở cổng thành. Phần đông người không biết được thời gian Dị Nhân tiến quân và thời gian các chư hầu tan họp là trùng nhau, thi nhau ca ngợi Dị Nhân nhìn xa trông rộng dùng binh như thần. Chỉ có Phạm Thư, Tử Hề và một số người khác là không cho như vậy do họ đều cảm thấy chua xót ở trong lòng. Khi đại quân của Dị Nhân về tới Hàm Dương trời đã chính ngọ, các dấu chân ngựa và bụi mù mịt che phủ đất trời. Phần đông các chiến binh đều mang nổi nhớ quê, vừa nhìn thấy thành Hàm Dương nguy nga tráng lệ đã reo hò một cách vui mừng. Tiếng thúc ngựa hòa theo tiếng gió vọng vào vách núi truyền đi vang dội cả một vùng, cờ xí rợp trời, gió thổi dập dờn như sóng biển.
Ca khúc khải hoàn hùng hồn tráng lệ đã làm vua Hiếu Văn cảm thấy phấn chấn trong lòng. Những mệt mỏi do lo việc tang cho cha và nước mắt khóc tang trong chốc lát đã tan biến hòa theo không khí vui mừng chiến thắng ở bên ngòai. Lúc Dị Nhân bước từ chiến xa xuống, quì lạy trước mặt ông, ông vội đỡ Dị Nhân đứng dậy, vui vẻ hỏi: "Con trai ta anh hùng, đánh thăng trận, nâng cao uy phong của nước Tần, dập tắt ý chí của các chư hầu."
Sau khi về tới cung Chương Đài đã thiết tiệc để Dị Nhân tẩy trần. Bởi vì vẫn trong thời gian lưu giữ linh cữu của vua Chiêu Tương nên tiệc rượu phải hết sức thanh đạm, không được múa hát đàn ca. Ngày mai lại là ngày tổ chức lễ phúng cho các thương nhân, thương nhân các nước mang theo vàng bạc lễ vật dáng vẻ cát bụi dặm trần tập trung bên ngòai cung Chương Đài. Vua Hiếu Văn, Dị Nhân, Phạm Thư, và quả phụ Thanh đại diện cho chủ nhà tiếp đãi bạn bè, tạ ơn đáp lễ... Ở địa vị thái phó, nhìn thấy những việc này trong lòng Lã Bất Vi mừng thầm tăng thêm nhuệ khí cho ông ta. Hai việc đại sự là chiếm Bình Ấp và tổ chức lễ viếng cho các thương gia đã khiến cho từ vua tới các nông dân ở các ngõ nhỏ trong thôn xóm đều biết đến đức tài của Dị Nhân, tiếng tăm lan đến chư hầu của các nước, củng cố địa vị thái tử của Dị Nhân một cách vững chắc và lâu dài.

Tin chiến thắng ở Bình Ấp và vẻ náo nhiệt đông đúc ở lễ viếng của các phú thương đã có thể làm cho vua Chiêu Tương chết nhắm được mắt, ngậm cười nơi chín suối, cái chết của một vị vua nước Tần đã hoàn thành nghiệp lớn được cử hành rất long trọng hợp với lễ nghi. Hai nghi thức được làm đầy đủ. Quán, hạ, tắm xôi nước, ngậm cơm khắc, thiết trọng, tiêu táng, tiểu liệm, đại liệm đồ cúng, quàn, bói cỏ thi, táng nhật, hạ quan tài xuống huyệt, hạ ráng, tuần táng, vẫn ca, đồ chôn cho người chết, quan quách, bia mộ, khóc, vải bọc. Mặc dù nước Tần đã sớm ra quy định nghiêm cấm nghi thức tuẫn táng, nhưng quân vương thì không nằm trong trường hợp ấy, có sách nói: trong di chúc trước khi chêt của vua Chiêu Tương có viết: tuẫn táng một trăm chín chín người. Sỡ dĩ ông ta quy định số người tuẫn táng là có căn cớ nguyên do của nó thiếu một người nữa là đủ hai trăm, ý nói rằng là thiếu một chút nữa thôi là tiêu diệt được các nước chư hầu thống nhất thiên hạ. Ông ta vừa tuyên bố rõ ràng công tích to lớn của mình, lại cảnh cáo răn đe con cháu mình đời sau không được coi nhẹ, mà phải tiếp tục cố găng để hoàn thành đại nghiệp để bẩm báo với vong linh ông trên trời.
Lễ tang của tiên đế được làm một cách trọn vẹn, vua Hiếu Văn không ngừng sửa chữa cải chính sách giống như dòng chảy quanh co ngoằn ngoè, nhưng nhanh và liên tục. Đại xá tội nhân, mở cửa vườn cấm, mở tiệc tiễn đưa binh lính và quan khách, chữa sách của các nước chư hầu, tăng thưởng cho các trọng thần của tiên vương, những người có công trong việc thu phục Bình Ấp và tổ chức lễ phúng cho các thương nhân.
Từ trước đến nay có nhiều sự việc xảy ra đối với Lã Bất Vi giống như là những làn khói, nhanh chóng bị rơi vào dĩ vãng. Nhưng việc ban thưởng cho các trọng thần của tiên vương và những người có công trong việc thu phục Bình Ấp và tổ chức lễ viếng cho quần thương đã để lại cho ông ta những ấn tượng sâu sắc. Ông nhớ rất rõ, buổi trưa hôm đó ánh mặt trời ở cung Chương Đài sáng lấp lánh, vua Hiếu Văn không còn vẻ bệnh tật mệt mỏi ủ rũ nữa, tinh thần ông rất phấn chấn ngồi lên trên điện. Lã Bất Vi ngồi cách vua Hiếu Văn chỉ có mấy bước chân. Ông có thể nhìn rõ cái lư lương đang cháy đặt trên ngự án, nhìn rõ cả chuỗi ngọc trên mũ vua và cả cái yết hầu đang lên xuống. Theo sự lên xuống của cái yết hầu ấy phát ra giọng nói: "Thái phó Lã Bất Vi theo giúp thái tử Dị Nhân. Việc tổ chức lễ phúng cho quần thương hôm nay có thành tích rất lớn, quả nhân đặc biệt ban thưởng mười sáu cấp tước." Lã Bất Vi hiểu rõ rằng ở nước Tần từ cấp một "công sĩ" đến cấp mười hai tước vị "tuất hầu", so với các bậc thái phó khác là ông hơn hẳn họ. Nhưng để đạt đến cấp cao nhất của "triệt hầu" tước vị cấp bốn thì cũng phải cần tới bốn mươi năm thời gian nữa. Trong lúc còn đang nhẩm tính về số mệnh của mình, Lã Bất Vi mơ hồ nghe thấy vua Hiếu Văn nói đến một lọat các tên khác. Phạm Thư, Tử Hề, Hoa Dương Quân, Mông Ngạo, quả phụ Thanh...
Sau khi tan triều, Lã Bất Vi đi ra khỏi đại đường, ánh sáng huy hoàng lúc ở sân lớn của cung Chương Đài vẫn nhảy múa trong đầu ông.
Lã Bất Vi vẫn còn đang chìm trong hạnh phúc vì được phong tước, về tới phủ vừa ngồi xuống ở trong phòng khách thì một nô dịch vào báo cáo thái tử Dị Nhân tới. Lã Bất Vi vội cung kính đón tiếp, mời Dị Nhân vào phòng khách.
Nhìn thấy vẻ mặt đằng đằng sát khí của Dị Nhân, Lã Bất Vi kinh ngạc hỏi: "Thái tử điện hạ, hà cớ gì mà người buồn bực vậy?"
Dị Nhân hỏi lại: "Thái phó ngươi vẫn chưa hiểu ra à?"
Lã Bất Vi nói: "Bất Vi ngu muội khởi mong điện hạ chỉ bảo."
Dị Nhân nói với giọng bực tức bất bình: "Đại công Tử Hề có tài có đức gì mà được ngang bằng, cũng được thăng mười ba cấp."
Dị Nhân vừa nói như vậy, Lã Bất Vi mới cảm tháy hối hận là lúc này đã quá chú tâm vào việc vua Hiếu Văn ban thưởng cho mình mà không để ý tới việc phong thưởng cho các vương tôn công tử khác, cái kiểu coi nhẹ này thật là không nên tí nào. Lã Bất Vi không thể nói rằng mình không để ý tới việc vua ban thưởng cho thái tử, như vậy không tránh khỏi ý khinh thường điện hạ là thường dân áo vải.
Lã Bất Vi nói tránh: "Cũng có thể đại nhân động lòng trắc ẩn, sắc phong cho tước để bù vào chỗ không được phong làm vương tôn."
Dị Nhân nói một cách không vui mừng: "Đại vương đối với đại công tử thật quá thiên vị, chắc chắn là do cái lão già rồi mà không chết Phạm Thư dùng lời lẽ gian xảo xúi giục, như thế phụ vương mới để ta ngang hàng với Tử Hề."
Lã Bất Vi trầm ngâm nói: "Điện hạ nói rất có lý, nếu mấy người này cấu kết phối hợp với nhau, gặp thời cơ là gây sóng gió họat động phá họai chúng ta. Nếu không cẩn thận, bọn họ sẽ phá họai đại sự của chúng ta."
Dị Nhân nói: "Thái phó lẽ nào chúng ta không có cách nào với lũ trâu chó này sao?"
Lã Bất Vi suy nghĩ hồi lâu trong lòng nảy ra một kế nói: "Điện hạ trước mắt chúng ta chưa thể đặt bọn này vào chỗ chết, nhưng có thể tách chúng ra, mỗi đứa một nơi, một cây thì không thể làm nên rừng."
Dị Nhân: "Như vậy cũng hơn là để chúng tập hợp ở trong thành. Thái phó mau nói xem ông co diệu kế gì?" Lã Bất Vi nói một cách nghiêm túc: "Điện hạ từ Bình Ấp trở về, đại vương vẫn chưa cử vị tướng nào đến đó đốc binh trông thành. Bây giờ điện hạ có thể bẩm với đại vương rằng để đại công Tử Hề đảm trách nhiệm vụ này, như vậy có thể mượn tay người khác để đuổi Tử Hề ra khỏi kinh."
Dị Nhân lo lắng nói: "Phụ vương có thể phê chuẩn không?"
Lã Bất Vi nói: "Điện hạ phải nó rõ với đại vương Bình Ấp vừa thuộc về đại Tần, lại nằm sâu trong lãnh thổ nước Nguy, việc cử quân giữ thành phải được coi trọng, chỉ cần cử vương tôn công tử dẫn binh giữ thành, mới có thể không xảy ra sai sót gì. Phụ vương phái đại công tử Tử Hề đi nhận nhiệm vụ này, vừa biểu thị sự coi trọng của đại vương, hóa giải được nỗi ấm ức không được làm thái tử."
Dị Nhân lại hỏi: "Nếu Tử Hề kháng lại lệnh vua thì sao?"

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 258
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com