watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:11:5418/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Lã Bất Vi - Trang 26
Chỉ mục bài viết
Lã Bất Vi
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 26 trong tổng số 35
Chương 14
Quyền lớn trong tay
Ngày 23 tháng 8 năm 251 trươc Công Nguyên tính theo nông lịch, tại cung Chương Đài sau 56 năm tự vì, Chiêu Tương Vương bị bệnh chết. An Quốc Quân Doanh Trụ lên ngôi, xưng là Hiếu Văn Vương.
Vì chưa phát tang cho Chiêu Tương Vương nên Hiếu Văn Vương không thể cử hành đại lễ đăng cơ. Nhiệm vụ cần kíp nhất lúc đó là an táng Chiêu Tương Vương. Hiếu Văn Vương bàn bạc với quần thần rồi quyết định chọn ngày mồng 9 tháng 9 làm ngày cử hành lễ an táng. Một là vì đây cũng là ngày giỗ của danh sĩ Giới Tử Thôi nước Tấn, các nước chư hầu đều có phong tục cấm đốt lửa để bày tỏ sự thương tiếc; hai là chữ Cửu (chín) đồng âm với chữ Cửu (lâu dài) ẩn tàng cái ý rằng cơ nghiệp của nhà Tần tồn tại mãi mãi cùng trời đất. Bên ngòai chính điện của cung Chương Đài mọit người dựng một linh bằng (nhà rạp dùng cho đám ma) và tất cả mọi người trong cung, ngòai cung hết thảy đều phải mặc áo xô gai. Hai mươi ba người con trai của Hiếu Văn Vương thay nhau túc trực bên linh cữu chịu tang, ngồi bên cạnh chiếc quan tài sặc sỡ là những khuôn mặt đầy ắp vẻ đau thương. Tiếng nhạc hiệu nổi lên như ai oán như khóc thương không hề mệt mỏi. Những văn vũ bá quan triều thần, lời hoàng thân quốc thích tới phúng điếu đi qua linh điện liên miên bất tuyệt. Ở từ rất xa còn có thể nghe thấy tiếng ò e í e.... của khúc nhạc hiếu vọng ra từ trong cung. Một cỗ hiên xa (xe của quan đại phu) phủ toàn màu trắng, kèm theo tiếng cọt kẹt của bánh xe đi thẳng vào cung Chương Đài. Mọi người tỏng cung ai cũng biết người ngồi trên xe là Tướng quốc Phạm Tuy người điều khiển quốc tang. Phạm Tuy ngồi trong xe suy đoán xem ai sẽ được chọn làm người cầm quốc thư thông báo tin buồn cho các nước chư hầu và mời vua của các nước đó đến trước linh cữu phúng điếu. Lão nghĩ thầm, chắc Hiếu Văn Vương sẽ chọn lão. Chiêu Tương Vương là một vị quốc quân vĩ đại của nước Tần, cả một đời chinh chiến xa trường uy danh vang dội; chết đi há đâu lại im hơi lặng tiếng được. Nếu khiến chư hầu các nước dập đầu cúi lạy trước linh cữu thì cũng làm rạng rỡ uy danh của nhà Tần lắm chứ!.

Cỗ Hiên xa của Phạm Tuy chạy vào trong cung Chương Đài rồi dừng lại ở trước thềm điện. Lão xuống ngựa bước tới chỗ của Hiếu Văn Vương đang mắt quầng tóc rối vì cả đêm không ngủ để bẩm báo về dự định mời các nước chư hầu đưa tang, phúng điếu. Hiếu Văn Vương ngồi trước ngự án nói rằng: "Được. Quả nhân đồng ý." Phạm Tuy vừa khom khom lưng lui bước, vừa nghĩ thầm: "Ông vua mới này, dung mạo tầm thường, thân hình khô héo, tinh huyết cơ hồ sắp cạn, làm sao có thể lo liệu nổi công việc triều chính bộn bề đây?"
Rất nhanh chóng, trên con đường thông ra cả bốn phương tám hướng tại thành Hàm Dương, nước Tần phái các sứ giả lên ngựa vung roi, chạy tới các nước chư hầu mau như tên bắn.
Phạm Tuy ra lệnh cho tất cả các dịch trạm, tân quán đều phải để trống, quét cửa sơn tường, lau chùi bàn ghế, để chuẩn bị nghênh tiếp sứ thần và vua của các nước chư hầu. Phạm Tuy tưởng tượng là với cái chết của Chiêu Tương Vương ở nước Tần vĩ đại, nhất định là kẻ đến phúng viếng, sẽ đông như trảy hội, cờ che rợp trời. Nhưng những gì trên thực tế đều hoàn toàn trái ngược với dự đoán của Phạm Tuy. Chỉ có Hoàn Huệ Vương của nước Hàn, nhận được quốc thư của nước Tần là vội vàng mặc áo tang tới Hàm Dương hành lễ của kẻ hạ thần dưới linh cữu của Chiêu Tương Vương. Sau đó thì những người tới phúng viếng không có một quốc quân của nứoc nào nữa cả mà chỉ có những đại thần như Thượng khanh, đại phu, thái phó, tể tướng... hoặc là công tử của các nước chư hầu tới dự. Hơn nữa người tới lại rất thưa thớt vì có nước chư hầu không phái sứ thần sang phúng điếu.

Cả Tần Hiếu Văn Vương và Phạm Tuy đều không thể nào hiểu nổi, lẽ nào Chiêu Tương Vương vừa nằm xuống thì trong con mắt của các nước chư hầu đã không còn coi nước Tần ra gì hay sao? Rốt cuộc là có chuyện gì xảy ra vậy? Chẳng phải đợi lâu thám báo của nước Tần có tin báo về. Nguyên nhân là vì vua Đông Chu dự định lấy danh nghĩa thiên tử triệu tập các nước chư hầu hội minh ở Bình Ấp của nước Nguy, thời gian kéo dài một tháng, bắt đầu đúng vào ngày mồng 9 tháng 9. Nội dung của cuộc hội minh gồm có diễn luyện trận pháp, đua thuyền rồng, nhảy múa, săn bắn, thưởng họa ngâm thơ. Khi vua Đông Chu vừa đề xướng các nước chư hầu lập tức hưởng ứng đông đảo. Tới Bình Ấp sớm nhất là Bình Nguyên Quân và Hiếu Thành Vương của nước Triệu. Hiếu Văn Vương và Phạm Tuy lập tức hiểu ngay rằng, đó là nứoc Triệu mượn các danh phận thiên tử của nhà Chu để khiêu khích và thị uy với nước Tần. Thực ra, nhà Chu từ khi Bình Vương Nghi Cửu dời đô từ Cảo Kinh về Lạc Ấp thì không vực dậy được nữa; đất đai nhà Chu thống trị rất nhỏ hẹp, binh lực lại rất yếu. Còn các nước chư hầu như Trịnh, Tề Tống, Tần, Sở Ngô, Việt... ngày càng cường thịnh tranh nhau xưng bá Trung Nguyên. Trên danh nghxia thì Chu Vương vẫn giữ địa vị chí tôn thiên tử, còn thực tế thì chẳng có tí uy quyền nào đối với các nước chư hầu. Có nước chư hầu mượn danh nghĩa dựng cờ "Tôn Vương" nhưng thực ra là có ý nghĩa "giúp đỡ thiên tử thống lãnh chư hầu". Vua nhà Chu biến thành thiên tử bù nhìn. Đến thời Nản Vương, nhà Chu ngày càng suy yếu, hữu danh vô thực. Không những vương quyền rệu rã mà đất nước cũng bị nước Hàn, Triệu xâm lấn cắt chia đến nỗi lãnh địa bị chia làm hai mảnh. Gọi Lạc Ấp là Tây Chu và Phàm Thành là Đông Chu. Chu Vương đã không còn địa bàn của chính mình nữa. Phải dựa dẫm vào nước khác, ở vùng Lạc Ấp dựa dẫm Tây Chu. Vua nước Đông Chu ở trong tình cảnh nguy vong như vậy nên khi nghe tin vua nước Tần là Chiêu Tương Vương bệnh chết thì vui mừng khôn xiết, cho rằng đây là một cơ hội để chấn hưng lại uy quyền thiên tử của mình. Ông ta phấn khích không cùng cho rằng thần linh đã chỉ cho mình một con đường sáng sủa trong giờ phút tối tăm. Quả nhiên Hiếu Thành Vương nước Triệu cũng cho là việc đổi chủ của nước Tần là một cơ hội ngàn năm có một để thực hiện lại mưu đồ "hợp tung kháng Tần" khi xưa. Hiếu Thành Vương thấy mình không nên xuất đầu lộ diện chiêu binh mãi mã, liền sai người tới kinh đô Lạc Ấp ngỏ lời với vua nhà Đông Chu. Hai bên vừa nói đã bắt tay hợp tác. Thế là, mở cờ gióng trống kêu gọi các nước chư hầu hội minh. Các nước chư hầu với việc vua Tần là Chiêu Tương Vương đánh đông phạt tây, công thành cướp đất, đều thấy lo sợ phập phồng, ngày đêm trăn trở chỉ sợ họa ập đến mình, nên khi Chiêu Tương Vương chết, tất cả đều thở dài nhẹ nhõm. Thấy có người đứng ra dựng cờ kêu gọi chư hầu hội minh chống Tần là tự nguyện đầu nhập. Vua các nước chư hầu đều tự thân đem quân tới hội minh, khí thế ngùn ngụt, ùn ùn kéo về Bình Ấp có tới hơn hai mươi vạn người.
Bình Ấp nằm ở ranh giới nước Tần và nước Nguy. Điều này đối với nước Tần mà nói chẳng khác gì thằng mù mở cửa rước gấu vào nhà. Thi thể của tiên vương hãy còn chưa lạnh mà các chư hầu lại cậy thế mạnh người đông tạo nên một hiểm họa đối địch với nước Tần.
Chư hầu các nước làm như vậy thực là khinh người thái quá, vua tôi nước Tần trên dưới như một, đầy lòng phẫn uất. Có người chủ trương xuất quân thảo phạt Đông Chu, san phẳng Bình Ấp. Có người lại cho rằng việc cần trước mắt là phải phát tang cho Chiêu Tương Vương để cáo úy với linh hồn của tiên vương ở trên trời.
Hiếu Văn Vương, một vị thái tử đợi ngày lên ngôi đã mấy mươi năm trời, trong lúc chống chọi lại muôn vàn khó khăn đó đã đánh mất đi cái chí hướng mưu đồ việc lớn. Thêm vào đó lại sống xa hoa trụy lạc trong cảnh xác thịt má hồng, mới ngòai năm mươi tuổi mà khí huyết đã suy kiệt, trông như một ông già.
Chẳng có được cái di khí hào nghị cương dũng, xông pha chiến trận như các tiên vương. Giải quyết các công việc thì trù trừ do dự, thiếu quyết đoán. Rốt cuộc nên xuất binh thảo phạt hay là an táng tiên vương chẳng thể nào quyết định được, nên chỉ biết triệu tập quần thần lại để thương nghị.
Ánh sáng mùa thu không còn chói chang như mùa hạ, trời nhợt nhạt và không nóng bức. Tiếng khóc than và tiếng nhạc hiếu thê lương buồn thảm không ngừng vang vọng vào đại đường của điện Kỳ Niên. Hiếu Văn Vương ngồi trước ngự án hình dung không quắt, bên dưới và hai hàng văn võ đại thần, cùng với hai mươi ba vị thái tử và thái phó của mỗi người. Lã Bất Vi cũng ở trong số đó. Từ khi tới thành Hàm Dương này, Lã Bất Vi chỉ được gọi vào tham dự việc triều chính có một lần. Hiếu Văn Vương ho gằn vài tiếng rồi yếu ớt nói, vua nước Đông Chu hội minh ở Bình Ấp ca hát nhảy múa, khinh nhờn vong linh của tiên vương, vậy ta phải đối phó với họ thế nào đây. Các quần thần sau một hồi rỉ tai nhau bàn tán mới đưa ra ý kiến riêng của mình. Nhưng bất kể là nói ít hay nói nhiều tất cả đều là những quan điểm cũ. Một phe thì bảo lưu ý kiến phải tiến hành tang lễ trọng hậu trước đã, vì đó mới là việc lớn trước mắt; còn phe khác thì vẫn giữ nguyên chủ kiến là đối với bọn Đông Chu dám giễu võ dương oai trong lúc quốc tang thì phải xuất binh trừng phạt, chứ không thể ngồi im, khoanh tay bỏ mặc được. Hiếu Văn Vương thấy ai nói cũng đều có lý cả.
Dị Nhân bám chặt lấy Lã Bất Vi, yên lặng không nói câu nào, vì vẫn nhớ rõ ràng lời dặn dò của Thái phó là phải tuyệt nhiên im lặng. Không được bừa bãi nói năng. Dị Nhân mấy lần bắt gặp ánh mắt ngăn cản không cho mình được đề xuất ý kiến. Lã Bất Vi biết rằng, ngay bản thân mình lúc này cũng không nên nói gì. Ở chốn triều đình, toàn những bậc đại quan tước cao lộc hậu này đâu có thể lấy thân phận thấp hèn hơn để tham dự vào, huống gì lại chẳng có được mưu kế đáng nể nào.

Lúc này, chỉ thấy hai viên đại tướng bước lên, quỳ trước ngự án đồng thanh nói rằng: "Bọn Đông Chu khinh người cường ngạo như vậy, lẽ nào chúng ta lại chịu nhịn chúng hay sao? Bọn hạ thần mạo muội cho rằng, lũ quân chó má ấy dám khinh ngạo tiên vương, coi thường đại vương. Nếu như đại vương không lên tiếng dạy cho bọn súc sinh này một bài học thì e rằng mọi người thiên hạ đều cho đại vương là hèn yếu, nhu nhược bất tài. Nếu như không xuất quân thì quốc thể của nước Tần sẽ tiêu tan hết, sự tôn quý của đại vương sẽ chẳng còn cả chữ Văn.
Lã Bất Vi đưa mắt nhìn, thì ra là hai viên đại tướng Mông Ngao và Vương Hột.
Lời tấu của Mông Ngao và Vương Hột như một phép khích tướng khiến Hiếu Văn Vương lập tức quyết định tiến quân vào Bình Ấp. Tiễu trừ Đông Chu và những chư hầu hội minh ở đó. Nhưng Phạm Tuy ngăn cản rằng: "Tiên vương vừa mất. Cả nước khóc thương, lòng người chưa định, sĩ khí chưa hăng, còn các nước chư hầu hội minh người đông thế mạnh hơn hai vạn tinh binh, lại còng nóng lòng muốn nhân cơ hội nước ta đổi chủ mà quyết một trận thư hùng. Chúng ta nếu như không suy tính cho kỹ mà cứ mạo muội tiến quân thì tám, chín phần mười sẽ gặp cảnh đầu rơi máu chảy, xin đại vương hãy thu hồi mệnh lệnh!"
Tuy đã coi Phạm Tuy là kẻ cừu thù, nhưng Lã Bất Vi cũng phải công nhận rằng ý kiến của Phạm Tuy rất cao siêu, thực là biết nhìn xa trông rộng. Vì những chuỗi ngọc trước miện của Hiếu Văn Vương che khuất nên Lã Bất Vi không thấy được nét mặt của ông vua này ra sao khi nghe lời can gián của Phạm Tuy. Cho dù Hiếu Văn Vương mỗi khi hành sự thường do dự thiếu quyết đoán. Nhưng trong tính cách của ông ta lúc này sự ngang ngạnh đang trỗi dậy dẫn đến việc ông ta quyết định dứt khóat rằng: "Chủ kiến của quả nhân đã định rồi, Phạm tướng quốc chớ nên can gián nữa làm gì, mà hãy xem phải cử ai làm nguyên sóai thống lĩnh quân đội đây?"
Lã Bất Vi thấy ngay bên cạnh mình, Phạm Tuy mở lớn con ngươi trầm tư suy nghĩ, một lúc sau thì Phạm Tuy tấu lên rằng: "Vừa rồi chỉ là ngu kiến của hạ thần, thấy thấy mình kiến văn thật nông cạn nên rất thành phục trước trái tim quyết đoán của đại vương. Nếu nói tới người làm soái thống binh xuất trận, thì không thể là những hạng thầm thường; dù cho có là những chiến tướng công huân hiển hách, nhiếp phục chư hầu như Vương Hột hay Mông Ngao cũng không thích hợp với việc lãnh chức nguyên sóai thống binh xuất trận, đây không phải là lời nói khoa trương vô căn cứ. Nước ta thay chủ đúng là lúc muôn vàn khó khăn thì phải là một người đức cao trọng vọng trong dòng tông thất họ Doanh mới có thể ổn định lòng quân, chấn hưng sĩ khí, giải tán hội minh, làm mất hồn như muôn nước. Người thích hợp nhất đầu tiên phải là đại vương, nhưng không thể nào thế được vì việc triều chính không thể thiếu vắng đại vương và đại vương còn phài chủ trì lễ an táng cho tiên phụ; thế nên người tiếp theo có thể đảm nhận được trọng trách này chính là thái tử Dị Nhân!" Lời nói của Phạm Tuy vừa thốt ra, các quan lớn bé trong triều đều gật gù, không lời phản đối.
Dị Nhân trở tay không kịp, thần sắc tiêu tan nhìn sang Lã Bất Vi. Lã Bất Vi như hít phải luồng khí lạnh, âm thầm kêu thở, tay Phạm Tuy này quả nhiên tâm cơ giải hoạt, độc ác khôn bì. Hắn nói là do một người đức cao vọng trọng trong tôn thất họ Doanh làm sóai thống binh là rất hợp tình hợp lý, rồi lại đề cử thái tử đảm nhận trọng trách đó thì ai có thể phản đối được. Nhưng trên thực tế là đẩy mình vào chốn rừng đao biển lửa, hiểm họa khôn lường, thực là một mũi tên mà trúng cả hai đích! Lã Bất Vi đưa ánh mắt đăm chiêu của mình chạm vào đôi mắt đầy van lơn cầu cứu của Dị Nhân, khẽ khàng nói: "Xin cứ ngồi yên, chớ nói gì cả!"
Tất cả các quần thần và các thái tử, thái phó đều gật đầu đồng ý đồng thanh phụ họa: "Thái tử cầm quân thực là đúng! thái tử cầm quân hợp lẽ hợp tình!"
Lã Bất Vi biết bọn họ hành động như vậy chắc chắn không phải là can tâm tình nguyện cảm phục Dị Nhân, mà là sau khi nghe sự phân tích thời thế của Phạm Tuy ai nấy đều sợ mình phải cầm quân đi vào chốn rừng đao mũi kiếm, họa ấy tới đầu mà thôi.
Lúc này lời nói của tất cả mọi người đều không còn giá trị mà chỉ đợi một lời của Hiếu Văn Vương.
Hiếu Văn Vương nói: "Thái tử Dị Nhân nghe chiếu, ban cho ngươi làm nguyên sóai, dẫn mười vạn quân tiến về Bình Ấp!"
Lã Bất Vi biết rõ vào thời khắc này, chiếu mệnh của Hiếu Văn Vương không thể nào thay đổi được bèn dục khẽ Dị Nhân rằng: "Mau bước lên nhận chiếu chỉ!"
Dị Nhân bước tới hai bước, rồi quỳ dưới đất, run rẩy nói rằng; "Như thần tuân chỉ!"
Sau khi tan triều. Dị Nhân về điện Chiêu Thanh như kẻ mất hồn. Trong lúc về cung của mình phát hiện thấy có một người bán theo sau. Ngóai đầu nhìn lại thì ra là Lã Bất Vi, liền nghĩ ngay tới cái lần mà Phạm Tuy dẫn mình đi bắt gian phu dâm phụ, tuy không có kết quả gì song ở trong đầu Dị Nhân lúc nào cũng có một bóng đen ám ảnh, thêm vào đó là việc Triệu Cơ đã từng là hầu thiếp của Lã Bất Vi nên có lúc Dị Nhân cũng thấy rất khó chịu.
"Thái phó, tại sao cứ đi theo ta về phủ là thế nào?" Dị Nhân lạnh lùng nói. Lã Bất Vi nói: "Tại sao thái tử điện hạ nhanh quên thế! khi vừa mới ra khỏi cung Chương Đài, điện hạ bảo ta không lúc nào được rời ngài nửa bước cơ mà!"
Lúc này Dị Nhân mới nhớ ra là khi tan triều mình có dặn thái phó như vậy.
Dị Nhân từ xưa đến nay chưa từng tận mắt trông thấy hai bên giao chiến, lại phải thống lĩnh thiên binh vạn mã xông vào hiểm địa, đưa thân vào nơi rừng đao biển lửa, hơn nữa lại là đối đầu với hai mươi vạn tinh binh của các nước chư hầu, điều này khiến Dị Nhân sợ tới kinh hồn lạc phách, chân tay rụng rời. Dị Nhân cảm thấy chỉ có Lã Bất Vi là chỗ dựa duy nhất đáng tin cậy mà thôi. Vì thế cho nên vừa ra khỏi cổng chính của cung Chương Đài ông ta đã nói với Lã Bất Vi như van xin cầu khẩn rằng: "Thái phó, ngàn vạn lần xin ngài chớ rời xa ta." Đối với việc bài binh bố trận, cầm quân đánh trận như thế nào ông ta rất cần sự chỉ đạo của Lã Bất Vi để ban mệnh chỉ huy. Cho dù Dị Nhân có bảo là phải đi theo, nhưng lúc này Lã Bất Vi cũng cảm thấy mình có chỗ sơ suất, đáng nhẽ lúc về cung phải hỏi qua xem có cần về theo không. Nên khi nghe Dị Nhân trách cứ vậy, Lã Bất Vi cũng biết mình cũng có điều thất lễ. Vì vậy, Lã Bất Vi nói với Dị Nhân rằng: "Điện hạ, chúng ta tới chỗ khác nói chuyện!"
Dị Nhân vẫn bực bội nói: "Ở luôn tại đây cũng được."

Sau khi hai người bàn bạc xong, Dị Nhân mới bắt đầu mở mồm chửi rủa Phạm Tuy. Sau đó thốt ra một câu - tanh nồng mùi máu rằng: "Phạm Tuy! ta hận ngươi tới tận xương tủy, ta thề không đội trời chung với ngươi! sau khi ta được lên ngôi thì ta sẽ băm vằm thân ngươi làm muôn mảnh, chém hết cả tam đại, cửu tộc của nhà ngươi."
Lã Bất Vi xoa dịu nói rằng: "Điện hạ, việc gấp trước mắt là phải thực hiện chiếu mệnh của đại vương như thế nào mới đúng. Còn chửi mắng Phạm Tuy chỉ hả giận nhất thời mà chẳng giải quyết được việc gì cả."
Dị Nhân lại quay sang oán trách Lã Bất Vi: "Thái phó, lúc đầu đáng lẽ ra ngài chớ bảo ta đứng ra nhận mệnh vội, thì giờ đây ta cũng có chỗ mà rút lui, nhưng giờ thì tất mọi sự đều đã rồi, mũi tên đã rời cung thì sao có thể quay lại được nữa!"
Lã Bất Vi ôn tồn nói: "Điện hạ, ngài thử nghĩ xem, đại vương vừa mới nắm quyền ở trong tay, việc đầu tiên là phải tuyên bố mệnh lệnh, há lại để cho người khác xen vào, hơn nữa lão quái vật Phạm Tuy lại nói rất hợp tình hợp lý như vậy thì điện hạ sao có thể chối từ được". Dị Nhân thấy lời của Lã Bất Vi cũng rất có lý liền im lặng không nói nửa lời, được một lúc dường như không thể chịu đựng thêm được nữa lại thốt lên: "Thái phó, thế nài thử nói xem, bây giờ ta phải làm như thế nào đây?"
Lã Bất Vi dặn Dị Nhân rằng lúc này nên đến cầu kiến đại vương rồi nói với đại vương rằng, việc lấy mười vạn quân đi đánh lại hai mươi vạn quân thì chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, chỉ chuốc lấy sự thất bại mà thôi. Đến lúc chiến bại, tính mạng của nhi thần chỉ là chuyện nhỏ nhưng thanh danh của đại vương mới là chuyện lớn, sĩ khí của nước Tần cũng bị ức chế, vậy thần xin đại vương cấp thêm cho mười vạn quân nữa. Đó là nước cờ thứ nhất.
Nghe tới đây, Dị Nhân không hiểu hói: "Ngay một lúc mà đòi xin thêm mười vạn binh mã, vương phụ rất khó đáp ứng được."
Lã Bất Vi nói: "Đúng thế! như vậy sẽ xuất hiện cái kiểu mặc cả trên thương trường của ta, ta cố kéo dài thời gian để tìm đối sách và chờ những thay đổi khác."
"Thế còn nước cờ thứ hai như thế nào?"

Lã Bất Vi nói tiếp: "Khi điện hạ nói chuyện với đại vương thì vừa kéo dài thêm thời gian, vừa nói lấy quyền điều binh khiển tướng, chuẩn bị đầy đủ lương thảo quân chung. Tới khi đại vương cấp thêm cho mười vạn binh mã thì chúng ta đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng rồi!" Cứ thế, Dị Nhân trở lại cung Chương Đài, Hiếu Văn Vương cũng biết được cái quan hệ trọng đại trong cuộc chiến với các nước chư hầu, và đang bàn với Phạm Tuy là sẽ phái viên đại tướng nào đi theo. Dị Nhân vừa gặp Hiếu Văn Vương đã đem tất cả những lời mà Lã Bất Vi dặn dò ra nói hết. Hiếu Văn Vương nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi nói: "Đúng vậy, đúng vậy! trận chiến đầu tiên lúc ta lên ngôi nhất định phải giành được thắng lợi. Thế thì ta lại cho con thêm mười vạn binh mã dưới cờ nữa!"
Phạm Tuy can rằng: "Đại vương, ngay một lúc mà điều động nhiều binh mã ở thành Hàm Dương thế thì nhỡ chư hầu các nước nhân cơ hội tiên vương băng hà này tấn công vào đây, thành Hàm Dương há giữ được sao?"
Hiếu Văn Vương nghe Phạm Tuy nói vậy cũng thấy binh mã ở Hàm Dương không thể xuất trận lúc này được.
Dị Nhân viện đủ mọi lý do đòi xin tăng viện. Hiếu Văn Vương nghe xong cũng thấy trận chiến với chư hầu hội minh lần này không chi viện thêm thì không xong. Phạm Tuy vừa mở miệng nói với Hiếu Văn Vương về sự trọng yếu trong việc bảo vệ kinh sư như thế nào, thì ngay lập tức Dị Nhân quay sang cãi nhau với ông ta. Lời qua tiếng lại mỗi lúc một ầm ĩ.
Hiếu Văn Vương nghe một lúc thấy đau đầu loạn óc bèn quát lớn: "Thôi đi! các ngươi hãy lui ra hết cả đi, để cho ta suy nghĩ một chút đã."
Trên đường trở về điện Chiêu Thanh của mình, Dị Nhân nghĩ bụng: "Mẹo của thái phó thực là thần cơ diệu toán, xem ra việc tấn công Bình Ấp có thể hoãn lại được rồi, nhưng vừa nghĩ tới chuyện vừa rồi chẳng được kết quả gì thì lại thấy rối như tơ vò. Dị Nhân cảm thấy chiếc xe của mình lắc lư chao đảo liền vén rèm ra quát người đánh xe và bọn tùy tùng rằng: "Chạy gì mà nhanh thế, các ngươi thích chết hả!"
Lã Bất Vi tới phủ của mình suy tính rằng khi mà Dị Nhân vâng mệnh xuất quân thì không chỉ có mình phải đi theo mà còn phải đem thêm một số môn khách nữa. Người thứ nhất mà Lã Bất Vi nghĩ đến chính là Tư Không Mã. Lã Bất Vi cảm thấy rằng phải tới chỗ các môn khách ở, để nói rõ mọi chuyện với Tư Không Mã phân tích lợi, hại.
Lã Bất Vi liền đi luôn sang chỗ của các môn khách, chứ không bước vào phòng của mình. Lã Bất Vi nuôi tới hàng trăm môn khách trong nhà, gồm đủ mọi hạng người, nho gia có, hiệp sĩ có, bói toán có, buôn bán có... Trong đó có những người văn võ toàn tài, nhưng cũng không ít kẻ tầm thường. Có những nhân tài khó gặp thì Lã Bất Vi thu làm môn hạ, còn có những kẻ văn dốt, võ nhát lại không biết làm ăn chỉ đến đó với một tấm lòng xin chết vì chủ. Lã Bất Vi cũng giữ lại. Lã Bất Vi biết rằng, muốn họ phong hoán vũ, thống nhất thiên hạ thì phải chiêu hiền đãi sĩ. Nước Triệu có được Lạn Tương Như không chỉ lấy lại được ngọc quý mà còn hòa hợp với Liêm Pha, nên quốt thế vững mạnh và trở thành một trong thất hùng (Bảy nước lớn). Mạnh Thường Quân của nước Tề có được Phùng Hoan mới có thể ở yên lành vô sự trong hang bao lỗ của con thỏ khôn lanh. Nếu như không có Mai Tọai liều mình, hiên ngang uy dũng ở nước Sở thì đâu có chuyện Bình Nguyên Quân và Khỏa Liệt Vương uống máu ăn thề để cứu Triệu... Mà Lạn Tương Như, Phùng Hoan, Mao Tọai lúc đầu cũng đều là những môn khách tầm thường. Vì thế cho nên Lã Bất Vi coi trọng các môn khách này như là thượng khách. Những môn khách thuộc hạng nhất đẳng thì ở tại chốn sang trọng, ngồi xe vung kiếm, ăn uống rượu thịt. Còn đến như bọn phàm phu tục tử, mạt hạng cùng đinh thì cũng được cho ăn uống và tiền bạc hơn cả những kẻ nô tì, phục dịch ở tại trong phủ.

Lã Bất Vi cho rằng Tư Không Mã chính là một kẻ kiêu hùng trong đám thượng đẳng môn khách.
Lúc này Tư Không Mã đang ngồi tiếp đãi một vị khách không mời mà đến. Người này tuy toàn thân ăn mặc trang phục nước Tần nhưng giọng nói thì là khẩu âm của nước Yên, nước Triệu. Đó chính là Triệu Hoảng người may mắn thóat chết cùng Tư Không Mã trong trận chiến ở Trường Bình.
Triệu Hoảng cũng chính là người đi cùng với Hiếu Thành Vương và Bình Nguyên Quân của nước Triệu đến triệu tập chư hầu hội minh ở Bình Ấp. Vua nước Triệu là Hiến Thành Vương và Bình Nguyên Quân không biết tin tức gì về tình hình trong thành Hàm Dương sau khi vua Chiêu Tương Vương qua đời và thái độ của nước Tần đối với lần hội minh của nước chư hầu. Vì thế nên Triệu Hoảng tự xung phong với thành Hàm Dương để thăm dò động tĩnh. Bình Nguyên Quân hỏi Triệu Hoảng có chắc chắn và an toàn không? Triệu Hoảng quả quyết tin rằng là có. Lão nói tuy lã và Tư Không Mã không cùng thờ một chủ, gặp nhau trong trận tuyến giữa Tần và Triệu, nhưng giữa lão và Tư Không Mã còn có tình bằng hữu vào sinh ra tử. Tại Hàm Đan chỗ của Dị Nhân lão trông có ơn hạ thủ lưu tình tha mà không giết Tư Không Mã. Và Tư Không Mã không phải là hạng tiểu nhân lấy oán báo ân, cho dù Tư Không Mã không nói cho lão biết mọi tình hình nhưng cũng không thể báo cho người tới bắt lão được. Lại thêm việc Tư Không Mã đã đường đường chính chính là thủ hạ của thái phó Lã Bất Vi giữ trọng trách nặng nề trong đám môn khách, đối với việc đại sự quân cơ của nước Tần cũng có thể biết sơ đôi chút.
Lúc Triệu Hoảng bí mật xuất hiện trong phòng của mình, Tư Không Mã cảm thấy rất bất ngờ. Triệu Hoảng nói, lần này lão theo Hiếu Thành Vương đến Bình Ấp hội minh chư hầu, lén bớt chút thời gian tới đây thăm bạn cũ. Tư Không Mã thấy Triệu Hoảng đem cả những chuyện bí mật và trọng đại như vậy nói cho mình biết thì vừa cảm thấy Triệu Hoảng đến đây thực lòng vì sự thăm giao nhưng cũng vừa nghi ngờ nên cũng có sự đề phòng.
Tư Không Mã thiết tiệc tẩy trần cho Triệu Hoảng. Hai người cách biệt đã vài năm, có rất nhiều chuyện không thể nào nói hết được. Triệu Hoảng bảo với Tư Không Mã rằng lão đã kết duyên cùng với Khương Đào Hoa và không còn là viên lang trung tầm thường nữa mà là ngự y trong cung ở Tùng Đài. Tư Không Mã nghe Triệu Hoảng tự kể về mình xong liền nói ngay rằng: "Kẻ sĩ ba ngày không gặp là đã thành danh. Vậy hãy uống liền ba chén chúc mừng ngài chứ!" Sau đó Triệu Hoảng liền hỏi Tư Không Mã rằng: "Từ lúc chia tay ở Hàm Đan đến giờ tình hình thế nào? Có thăng quan tiến chức gì không? Có vợ con gì chưa?"

Tư Không Mã nói với Triệu Hoảng rằng mình vẫn như xưa, là một môn khách, cô độc một mình không vợ con.
Nghe xong Triệu Hoảng chà chà... mấy tiếng tỏ ý thông cảm với hoàn cảnh của Tư Không Mã. Sau đó liền ba hoa một hồi về sự giàu sang phú quý ở Hàm Đan. Nói nào là từ khi Tư Không Mã rời Hàm Đan thì đô thành này của nước Triệu đã có thêm bao nhiêu con đường, bao nhiêu tòa lầu cao mái uốn, bao nhiêu trung tâm thương nghiệp phồn hoa. Thấy bộ mặt ra vẻ của Triệu Hoảng, Tư Không Mã rất không bằng lòng nên cũng phóng đại sự huy hoàng và giàu có của thành Hàm Dương, cuối cùng nói thêm một câu "thành Hàm Đan ở nước Triệu của ông so với Hàm Dương nước Tần chúng tôi thì chỉ như gò đống so với núi cao mà thôi!"
Triệu Hoảng phản bác lại nói: "Tôi đã đi hai vòng khắp các đường to, ngõ hẹp ở thành Hàm Dương, những gì trông thấy thì cũng chỉ thế mà thôi. Phải nói rằng ở đây không phồn thịnh huy hoàng bằng Hàm Đan được."
Tư Không Mã giữ vẻ hòa khí nói: "Anh em bọn mình to tiếng tranh luận làm gì, vì ai cũng yêu cái mà mình quý, ai lại không nhìn nước mình bằng con mắt xanh đây!"
"Đúng thế, đúng thế!" Triệu Hoảng tỏ ý tàn đồng rồi chuyển ngay sang đề tài khác: "Vua nước Đặng Chu và hai mươi vạn quân của các nước chư hầu hội minh ở Bình Ấp, có khiến cho văn võ triều thần của nước Tần sợ kinh hồn thất phách không?"
Tư Không Mã thấy câu nói của Triệu Hoảng có ý miệt thị nên mất hết cảm tình, trong lòng nghĩ thầm, mình chán ngấy cái thái độ của tay ngự y nước Triệu này rồi. Nghĩ tới đó, Tư Không Mã buột miệng nói bừa: "câu đó sai bét! huynh không biết chứ. Chiêu Tương Vương chết đi rồi, cả nước Tần đã biến đau thương thành sức mạnh, lại vừa mới mộ thêm khoảng hai mươi vạn tân binh, một lòng thề sống chết đợi ngày ra trận."
"Thực đúng vậy sao? Chỉ vài ngày ngắn ngủi mà chiêu mộ được nhiều nhân mã như thế ư? tôi đi hai vòng quanh thành Hàm Dương tại sao lại chẳng thấy ngựa xe quân lính bài binh bố trận nhỉ?"
"Huynh hỏi câu đó thực quá ngây ngô. Số lượng quân binh là bí mật quân sự, há đâu lại phơi ra trước thanh thiên bạch nhật! mà đã ẩn hết trong rừng cây và các dinh phủ rồi." Tư Mã Không nói như là có chuyện như thế thực.
"Hả!" Triệu Hoảng kêu lên một tiếng kinh ngạc, rồi lại hỏi tiếp: "Nước Tần lúc này đang có đại tang mà các nước chư hầu lại nhảy múa, diễn võ giương oai ở ngay sát biên cảnh. Liệu rằng Hiếu Văn Vương có chịu mà bỏ qua việc đó không?"
Tư Không Mã giả vờ bí hiểm nói rằng: "Mấy ngày hôm nay chỉ thấy văn võ triều thần ra vào cung Chương Đài không ngớt. Nghe nói Hiếu Văn Vương ngày đêm bàn bạc với các quan để tìm kế sách, còn cụ thể ra sao thì không biết được. Nhưng gần đây, triều đình phái Can Quân úy dẫn người đi thu mua những ống tre to và dài nửa mét trở lên cứ rầm rập rầm rập, nên có thể là sắp có đánh nhau rồi."
Triệu Hoảng hỏi ngay: "sao ngài lại biết?"
"Ngài nghĩ mà xem, chỉ có những người đi xa mới dùng những ống tre trúc ấy để đựng gạo thổi cơm chứ, còn quân đội xuất binh đi xe để làm gì? Không thể nào không đi đánh nhau; qua đó cũng biết được nước Tần đi đánh chứ, chắc chắn phải là những chư hầu hội minh rồi." Tư Không Mã khóai chí nói ra những điều mà mình tưởng tượng ra.
Triệu Hoảng lầm bầm nói một mình: "Nói vậy là sắp có chuyện lớn xảy ra rồi!"
Tư Không Mã nghĩ thầm: "Xem ra thằng cha Triệu Hoảng này bị ta gạt rồi!"
Đúng lúc Lã Bất Vi bước vào, thì Tư Không Mã và Triệu Hoảng đã uống được ba tuần rượu rồi. Tư Không Mã giới thiệu ngay với Triệu Hoảng rằng đây là chủ nhân của mình - Thái phó Lã Bất Vi. Còn quay sang giới thiệu với Lã Bất Vi rằng đây là giang hồ Lang Trung Triệu Hoảng người bạn ở Hàm Đan. Triệu Hoảng hơi bối rối, lóng ngóng khấu kiến Lã Bất Vi. Lã Bất Vi cảm thấy quen quen nhưng không nghĩ ra, chỉ nhìn bằng ánh mắt nghi ngờ sắc lạnh, điều đó càng khiến tâm thần của Triệu Hoảng thêm bất định, cho nên nói chuyện với Lã Bất Vi cứ lúng túng, đầu đuôi chẳng ăn nhập gì với nhau. Nói chuyện qua quýt một lúc Triệu Hoảng xin cáo từ ra về. Sau khi tiễn Triệu Hoảng quay lại, Lã Bất Vi hỏi Tư Không Mã rằng: "Tư Không Mã, người bạn từ Hàm Đan tới của ngươi có đúng là thầy thuốc giang hồ không? Hình như là quân thám báo của nước Triệu."

Tư Không Mã khâm phục nói: "Thái phó đại nhân quả là có con mắt tinh tường! Đó là Ngự y ở trong Tùng Đài, lần này đi theo Bình Nguyên Quân và Hiếu Văn Vương tới Bình Ấp hội minh với các nước chư hầu, nhận sự giao phó của họ tới thành Hàm Dương để dò thám tình hình hư thực. Tôi có mối giao tình sinh tử với người ta..." Nói nới đây Tư Không Mã mới giật mình nghĩ lại lần ở trong núi gần nhà của Đào Hoa. Triệu Hoảng tưởng Lã Bất Vi là Dị Nhân mà truy sát. Nên khi Tư Không Mã vừa nói tới là Lã Bất Vi nhớ lại như in chuyện cũ, và nói không hề che đậy: "Hồi đó ta súyt nữa thì trở thành con ma dưới lưỡi kiếm của hắn và Khương Đào Hoa rồi! tay Triệu Hoảng này hình dáng đã thay đổi nhiều rồi." Tư Không Mã cảm thán nói: "Mới đó đã gần mười năm rồi! năm tháng trôi đi, núi sông còn biến đổi, huống gì là con người." Lã Bất Vi lại hỏi: "Hắn có nói gì về tình hình chư hầu các nước hội minh ở Bình Ấp không?"
Tư Không Mã nói: "Chưa kịp nói tới chuyện đó thì hắn trông thấy Thái phó đại nhân bước vào nên sợ hãi trốn mất rồi." "Hắn về nhà trọ không?" "Không, hắn về Bình Ấp, ở trong phủ của Thái tử tại Tùng Đài, hắn từng có ơn cứu mạng tại hạ cho nên tại hạ không thể không để hắn đi."
Lã Bất Vi vẻ mặt có vẻ khinh mạn nói: "Môn khách võ sĩ các ngươi thực là có tinh thần hiệp sĩ quá nhỉ!"
Tư Không Mã thấy Lã Bất Vi có thái độ ấy liền đem tất cả mọi chuyện mà mình với Triệu Hoảng nói với nhau thuật lại hết cho Lã Bất Vi nghe, rồi nói: "Tại hạ bịa ra chuyện đấy vì nghĩ tới bản thân và thái phó đại nhân cùng thờ thái tử nước Tần; còn việc tại hạ để hắn đi là vì tình bằng hữu. Xin thái phó đại nhân rộng lòng thứ tội."

Lã Bất Vi nhận thấy rằng Tư Không Mã tuy không chịu đem Triệu Hoảng ra giao nộp cho nước Tần, nhưng Lã Bất Vi nghĩ mình không thể thả hổ về rừng đơn giản như thế được, dù thế nào thì cũng phải do thám được tình hình chư hầu hội minh ở Bình Ấp. Nên dù cho Tư Không Mã có làm vậy thì Lã Bất Vi cũng rất vui vì Tư Không Mã tiến thóai có chừng mực, và lại có tính cách hiệp nghĩa can trường.
Sau khi Lã Bất Vi đem chuyện Hiếu Văn Công hạ chiếu sai Dị Nhân làm thống soái lãnh quân đi đánh Bình Ấp thì nói tiếp với Tư Không Mã rằng: "Để cho Triệu Hoảng về Bình Ấp cũng được nhưng chúng ta sẽ tương kế tựu kế để cho nhà ngươi tới đó một chuyến."
Thế rồi, Lã Bất Vi dặn dò Tư Không Mã rất cẩn thận kỹ càng mọi tình huống cần phải đối phó như thế nào. Tư Không Mã vừa nghe vừa gật đầu lia lịa khen hay...
"Thái phó đại nhân, không xong rồi!" Lã Bất Vi đang trầm tư suy nghĩ trong thư phòng thì giật thót tim vì nghe tiếng nói thất thanh hoảng hốt của Dương Tử. Một ý nghĩ vụt qua trong đầu: "Không phải là Tư Không Mã gặp chuyện bất trắc chứ?"
Lã Bất Vi vừa nghĩ tới đó thì trông thấy Dương Tử mặt mày nhợt nhạt nhễ nhại mồ hôi. Trong tiết thu lạnh lẽo như thế này, nếu như không phải là chạy vội vàng và trong lòng bị kích động mạnh, thì không thể nào ra nhiều mồ hôi đến vậy. Lã Bất Vi hỏi ngay: "Có chuyện gì mà khiến ngươi hốt hoảng thế kia?"
Dương Tử liền trả lời: "Lúc nãy tôi từ thương điếm trở về thì trông thấy một đám tang. Chiếc quan tài bọn hầu khiêng rất to lớn và nặng, chạm trỗ rất tinh sảo. Đặc biệt là tấm lụa phủ trên có thêu rất nhiều hình như: hải mã long phi, sóng nổi ba đào, mây hiệu cầu vồng, toàn là những màu sắc rực rỡ. Từ xưa tới giờ tôi chưa từng trông thấy màu sắc nào tươi sáng, rực rỡ như vậy. So với quan tài này thì quan tài của Chiêu Tương Vương còn kém một trời một vực!"
Lã Bất Vi nghĩ thầm: "Khắp nước Tần này, bậc chí tôn chí quý mà không phải là Chiêu Tương Vương, thì ai còn có tài năng hơn đây! ai dám làm quan tài lớn hơn, đẹp hơn đây? hơn nữa, cũng không nghe nói tới ở trong cung có người mất." Lã Bất Vi suy đoán một hồi, trong lòng đột nhiên chấn động, hai cặp lông mày chau lại, giật giật liên hồi rồi tự hỏi: "Hay là Hiếu Văn Vương đây?"
Lã Bất Vi cảm thấy quá rối rắm liền tự mình vào cung Chương Đài để tìm hiểu cho ra lẽ. Lã Bất Vi mặc đồ tang rồi lên xe, vẻ mặt buồn buồn đi tới cung Chương Đài. Xe tới cửa cung, Lã Bất Vi xuống xe đi bộ. Vào thời điểm này, và với thân phận lúc đó của mình, Lã Bất Vi không được ngồi trên xe để đi vào cung điện. Lã Bất Vi liếc nhanh mắt tới chỗ linh cữu thấy ở bên cạnh quan tài của Chiêu Tương Vương lại đặt thêm một cỗ quan quách mới rất là sặc sỡ. Dị Nhân mình mặc đồ tang đang tiếp một nữ tân khách tới phúng điếu.
Dị Nhân vì chưa xuất chinh nên cũng giống như các thái tử khác, thay nhau giữ linh cữu.

Bởi vì sự sặc sỡ huy hoàng của cỗ quan tài mới kia nên tất cả mọi thứ xung quanh nó đều trở nên nhợt nhạt, tầm thường. Lã Bất Vi vừa đi vừa chạy tới, tâm trí vẫn bị hút bởi cỗ quan tài mới kia. Đến nỗi ngay cả những người xung quanh như Dị Nhân, ban nhạc hiếu, vị quân cùng giữ linh cữu cho tới vị nữ tân khách kia cùng những người tùy tòng, tất cả đều không lọt vào tầm mắt của Lã Bất Vi.
Cho đến lúc tới trước cỗ quan tài nọ, Lã Bất Vi mới giật mình sửng sốt. Tuy đã từng làm ăn buôn bán lớn, đặt chân tới cả sáu nước ngòai quan đông, mắt đã nhìn qua không biết bao nhiêu cột kèo chạm trổ ở các phú độ của các bậc quân vương, thái tử, trong những tấm rèm thêu rực rỡ ở trên xa mã của các hầu tước, tướng quân cho đến cả những đồ trang sức của các trang quần thoa má phấn nơi khuê các... nhưng tất cả mọi màu sắc đó, tất cả sự rực rỡ đó còn kém cỗ quan tài này xa về sự tươi sáng huy hoàng. Điều đó khiến cho Lã Bất Vi phải há hốc mồm kinh ngạc: màu trắng thì như ánh trăng như sắc ngọc, từng chỗ ảo mờ; từng đám mây ngũ sắc, từng mảnh sắc chiều hôm sáng đỏ, tất cả đều là cái đẹp của bốn màu tụ lại cứ như khói như mây. Rồi đến hình tượng ngũ linh tượng trưng cho điều tốt của vua chúa như Long, Lân, Quy, Phượng và Bạch Hổ dù đứng, nằm hay bay nhảy tất cả đều sống động như thật; lại đến những kỳ hoa dị thảo cũng tươi thắm rực rỡ, thêm ở đó còn phảng phất tỏa hương...
"Cỗ quan quách này không chỉ được chế tác khéo léo vượt cả hóa công, mà chất liệu, màu sắc còn độc nhất vô nhị; không thể có cái thứ hai trên đời!" Lã Bất Vi cảm thán thốt lên trong lòng.
"Thái phó, lại đây làm quen một chút nào!" Dị Nhân gọi Lã Bất Vi.
Lã Bất Vi quay mình bước tới; đáp lễ vị nữ tôn kính tới phúng điếu kia, rồi ngay lập tức thấy trước mặt sáng bừng như xuất hiện vầng nhật nguyệt. Sự diễn bộ của vị nữ tôn khách này còn vượt lên trên cả sắc màu huy hoàng cỗ quan tài mới kia, mặt như hoa đào, hai mắt long lanh, sống mũi thanh mảnh, môi đỏ như ngậm son.
Dị Nhân giới thiệu rằng: "Vị nữ tân khách tới phúng điếu này là đại thương nhân Thanh quả phụ."
Vị quả phụ họ Thanh này phong tư kiều diễm, trở nên giàu có nhờ kinh doanh Đau Sa, và cũng là một phú thương nổi tiếng cuối thời chiến quốc. Thời kỳ Chiến Quốc, với sự phát triển của sản xuất, sự phân công lao động trong xã hội càng ngày càng rõ rệt, tỉ trọng của kinh tế hàng hóa ngày càng lớn dần. Lọai hình kinh tế hàng hóa này hình thành trên cơ sở thay đổi và sát nhập giữa kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế tiểu nông. Vào thời điểm này, thậm chí còn trước nữa, quan niệm về kinh tế hàng hóa của mọi người cũng rất khắc nghiệt. Kinh tế hàng hóa phát triển tới thời Xuân Thu Chiến Quốc thì đã sản sinh ra một nhóm các cự phú. Hầu như các cự phú này đều giàu lên là nhờ đầu cơ tích trữ. Như đại thần Phạm Lãi của Việt Vương Câu Tiễn, như Tử Cống môn sinh của Khổng Tử hay đại thần đại thủy Bạch Khuê của Huệ Vương nước Nguy... tất cả đều giàu có nhờ cách này. Khổng Tự tại sao lại có thể vang danh bốn biển được? Tư Mã Thiên đã phân tích, khảo chứng là cũng có liên quan tới phú thương Tử Cống. Tư Mã Thiên dùng dẫn chứng xác thực để nói rằng Tử Cống từng đọc sách ở chỗ Khổng Tử, sau khi dời chỗ của Khổng Tử đến nước Vệ làm quan, đã dùng phương pháp đầu cơ tích trữ trong công việc kinh doanh buôn bán ở hai nước Tào và Lỗ. Trong hơn bảy mươi môn sinh đắc ý của Khổng Tử thì Tử Cống là người giàu có nhất. Còn như Nguyên Hiếu (tức Tử Tư) thì ngược lại, nghèo đến nỗi ăn không đủ no, lại còn ở trong ngõ hẻm tối tăm ẩm thấp.
Tử Cống ngồi trên xe tứ mã, mang theo nhiều lễ vật, đến các nước chư hầu, nơi nào cũng thăm hỏi, yến tiệc. Nơi nào Tử Cống đến, vua các nước đó đều dùng lễ để đối đãi với ông ta, cách cư xử không có gì phân biệt. Danh tiếng của Khổng Tử có thể lưu truyền khắp thiên hạ là vì trong thời gian Tử Cống chu du liệt quốc đã ca ngợi, biểu dương ông ta. Đây chính là được thanh thế nên càng nổi tiếng vậy.
Một lọai người khác lập nghiệp được nhờ nghề đại thủ công, buôn bán lớn, như y bọn Y Đốn, Quách Tung. Tài sản và sự giàu có của những thương gia lớn này có thể sánh ngang với vua các nước chư hầu. Hàn Phi Tử đã từng đem cái gọi là trên có sự tôn quý của thiên tử chư hầu với dưới có sự giàu có của bọ Y Đốn, Đào Mạt (tức Phạm Lãi), Bối Chúc để đưa ra bình luận. Đến thời kỳ Lã Bất Vi, nhân vật chính của cuốn sách này, họat động thì lại có chuyện từ việc chăn nuôi và khai thác mỏ Đa San (cinabre) mà phát triển lên nhanh chóng. Có người họ Ô tên Khỏa, anh ta mua hàng tơ chỉ cao cấp đem về dâng cho Nhung Vương của bộ tộc du mục. Nhung Vương liền tặng lại cho anh ta rất nhiều gia súc, anh ta lại đem số gia súc đó bán lại với giá rất cao. Trong những kẻ khai thác đa san mà phất lên, thì kẻ đầu sỏ đương thời chính là vị quả phụ Thanh người Ba Thục đang rì rầm trò chuyện với Lã Bất Vi kia. Do bà ta vơ vét của cải làm giàu, tự cương vẻ vì bà ta mà dựng bia lập truyện. Tiết thứ mười một trong cuốn "Hóa thực liệt truyện" (những truyện sinh lợi) của Tư Mã Thiên có chép rằng: "Quả phụ ấy tên là Thanh người Ba Quận, tổ tiên bà ta có được mỏ khai thác đan sa, mưu lợi đã đến mấy đời, gia sản nhiều không thể tính được. Thanh là một quả phụ lại giữ được sản nghiệp của tổ tiên, dùng tiền bạc để bảo vệ mình không bị kẻ khác xâm hại. Tần Thủy Hoàng nhận thấy bà ta là một phụ nữ tiết tháo trong sạch mới đem lễ tân khách đối đãi, lại còn cho xây một tòa nhà gọi là "Nữ hòai thanh đài."

Trong lúc chúng tôi đang giới thiệu một cách đại khái về những tình huống trên thì mối quan hệ giữa Dị Nhân, Lã Bất Vi, quả phụ Thanh đã rất nồng thắm. Lã Bất Vi và quả phụ Thanh đều là những thương nhân lớn có tiếng tăm đối với các vua chư hầu, hai bên cũng đều rất ngưỡng mộ nhau nhưng từ trước tới giờ chưa có ý định liên kết với nhau. Ngày hôm nay hai người không hẹn mà gặp, cả hai đều tiếc rằng gặp nhau đã quá muộn. Đến lúc này, Lã Bất Vi mới hiểu rõ lai lịch của chiếc quan tài màu sắc có một không hai này.
Có thời kỳ, quả phụ Thanh đưa một đội buôn tới quanh kinh đô Hàm Đan nước Triệu để buôn bán. Một lần, trong lúc đến biên giới nước Triệu, đội buôn gặp gỡ đoàn người đi săn của thái tử nước Trịnh, liền đó xảy ra xung đột.
Đội buôn trong tay không có một tất sắc đành bó tay bị bắt. Nhưng lúc đó cái khiến cho thái tử nước Trịnh động lòng không phải là những đồ châu báu, đan sa giá trị liên thành mà là dung mạo tuyệt mỹ của quả phụ Thanh. Trong lúc thái tử nước Trịnh áp giải đoàn buôn của quả phụ Thanh lên đường trở về quốc đô thì cũng chính là lúc gặp đoàn quân của Tần Chiêu Tương Vương đến Hàm Đan tham dự minh hội chư hầu. Quả phụ Thanh không hề biết đó là Tần Chiêu Tương Vương mà chỉ thấy một vị lão tướng oai phong lẫm liệt ngồi trên xe, nàng liền kêu lên mấy tiếng vang động đất trời: "Đại tướng quân, xin cứu mạng!" Chiêu Vương vội sai người lên phía trước hỏi xem có chuyện gì xảy ra, quả phụ Thanh mắt lệ ngấn dòng đem câu chuyện qua đường gặp cướp thuật lại toàn bộ. Tần Chiêu Tương Vương cũng nghe nói ở đất Ba Thục có người quả phụ tên là Thanh rất giỏi buôn bán, hôm nay gặp mặt mới biết người con gái này đi từ bắc xuống nam buôn bán thật không dễ dàng chút nào. Chiêu Tương Vương liền tiến tới phia trước cùng thương lượng với thái tử nước Trịnh, xin thái tử thả quả phụ Thanh ra. Thái tử nước Trịnh nhìn qua nghi trượng và tinh kỳ biết rằng vị tướng quân trước mắt, người mà quả phụ Thanh cầu cứu chính là vua Chiêu Tương Vương nước Tần nên đành phải tuân theo mệnh lệnh. Chiêu Tương Vương còn nói với thái tử nước Trịnh rằng người con gái băng rừng vượt suối, làm công việc buôn bán, gặp cướp, chịu nạn thực là không dễ dàng gì, cầu mong thái tử điện hạ từ nay về sau không nên gây phiền phức. Quả phụ Thanh chưa kịp định thần, liền tiến tới lạy ba lạy trước xe Chiêu Tương Vương muôn vàn cảm tạ. Sau khi chia tay, mỗi người một ngả, quả phụ Thanh mới nhớ ra rằng mình quên không hỏi quý tính đại danh của ân nhân cứu mệnh, có lẽ đã bị những tình huống kiếp nạn không kịp trở tay làm cho u mê cả đầu óc. Bọn thủ hạ của quả phụ Thanh bảo với nàng rằng, thấy qua nghi tượng cờ quạt và tự hiệu thì có thể đó là vua Chiêu Tương Vương nước Tần. Quả phụ Thanh than tiếc không ngớt, quyết tâm đem lễ hậu vào Hàm Dương khấu tạ. Nhưng tiếc rằng việc buôn bán rốt cục lại khiến cho nàng luôn bận rộn chân tay, không thể thực hiện tâm nguyện. Trước đó không lâu, nàng từ nước Lệ buôn bán trở về, nghe tin Tần Chiêu Tương Vương qua đời, trong lòng sầu thảm khôn xiết hối hận vô cùng, lập tức nàng bỏ công việc kinh doanh trong tay lên đường tới Hàm Dương điếu tang. Nàng vừa nhìn thấy linh cữu của Chiêu Tương Vương khác xa với những hình ảnh đẹp đẽ tinh xảo mà nàng tưởng tượng, trong lòng nàng cảm thấy đã phụ ân đối với vị tướng quân nam chinh bắc chiến, một đời rong ruổi trên lưng ngựa. Quả phụ Thanh tự quyết định làm lại cho Chiêu Tương Vương một chiếc quan tài, sử dụng màu sắc nước sơn do chính mình tạo ra. Chất liệu sơn của nàng có đan sa được pha chế bí mật, bề mặt sơn ánh lên màu sắc đẹp đẽ, dẫu nắng thiêu gió thổi cũng không dễ gì làm phai nhạt màu sắc. Nàng thuê một vài người thợ mộc, khắc lên trên quan tài những hình Tinh, Dực, Nguyệt khiến càng thêm lộng lẫy.

Những việc làm của quả phụ Thanh thực sự khiến cho Dị Nhân và Lã Bất Vi cảm động. Khi rời khỏi cung Chương Đài, Lã Bất Vi và Dị Nhân bàn bạc để cho quả phụ Thanh đến điện Chiêu Thanh chỗ của Triệu Cơ nghỉ ngơi chứ không đến nghỉ ở dịch quán hay nhà khách. Nhưng vì Dị Nhân phải túc trực bên linh cữu, do đó Lã Bất Vi dẫn quả phụ Thanh đến điện Chiêu Thanh.
Xe của Lã Bất Vi ở phía trước, xe của quả phụ Thanh ở phía sau, xe ngựa phóng nhanh tới điện Chiêu Thanh. Quả phụ Thanh đầy đặn đẹp đẽ, tài cán và tấm lòng của nàng khiến cho Lã Bất Vi ngưỡng mộ và rung động. "Một người con gái mặt hoa da phấn một thân một mình lại có thể đi buôn bán trao đổi qua các nước, làm rạng rỡ cơ nghiệp tổ tiên sáng lập, vả lại nàng xinh đẹp như hoa như ngọc, sắc đẹp đáng giá, thực là kẻ nữ anh hùng! Nếu như có thể thu nạp con người đó để làm thiếp, vui vẻ với cô ta thì cũng không uổng là một trang trượng phu. Người này trước đây vì Chiêu Tương Vương mà đến viếng, có lẽ là phải lưu lại Hàm Dương một thời gian, vận may trời phú, ta phải tính kế bắt chuyện kết giao qua lại, nếu không đạt được mục đích thề quyết không thôi! Chuyện này có thể bước đầu khó khăn, nhưng ta nghĩ khó khăn cũng chẳng bằng chuyện đưa Dị Nhân từ Triệu về Tần kế vị." Tư tưởng tình cảm của Lã Bất Vi tuy được thả nổi nhưng không phát triển đến mức không tự chủ được, hai cỗ xe nhanh chóng đã đến điện Chiêu Thanh.
Từ lần Lã Bất Vi giả dạng thầy bói thóat hiểm đến nay, đã có một khoảng thời gian rất dài không gặp mặt Triệu Cơ. Nghĩ lại những ngày tháng hãi hùng, hai người đều lo lắng, cho dù có lúc cô đơn, lạnh lẽo, mong nhớ sục sôi nhưng cả hai đành phải kiềm chế không theo ý muốn sống qua ngày để đợi cơ hội sau này.
Chính lúc Triệu Cơ đang đùa vui thân mật với Doanh Chính thì thấy Lã Bất Vi không hẹn mà gặp thì có cảm giác vừa mừng vừa sợ. Trong giây lát Triệu Cơ lại thấy quả phụ Thanh theo sau Lã Bất Vi thì lại cảm thấy rất kỳ quặc. Sau khi Lã Bất Vi nói rõ ý, Triệu Cơ mới biết người khách nữ này là quả phụ Thanh. Bất chợt sau khi nhìn ngắm kỹ càng quả phụ Thanh một hồi, trong lòng Triệu Cơ thốt lên kinh ngạc. Quả phụ Thanh này có đôi mắt như làn sóng mùa thu, cổ trắng như ngó sen, da mịn, xương ngọc, dáng vẻ đoan trang, giống như tiên nữ trên trời giáng lâm xuống cõi trần.
Lần đầu tiên gặp mặt, lại có cả Triệu Cơ ở đó nên Lã Bất Vi tự nhiên không dám có cử chỉ vọng động mà đành phải từ tốn lịch sự cùng Triệu Cơ và quả phụ Thanh hàn huyên. Trong khi đó Triệu Cơ biết quả phụ Thanh giống như một trong nam tử lưu lại trong thiên hạ, ráng sức chèo chống giữ lấy sản nghiệp thì rất lấy làm ngạc nhiên, thứ nhất là vì quả phụ Thanh thuộc lớp nữ lưu, lại có thể ở các nước chư hầu lo việc kinh doanh, chỉ đạo sai khiến những người đàn ông, điều kinh ngạc thứ hai là quả phụ Thanh luôn bận rộn đi lại mệt mỏi, trên chốn phong trần, hao tâm tổn sức nhưng mảy may chẳng biểu hiện vẻ già nua tiều tụy chút nào, mà mười ngón tay vẫn như búp măng, khuôn mặt hồng hào. Triệu Cơ không biết phải xưng hô như thế nào với quả phụ Thanh bèn hỏi tuổi của quả phụ Thanh, quả phụ Thanh nói với Triệu Cơ rằng nàng thuộc tướng ngọc thỏ, năm nay ba mươi hai tuổi. Triệu Cơ nói: "Chị lớn hơn tôi ba tuổi, tôi gọi chị là chị Thanh." Quả phụ Thanh như vừa được nhận ơn huệ vừa lo sợ, liên tục xua tay và nói: "Như vậy không được, phu nhân là thái tử phi, xin phu nhân cứ gọi tôi là Thanh thôi." Triệu Cơ nói một cách trách móc: "Nếu vậy phải xem mặt nhau, tôi già hơn chị, chị cứ gọi tôi là tỷ nhưng tuổi trẻ là do thiên địa xếp đặt chẳng phải ý người, thôi thì cứ như vậy thôi."
Trong khi Triệu Cơ và quả phụ Thanh vì chuyện xưng hô mà nhún nhường thì Lã Bất Vi đem dung mạo hai người để so sánh, Lã Bất Vi thấy khoé mắt của Triệu Cơ đã phảng phất xuất hiện những bết nhăn hình đuôi cá mà trong khi đó khoé mắt quả phụ Thanh vẫn phẳng phiu nhẵn bóng, không thấy được những dấu tích của cuộc sống phiêu bạt. Lã Bất Vi cảm thấy quả phụ Thanh tuy không có sự trong trắng chất phác của người thiếu nữ, cả tâm hồn lẫn thể xác thực là một người ung dung tự tại, nhưng đó là cái đẹp thể hiện đầy đủ khiến trái tim con người dễ rung động.

Triệu Cơ nhìn thấy ánh mắt si mê của Lã Bất Vi với quả phụ Thanh thì hoàn toàn không vui vẻ. Thêm vào đó, quả phụ Thanh là do Lã Bất Vi đưa tới nên lệ tràn đầy mắt thầm nghĩ: "Quả phụ Thanh đi khắp đó đây, giao kết hầu hết với bọn đàn ông, sợ rằng đây là con quỷ phóng đãng của bọn người rác rưởi. Nhưng bộ dáng liếc mắt đưa tình giữa quan thái phó và nàng ta thì dẫu quá khứ chẳng ô tạp cũng khó giữ được tình cảm phu thê từ nay về sau không thành sương khói."
Khi Triệu Cơ nghĩ như vậy, trong phút chốt hứng thú nói chuyện đã trở nên nguội lạnh, Triệu Cơ khẽ ngáp một cái rồi quay sang nói với Doanh Chính đang quấn quýt bên đầu gối: "Chính nhi, đừng quấy rầy trong này nữa, ta mệt lắm rồi."
Triệu Cơ nói như vậy Lã Bất Vi và quả phụ Thanh mới chú ý đến Doanh Chính. Doanh Chính tuy vừa tròn bảy tuổi nhưng hình dáng to lớn, đầu tròn như đầu hổ. Không chỉ mặt mũi có hình ảnh của Lã Bất Vi mà vẻ khôi ngô cũng như sức mạnh dường như cũng thừa nối Lã Bất Vi.
Lã Bất Vi kéo Doanh Chính lại hỏi một câu đầy ẩn ý: "Nữ thương gia đất Ba Thục, nàng xem Doanh Chính lớn lên có giống thái tử điện hạ không?"
Quả phụ Thanh đương nhiên là không rõ ý tứ của Lã Bất Vi, cứ nhìn Doanh Chính lại nhìn Lã Bất Vi và nói một cách giễu cợt: "Tôi thấy công tử điện hạ lớn lên trông rất giống với thái phó đại nhân."
Kẻ nói vô tình, người nghe thấu ý, Lã Bất Vi vội dùng nét mặt tươi cười không được tự nhiên để che lấp vẻ bối rối. Triệu Cơ trong lòng sợ hãi, hai gò má ửng lên như đám mây hồng buổi chiều tối.
Quả phụ Thanh không chú ý đến những cảnh ấy, bế Doanh Chính lên âu yếm, đùa vui cười nói với Doanh Chính không ngừng.
Lã Bất Vi thấy rằng không còn chủ đề thích hợp để cùng hai người đàn bà kia đàm đạo, nếu như lại còn lưu lại ở đó thì có thể sẽ để lại ấn tượng háo sắc khiếm nhã, liền đứng dậy cáo từ.
Nếu như Dị Nhân không đến, Doanh Chính sẽ ngủ cùng Triệu Cơ. Buổi tối hôm nay nếu quả phụ Thanh qua đêm ở đây thì Triệu Cơ sợ rằng quả phụ Thanh ở lại sẽ làm mọi người chen chúc chật chội một chỗ, nàng nghĩ nvaayj liền bảo nữ tỳ đưa Doanh Chính đi ngủ, nhưng Doanh Chính khăng khăng một mực không nghe theo.

Quả phụ Thanh nói với Triệu Cơ không cần phải ép buộc, Triệu Cơ có thể đặt thêm một giường nữa ở bên ngòai. Triệu Cơ đối với quả phụ Thanh cũng chẳng nồng nhiệt gì, lại thấy nàng ta cứ khăng khăng như vậy cũng đành thuận ý, bảo bọn nữ tỳ bày thêm giường và chăn đệm ở bên ngòai phòng ngủ của mình. Quả phụ Thanh không muốn đi ngủ sớm, ý muốn cùng vị thái tử phi có cơ hội nói chuyện cởi mở vể những câu chuyện của người con gái trong nhân gian.
Nhưng thấy Triệu Cơ có vẻ lạnh nhạt thờ ơ thì cảm thấy rất kỳ lạ, tự suy đoán: "Không biết có phải cử chỉ lời nói của mình thất lễ đã đắc tội với vị thái tử phi tôn quý này ư?" Nghĩ đi nghĩ lại, đột nhiên nàng mới nhớ ra câu nói công tử lớn lên giống thái phó của mình đã khiến cho thái tử phi buồn rầu. Nghĩ đến đó, nàng liền tới trước mặt Triệu Cơ, đau khổ chau mày nói: "Thái tử phi, chúng tôi là những kẻ buôn bán thô tục thiếu lễ, nếu có câu nói gì mạo phạm, xin người rộng lượng tha thứ." Thực ra Triệu Cơ khi đó cũng hơi khó chịu với câu nói đó, nhưng lại không hề để bụng. Thậm chí Triệu Cơ còn cảm thấy thích thú với câu nói đó, nhưng nó lại khiến cho Triệu Cơ nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc đã qua. Sở dĩ Triệu Cơ lạnh nhạt với quả phụ Thanh thứ nhất là vì Dị Nhân đã để cho một nữ thương gia xưa nay không quen biết đến nghỉ ở trong cung. Triệu Cơ cảm thấy điều này là một sự xúc phạm lớn. Thứ hai vì Lã Bất Vi cùng với quả phụ Thanh sắp xe song hành đến thì biết đâu lại không có những cử chỉ đưa tình đối với người nữ đồng hành xinh đẹp nhưng lẳng lơ này. Triệu Cơ chẳng thèm lưu tâm tới câu nói đầy ân hận của quả phụ Thanh, bèn nói một cách miễn cưỡng: "Mọi người đã mệt rồi, mau đi ngủ sớm thôi."

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 241
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com