watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:11:5018/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Lã Bất Vi - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Lã Bất Vi
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 35

Chương 1

QUYỀN UY SỤP ĐỔ

Lúc bấy giờ Quyên Chi cũn đã nhớ lại chuyện hôm nàng giấu bó hương chi bồng thì đụng phải Thân Hậu, bị bà phát hiện. Nàng cho rằng Thân Hậu đã biết việc nàng làm, việc đã đến nước này thì e rằng cũng như giấy không bọc được lửa. Nghĩ đến đây, nàng không thấy cần phải giấu giếm gì nữa: “Chẳng phải hoàng hậu đến hỏi ai đã cho chỗ lá độc đó vào trong chậu nước tắm của phi tử Bao Tự ư? Khởi bẩm hoàng hậu nương nương, việc này là do Quyên Chi làm, quả thật là do Quyên Chi gây ra!”. “Ai đã sai ngươi làm như vậy?”. “Dạ bẩm không ai sai nô tỳ cả, là nô tỳ can tâm tình nguyện làm”. “Nhà ngươi với Bao Tự chẳng có thù oán gì, tại sao lại hại cô ta cơ chứ?”. “Bao Tự đã dùng tài sắc của mình để mê hoặc lừa dối Đại Vương, làm mất cả kỷ cương xã tắc, lòng dân oán hờn! Nô tỳ nghĩ rằng mọi người và cả Vương Hậu nương nương nữa có lẽ rất căm hận bà ta!”
Mấy câu nói này của Quyên Chi công thêm sự nói năng lưu loát, đứng trước nguy hiểm mà không run sợ đã khiến cho bà cảm thấy mến phục nàng. Thân Hậu bảo: “Bình thân. Đứng dậy nói đi”.
Quyên Chi đứng dậy, mặt nghiêm nghị: “Việc đã đến nước này, muốn chém muốn giết xin tuỳ ý Đại Vương và Vương hậu nương nương!”
Vương hậu cười rất tươi bảo: “Nhà ngươi hãy lui ra đi, việc này chớ nên nói với ai vội”.
Khi Quyên Chi lui ra thì cũng là lúc nàng ý thức được rằng sẽ có máy chém và vạc dầu hay tương tự như vậy đang chờ để róc thịt róc xương nàng. Khi nghĩ đến đây toàn thân nàng bất giác run rẩy. Tội chết chắc không thể tha được. Nhưng nghĩ đến xác thịt của mình bị đày đoạ trước khi chết nàng cảm thấy vô cùng sợ hãi, nàng muốn tự nàng kết thúc vận mệnh một cách nhẹ nhàng. Nghĩ vậy, nàng bèn đi về phía cái giếng gần chuồng ngựa của Phụng Minh Các. Tận mắt nàng chứng kiến một tên thái giám vì phạm tội mà nhảy xuống giếng tự tử, khi được vớt lên, sắc mặt nhợt nhạt như đang ngủ say, chẳng có chút gì đau khổ cả.
Khi Quyên Chi quyết định đi thẳng tới cái giếng đó, nàng dường như ngửi thấy mùi của những cây thực vật mục nát xung quanh giếng, nhìn thấy mảnh trời xanh nho nhỏ trong lòng giếng. Quyên Chi nghe thấy sau lưng có tiếng người gọi nàng, âm thanh đó lúc rõ lúc không, phảng phất bên tai giống như trong ảo mộng. Nàng quay đầu lại nhìn thì thấy một người đàn ông thân hình vạm vỡ như chiếc đỉnh, đã lớn tuổi đi về phía nàng. Nàng biết người ấy, ông ta là Lã Nhượng, là người canh cửa tại Thủ Cung của Phụng Minh Các. Mỗi lần Quyên Chi ra khỏi cung đều thấy ánh mắt thân thiện của người đàn ông có thân hình như con gấu ấy chào nàng, nhưng không hề nói một lời nào.
Lã Nhượng hoảng hốt bảo Quyên Chi: “Hiện nay trong và ngoài cung đang lan truyền rằgn Quyên Chi là người bỏ những cành lá độc đó vào trong nước tắm của Bao Tự, lát nữa Đại Vương sẽ cho người đến bắt cháu, cháu mau chạy trốn đi!”
Bỏ trốn? Điều này Quyên Chi vẫn chưa nghĩ đến. Chạy như thế nào đây? Chạy đi đâu? Ánh mắt Quyên Chi hướng về phía Lã Nhượng như muốn dò hỏi.
Lã Nhượng bảo ông ta có chìa khoá của cửa hậu trong cung, bây giờ muốn để nàng chạy trốn. Ông còn dặn sau đó hãy đến thẳng nước Thân, Thân Hầu và Thái tử Nghi Hữu sẽ giúp nàng ẩn giấu tung tích.
Khi Quyên Chi đã ra đến ngoài vẫn thấy Lã Nhượng đứng chôn chân nhìn ra phía nàng. Nàng chấn chỉnh lại xiêm áo, quỳ xuống đất hướng về phía Lã Nhượng khấu đầu ba cái rồi đi theo con đường quanh co trước mắt, chẳng mấy chốc bóng nàng đã mất hút phía xa.
Nhiều năm sau đó, sau khi nhân vật chính của cuốn sách này – Lã Bất Vi - trở thành một vị tể tướng quyền lực vô biên tiếng tăm muôn trượng, ông ta thường quỳ trước tấm gia phả bằng lụa vàng treo trên bức tường phía nam trong phủ Tể tướng. Nếu lấy đời ông ta làm mốc tính ngược lên trên mười một đời sẽ tìm thấy một vị tổ tiên từng canh giữ cửa Thủ cung cho Bao Tự, vị tổ tiên này chính là Lã Nhượng. Lúc đó Lã Bất Vi liên tưởng đến người cha của ông ta, Lã Hâm đã từng làm người gác cửa Thủ Cung nước Vệ. Ông ta lờ mờ hiểu được rằng lịch sử giàu sang của gia tộc Lã Thị có một chút dư vị của quy luật luân hồi.
Vị tổ tiên tốt bụng, giúp người lúc hoạn nạn của Lã Bất Vi sau khi giúp cho Quyên Chi chạy trốn, lại khoá cửa lại như cũ. Lã Nhượng biết rõ rằng một trận trừng phạt kinh thiên động địa sẽ diễn ra trong bốn bức tường của cung điện nguy nga tráng lệ này.
Sau khi Quyên Chi đi khỏi, Thân Hậu luôn luôn nghĩ tới và cảm thấy nếu để cho người cung nữ dũng cảm phi phàm này trở thành hồn ma dưới lưỡi đao của Đại Vương thì thật là đáng tiếc và có tội. Bà quyết định sai cung nữ sang mời Tề Dư để cùng bàn bạc làm thế nào để cứu Quyên Chi. Con hầu trở lại rất nhan, lúc trở về mặt cắt không còn hột máu kể lại với Thân Hậu. Quyên Chi bỏ trốn thoát tội, nhưng Tề Dư bị Đại Vương trừng phạt, bà ta bị ném vào chảo dầu nấu chín.

Sau khi cung nữ lui ra, bỗng nhiên bà nhớ tới một câu mà thái học sĩ Kế Nhiên dạy Thái tử Nghi Hữu học bài: “Kinh tâm động phách”(3).
Dưới bầu trời thu xanh thăm thẳm, từng đàn chim nhạn bay từ bắc sang nam, sau những tiếng kêu thê lương những thân chim như những chiếc mỏ neo từ từ hạ xuống hai bên đường từ Cảo Kinh đến Li Sơn. Đội ngũ cúng tế với lọng, cờ quạt rực rỡ của Chu U Vương cũng đang đi về nơi cần đến.
Từ trước tới nay chưa bao giờ thấy có mặt Bao Tự tại buổi tế lễ trùng dương hàng năm, bà ta luôn mong ngày này để có dịp tham dự vào không khí náo nhiệt. Một số đại thần khuyên Chu Vương, Bao Tự bụng đang mang thai, nên sắc khí không được trong sạch e sợ sẽ làm ô ếu đến các đấng thần linh. Hơn nữa không đem theo Thân Hậu đi cùng cũng là đã làm trái với lễ nghi. Quắc Thạch Phụ đỡ lời: lễ, nhạc chinh phạt đều do Thiên tử quyết định; những lời, những việc mà Đại Vương đã nói và làm đều là những điển lễ mà vạn dân phải tuân theo. Trước khi khởi hành, Chu Vương ban chiếu, cho Bao Tự đi cùng thánh giá đến lễ tổ ở Li Sơn còn Thân Hậu ở hậu cung muốn làm gì thì làm.
Thân Hậu thấy Chu Vương chỉ mang theo Bao Tự đến Li Sơn, bỏ mặc mình ở lại thì trong lòng sốt ruột không yên. Sau khi Chu Vương khởi hành, bà quyết định đến Thân quốc, chỗ của Thân Hầu nghỉ ngơi, đồng thời thăm Thái tử Nghi Hữu. Sau khi chuẩn bị chu tất bèn cho người đi sửa soạn chiếc kiệu long phụng có người khiêng chuyên dùng cho hoàng hậu; đến lúc đó mới hay chiếc kiệu đó đã dành cho Bao Tự đi Li Sơn rồi, bà đành phải ngồi kiệu do xe ngựa kéo dành cho đám phi tần. Đoàn người của Thân Hậu rầm rập tiến đến cửa thành của Thân quốc, một cung nữ đến báo cho tên lính coi giữ cổng thành. Ngày trước Thân Hậu đi đâu đều dùng kiệu long phụng, như vậy mới xứng đáng với thân phận của bà. Lần này bọn coi thành thấy đâu không phải là kiệu long phụng mà kiệu sơn đỏ dành cho bọn phi tần nên người ngồi trên kiệu kia nhất định không phải là hoàng hậu nương nương, nên chúng không cho đi qua, Đám cung nữ cũng cãi lý với bọn lính gác, Thân Hậu thấy vậy bèn vén rèm kiệu lên, hé mặt ra hỏi có chuyện gì: Lẽ nào chúng ta giả mạo không thành ư? Bọn lính lúc đó mới nhận ra đúng là hoàng hậu nương nương tôn quý nên vội cúi chào nhường đường.
Khi Thân Hậu đến phủ Thân Hầu thì thấy Thân Hầu đang cùng đám văn võ quan bàn vịêc khai hoang trồng trọt. Hồi đó là “đất đai trên khắp thiên hạ đều là đất của vua”, ruộng đất trên toàn quốc được phân thành những ô vuông giống như chữ “tinh” (nghĩa là giếng), ruộng đất này đều thuộc quyền sở hữu của Chu Vương, Chu Vương phân cho các Chư hầu, mỗi năm họ phải nộp một khoản thuế nhất định. Cùng với sự nâng cao về năng lực sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng những dụng cụ làm bằng sắt trong việc cày ruộng và trồng trọt, một số chư hầu đã bí mật khai hoang để thêm ruộng, vì vậy ngoài những thửa ruộng chữ “điền” thì bắt đầu xuất hiện một số lượng lớn “tư điền” (ruộng riêng). Lúc mới đầu, Chu Vương không chấp nhận “tư điền”. Nhưng về sau “tư điền” càng ngày càng nhiều, Chu Vương chẳng còn cách nào khác đành phải thu thuế đất, điều này chứng tỏ trên thực tế đã chấp nhận sự tồn tại của “tư điền”, như vậy, cơ sở kinh tế của triều Chu - chế độ “tỉnh điền” - bắt đầu bị tan vỡ. Số lượng “tư điền” mà các chư hầu có thường thường trở thành một loại tượng trưng cho uy vọng và thực lực của người đó.
Chiếc xe chở Thân Hậu dừng hẳn, Thân Hậu được đám cung nữ dìu xuống xe. Vừa xuống xe đã thấy Thân Hầu và toàn bộ gia quyến quỳ đón trước cửa phủ tự bao giờ, tiếp đó là những tiếng hô: “Chúc Vương hậu nương nương thiên tuế!”
Những vết thương trên người Nghi Hữu đã lành, cậu ta chạy lại sà vào lòng Thân Hậu. Hai mẹ con ôm nhau mà khóc, nhiều người đứng xung quanh cũng không khỏi ngậm ngùi. Thân Hầu dìu Thân Hậu vào trong phòng khách, đuổi hết bọn lâu la ra ngoài, hai chị em cùng nhỏ to chuyện trò. Lát sau một cô ra bái kiến Vương hậu, Thân Hậu giật bắn mình, đây không phải là cung nữ Quyên Chi sao? Nếu che giấu tội nhân mà Chu U Vương đang cho cáo thị thì sẽ bị chu di chín đời. Thân Hậu cố hết sức lấy lại bình tĩnh, vui vẻ hoà nhã trò chuyện cùng Quyên Chi. Quyên Chi kể lại rằng nàng thoát thân được là do Lã Nhượng – người trông coi cổng cugn đã giúp nàng. Sau khi Quyên Chi lui ra, Thân Hậu lo sợ nói với em trai, nếu Đại Vương biết chúng ta giấu Quyên Chi ở đây thì toàn gia tộc e khó tránh khỏi tội chết. Thân Hầu đáp, Quyên Chi là một cô gái hiệp nghĩa, đã trừng trị được Bao Tự, mặc dù chưa giết được con yêu nữ ấy nhưng cũng đã thay chúng ta rửa hận. Lúc cô ấy gặp khó khăn xin đến nương nhờ lẽ nào chúng ta không giúp. Em đã để cô ta ở ngôi nhà phụ, không ai có thể biết được.
Ánh nắng mùa thu không đủ rực rỡ nhưng khi chiếu vào những bộ trang phục điểm vàng dát bạc của Thân Hậu cũng làm cho bộ trang phục sáng lấp lánh. Ở trong phủ của Thân Hầu, lánh xa những phiền toái, lo âu nơi Cảo Kinh, bà cảm thấy lòng nhẹ nhõm, khoan khoái hẳn, bà cảm thấy lòng mình như đứa trẻ, không phải lo lắng gì. Thấy bảo hôm nay Thân Hầu muốn đến chỗ khai khẩn đất hoang ở núi Nam Sơn phía ngoài thành để thị sát, bà cũng muốn đi để tận mắt thưởng thức cảnh mùa thu ở nơi xa xôi đó xem sao.
Đi ra khỏi thành về phía Nam, ở nơi dưới chân núi có tên là Lạc Phụng Pha có hàng trăm người và nô lệ của Thân Hầu đang chặt cành, phát bụi, cày ruộng một cách miệt mài. Những con người khai phá này quần áo lam lũ, đầm đìa mồ hôi, khi bọn họ biết trong đám quý tộc xa xa kia có Thân Hậu nương nương và tướng quân Thân quốc thì họ hân hoan nhảy nhót, không ngừng giơ những bàn tay còn dính đầy bùn đất lên vẫy vẫy.
Thân Hậu sau khi chứng kiến sự nồng nhiệt tiếp đón của bọn họ, bắt đầu đi thưởng ngoạn cảnh sắc nơi vùng núi xanh biếc dưới ánh nắng trong trẻo. Thân Hậu dừng chân bên cạnh một dòng suối nhỏ, nước suối trong như ngọc, nghe tiếng nước róc rách chảy lòng bà cảmt hấy nhẹ nhõm khoan khoái vô cùng.
Lúc đó có tên quân uý giám sát việc thi công quỳ bẩm với Thân Hậu và Thân Hầu, rằng trong lúc đào đất mọi người phát hiện được vô số ngọc thạch. Thật là ngoài mong muốn khiến cho hai chị em Thân Hậu vui đến nỗi cứ hoa chân múa tay. Họ cũng không còn để ý đến cảnh đẹp xung quanh mà chạy nhanh đến chỗ ngọc thạch được xếp từng đống từng đống. Những viên ngọc thạch thật đẹp mỗi viên một màu sắc, ánh sáng của chúng làm cho người ta loá cả mắt. Chúng được xếp thành từng đống từng đống. Thân Hầu ra lệnh tiếp tục đào, cuối cùng phát hiện đây là một cánh đồng ngọc thạch sâu và dài.
Thân Hầu lập tức sai người về giết lợn mổ dê làm vật tế lễ, bày tiệc rượu cúng trời và tổ chức buổi lễ khai thác ngọc thạch.
Đây quả là một món của cải kếch sù ngoài sự tưởng tượng!
Tại Tây Chu, ngọc được dùng để làm đồ tế lễ, tín vật, đồ trang sức và tiền tệ, được mọi người rất coi trọng, đồng thời có giá rất cao. Trong “Chu Lễ. Xuân Cung. Đại Tông Bá” có ghi lại rằng: “Ngọc được chế biến thành sáu loại, để cúng tế bốn phương trời đất: Màu xanh lam dùng để tế trời, màu vàng nhạt dùng để tế đất, màu xanh da trời để tế phía Đông, màu đỏ để tế phía Nam, màu trắng để tế phía Tây, màu vàng đậm để tế phía Bắc”. Đồng thời, việc dùng ngọc cúng tế này chỉ phục vụ cho chế độ đẳng cấp, “Ngọc được coi như sáu điều may mắn, để phân biệt các nước láng giềng, Vua dùng ngọc khuê, Công dùng ngọc hoàn, Hầu dùng ngọc tín, Bá dùng cung khuê, Tử dùng cốc bích, Nam dùng bạc bích”. Ngoài ra ngọc còn được tầng lớp quý tộc coi như tín vật dùng cho việc cưới hỏi, điều động quân sự… Ngọc dùng vật trang trí thì công dụng lại càng rộng rãi. Trong cuốn “Lễ kí. Ngọc Tảo” có viết: “Quân tử ngày xưa phải đeo ngọc trên mình… Nếu không có biến cố gì thì ngọc bất ly thân”.

Có thể thấy rằng hồi đó việc đeo ngọc được mọi người, đặc biệt là tầng lớp quý tộc hết sức coi trọng. Hồi đó, trên các lễ vật phải có hai miếng ngọc tương đồng với nhau, hai bên trái phải của phần eo, mỗi bên đeo một miếng. Mỗi miếng ngọc đều được đeo bởi sợi dây gai. Trên đầu dây đeo miếng ngọc hình bán cung, gọi là Hoành (tức viên ngọc nằm ngang), hai bên đầu của Hoành mỗi bên treo miếng ngọc tròn, màu xanh, gọi là Hoàng (vòng ngọc hình bán cung), ở giữa dây xâu hai miếng ngọc, gọi là Xung Nha. Đeo dây ngọc này vào khi bước đi thì miếng ngọc Hoàng và Xung Nha sẽ đập vào nhau, phát ra những âm thanh trong trẻo, tượng trưng cho sự phú quý và nho nhã.
Khi Thân Hậu trần đầy hứng khởi cầm những viên ngọc thạch lên xem thì trong đầu bà hiện lên những hình ảnh vừa đep vừa quý phái gắn liền với ngọc.
Sau này rất lâu, Lã Bất Vi mạo hiểm ca tính mạng để bắt đầu nghề kinh doanh châu ngọc. Địa điểm đầu tiên ông ta mua hàng chính là cánh đồng ngọc Lạc Phụng Pha này. Chỉ có điều là bấy giờ nơi đây không phải vùng đất hoang vu nữa mà đã trở thành một thị trấn buôn bán nhỏ có quán xá, nhà trọ tương đối sầm uất. Khi Lã Bất Vi mua những miếng ngọc được chạm trổ tỉ mỉ với những hình dáng muôn hình vạn trạng thì cũng đã được nghe những truyền thuyết xa xưa về việc khai khẩn cánh đồng ngọc này. Nhưng ông ta không tin vào câu chuyện rằng Vương hậu nương nương dùng những ngón tay như búp măng của mình xoa xoa vào những viên ngọc thạch vẫn còn dính bùn đất, và ông ta cho rằng đó là sự hư cấu của người đời sau.
Khi Thân Hầu đang cùng với đám quần thần bàn bạc tìm cách mở rộng vùng đất kinh doanh thì tại cung vua ở Lỳ Sơn, Chu U Vương và Bao Tự vui mừng khôn siết khi nghe thấy tiếng khóc to khoẻ của một đứa trẻ mới chào đời. Một buổi chiều tà, sau một tháng tế tổ, Bao Tự đã sinh hạ được một bé trai đặt tên là Bá Phục. Đây là kết quả mong đợi của những cuộc mây mưa thâu đêm suốt sáng giữa Chu U Vương và Bao Tự.
Vào một ngày sau khi trở về kinh thành, Quắc Thạch Phụ nói với Chu U Vương: “Khởi bẩm Đại Vương, thần có một điều không rõ khiến thần băn khoăn bấy lâu nay. Bao Tự nương nương tuy sinh hạ được quý tử nhưng làm sao mà vẫn không vui, đến một nụ cười cũng chẳng có”.
Chu U Vương nghe xong như sực tỉnh nói: “May mà ái khanh nhắc nhở quả nhân mới phát hiện ra, hà cớ gì mà Bao Tự chẳng cười. Từ ngày vào cung đến nay, ta chưa bao giờ thấy nụ cười của nàng cả”. Quắc Thạch Phụ lắc đầu nói: “Thật là kỳ lạ”. Chu U Vương lập tức khởi giá đến Phụng Minh Các, hỏi với giọng điệu đầy nghi ngờ: “Ái cơ, vì sao mà từ trước tới nay quả nhân chưa bao giờ thấy nàng cười?” Bao Tự trả lời: “Thần thiếp không thích cười, từ xưa đến nay chưa bao giờ cười cả”. Chu U Vương thề thốt: “Quả nhân sẽ làm cho nàng cười”. Bao Tự nói: “Thần thiếp e rằng Hoàng thượng không đủ bản lĩnh thôi”.
Chu U Vương nghe nói Bao Tự thích nghe âm thanh của vải lụa bị xé liền lệnh cho Tổng thái giám đem một trăm cuộn vải lụa vào cung, sai cung nữ xé từng cuộn. Khi nghe thấy âm thanh vừa trong vừa giòn, Bao Tự rất chăm chú. Chu U Vương thăm dò sắc mặt của Bao Tự nhưng vẫn không thấy nàng cười. Chu U Vương lại gọi đến mười người lùn bảo họ kể chuyện cười với những động tác kỳ quái, họ làm trò suốt một ngày một đêm, Chu U Vương, Quắc Thạch Phụ và các thái giám cung nữ đều ôm bụng cười ngật ngưỡng nhưng Bao Tự vẫn không hề hé môi, vẻ mặt vẫn bình thản. Chu U Vương lại gọi một gánh xiếc đến biểu diễn. Các chú hề với những động tác nhào lộn trên không trung rất sống động khiến cho mọi người vô cùng thích thú nhưng Bao Tự vẫn không hề cười.
Chu U Vương nghĩ mãi không ra cách nào, bèn ra cáo thị khắp trong ngoài cung: ai có thể làm cho Bao Tự cười sẽ được thưởng một trăm lạng vàng. Cáo thị đã được ban ra vài ngày nhưng không ai dám đến. Quắc Thạch Phụ nghĩ nát óc cuối cùng cũng tìm ra một cách, liền nói với Chu U Vương: “Đại Vương hãy cùng với Bao Tự nương nương di giá đến Li Sơn, đốt khói phân sói lên, các nước chư hầu lân cận ắt sẽ nghĩ Kinh đô có biến động lập tức phái quân đến Li Sơn tiếp viện. Khi quân đến nhưng không có chuyện gì xảy ra, Bao Tự chắc chắn sẽ cười”.
Chu U Vương nghe xong liền nhìn chằm chằm vào mặt Quắc Thạch Phụ đang đầy những nếp nhăn trên trán, Chu U Vương kinh ngạc đến lạ lùng: làm sao vị cận thần này lại có thể nghĩ ra được một cách thông minh, một diệu kế tuyệt vời đến vậy. Quắc Thạch Phụ bị vua nhìn chằm chằm luống cuống, líu lưỡi nói: “Đại Vương, điều này…”. Chu U Vương mặt mày rạng rỡ nói: “Tuyệt quá, tuyệt quá!”
Ngay đêm đó Chu U Vương cùng với Bao Tự đến Li Sơn, sai người đốt ba mươi đống khói phân sói. Ngay lập tức ánh lửa ngút trời, cả một vùng trời được soi sáng như dải lụa hồng rực rỡ. Các nước chư hầu lân cận cho rằng kinh thành xảy ra chuyện bất trắc liền lập tức điều binh khiển tướng vượt ngày, vượt đêm vội đến Li Sơn. Nhưng chỉ thấy Li Sơn bốn bề im ắng, không hề biến động. Trong cung của Chu U Vương đèn thắp sáng, ca hát vui vẻ., Chu U Vương và Bao Tự lấy rượu làm vui. Quắc Thạch Phụ đứng dựa lan can ở mái hiên lầu hai nói với xuống: “Các vị Quốc Vương chắc hẳn rất kinh ngạc vì không có biến động nào cả. Đây chỉ là do Đại Vương uống rượu nổi hứng phái các vị đến để làm trò tiêu khiển”.
Các vị chư hầu đứng dưới cung của Chu U Vương đưa mắt nhìn nhau đầy bất lực bàn tán xôn xao. Thân Hầu bực tức nói: “Đây chẳng phải là trêu đùa hạ thần đó sao!”
Bao Tự nhờ ánh sáng của ngọn nến thấy các vị chư hầu kinh hồn bất định, đi đi lại lại bất giác đã bật lên tiếng cười. Chu U Vương vui mừng khôn xiết nói: “Nụ cười của nàng thật vô cùng tuyệt diệu!” Đêm hôm đó Chu U Vương và Bao Tự ở lại cung Li Sơn. Nằm trên giường Chu U Vương hài lòng nói với Bao Tự: “Ái cơ, cuối cùng ta đã làm cho nàng cười rồi”. Bao Tự nói: “Đại Vương có thể hàng ngày điều khiển các nước chư hầu đến giúp thiếp cười không? Dù cho như vậy thần thiếp cũng không cười nữa đâu”.
Chu U Vương lúng túng nói: “Như vậy là từ giờ trở đi Ái cơ không bao giờ cười nữa hay sao?” Bao Tự nhân cơ hội nói: “Chỉ có một chuyện khiến cho thần thiếp vui đến suốt đời thôi, không biết Đại Vương có bằng lòng không?” Chu U Vương nói: “Nàng cứ nói đi đừng ngại”. Bao Tự nói: “Lập Bá Phục làm thái tử”. Chu U Vương tiếp lời: “Ta cũng có ý như vậy, thằng Nghi Hữu ngang ngược bất hiếu phải sớm phế truất”.

Ngày hôm sau, Chu U Vương khởi giá hồi cung, tại cung Hổ Tước Chu Vương tuyên bố phế trưởng lập thứ, phong Bao Tự làm Hoàng hậu, lập Bá Phục làm thái tử. Trước biến sự này rất nhiều đại thần trình tấu can gián. Tin tức này truyền đến Thân quốc, trước sự khóc lóc kêu than của mẹ con Nghi Hữu, Thân Hầu lại tỏ ra bình tĩnh. Một mặt Thân Hầu trình tấu chống lại chuyện này: “Tích Kiệt vì cưng chiều Muội Hỉ nên nước Hạ bị diệt vong, vua Trụ vì Đát Kỉ nên mất Thương. Đại Vương nay vì Bao Tự mà phế trưởng lập thứ vừa trái với đạo nghĩa vợ chồng lại làm tổn thương tới tình cảm cha con. Nếu không lấy chuyện của Kiệt, Trụ làm bài học cho hôm nay, thì việc bị diệt vong như Hạ, Thương không phải là chuyện sau này. Mong Đại Vương thu lại lệnh truyền để tránh hoạ diệt vong về sau”. Mặt khác Thân Hầu chuẩn bị binh giáp, liên lạc với các nước chư hầu để đề phòng bất trắc.
Chu U Vương xem xong tấu chương của Thân Hầu vô cùng bực tức. Quắc Thạch Phụ nhân cơ hội đó nói: “Việc Đại Vương đưa Thái tử đi đày, Thân Hầu đã ôm mối hận từ lâu. Nay lại nghe tin Thân Hậu và Thái tử bị phế truất nên có ý làm phản vì vậy mà ông ta mới to gan đánh đồng Đại Vương với Hạ Kiệt, Thương Trụ, bôi nhọ thanh danh của Đại Vương”.
Chu U Vương nghe xong lập tức phái quân đánh dẹp Thân Hầu.
Do sớm chuẩn bị từ trước Thân Hầu liên kết với quân đội nước Tăng và các nước phương Tây nhanh chóng hành động trước, tấn công vào kinh thành. Quân của Thân Hầu thế như chẻ tre không gì chặn được mau chóng tiến vào chân thành. Chu U Vương phải chạy về Li Sơn, lệnh cho quân phóng hoả nhưng quân cứu viện đến lác đác không đáng kể. Quân đội của các nước phương Tây mau chóng chiếm gọn kinh thành, giết chết Chu U Vương ở Li Sơn, vơ vét của cải và bắt Bao Tự đi.
Khi khói lửa còn chưa tan hết, Thái tử Nghi Hữu lên ngôi Hoàng đế với hiệu Chu Bình Vương, năm đó là năm 770 trước CN.
Phụng Minh Các ngày xưa đàn hát náo nhiệt nay bỗng trở thành phế cung xơ xác tiêu điều. Người gác cổng Lã Nhượng mấy ngày nay co rúm lại trong góc cung, kinh hoàng khiếp sợ lắng nghe tiếng va đập của đao kiếm và tiếng chân ngựa trong và ngoài cung Hổ Tước. Ngày Chu Bình Vương lên ngôi rất nhiều người thấy cánh cửa Phụng Minh Các vẫn mở rộng, có một người dáng già nua, lụ khụ vừa nhặt lá khô vừa lẩm bẩm nói: “Thay triều đổi đại rồi”. Đó chính là Lã Nhượng.
Hôm sau khi đang quét sân, Lã Nhượng thấy cạnh đống lá của cây bông có một đôi giày có thêu hình đầu con chim phượng. Lã Nhượng ngẩng đầu lên nhìn, thì ra là Quyên Chi trong bộ quần áo đẹp tuyệt vời, lúc ấy người cung nữ này đã trở thành một vị quốc sắc thiên hương. Sau lưng Quyên Chi là tốp cung nữ rất mực cung kính. Lã Nhượng nói: “Đây không phải là Quyên Chi đó sao?” Các cung nữ nói: “Đối với Hoàng hậu nương nương không được chỉ đích danh”. Việc Quyên Chi trở thành vợ của Nghi Hữu khiến cho Lã Nhượng vui mừng khôn xiết, liền vội vàng quỳ lạy. Quyên Chi nói để tạ ơn cứu mạng Đại Vương ân chuẩn cho Lã Nhượng không phải gác cổng Phụng Minh Các nữa mà theo Thân Hầu làm quan ở Thân quốc.
Lã Nhượng cưỡi ngựa cùng Thân Hầu thắng trận trở về. Cùng đi với Lã Nhượng là thái phó Kế Nhiên. Khi đoàn người đi đến dốc Lạc Phượng, Kế Nhiên nói với Thân Hầu: “Hãy để thần ở lại đây, vừa để thay quốc vương quản lý Ngọc Điền, vừa để trước thư lập thuyết”. Thân Hầu ân chuẩn.
Khi đoàn người tiến vào cổng thành, Lã Nhượng nói với Thân Hầu: “Thần vô cùng cảm tạ ân điển của Đại Vương đối với thần nhưng thần đã nhiều tuổi rồi, mong Đại Vương cho phép thần được làm việc cũ: gác cổng thành cho Người”. Thân Hầu gật đầu ân chuẩn.
Kể từ đó vị quan gác cổng không ham vinh hoa phú quý, cam chịu cuộc sống thanh bần và hai cánh cổng thành màu đỏ tươi trở thành mục tiêu chú ý của người dân Thân quốc.
Nhiều năm trôi qua.
Vào năm thứ hai, khi vua Tần Doanh Chính chính thức chấp chính, Lã Bất Vi bị bãi chức quan Tể tướng, bị duổi khỏi Hàm Dương quay về An Dương sống những ngày tháng cuối đời. Vào buổi chiều hôm ảm đạm, Lã Bất Vi đặt chân đến khu mộ hoang thấp thoáng trong đám cỏ khô tìm được tấm bia đá khắc ngay ngắn dòng chữ “Lã Nhượng chi mộ”. Lã Bất Vi quỳ lạy, hai tay ôm chặt tấm bia đá, nhìn nay nhớ xưa, nước mắt giàn giụa, than thở về cuộc đời chinh thương chua ngọt đắng cay, sóng gió của mình…

(1)Kì lân: ngày xưa được coi là điềm lành.
(2) Dịch văn: Danh tiếng Đại Vương vang bay xa, ân đức như cồn vang bốn bể, muốn tìm nơi an cư lạc nghiệp, cuối cùng đã xây dựng thành công Chu bang. A! Văn Vương thật quả vua anh minh! Văn Vương vâng theo thiên mệnh, đánh đông dẹp bắc trăm trận thắng, diệt gọn Sùng bang gậy nghiệp lớn, dời đô đến Phong, ban chức tước. A! Văn Vương quả thật vua anh minh!
(3) Giải nghĩa: “Kinh tâm động phách”: Sợ đến lòng, động đến phách ý nói rất sợ hãi, rất xúc động.

HOMECHAT
1 | 1 | 356
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com