watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:16:5618/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Lã Bất Vi - Trang 17
Chỉ mục bài viết
Lã Bất Vi
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Tất cả các trang
Trang 17 trong tổng số 35

Chương 8
Món hàng lạ

Lã Bất Vi dẫn Triệu Hiếu Thành Vương vào phòng khách.
Triệu Hiếu Thành Vương trông thấy linh đàng che màn trắng bèn hỏi: “Chẳng hay quý thương cũng có con cháu nằm trong số những người không may bị chết thảm trong chiến dịch Trường Bình sao?”
Lã Bất Vi chuyển sắc mặt bi thương nói: “Không phải con cháu của tiểu nhân mà chỉ là một môn khách mà thôi”.
Triệu Hiếu Thành Vương cảm động nói: “Quý thương quả là một người quân tử đa tình đa nghĩa, đối với một môn khách không thân không thích cũng có sự hậu lễ như vậy, thật đáng để quả nhân động lòng!”
Lã Bất Vi nói: “Bình thường tiểu nhân cũng ít quan tâm đến những môn khách này, cũng chẳng có hoài bão gì về lễ hiền hạ sĩ này nhưng khi gặp nạn mới nghĩ tới họ. Xem ra, những người tôn quý thường mất đi tình cảm đời thường của con người”.
Triệu Hiếu Thành Vương đương nhiên có thể nghe thấy hàm ý chỉ bên ngoài của Lã Bất Vi, má hơi đỏ lên giả câm giả điếc nói: “Quý thương không phải quá tự trách mình như vậy, sau này có nhiều tiền thưởng và bổng lộc là được”.
Sau khi đã ngồi ở phòng khách, Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quý thương là người nước khác, lâu nay đem sự vinh suy thành bại của nước Triệu để trong tim, khiến quả nhân rất cảm động, xin ban thưởng cho quý nhân áo sợi vàng nam, nữ mỗi thứ một chiếc”.
Triệu Hiếu Thành Vương vừa nói xong, đã có cô hầu mang hai chiếc áo sợi vàng dâng lên, lại có hai cô hầu khác lần lượt dở hai chiếc áo này ra.
Lã Bất Vi và Triệu Cơ trông thấy hai chiếc áo sợi vàng như khổng tước đang nhảy múa trước mắt với ánh sáng màu tím đỏ.
Triệu Cơ từ xưa tới nay chưa từng trông thấy cái áo nào đẹp hoa lệ như vậy, trố mắt há miệng một hồi, mới tay múa chân nhảy nói: “Ây ha, chiếc áo gấm như giáng trời này nô bộc từ khi sinh ra tới nay lần đầu tiên trông thấy, nếu mặc vào sẽ giống như tiên nữ xuống trần đẹp hết chỗ nói!”
Triệu Hiếu Thành Vương hứng khởi nói: “Nghe nói Triệu Cơ tư nghệ song toàn, vậy hãy mặc áo kim sa này vào và múa cho quả nhân xem!”

Đây đúng là lúc Triệu Cơ mong mà không được. Cô không đợi Lã Bất Vi ra hiệu vội mặc áo kim sa do Triệu Hiếu Thành Vương ban thưởng, múa như chim bay lượn. Triệu Hiếu Thành Vương ngợi không hết lời.
Lã Bất Vi ngồi bên cạnh nghĩ: “Cho dù Triệu Cơ thích chu du thiên hạ, nhưng khi có lệnh của vua một nước không thể từ chối. Nhưng Triệu Hiếu Thành Vương đang ở thế sống chết tồn vong của nước nhà làm sao có thể yên lòng ngồi thưởng thức ca múa”. Lã Bất Vi thấy liệt vào nhóm đại thần hai bên của Triệu Hiếu Thành Vương như vua Bình Nguyên Triệu Thắng, Bình Dương Triệu Bảo và Thượng Lư Lận Tướng Như cũng hai đường lông mày giao nhau, tâm trạng đại khái cũng giống với Lã Bất Vi.
Triệu Cơ múa xong một khúc, Triệu Hiếu Thành Vương vẫn còn phấn chấn nói: “Ca vũ của Triệu Cơ đáng được phong tới cấp đỉnh điểm khiến người xem không biết chán. Chỉ tiếc nước nhà vẫn chưa hết tang, hôm nào đến Tòng Đài để trình diễn cho quả nhân xem”.
Triệu Cơ đáp lễ tạ ơn Triệu Hiếu Thành Vương.
Triệu Hiếu Thành Vương rất mực cảm kích nói với Lã Bất Vi: “Đêm trước cuộc chiến Trường Bình, quý thương cật lực thuyết phục quả nhân không dùng Triệu Quát làm đại tướng quân, quả nhân đã bỏ ngoài tai mới gây ra mối hận ngàn đời này! Bây giờ gặp mặt quý thương thật là không còn chỗ nào che mặt”.
Triệu Hiếu Thành Vương có thể tự lòng nói ra những lời nói này đó là điều Lã Bất Vi không ngờ tới. Bất giác Lã Bất Vi cảm thấy vị vua này có chút đáng thương, cũng có phần đáng kính.
Triệu Hiếu Thành Vương rất thành khẩn nói: “Năm đó Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Hà phương lược trị quốc. Ông ta nói với Mạnh Hà, ta cũng là người trong một nước, phải tận tâm với nước, trong sông có hung thì phải di dân sang bờ đông sông, trồng ngũ cốc trong sông, bờ đông có hung cũng vậy. Chính trị của một nước không như quả nhân nghĩ. Dân của nước láng giềng tăng lên không ít, dân của quả nhân không tăng nhiều, cớ là sao vậy? Bởi vì Lương Huệ Vương xâm lược ồ ạt, Mạnh Hà liền lấy cuộc chiến để bàn luận với Lương Huệ Vương làm thế nào để thực thi vương đạo phú quốc cường binh, để Lương Huệ Quốc lợi nhiều thiệt ít. Quý thương có tài kinh thiên động địa như có Mạnh Hà tại thế, quả nhân nguyện nghe theo phương lược trị quốc phúc dân cảu quý thương”.
Nghe xong câu nói của Triệu Hiếu Thành Vương, trong lòng Lã Bất Vi trào lên một vị đắng cay chua xót quá độ. Sự việc xảy ra như ngày hôm nay những lời nói của người đã không còn tác dụng nữa. Trận Trường Bình, nước Triệu mất mát quá nhiều. Khó có thể khôi phục lại được địa vị và song song cùng tiến với nước Tần. Hơn nữa, Lã Bất Vi đã đổi môn đình, dốc một lòng với Dị Nhân cháu Tần Vương, còn có thể cùng người mưu lược trị quốc gì nữa đây? Lã Bất Vi nghĩ ở chỗ Triệu Hiếu Thành Vương vẫn còn năm trăm dật vàng của ông, đang tìm cách nói với ông ta về vấn đề uy tín, nhắc nhở vị quốc vương này không được quên chuyện này.
Lã Bất Vi nói: “Tiểu nhân kiến thức hẹp hòi, nay bàn chuyện sách lược trị quốc với Đại Vương chẳng khác gì múa rìu qua mắt thợ, nhưng Đại Vương cứ tự tar1ch móc, lễ hiền hạ sĩ tiểu nhân nếu không dốc lòng thì đã phụ lòng Đại Vương. Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quả nhân xin kính cẩn nghiêng mình lắng nghe”.
Lã Bất Vi hỏi: “Đại Vương có biết Thượng Anh không?”
Triệu Hiếu Thành Vương gật gật đầu nói: “Chẳng phải là Công Tôn Anh giúp Tần Hiếu Công biến pháp đồ cương sao? Điều đó quả nhân biết, thiên hạ, chư hầu đều đã nghe”.

Lã Bất Vi nói: “Thượng Anh đã từng học luật pháp với người dân nước Lỗ, chủ trương được phân định theo pháp lệnh của nhà nước, sau đó theo tên pháp định để xét xem người khác là đúng hay sai để mà thưởng phạt. Trước khi ông ta ban bố luật pháp do ông ta chế định ở nước Tần e rằng người dân không tin đã cho dựng một cây gỗ dài ba trượng ở Nam môn trong quốc đô, hiểu dụ mọi người nếu ai có thể mang gậy này từ cửa Nam sang cửa Bắc sẽ thưởng mười lạng vàng. Khi dựng gậy có rất nhiều người vây quanh xem, đem gậy này chuyển từ cửa Nam sang cửa Bắc, nói không phí sức thổi bụi đó chỉ là lời nói khoác, nhưng đó chẳng có gì là khó. Để hoàn thành việc nhẹ mà dễ như vậy để lĩnh thưởng mười lạng vàng đó chẳng như bắt được tiền sao? Mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên, bán tín bán nghi, không dám động vào. Thượng Anh thấy không có ai động vào gậy gỗ, lại nói, người có thể mang sang cửa Bắc sẽ được thưởng 50 lạng vàng. Lúc này, rốt cuộc có một người đầy dũng khí quyết tâm thử xem. Khi anh ta chuyển gậy gỗ từ cửa Nam sang cửa Bắc, Thượng Anh lập tức thưởng cho anh ta 50 lạng biểu thị uy tín. Chuyện này nhanh chóng truyền khắp đô quốc rồi truyền đi khắp nước Tần. Mọi người thấy Thượng Anh nói lời giữ lấy lời, thi nhau tuân theo pháp lệnh mà ông ta ban bố. Nước Tần chẳng mấy chốc cường thịnh trở lại!”. Triệu Hiếu Thành Vương nghe xong, ngẫm nghĩ nói: “Quả nhân hiểu rồi”. Do dây ngọc trên mũ vua che lấp nên Lã Bất Vi không thấy được chính xác biểu hiện trên mặt của Triệu Hiếu Thành Vương nên rất khó phán đoán vị quốc quân này hiểu gì.
Hoàng Phủ Kiều mặt như lửa định cãi với Lã Bất Vi về công lý. Hoàng Phủ Kiều bây giờ đã nhớ lại cảm thấy vận mệnh mười mấy năm trước nay đã xoay chuyển ngay bên hồ Bộc Dương xanh thẳm. Từ khi gặp Lã Bất Vi buôn đào bị lỗ, cô đã quyết tâm sống chết lấy ông ta. Sau này Lã Bất Vi là bánh xe, cô là nan hoa, Lã Bất Vi là mặt trời, cô là tia sáng. Lã Bất Vi là miếu thờ, thị là am thờ. Cô theo Lã Bất Vi từ Bộc Dương của Vệ Quốc về Dương Tước nước Hán rồi thành Hàm Đan nước Triệu, Lã Bất Vi có xảo thuật làm cho tài sản của ông ngày một tích đầy như núi. Cô cũng từ một nô bộc biến thành một phu nhân nhất phẩm đường đường chính chính. Mấy năm nay, cô dường như xa lạ hơn với Lã Bất Vi. Một là cô có cảm giác Lã Bất Vi không còn giống như trước đây say mê con đường làm giàu nữa, thường kết huynh đệ với những vị quan to, rất có hứng thú với những việc triều chính. Hai là từ khi có con tiểu yêu Triệu Cơ đến Lã Bất Vi đã lạnh nhạt với người vợ kết tóc xe tơ này.
Lúc nãy khi Triệu Hiếu Thành Vương đến phủ, đúng lúc cô cùng hai người hầu đến hiệu tơ lục trên phố để mua lụa. Khi về đến phủ, Triệu Hiếu Thành Vương đã khởi giá về cung. Rất nhiều đầy tớ hối hả kể chuyện cho cô nghe cảnh Triệu Hiếu Thành Vương tới phủ. Đến đoạn cô nghe thấy Triệu Cơ mặc áo kim sa múa ca trước mọi người thì lòng như lửa đốt. Hoàng Phủ Kiều tức giận đùng đùng đi tìm Lã Bất Vi. Chất vấn hỏi: “Nghe nói Triệu Hiếu Thành Vương đến phủ có ban thưởng hai chiếc áo kim sa””
Lã Bất Vi thấy thái độ của Hoàng Phủ Kiều, ông trả lời: “Đúng, vừa rồi Đại Vương có ban thưởng hai chiếc áo kim sa nam, nữ mỗi loại một chiếc”.
Hoàng Phủ Kiều nói: “Đại Vương thưởng cho ai?”
Lã Bất Vi trả lời chung chung để tránh vợ gặng hỏi áo kim sa của con gái thì ban tặng cho ai: “Thưởng cho chúng ta”.
Hoàng Phủ Kiều bĩu môi nói: “Thưởng cho chúng ta? Nói như vậy có nghĩa là hai chiếc áo kim sa này của tất cả mọi người trong phủ này thay nhau mặc đúng không?”
Lã Bất Vi nói: “Ấy, sao nàng có thể nói như vậy, thưởng cho chúng ta, chính là ta và thê thiếp của ta”.
Hoàng Phủ Kiều vặn lại: “Thê thiếp của chàng là ai?”
Lã Bất Vi cười: “Còn phải hỏi nữa sao, Hoàng Phủ Kiều!”
Hoàng Phủ Kiều nói: “Đương nhiên là như vậy, tại sao mình Triệu Cơ hưởng món quà thưởng đó, mặc chiếc áo kim sa đó”.
Lã Bất Vi nói: “Phu nhân nhầm rồi, vừa nãy nàng không có nhà nên đưa cho Triệu Cơ cất giữ hộ mà thôi”.
Hoàng Phủ Kiều nói: “Vậy thì Triệu Cơ cất giữ trước một ngày, có lợi hơn một chút, sau này thiếp và Triệu Cơ sẽ thay phiên nhau mỗi người mặc một hôm”.
Hoàng Phủ Kiều còn nói: “Bảo Triệu Cơ ngày mai cầm sang cho thiếp”. Khi Hoàng Phủ Kiều rời khỏi phòng của Lã Bất Vi, đám tùy tùng nói: “Phu nhân không cần nóng vội, Triệu Cơ mang đến thì phu nhân cũng không thể mặc”.
“Vì sao?”
“Triệu Hiếu Thành Vương đã ban chiếu trong thời gian cả nước cử hành để tang bốn mươi vạn quân Triệu không được mặc quần áo mới màu sắc loè loẹt. Nếu không sẽ xử tội khi quân.” Hoàng Phủ Kiều mới sực nhớ lại, vừa nãy đi trên đường đã nhìn thấy toàn là trang phục màu trắng, cũng may mình cũng mặc bộ trang phục tao nhã nếu không mất hai đôi chân rồi cũng nên. Hai con mắt của cô xoay hoay một lúc, một chủ ý tuyệt diệu vụt lên trong đầu. Phủ Kiều lại hỏi đầy tớ một câu: “Thật chứ?”
Đầy tớ nói: “Thật, dán ở các tường trên đường phố, chính mắt con đã trông thấy”.

Hôm sau Hoàng Phủ Kiều cho đầy tớ đi gọi Triệu Cơ lại. Triệu Cơ không mặc chiếc áo kim sa đó, Hoàng Phủ Kiều nghĩ thầm: “Đây nhất định là Lã Bất Vi đã truyền lời của mình cho Triệu Cơ rồi đây”. Triệu Cơ mặc một chiếc váy hoa màu tím xanh, Hoàng Phủ Kiều hiểu Triệu Cơ không biết chiếu lệnh của Triệu Hiếu Thành Vương về việc cấm mặc quần áo xanh đỏ.
Hoàng Phủ Kiều nắm lấy tay của Triệu Cơ, tỏ thái độ không để bụng nói: “Muội tử, tất cả đều do tính chị chẳng ra gì, luôn làm cho chị em có hiềm khích để cho người ở chê cười, để lão gia phải bận tâm”.
Triệu Cơ cảm thấy như mặt trời mọc đằng tây, Hoàng Phủ Kiều từ xưa tới nay chưa bao giờ nhiệt tình với mình như vậy.
Hoàng Phủ Kiều nói tiếp: “Hôm qua khi ta đi phố mua được một chút lụa may áo cũng mang về một ít cho muội, muội hãy cầm hai mảnh đi”. Hoàng Phủ Kiều nói xong để đầy tớ cầm một mảnh lụa màu ánh bày lên trên giường. Mảnh vải tốt này làm Triệu Cơ động lòng, khiến cô có chút bối rối, sự nhiệt tình của Hoàng Phủ Kiều khiến Triệu Cơ thấy từ chối cũng không xong.
Triệu Cơ vẫn đứng yên ở đó, Hoàng Phủ Kiều nói: “Em à, đừng ngại gì, tiêu tiền thì vẫn lấy ở chỗ Lã đại nhân, ta chỉ giúp em mang về mà thôi”. Thấy Hoàng Phủ Kiều chủ động bỏ qua những hiềm khích trước đây, lời nói cũng thực lòng, Triệu Cơ nói: “Cảm ơn chị Hoàng Phổ” rồi cầm lấy, ngay tức thì đã chọn được hai mảnh lụa màu tươi sáng.
Hoàng Phủ Kiều giữ cho Triệu Cơ ngồi chơi một lúc, nói chuyện Triệu Hiếu Thành Vương ban tặng áo kim sa. Hoàng Phủ Kiều hết lời khen ngợi: “Việc này đã truyền đi khắp thành Hàm Đan này rồi, những người ác khẩu đều nói, Triệu Cơ thật may mắn, tuổi còn trẻ mà đã đạt được ân điển của Đại Vương, cũng có không ít người nói việc này là Triệu Cơ không giữ thể diện, tự nói dối để lừa người. Em bảo những kẻ này có đáng ghét không?”
Triệu Cơ bất bình nói: “Ai nói khoác để lừa người, chẳng có Triệu Hiếu Thành Vương ban thưởng áo kim sa sao?”
“Ta cũng nói như vậy nhưng những người đó đều nói: các em có áo kim sa mặc vào cho ta thưởng thức với! Để được tận mắt thấy tai nghe. Hoàng Phủ Kiều dùng con mắt khiến người ta không đoán chắc được nhìn Triệu Cơ nói tiếp: “Áo kim sa nếu ở trong tay ta, ta sẽ mặc để đi đi lại lại để cho bọn người đó lác mắt!”
Triệu Cơ nói: “Đúng! Lát nữa em sẽ mặc áo kim sa diễu ra phố để chặn đứng những lời bàn ra tán vào đó”. Triệu Cơ nói xong đứng dậy định về. Hoàng Phủ Kiều nhắc nhở nói: “Em à, đừng quên tấm lụa của em”.
Từ Liêu Cảng quay về, Lã Bất Vi bắt đầu bí mật hành động lập kế vị Dị Nhân phản Tần. Ông đưa trước trăm dật vàng cho Dị Nhân, sau đó ra tay, kết bạn rộng khắp. Mỗi lần trong thành Hàm Đan các Vương hầu tướng quốc, công tử vương tôn có tiệc vui, ngày lễ ông đều mang quà đến chúc mừng. Chư hầu các nước hoặc những nhân vật đứng đầu mỗi khi đến nước Triệu ông đều đến quán trọ chào hỏi hoặc mời họ đến dự tiệc rượu.
Dị Nhân theo lời của Lã Bất Vi đặc biệt ân điển với Công Tôn Càn và Yến thái tử Đan, khiến hai người xa Dị Nhân gần đây cũng thân thiện với ông ta hơn. Phàm là chư hầu các nước hoặc bậc thân thích vương công đến yết kiến Yến thái tử Đan, thái tử Đan đều gọi Dị Nhân vào cung luận, nói hàng xóm của ông ta, cháu Tần Vương này hiền đức nhân nghĩa thế nào, hào hoa xuất chúng thế nào, khi cần thiết thái tử Đan còn thu hút đông đảo mọi người khiến Dị Nhân kết thân được với không ít bạn mới. Công Tôn Càn người phụ trách có sứ mệnh đặc biệt ở quán trọ này, tuy luôn bám theo sau nhưng cũng có việc chẳng thèm để ý, xưa nay chẳng có chút đề phòng với Dị Nhân.
Lã Bất Vi sắp đặt mọi chuyện trong thành Hàm Đan một cách có trật tự chặt chẽ, vừa định chuẩn bị vào Thành Dương gặp vua An Quốc và phu nhân Hoa Dương thì Triệu Cơ bị quan phủ bắt giam cầm. Lã Bất Vi vào ngục để hỏi rõ đầu đuôi.
Dương Tử bước trước Lã Bất Vi leo lên bậc nhà giam dưới ánh mặt trời le lói đẩy cửa kêu kẽo kẹt, một mùi gỗ từ cánh cửa mục nát tỏa ra. Lã Bất Vi bước vào hai bên trái phải dựng lên cột gỗ kiên cố bị mọt gặm nhấm, bên trong đứng ngồi một đám phạm nhân. Rồi tiếng khóc hỗn lộn không phân rõ, liền đó Lã Bất Vi cảm thấy rùng rợn trước tiếng khóc đó. Ông sợ nghe thấy tiếng kêu nhỏ nhẹ mà ngọt ngào của người quen thuộc. Lã Bất Vi tìm thấy cai ngục hỏi ở đây có giam người phụ nữ tên Triệu Cơ không. Cai ngục nói với Lã Bất Vi là vừa bị đưa vào. Lã Bất Vi lại hỏi vì sao bị đưa vào ngục. Cai ngục nói dám to gan giữa thanh thiên bạch nhật mặc áo sặc sỡ lượn trên đường phố chống lại chiếu lệnh nghiêm cấm mặc áo xanh đỏ trong thời gian quốc tang của Triệu Hiếu Thành Vương.
Lã Bất Vi cuối cùng đã tỉnh mộng, người con gái mảnh mai gặp nạn vào nhà lao. Trông thấy trước cửa ngục đều có hộ vệ coi ngục khắc bằng gỗ, bằng nhựa trong tay cầm dao sáng giống người phụ nữ béo đến mức mông trắng bệch ra. Cai ngục nhìn Lã Bất Vi bằng con mắt ti hí hỏi: “Người con gái như ngọc như ngà thế kia là như thế nào với đại nhân”
Lã Bất Vi đáp: “Thiếp!”
Cai ngục luyến tiếc nói: “Mất đi đôi chân đẹp của mỹ nhân cũng như nấu thịt cúng mười lần cũng chẳng thấy hương vị gì”.
Lã Bất Vi không muốn đôi co được mất với tên cai ngục mà cảm thấy căng thẳng nhất là chẳng nhìn thấy Triệu Cơ đâu. Dương Tử hiểu tâm trạng của Lã Bất Vi, dúi vào tay tên cai ngục một đồng bạc cầu khẩn: “Chúng ta đều muốn tận mắt trông thấy Triệu Cơ”
Cai ngục nói: “Chỉ có thể đứng ngoài song, không được nói chuyện quá lâu”. Tên cai ngục dẫn Lã Bất Vi đến buồng giam Triệu Cơ. Triệu Cơ trông thấy Lã Bất Vi đến, khóc không thành tiếng: “Lã đại nhân mau cứu thiếp!”

Lã Bất Vi ngắm nhìn Triệu Cơ, chưa đầy nửa ngày, khuôn mặt yêu kiều của nàng đã trở nên tiều tụy nhiều, mép tóc có hai sợi cỏ đong đưa như chếic kim thoa cài đầu. Triệu Cơ tuy vai mình không ngớt co giật vẫn tỉ tê thuật lại quá trình bị vào ngục của mình cho Lã Bất Vi. Lã Bất Vi tức thì rõ được nguyên căn sự việc. Ông biết lúc này có chỉ trích hay oán trách cũng vô tích sự, ông an ủi Triệu Cơ mấy câu rồi ra khỏi nhà ngục đi tìm Tư Khấu, đại nhân người có toàn quyền nắm việc sống chết của phạm nhân.
Tư Khấu đại nhân tuy chưa từng gặp mặt Lã Bất Vi nhưng nghe tiếng Lã Bất Vi giàu có trong thành Hàm Đan thì ai ai cũng rõ. Lã Bất Vi khiêm nhường nói, có chút tiền nhỏ sao dám nhận là giàu. Tư Khấu đại nhân thoạt nhìn đã biết ngay sự tình, Lã Bất Vi tới đây là việc của Triệu Cơ. Lã Bất Vi gật đầu nói phải, xin Tư Khấu đại nhân rộng lòng thả Triệu Cơ ra, ân đức này sẽ mãi ghi tạc trong lòng. Tư Khấu đại nhân xin lỗi nói, không phải bổn quan không nể mặt quý thương, nhưng việc này không thể giúp được. Một là Đại Vương đã năm lần bảy lượt nói việc quốc tang không thể xem như trò đùa, kẻ chống lại phải trừng phạt nghiêm minh. Hai là, việc của Triệu Cơ đã chuyển đến Tòng Đài, chưa biết chừng Đại Vương vì việc này mà nổi trận lôi đình.
Lã Bất Vi cảm thấy Tư Khấu đại nhân nói hợp tình hợp lý. Ông đành phải đi tìm Triệu Hiếu Thành Vương nghĩ rằng tối qua vị quốc quân này đã tới phủ để ban thưởng cho ông, Lã Bất Vi vì chuyện của Triệu Cơ nên niềm tin tăng lên gấp bội. Trong ngoài Tòng Đài, nhất loạt nghiêm túc cung kính, khắp nơi cờ tang bay phấp phới giống như trong một giấc mơ ảm đạm. Lã Bất Vi đi vào dường như đang đi qua cây ngọc cành quỳnh.
Triệu Hiếu Thành Vương trông thấy Lã Bất Vi đến khấu lạy ở đại điện thì biết được mục đích đến của Lã Bất Vi, buồn rười rượi nói: “Một người con gái như hoa như ngọc vậy, không có đôi chân thì chỉ như cửu đỉnh không chân, phượng hoàng không cánh, kỳ lân không vảy, bảo vật mất đi cái đẹp của nó đáng tiếc! Đáng tiếc!”
Lã Bất Vi phụ hoạ ngay theo: “Đúng vậy! Đúng vậy!”
Triệu Hiếu Thành Vương lại nói tiếp: “Quả nhân nghe nói việc này thì trong lòng thấy không yên, lo thay cho Triệu Cơ”.
Lã Bất Vi cảm ơn đại đức nói: “Đại Vương không chỉ là vị quốc quân nhân ái, người cha khaon dung. Như vậy xem ra thiếp của tiểu nhân – Triệu Cơ có thể hoá hiểm thành bình an rồi!”
Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quả nhân làm sao không muốn nghĩ như vậy. Tuy nhiên, quả nhân chuyển lệnh cho Tư Khấu ra lệnh cho hắn thả Triệu Cơ đang bị giam cầm kia. Một thời gian sau, Tư Khấu đến khấu đầu đại nhân, rất nhiều tướng quân và cai ngục nghe nói miễn tội cho Triệu Cơ đều kháng mệnh không phục. Họ nói bốn mươi vạn quân chết ở Trường Bình, trời đất cũng thương, quỷ thần cũng rơi lệ. Chỉ một người con gái nhỏ bé lại dám bất cung bất kính với linh hồn bốn mươi vạn quân, phải làm theo luật pháp. Ngươi đoán xem vị tướng quân và cai ngục này nói như thế nào? Họ nói Lã Bất Vi có tiền thì để họ mang đi một ít đến an ủi gia quyến người chết. Ý dân không thể xem thường, thổ khí không thể lừa, ngươi bảo quả nhân có cách gì!”
Lã Bất Vi vừa nghe, đây là Triệu Hiếu Thành Vương định nhân cớ này để tống tiền ông, trong lòng tức như lửa nhưng không dám phát ra đành phải mềm dẻo nói: “Đại Vương, cho tiểu nhân nói thẳng kẻ không biết thì không có tội. Thiếp tôi thực sự không trông thấy chiếu lệnh của Đại Vương. Nàng định khoe chiếc áo kim sa do Đại Vương ban cho cũng là cung kính với Đại Vương! Đại Vương không quên chứ, hôm qua Đại Vương đến nhà tiểu nhân đích thân bảo thiếp mặc áo kim sa sặc sỡ này ca hát đó sao. Vậy thì có thể nói Đại Vương đã bất cung với linh hồn của bốn mươi vạn tướng sĩ? Cũng phải xử Đại Vương theo luật sao?”

Mặt Triệu Hiếu Thành Vương trầm xuống, chối nói: “Hình không tới đại phu, lễ không xuống dân đen, hơn nữa quả nhân là vua một nước! Thứ hai trong nhà ngoài nhà cũng có sự khác biệt”.
Lã Bất Vi thấy ý đồ của Triệu Hiếu Thành Vương, không tránh khỏi có chút lo sợ, nghĩ bụng: “Tranh luận phải trái với Triệu Hiếu Thành Vương thì chẳng phải là đào đất trên đầu Thái tuế sao. Cho dù nói thế nào Triệu Cơ vẫn là kháng lại chiếu lệnh. Một khi Triệu Hiếu Thành Vương lật mặt vô tình đừng nói chặt đôi chân Triệu Cơ mà có thể bị chặt đầu cắt lưỡi. Nghĩ tới đây, lưng Lã Bất Vi toát mồ hôi, trách mình đây không phải là vì lợi mất khôn quên đi tất cả sao? Triệu Hiếu Thành Vương thấy Lã Bất Vi ngẫm nghĩ một hồi không nói gặng hỏi một câu: “Quý thương, khanh xem nên làm thế nào thì tốt?”
Lã Bất Vi nói: “Vậy phiền Đại Vương nói với cai ngục một tiếng, Lã Bất Vi nguyện an ủi thân quyến tướng sĩ chết trận đến để chuộc tội cho Triệu Cơ”.
Triệu Hiếu Thành Vương vui mừng hỏi: “Quý thương bỏ ra bao nhiêu tiền?”
Lã Bất Vi đáp: “Tiểu nhân nguyện hiến năm trăm dật vàng”.
Triệu Hiếu Thành Vương vội nói: “Được! Được!”
Lã Bất Vi nói: “Quân tử nhất ngôn”.
Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Vậy năm trăm dật vàng…”.
Lã Bất Vi nói rõ ràng: “Trước cuộc chiến Trường Bình, Đại Vương có vay tiểu nhân năm trăm dật vàng, như vậy sẽ không phải trả nữa, dùng nó để đi an ủi thân quyến các tướng sĩ chết trận”.
Triệu Hiếu Thành Vương khổ não nói: “Rốt cuộc quả nhân tính chẳng qua các khanh quá xảo trá điệu toa”. Lã Bất Vi ngồi trên xe tới ngục đón Triệu Cơ, nhưng lại không cho cô ngồi xe. Lã Bất Vi muốn trừng phạt và dạy cho nàng một bài học. Khi Triệu Cơ thể xác tâm hồn thoải mái chạy lại, bám vào thành xe định bước lên xe, Lã Bất Vi ngồi trên xe gỡ tay cô ra nói: “Thiếp yêu của ta, vì đôi chân của nàng đã tiêu tốn năm trăm dật vàng, không chạy thì lãng phí quá”.
Phải một thời gian dài, Hoàng Phủ Kiều vui mừng nói với môn khách và đày tớ: “Mọi người phải cách xa Triệu Cơ một chút, chạm vào con nhà lá ngọc cành vàng thì đền không nổi. Một đôi chân năm trăm dật vàng!”

*
* *

Tư Không Mã nhìn qua cửa xe thấy lá rơi như bóng của neo sắt, nghiêng nghiêng rớt xuống. Anh ta biết đã vào thu. Bốn tuần nay anh ta có một áo ấm dày, tuy nhiên trong lòng vẫn như cánh đồng trơ trụi, lạnh lẽo và trống trải.
Tư Không Mã được Triệu Hoảng coi là ân nhân cứu mạng mà được về nhà. Song thân của Triệu Hoảng vừa trông thấy con trai mình có thể trở về lành lặn sau trận bốn mươi vạn quân bị chôn sống dường như đang nằm mơ. Đợi nghe Triệu Hoảng kể hết quá trình chín chết một sống, song thân lập tức dập đầu bái tạ Tư Không Mã nhận làm binh. Mọi người đều cố giữ Tư Không Mã ở lại vài ngày, để báo tạ công ơn. Bữa sáng là cơm ngon rượu ngọt, bữa chiều là rượu ngọt cơm ngon, áo mặc bên ngoài là áo lụa áo bông, áo mặc bên trong cũng là áo bông áo lụa.
Thấy Tư Không Mã thường trầm ngâm suy nghĩ, Triệu Hoảng và bố mẹ cho rằng Tư Không Mã vẫn còn cảm thấy bi thương trước bốn mươi vạn quân lính bị chôn sống liền an ủi nói: “Tướng lĩnh sống chết tại mệnh, từ xưa tới nay đã vậy”. Kỳ thực những điều Tư Không Mã lo nghĩ chẳng liên quan gì đến bốn mươi vạn quân nước Triệu bị chôn đó. Điều Tư Không Mã nghĩ ngày suy đêm đó là làm sao phụng mệnh Lã Bất Vi, Triệu Quát chết rồi, nhưng gái trai trong thành Hàm Đan đều biết hắn chết vì một mũi tên của quân Tần. Trước lúc đó, mình đã làm gì? Giết nhầm một vị phó tướng, nói như vậy với Lã Bất Vi, mọi người sẽ cho rằng đây chỉ là một lời nói khoác! Bôn mươi vạn quân đã về nơi suối vàng. Ngươi – Tư Không Mã dựa vào mệnh to phúc lớn tạo hoá lớn thoát khỏi cái chết? Phải chăng ngươi không theo Triệu Quát đi Trường Bình, tham sống sợ chết nửa đường tháo binh…
Tư Không Mã quay về lại sợ Lã Bất Vi và môn khách nghi ngờ hắn. Nếu như không phải giữ sứ mệnh đặc biệt theo quân tới Trường Bình thì đã rời khỏi nhà Triệu Hoảng từ lâu rồi, hà tất phải ở đây để mọi người dùng chín binh bát lễ hầu hạ. Những lời từ đáy lòng biết nói cùng ai đây? Có thể nói với Triệu Hoảng tôi đến Trường Bình là định giết chết Triệu Quát sao. Triệu Quát là chú họ xa với Triệu Hoảng.
Một hôm Triệu Hoảng vui mừng nói với Tư Không Mã: “Tư Không đại ca, chúng ta đi tạ ơn Khương Đào Hoa Dương”. Tư Không Mã phút chốc không hiểu hỏi: “Ai là Khương Đào Hoa Dương? Chúng ta vì sao phải đi cảm tạ Khương Đào Hoa Dương?”
Triệu Hoảng cười nói: “Tư Không đại ca đúng là đồ vô ơn bội nghĩa! Anh quên rồi sao, khi ở biên giới nước Triệu có một cô gái tên Khương Đào Hoa đã cho chúng ta ăn, đổi quần áo cho chúng ta!”
Triệu Hoảng nói như vậy, Tư Không Mã mới nghĩ lại mình và Triệu Hoảng bị thương đã gặp cô gái đó ở trong thôn trang gần biên giới Tần Triệu. Một cô gái chỉnh tề đoan trang, có đôi mắt sáng hiền hòa.
Tư Không Mã nói: “Chúng ta nên báo đáp cẩn thận vị cô nương đầy nhiệt tình này, chỉ tiếc đường xa, nơi đó lại là biên giới của Triệu, Tần…”. Triệu Hoảng nói: “Lần này tôi và anh không phải đi bộ. Anh chưa trông thấy những con ngựa trong chuồng nhà tôi à? Biên giới Tần, Triệu sợ gì? Ở đó cũng chẳng có quân Tần sống, cho dù có gặp phải chúng ta mặc áo vải chứ không phải quân lính mặc áo giáp làm gì ta”. Triệu Hoảng nói xong bèn kéo Tư Không Mã đến trước chuồng ngựa, đã có hai con ngựa được dắt từ trong ra buộc ở cọc ngựa. Hai con ngựa này béo chắc khỏe, từ trên xuống dưới một màu đen như than đang đạp bốn móng như võ sĩ khỏe mạnh.
Tư Không Mã khen: “Ngựa đẹp thật!”
Tư Không Mã và Triệu Hoảng nhảy lên ngựa cầm roi vàng nhỏ mềm khởi trình lên đường.
Long Mã Thần Cẩu, dùng bốn móng như bay, gõ gấp gáp xuống đường. Những miếng đất nhỏ bị giẫm nát thành bột cùng với nó là lớp bụi màu vàng bay lên.
Bọn họ ra đi từ sáng sớm. Ngựa không dừng bước lao như tên bay, đến hoàng hôn đã tới được nhà Khương Đào Hoa.
Đẩy cửa ra, từ trong bước ra một bà lão vừa nhìn nét trên khuôn mặt cũng biết đó là mẹ của Khương Đào Hoa. Giữa hàng lông mày của bà Khương đầy những nếp nhăn. Bà vẫn còn chìm trong nỗi đau khi mất chồng.
Bà Khương để Tư Không Mã và Triệu Hoảng vào nhà nói với họ Khương Đào Hoa đi bái sư tập võ, sắp về rồi. Điều này làm cho Tư Không Mã và Triệu Hoảng cảm thấy hết sức ngạc nhiên.
Chẳng bao lâu Khương Đào Hoa với bộ quân trang về, trông thấy Tư Không Mã và Triệu Hoảng, đầu tiên cảm thấy rất kỳ lạ, tiếp đó chợt nhận ra họ là ai.
Triệu Hoảng vui tới mức không nhịn được nói: “Sĩ biệt ba ngày nay nhìn bằng con mắt khác. Khương Đào Hoa hôm nay đã là hiệp phong sĩ cốt, khí thế hiên ngang”.
Tư Không Mã nói: “Đào Hoa cô nương, có thể biểu diễn vài chiêu để chúng tôi - vị khách từ nơi xa đến thưởng thức được không?”
Khương Đào Hoa vẫn đôi mắt trong sáng thanh tú mà hiền hòa chớp chớp ánh mắt e lệ, nói: “Đó không phải là góp chút tài hèn đức mọn!”
Triệu Hoảng hứng khởi, khích lệ nói: “Không sao, chúng ta bảo đảm không chê cười cô. Vị Tư Không đại ca này là người võ nghệ siêu quần, để anh ta chỉ đạo cho”.

Khương Đào Hoa nói: “Vậy thì cung kính chẳng bằng tuân mệnh”. Nói rồi cầm kiếm múa. Nhảy múa khua chém, đưa dao như rắn, hất dao nổi gió. Chỉ nhìn thấy mắt Tư Không Mã và Triệu Hoảng hoa lên, không chớp mắt. Triệu Hoảng tay múa chân đạp vỗ tay cổ vũ.
Khương Đào Hoa diễn tập xong một bộ đao pháp, Tư Không Mã nói: “Đào Hoa cô nương, cô đã mệt cả ngày rồi, mau ngồi nghỉ đi”.
Triệu Hoảng nói: “Tư Không đại ca, xin cho mấy lời bình luận”.
Tư Không Mã nói: “Đào Hoa cô nương, tập võ bao lâu rồi?”
Khương Đào Hoa đáp: “Hơn một năm rồi”.
Triệu Hoảng nói: “Lần trước chúng tôi đến vẫn chưa nhận ra, lúc đó phải cẩn thận sợ không khéo lại bị nếm mùi khổ”.
Tư Không Mã nói: “Một người con gái sau một năm luyện được thế này, không thể nói là giản đơn, xuất chúng nhưng cũng là tạo hóa tạo ra không phải người nào cũng có thể. Ở đây ngoài Đào Hoa cô nương khắc khổ tập luyện e rằng chỉ còn danh sư hướng dẫn”.
Khương Đào Hoa tự hào nói: “Tư Không đại ca, anh nói đúng sư phụ tôi là con cháu hậu duệ nước Tề mưu gia tôn binh, tên Tôn Áo. Sư phụ công danh thanh đạm ẩn dật nơi núi rừng. Nếu các anh muốn tôi có thể dẫn các anh tới bái kiến”.
Tư Không Mã luyến tiếc nói: “Đáng tiếc Đào Hoa cô nương, một cô gái yểu đệiu, anh hùng không có đất dụng võ!”
Khương Đào Hoa nói: “Tư Không đại ca, lời nói này là sai rồi! Trước đây cha và các đại ca múa súng vung dao tầm sư học võ. Tôi cũng theo tới, tai nghe mắt nhìn, chơi đùa theo. Từ khi cha và các đại ca bị giết ở Trường Bình, ta quyết chí báo thù rửa hận cho họ, đối với việc tập võ không dám sao nhãng. Tinh thông võ nghệ để giết quan nhà Tần, giết lính nhà Tần”. Chí hướng của Khương Đào Hoa khiến Tư Không Mã và Triệu Hoảng cảm động. Thấy Tư Không Mã và Triệu Hoảng mang nhiều lễ phẩm quý giá như vậy đến thăm cô, Khương Đào Hoa có phần thấy áy náy.
Triệu Hoảng vừa lấy trong túi đeo bên mình ngựa ra vật phẩm vừa nói: “Đây là 30 dật vàng có thể làm nhà dựng vườn; đây là lụa là gấm vóc có thể may áo may lĩnh; đây là phấn sáp dùng trang điểm, người cầu hôn sẽ liên tục không ngớt…” Một câu nói làm Khương Đào Hoa hai má ửng hồng, làm lạ hỏi: “Triệu đại ca, anh lảm nhảm cái gì đấy?”
Triệu Hoảng cũng phát hiện câu cuối của mình nói lung tung, tự trách nói: “Nói lảm nhảm, nói lảm nhảm!”
Lão Khương dùng cơm rượu đầy đủ để khoản đãi Tư Không Mã và Triệu Hoảng. Tư Không Mã thấy Triệu Hoảng cứ lúng túng, không để tâm đến rượu ngon canh ngọt mà cứ trân trân nhìn mặt ngọc da trắng và hai chỗ thịt gồ lên phía trước ngực của Khương Đào Hoa Dương, nghĩ bụng: “Thằng tiểu tử này đã chọn Khương Đào Hoa nhà người ta rồi”.
Uống xong rượu, Tư Không Mã thấy Triệu Hoảng cũng không đến phòng bà Khương xin phép hai người ra về mà có ý lưu luyến không muốn rời, nói chuyện trên trời dưới biển với Khương Đào Hoa Dương. Lúc nằm trên giường muốn ngủ nhưng không ngủ được, Tư Không Mã hỏi Triệu Hoảng: “Ngươi có phải đã chọn được Khương Đào Hoa rồi phải không, định lấy con người ta làm thiếp sao?”
Triệu Hoảng nói: “Cũng có ý đó”.
Tư Không Mã nói: “Bây giờ không được, chúng ta là đến để tạ ơn. Một khi nhắc tới chuyện này như là mưu đồ không chính đáng. Ngày mai đến sơn lâm bái kiến sư phụ của Khương Đào Hoa. Đơi mấy ngày xem thái độ của Khương Đào Hoa ra sao?”
Cũng giống như tất cả các vương tôn nản lòng, Dị Nhân để có được người bạn như Lã Bất Vi - vị thương gia giàu có này như vòng hào quang từ từ nâng lên trước quán trọ Liêu Cảng chiếu sáng bên trong cũng như bên ngoài lòng y. Sự hào hoa trượng nghĩa của Lã Bất Vi khiến y cảm động. Lã Bất Vi nhìn xa trông rộng khiến y khâm phục, Lã Bất Vi tài giỏi khiến y thấy đường tiền cảnh rạng rỡ phản Tần lập kế vị. Một khi rảnh rỗi, y liền nghĩ ngay đến cảnh tượng lúc được làm thái tử, thậm chí trở thành Tần Vương. Có khi trong lúc say, y nghĩ nếu như có một ngày y thực sự được lập làm kế vị phải luận công ban thưởng. Phải phong thưởng Lã Bất Vi thành tướng quốc hiển hách. Còn có một đày tớ Chu Kiểm, một lòng trung thành, vì y đã phải lo lắng, chịu khổ sở cũng phải phong hầu bái tướng. Thế hệ này vẫn còn con cháu của y đều có thể hưởng vinh hoa phú quý bất tận… Cũng chưa biết khi nào Lã Bất Vi mới đích thân sang Tần, kết quả đến Thành Dương thế nào? Vừa nghĩ tới đây, y lại cảm thấy một khung cảnh như hoa như gấm, một ảo tưởng hão huyền hiện ra. Có lúc y cũng do dự, một vị thiên tướng đặt nhiệm vụ lớn vào người này, có lúc lo lắng, có lúc như kiến ngồi trên nồi nóng.
Điều Dị Nhân quan tâm và mong ngóng nhiều nhất là Lã Bất Vi đi Thành Dương.
Thực ra, tâm trạng của Lã Bất Vi khi đến nước Tần còn căng thẳng hơn Dị Nhân.

Lã Bất Vi đợi Triệu Cơ về phủ bình an vô sự xong rồi hỏi lại chuyện cô mặc áo kim sa bị giam vào ngục ra sao, trong lòng đã hiểu được tám chín phần, cũng chỉ là việc ghen tuông, tranh giành giữa thê thiếp, ở nhà nào mà chả có! Là một đại trượng phu thì nên để việc to hóa nhỏ, việc nhỏ hoá không, giữ vai trò hoà giải.
Lã Bất Vi thấy trước khi đi phải dặn dò khách môn thê thiếp một lượt. Ông cảm thấy không tiện phân minh cuộc giành giật giữa Hoàng Phủ Kiều và Triệu Cơ. Ông nói với Triệu Cơ: “ Phủ Lã chúng ta được xem như là một đại gia lớn, người đông, lời ra tiếng vào, sau này cũng phải để tâm, ngủ cũng phải canh chừng. Thiếp là tiểu giả cũng nên chịu khổ một chút, chịu nhục để gánh vác trọng trách”. Lã Bất Vi đến bên Hoàng Phủ Kiều nói: “Ta tuy sang Tần, nàng là chính thiếp, là chủ gia đình, nên xử việc quang minh để mọi người phục theo”. Lã Bất Vi nói hết những gì cần nói rồi đến Liêu Cảng từ biệt Dị Nhân. Dị Nhân tìm bộ quần áo mà y và Chu Kiểm đã từng mặc đưa cho Lã Bất Vi nói: “Ngươi tới nước Tần, lành ít dữ nhiều, hãy mặc bộ quần áo này để tránh điều bất trắc và mới có thể vào được nơi cần vào.
Lã Bất Vi nói với Dị Nhân: “Cuộc chiến vừa qua, phong vận biến ảo khôn lường, Công tử điện hạ phải thận trọng, quyết không thể hồ đồ giương oai. Thần nhanh chóng đi rồi về, xin công tử điện hạ ngồi yên chờ tin lành”. Lã Bất Vi cầm phục sức vương tôn nước Tần mà Dị Nhân tặng cho trở về phủ. Ông chọn bốn con tuấn mã, lại đóng thêm đinh cho ngựa chuẩn bị đầy đủ những vật dụng, tiền bạc, ngày hôm sau gà vừa gáy sáng, Lã Bất Vi liền cùng Dương Tử lên đường.
Chỉ ở hai đêm trọ, Tư Không Mã cảm thấy ở chỗ Khương Đào Hoa thật buồn tẻ. Nhưng Triệu Hoảng do yêu quý Khương Đào Hoa nên lúc nào cũng vui mừng, trong lòng rất thoải mái, Tư Không Mã cảm thấy mệt mỏi rã rời. Có lúc trong người nguội lạnh, mệt mỏi, kiên quyết dừng lại giữa đường, không chịu đi, để Triệu Hoảng một mình đi cùng Khương Đào Hoa đến chỗ thầy dạy võ, để cho Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa có cơ hội gần gũi. Họ cũng để tùy ý Tư Không Mã chứ không bắt ép phải đi theo. Tư Không Mã nhàn tản ngắm mây, trêu bọ ngựa, ngủ… đợi Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa trở về, lại tiếp tục xuống núi cùng họ. Sáng nay, Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa vừa đi được không lâu, Tư Không Mã thấy đói cồn cào bèn hái một quả dại nuốt chửng. Vừa có chút cảm giác vị đắng bỗng nghe thấy phía trước có tiếng binh khí, tiếng ngựa phi và tiếng người la hét, liền bật dậy, nắm chặt chuôi dao. Rất nhanh Khương Đào Hoa xuất hiện trước mặt Không Mã cùng với tiếng xào xạc của lau khao tử. Khương Đào Hoa thở hổn hển nói: “Tư Không đại ca, đi mau”. Tư Không Mã nói: “Đừng vội, nói từ từ”. Khương Đào Hoa cuống quýt: “Vừa nãy, tôi và Triệu Hoảng nhìn thấy một chiếc xe, người ngồi trên là Vương hầu của Tần Quốc, muốn giết chết. Không ngờ, thủ hạ của hắn ta thân thủ phi phàm, đánh một chập. Đại ca mau đi trợ chiến!”
Không Mã vội cùng Khương Đào Hoa đuổi theo. Nhìn thấy đằng xa một khu đất rộng rãi, ba người đang giao đấu quyết liệt. Tư Không Mã rút dao, xông lên trước, vừa định ra tay, bỗng ngây người há hốc mồm, người mặc sắc phục Tần vương tôn đó chẳng phải Lã Bất Vi sao? Tư Không Mã liền định thần, rõ ràng đích thị là Lã Bất Vi. Liền lớn tiếng hô: “Ngừng tay, mau ngừng tay!”. Hai bên giao đấu, bị tiếng hét của Không Mã khiến cho ngừng tay. Không Mã đặt dao xuống đất, quỳ bái trước mặt Lã Bất Vi, tạ lỗi nói: “Lã đại nhân, đã làm kinh động đến ngài!”. Lã Bất Vi nhìn thấy Không Mã, chợt bừng tỉnh hỏi: “Sao lại là ngươi? Sao ngươi lại ở đây?”. Tư Không Mã thở dài: “Chuyện dài lắm”. Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa thấy vậy, đoán rằng Tư Không Mã và Lã Bất Vi có quan hệ rất thân mật. Sau khi nghe Tư Không Mã giới thiệu mới biết Lã Bất Vi là chủ của Không Mã, Không Mã là môn khách của Lã Bất Vi, vội vàng quỳ bái tạ tội.

Tư Không Mã hỏi Lã Bất Vi sao lại mặc sắc phục của Tần vương tôn mà đến đây. Sau khi Lã Bất Vi biết rõ thân phận của Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa, cảm thấy không tiện trả lời Tư Không Mã trước mặt bọn họ. Lã Bất Vi nói lấp: “Ngươi hãy kể về ngươi trước đi”. Tư Không Mã thấy Triệu Hoảng ở đó cũng không tiện nói thật. Lại là Triệu Hoảng nhanh mồm nói: “Tôi và Tư Không Mã đều là có mệnh lớn, nếu không đã trở thành quỷ từ lâu rồi”. Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa vừa nhìn thấy chủ nhân của Không Mã thì cũng không lên núi luyện tập nữa, trở về lều cỏ của Khương gia hâm rượu uống. Nhân lúc Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa đều không có mặt, Lã Bất Vi kể cho Không Mã nghe chuyện mình đi Tần để lập kế hoạch cho Dị Nhân lên ngôi. Tư Không Mã hỏi: “Lã đại nhân, nói như vậy, từ nay về sau vận mệnh của chúng ta có quan hệ nơi Tần vương tôn Dị Nhân ư?”. Lã Bất Vi nói: “Đúng vậy. Tư Không Mã nay về sau chúng ta tập trung giúp sức cho Dị Nhân. Nhục cùng nhục, vinh cùng vinh. Con át chủ bài của chúng ta coi như đặt nơi Dị Nhân”. Tư Không Mã nói: “Tiểu nhân đã hiểu được ý đồ của Lã đại nhân. Đã thế, thì để tiểu nhân bảo vệ đại nhân đến Hoặc Dương”. Lã Bất Vi nói: “Ta và Dương Tử đến Hoặc Dương, dự tính cũng không có chuyện gì, chỉ là trong thành Hàm Đan xáo động không dứt, khiến ta lo lắng không yên”. Tư Không Mã nghe xong hiểu ra nói: “Thế tiểu nhân về Hàm Đan?”. Lã Bất Vi nói: “Ý ta cũng là như vậy. Sau khi ngươi về Hàm Đan, chủ yếu là đến chỗ Dị Nhân bảo vệ ông ta, đề phòng bất trắc. Có vài chuyện đợi ta trở về rồi hãy hay”.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 255
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com