watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:49:4718/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 1 - 25 - Trang 9
Chỉ mục bài viết
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 1 - 25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tất cả các trang
Trang 9 trong tổng số 10

Hồi Thứ Hai Mươi

Liệng đầu người, Hùng Phi dọa nịnh,
Bắt được bợm, học sĩ thấu mưu.


Nói về thầy trò Bàng Phúc đương ngồi tại thư phòng bàn rằng: "Sáng tới đây là đúng sáu ngày rồi, một ngày nữa thời Bao Công sẽ chết". Vừa nói tới đó chợt nghe tiếng rầm, miếng kính che cửa sổ vỡ nát ra, có một cái đầu người máu chảy ròng ròng từ ngoài bay vào. Bàng Kiết thất kinh rú lên một tiếng ngã sấp xuống ghế. Một lát không thấy động nữa, thầy trò làm gan bưng đèn lại xem, thời ra là cái thủ cấp của lão đạo sĩ Hình Kiết. Bàng Thái sư nghe chắc là người ở phủ Khai Phong lén qua phá phép, bèn phái người vây bao bốn phía. tìm bắt nhưng không thấy ai, hối hận vô cùng, bèn thu xếp chôn cất đạo sĩ chớ không biết làm sao được. Nam hiệp Triển Chiêu ôm gói hình cây thoát ra hoa viên thẳng tới phủ Khai Phong. Công Tôn Sách và bốn dũng sĩ nghe báo lật đật ra nghênh tiếp. Triển Chiêu hỏi rằng: "Tướng công bệnh trạng thế nào?". Công Tôn Sách ngẩn ngơ hỏi lại rằng: "Sao ông lại biết được?". Triển Chiêu nói: "Muốn rõ xin vào trong tôi sẽ nói cho nghe". Ai nấy vâng lời, vào trong trà nước xong xuôi,  Triển Chiêu vừa mở trong gói ra một cái hình người bằng cây vừa hỏi rằng: "Các ông có biết vật này không?". Công Tôn Sách tiếp lấy xem rồi đưa cho bốn dũng si, không ai hiểu là gì. Công Tôn Sách đem lại bên đèn coi kỹ thấy có chữ biên tên tuổi của Bao Công, liền gật đầu nói với Triển Chiêu rằng. "Tôi hiểu rồi, tôi hiểu rồi, đây là phép yếm ma của bọn đạo sĩ chớ gì?". Triển Chiêu khen rằng: "Tiên sinh thật đại tài, nên nghĩ không sai“. Các dũng sĩ không hiểu đầu đuôi ra sao, nên xin Nam hiệp thuật lại. Ngay lúc ấy Bao Hưng ở trong đi ra nói rằng: "Tướng công đã tỉnh dậy, đương ngồi ăn cháo, sai tôi ra mời Triển nghĩa sĩ vào”. Công Tôn Sách liền hối Triển Chiêu cùng đi, vào tới thư phòng ra mắt Bao Công rồi ngồi lại chuyện vãn. Bao Công nói rằng: "Bao tôi đã mong nhờ nghĩa sĩ nhiều phen, chưa biết lấy chi đáp tạ, nay lại có việc này, nếu không nhờ nghĩa sĩ cứu cho, thời mạng Bao mỗ đã về chín suối". Triển Chiêu từ chối rất khiêm nhượng. Công Tôn Sách nhân nói qua việc sai người tới Thường Châu nhưng Nam hiệp không có ở đó.  Triển Chiêu nghe vậy liền đáp rằng: "Tôi đây lưu lạc phong trần như cánh bèo, không biết đâu làm chắc, mới nghe tin đại nhân bái tướng, sắp sửa tới chúc mừng, tình cờ tới Thông Chân quán, nghe tin đại nhân lâm bệnh nặng, vội vã đi thâu đêm tới viếng, nay vừa tới nơi, bệnh đại nhân vừa khỏi, thật hồng phúc biết bao “. Bao Công và Công Tôn Sách nghe qua không rõ đầu đuôi, liền hỏi: "Chẳng hay Thông Chân quán ở nơi nào, vì sao nghĩa sĩ lại được tin ở đó?".  Triển Chiêu bèn đem mọi chuyện thuật lại một lượt.  Bao Công nghe qua như người mê mới tỉnh, Công Tôn Sách vỗ tay cười rằng: "Như vậy thời án của bà Dương Thị và nhà họ Triệu đã rõ rồi". Bao Công tiếp rằng: "Phải, người con gái ở am ấy có lẽ con của Dương Thị bị đạo sĩ bắt lén”. Công Tôn Sách nói: "Nếu không phải thì là gì?". Nói rồi cười xòa.

Bao Công ngồi suy nghĩ một hồi rồi truyền bảo Công Tôn Sách một bản tấu văn lên Thánh thượng, luôn tỏ việc Bàng Kiết dùng tà thuật ám hại đại thần, đem việc giết lão đạo sĩ Hình Kiết và hình người bằng cây làm chứng, đợi tới tan canh sẽ vào triều trình đệ.  Bao Công sắp đặt xong xuôi, Triển Chiêu đứng dậy cáo từ, Bao Công liền bảo Công Tôn Sách và bốn dũng sĩ ra ngoài bày tiệc khoản đãi.
Hôm sau Bao Công ăn lót lòng xong, cho người đi bắt Đàm Minh, Đàm Nguyệt và người con gái ở quán Thông Chân, lại cho đòi Dương Thị cùng Triệu Quốc Thạnh tới hầu. Khi mấy người ấy tới phủ, Bao Công liền thăng đường, kêu Đàm Minh lên trước, thấy đạo sĩ ấy tuổi trạc tam tuần, hình dung ốm yếu, coi ra vẻ một người đoan trang, chẳng phải bợm hung ác, liền hỏi rằng: "Mi có phải là Đàm Minh đó chăng, mau đem những việc của mi làm nói lại cho bản quan rõ?".  Đàm Minh cúi đầu thưa rằng: "Tiểu đạo là Đàm Minh, học trò của Hình Kiết, ban đầu có hai thầy trò ở tại quán Thông Chân mà thôi; thường thầy tôi làm nhiều điều ám muội, tôi cản ngăn không được, lại còn bị trách cứ đòn roi, đến nỗi lo rầu thành bệnh. Sau đấy người em họ tôi là Đàm Nguyệt cờ bạc điếm đàng, quẫn bách lắm mới tới thầy tôi vay tiền, ông cụ dỗ thế nào mà nó liền xuất gia, từ khi thầy tôi gặp Đàm Nguyệt rồi, khác nào cọp mọc thêm cánh, cả hai làm lắm điều ác nghiệt nói không xiết. Mới đây thầy tôi được Bàng Thái sư thỉnh đi thiết đàn, có đem Đàm Nguyệt theo, song vừa một ngày thời thấy Đàm Nguyệt trở về, có dắt theo một người đạo sĩ còn trẻ và đẹp lắm, qua ngày sau tôi ra phòng sau thấy người hôm qua không phải đạo sĩ, thật là một người con gái.  Thưa lão gia, Đàm Nguyệt làm như vậy là trái đạo, song tôi không dám kìm chế nó, miễn sao khỏi hại tới thân tôi thời thôi. Từ đó về sau, mỗi ngày Đàm Nguyệt đều đi tới phủ Bàng Thái sư, khi đi thời khóa cửa phòng rất kín, khi về thời cùng nhau, ăn uống cười giỡn. Bữa nay chúng nó sắp sửa đi trốn, thì bị bắt đây. Lời thật tôi khai ngay xin lão gia lượng xét".  Bao Công nghe xong gật đầu cho xuống và đòi Đàm Nguyệt lên, thời thấy một tên đạo sĩ còn trẻ tuổi trạc đôi mươi, mắt lanh, mặt sáng coi lộ vẻ phường bất lương, lại ăn mặc rất đẹp không phải người tu, liền cả giận vỗ bàn hét lớn rằng: "Chứa gái, cắp của đó là phép tu của mi phải chăng?" Đàm Nguyệt cuống quýt lên, nhắm không chối được, bèn khai thật rằng: "Muôn lạy lão gia, tiểu đạo thật là Đàm Nguyệt muôn ngàn chịu tội. Nhân vì qua lại trước nhà Dương Thị thấy con gái bà là cô Ngọc Hương rất đẹp đẽ mỹ miều sinh lòng yêu mến, về sau thường tới lui, hai bên có tình luyến mộ, liền ước hẹn cùng nhau, mượn cửa sau làm ngõ tới lui tình tự, rủi bị Dương Thị bắt được không biết làm sao, tiểu đạo mới dùng tiền bạc, lụa vải mua lòng bà. Ai dè họ Triệu muốn cưới Ngọc Hương cho con, chúng tôi mới lập mưu, tới hôm cưới thời thế chị nàng vào, còn nàng thời giả đạo sĩ về ở quán Thông Chân. Tưởng mưu kia đã kín êm, gạo sống thành cơm, nhà họ Triệu cũng không nói chi được, ai dè chuyện lại tới quan thế này". Bao Công hỏi: "Mi dùng tiền bạc bao nhiêu mua được lòng Dương Thị?".  Đàm Nguyệt thưa: "Chỉ có ba trăm lượng mà thôi".  Bao Công hỏi: "Mi là đạo sĩ làm sao có nhiều bạc như vậy?”. Đàm Nguyệt đáp: "Tiểu đạo ăn cắp của thầy.  Bao Công hỏi: "Thầy mi làm gì có bạc?". Đàm Nguyệt đáp: "Nguyên thầy tôi có phép thuật rất hay, nếu muốn hại ai, chỉ dùng cây đạo chạm thành hình người, biên tên họ niên canh, lấy máu dơ đựng vào trong bình, bỏ bình ấy vào, rồi thầy tôi làm phép, đúng bảy ngày thời người bị ếm ấy không bịnh hoạn gì mà tắt hơi vong mạng. Nhân lão gia cùng Bàng Thái sư có đại cừu, nên người rước thầy tôi tới thiết đàn ếm hại, hẹn thành việc sẽ đáp tạ một ngàn rưỡi lượng bạc, thầy tôi xin lãnh trước năm trăm, khi nào xong việc sẽ lĩnh đủ”. Bao Công nghe xong sai điệu Đàm Nguyệt xuống và đòi mẹ con Dương Thị lên.
Đó rõ ràng:
Theo đạo nhưng còn mê cảnh tục,
Tới quan khó giữ kín mưu gian.

Hồi Thứ Hai Mươi Mốt

Trước điện Kim Loan, Bao Công thăng chức,
Dưới lầu diễn võ, Hùng Phi thọ phong.

Bao Công cho đòi mẹ con Dương Thị lên hỏi rằng: "Bà nhận số bạc ba trăm lượng của Đàm Nguyệt tại chỗ nào?". Dương Thị nghe nói Đàm Nguyệt đã khai rõ rồi, nhắm không thể chối bèn thưa rằng: "Bạc ấy bây giờ tôi để trong đáy tủ ở nhà tôi”.  Bao Công tức khắc sai người đi lấy. Còn mẹ con Dương Thị thời Bao Công sai tả hữu chèo kẹp để trừng kẻ quấy. Mẹ thời làm mụ đầu, hợp với ý tham lợi bán dâm, con thời vào lầu xanh, Kim Hương hổ thẹn diện mạo xấu xí nên xin vào cửa thiền làm vãi lo việc tu hành. Kế đó tùy tùng lấy bạc đem về tới. Bao Công trả cho Triệu Quốc Thạnh năm chục lượng, bảo về cưới vợ khác cho con. Đàm Minh đạo hạnh chân thành cho ở quán Thông Chân làm chủ, Đàm Nguyệt tính tình gian giảo, thói tục chưa rời, không phải người tu, thật loài hung dữ, nên cho ra chốn biên thùy sung quân. Án xét như vậy, song còn phải đợi tâu lên Hoàng thượng.
Bao Công trở lại thư phòng, thời thấy Công Tôn Sách đưa tấu văn tới, xem rồi bèn đem những lời của Đàm Nguyệt khai phụ vào. Qua ngày sau, trống vừa tan canh, Bao Công liền vào triều, phủ phục trước sân son, tung hô vạn tuế. Thiên tử thấy Long đồ học sĩ đã khỏe, thời vui vẻ lắm, cho vời lên điện, Bao Công tạ ơn, bước lên dâng tấu văn cho Thánh hoàng xem xét.  Nhân Tôn xem xong lại có hình cây làm chứng thời nghĩ thầm rằng: "Ai có dè Thái sư là dòng quốc thích, lại làm ra miếng tiểu nhân. Bao Công khi không bị bệnh, không ai rõ được căn nguyên, cứ như lý này, thời mới biết có người hãm hại". Nghĩ xong vời Bàng Thái sư lên điện đưa tờ tấu ấy cho y coi. Bàng Kiết coi xong, cúi đầu chớ không biết nói lời chi nữa. Vua Nhân Tôn vốn người từ thiên nhân đức, thấy vậy cũng động lòng, bèn xuống chiếu chỉ rằng: "Tội Bàng Thái sư đáng lẽ nên trị tội để răn người sau, song vì nghĩa cũ tôi xưa, cho được khỏi chết, mà phải cách chức đi lưu nhậm. Còn nghĩa sĩ Triển Chiêu thời Bao Thừa tướng phải mời tới lầu diễn võ trình bày võ nghệ". Bao Công tạ ơn lui về phủ, sai người đón mời Nam hiệp Triển Hùng Phi tới thư phòng đem ý Thánh thượng nói lại. Triển Chiêu không biết tính sao phải vâng lệnh. Bốn dũng sĩ và Công Tôn Sách nghe tin ấy cũng thết tiệc khoản đãi Triển Chiêu.

Sáng ngày Bao Công lên kiệu. Nam hiệp cưỡi ngựa theo sau, cùng tới hầu diễn võ đứng hầu thánh giá. Một lát thấy các quan văn võ hộ tống Hoàng thượng tới nơi. Bao Công và Triển Chiêu bái lễ xong xuôi, Thiên tử mới hỏi tới họ tên quê quán của Nam hiệp. Triển Chiêu nhất nhất tâu bày. Thiên tử xem thấy Triển Chiêu hình dung khôi ngôi, tướng mạo đoan trang, phải tay võ tướng lại thêm ăn nói lưu loát thời lòng vua ưng lắm, bèn dạy ra trường diễn võ thử tài. Công Tôn Sách và bốn dũng sĩ đã dự bị khí giới nơi ấy, liền đưa bảo kiếm cho Triển Chiêu. Triển Chiêu tiếp lấy bước lên cúi đầu xá ba xá lui xuống tung đao ra sức múa may, một làn hào quang quây quần chung quanh mình, ban đầu còn thấy được tới lui qua lại, sau rốt chỉ thấy một vầng bạch sắc cuốn tròn luôn chuyển như trái cầu. Các quan văn võ và bốn dũng sĩ lè lưỡi lắc đầu khen tặng chẳng dứt, còn Thiên tử ngồi trên để mắt nhìn không rời. Triển Chiêu múa gươm rồi mặt không sắc mệt, mình chẳng có mồ hôi, bước lên đài xá ba xá nữa. Thiên tử cả vui hỏi Bao Công rằng: "Múa gươm đã tài như vậy, còn bắn tên thế nào xin thử luôn xem?". Bao Công tâu rằng: "Triển Chiêu thường hay nói rằng mình có thể bắn tắt đốm lửa ở đầu cây nhang, song đó là ban đêm, bây giờ giữa ban ngày không thể thử được, vậy tạm dụng mộc bài, dán giấy trắng, bệ hạ muốn thế nào tùy ý, miễn ý ngó thấy rõ thì thôi, Thiên tử gật đầu, quan viên dâng bài lên. Thiên tử cất bút chấm ba chấm, rồi giao đem xuống cho Triển Chiêu. Triển Chiêu dạy đem ra xa ước ba chục bước cắm xuống đất, rồi tự mình cầm cung lắp tên, ngoảnh lại lầu diễn võ khấu bái Thiên tử, rồi nhảy lên ngựa đánh cho chạy ba vòng rồi lui ra xa giương cung lắp tên bắn vào mộc bài ba phá, chỉ nghe trúng liền ba tiếng, Triển Chiêu liền xuống ngựa quỳ trước ngai vàng đợi lệnh. Mộc bài dâng lên, Thiên tử xem thấy ba mũi tên đầu cắm ngay vào ba điểm châu sa không sai một mảy thời khen rằng: "Ấy thật là tay thiện xạ trong nghề bắn tên". Bao Công lại quỳ tâu thêm rằng: "Triển Chiêu còn một nghề thứ ba nữa là nghề nhảy, xin Thánh thượng lên từng lầu thứ ba ngồi xem, mới biết lời hạ thần". Vua Nhân Tôn nhận lời, hạ lệnh các đại thần theo mình lên lầu, còn các quan thời ở dưới, khi Thiên tử yên tọa rồi, Bao Công ra hiệu cho Triển Chiêu thử tài, thời thấy y lại dưới chân lầu, bước rảo ít bước, rùng mình, uốn lưng, dậm một cái, nhảy tót lên tới từng thứ ba, nhẹ nhàng như lông hồng, lanh như chớp nhoáng. Thiên tử thất kinh nói với các đại thần rằng: "Đó, thấy không các khanh, có biết tại sao trong chớp mắt mà nghĩa sĩ nhảy cao quá vậy?". Các quan không biết sao, chỉ biết khen mà thôi. Bấy giờ Triển Chiêu lên tới từng thứ ba rồi, liền ôm cột leo tuốt lên trên xà, móc chân treo tòn ten như con dơi, rồi uốn mình vung qua mệt cái, bỏ chỗ đó mà đeo nơi khác, lại bấu tay mé dưới mấy cây rui, bò như thằn lằn leo ngược. Thiên tử khen ngợi rằng: "Triển nghĩa sĩ là người, thế mà sao lại leo giỏi quá, không khác chi ngư miêu của trẫm". Triển Chiêu trổ cả tài của mình rồi, liền tới trước mặt Thiên tử bái tạ rồi lui ra.
Vua Nhân Tôn thử tài Triển Chiêu rồi trở về cung, xuống chỉ phong cho chức Ngư tiền tứ phẩm hộ vệ. Bao Công tiếp chỉ cùng Triển Chiêu quay mặt lại cúi đầu tạ ơn rồi trở về phủ Khai Phong. Bao Công sai Bao Hưng đem phục sắc theo tứ phẩm ban cho Triển Chiêu. Vừa trở lại gặp bốn dũng sĩ và Công Tôn Sách mời ra công sở dự yến cung hạ. Cùng nhau ngồi vào bàn cất chén thù tạc, vui vẻ chuyện trò, kế thấy Bao Hưng đi ra truyền rằng: "Tướng công cho mời Công Tôn tiên sinh". Ai nấy không hiểu chuyện gì xúm hỏi Bao Hưng thời Bao Hưng cũng không hiểu, Công Tôn Sách lật đật cáo từ anh em, đứng dậy theo Bao Hưng vào thư phòng một lát trở ra nói lại rằng: "Tướng công đòi tôi vào dạy làm một tờ tấu tạ ơn thế cho Triển huynh, và làm luôn một tờ điều trần, trong ấy đại ý nói rằng nhân Thái hậu nhập cung đó là một khánh lễ ít có, lại thêm quốc gia yên trị là nhờ nhiều người anh hùng tài giỏi, nên xin Thiên tử mở ân khoa để chọn hiền tài trong thiên hạ". Ai nấy nghe qua đều vui mừng, cho làm vậy là phải lẽ.
Sáng ngày sau Bao Công dắt Triển Chiêu vào chầu Thiên tử, bái tạ hoàng ân, và dâng điều trần lên. Vua Nhân Tôn xem qua rất vui lòng, chấm bút phê y rồi truyền nội các ra cáo thị cho nhân dân biết.
Thật là:
Nghĩa sĩ nay đà nhờ lộc nước.
Hàn nho rồi sẽ hưởng ơn vua.

Hồi Thứ Hai Mươi Hai

Trọng võ mượn tiền vợ chồng bị nạn,
Bạch Hùng đánh cọp cậu cháu gặp nhau.


Tại tỉnh Hồ Quảng phủ Võ Xương, huyện Giang Hạ làng Nam An Thiện có một người hàn nho tên là Phạm Trọng Võ, vợ là Bạch Ngọc Liên, cùng nhau đã có một trai tên là Kim Ca vừa được bảy tuổi. Ngày kia Trọng Võ đi hội văn với các bạn về, vẻ mặt buồn rầu lắm. Bạch Ngọc Liên không hiểu duyên cớ làm sao bèn hỏi rằng: "Chẳng hay phu tướng có việc chi, bữa nay đi hội văn về lại không được vui như vậy?". Trọng Võ đáp: "Hiền phụ vốn chưa rõ, để tôi phân lại cho tường, số là lúc tôi tới hội văn với các bạn đồng song, thời thấy mỗi người đều sửa sang hành lý như sắp đi đâu xa. Tôi mới hỏi, thời họ nói rằng Thánh thượng mới mở ân khoa tuyển người tài. Họ lại rủ tôi cùng đi, tôi nghe qua hứng chí lắm, song... ". Ngọc Liên nói: "Ý thiếp cũng muốn như vậy, từ cách mẫu thân tới nay đã mươi năm, đêm ngày mong mỏi cho phu tướng xuống kinh ứng thí sẽ cùng đi một đường, tiện viếng mẫu thân và em luôn thể, nay cơ hội đã đến, biết lo thế nào cho được như ý?". Vợ chồng bàn luận vì nhà nghèo không biết vay mượn ai cho có tiền làm lộ phí.
Ngày sau vợ chồng thức dậy sớm, đương ngồi nói chuyện, chợt nghe có tiếng gõ cửa. Trọng Võ lật đật ra mở, thời thấy người bạn tri kỷ là Lưu Hồng Nghĩa bước vào. Vợ chồng Trọng Võ mừng lắm, Kim Ca cũng lại chào bác. Mời ngồi và trà nước xong xuôi, Hồng Nghĩa mới hỏi Trọng Võ rằng: "Hoàng thượng xuống chỉ mở ân khoa, hiền đệ có hay hay không?". Trọng Võ đáp: "Đã hay rồi, song còn đương trù trừ chưa quyết”. Hồng Nghĩa hỏi: "Tài học như hiền đệ, sao lại không đi ứng thí may ra danh toại công thành chớ cứ như thế này mãi thời khổ lắm". Trọng Võ đáp: "Chẳng giấu chi anh, em cũng có ý ấy, song tiền bạc không có lấy chi làm lộ phí, lại thêm vợ em muốn cùng đi với em lên kinh thăm mẹ nữa". Hồng Nghĩa hỏi: "Lộ phí phỏng tốn bao nhiêu, tôi sẽ lo liệu cho?". Trọng Võ đáp: "Ít lắm cũng phải tốn tám chục lượng”. Hồng Nghĩa nói: "Ừ! Có vậy, thời mai đừng đi đâu chờ tin, tôi chạy giúp cho có được không!". Nói rồi từ giã ra về.  Trưa hôm sau, Trọng Võ đương than thở với vợ, thấy Hồng Nghĩa dắt tới một con lừa đen và cầm hai gói bạc đưa cho Trọng Võ mà rằng: "May lắm, có lẽ hiền đệ đã hết lúc khốn khó rồi, tôi đã hỏi được một trăm lượng, đủ cho vợ chồng hiền đệ và cháu về kinh, vậy hiền đệ mau mau lo xếp đặt hành lý, mai là ngày hoàng đạo, xuất hành tốt lắm". Trọng Võ nghe nói mừng rỡ lắm hỏi rằng: "Bạc ở đâu mà nhân huynh có nhiều như vậy, hay là vay hỏi ai, tiền lời bao nhiêu nói cho em biết?". Hồng Nghĩa đáp: "Không ngại gì, bạc đó tôi hỏi của người không lấy lời, nếu có lời đi nữa, tôi lo hộ cho, hiền đệ bất tất phải lo lắng, vậy bây giờ nên ra chợ mua sắm các vật cần dùng lúc đi đường cho kịp, kẻo mai xuất hành thiếu thốn khó lắm?". Trọng Võ vâng lời, cùng nhau dắt lừa ra đi, còn Ngọc Liên ở nhà lo cơm nước và xếp đặt y phục hành lý. Chiều lại, Lưu Hồng Nghĩa và Trọng Võ trở về, cùng ăn cơm. Nhưng vật gì có thể dùng được lúc đi đường thời đem theo, còn vật gì để lại đều gởi gấm cho Hồng Nghĩa.

Gà vừa gáy sáng, ai nấy đều thức dậy, sắm sửa lên đường. Hồng Nghĩa chỉ con lừa nói với Trọng Võ rằng: "Con lừa này nguyên của tôi, song nó hay nhát chủ, vậy tôi xin tặng cho hiền đệ đi đường, nếu tiện thời nên bán nó đi mua một con khác mà cưỡi”. Trọng Võ đáp: "Em đã nhờ nhân huynh giúp đỡ quá nhiều, nay chẳng lẽ từ chối nữa, song đến sự bán con lừa này mà mua con khác thời em không nỡ. Người ở đời có lẽ nào lừa lại quên chủ, xin nhân huynh chớ nghi”. Nói rồi bái biệt nhau, lưu luyến giây lâu mới phân tay kẻ đi người ở. Vợ chồng Trọng Võ kẻ cưỡi lừa người đi xe, ngày đi đêm nghỉ, khát uống đói ăn, chẳng bao lâu đã tới kinh kỳ, liền mướn nhà ở ngụ. Khoa thi này Bao Công làm chủ khảo, nên trong chốn trường thi nghiêm ngặt. Tới ngày vào trường, sĩ tử đều đem hết sức học tài hay để vin nhành quế. Trọng võ vào luôn ba trường đều đắc ý. Bảng hổ chưa nên, bèn tính đem vợ con vào Vạn Toàn Sơn thăm nhạc mẫu. Vào tới nơi, hỏi thăm người ở trong đó, không ai biết nhà họ Bạch ở đâu, vợ chồng buồn bã vô cùng, quay xe trở lại. Đi ngang một bãi cỏ nọ, màu xanh mướt, gần bên lại có nhiều bực đá trắng sạch sẽ lắm, Trọng Võ liền mở xe thả lừa cho ăn, dắt vợ bồng con để ngồi trên bục đá, còn mình thời bước rảo qua phía Đông Sơn Khẩu kiếm người hỏi thăm nhà họ Bạch. Đi một hồi không gặp ai, bèn trở lại thời vợ con đâu mất, không còn ở đó. Hoảng hồn chạy đi kiếm cùng cũng không gặp. Kêu réo cũng không nghe trả lời. Trọng Võ vừa đi vừa khóc rồi gặp lão tiều phu, bèn chạy lại hỏi thăm, ông ta chắt lưỡi đáp rằng: "Thôi rồi? Còn chi hỏi nữa, vậy chú không biết Oai liệt hầu ở Độc Hổ trang tên là Ác Đăng Vân hay sao? Khi nãy người đi săn về ngang, tôi thấy trên ngựa có chở một người đàn bà đương kêu khóc inh ỏi, còn đứa nhỏ thời không thấy”. Trọng Võ nghe nói lật đật hỏi rằng: "Độc Hổ trang ở phía nào, cách đấy bao xa?". Ông tiều đáp: "Cách đây năm dặm, ở về phía đông nam có một khu rừng tức là Độc Hổ trang đó". Trọng Võ nghe xong, đâm đầu chạy nhào xuống núi, nhắm Độc Hổ trang đi tới.
Nguyên Ác Đăng Vân cùng bọn tùy tùng đi săn trong rừng gặp hai con cọp, vừa lúc định bắn thì cọp ấy chạy hoảng, ngang bãi cỏ xanh thấy Kim Ca liền tha mất, Bạch Ngọc Liên thấy con bị cọp bắt la ré lên, Ác Đăng Vân vừa đi qua liền bảo bọn tùy tùng chở lên ngựa đem về Độc Hổ trang.
Kim Ca bị cọp bắt đi qua cánh rừng kia, có ông tiều đốn củi ở đó thấy vậy động lòng tiểu nhi bị hại.  Muốn cứu trong tay sẵn có cái rìu liền ngồi phục xuống, chờ cọp chạy ngang, giơ thẳng tay đánh vào lưng một cái rất mạnh, cọp thình lình bị đánh nhả Kim Ca ra cong đuôi chạy mất. Ông tiều chạy lại thấy đứa nhỏ còn thở, liền ẵm về nhà. Vào tới nhà ông ta để đứa nhỏ lên giường, chạy kiếm một chén nước nóng cho uống, và lấy thuốc thoa dấu cọp. Một lát Kim Ca tỉnh dậy rên rỉ. Mẹ của tiều phu thấy đứa nhỏ mặt mũi sáng sủa thời thương lắm, lại nghe tiều phu thuật chuyện cứu nơi miệng cọp kinh hãi vô hạn.  Bà ta vỗ về đứa nhỏ và hỏi tới nhà cửa mẹ cha. Đứa nhỏ bèn thuật lại rằng: "Tôi tên là Kim Ca vừa được bảy tuổi, cha tên là Phạm Trọng Võ, mẹ họ Bạch... ".  Mẹ tiều phu nghe nói chặn hỏi rằng: "Mẹ cháu phải Bạch Ngọc Liên hay không?". Kim Ca đáp: "Phải “. Mẹ tiều phu vội vàng ôm Kim Ca vào lòng, khóc ồ rằng: "Cháu ôi! Vì bà mà cháu ra nông nỗi này”. Kim Ca ngơ ngẩn không biết gì cũng khóc theo. Tiều phu dỗ rằng: "Cháu đừng khóc, để cậu nói mà nghe. Cậu đây là Bạch Hùng em của mẹ cháu, còn bà đây là bà ngoại của cháu, lâu nay nhớ cha mẹ cháu lắm, hằng nhắc nhở, nay cháu bị nạn tới đây, bà động lòng nên khóc như vậy". Kim Ca nghe nói ôm bà ngoại khóc ròng,  Bạch Hùng cũng rơi nước mắt.
Thật là:
Tưởng đã chôn xương trong bụng cọp,
Nào hay còn sống ở nhà bà.

Hồi Thứ Hai Mươi Ba

Bị đánh đau, Trọng Võ phát điên,
Ham uống rượu, Khuất Thân bỏ mạng.

 Nói về Kim Ca nhận được cậu và bà ngoại rồi, bèn đem chuyện tìm bà tới lúc bị cọp tha thuật lại, nhân nhắc tới cha mẹ thời khóc rống lên. Bạch Hùng dỗ rằng: "Cháu đừng khóc nữa, bữa nay trời đã tối rồi, đợi sáng mai cậu sẽ vào cửa Đông Sơn tìm cha mẹ cháu”. Kim Ca nghe nói cũng yên lòng.
Gà vừa gáy sáng, trời vừa tan sương, Bạch Hùng ăn sơ ít hột cơm rồi nhắm hướng Vạn Toàn sơn đi tới. Đi dọc đường gặp một người đàn ông tóc rối như tơ vò, máu chảy đầy mặt, tay trái xách áo, tay mặt xách một chiếc giày đỏ, thấy mặt Bạch Hùng không hỏi han gì xách giày lại đánh, vừa đánh vừa nói: "Đồ chó, mày giỏi đánh tao đi, mày giỏi giết tao đi! “. Bạch Hùng lấy làm lạ lắm, nhìn thời hình dáng giống anh rể mình là Phạm Trọng Võ, song hỏi thời người ấy nói điên nói khùng hoài, không biết làm sao, tính trở về cõng Kim Ca qua cho cha con nhận nhau. Nghĩ vậy liền chạy về thôn Bác Bảo.
Người ấy chính là Phạm Trọng Võ. Lúc Trọng Võ nghe ông tiều nói vợ mình bị Oai liệt hầu bắt, liền bươn bả tới nơi đứng ngoài cửa réo đòi vợ. Ai dè ác Đăng Vân lập mưu gạt Trọng Võ vào nhà, nửa đêm phao rằng vào nhà ăn trộm, hạ lệnh cho gia đình kẻ gậy người hèo đánh chết ngất đi, rồi bỏ vào hòm, sai người khiêng đem bỏ trong rừng hoang, vừa khiêng đi dọc đường gặp một tốp người đi tới, chúng nó hoảng bỏ chạy. Tốp ấy nguyên là người ở phủ Khai Phong, lúc điểm danh biết Trọng Võ đậu trạng, nên lại nhà trọ báo tin, thấy cửa khóa then gài, người không bóng vắng, hỏi chủ phòng mới biết là Trạng nguyên đi Vạn Toàn sơn tìm mẹ, liền tức tốc đi tìm, bất kỳ nửa đường gặp hai đứa khiêng rương tưởng là kẻ trộm, vừa đón bắt, thời chúng đã chạy dài, lật đật mở rương ra xem, ai dè Trọng Võ chết đi sống lại, ở trong rương nhảy tót rạ, xách giày đập bậy, đụng ai đập nấy, nói xàm như điên. Bọn người đi báo tin đỗ trạng thấy kẻ đó mặt mày máu nhuộm, tóc tai rối bù, nói năng lảm nhảm, cho là người điên nên bỏ đi thẳng. Còn Trọng Võ thời nghêu ngao nơi đường sá, ăn bậy nói xàm, may gặp Bạch Hùng. Bạch Hùng chạy riết về nhà cõng Kim Ca, khi tới nơi, người điên khi nãy đâu mất, không biết liệu làm sao, lại cõng về. Về nhà hỏi kỹ Kim Ca xem nơi trọ của cha mẹ nó mướn ở chỗ nào, bèn lặn lội vào. kinh tìm kiếm.  Đường xa hơn bốn chục dặm, tưởng tới nơi là gặp chị và anh, ai dè chẳng thấy, cửa khóa then gài, đành ôm sầu nuốt thảm mà trở lại. Đi bơ vơ ở chợ nghe người nói: "Tân Trạng nguyên là Phạm Trọng Võ, bỏ chỗ ở đi đâu mất, tìm mãi chưa gặp". Bạch Hùng nghe vậy hơi yên lòng, vì nếu Trọng Võ mà thi đậu thời có người tìm kiếm, bất tất phải bận lòng lo, nên quay trở về.

Ngày mà Bạch Hùng đi tìm Trọng Võ đó, có lắm chuyện rắc rối xảy ra. Nguyên tại đường Cổ Lầu trong thành có một xưởng cây tên là Hưng Long của hai anh em người ở Sơn Tây là Khuất Thân và Khuất Lương. Khuất Thân hay uống rượu say sưa nên thiên hạ đều gọi là Khuất hồ tử, còn Khuất Lương là người tử tế lanh lợi nên xưởng cây nhờ đó mà được khá giả.  Ngày kia Khuất Thân nói với em rằng: "Ta nghe bên trại cây phía nam núi Vạn Toàn, mới chở cây về nhiều lắm, vậy ta tính qua trả giá mua ít nhiều, em nhắm có được hay không?". Khuất Lương đáp: "Anh lo lắng như vậy là tốt”. Nói rồi vào trong lấy ra bốn trăm lượng bạc đưa cho Khuất Thân và sai gia đinh dắt ra một con lừa trắng cho anh cưỡi. Con lừa ấy tính hay nhập bầy, khi đi đường một mình thời đi dở lắm. Hễ có bóng lừa khác đi trước thời hoang mang chạy theo rất giỏi. Khuất thân lĩnh bạc cỡi lừa nhắm trại cây mé nam núi Vạn Toàn đi tới. Khi ra mắt, chủ trại tính toán giá cả không xong, chẳng bằng lòng mua. Song thường thói con buôn hay chiêu mối hàng, nên bày tiệc rượu đãi Khuất Thân rất hậu. Khuất thân bị tiệc rượu ấy, cù cưa cù nhằm tới tối mới kiếu ra về. Vừa đi ngang một chỗ kia, lừa bỗng dở chứng, co đầu, rùng cổ, nhảy đá lăng xăng, Khuất Thân biết ở trước chắc có lừa khác, liền nới cương chạy tới, quả thấy trong bụi đầu kia có một con lừa đen rất tốt, yên lạc còn đủ.  (Nguyên lừa ấy của Phạm Trọng Võ vợ mất con cọp bị tha, Trọng Võ bỏ đi để lừa lại đó). Khuất Thân liền kêu lớn: "Lừa của ai bỏ đây?". Kêu năm bảy lần cũng không nghe trả lời, liền nghĩ trong bụng rằng: "Nay gặp được lừa này, yên lạc rất tốt, lại mập mạp, ta cũng nên đổi quách con lừa này đi". Nghĩ rồi nhảy xuống, mở túi bạc buộc qua lưng con lừa đen, nhảy lên quất một roi, bỏ lừa trắng của mình lại đó.

Trời bấy giờ tối lắm, lại không có trăng, phần thời đường núi khó khăn nên Khuất Thân tìm kiếm nhà ngủ đậu, chợt thấy trước mặt có bóng đèn, bèn giục lừa tới gõ cửa, một lát chủ nhà ra mở cửa và mời vào trong. Khuất Thân tỏ ý xin nghỉ nhờ, chủ nhà bằng lòng. Khuất Thân buộc lừa cởi yên và đem túi bạc để trên chõng, rồi cùng nhau ngồi nói chuyện. Chủ nhà ấy nguyên là Lý Bảo quản gia của Lý Thiên Quan cho theo Bao Công đi trước. Ngày Bao Công bị cách chức, nó mới gom góp của cải trốn đi, rồi ăn chơi sa đọa nên tiền của đã sạch bách, sau trôi nổi các nơi, may gặp người gả con cho, và mở hàng buôn bán. Ngựa quen đường cũ, rượu gặp bợm ghiền. Lý Bảo được tiền cứ theo thói trước, xài phá đến tiêu sự nghiệp. Lý lão rầu mà chết, còn có hai vợ chồng, không biết lấy gì ăn, bán lần bán hồi gian hàng cũng xẹp, đồ đạc hết trơn, nay chỉ còn ba gian nhà rách đó. Lý Bảo đương ngồi nói chuyện với Khuất Thân, thấy chong đèn cạn dầu, bèn bước vào trong múc thêm. Người vợ buồn rầu, thấy chồng mới kề miệng vào tai nói nhỏ rằng: "Người khách bỏ gói gì trên chõng khi nãy mà khua đó?". Lý Bảo đáp: "Ấy là gói bạc". Người” vợ nói: "Chắc là nhiều lắm nên coi bộ nặng, thôi vợ chồng mình phát tài rồi!". Lý Bảo hỏi: "Làm sao được?". Người vợ đáp: "Có khó gì, mình trở ra hỏi y coi muốn uống rượu không, như y chịu uống, thời sẵn rượu ngon đây, mình ép cho thật say, rồi chừng đó thiếp sẽ có kế... ". Lý Bảo hội ý bưng dầu ra châm ngồi lại nói chuyện rất là thân thiết. Nói bao la thế giới một hồi bèn hỏi Khuất Thân rằng: "Đại ca tới đây cũng tối không biết lấy chi khoản đãi, xin tạm bày tiệc rượu cùng nhau chuốc chén, gọi là chút nghĩa sơ giao". Khuất Thân nghe nói tới rượu thì khoái chí lắm, lật đật đáp rằng: "Trong lúc lỡ chân trái bước này, nếu hiền huynh hạ cố tới thời còn chi vui bằng”. Lý Bảo thấy Khuất Thân trúng kế, lật đật vào trong hâm rượu bưng ra, rồi cùng nhau ngồi lại chén chú chén anh. Khuất Thân nào dè mưu quỷ, tưởng thật nên cứ việc uống hoài, uống đến nỗi say mèm, nằm ngủ mê ngáy như trâu thở. Bấy giờ vợ Lý Bảo trong buồng bước ra, Lý Bảo hỏi rằng: "Nó đã say rồi, phải nghĩ mưu nào lấy tiền cho yên?". Người vợ không đáp, trở xuống bếp lấy một sợi dây luộc rất dài, đưa cho Lý Bảo mà rằng: "Cầm sợi dây này thời biết". Lý Bảo dùng dằng không chịu, người vợ gắt rằng: "Đã tham tiền mà còn làm mặt hiền từ nhân đức". Lý Bảo cực chẳng đã phải cầm dây, người vợ liền làm vòng đút vào cổ Khuất Thân, chồng một mối vợ một mối, ráng hết sức kéo thẳng ra,  Khuất Thân nghẹt cổ giãy giụa một hồi rồi trợn trắng mắt lên, duỗi tay chết thẳng cẳng. Vợ chồng Lý Bảo giết Khuất Thân rồi, bèn mở túi bạc ra đếm, thấy trong ấy cả thảy đến tám gói thời vui mừng khôn xiết:
Thật là:
Tham của giết người không sợ tội.
Thấy tiền tối mắt có sai đâu!

HOMECHAT
1 | 1 | 235
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com