watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:17:0518/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 1 - 25 - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 1 - 25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 10

Hồi Thứ Mười

Chiếu lời đứa trộm, Bao Công đoán án như thần.
Cảnh thảm bà già, hiệp si cho tiền chẳng tiếc.


Bao Công nghe Triệu Hổ bắt được Diếp Thiên Nhi liền phái bốn tên công sai đi tới đó, hai tên giữ cái thây, còn hai tên áp điệu Diếp Thiên Nhi.  Triệu Hổ thời vào trong cởi bỏ lốt ăn mày.
Công Sai đi chẳng bao lâu dắt Diếp Thiên Nhi về tới Bao Công liền thăng đường hỏi: "Mi tên gì? Cớ sao lại giết người?". Diếp Thiên Nhi, vì nhà nghèo mới ăn trộm lần đầu rủi bị người bắt được, xin lão gia dung thứ”. Bao Công hỏi: "Đã ăn trộm của, sao còn giết người?". Thiên Nhi đáp: "Tiểu nhân quả không có giết người”. Bao Công vỗ án hét rằng: "Thằng này láo thật, tả hữu đâu, đem ra đánh hai mươi hèo coi".  Thiên Nhi bị đòn đau quá, nói láp dáp trong miệng rằng: "Thật là thời vận xui quá, lần trước đã vậy, lần này lại vậy". Bao Công nghe được, kêu lên hỏi rằng: “Lần trước thế nào, nói lại nghe?". Diếp Thiên Nhi biết mình lỡ lời bèn đáp: "Nhân vì ở Bạch Gia Bao có nhà Bạch Hùng tới ngày sinh nhật, tiểu nhân thừa cơ vào lấy trộm... ". Bao Công nghe nói hỏi: "Sao khi nãy mi nói lần này là ăn trộm lần đầu, vậy thời lần này mi ăn trộm là lần thứ nhì sao?". Thiên Nhi đáp: "Dạ phải". Rồi nói tiếp: "Khi vào được trong nhà rồi, mò tới phòng kia là buồng của người thiếp là Ngọc Nhụy, tiểu nhân núp lại, một lát lâu Ngọc Nhụy mở cửa cho một người trai vào, người đó là chủ quán của Bạch Hùng, tên là Bạch An, hai bên ôm nhau vào trướng...  Chờ cho ngủ mê, tiểu nhân lén lén mở tủ, rinh được một hộp khá nặng, đem ra leo tường về, khi mở khóa ra coi, không có bạc tiền gì, chỉ có một cái đầu trơ trọi, lần thứ nhất đã vậy, lần này lại được cái thây!". Bao Công liền hỏi: "Cái đầu trong hộp ấy là đàn ông hay đàn bà?". Thiên Nhi đáp" Thật là đầu đàn ông”. Bao Công hỏi: "Rồi mi đem đầu ấy bỏ ở đâu?". Thiên Nhi đáp: "Nhân ở trong làng có ông già Phụng, lúc trước tiểu nhân ăn trộm dưa bị ông ấy bắt, nên oán lắm, mới đem đầu ấy quăng vào nhà trả thù”. Bao Công nghe xong truyền sai dịch đi đòi ông già Phụng và tên chủ quán Bạch An rồi dạy giam Thiên Nhi vào ngục.
Qua ngày sau, một trong hai tên lính lệ ở giữ thây, chạy về bẩm rằng: "Chúng tôi giữ thây ấy và đã dò rõ rằng chỗ đó là nhà của Trịnh đồ nên về bẩm lại”. Bao Công nghe bẩm đã rõ được ít nhiều, lập tức thăng đường, đem Trịnh đồ ra hỏi. "Trịnh đồ, mi đã nói rằng không có giết người, vậy thây đàn bà đâu. sau nhà mi đó?". Trịnh đồ mất vía, nhắm không chối được bèn khai rằng: "Nguyên đêm ấy lúc canh năm, tôi vừa thọc huyết heo, chợt có tiếng kêu cửa, liền mở cửa ra thấy một người con gái, tôi hỏi vì sao mà thân gái lại đường đột canh khuya như thế. Nàng ấy xưng là Cẩm Nương, con nhà tử tế rủi bị mẹ đầu bắt bán cho lầu xanh, không đành chôn ngọc xuống bùn, nên kiếm phương lánh nạn. Tôi thấy nàng ấy sắc đẹp lại đeo nhiều đồ, lòng thèm khát ầm ầm nổi lên, ép nàng sự liễu hoa, nàng không chịu nên la lên, tôi sẵn lấy dao hăm dọa. Ai dè giằng co với nhau, dao phạm đứt tiện cổ nàng, tôi lật đật cởi cả y phục, đem thây ủ sau hè trở vào lột trâm, thoa, trang sức. Đương lúc ấy xảy ra tiếng kêu cửa mua đầu heo, tôi liền tắt đèn, nghĩ ra một kế, lấy bao vải túm đầu ấy lại giả là đầu heo, rồi đốt đèn mở cửa, thấy người đi mua đó là Hàng Thoại Long quên đem rổ, mưu độc gặp may, liền trao cả bao cho cậu ta, cậu ta xách đi không coi tới”. Trịnh đồ khai xong đứng tờ cung rồi đi xuống. Bao Công liền kêu lão già Phụng lên hỏi: "Vì cớ nào chôn lén đầu người ta?". Lão già Phụng chẳng dám giấu, khai rằng: "Đêm nọ nghe ngoài cửa có tiếng động, tôi bèn ra xem thời thấy đầu người tôi sợ hoảng lên, mới đi cậy anh Lưu Tam chôn giùm, anh ta đòi ăn một trăm lượng, túng thế phải năn nỉ cho năm chục lượng anh ta mới chịu chôn. Thật là vô cớ mà hao tiền tốn của!".

Bao Công nghe xong cho lui ra, rồi sai quan huyện cho sai dịch đi bắt Lưu Tam và bảo chỉ chỗ đào cái đầu lên khám nghiệm. Ngay sau đó Bạch An bị giải tới Bao Công thấy người còn trẻ và ăn mặc cực đẹp,  liền hỏi: "Mi có phải là chủ quán nhà họ Bạch tên Bạch An đó chăng?". Bạch An đáp phải. Bao Công vỗ án hét rằng: "Sao mi lại thông gian với thiếp của chủ mi?". Bạch An hoảng hốt nói: "Việc đó thật tôi không có”. Bao Công truyền dắt Thiên Nhi ra đối chất.  Thiên Nhi ngó Bạch An mà rằng: "Chú mày khéo chối bữa đó tao rình thấy chú mày ôm Ngọc Nhụy vào trướng mà. Rồi chúng bây ngủ mê, tao mở tủ lấy một cái hộp, tưởng đã phát tài, ai dè chúng bây giết người, để đầu trong ấy, việc đó còn chối cãi làm chi?". Bạch An nghe qua biến sắc, lại bị Bao Công giục giã bảo khai, nên liền khai rằng: "Cái đầu ấy là của Lý Khắc Minh, lúc chủ tôi nghèo, có vay của y năm trăm lượng bạc. Lúc tới đòi, y lại thuật chuyện rằng, khi đi dọc đường có gặp một tên thầy chùa điên tên là Đào Nhiên Công đưa cho y một cái gói tên là Du tiên chẩm muốn dâng cho Tinh chủ. Hỏi chủ tôi có biết Tinh chủ hay không? Chủ tôi nói không biết và xin coi gói ấy, thấy gói ấy quý đẹp động lòng muốn, và cũng không muốn trả năm trăm lượng bạc, nên phục rượu cho Khắc Minh uống rồi giết đi. Sau đó sai tôi đem chôn dưới cái nhà ba căn kia. Tôi nghĩ chuyện tư thông với Ngọc Nhụy nếu ông ta hay chắc là khó lắm, nên lén cắt việc thông gian vỡ lở ra thì lấy đầu ấy làm cớ ép bức ông. Ai dè rủi bị con quỷ trộm này nó lấy, chứ thật chúng tôi không muốn giết ai cả". Bao Công hỏi: "Mi cắt đầu rồi, còn cái thây chôn ở đâu?". Bạch An nói: "Chôn trong nhà ba căn kia, sau khi chôn ít lâu thời mẹ con Hàng Thoại Long mướn ở". Bao công nghe xong truyền Bạch An ký tờ cung, rồi sai đi bắt Bạch Hùng.  Lúc ấy quan huyện về bẩm rằng: "Ti chức bắt được Lưu Tam bảo y chỉ chỗ moi cái đầu lại gặp được một cái thây khác nữa, không dám tự tiện bỏ qua, xin về bẩm lại. Còn cái đầu ấy nghiệm ra quả bị dao chặt đứt và có ướp thủy ngân nên còn tươi". Nói rồi lui ra.

Bao Công dạy đem Lưu Tam vào hỏi: "Vậy cái thây người ta đào gặp đó tên gì?". Lưu Tam thưa: "Đó là thây người em tôi tên là Lưu Tứ. Lúc tôi xách cái đầu đi chôn mướn được ăn tiền của lão già Phụng, rủi nó thấy được chạy ra dọa tôi, nói sẽ bẩm quan làm tội, tôi sợ, hứa cho nó mười lạng bạc được êm chuyện, nó không bằng lòng đòi ăn bốn mươi lăm lượng, tôi giận quá giả vờ chịu, lừa nó đi chôn phụ với tôi, khi nó lom khom đào lỗ, lừa khi bất ý tôi đập chết rồi chôn một bên cái đầu kia. Ai dè vận mạt nên mới chỉ lầm, thôi mình làm thời mình chịu”. Bao Công nghe xong bắt ký tờ cung rồi đuổi xuống. Bạch Hùng tới, Bao Công hỏi y không chối cãi, khai y như Bạch An vừa khai trước đó và dâng gói Du tiên lên.
Bao Công xét rõ đầu đuôi liền nghị án: Trịnh đồ mê sắc tham của giết người phải thế mạng cho Cẩm Nương, Bạch Hùng thế mạng cho Khắc Minh, Lưu Tam thế mạng cho Lưu Tứ, đều đem ra xử trảm,  Bạch An xử giảo án treo, Diếp Thiên Nhi bắt đi sung quân, lão già Phụng chôn lén đầu người phải tội đồ. Ngọc Nhụy bán đi cho người phương xa. Còn Hàng Thoại Long không lo ăn học, tham bậy của tiền, tội đã đáng, song nghĩ tuổi nhỏ còn dại nên đuổi về.  Văn Thị mẹ góa con côi, biết lo bổn phận lấy điều nghĩa dạy con, được hưởng hai chục lượng bạc.
Bao Công xét rõ án ấy, tiếng khen vang rền cả nước. Ở phủ Thường Châu, huyện Võ Tấn, làng Ngộ Truật, có vị hiệp khách là Triển Chiêu. Từ lúc chia tay Bao Công tại Thổ Long Cang, Triển Chiêu đi ngao du các nơi danh sơn thắng cảnh. Sau khi thỏa chí, mới trở về phụng dưỡng mẹ già. Ít lâu mẹ về tiên cảnh, liền giao cả gia nghiệp cho tớ già là Triển Trung rồi lại đi du ngoạn. Một hôm gặp một tốp người nào già nào trẻ, nào đàn ông đàn bà, bồng bế mang đội đi rất đông, Triển Chiêu liền đón lại hỏi: "Các ông ở đâu đến đây?". Bọn họ đáp: "Công tử ôi! Chúng tôi là dân lành ở Trần Châu, vì con Bàng Thái sư là An Lạc hầu Bàng Dực phụng chỉ đi phát chẩn, y ỷ thế cha nên lúc tới Trần Châu đã chẳng phát chẩn, lại còn bắt tráng đinh xây lập một tòa lầu gác và hoa viên, rồi bắt đàn bà con gái của dân gian, hễ người đẹp thời bắt là hầu thiếp, kẻ xấu thời bắt làm tôi tớ. Vì vậy chúng tôi sợ sắp lụy tới mình nên lo trốn trước “. Nói rồi rùng rùng kéo đi. Triển Chiêu nghe xong muốn tới Trần Châu, xem An Lạc hầu ra sao, nghĩ vậy nên cứ nhắm đại lộ đi hoài. Tới một chỗ kia, thấy có một người đàn bà đương ngồi bên gò mả khóc rất thảm, Triển Chiêu liền đứng lại hỏi. Người đàn bà đáp rằng: "Tôi họ Dương, vợ của Điền Trung, vì vợ chồng chủ tôi là Điền Khởi Nguyên bị hại... ". Triển Chiêu hỏi: "Bị ai hại?". Dương Thị nói lại y như lời Điền Trung đã nói tại chùa Thiết Tiên Quan và nói thêm: "Vì chồng tôi chôn lão bà tại đây, rồi đi lên kinh tố cáo, song đến nay chưa thấy tin tức gì. Còn tiểu chủ tôi thời bị bọn An Lạc hầu tống ngục, người nhà không được đem cơm". Triển Chiêu nghe xong, móc túi lấy ra mười lượng bạc và nói: "Chuyện như vậy, còn có trời chứng chiếu, bà chớ khóc làm chi, xin tạm nhận mười lượng bạc này tiêu tạm". Nói rồi trao bạc cho Dương Thị rồi quay mình nhắm hoa viên đi tới.
Thật là:
Đi giữa đường gặp việc bất bình.
Lòng hiệp sĩ không đành bỏ lảng.

Hồi Thứ Mười Một

Rượu Tàng Xuân, nghĩa sĩ đổi bình,
Lầu Nhuyễn Hồng, gian hầu sắp kế.


Khi Triển Chiêu đi tới chỗ hoa viên của Bàng Dực liền mướn một căn phòng ở gần đó. Đến canh hai bèn thay hình đổi dạng mở cửa ra đi, Triển Chiêu đến bên tường hoa viên, móc trong đáy bát bảo ra một sợi dây, quăng vòng trên đầu tường, đeo theo dây ấy bò lên tới trên rồi móc trong túi một cục đá liệng thử vào trong coi chỗ đó có ao rãnh gì không.  Biết chắc là đất bằng, anh ta liền níu dây tuột xuống, rón rén đi vào. Trong nhà kia có bóng đèn leo lét dòm theo kẽ vách thấy có bóng người, một ông, một bà đương ngồi uống rượu và nói chuyện. Triển Chiêu dỏng tai nghe người đàn ông nói rằng: "Rượu này tên là Tàng Xuân, nếu mình uống thời lửa dục bừng lên không thể nào ngăn nổi. Bởi Hầu gia (Bàng Dực) mới bắt được nàng Kim Ngọc Tiên, nàng ấy chẳng chịu chung chăn gối, Hầu gia hết phép dỗ dành không ích chi, nên bảo tôi làm rượu ấy giá đến ba trăm lượng bạc". Người đàn bà hỏi: "Sao lại đắt vậy?". Người đàn ông đáp: "Vì làm rượu ấy phải tốn đến mười lượng hoa Cao cao, nhưng mình được phát tài". Người đàn bà nói: "Phát tài mà tổn đức thời sao?" Người đàn ông nói: "Ta vì nghèo, cực chẳng đã phải làm như vậy thôi!".
Đương lúc nói, chợt trước cửa có tiếng kêu: "Tang tiên sinh". Triển Chiêu ngó ra xem thấy một người xách đèn đi tới, liền núp mình dưới bức rèm. Người đàn ông trong nhà lật đật ra mở cửa, vừa đi vừa dặn người đàn bà ẩn mặt trong buồng, Triển Chiêu nhân lúc ấy lẻn vào nhà xách bình ngọc đựng rượu Tàng Xuân trút qua cái bầu đỏ của chúng nó uống khi nãy, rồi chiết rượu khác vào để y lại đó, đoạn leo theo cột lên ngồi trên giường nhà chờ xem.
Người kêu cửa đó là người nhà của Bàng Dực tên là Bàng Phúc, còn người đàn ông trong nhà đó tên Tang Năng. Năng vốn là một học trò nghèo thi trượt nay nhờ chút mồm mép, ăn nhờ ở nhà An Lạc hầu. Đương uống rượu cùng vợ, nghe Bàng Phúc kêu liền ra, Bàng Phúc nói: "Hầu gia sai tôi qua bảo tiên sinh bưng rượu Tàng Xuân cho ngài”. Tang Năng lật đật vào bưng bình ngọc theo Bàng Phúc. Triển Chiêu thấy hai người đi rồi liền ôm cột tuột xuống, đi nhẹ nhẹ ra khỏi nhà. Còn người đàn bà khi nãy bây giờ mới ló ra ngồi lại bàn rót rượu uống nữa, uống ít chén, lòng xuân khoan khoái, bụng mơ tưởng những chuyện chi chi... thời nghe tiếng Tang Năng kêu cửa vào, Tang Năng thấy vợ mặt đỏ phừng phừng thời lấy làm lạ lắm, mới trút bầu coi rượu trong ấy, bất giác chắt lưỡi than rằng: "Thôi rồi! Bậy quá!" Lật đật đi múc nước lạnh dã thuốc cho vợ rồi hỏi rằng: "Mình mới rồi uống rượu trong bầu này phải không?" Người đàn bà đáp: "Phải, lúc chàng ra đi thiếp ngồi đây rót nhâm nhi ít chén". Tang Năng nói: "Thôi rồi! Mình uống nhầm rượu Tàng Xuân rồi, lạ quá, sao nó ở bên bình ngọc lại bò qua được vào bầu này?". Người đàn bà nghe rõ liền khóc rằng: "Chàng lập mưu hại người chưa được trở lại hại mình trước đó, thấy chưa?" Tang Năng nói: "Thôi! Chuyện lỡ rồi, không nói chi nữa, bây giờ phải lo làm sao có đủ ba trăm lượng bạc, sáng đem nói với Hầu gia thì xong”.

Triển Chiêu ra khỏi nhà Tang Năng đi lần tới Nguyễn Hồng Đường. Nghe Bàng Dực kêu đầy tớ gái bưng đèn và bình ngọc rượu Tàng Xuân đi với mình lên lầu Lê Phương, liền rót đi trước lên núp vào bức rèm, nghiêng tai nghe ở trong bọn nô tỳ đương khuyên Kim Ngọc Tiên rằng: "Chúng tôi hồi mới bị bắt cũng không chịu như chị vậy. Sau khi khổ quá phải ráng, nhờ vậy nay mới được ăn ngon mặc tốt". Ngọc Tiên nghe nói cất tiếng khóc ngay. Bàng Dực dưới lầu đi lên, mặt hớn hở, lại gần dỗ dành: "Nàng không chịu chăn gối với ta, thôi ta không ép, vậy có ly rượu này xin nàng uống rồi ta đưa về”. Ngọc Tiên không chịu uống hất ly rượu xuống đất. Bàng Dực cả giận sửa soạn sai bọn nô tỳ xuống tay vầy hoa đập liễu ngay lúc ấy có đầy tớ gái vào báo có Thái thú Trương Hoàn tới xin ra mắt có chuyện cần kíp, hiện còn đợi dưới Nguyễn Hồng Đường. Bàng Dực nghe nói có Thái thú nửa đêm tới, lòng nghĩ chắc có chuyện hệ trọng. Hắn liền bảo bọn nô tỳ rằng: "Chúng bay nên dỗ dành mỹ nhân, một lát tao trở lại quyết không tha". Nói rồi đi xuống lầu tới Nguyễn Hồng Đường. Thái thú ra mắt Bàng Dực. Bàng Dực hỏi: "Có chuyện chi mà Thái thú tới đây lúc ban đêm vậy?". Trương Thái thú đáp: "Ti phù mới tiếp được thông văn rằng Hoàng thượng phái Long đồ các Đại học sĩ Bao Công ra đây xét việc phát chẩn, trong năm ngày nữa sẽ tới đây, vậy ti chức mau bẩm cho Hầu gia hay được lo phòng bị trước “. Bàng Dực nói: "Bao Hắc Tử là học trò cha ta, chắc không dám vạch vẽ chuyện ta”. Trương Thái thú nói: "Hầu gia đừng tưởng vậy. Bao Công là người ngay thẳng vô tư, lại Hoàng thượng có ban cho người ba ngọn Ngự trát. Việc hầu gia làm thế nào Bao Công cũng biết “. Bàng Dực nghe nói liền đáp: "Ôi! Sự đó khỏi lo, bộ hạ ta có một tay dũng sĩ tên Hạng Phúc, sức đạp nghiêng non, tát biển, sai nó ra đón đường Bao Công thời còn lo gì “. Trương Thái thú nói: "Vậy được".  Bàng Dực lập tức sai Bàng Phúc đi kêu Hạng Phúc.
Triển Chiêu ở ngoài dòm vào kẽ vách thấy Hạng Phúc hình dáng khôi ngôi, phẩm mạo hùng tráng, bước vào. Bàng Dực hỏi: "Dũng sĩ dám đi việc này không?". Hạng Phúc đáp: "Đã chịu ơn hầu gia quá nặng, dẫu đạp gai lội lửa cũng không dám từ”. Bàng Dục cả mừng bèn nhờ Trương Thái thú rằng: "Xin Trương Thái thú lo xong việc ấy thì tôi sẽ đáp ơn trọng thể". Trương Thái thú cả mừng và nhận lời, liền cáo từ mà lui về phủ, Hạng Phúc đi theo. Ra khỏi cửa, đi tí bước Hạng Phúc dừng chân lại nói: "Ủa, cái mũ của tôi rơi đâu mất rồi?". Nói rồi trở lại lượm đội lên, đi ít bước nữa lại nói: "Quái lạ! Sao cứ rơi hoài vậy?". Trương Thái thú cười rằng: "Tại ông cao quá, đi đụng nhánh cây, nên rơi hoài chứ gì". Ra khỏi cửa hoa viên, cả hai cùng lên kiệu về nhà.
Mũ của Hạng Phúc sao rơi mãi vậy? Đó là Triển Chiêu muốn thử coi học nghiệp của y thế nào. Ban đầu núp bên đường, chờ đi ngang qua lấy mũ liệng đi, nhưng y không để ý gì tới, sau Triển Chiêu lại núp ở bờ hồ Thái Thạch lấy một lần nữa, mà Hạng Phúc cũng không xem xét gì, biết là người lỗ mãng không đáng sợ.
Thật là:
Bàng Dực kê đầu cụng đá,
Triển Chiêu lột mũ thử người.
Hồi Thứ Mười Hai

Trấn An Bình, Ngọc Đường làm nghĩa,
Xóm Miêu Gia, Song Hiệp chia vàng.

Triển Chiêu ra khỏi hoa viên trở về chỗ ngụ, trống đã điểm canh năm. Ngày hôm sau từ biệt chủ nhà trọ đi thẳng lại nhà quan Thái thú dò thám. Thấy trước cửa nhà có buộc một con ngựa, yên đã sẵn, một đứa nhỏ ngồi dưới đất giữ. Biết là hạng Phúc chưa đi, Triển Chiêu vào quán uống rượu cầm chừng. Một chặp thấy Hạng Phúc đi ra, nhảy lên ngựa vụt roi cho chạy. Triển Chiêu liền trả tiền rượu, xuống lầu đi theo. Đến trấn An Bình, thấy bên đường mé tây có một nhà hàng rất lớn, biển đề là Phan Gia lầu, Hạng Phúc vào đó, Triển Chiêu cũng vào theo, thấy y ngồi bên nam, thời kéo ghế ngồi bên bắc. Triển Chiêu uống ít chén, thấy mé đông có người ngồi ăn mặc sang trọng, ra dáng giàu có lắm. Lại ở ngoài có một vị võ sinh đi vào, hình dung tuấn tú, bụng Triển Chiêu đã luyến mộ lắm. Hạng Phúc vừa thấy vị võ sinh ấy vội vã chạy lại nắm tay nói: "Bạch huynh, sao lâu gặp nhau lắm vậy?". Võ sinh ấy đáp: "Hạng huynh, xa cách nhau mấy năm, nay gặp được thật may quá". Nói rồi cùng ngồi vào một bàn, Triển Chiêu dỏng tai nghe, Hạng Phúc nói: "Chúng ta cách nhau đã ba năm, tôi nhớ lệnh huynh lắm, muốn tới tôn phủ thăm, song bị cái nghèo trói cẳng, vậy lệnh huynh năm nay vẫn mạnh khỏe chứ?". Võ sinh ấy đáp: "Anh ấy đã khuất lâu rồi". Hạng Phúc nghe nói ra chiều buồn bã, rồi bắt qua chuyện khác.
Nguyên vị võ sinh ấy là nghĩa sĩ tên Bạch Ngọc Đường, hiệu là Cẩm mao thử. Buổi xưa Hạng Phúc đi mãi võ, lỡ tay đánh chết người, nhờ anh Ngọc Đường là Bạch Kim Đường cứu, cho tiền, và khuyên nên tìm đường lập thân. Ai dè Hạng Phúc gặp An Lạc hầu đi Trần Châu, kết liên với Bàng Phúc, cậy tiến mình cho Bàng Dực, gặp lúc Bàng Dực đương cầu dũng sĩ để giúp sức hà hiếp dân đen, nên được dung nạp. Đương lúc hai người nói chuyện, thấy một ông già áo quần rách rưới dưới lầu đi lên, lại quì một bên người nhà giàu ngồi bàn hướng đông, năn nỉ những gì không biết. Người nhà giàu không chịu. Bạch Ngọc Đường thấy vậy bước lại hỏi: "Ông có chuyện chi, nói cho tôi biết, lại cầu cạnh người khác?". Ông già đáp: "Công tử ơi? Vì tôi có thiếu bạc của Viên ngoại đây, không có mà trả, nên Viên ngoại bảo phải đem con gái tôi mà gán nợ, tôi năn nỉ không được, xin công tử giúp cho".

Bạch Ngọc Đường nghe nói mới hỏi người nhà giàu kia rằng: "Ông này thiếu tiền chú bao nhiêu?". Người nhà giàu đáp: "Thiếu tôi năm lượng vốn, đã ba năm không trả lời, cộng cả vốn lời là ba mươi lăm lượng”.  Ngọc Đường hỏi: "Có giấy tờ chi không?". Người nhà giàu nói có, rồi móc trong túi đưa ra cho Ngọc Đường coi Ngọc Đường liền móc bạc ra trả thay, người nhà giàu được bạc cả mừng, lấy bỏ túi rồi xuống lầu đi thẳng. Bạch Ngọc Đường liền đưa giấy nợ cho ông già và dặn rằng: "Từ rày về sau có ai cho vay nặng lãi như vậy thời đừng vay nữa". Ông già dạ dạ vâng lời và cám ơn liền miệng rồi từ giã đi xuống, đi ngang chỗ Triển Chiêu ngồi, Triển Chiêu liền mời rằng: "Xin mời ông ngồi dùng với tôi một chén rượu". Ông già nói: "Tôi với ngài chưa từng quen, nào dám làm bận lòng ngài". Triển Chiêu nói: "Có ngại chi chuyện đó". Ông già từ chối mãi không được, phải ngồi uống ít chén. Triển Chiêu nhân hỏi tên tuổi và chỗ ở người nhà giàu khi nãy. Ông già nói: "Nó tên là Miêu Tú ở Miêu Gia tập, vì con y là miêu Hằng Nghĩa làm kinh thừa trong nha quan Thái thú, nên y ỷ thế ngang dọc khinh rẻ hàng xóm, cho vay cắt cổ lắm, tôi không dè mới ra thế này “. Nói đoạn cáo từ ra đi. Triển Chiêu lại đứng nghe câu chuyện của Hạng Phúc và Bạch Ngọc Đường. Bạch Ngọc Đường hỏi Hạng Phúc rằng: "Bây giờ anh dễ thở không?". Hạng Phúc nói: "Lúc trước nhờ lệnh huynh cứu khỏi, gặp được An Lạc hầu thâu nạp, nay vâng lệnh người ra trấn Thiên Xương có việc công”. Bạch Ngọc Đường hỏi: "An Lạc hầu nào?". Hạng Phúc nói: "Ở đây có mấy An Lạc hầu? Chỉ có một mình con Bàng Thái sư mà thôi”. Nói rồi hỉnh mũi coi bộ tự đắc lắm. Bạch Ngọc Đường tỏ ý không bằng lòng nói rằng: "Sao anh lại gửi thân ở đó?". Dứt lời đứng dậy đi xuống lầu. Triển Chiêu thấy vậy khen thầm trong bụng rằng: "Chim khôn phải lựa cây lành, thế mới đáng tay hiệp sĩ chớ". Bây giờ Triển Chiêu tính phải tới nhà Miêu Tú, nên vội vã tính tiền trả rồi ra đi. Trống điểm canh một, Triển Chiêu thay hình đổi dạng đi lại xóm Miêu Gia, tìm nhà Miêu Tú. Khi tới nơi thấy trong nhà khách đèn thắp sáng trưng, Triển Chiêu lại gần dòm qua theo kẹt cửa, thấy Miêu Tú và con là Miêu Hằng Nghĩa ngồi nói chuyện. Miêu Tú nói với con rằng: "Ngày nay tại xóm Phan Gia, tao đòi được ba mươi lăm lượng bạc trừ vốn năm lượng, tao còn lời ba chục lượng, con nghĩ có sướng không?". Hằng Nghĩa lần lưng lôi ra sáu gói bạc, rồi nói với cha rằng: "Cha được có ba chục, còn tôi lời tới ba trăm mới sướng chứ!". Miêu Tú hỏi "Bạc đâu được nhiều vậy?". Hằng Nghĩa đáp: "Vì hôm quan Thái thú sai Hạng Phúc đi rồi, sợ việc không nên, Hầu gia mới tính mưu khác, sẽ thay đổi hình dạng lên theo đường rừng Đồng cao đi về kinh. Chờ cho Bao Công xét việc phát chẩn rồi thế nào sẽ lo liệu, đã vậy lại còn gom góp đồ tế nhuyễn và đem nàng Kim Ngọc Tiên về theo. Song cả đoàn lại đi đường khác, việc đưa đón ấy lại giao phần con, có cho đủ tiền. Thế nhưng con còn dối quan Thái thú rằng Hầu gia bảo phải cấp cho ba trăm lượng bạc. Con tính về tới kinh sẽ xin thêm Hầu gia ít nhiều nữa. Cha nghĩ coi có hay không? Việc của Hầu gia làm đều ám muội cả đành phải cho tiền, cha nghĩ mình như thế sướng không?". Triển Chiêu đương rình chợt có bóng người vụt thoáng qua, trông giống như gã võ sinh ở Phan Gia Lầu lúc ban ngày, chợt cười thầm rằng: "Ban ngày thế người trả nợ, tối đi vạch vách lấy tiền". Cười rồi dòm thấy xa xa có bóng đèn, sợ người đi tới, Triển Chiêu bèn trèo lên mái nhà ngồi rình, một chặp thấy con hầu hơ hải chạy ra nói với cha con Miêu Tú rằng: "Nguy lắm! Khổ lắm! An nhân đi đâu mất, kiếm không được rồi!". Cha con Miêu Tú vội vã chạy vào. Ngoài này Triển Chiêu nhân vắng người tuột xuống, lẻn vào trong nhà, lại gần sáu gói bạc, bụng nghĩ rằng: "Ta nên lấy một nửa mà thôi, còn một nửa chia cho gã võ sinh kia". Nghĩ đoạn lượm ba gói bỏ vào túi, rồi lách mình chui ra nhắm Thiên Xương trấn đi tới.

Nguyên bóng người mà Triển Chiêu thấy đó là Bạch Ngọc Đường. Ngọc Đường thấy người đứng rình bên cửa, đến khi người ấy thấy bóng đèn lại leo lên mái nhà, thời biết là đồng nghiệp với mình, nên đi vòng ra mé sau. Đèn ấy của con hầu bưng cho vợ Miêu Tú đi tiêu, khi vợ Miêu Tú chui vào cầu tiêu, con hầu bưng đèn vào nhà. Nhân dịp đó Bạch Ngọc Đường xô cửa giơ đao bảo đừng la, vợ Miêu Tú thất kinh chịu phép. Ngọc Đường móc khăn bịt họng rồi kéo ra xó vựa lúa. Con hầu bưng đèn trở ra thấy mất phu nhân, hoảng hốt kêu ầm lên, ra cho cha con Miêu Tú hay. Miêu Tú và Hằng Nghĩa chạy vào bên trong tìm kiếm. Bạch Ngọc Đường trở ra nhà khách thấy bạc còn có ba gói, đoán chắc bợm ngồi mái nhà khi nãy đã lấy bớt rồi, song lòng cũng tốt nên nhường lại cho mình, bỗng thấy vui cầm ba gói rồi đi ra.
Cha con Hằng Nghĩa sai gia đinh lục soát các nơi kiếm được phu nhân rồi, mới nhớ lại ba trăm lượng bạc còn để trên nhà. Hằng Nghĩa lật đật chạy lên, nó đã biến đâu mất rồi, tức mình than trời trách đất. Miêu Tú chạy lên xem, biết mình đã bị mưu "nhử cọp lìa rừng” của kẻ trộm rồi, cha con ngó nhau buồn rầu hết sức.
Thật là:
Của trái lẽ không hề được hưởng.
Người gian tham có lúc bị trừng.
 
Nói về Bao Công ở lại Trấn Tam Tinh xét rõ án Hàng Thoại Long rồi, sắp sửa đi Trần Châu. Một ngày rỗi rãi, Bao Hưng ngồi một mình nhớ tới gối Du tiên mới nghĩ rằng: "Tối nay ta thử dùng gối Du Tiên ngủ chơi một giấc coi sao?”. Nghĩ vậy, đến tối lúc Bao Công ngủ rồi, Bao Hưng mới năn nỉ với Lý Tài rằng: "Mấy bữa nay trong mình tôi không được khỏe, tối nay cần phải ngủ một giấc cho ngon để dưỡng thần, vậy phiền anh hầu Tướng công một đêm, sáng ngày tôi sẽ thế”. Lý Tài nói: "Được, anh em mà lo gì, anh về nghỉ đi, tôi hầu cho". Bao Hưng mừng rỡ lắm đi tuốt về phòng riêng, lấy gối Du tiên ra xem, bất giác trong mình mệt mỏi, sẵn gối liền kê đầu, vừa nằm xuống đã ngáy pho pho. Hồn dạo chơi trong làng mộng, thấy mình đi ra khỏi cửa gặp một con ngựa đã thắng yên sẵn, có hai đứa mặc áo xanh đứng hầu, không suy nghĩ gì, nhảy lên ngựa vụt roi đi, đến một chỗ kia, giống như phủ Khai Phong, liền nhảy xuống ngựa đứng ngơ ngáo, dòm lên cửa thấy biển đề bốn chữ: "Âm dương bảo điện". Một vị Phán quan trong cửa bước ra hỏi rằng: "Mi là ai sao dám giả dạng Tinh chủ* xuống làm quỷ đây?". Nói rồi có lực sĩ áo vàng bước tới hét một tiếng. Bao Hưng giật mình thức dậy mình toát mồ hôi, nghĩ rằng: "Phàm việc gì đều có đấng tạo hóa xếp đặt trước, vậy cái gối này để cho Tinh chủ nằm, làm sao mình nằm cho được.  Còn Lý Khắc Minh nói dâng cho Tinh chủ mà Tinh chủ nào vậy nhỉ?". Nghĩ vơ tính vẩn hoài, ngủ không được, nghe trống trở canh tư liền trở dậy vào phòng Bao Công.
* Tinh chủ: Tức Bao Công.

HOMECHAT
1 | 1 | 212
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com