watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:54:1928/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 7 - Anh Linh Thần Võ Tộc - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 7
Chỉ mục bài viết
Tập 7 - Anh Linh Thần Võ Tộc - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 19

Chương 3b

Lê Văn thấy tay nàng biến sang mầu tím, nó về phòng lấy ra hộp cao, trịnh trọng:
- Cô nương, để tại hạ thoa thuốc cho cô nương, bằng không tay tím bầm xấu lắm.
Thiếu nữ đưa tay cho Lê Văn thoa thuốc. Bàn tay nàng thon dài, da mịn màng, tươi hồng. Lê Văn thoa đến đâu vết bầm đen biến đi đến đó. Nàng nói với nó:
- Cảm ơn. Thôi ta đi đây.
Nói rồi rảo bước ra cửa. Tự-Mai chặn lại:
- Khoan! Cô nương không thể ra khỏi đây.
Thiếu nữ cũng không vừa:
- Mi định làm gì ta?
- Cô nương phải khai cho rõ. Hà cớ gì cô nương theo ta!
Thiếu nữ phát cáu:
- Có ai vô lý như mi không? Mi có việc của mi. Ta có việc của ta. Hà cớ mi quay lại ám toán ta, rồi bảo ta theo mi.
Thiếu nữ quay lại nói với Lê Văn:
- Này anh. Ta thâm cảm ơn anh đã chữa tay cho. Trong người ta còn nhiều vết đau đớn. Nếu anh chữa cho ta khỏi, bao nhiêu tiền ta cũng trả.
Nói rồi nàng vén tay áo. Tự-Mai, Tôn Đản cùng ồ lên kinh ngạc. Khắp cổ tay mịn đẹp, đầy những vết roi nổi tím bầm. Lê Văn nắm lấy tay nàng xem xét, nó hỏi Tự-Mai:
- Anh đánh nàng đấy à?
Thiếu nữ lắc đầu:
- Không phải y.
Rồi nàng dụt tay lại, đưa mắt nhìn Tự-Mai:
- Ta không cho y nhìn thấy tay ta.
Lê Văn nói với Tự-Mai bằng tiếng Việt:
- Em đồ chừng trong người nàng còn nhiều vết thương. Em là thầy thuốc chắc nàng không ngượng ngùng. Còn anh, sợ nàng e thẹn. Vậy anh tránh sang bên cạnh, em xem bệnh cho nàng.
Tự-Mai sang phòng bên cạnh. Lê Văn xem xét thấy khắp chân tay cùng thân thiếu nữ đầy vết roi. Nó điểm vào mấy yếu huyệt trấn thống, rồi dịu dàng nói với nàng như mẹ nói với con:
- Tội nghiệp quá! Cô nương đừng quản ngại. Cô nương cho tại hạ xem xét vết thương trong người, mới hy vọng chữa trị được.
Thiếu nữ e thẹn, nhưng cũng phải cởi áo ra. Lê Văn rùng mình vì khắp người nàng đầy thương tích. Nó than:
- Trời ôi! Kẻ nào đánh cô nương tàn nhẫn thế này.
Lần đầu tiên trên đời phải để lộ thân thể trước một chàng trai. Ngượng quá, thiếu nữ lấy áo che thân, mắt nhìn lên trần nhà:
- Thôi đại ca. Ngượng chết đi được.
Miệng tuy nói vậy, nhưng nàng vẫn để cho Lê-Văn xem vết thương. Sau khi xem xét, Lê Văn nói:
- Cô nương chỉ bị ngoại thương mà thôi, không hề gì. Chữa trị ba ngày thì khỏi.
Nó lấy cao thoa trên người nàng. Đầu tiên nó thoa trên hai cánh tay. Cô gái ngượng quá, vội quay mặt đi.
Thời bấy giờ luân lý tộc Việt, tộc Hán rất quý trọng phụ nữ. Vì vậy con gái phải che kín khắp người. Ngay cha, anh cũng không được nhìn thấy cánh tay đầu gối. Vì bắt buộc phải để cho Lê Văn trị bệnh cho, nên cô đành hở thân thể ra đã là quá đáng. Đây Lê Văn còn chà cao lên da, lên thịt, hỏi sao nàng không ngượng?
Lúc đầu tay Lê Văn chạm vào vết thương, nàng còn thấy đau, sau đó nó chà mấy cái, cảm giác đau đớn biến đi, thay vào bằng cảm giác khoan khoái rừng rực chạy khắp người. Chịu không được, nàng bật lên tiếng kêu:
- Thôi đi anh. Em... chịu không nổi rồi.
Cô gái nói thực, nhưng Lê Văn cho rằng nàng đau, chứ không phải cảm giác kỳ lạ. Lời Hồng-Sơn đại phu dạy vang lên bên tai nó:
- Khi bệnh nhân đau đớn, thầy thuốc phải tự coi mình như một người mẹ hiền, an ủi, thương xót họ.
Nó sẽ vuốt lên mái tóc nàng:
- Cô nương ngoan, chịu khó một tý thôi, để tôi trị cho mau khỏi, lỡ để lâu, vết thương đóng mủ, thành thẹo thì xấu lắm. Ừ, cô nương ngồi yên như vậy đi.
Thấy lời dỗ có kết quả, Lê Văn tiếp tục thoa đến phần lưng nàng. Cô
gái run lên bần bật, trong khi Lê Văn lại tưởng nàng đau đớn, nó càng dỗ bằng những lời thực ngọt:
- Cô nương ngoan lắm. Ngồi yên nghe. Đấy, cô nương thấy không, tôi thoa thuốc đến đâu, hết đau đến đó.
Lời Lê Văn càng ngọt ngào, cô gái càng rung động mãnh liệt. Thoa hết phía sau, Lê Văn thoa đến phía trước. Khi phải thoa đến vết thương trên nhũ hoa, nó ngừng lại lưỡng lự một lúc không biết có nên tiếp tục hay không. Lời Hồng-Sơn đại phu vang lên trong đầu nó:
" Khi phải trị bệnh, không nên tỵ hiềm tuổi tác, nam nữ, giống nòi cũng như giầu nghèo, sang hèn. Chỉ cần có kết quả là y đạo đã đạt".
Nó nhắm mắt lại rồi thoa thuốc cho thiếu nữ. Thiếu nữ rên:
- Đừng anh! Đừng! Ta xấu hổ chết đi được. Ái!
Mặc nàng kêu, Lê Văn tiếp tục thoa. Qua một vài lần, nó can đảm hơn, mở mắt ra nhìn. Nó thấy thiếu nữ lim rim mắt, người như say rượu.
Sau khi thoa thuốc, Lê Văn giải khai huyệt đạo cho nàng. Thiếu nữ nói nho nhỏ:
- Đa tạ đại ca.
Lê Văn lấy bút viết thang thuốc:
Qui-bản, Lộc-nhung, Hổ-cốt, Hà-thủ-ô,
Xuyên ngưu-tất, Đỗ-trọng, Tỏa-dương,
Đương-qui, Thục-địa, Uy-linh-tiên,
mỗi thứ hai lượng.
Hoàng-bách, Nhân-sâm, Khương-hoạt,
Bạch-thược, Bạch-truật, Đại-xuyên phụ-tử.
Mỗi thứ lượng rưỡi.
Tất cả tán nhỏ, chế mật ong, làm thành viên, uống mỗi ngày ba tiền.(3)
Ghi chú
(1) Tống-sử quyển 242, trang 8605-8628, Hậu-phi thượng.
(2)Tống-sử quyển 242 trang 8616-8617. Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn thảm sử chép như sau:
”Lý thần phi người đất Hàng-châu, tổ tên Diên-Tự, làm quan với họ Tiền 0 tới chức chủ-bạ huyện Kim-hoa. Phụ thân tên Nhân-Đức, lĩnh chức Tả-ban điện trấn. Lúc mới nhập cung hầu hạ Chương-hiến thái-hậu (Lưu thái hậu). Tính phi trang trọng, ít nói. Chân-tông thấy, đem về tẩm cung cùng chăn gối. Sau đó mang thai. Trong lúc mang thai, cùng vua dạo chơi trên đài cao, chiếc ngọc thoa bị rơi xuống đất. Phi buồn quá khóc lóc. Vua vui vẻ phán: Ngọc-trâm rơi xuống nếu không bị hư, sau sinh con trai. Quân hầu tìm lại được ngọc trâm, không bị hư hỏng dâng lên. Nhà vua đẹp lòng. Sau quả sinh ra vua Nhân-Tông, phi được phong Sùng-dương huyền quân, lại sinh một công chúa... Tiến phong Tài-nhân, rồi Uyển-nghi.
Khi vua Nhân-tông lên ngôi, phong làm Thuận-dung, sai coi Vĩnh-định lăng. Chương-hiến hoàng hậu sai Lưu Mỹ, Trương Hoài-Đức tìm thân thuộc của phi, được em phi là Lý Dụng-Hòa, bổ vào chức Tam-ban phụng.
Khi Nhân-tông sơ sinh, Chương-hiến hoàng hậu bắt làm con mình, sai Dương Thục-phi nuôi nấng. Khi Nhân-tông lên ngôi, phi mặc nhiên chịu ở lăng thờ phụng tiên đế, không thốt ra một lời về thân thế vua. Mọi người đều sợ Thái hậu, không ai dám nói sự thực với vua...
Niên hiệu Minh-Đạo nguyên niên, lâm bệnh, hoăng, hưởng dương bốn mươi sáu tuổi...”
Sau này các văn gia Trung-quốc đã bịa đặt thêm nhiều chi tiết nào là vương phi Nam-thanh cung Lộ-hoa-vương, nào là thái giám Quác-Hoè lấy mèo chết thay Thái-tử. Nào là Lý phi ra ở lò gạch. Nào là Bao-công tra ra án. v.v Chúng tôi thuật theo đúng chính chính sử đời Tống.
(3)Thang thuốc này ngày nay vẫn còn dùng để trị trật đả.
Nó nói:
- Cô nương ra hiệu thuốc cắt lấy thang thuốc này, mỗi ngày buổi sáng uống một viên với rượu. Uống hết, thì sức khỏe mới phục hồi. Thôi cô nương có thể ra về.
Thiếu nữ đầm đìa nước mắt:
- Tiểu muội không nhà thì biết về đâu.
- Cô nương không ở trong hoàng thành ư?
Thiếu nữ lắc đầu:
- Hoàng thành là cái gì?
- Chỗ cô nương bị anh Tự-Mai của tôi bắt đó.
- Chỗ ấy là hoàng thành à? Hoàng thành Đại-Việt hay Lão-qua?
- Hoàng thành Đại-Tống.
Mặt thiếu nữ hiện lên vẻ kinh hãi:
- Trời ơi! Thì ra tiểu muội bị bắt đem đến kinh đô Tống ư?
- Cô nương không biết mình ở đâu à?
- Không. Tiểu muội cùng huynh trưởng, chị dâu trên đường đi sứ sang Tống. Khi tới Liễu-châu thì tiểu muội bị gian tặc bắt đem đi. Chúng giam cầm, tra hỏi tiểu muội hơn nửa tháng nay. Hồi chiều, tiểu muội vờ ngất đi, chúng cho tiểu muội uống thuốc, rồi để nằm trên dường. Tiểu muội nhân đó vượt tường trốn đi, thì bị cái anh kia bắt mang về đây.
- Cô nương trong sứ đoàn sang Tống. Vậy cô nương là ai?
- Tiểu muội tên An-Nan Tam-gia La-sun Nong-Nụt, công chúa Xiêm-quốc.
Lê Văn bật lên tiếng ái chà:
- Hèn gì công chúa nói tiếng Hoa nhẹ như chim hót vậy đó. Ai bắt cóc công chúa? Chúng tra khảo điều gì? Chắc chắn chúng không phải trộm cướp, vì nếu là trộm cướp chúng đã tước đoạt châu báu trên người công chúa rồi.
- Chúng tra hỏi bắt tiểu muội dịch một pho sách cổ. Chúng nói văn tự Khoa-đẩu cổ với văn tự Thái là một. Tiểu muội nói rằng văn tự Thái vốn gốc từ văn tử Khoa-đẩu, do quốc mẫu Phùng Vĩnh-Hoa truyền bá. Nhưng trải hơn nghìn năm, đã đổi khác nhiều. Vì vậy tiểu muội chỉ biết được một trong mười chữ. Chúng không tin, tra hỏi tiểu muội hoài. Người tra hỏi tiểu mội là một mụ đàn bà xinh đẹp. Hồi đầu chúng không đánh, chỉ cật vấn thôi. Sau tiểu muội tức quá bưng bát canh nóng ném vào người mụ. Mụ ra lệnh đánh tiểu muội một trăm roi. Tiểu muội vờ trợn mắt giả chết. Chúng sợ quá cậy miệng ra đổ thuốc cho tiểu muội, rồi đặt lên dường. Đợi chúng không phòng bị, tiểu muội trốn đi. Trong khi trốn, gặp cái anh chàng kia điểm huyệt đem ra đây.
Lê Văn an ủi:
- Công chúa đừng giận anh ấy. Anh ấy là người rất tốt, cũng chạy trốn như công chúa. Vì thấy công chúa theo sau. Anh ấy tưởng công chúa là thị vệ đuổi theo, nên ra tay hơi nặng.
Lê Văn gọi một thị vệ phủ Định-vương:
- Phiền anh ra chợ cắt cho thang thuốc này đem về gấp.
Nó móc túi đưa cho y một nén bạc.
Lúc đầu Lê Văn thấy Nong-Nụt xử dụng võ công Sài-sơn, nó hơi ngạc nhiên. Bây giờ biết nàng là công chúa Xiêm, nó hiểu ngay: Võ công Xiêm-la, Lão-qua do công chúa Phùng Vĩnh-Hoa cùng chư đệ tử của người truyền lại.
Chợt nhớ lại một truyện: Vương phi Khai-Thiên vương cũng bị nhóm Lưu hậu bắt sang Tống, Tự-Mai đem bản đồ hỏi Nong-Nụt:
- Công chúa bị giam ở chỗ nào trong hoàng thành? Liệu công chúa còn nhớ không?
- Nhớ chứ. Đây chỗ tôi bị giam đây. Trong đó còn một bà bị giam nữa. Bà ta cũng bị bắt dịch sách như tôi vậy.
Một ánh sáng loé lên trong đầu Tự-Mai:
- Không lẽ là bà? Được ta hãy ghi nhớ, chờ có dịp, ta thám thính xem sao.
Đến đó có tiếng ngựa lộp cộp, rồi nhiều người vào sân. Lê Văn nhìn ra: bọn Triệu Huy, Tôn Đản đã về đầy đủ, chỉ thiếu có Ngô Cẩm-Thi.
Tự-Mai hỏi:
- Ngô tiểu thư đâu rồi?
Triệu Huy đáp:
- Ngô tiểu thư trùng phùng với phụ mẫu cùng ba vị huynh trưởng, nên nàng ở lại để hàn huyên.
Lê Thuận-Tông hỏi Tôn Đản:
- Anh năm này. Theo lệnh anh cả, khi chúng ta gặp Ngô bá bá rồi phải lên đường ngay. Vậy mai chúng ta khởi hành chứ?
Tôn Đản đưa mắt cho Tự-Mai:
- Ông quân sư định sao?
- Dĩ nhiên là thế. Ở đây phức tạp lắm, lên đường ngay để tránh phiền tạp.
Triệu Huy thấy Nong-Nụt. Y đưa mắt hỏi Lê Văn. Lê Văn đáp:
- Cô nương đây nhũ danh Nong-Nụt, thuộc khê động Thái ở Bắc-biên, được Khai-Quốc vương phái mang thư đến cho chúng tôi. Phiền An-phủ sứ tìm cho nàng một phòng thực yên tĩnh.
Triệu Huy đi rồi, Tự-Mai thuật mọi việc cho bốn anh em nghe. Tôn Đản bàn:
- Nhất định công chúa Nong-Nụt bị Lưu hậu sai người bắt cóc rồi. Hôm nay Triệu Huy đem lệnh Định-vương đến Khu-mật viện truyền tha Ngô Quảng-Thiên, chắc chắn Lưu thái hậu biết. Sự hiện diện của chúng ta tại đây khó qua mắt bà. Vậy mai chúng ta giả ngoan ngoãn lên đường. Hôm trước Ngô Quảng-Thiên là hư chúng ta là thực. Bây giờ chúng ta là hư, còn Bảo-Hòa, Thông-Mai mới là thực.
Tự-Mai còn muốn trở lại gặp Thuận-Tường. Nhưng nghĩ tới quốc sự, nó đành theo lời Tôn Đản.
Sáng hôm sau Tôn Đản nói với Triệu Huy:
- Triệu An-phủ sứ ở lại nghe. Anh em chúng tôi xin lên đường.
Triệu Huy sai cấp cho gia đình Ngô Quảng-Thiên ba con ngựa để ba con trai cỡi. Còn một chiếc xe bốn ngựa cho vợ chồng Ngô Quảng-Thiên với Cẩm-Thi. Năm ông thiên lôi đứng trước bậc tiền bối như Ngô Quảng-Thiên, chúng không dám đùa nghịch, đứa nào cũng làm mặt nghiêm. Tôn Đản sai Tự-Mai, Thuận-Tông, Thiện-Lãm cỡi ngựa đi trước. Nó đi bên cạnh xe ngựa Ngô Quảng-Thiên. Tiếp theo tới ba anh em họ Ngô. Cuối cùng là Lê Văn, Nong-Nụt.
Mấy hôm sau đoàn người ngựa tới Kinh-châu. Tự-Mai đưa mọi người tới bến sông tìm đò chở mướn sang. Suốt một giải Giang-Bắc, thuyền đậu san sát hàng nghìn chiếc, lớn có, nhỏ có. Khác với các bến đò khác, khách đến thẳng đò điều đình. Bến đò Giang-Bắc không thế. Tất cả đò của năm chủ. Một chủ chuyên chở xuôi giòng về Đông. Một chủ chở ngược giòng về Tây. Một chủ chở lên Bắc, một chủ chở xuống Nam. Còn một chủ chở ra biển.
Tự-Mai tới hãng chở xuống Nam. Một trung niên thiếu phụ tiếp nó. Mụ hỏi:
- Khách quan có bao nhiêu người ngựa?
- Chúng tôi có mười hai người, một xe tứ mã, và chín ngựa.
- Quan khách muốn qua sông hay đến tận Nam hồ Động-đình?
- Tôi muốn tới Nam hồ.
- Xin cho một lượng vàng.
Tự-Mai định chê đắt, thì có tiếng tiêu dìu dặt vọng lại. Một tiểu đồng cỡi lừa thủng thẳng đi tới. Tự-Mai nhận ra y tấu bản Trương Chi tình khúc. Tiểu đồng liếc nhìn Tự-Mai rồi nói với mụ cho thuê đò:
- Này mụ Tư. Mụ nhường cho ta món khách này được không?
- Được chứ.
Tiểu đồng nói với Tự-Mai:
- Khách quan đi đò của tôi tốt hơn. Chúng tôi sẽ đãi cơm quý khách. Nhưng giá tới ba lượng vàng kia đấy.
Ngôn ngữ tiểu đồng khác thường, Tự-Mai đưa mắt nhìn. Nó thấy trên ngực tiểu đồng mang con chim ưng bằng bạc, rõ ràng dấu hiệu của phái Đông-a. Nó nghĩ thầm:
- Cứ như ngôn ngữ của gã này, thì gã thuộc đời thứ ba. Như vậy gã là đệ tử của sư huynh ta đây.
Nghĩ vậy nó đáp:
- Tôi chỉ có hai lượng thôi.
Tiểu đồng ép tay ngang hông, chìa hai ngón tay ra giật giật mấy cái như hành lễ rồi nói:
- Xin quan khách theo tôi.
Tự-Mai vẫy tay cho cả đoàn theo tiểu đồng tới bãi sông. Tiểu đồng truyền đò phu dắt ngựa, đẩy xe xuống con đò lớn. Còn người thì mời ngồi trên sàn, ngắm cảnh. Thuyền từ từ rời bến, hướng Nam-ngạn.
Thuyền đi đến giữa sông, trong sóng gió mịt mờ, xa xa xuất hiện một con đò cực lớn, ẩn hiện giữa lớp mây mù. Tiếng đàn, tiếng trống từ con đò đó vọng lại nhu hòa êm ái vô cùng. Mọi người cùng lắng tai nghe. Khi hai con thuyền cách nhau khoảng nửa dặm, thình lình âm điệu trên con đò lớn đổi hẳn. Mỗi tiếng đàn, tiếng trống đều khiến mọi người như muốn ù tai nhức óc.
Nong-Nụt nội công non nớt nhất, nàng phải bịt tai lại. Nhưng tiếng đàn, tiếng sáo vẫn lọt vào tai nàng. Lê Văn kinh hãi để ngón tay trỏ vào huyệt Đại-trùy của nàng, rồi dồn chân khí sang. Nong-Nụt lấy lại được bình tĩnh. Nàng than:
- Âm nhạc gì mà quái gở vậy?
Âm nhạc lại đổi nhịp, đổi điệu. Mọi người đều khoa chân múa tay như điên loạn.
Ngô Quảng-Thiên hô lớn:
- Tất cả ngồi im vận công. Kẻ địch muốn dùng âm nhạc tấn công chúng ta.
Mọi người vội ngồi vận công. Nhưng chỉ được một lúc, tiếng nhạc như càng thúc dục, khiến chân tay múa may quay cuồng.
Lê Văn thấy cái nồi đồng nấu cơm để ở cuối thuyền. Nó cầm lên, tay rút kiếm gõ vào nồi thành tiếng boong boong. Lạ thay tiếng boong boong làm âm thanh bên thuyền kia hỗn loạn. Mọi người cảm thấy khoan khoái như trút được gánh nặng.
Nong-Nụt hỏi Tự-Mai:
- Lê Văn làm gì vậy?
- Kẻ nào đó dùng âm nhạc tấn công mình. Lê Văn gõ nồi thành âm thanh chống lại đấy.
Cứ thế, tiếng nhạc bên thuyền kia đổi, Lê Văn cũng đổi cách gõ nồi. Lát sau hai con thuyền đã gần nhau. Tôn Đản thấy mồ hôi trên trán Lê Văn lấm tấm hiện ra. Tiếng gõ nồi hơi rối loạn. Mọi người đều biết cuộc nhạc-chiến đã phân thắng bại. Mà bại về Lê Văn.
Ngô Quảng-Thiên vội lạng người đến bên Lê Văn. Ông xòe bàn tay để lên huyệt Bách-hội của nó. Lập tức Lê Văn rùng mình, tiếng gõ nồi boong boong vang lên, đàn áp hẳn tiếng nhạc bên thuyền kia.
Hỗn chiến một lúc nữa, bỗng tiếng bực bên thuyền kia vang lên, rồi tiếng đàn im bặt. Rõ ràng người sử dụng âm thanh bên thuyền kia đã bị thua. Lê Văn cũng ngừng lại không gõ nồi nữa. Có tiếng nói từ bên thuyền lớn vọng sang:
- Không biết cao nhân phái Sài-sơn cùng phái Khúc-giang nào bên đó. Trần Bảo-Dân phái Đông-a xin chịu thua rồi.
Tự-Mai đứng lên đầu thuyền, nó chắp tay lại:
- Nhị sư huynh đấy ư?
Một người thân thể hùng vĩ, mặt đẹp vô cùng, tung mình từ thuyền lớn nhảy sang. Y như con đại bàng đáp xuống cạnh Tự-Mai. Không nói không rằng, y vung tay tấn công nó bằng chiêu Đông-phong ba lãng. Tự-Mai lui một bước, vận công trả lại bằng chiêu Phong-ba hợp bích. Bình một tiếng, nó loạng choạng bật lui hai bước, khí huyết đảo lộn cực kỳ khó chịu. Trong khi đó người kia cũng ôm tay tần ngần. Người kia cau mặt nhìn Tự-Mai rồi nhảy đến ôm nó:
- Tự-Mai đấy à? Anh chờ em hơn tháng nay ở đây rồi. Những ai trên thuyền đó?
Tự-Mai giới thiệu với mọi người:
- Vị này tên Trần Bảo-Dân, đệ nhị đệ tử của bố tôi.
Bảo-Dân thấy Ngô Quảng-Thiên vội chắp tay:
- Sư bá! Sư bá bỏ Biện-kinh đi mà không sợ ư?
Ngô Quảng-Thiên thở dài:
- Ta được phóng thích đấy chứ.
Tự-Mai giới thiệu mọi người. Bảo-Dân nói:
- Xin mời Ngô sư bá cùng cách vị dời gót ngọc sang tệ chu chơi. Được Bảo-Hòa, Thông-Mai báo trước rằng sư bá cùng mấy tên quỷ sứ này sẽ đến đây. Cháu sai đệ tử chờ ở bến Giang-Bắc mấy ngày rồi. Đáng lẽ đệ tử đem Chu-các này đón sư bá, nhưng bị người của Lưu hậu theo sát sư bá, cháu đón sẽ bị lộ hình tích. Cho nên cháu chờ sư bá ở giữa giòng sông.
Ngô Quảng-Thiên cùng cả đoàn sang Chu-các. Vừa bước vào phòng khách, Tự-Mai giật mình đứng khựng lại. Vì trong thuyền đã có hai người mà một người nó nhớ nhung ngày đêm là Bảo-Hòa. Một người nó thấy lạnh gáy là Thông-Mai. Cạnh đó, một người nữa khiến nó kinh ngạc, đó là Triệu Piên-Phương, vương phi Khai-Thiên vương. Nó vội thi lễ với bà, rồi hỏi Bảo-Hòa:
- Bà chị tiên-cô! Không ngờ tiên cô cùng với ông hoà thượng cũng có mặt ở đây. Tình hình sứ đoàn ra sao rồi?
Trong năm ông thiên lôi, Bảo-Hòa thương yêu nhất Tự-Mai với Lê Văn. Nàng nắm tay hai đứa để ngồi hai bên như mẹ đối với con. Nàng nói với Lê Văn:
- Em tôi kiếm ở đâu được cô vợ đẹp thế này?
Từ sau khi chữa trị cho Nong-Nụt, tình cảm nảy sinh. Trên đường từ Biện-kinh về đây, hai trẻ như bóng với hình không rời nhau nửa bước. Lê Văn có tính khoáng đạt của thầy thuốc, không tỵ hiềm kẻ Xiêm người Việt. Nó đã trị bệnh cho hàng nghìn người ở Vạn-thảo sơn-trang, nhưng chưa bao giờ trị cho một thiếu nữ xinh đẹp, nhu mì như vậy. Lại nữa trong Vạn-thảo sơn trang, có nhiều y sĩ nữ, nên phàm trị bệnh cần phải đụng chạm vào người nữ, thì đại đệ tử Dương Bình sẽ sai nữ y sĩ điều trị. Có thể nói đây là lần đầu tiên Lê Văn thấy toàn bộ thân thể một thiếu nữ.
Về phần An-Nan Tam-gia La-sun Nong-Nụt. Nàng là gái Thái. Tục lệ Thái coi phụ nữ như bông hoa quý. Cho nên khi con gái tới tuổi mười ba trở lên, chỉ cha, mẹ mới có quyền ngồi cạnh, cầm lấy tay. Đối với đàn ông, việc nhìn thẳng vào mặt cũng cấm kị. Không may bị bắt cóc, bị đánh đòn đau đớn ê chề nàng phải tòng quyền để Lê Văn chà thuốc khắp người.
Tuổi mười lăm, mười sáu, cơ thể mới nảy nở, nhạy cảm mà nàng bị Lê Văn nhẹ nhàng thoa thuốc trên nhũ hoa. Người nàng như đi vào giấc mơ huyền ảo. Nàng đã yêu Lê Văn từ đấy. Trên đường từ Khai-phong đến Giang-Bắc, nàng tự coi như vợ Lê Văn, săn sóc kính trọng nó như người chồng.
Lê Văn nghe Bảo-Hòa hỏi, nó bẽn lẽn:
- Nàng đâu phải là vợ em... nhưng...
Câu trả lời ngập ngừng của cậu em báo cho Bảo-Hòa biết một sự thực: Đôi lứa đã yêu thương nhau. Để gỡ ngượng cho Lê Văn, nàng chuyển sang hỏi Tự-Mai:
- Công lực em cao thực, có lẽ không thua gì chị. Em đỡ của Lưu hậu ba độc chưởng mà không sao. Trái lại độc chất chạy về người, làm bà phải vận công suốt một đêm mới khỏi đau ở tay. Nhưng độc chất theo Dương-minh kinh chạy vào đại-trường, tiểu trường. Từ hôm ấy trở đi, mỗi đêm bà lên cơn đau bụng vào giờ Tý một lần.
Tự-Mai biết Thông-Mai, Bảo-Hòa đã thống nhất hệ thống tế tác Đông-a, Đại-Việt, Bắc-biên, Lạc-long giáo. Nhất cử nhất động của nó, Bảo-Hòa, Thông-Mai đều biết. Nó đưa mắt nhìn anh, Thông-Mai ngửa mặt lên trời mà cười. Chàng xoa đầu em:
- Em lớn rồi, phàm hành sự phải quang minh lỗi lạc. Em yêu thương, nhớ nhung Thuận-Tường đường đường chính chính, không việc gì phải ngượng ngùng.
Nghe anh nói, Tự-Mai thêm can đảm. Nó ngồi ngay thẳng dậy. Thông-Mai tiếp:
- Khi Quốc-vương, Định-vương gọi em vào trao cho nhiệm vụ đi đón Ngô sư bá, đáng lẽ em phải hiểu ngay chiều sâu của vấn đề. Thế mà vì u mê trong tình yêu, đến nỗi Lý thái phi nói ra mới biết. Tý nữa thì hỏng đại sự. Việc quốc gia mà để hỏng thì dù em có chết, Thuận-Tường có chết cũng không đền được hết tội. May mà chưa hỏng. Bây giờ em hiểu chưa?
Nghe anh kết tội, Tự-Mai lạnh xương sống. Từ bé, nó vốn úy kị ông anh gương mẫu này, mà nhờn với Thanh-Mai. Vì nó biết Thông-Mai khác hẳn với Thanh-Mai. Mọi hành động Thanh-Mai đều thiên về tình cảm. Tính Thông-Mai giống cha như hệt: cương quyết, ngay thẳng. Chẳng thế mà chàng cấm tên đầu bò liếm Đặng Đức-Kềnh đến nhà con điếm già Anh-Tần. Y thề rằng nếu tái phạm cả nhà bị chết. Sau Thông-Mai bắt được y tái phạm. Chàng tàn sát cả nhà y đến con chó con mèo cũng không tha. Tự-Mai đáp:
- Bây giờ em hiểu hết rồi.
- Em thử nói anh nghe xem nào!
- Định-vương, Quốc-vương truyền cho năm đứa chúng em theo Triệu Huy về kinh đón Ngô sư bá, đó là hư. Còn thực là để em gặp Lý thái phi, báo cho thái phi biết việc Lưu hậu đang định hai bà cùng Thiên-Thánh hoàng đế, cũng như đem điều bí mật về Lưu hậu ra ngoài. Vì Định-vương biết thế nào về kinh em cũng tìm gặp Thuận-Tường. Chỉ Thuận-Tường mới đưa em vào gặp Lý thái phi mà tế tác của bà không biết, không nghi ngờ.
- Đúng! Rồi sao nữa?
- Nhưng việc gặp Lý thái phi lại cũng là hư. Mà thực là báo cho Lý thái phi yên tâm, không sợ Lưu hậu cắt thuốc giải Chu-sa ngũ độc chưởng. Nay mai có anh Thiệu-Thái tới giải tuyệt độc tố này cho bà.
- Được! Tiếp đi.
- Nhưng việc gặp Lý thái phi trở thành hư. Thực bây giờ chính là việc em lọt vào khu cấm của Lưu hậu. Khi em bị lộ hình tích, bà biết ngay em là người của Định-vương. Em đối với Lưu hậu ba chưởng. Sau ba chưởng đó, Lưu hậu lo sợ vì với một nhóc con như em, mà cũng không sợ độc chưởng của bà. Bà hiểu rằng mưu hại Lý thái phi của bà bị lộ. Bà phải bỏ ý định, bằng không Định-vương cho người tới thanh toán bà. Sau này anh ra lệnh cho em dạy bà cách phản Chu-sa độc chưởng, khi đã có phương pháp này trong tay, bà không sợ Lưu hậu cũng như tay chân Lưu hậu. Bà có thể tự giải quyết việc nội cung. Định vương cứ ngồi khoanh tay mà xem.
- Em có biết tại sao Lý phi không nhận em làm con, mà chỉ nhận làm cháu không?
- Em không biết.
- Việc này ngoài sự suy đoán. Em yên tâm, nếu bà nhận em làm con, sau sẽ bất lợi cho em. Bây giờ tới vấn đề khác. Em với Lê Văn phải ứng tuyển phò mã. Đây là lệnh của bố, anh chỉ chuyển lại mà thôi.
Tự-Mai ngồi bật dậy:
- Em không thể tuân lệnh. Em có Thuận-Tường rồi. Bố giết thì em chịu, chứ em không bỏ Thuận-Tường đâu. Bây giờ em có tuân lệnh bố mà ứng tuyển thì sau này em cũng không kết hôn với công chúa, mà kết hôn với cung nữ Thuận-Tường.


<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 172
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com