watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:04:4128/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 7 - Anh Linh Thần Võ Tộc - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 19
Chỉ mục bài viết
Tập 7 - Anh Linh Thần Võ Tộc - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Tất cả các trang
Trang 19 trong tổng số 19

Chương 10b

Lê Văn cười:
- Thì nói thầm vậy.
Nàng Tử ghé miệng trái đào nói vào tai Tự-Mai. Tự-Mai gật đầu liên tiếp tỏ ý vui lòng.
Ăn uống xong nhà vua nói với Tự-Mai:
- Muộn rồi, để đệ đưa ta về thôi. Ta xuất hành dấu tung tích, lý lịch. Nhưng các hiền đệ thông minh ắt biết ta là ai rồi. Nếu chưa biết, sau Tự-Mai sẽ nói cho các đệ biết. Đừng đa lễ.
Ông nói với Tôn Đản, Lê Văn:
- Nhị vị hiền đệ nhớ nhé, cứ dự tuyển phò mã như thường. Ta hứa Đản sẽ được kết hôn với Cẩm-Thi, Văn đệ sẽ được kết hôn với Nong-Nụt. Còn Tự-Mai cũng phải dự thi, ta sẽ gả Thuận-Tường cho.
Nhà vua nắm lấy tay Khấu Kim-Hồng:
- Hồng muội đi với Văn đệ để gặp chị Kim-An. Ta hứa nội trong một tháng sẽ nhờ mai mối đến rước Hồng muội về với ta.
Nhà vua bảo lão Thuận-Hỷ:
- Nhà ngươi để ba tiểu thư đi với nhị đệ của ta được chứ?
Lão Thuận-Hỷ chắp tay:
- Dạ, xin đại nhân cứ tự tiện.
Tự-Mai nói với Lê Văn:
- Em ở lại dọn hành lý của ba bà chị về Bồng-lai. Còn ta tiễn Lê đại ca về.
Nhà vua, Tự-Mai giã từ mọi người, rồi lên xe ngựa vào Cấm-thành. Vừa tới cửa Chính-dương thì thấy có đám đông đang bao quanh đội thị vệ. Một trung niên nam tử kêu gào thảm thiết:
- Trời hỡi trời có thấu cho không? Tôi đến cửa khuyết kêu oan. Oan không được xét, mà còn bị bắt thế này.
Một viên võ quan hất hàm ra lệnh cho thị vệ:
- Lệnh của tể tướng, bắt tên này đem điều tra. Bỏ nó lên xe cho ta.
Đám thị vệ chưa kịp ra tay, thì hai võ sĩ đã nắm cổ người dân đó liệng lên xe. Người này không vừa. Y nhảy xuống xe cầm dùi định đánh trống tiếp. Hai võ sĩ trói anh ta lại. Anh ta kêu lớn:
- Bàn dân thiên hạ biết cho. Tôi tên Triệu Đức-Sùng, ngoan dân ở Triệu-châu. Viên Giám-binh bắt vợ tôi về làm tỳ thiếp, còn vu cho tôi làm phản. Ức lòng tôi lên cửa vua đánh trống kêu oan. Không ngờ lại bị bắt.
Nhà vua hỏi:
- Viên Giám-quan đó tên gì?
Thanh niên chỉ vào viên quan võ:
- Chính là y. Y là con quan tể tướng Tào Lợi-Dụng tên Tào Nhuế. Y biết tôi về kinh kêu oan, nên dẫn thủ hạ đón bắt tôi.
Tào Nhuế tát Đức-Sùng một cái:
- Nói láo, đem y đi ngay.
Nhà vua quát:
- Ngừng tay.
Đám võ sĩ với Tào Nhuế vội ngừng tay nhìn lại thấy hai thái giám, có hơi ngại. Tào Nhuế hỏi:
- Hai công công ở cung nào? Đêm khuya ra ngoài có việc gì?
Nhà vua quát:
- Ta ra ngoài có việc gì, cái thứ như mi không có quyền hỏi.
Nhà vua bảo thị vệ:
- Bắt tất cả đem giao cho Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản.
Đám thị vệ trù trừ chưa quyết định, thì một võ quan cỡi ngựa đi tới. Y hỏi:
- La Sùng-Đản là ta. Ai vừa nói đến ta đó?
Vừa thấy nhà vua với Tự-Mai, Sùng-Đản kinh hoảng. Nhà vua vội nói:
- Ta là thái giám Lê Luyện, vâng chỉ Hoàng-thượng ra ngoài có việc. Nay gặp con Tào Lợi-Dụng ức hiếp dân. Vậy người hãy bắt cả bọn này điều tra, rồi tâu lên thiên tử.
Bắc-ban chỉ hậu nội phẩm là chức tước cao bậc nhất của quan tại nội cung. Sùng-Đản hiện coi cung nga, thái giám cùng thị vệ Cấm-cung. Trước đây La phạm lỗi, bị thái hậu sai tể tướng Tào Lợi-Dụng quản thúc. Tào cho lột khăn, đai của Sùng-Dản, cùng làm nhục y biết bao phen. Y giận căm gan, mong có ngày trả thù. Nhưng chức tước y nhỏ bé thì làm gì được Tào. Trong khi đó Tào còn là cao thủ bậc nhất triều đình. Hôm nay được chỉ dụ của nhà vua, La Sùng-Đản mừng rú. Y truyền thị vệ bắt Tào Nhuế cùng đám vệ sĩ giam lại.
Trời đã khuya, thị vệ tưởng nhà vua là thái giám Lê Luyện, nên phải mở cửa cho vào. Nhà vua nắm tay Tự-Mai:
- Thôi nhị đệ về với sứ đoàn. Ngày mai chúng ta gặp nhau.
Tự-Mai bái biệt nhà vua, chàng tung mình vào đêm tối. Khi chàng về đến khách điếm thì trời quá khuya, mọi người đã ngủ. Chàng về phòng trùm chăn, đánh một giấc ngon lành.
Tự-Mai giật mình tỉnh giấc vì nhiều tiếng nói lớn:
- Thượng-thư tả thừa, lĩnh Hàn-lâm thị độc học sĩ Yến Thù, tuân chỉ Thiên-Thánh hoàng đế đến rước Khai-Quốc vương cùng sứ đoàn về Nam-thanh điện cư ngụ.
Có tiếng Khai-Quốc vương:
- Thực nhọc công đại học sĩ. Kính mời đại học sĩ vào.
Vương thân ra tiếp Yến Thù, truyền pha trà. Phân ngôi chủ khách xong, vương nói :
- Xin đại-học sĩ chờ mấy khắc, để tiểu vương cho tùy tùng chuẩn bị.
Vào trong, thấy nét mặt vương phi bối rối, vương hỏi:
- Có truyện gì không?
- Bảo-Hòa, Thông-Mai, Tự-Mai không có tin tức gì cả.
- Hỏi chim ưng xem.
- Thiệu-Thái hỏi rồi, nhưng chim ưng không biết nói. Bảo nó đi tìm ba người, chúng đi mất tích từ sáng tới giờ.
Ngô Cẩm-Thi lo nghĩ:
- Hay bị bắt hết rồi.
Lê Văn lắc đầu:
- Với võ công ba người, nếu chẳng may bại lộ, ắt có trận đấu long trời lở đất mới bị bắt. Ba người mà bị bắt, thì thị vệ đã kéo tới vây kín Bồng-lai đảo rồi. Em chắc vô sự.
Mỹ-Linh sủng ái cậu em Tự-Mai cùng cực. Nàng nói:
- Thôi ta cứ dọn hành trang của nó tới điện Nam-thanh. Hễ nó trở về, khách điếm chỉ cho nó tới chỗ ta ở.
Nói rồi Mỹ-Linh vào phòng Tự-Mai dọn đồ cho cậu sư đệ. Vừa vào tới phòng, một cảnh làm nàng vừa bực mình, vừa vui mừng: Tự-Mai ngồi xếp bằng tròn trên dường, hai bàn tay banh mắt, căng miệng, thè lưỡi nhát nàng.
Vừa lo lắng cho em, bây giờ thấy nó an toàn, còn trêu mình. Mỹ-Linh nổi giận. Nàng nhảy tới kéo tai y. Tự-Mai không dám chống lại, để Mỹ-Linh nắm tai lôi ra ngoài. Nàng kéo Tự-Mai chạy khắp nhà. Mọi người đều bật cười.
Khai-Quốc vương bảo cháu:
- Tạm thời cho Tự-Mai nợ một lần. Khi khác tính tội cũng chưa muộn.
Yến Thù rước cả sứ đoàn lên xe ngựa, có thiết kị hộ tống, hướng Nam-thanh điện. Nam-thanh điện đã được lau chùi, đốt trầm hương chờ đón sứ đoàn. Thù nói bằng tiếng Việt:
- Vương gia! Nam-thanh điện có đủ xe cộ, mã phu, ngựa tốt, cùng nữ tỳ, bộc phụ. Viên quản Nam-thanh cung tên Triệu Tiền. Vương gia cần gì xin cứ sai y. Y sẽ lo liệu đủ.
Trước khi rời Nam-thanh điện, Yến Thù nói:
- Vào giờ Tỵ ngày mai, các ứng sinh phò mã chín mươi ba châu sẽ đến bộ Lễ để tuyển chọn vòng đầu. Nếu vương gia có thời giờ, xin thỉnh ghé qua xem cho vui.
Đợi Yến Thù đi rồi, Trần Bảo-Dân gọi chim ưng canh gác, còn tất cả vào trong phòng nghe Tự-Mai thuật về tất cả những gì đã diễn ra hôm qua. Y thuật lại tỷ mỷ từng chi tiết một, chỉ dấu không nói đến việc nhà vua trao thẻ bài trên
ghi nó là nghĩa đệ.
Tôn Đản hỏi Lê Văn:
- Có ba điều anh không hiểu.
- Ba điều gì?
- Một là, tại sao Văn đệ không yêu cầu nhà vua ưng cho vấn đề to lớn, mà chỉ đòi viết tặng ba mươi bài thơ.
Thanh-Mai nói sẽ:
- Không phải Văn đệ yêu cầu đâu, mà tiên cô Bảo-Hòa sai nó đấy. Chị đoán thế này: Bảo-Hòa thấy nhà vua với Tự-Mai kết bạn, ắt sau này khắp Tống, Việt đều biết. Vì vậy nếu như Tự-Mai cầm lệnh chỉ của nhà vua trao một đại thần. Đại thần thấy bút tích của hoàng đế thì tin ngay.
Lê Văn nhảy dựng lên:
- À, phải rồi, bà Bảo-Hòa muốn biết tuồng chữ của nhà vua. Sau này, nếu cần sẽ làm lệnh chỉ... giả.
Thanh-Mai cười:
- Đề phòng vậy thôi.
Tôn Đản hỏi:
- Còn vấn đề thứ nhì: Lê Văn nhờ nhà vua một điều. Nhà vua gật đầu. Thế việc đó là việc gì vậy?
Lê Văn cười:
- Em nghĩ rằng: Bố em bắt em phải ứng thí phò mã. Khi đấu võ, em mà giả bộ thua thì tiên cô Bảo-Hòa biết liền. Bà ấy không bẹo tai, mà mách bố. Bố sẽ đánh em què giò. Vì vậy em xin nhà vua: khi em điện thí về văn, nhà vua tìm cớ đánh em trượt. Thế là hòa cả làng.
Khai-Quốc vương lắc đầu:
- Hư qúa. Còn điều nàng Tử yêu cầu Tự-Mai là điều gì vậy?
Tự-Mai nói sẽ:
- Phụ thân nàng bị Tào Lợi-Dụng hại. Nàng nhờ chúng ta hạ y dùm. Việc hạ Tào không khó, bởi chính nhà vua cũng muốn làm việc đó. Vì vậy em gật đầu.
Vương nghe xong, nắm tay Tự-Mai:
- Mục đích chuyến đi của chúng ta là kết hiếu với Tống. Nay Thiếu-Mai kết thân được với Lưu hậu. Tự-Mai kết thân với Lý thái phi, cùng Thiên-Thánh hoàng đế. Hôm nay chúng ta tới bộ Lễ xem tuyển phò mã, nhân tiện kết thân với anh hùng bốn phương. Vả ta cần đi, để xem ba ứng sinh Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn trổ tài.
Ăn sáng xong, vương phân phối cho Bảo-Dân, Khấu Kim-An, Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm, Ngô Cẩm-Thi giữ nhà. Nhất là thù tiếp ba nàng Hồng, Thanh, Tử. Còn lại vương với vương phi, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái áp tải ba ông thiên lôi đi ứng tuyển phò mã.
Tôn Đản thấy rõ ràng mình đi ứng tuyển phò mã, trong lòng như lửa đốt, sao Ngô Cẩm-Thi vẫn vui cười như không có gì xẩy ra? Y muốn phân trần với nàng, mà không có dịp.
Trước khi lên xe, Khai-Quốc vương dặn các em:
- Trong gần ba trăm người về ứng tuyển lấy một phò mã, mười bẩy rể của đại thần này, chúng ta có ba ứng sinh. Về võ công chúng ta không sợ bất cứ thiếu niên nào. Nhưng việc tuyển chọn có ba kỳ. Kỳ một xem hình thể, bệnh tật, tuổi tác, lý lịch đều do các quan bộ Lễ đảm nhiệm. Lễ-bộ thượng thư Tôn Thích, thuộc phe chủ xâm lăng Đại-Việt. Tôn Thích vốn xuất thân làm Ngự-y. Y đã nghe tiếng Hồng-Sơn đại phu, tỏ ra ganh ghét, dèm pha người. Nay gặp Lê Văn, chắc y sẽ gây khó dễ. Ngược lại Phùng Nguyên kiêm thêm chức vụ Thiên-văn lịch số, chủ trương đánh Tây-hạ, Kim trước. Vì vậy các sư đệ phải khéo léo lắm mới được. Dù y gây rắc rối gì, ta cũng thản nhiên như không. Nhưng...
Vương ngừng lại, suy nghĩ, rồi tiếp:
- Nếu bất cứ kẻ nào nhục mạ quốc thể, ta không để yên. Ta phải nhân dịp này, tìm xem những kẻ nào chủ Nam xâm, kẻ nào chủ hòa bình, rồi còn đối phó. Thôi ta đi.
Xe tới bộ Lễ.
Hào kiệt các nơi tụ về đông như kiến, đều đứng chờ ở ngoài cổng. Kẻ đi ngựa, người đi xe. Cứ mỗi ứng viên lại có thân thuộc tháp tùng, thành ra số người hội về có đến hàng mấy vạn.
Mỹ-Linh dặn các em:
- Theo như thể lệ, lát nữa sẽ có quan Lễ-bộ thượng thư Tôn Thích, Lễ-bộ tham-tri Phùng Nguyên đích thân đọc danh sách ứng viên vào. Tổng cộng Tống có chín mươi ba châu, mỗi châu ba người trúng sơ tuyển, thành hai trăm bẩy mươi chín người. Ngoài ra còn Đại-Việt, Bắc-biên, Tây-hạ, Thổ-phồn, Đại-lý, Đại-liêu, Xiêm-la, mỗi nơi ba người nữa thành ba trăm. Ba trăm người chia làm ba mươi cửa. Mỗi cửa mười người vào. Các em phải nhớ một điều: Chúng ta sang Tống kết hiếu với anh hùng. Phải hết sức lễ độ, nhũn nhặn. Trừ trường hợp nguy đến tính mệnh, còn ngoại giả cấm xứ dụng võ công.
Thanh-Mai tiếp:
- Các em xuống xe làm quen với anh hùng thiên hạ đi. Kìa, phái Hoa-sơn kìa.
Phái Hoa-sơn đi trên ba chiếc xe, chiếc đầu có Bắc-Sơn lão nhân ngồi với Khúc Chẩn. Chiếc thứ nhì có Tây-Sơn lão nhân ngồi với Triệu Tiết. Chiếc thứ ba Địch Thanh ngồi với Nam-sơn lão nhân,.
Đám Hoa-sơn đã từng thân quen với Tự-Mai, Lê Văn, Tôn Đản. Hai bên gặp nhau truyện trò nổ như pháo rang. Chỉ riêng Triệu Tiết, Khúc Chẩn, nhìn Tôn Đản, Tự-Mai bằng con mắt hằn học.
Lê Văn vồn vã hỏi Triệu Tiết:
- Thế nào, thương thế Triệu huynh khỏi hẳn chưa?
Triệu Tiết nhớ lại trận đánh Tản-lĩnh, y xấu hổ cau mặt lại:
- Đa tạ Lê huynh. Đệ khỏi rồi.
Người mà Triệu Tiết thù ghét nhất là Tự-Mai. Y hỏi mát:
-_Trần huynh cũng ứng tuyển phò mã đấy à? Tôi tưởng trên thế gian này Trần huynh chỉ có sư muội Thuận-Tường mà thôi?
Tự-Mai cười:
- Câu hỏi này xin nhường cho Triệu huynh tự trả lời. Triệu huynh nhất tâm, nhất trí chỉ biết có Thuận-Tường, mà sao cũng ứng tuyển phò mã?
Triệu Tiết nổi giận:
- Dĩ nhiên ta chỉ biết có sư muội. Ta ứng tuyển...
Tây-Sơn lão nhân đưa mắt cho Triệu Tiết:
- Không được nhiều lời.
Tự-Mai vái Tây-Sơn lão nhân:
- Đại sư! Tiểu bối nghe đại sư có tài thông thiên, huyền diệu, mong đại sư tính số Tử-vi xem tiểu bối có thể trở thành phò mã không?
Tây-Sơn lão nhân kinh ngạc nghĩ thầm:
- Tại sao thiếu niên này biết mình giỏi Tử-vi? Điều mà chỉ có hoàng cung Tống cùng đệ tử phái Hoa-sơn rõ thôi. Y từ xa tới cũng biết, quả thực sứ đoàn Đại-Việt nhiều tai, lắm mắt.
Ông chỉ vào gốc cây gần đó:
- Bần đạo cũng đang muốn nghiên cứu lá số kỳ diệu của công tử đây. Nào, chúng ta lại gốc cây kia cho yên tĩnh.
Tự-Mai xuống xe, theo Tây-Sơn lão nhân. Chàng biết lão sẽ hỏi chàng về giờ, ngày, tháng, năm sinh. Chàng nghĩ thầm:
- Mình khai trước lá số, tỏ cho lão rõ mình cũng biết sơ về khoa này.
Nghĩ vậy chàng chắp tay:
- Thưa đại sư, tiểu bối tuổi Nhâm-Tý, sinh tháng năm, ngày hai mươi bốn, giờ Sửu.
Tây-Sơn lão nhân xòe bàn tay ra bấm, ông gật gật đầu rồi nói:
- Công tử! Công tử thuộc loại người hiếm có trên thế gian. Nói rằng số công tử tốt cũng cực tốt, mà xấu cũng cực xấu. Nhưng cũng may cái xấu đã được Trần đại hiệp vô tình giải cho rồi, nên chỉ còn cái tốt thôi.
- Xin đại sư chỉ rõ hơn.
- Mệnh công tử lập tại Tỵ. Tử-vi, Thất-sát thủ mệnh. Công tử tuổi Nhâm, đắc cách cực tốt, mà trong Tử-vi kinh nói:
« Tử, Sát Tốn cung,
Đế huề bảo kiếm.
Tử, Tuyệt nhập xâm,
Đa sát chi nhân.
Hạnh ngộ chiến công, vi đại tướng ».
0.
- Tử-vi là sao đế tượng, lớn nhất của tinh đẩu. Tử-vi thủ mệnh, thì mệnh công tử thuộc loại lớn, lớn vô cùng. Bản chất lớn, mà Tử-vi lại chủ thông minh. Nên công tử học một biết mười. Tử-vi là vua, cần phải có văn, võ phù tá, bằng không cũng là cô quân. Thất-sát cư chung với Tử-vi... Thất-sát là thượng tướng tinh đẩu, là võ quan. Công-tử sinh giờ Sửu, được Văn-khúc thủ mệnh, Văn-xương cư quan. Như vậy là có đủ văn võ phò tá. Mệnh công tử lớn là thế đó.
Ông chau mày suy nghĩ:
- Tử-vi vốn thông minh, lại thêm Văn-khúc thủ mệnh nữa, thành ra công tử thuộc loại thông minh quán thế. Ông vua thông minh, có văn võ phù tá, thế nhưng vua có uy quyền hay vua bù nhìn? Làm vua, mà không có của cũng vô ích. Đây công tử tuổi Nhâm nên được thêm Hóa-quyền thủ mệnh; Lộc-tồn cư Hợi, thêm Hóa-khoa ở Thiên-di. Thành ra ông vua có quyền, có của chứ không phải cô quân nghèo khó.
Tự-Mai định hỏi, Tây-Sơn lão nhân xua tay không cho chàng hỏi. Ông tiếp:
- Về công danh. Cung quan có Liêm-trinh, Phá-quân, Văn-xương, Đào-hoa, Liêm, Phá chủ về võ. Văn-xương chủ về văn. Vậy công tử xuất ra làm võ, rồi lĩnh luôn cả văn lẫn võ. Đào-hoa cư quan là cách sớm hiển đạt công danh. Vì Tử-vi kinh nói:
« Đào hoa cư quan,
Tảo tuế thanh vân đắc lộ »
Nghĩa là người mà có Đào-hoa đóng ở cung quan, thì sớm hiển đạt.
Tự-Mai hỏi:
- Đại sư nói số tiểu bối tốt, cũng cực tốt. Xấu cũng cực xấu. Cực tốt đại sư đã nói rồi. Còn cực xấu nó ra làm sao?
- Xấu vì mệnh công tử có Tử-vi thủ, thêm Thất-sát. Tử-vi là ông vua. Thất-sát là thượng tướng của tinh đẩu, hóa hình là thanh kiếm. Cái cách Tử-Sát trong Tử-vi kinh gọi là Đế huề bảo kiếm tức ông vua đeo kiếm. Trong khi công tử thuộc Hỏa-lục-cục, sao Tử cư quan, sao Tuyệt ở thiên-di, đúng với câu trên.
... Tóm lại công tử thông minh, công danh hiển đạt, được chúa yêu trao cho trọng quyền. Nhưng hiềm vì sau này làm đại tướng, lâm vào tình trạng đa sát, thành ra thất đức.
Ông ngừng lại, mỉm cười:
- May thay cái xấu của công tử đã được phụ thân giải cho rồi, do vậy không đáng ngại nữa.
- Tiểu bối không hiểu.
- Vô tình, Côi-Sơn đại hiệp gửi công tử cho sư thái Tịnh-Huyền giảng về Phật-pháp, lòng dạ công tử trở thành từ bi, sát nghiệp do đó giải được phần nào. Nhưng cũng chính vì lẽ ấy, công tử sẽ chán mùi thế tục, thích tiêu dao với cỏ cây.
Tự-Mai định hỏi xem việc ứng tuyển phò mã của chàng sẽ ra sao, nhưng chàng chợt nghĩ lại:
- Ông này đang phò trợ cho hai đệ tử Triệu Tiết, Khúc Chẩn ứng tuyển, đương nhiên đối đầu với mình. Mình chả nên hỏi ông việc này.
Chàng chắp tay:
- Đa tạ đạo sư.
Chợt có tiếng quát tháo, rồi một cỗ xe tứ mã phóng tới. Tự-Mai nhìn thấy rõ: Tào Nhuế ngồi chễm chệ ở trên. Xung quanh có hơn mười võ sĩ theo hầu. Chàng nghĩ thầm:
- Rõ ràng hôm qua nhà vua sai Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản bắt giam y, mà sao nay y còn thung dung ứng tuyển phò mã? Thế lực Tào Lợi-Dụng thực kinh khiếp.
Có tiếng lóc cóc, chàng nhìn thấy ba chiếc xe chạy tới, trên xe kéo lá cờ, trên lá cờ thêu hình bông sen. Giữa nhụy sen một nhà sư ngồi kiết già. Tự-Mai biết đó là biểu hiệu của phái Thiếu-lâm. Thoáng nhìn thấy Quách Quỳ ngồi bên một nhà sư lớn tuổi trên xe đi đầu, tính tinh nghịch nổi dậy, Tự-Mai hướng Quách Quỳ chắp tay vái:
- Quách huynh! Quách huynh đã trúng sơ tuyển làm phò mã ư?
Nghe tiếng quen quen, Quách Quỳ quay lại thấy Tự-Mai, Tôn Đản, Lê Văn, mặt y sa sầm, nhưng bất đắc dĩ phải đáp lễ:
- Vâng, tiểu đệ nhờ ơn Thái-sư phụ, trúng sơ tuyển. Nên hôm nay về đây.
Tự-Mai nhớ lại, Mỹ-Linh kể truyện Triệu Anh chết thảm trên ngọn Tuyệt-phong, chàng nói bằng giọng ôn nhu:
- Hôm trước nghe tin tôn sư vị quốc vong thân, anh em chúng tôi cùng bùi ngùi thương tiếc. Hôm nay gặp Quách huynh đây, chúng tôi xin chia buồn.
Tự-Mai hướng nhà sư:
- A-di Đà-Phật, đệ tử Trần Tự-Mai, thuộc Đại-Việt, không dám thỉnh pháp danh đại sư.
Vị sư già thấy Tự-Mai lễ độ, rõ ra một Phật-tử thuận-thành, ông cũng đáp lễ:
- Bần tăng pháp danh Minh-Đức. Chẳng hay thí chủ thuộc châu nào?
- Đệ tử không thuộc chín mươi ba châu, mà thuộc Đại-Việt.
Mắt nhà sư hiện ra tia sáng long lanh:
- Đại-Việt nổi tiếng nhiều cao nhân võ học, không biết tôn sư là ai? Chắc thí chủ nhờ tôn sư truyền cho tuyệt học, nên mới được cử đại diện cho quý quốc ứng tuyển phò mã.
Nhà sư muốn hỏi sư phụ truyền thụ võ công cho Tự-Mai, chàng vờ như hiểu lầm, đáp:
- Bổn sư của đệ tử pháp danh thượng Tịnh hạ Huyền. Thưa đại sư, nói ra thực xấu hổ, bổn sư dạy thực nhiều, mà đệ tử vẫn chưa vượt xa hơn được bộ Kim-cương cùng bài kinh Bát-nhã Ba-la mật-đa tâm kinh.
Chàng suýt xoa:
- Sau đệ tử có duyên gặp Minh-Thiên đại sư giảng cho yếu chỉ của Thiền-môn. Đệ tử ước ao mãn việc ở đây sẽ được viếng chùa Thiếu-lâm để nghe các cao tăng giảng về lẽ huyền diệu đạo đức Thế-tôn.
Thiền-sư Bồ-đề Đạt-Ma cỡi thuyền từ Tây-trúc qua Đại-Việt, rồi sang Trung-thổ, mục đích hoằng đương đạo pháp, độ cho những người trong bến mê. Sau đó, đồ tử đồ tôn của người thành lập phái Thiếu-lâm. Võ lâm Trung-thổ chỉ biết về võ công Thiếu-lâm. Trong khi các cao tăng lại tự hào về Thiền-học của mình.
Minh-Đức thấy Tự-Mai không chú ý đến võ học, mà chỉ ước ao nghe giảng Thiền-học, ông mở to mắt nhìn chàng, trong lòng nghĩ thầm:
- Đúng là đệ tử danh gia, mới có cái nhìn thấu đạt như vậy.
Ông chắp tay:
- Bản tự lúc nào cũng mở cửa rộng đón nhận những người có túc duyên như thí chủ.
Quách Quỳ quen cả hai bên, y giới thiệu một lượt. Khi y giới thiệu đến một thiếu niên dáng điệu thanh nhã tên Đào Bật. Tự-Mai nghe tên y quen quen, chưa nhớ ra đã nghe ở đâu, thì Thanh-Mai đã hỏi:
- Đào công tử. Hôm trước công tử ghi danh ứng tuyển làm động trưởng Bắc-biên, rồi sao lại bỏ cuộc? Với võ công, nhân phẩm của công tử mà ứng tuyển làm châu trưởng Phong-châu, chắc chắn phải được.
Đào Bật chắp tay:
- Tiểu bối cũng định tham dự đấy, nhưng cuối cùng sư phụ truyền lệnh phải luyện võ hầu ứng tuyển phò mã, nên bỏ cuộc.
Thanh-Mai cười:
- Tôn sư thực xứng đáng là người tính xa. Làm phò mã dĩ nhiên hơn làm châu trưởng.
Đến đó, tiếng trống nổi lên. Mọi người cùng im lặng. Quan Lễ-bộ thượng thư Tôn Thích xuất hiện trên đài, cầm loa xướng:
- Xin các vị anh hùng bốn phương nghe.
Chờ cho mọi người hoàn toàn im lặng Tôn Thích tiếp:
- Vâng chỉ dụ của Thiên-Thánh hoàng đế về việc tuyển phò-mã. Hôm nay thiểm bộ trách nhiệm tuyển kỳ thứ nhất. Các vị khi nghe đến tên, xin ứng thanh dạ, rồi tiến vào cổng.
Tôn Thích ngừng lại môt lát, rồi tiếp:
- Những ai trúng sơ tuyển, nhưng vắng mặt hôm nay, coi như bỏ cuộc, dĩ nhiên không được vào kỳ tuyển võ. Sau đây là những điều lệ cuối cùng: Một là gái giả trai, phải tự biết thân phận rút lui. Hai là những người đời ông, đời cha từng phạm tội đại nghịch, trộm cướp, hoặc bất cứ tội gì phải đi tù, phát vãng, không được vào dự kỳ này. Dù cố vào dự, sau khám phá ra, bị mang tội khi quân, phải tội trảm. Ba là những người đời ông, cha, hay sư phụ từng theo Hồng-thiết giáo, bang Nhật-hồ, phải lui ngay. Nếu miễn cưỡng dự, sẽ bị chém đầu.
Tham-tri Phùng Nguyên cầm loa tiếp:
- Bây giờ xướng tên ai, người ấy vào. Phải giao vũ khí, ám khí cho thân thuộc ở ngoài giữ.
Tiếng loa xướng:
- Hoa-sơn Triệu Tiết, Khúc Chẩn.
Hai người dạ thực lớn, rồi bái biệt sư phụ vào trong cổng. Tiếng loa tiếp:
- Thiếu-lâm Yên Đạt, Tu Kỷ.
Hai người dạ, rồi tiến vào. Lê Văn nói nhỏ:
- Tu Kỷ bị dập chim ở Bắc-biên rồi, chỉ nên ứng tuyển thái giám mà thôi, chứ làm phò mã sao được?
Mọi người cười ồ. Tiếng loa lại gọi:
- Thiếu-lâm Đào Bật, Quách Quỳ.
Hai người ứng thanh, rồi vào cổng. Loa gọi hai trăm bẩy mươi chín người, nhưng chỉ có hai trăm năm chục người hiện . Tiếp theo Tôn Thích nói lớn:
- Bây giờ tới bẩy ngoại quốc.
Loa gọi đủ hai mươi mốt người. Tên Tự-Mai, Lê Văn đứng cuối cùng sau cả Tôn Đản. Ba thiếu niên vào trong, lập tức cánh cổng bộ Lễ đóng lại. Ngay khi bước vào sân, ba anh em bị chia nhập làm ba toán khác nhau.
Khai-Quốc vương cùng vương phi, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái trở về Nam-thanh điện.
Tối hôm đó, Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn trở về. Khai-Quốc vương hỏi:
- Lê Văn kể cho anh nghe công cuộc tuyển ra sao?
- Bọn đệ bị chia làm mười tám toán. Mỗi toán do một quan bộ Lễ khảo hạch. Họ hỏi về nguồn gốc từ ông tam đại trở xuống. Hỏi về sư phụ. Sau đó một thái y khám bệnh.
Mỹ-Linh hỏi:
- Ông ta khám ra sao?
Lê Văn lắc đầu:
- Ông nói thầm vào từng tai xem có bị điếc không? Ông bắt mạch, xem lưỡi. Cuối cùng...
- Cuối cùng cân xem nặng bao nhiêu cân, đo xem cao bao nhiêu
thước phải không?
- Không! Không nói với con gái được.
Mỹ-Linh cốc vào đầu Lê Văn:
- Tất cả con gái ở đây đều lớn hơn cậu nhiều. Cậu là em nhỏ nhất, cứ nói đi. Ai mà chấp với cậu.
Lê Văn bẽn lẽn:
- Ông ta sờ chim, rồi nắn hai hột. Nhột chết đi được.
Mọi người cười ồ. Lê Văn tiếp:
- Có hai người bị loại về vụ khám chim này.
Thuận-Tông tò mò:
- Sao?
- Còn sao nữa. Một người tên Lý Hiến. Y không có chim. Còn một người hai trứng lép. Y tên Tu Kỷ.
Nghe đến tên Tu Kỷ, mọi người đều nhớ lại trận đấu tuyển người thống lĩnh Khê-Động. Tu Kỷ bị đối thủ bóp chim đến trợn mắt hút chết. Hôm đó Lê Văn khám đã nói: Y không thể làm chồng nữa.
- Sau khi đúc kết, bộ Lễ chỉ còn giữ lại một trăm tám chục người. Ngày mai vào yết kiến nhà vua, dự thi văn trước điện.
Cơm chiều dọn ra, mọi người chuẩn bị ăn cơm, thình lình Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn cùng kêu thét lên tỏ vẻ đau đớn.
Thanh-Mai hỏi:
- Cái gì vậy?
Lê Văn nhăn nhó:
- Con chim. Con chim, ối đau chết.

 

 

Còn Tiếp

 

 

<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 150
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com