watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:48:4728/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 2 - Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 21-30 - Trang 11
Chỉ mục bài viết
Tập 2 - Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 21-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Tất cả các trang
Trang 11 trong tổng số 21

Hồi 26a

Tương giang song hậu

Công chúa Vĩnh Hòa vẫy quận chúa Chu, Triệu. Cả ba đến trước mặt Hàn Tú Anh quì xuống, rập đầu lậy:
- Kẻ hạ thần là công chúa Vĩnh Hòa thuộc giòng Cảnh Thủy hoàng-đế, và hai quận-chúa thuộc giòng Triệu công, Tần công, bái kiến Thái-hậu. Kính chúc Thái-hậu trường thọ an khang.
Hàn Tú Anh vẫy tay nói:
- Công-chúa thuộc giòng Cảnh-Thủy hoàng-đế à? So vai vế thì là vai chị Quang-Vũ. Người coi ta là thím cũng quí rồi. Việc gì phải dùng danh xưng thái-hậu, công-chúa, mất thân mật.
Giọng bà nhu mì, nhẹ nhàng. Bà cầm tay công-chúa Vĩnh Hòa, ngắm nhìn một lúc rồi nói:
- Cháu giống mẫu thân cháu như hai giọt nước vậy. Ta ở Quế-lâm, nghe tin phụ hoàng tuẫn quốc. Xích Mi định cưỡng bức mẫu hậu cháu. Mẫu hậu cháu đã thung dung đập đầu vào cột đá. Ta đau xót vô cùng.
Vĩnh Hòa nước mắt chan hòa hỏi:
- Thái-hậu cũng biết mẫu hậu cháu sao?
Hàn Tú Anh vuốt tóc nàng nói:
- Chúng ta là sư tỷ, sư muội. Mẫu hậu cháu là sư tỷ, lớn hơn ta một tuổi. Ta là sư muội. Chúng ta nổi tiếng Tương-giang song-hậu. Chơi với nhau từ tuổi hoa niên. Cùng xinh đẹp như nhau. Chúng ta học đàn, học hát một thầy. Cả hai đều mơ ước lấy được người chồng văn nhân nhu nhã. Nhưng rồi tai vạ xẩy đến. Gia đình suy xụp, chúng ta rơi vào kỹ viện. Với tài sắc chúng ta, chẳng bao lâu danh tiếng truyền khắp nước. Một ngày kia thân mẫu cháu gặp văn nhân từ xa, ngưỡng mộ tìm đến. Chàng bỏ tiền chuộc mẫu thân cháu ra khỏi kỹ viện. Hai người như bóng với hình. Tình yêu nồng thắm khi du ngoan trên sông, ngắm trăng. Chàng làm từ, nàng hát. Khi lên núi hái hoa, thổi tiêu. Cả thành Trường-sa đều biết tiếng. Thanh thiếu niên nam nữ ai cũng ước được mối diễm tình như vậy.
Chàng bỏ tiền, xây một ngôi nhà bằng đá ở ngoại thành Trường-sa. Trong vườn trồng trăm thứ hoa thơm cỏ lạ. Tính sư tỷ của ta thích hoa đào. Chàng trồng hơn nghìn cây đào quanh nhà. Dân chúng gọi căn nhà của hai người là Đào-hoa trang. Ngày nay tên đó đổi là Đào hoa thôn.
Bà ngưng một lúc, mơ màng ôn lại truyện cũ rồi tiếp:
- Hạnh phúc được hai năm, thì chàng nói thực: Chàng họ Lưu tên Huyền. Đương kim thế tử của Trường-sa Định-vương. Sau này sẽ kế nghiệp cha, trấn thủ Trường-sa. Sư tỷ ta khóc hết nước mắt. Ngươi có biết tại sao không?
Công chúa Vĩnh Hòa đáp:
- Chắc mẫu hậu cháu, không thích làm vương phi.
Hàn Tú Anh lắc đầu:
- Sai rồi! Nguyên giữa chị em chúng ta có mối thù với Trường-sa Định vương.
Công-chúa Vĩnh Hòa, cùng mọi người đều bật lên tiếng kêu ngạc nhiên:
- Ủa?
Hàn Tú Anh thở dài:
- Sư tỷ của ta, tức mẫu hậu cháu họ Chu tên Mẫu Đơn. Thân mẫu bà có sắc đẹp tuyệt thế. Một ngày kia, Trường-sa vương trông thấy. Ông say đắm như điên, như khùng, mưu cướp lấy. Bọn quan lại dưới quyền tâng công, vu cho thân phụ nàng mưu phản. Chúng đem quân vào nhà. Đào được nhiều gươm đao ở vườn, khép tội, giết ông, bắt bà nộp cho Trường-sa vương. Bà treo cổ tự tử. Chính vì vậy chúng ta mới bị lọt lầu xanh.
Câu truyện càng ngày càng đi vào chi tiết bi thảm. Khiến mọi người đều im lặng theo dõi. Hàn Tú Anh tiếp:
- Truyện tình lãng mạn của hai người đến tai Trường-sa vương. Vương nổi giận lôi đình. Ông triệu hồi thế-tử ra điều kiện quyết liệt. Thế tử phải chọn một trong hai: Một là giữ ngôi thế-tử, kế nghiệp nhận sắc phong Vương, phải bỏ Chu Mẫu Đơn. Hai là lấy Chu Mẫu Đơn, thì mất ngôi thế-tử. Phụ hoàng của cháu chọn điều thứ hai.
Bà thở dài:
- Phụ hoàng cháu là người một thứ nòi tình. Ông thản nhiên dọn ra Đào trang ở với Chu Mẫu Đơn.
Truyện tình của hai người vang danh thiên hạ. Kẻ thì chê phụ-hoàng của cháu hư thân mất nết. Đường đường là thế tử, trái lời cha say mê kỹ nữ. Ngược lại các danh sĩ Trung Nguyên, không ngớt lời ca tụng mối tình của hai người. Chính tiên đế nhà ta, nhờ anh bỏ ngôi thế-tử, ngài mới được lên thay, vẫn cho là anh hành động đúng. Ngài thỉnh thoảng vẫn trốn ra Đào-trang thăm anh. Ca ngợi hạnh phúc của anh. Ngài thèm được mối tình lãng mạng như vậy, tuy không nói ra.
Khi tiên đế gặp ta rồi cùng ta quyến luyến, phụ thân cháu khuyên tiên-đế hãy trở về với ngôi thế-tử. Đợi sau khi phụ vương qua đời, bấy giờ đi tìm tình yêu cũng chưa vội. Nếu như tiên-đế bắt chước anh, khiến phụ vương đau buồn thành bệnh. Cả hai anh em trở thành những đứa con bất hiếu. Tiên-đế nghe lời khuyên của anh, trở về yên vị giữ ngôi thế-tử.
Công chúa Vĩnh Hòa gật đầu:
- Phụ hoàng cháu thực là người đa tình.
Bà tiếp:
- Phụ hoàng cháu là người tài kiêm văn võ, nhưng nhất tâm chỉ biết có mẫu thân cháu mà thôi. Cho đến khi Vương Mãng cướp ngôi. Người dấy binh giết Vương Mãng, lên ngôi Hoàng-đế, hiệu là Cảnh-Thủy. Người có ba người em kết nghĩa, lớn nhất tên Lý Điệt, thứ nhì tên Chu Huy, thức ba tên Xích My. Người phong tước công cho cả ba. Giao cho Lý Điệt chức Tư-đồ, Chu Huy chức Tư-không, Xích Mi chức Tư-mã. Quyền trong thiên hạ giao cho ba em. Nhưng nào ngờ, Xích Mi say mê mẫu hậu ngươi. Y tìm cách lân la gần gũi. Mẫu hậu ngươi chống đối. Biết truyện bại lộ, khó toàn mạng. Y nổi loạn giết ba người anh kết nghĩa. Cướp vợ của nghĩa huynh. Mẫu hậu ngươi quyết tự tử để bảo toàn danh tiết.
Trần Năng hỏi:
- Tâu thái-hậu! Tại sao Phan Sùng lại có tên là Xích Mi?
Hàn Tú Anh đáp:
- Y xuất thân chưởng môn phái Trường-bạch. Phái này luyện Huyền âm độc chưởng. Người nào công lực đạt tới độ tối cao, râu tóc đều hóa đỏ hết. Phan Sùng võ công cực cao. Râu tóc y đỏ hoe. Người đời gọi y là Xích Mi.
Trần Năng hỏi Phan Anh:
- Phan tiểu vương gia. Dường như người nào trúng Huyền âm độc chưởng thì cách ngày lên cơn đau đớn không bút nào tả xiết. Sau 7 lần 7 là 49 ngày, kiệt lực mà chết. Có đúng thế không? Đệ tử phái Trường-bạch, luyện độc chưởng cũng thế. Hàng năm phải có thuốc giải của chưởng môn phát cho nếu không cũng đau đớn mà chết. Vì vậy đệ tử phải tuyệt đối trung thành. Nếu không thì không có thuốc giải, sẽ chết trong cơn đau đớn. Vậy bây giờ ai là chưởng-môn phái Trường-bạch?
Phan Anh nói:
- Tôi không biết cách chế thuốc giải. Từ khi Tiên phụ tạ thế. Trong bản phái chỉ còn một người biết chế thuốc giải là Thái sư phụ Mao Đông Các. Không biết giờ này người qui ẩn ở đâu. Hàng năm tôi phải về tổng đàn bản phái, nhận thuốc giải.
Trần Năng cười:
- Bây giờ thì Huyền-âm độc chưởng không còn mối lo nữa. Tôi đã học được Thiền-công. Nếu luyện tập trong một thời gian ngắn nữa. Tôi có thể dùng Lĩnh-nam chỉ, vận Thiền công trị Huyền-âm độc chưởng cho người khác.
Nói rồi nàng vận chân khí Không tâm, Vô-tưởng theo kinh mạch. Phóng chỉ vào gốc cây. Xùy một tiếng, gốc cây lủng lỗ sâu đến hơn đốt ngón tay.
Hàn Tú Anh ngồi mơ màng nghĩ đến mối diễm tình năm xưa của bà với Trường-sa vương. Mới ngày nào, yêu yêu, thương thương, nhớ nhớ. Bây giờ kẻ nằm dưới mồ này. Người ngồi đây. Đúng như Tăng Giả Nan Đà nói: Đời là Vô-thường.
Công chúa Vĩnh Hòa hỏi tiếp:
- Tâu thái-hậu, thế còn truyện của thái-hậu?
- Vì phụ hoàng ngươi bỏ ngôi thế-tử ra Đào-gia ở, nên khi Trường-sa vương băng hà, người em thứ, tức tiên-đế lên ngôi Trường-sa vương. Lúc đó tiên-đế đã có vương phi, mỹ nữ, nhưng không có con. Ta ở kỹ viện được ba năm. Một buổi chiều, nhàn du dạo chơi Tương-giang, gặp văn nhân đang chèo đò. Chàng thấy ta ngây người ra nhìn, làm một bài từ ca tụng sắc đẹp của ta. Ta cảm động, ngâm bài từ của chàng. Từ đấy chàng với ta thường gặp nhau. Chàng kể rằng quê ở Nam-dương. Tới Trường-sa theo học, định lập nghiệp bằng khoa cử. Chúng ta bí mật gặp nhau một thời gian. Tình yêu như trái cây chín, nó phải rụng. Đã đến lúc chúng ta không xa nhau được nữa. Ta rời kỹ viện, đến Đào-thôn ở với sư tỷ Chu Mẫu Đơn. Hàng ngày chàng vào thành học, chiều trở về nhà. Chúng ta sống những ngày hạnh phúc nhất trên thế gian.
Sau ba năm, chúng ta có hai đứa con. Đứa lớn tên Lưu Diễn, đứa nhỏ tên Lưu Tú. Ta muốn dời đi nơi khác sống. Vì sợ hai đứa con lớn lên, biết mẹ là kỹ nữ, chúng sẽ khổ sở lắm. Ta đem ý ấy nói với chàng. Chàng cương quyết không chịu. Ta nói thế nào cũng không được. Một hôm ta cho con hầu, theo chân chàng vào thành Trường-sa, hầu biết nhà thầy dạy của chàng. Ta dự định tìm đến thầy, nhờ ông khuyên chàng. Tỳ nữ theo dõi cả buổi, trở về nói rằng chàng chính là Trường-sa vương. Ta nghe mà nghẹn cả người. Ta không tin, đích thân dò theo, quả nhiên đúng.
Trở về Đào-trang, ta trách thế-tử Lưu Huyền, sư tỷ Chu Mẫu Đơn rằng tại sao biết chàng là Trường-sa vương, lại dấu ta? Ngươi có biết thế-tử nói sao không? Ông an ủi ta: Ông không thích làm vương, chỉ thích hạnh phúc. Khi sống cạnh Chu Mẫu Đơn, tự thấy mình lên tiên, mới bầy kế cho em trai, giả văn nhân nghèo gặp ta. Vì vậy hai cặp tình nhân sống ở Đào-trang, mà ta không biết họ là anh em.
Công chúa Vĩnh Hòa nói:
- Cháu nghe mẫu hậu kể: Phụ-hoàng có hai anh em. Một người giống cha, một người giống mẹ. Người ngoài nhìn vào, không biết là anh em.
Hàn Tú Anh tiếp:
- Đúng vậy! Chiều chàng trở về! Ta cật vấn. Chàng thú thực, xin lỗi ta. Chàng nói: Nhờ anh, nhờ chị dâu mà người biết mùi tình yêu. Chứ với địa vị thế-tử, rồi Trường-sa vương thì nào vương-phi, nào phi tần... Bảo sao nghe vậy. Làm gì có tình yêu? Tình yêu như bông hoa, tự nó có hương. Khi một thiếu nữ bị bắt làm tỳ thiếp, bảo họ yêu thương. Họ cũng không biết yêu là gì? Giả thử họ có biết, chưa chắc họ đã yêu, đã thương.
Chàng an ủi ta rằng: Trong phủ Trường-sa vương. Nào vương-phi, nào phi-tần, nào mỹ nữ. Không ai cho chàng đứa con. Bây giờ chàng đưa ta về phủ, không ai có thể nói ra nói vào được câu nào. Chàng nói là làm. Chàng xin phép thái-phi, đón ta về phủ. Thái-phi thấy Lưu Diễn, Lưu Tú giống chàng như đúc thì mừng lắm. Bà thương yêu hai cháu, đích thân nuôi dưỡng, dậy dỗ.
Công chúa Vĩnh Hòa hỏi:
- Tâu thái-hậu! Thế rồi tại sao thái-hậu lại lưu lạc xuống Quế-lâm cho tới ngày nay?
Hàn Tú Anh ngơ ngẩn nhìn trăng tiếp:
- Thái-phi xuất thân danh giá. Bà không muốn trong phủ Trường-sa vương có một kỹ nữ. Nhất là mẹ Lưu Diễn, Lưu Tú sau sẽ lên kế nghiệp cha, kỹ nữ trở thành thái-phi. Cho nên, cho đến...
Hàn Tú Anh đầm đìa nước mắt:
- Một ngày kia chàng đi vắng. Thái-hậu bảo ta đến đền Thần Nông làm lễ cầu cho các con, vì chúng không được khỏe. Ta vâng lời lên xe cùng vệ sĩ đi. Không ngờ đến ven rừng chúng đánh xe đưa ta vào một khe suối định giết.
Tất cả mọi người chưa biết truyện đều kêu lên:
- Úi cha!
- Ối trời!
- Ái chà!
- Ta khóc lóc hỏi tại sao? Họ nói rằng: Giữa họ với ta không thù, không oán. Gan họ có to bằng trời, cũng không giám vô phép với một thứ phi của vương-gia, chứ đừng nói là giết chết. Chẳng qua họ tuân lệnh thái-phi mà thôi. Giữa lúc chúng sắp ra tay, thì một võ tướng đang đi săn xuất hiện. Chỉ mấy hiệp, ông giết chết bọn võ sĩ, cứu ta, hỏi tên họ, quê quán ta ở đâu để đưa ta về. Ta thố lộ thân thế. Ông nghe truyện, kinh hoảng nói: Thế thì vương-phi không thể trở về vương-phủ nữa. Tôi cũng không tiếp tục làm quan được nữa. Thôi, tôi đành từ quan, rời nơi hang cọp nầy.
Trần Năng đã biết sơ câu truyện. Nàng hỏi:
- Dường như ông tướng đó họ Nghiêm tên Kim Bằng. Người Quế-lâm. Lĩnh chức Phấn-uy tướng quân thì phải?
Hàn Tú Anh gật đầu:
- Hùng phu nhân! Ngươi đã biết truyện ta rồi ư? Có phải Nghiêm Sơn kể cho ngươi nghe không?
Trần Năng đáp:
- Tâu thái-hậu! Tôi trẻ người, đâu đáng để cho Nghiêm vương thuật cho nghe câu truyện thâm cung bí sử của triều Hán? Vương thuật cho sư phụ tôi nghe. Sư phụ tôi tức là thúc phụ người.
Vương Hồng hỏi:
- Thế Nghiêm tướng quân cũng vì sắc đẹp của thái-hậu, mà bỏ chức tước trở về điền dã?
Hàn Tú Anh lắc đầu:
- Không! Ông là chính nhân hiệp sĩ, vì võ đạo, hy sinh cứu ta. Nghiêm đại hiệp có đứa con trai, cùng tuổi với Lưu Tú. Nhỏ hơn Lưu Tú mấy tháng. Tên là Nghiêm Sơn.
Nghiêm Sơn giúp Quang-Vũ khởi nghiệp. Danh vang thiên hạ. Ai cũng nghe danh. Song nguồn gốc xuất thân của chàng rất bí mật. Có người bảo chàng là em cùng mẹ khác cha với Quang-Vũ. Có người bảo chàng là anh em con cô cậu với Quang-Vũ. Cũng có người bảo chàng là người Việt, không phải người Hán. Bây giờ mới thấy, lời đồn đó đều có căn nguyên.
Hàn Tú Anh lại tiếp:
- Nghiêm phu nhân bị cảm, mất sữa. Ta vì không cho Lưu Tú bú, sữa căng không chịu được. Ta xin Nghiêm đại hiệp cho ta được nuôi Nghiêm Sơn. Ta theo Nghiêm đại hiệp về Quế-lâm ẩn thân. Đợi sau này, con ta lên ngôi vương, ta sẽ tìm, để mẫu tử trùng phùng… Còn truyện sau này thế nào công-chúa biết cả rồi.
Diễm tình của Cảnh-Thủy hoàng-đế với Chu Mẫu Đơn. Hận tình của Trường-sa vương với Hàn Tú Anh, trước sau do ba người thuật lại. Đầu tiên, Trần Tự Sơn thuật với Khất đại-phu. Vương chỉ nhấn mạnh vào điều: Vương là người Việt, liên hệ với Quang-Vũ vì nhũ mẫu Hàn Tú Anh. Lần thứ nhì vương thuật tại điện Vị-ương cho Quang-Vũ nghe. Vương nhấn mạnh vào mối oan khiên của Hàn Tú Anh phải chịu. Hàn Tú Anh thuật lại, dưới con mắt của một nòi tình.
Tăng giả Nan Đà an ủi thái-hậu:
- Trường-sa vương vì ham mê sắc đẹp của thân mẫu Chu Mẫu Đơn, mà hại cả nhà nàng tan nát. Đời con là Cảnh-Thủy hoàng-đế lại bị Xích Mi giết chết, vì say mê sắc đẹp của hoàng hậu Chu Mẫu Đơn. Đúng là tiền oan nghiệp chướng.
Công-chúa thở dài:
- Xích Mi thực là người tàn ác, bất nghĩa. Không hiểu sao khi đại quân đánh chiếm Trường-sa, giết Xích Mi rồi, không giết tuyệt cả nhà y, mà giam vợ y trong thành làm gì. Vương tướng quân! Ngươi là Đô-sát của Trường-sa, ngươi chắc biết sự thật?
Vương Hồng đáp:
- Niên hiệu Kiến-vũ nguyên niên (25 sau Tây lịch), Quang-Vũ lên ngôi đánh đuổi Xích Mi. Hắn rút về Trường-sa. Năm sau Nghiêm Sơn sai Đặng Vũ đem quân đánh Xích Mi ở hồ Động-đình, chiếm Trường-sa. Y rút về Linh-lăng. Niên hiệu Kiến-vũ thứ 3 (27 sau Tây lịch), Nghiêm Sơn đích thân mang Đặng Vũ, Phùng Dị đánh Linh-lăng. Xích Mi chết trong quân. Đặng Vũ giết hết ba họ của Phan Sùng. Có một số tỳ nữ không bị giết. Vì họ là tỳ nữ từ thời tiên-đế, rồi trải qua thời Vương Mãng, Xích Mi cũng vẫn bị giữ lại. Đặng Vũ thương tình tha cho họ về quê làm ăn, Đặng cầm tù hơn mười tỳ nữ, thuộc loại tin cẩn của hắn mà thôi. Chánh phi của Xích Mi bị điệu ra chém cùng một lúc với hơn ngàn người. Có đâu còn sống đến ngày hôm nay.
Ông quay lại hỏi Phan Anh:
- Chúng ta hiện không còn là mệnh quan của nhà Hán. Ngươi núp ở đây nghe ta bàn truyện Lĩnh Nam, hẳn đã biết rồi. Những thù oán giữa Xích Mi với Cảnh-Thủy hoàng-đế, với triều Đông-hán, chúng ta không cần biết. Vậy ngươi có thể kể cho ta nghe, tại sao mẫu thân ngươi không bị giết. Hiện còn giam ở Trường-sa? Ngươi có nói thực, ta mới cứu được mẫu thân ngươi.
Phan Anh ngần ngừ muốn nói. Quận-chúa Lý Lan Anh nhìn Xích Anh rồi lại nhìn mọi người. Nàng nghĩ thầm:
- Ở đây đông người. Nhưng hầu như họ đều thù nghịch với triều Hán, ta phải làm sao giết vợ chồng Phan Anh, trả thù cha? Khúc-giang ngũ hiệp là sư phụ ta với công-chúa thực. Ngặt vì người là anh hùng Lĩnh Nam, đâu có chịu vì Kiến-Vũ thiên-tử mà ra tay? Các người hứa thả chúng, ta xin cũng vô ích. Mấy thiếu nữ Lĩnh Nam tại đây, đang cầm quân đánh Trường-sa. Tuy họ cứu thái-hậu thực. Song chẳng qua vì Lĩnh-nam vương Nghiêm Sơn chứ chẳng phải vì nhà Hán. Nhờ họ ra tay trừ ác, họ sẽ nói: Quang-Vũ còn ác hơn. Trường-sa tam-anh là Đô-úy, Đô-sát, tướng-quân của Trường-sa. Bây giờ họ đã theo Khúc-giang ngũ hiệp phản Hán phục Việt, hy vọng gì nhờ cậy họ bắt Xích Anh cho mình? Thôi, ta đành im lặng, đợi thoát khỏi nơi nầy rồi sẽ tính.
Nàng nói với Phan Anh:
- Ngươi sợ công-chúa với chúng ta giết mẫu thân ngươi, trả thù năm xưa ư? Ngươi đừng sợ, chúng ta có ba chị em, sáu người hộ vệ, võ công tầm thường làm sao địch lại ngươi? Ngươi không nói rõ mẫu thân ngươi làm cách nào thoát lưỡi kiếm của Đặng Vũ, không bị giết. Hiện bị giam giữ thì Hàn tướng quân làm sao cứu được?
Phan Anh hiểu ra. Y nói với Vương Hồng:
- Vương đại hiệp, tôi xin nói thực. Khi Trường-sa thất thủ. Tôi ẩn trốn trong dân gian. Còn mẫu thân tôi được một người tỳ nữ, mặc quần áo hoàng hậu của người, thế thân. Vì vậy Đặng Vũ tưởng thị là mẫu thân tôi, giết đi. Thực mẫu thân tôi vẫn còn sống. Bị cầm tù bấy lâu nay.
Vương Hồng làm Đô-sát. So với ngày nay là chức vụ coi về Công-an, cảnh sát. Ông lại là người tinh tế cẩn thận. Bao nhiêu tù tại Trường-sa đều biết mặt. Trong lao xá tuy có giam mấy người cung nữ của Xích Mi để lại. Ông đã phóng thích hết từ lâu. Chỉ còn một người duy nhất bị câm. Y thị không thân thích, xin được ở lại. Ông thương tình, để thị coi việc nấu ăn cho tù nhân. Vì nàng câm, người ta gọi nàng là Á nương.
Ông nghĩ thầm:
- Á nương không thể nào là mẹ Phan Anh. Phan Anh năm nay đã ba mươi tuổi rồi. Còn Á nương, tuổi không quá bốn mươi. Như vậy chắc có điều gì gian dối đây. Đã vậy ta cứ giả vờ, rồi dò manh mối sau.
Ông nói với Phan Anh:
- Ta đã hứa với ngươi, thì phải thực hiện. Sáng mai ngươi theo ta về Trường-sa mà đón mẫu thân.
Hàn Tú Anh hỏi Trần Năng:
- Hùng phu nhân! Phu nhân vì nghĩa tử của tôi là Nghiêm Sơn, cứu tôi, tôi xin đa tạ thâm tình đó. Nhưng… nhưng con tôi là Kiến-Vũ thiên tử. Nó được anh hùng Lĩnh Nam trợ giúp đánh Thục. Nó trở mặt với các vị, các vị cũng trở mặt với nó. Tình thế thành thù nghịch. Phu nhân hãy nói thực. Phu nhân cứu tôi là vì Nghiêm Sơn hay vì Quang-Vũ?
Phật Nguyệt đáp thay Trần Năng:
- Hàn thái-hậu! Người hiểu lầm chúng tôi rồi. Cách nay mấy hôm, chính tôi đi thám thính Trường-sa mới biết âm mưu của Mã thái-hậu. Mã thái-hậu sai Trương Linh mang mật chỉ cho cháu là Mã Anh giết người. Vô tình chúng tôi biết truyện. Giữa đường thấy người hoạn nạn, ra tay. Chứ chúng tôi không hề vì Quang-Vũ hay vì Nghiêm đại ca. Ý thái-hậu nghĩ rằng, chúng tôi sẽ làm khó dễ thái-hậu, trả thù Quang-Vũ ư? Thái-hậu hiểu lầm chúng tôi rồi. Nếu chúng tôi muốn hại thái-hậu, thì chúng tôi đã để Phan Anh giết thái-hậu. Việc gì phải ra tay. Thái-hậu là mẹ Quang-Vũ, là nhũ mẫu Nghiêm đại-ca. Nhưng với việc Quang-Vũ phản chúng tôi, cả hai không liên hệ gì với nhau.
Công-chúa Vĩnh Hòa hỏi Trưng Nhị:
- Tôi là công-chúa, hai sư muội của tôi là quận-chúa nhà Đại-hán, được lĩnh Thượng-phương bảo kiếm trong tay. Chúng tôi hiện là kẻ thù của các vị, vậy các vị đối xử chúng tôi ra sao đây?
Trưng Nhị phất tay, ôn tồn nói:
- Công chúa là đệ tử của Khúc-giang ngũ-hiệp thì thuộc vai em của Trần đại ca, vai cháu của Khất đại-phu. So vai vế, chúng ta ngang nhau. Vậy chúng ta cùng con một nhà. Chúng tôi không coi công-chúa là kẻ thù đâu.
Nàng nói với Hàn Tú Anh:
- Bá mẫu, chúng cháu đây là hào kiệt Lĩnh Nam. Cùng Trần huynh kết nghĩa, tiếng là bằng hữu, nhưng tình thâm còn hơn cốt nhục. Bá mẫu được Trần-công, thân phụ Trần đại-ca cứu mạng một lần. Bá mẫu chắc là rõ tâm tính người Lĩnh Nam. Khi Trần-công biết bá mẫu bị Trường-sa vương-phi chủ mưu hạ sát. Người hiểu việc cứu bá mẫu sẽ kết thù oán với vương-phi. Nếu người ham muốn công danh phú quí hơn võ đạo, đã giết bá mẫu để phi tang. Thế mà Trần công lập tức từ bỏ quan chức, đẫn bá mẫu về Quế-lâm lánh nạn. Bấy giờ bá mẫu đương tuổi hai mươi, đẹp như một vị thiên tiên. Phàm người đàn ông nào cũng thế, thấy nữ sắc, dù chết cũng phải chiếm cho bằng được. Như Xích Mi chẳng hạn, thấy chánh thê hoàng-đế Cảnh-Thủy diễm lệ, tú nhã, y đành giết nghĩa huynh, làm phản, đoạt giai nhân. Thế mà trước bá mẫu, ở tuổi hai mươi, đẹp như vậy. Trần-công bỏ quan chức, dẫn bá mẫu đi trốn, không vì sắc đẹp mà vì võ đạo, vì đạo lý Lĩnh Nam. Trong thời gian ở với Trần-gia, trên dưới kính trọng bá mẫu, không một ai giám bờm xơm. Người Lĩnh Nam có câu Cha nào con ấy. Rau nào sâu ấy. Đời Trần-công thế nào, đời chúng cháu cũng thế.
Trần Năng tiếp lời:
- Trần-công vì võ đạo, đạo lý mà giúp bá mẫu. Huống hồ chúng cháu ngày nay đang kéo cờ đại nghĩa, phục hồi Lĩnh Nam, càng phải trọng đạo lý. Trần đại ca đối với chúng cháu không hề phân biệt Vương gia với thôn nữ. Vì vậy chúng cháu xả thân giúp Đại-ca đánh Thục. Sau chỉ vì Mã Thái-hậu muốn che dấu Quang-Vũ truyện bà cùng Trường-sa Thái phi giết bá mẫu, quyết hại Trần đại-ca. Vật cùng tất phản, uốn hóa quá cong. Chúng cháu vì sự nghiệp Lĩnh Nam mà chống Hán. Chứ chúng cháu không hề thù oán Quang-Vũ.
Hàn Tú Anh cất tiếng ôn nhu nói với Trưng Nhị:
- Trưng cô nương! Tôi biết cô nương phi thường bậc nhất đất Lĩnh Nam. Trong lần mang quân từ Lĩnh Nam sang đánh Thục. Nghiêm Sơn về thăm tôi. Y nói rất nhiều về cô nương. Y bảo rằng: Người Hán trọng nam khinh nữ, do vậy Trung nguyên không sản xuất được nữ lưu tài giỏi. Đất Lĩnh Nam thì nam cũng như nữ, nên nữ lưu anh hùng rất nhiều. Sau lần đánh Thục, y sẽ ban lệnh cho đất Lĩnh Nam trọng vọng nữ lưu. Y hỏi: Tại sao không có nữ huyện-úy, nữ huyện-lệnh, nữ thái-thú? Y là người thông đại, mới cử cô nương với Phương Dung, Vĩnh Hoa làm quân sư. Nhưng… nhưng…
Bà nghẹn ngào, giọt lệ ứa ra nói:
- Y chỉ vì trọng nghĩa, nghe lời tôi, đem thân đi cứu tiên-đế, tuy cứu không xong. Nhưng cũng mang được thi thể táng ở chỗ này. Y xả thân cứu Lưu Diễn, Lưu Tú, rồi kết nghĩa cùng Lưu Tú, một tay dựng lên nghiệp cho Lưu Tú thành Quang-Vũ. Chúng nó vừa là anh em nuôi vừa là anh em kết nghĩa. Khổ thay Quang-Vũ không biết chúng là anh em nuôi. Quang-Vũ không biết có tôi ở trên đời nầy. Nên mới ra cớ sự. Dù sao anh hùng Lĩnh Nam đã chống Quang-Vũ. Lĩnh Nam người tài như rừng, như biển, chắc chắn giang sơn Đại-hán khó bảo toàn. Cô nương! Cô nương bảo tôi phải làm sao để vẹn toàn cho cả hai đứa con của tôi?
Trưng Nhị thở dài:
- Bây giờ, chỉ có một đường cuối cùng: Bá mẫu đi Trường-an. Chúng tôi bảo vệ bá-mẫu khỏi bị Mã thái-hậu hại. Tôi giúp Quang-Vũ mẫu tử trùng phùng. Bá mẫu đứng giữa khuyên Quang-Vũ hoà hoãn với Nghiêm đại ca, trả Lĩnh Nam cho người Việt. Nếu Quang-Vũ thuận, hàng năm chúng tôi chịu tiến cống xưng thần. Bằng Quang-Vũ không thuận. Chúng tôi quyết đập tan cơ nghiệp nhà Hán, dựng lên một triều đại mới, yếu hèn, không còn uy lực đánh Lĩnh Nam nữa.
Tiếng Trưng Nhị trong trẻo, vẻ mặt cương quyết, hùng khí tỏa ra như trăm ngàn đội quân gươm giáo đang sát phạt. Hàn Tú Anh từng trải việc đời. Bà biết Trưng Nhị nói thực. Nàng nói được là làm được. Phút chốc, bà cảm thấy mối nguy sắp xảy ra cho Quang-Vũ. Nhược bằng bà không về Lạc-dương khuyên can Quang-Vũ, thì giữa Lĩnh Nam với Trung-nguyên sẽ có chiến tranh. Quang-Vũ tuy có nhiều văn thần võ tướng theo phò, mà phiá sau còn Mã thái-hậu, với đồ đảng, lúc nào cũng chỉ muốn hại. Thêm vào đó, Thục với mấy chục vạn binh hùng. Sự an nguy của xã tắc một sớm một chiều sẽ đến. Đến như Tăng Giả Nan Đà, một người có tâm Bồ Đề, thoát khỏi cảnh tham, sân, si. Vượt ra ngoài vòng sinh tử, mà cũng không lên tiếng ngăn cản Trưng Nhị được một câu.
Khúc-giang ngũ-hiệp, Trường-sa tam-anh nghe Trưng Nhị nói, hùng khí bốc dậy, họ nghĩ: Từ xưa đến giờ phàm người Lĩnh Nam, khi nghe đến thiên tử Trung-nguyên, là nghĩ đến thần phục. Lần đầu tiên họ nghe một cô gái Lĩnh Nam, đưa ra lời nói hùng tráng đe dọa hoàng-đế Trung-nguyên. Lời đe dọa đanh thép, hợp lý.
Công chúa Vĩnh Hòa tiếp:
- Trưng cô nương! Xin cô nương bớt khắt khe với Kiến Vũ thiên-tử. Vì thiên-tử không biết rõ thân phận mình với Lĩnh-nam vương mà ra. Chúng tôi với Khúc-giang ngũ-hiệp là chỗ thâm tình thầy trò. Tôi với hai quận-chúa xin hết sức mình, đứng làm trung gian phía Hán. Khúc-giang ngũ-hiệp, trung gian phía Lĩnh Nam. Chúng ta mau đi Lạc-dương thuyết phục thiên-tử. Không biết ý cô nương như thế nào?
Trưng Nhị thấy đối phương xuống nước. Nàng gật đầu:
- Được! Song tôi không phải hoàng-đế Lĩnh Nam. Cần có sự đồng ý của anh hùng Lĩnh Nam mới quyết định được truyện đó. Bây giờ xin mời tất cả quí vị ghé bản dinh quân Thục. Chúng tôi cử người hộ tống Hàn thái-hậu, công-chúa và hai quận-chúa đi Lạc-dương. Không chừng giờ này chúng tôi đã chiếm Trường-an, bao vây Lạc-dương rồi cũng nên. Đất Lĩnh Nam chúng tôi, mới chỉ mang theo một số anh hùng, chứ chưa xuất phát hết. Tại đây chúng tôi có: Sư-bá Lại Thế Cường lớn nhất rồi tới sư thúc Trần Năng, sau đến tôi, Hồ Đề, Lê Chân, Phật Nguyệt. Sáu chúng tôi, chỉ mấy ngày đánh chiếm phân nửa Ích-châu. Chiếm trọn Kinh-châu. Nếu mai này ngọn cờ chỉ xuống phía Nam, thì Nam-hải, Tượng-quận, Quế-lâm chỉ cần mấy ngày lập lại cố quốc. Quang-Vũ tưởng giết Trần Tự Sơn là anh hùng Lĩnh Nam như rắn mất đầu. Y lầm quá. Y giam Trần Tự Sơn, mà chỉ mấy ngày giang sơn đã nghiêng ngửa. Dù sau này có giết hết những người sang Trung-nguyên, thì còn những người ở quê nhà, sẽ phất cờ đòi lại đất cũ. Nào, mời thái-hậu, công-chúa, quận-chúa tới dinh Thục, chúng ta đi Trường-an.
Hàn Tú Anh biết Trưng Nhị tuy nói rằng mời nhưng kỳ thực ra cầm chân bà với công chúa ở dinh Thục. Song tình thế khiến bà không thuận cũng không được.
Quận-chúa Lý Lan Anh chỉ Trương Linh:
- Tên nầy là Việt kị hiệu úy Trương Linh. Y phản Hán, bất tuân lệnh Thượng-phương bảo kiếm, chúng tôi giết y, chắc Trưng cô nương không cấm cản?
Tăng Giả Nan Đà chắp tay hướng Lý Lan Anh xá một xá:
- Lý quận-chúa! Xin quận-chúa từ bi hỷ xả tha mạng cho Việt kị hiệu-úy. Trương tướng quân chẳng qua tuân chỉ của Mã thái-hậu mà thôi. Việc Mã Thái-hậu đối xử tàn tệ với Hàn thái-hậu, là oan nghiệp từ kiếp trước. Nếu bây giờ công chúa giết Trương tướng-quân, nghiệp chướng không trừ được. Oán hận càng chồng chất.
Hàn Tú Anh hỏi:
- Đại-sư! Xin Đại-sư giảng cho chúng tôi biết thế nào là Nghiệp chướng. Vì thú thực với Đại-sư, ngày hôm nay duyên may đưa nay, tôi mới được biết đạo Phật lần đầu. Những lời nói cao xa của Đại-sư, tôi hoàn toàn không hiểu.
Tăng Giả Nan Đà đáp:
- A Di Đà Phật! Thiện tai, thiện tai! Hàn thí-chủ, chữ Nghiệp tôi dịch từ tiếng Phạn Karma mà ra. Có thể dịch là Nhân quả nữa. Thuyết này hơi giống thuyết Định mệnh của Nho gia. Con người ở kiếp này do Thiện và Ác rạo ra từ kiếp trước. Trong kiếp trước, mình thường làm những việc lành bằng chính bản thân mình, bằng lời nói hay bằng ý tưởng thì cái Nghiệp đời nầy được cái Nhân đời trước theo giúp mình, ấy là Thiện Nghiệp. Nhược bằng đời trước mình làm những chuyện ác độc bằng thân, ngữ, ý, thì đời nay cái Nghiệp theo sát để trả mình bằng những tai vạ, khổ sở đây là Tội nghiệp. Do nghiệp xấu hay tốt mà chúng sinh được vào trong sáu cõi Tiên, Thần, Người, Ngạ quỉ, Súc sinh đó là Biệt Nghiệp.
Trần Năng ngắt lời Tăng Giả Nan Đà:
- Thưa sư phụ! Còn nếu như một số người cùng chung nhau làm ác sẽ thành Cộng nghiệp ác hoặc làm lành sẽ thành Cộng nghiệp thiện có đúng thế không?
Tăng Giả Nan Đà gật đầu:
- Đúng vậy, Hùng phu nhân nghe ít mà giác ngộ thực nhiều.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 167
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com