Trình Duy Phiên trở về tới Hàng Châu mất nữa tháng. Bây giờ hắn mới thảo công văn chuyển bẩm lên quan tuần phủ Triết Giang là Châu Xương Tộ. Châu Xương Tộ tiếp được công văn thấy vụ án này thuộc về quyền quản trị của bên học chánh liền phê giao cho quan học chánh là Hồ Thượng Hành để mở cuộc điều tra. Lúc này Trang Doãn Thành đã đút tiền cho quan tướng quân ở nha môn. Cả tuần phủ nha môn và học chánh nha môn cũng vậy. Vị sư gia học chánh nha môn trước hét gác việc này lại hơn nữa tháng, sau lại cáo bệnh nghĩ một tháng rồi mới từ từ lập thủ tục làm hồ sơ tâu về phủ Hồ Châu. Viên học quan ở phủ Hồ Châu cũng gác lại hơn hai chục ngày rồi mới làm công tư văn về hai vị học quan ở huyện Quí An và huyện Ô Trình và yêu cầu hai vị này cứu xét rồi phúc bẩm. Hai vị học quan ở huyện Quí An và Ô Trình cũng đã nhận hậu lễ của Trang Doãn Thành đút lót. Hiện giờ pho Minh sử mới đã ấn loát xong và cho phát hành. Hai viên học quan liền đem bộ Minh sử mới khắc và làm tờ phúc bẩm báo: "Cuốn sách này rất tầm thường, chẳng ích gì cho nhân tâm thế đạo, nhưng xét toàn bộ không có đìều gì cấm kỵ". Bao nhiêu quan nha phúc bẩm đều nói là chẳng quan hệ gì nên đình cứu không xét tới nữa. Ngô Chi Vinh ngồi chờ đợi tin tức trong khách điếm ở Hàng Châu là thời gian mà Trang Doãn Thành vung tiền như nước để chạy chọt và san sách. Từ lúc Ngô Chi Vinh phát hiện ra pho Minh sử mới ở thư điếm, mới vở lẻ là nội vụ hỏng rồi. Hắn nghĩ bụng: bây giờ chỉ còn cách tìm được nguyên bản về bộ Minh sử này mới có thể đưa vụ án này ra tái xét xử. Hắn liền đi khắp các tiệm sách ở Hàng Châu nhưng những sách cũ đã bị Trang gia mua hết. Hiện nay cả các châu huyện hẻo lánh miền Triết Ðông cũng không còn lấy một pho thì hắn tìm đâu ra được. Ngô Chi Vinh buồn rầu coi rất thảm hại, chỉ còn cách bỏ về làng. Ngờ đâu trong khi đi đường hắn qua một tiệm sách thấy chủ nhân vừa đọc sách vừa lắc đầu nguầy nguậy. Ngô Chi Vinh nhìn kỹ lại thì là pho Minh sử tập lược. Hắn liền mượn coi một chút thì đúng là bản sách cũ. Ngô Chi Vinh toan hỏi mua nhưng hắn lại nghĩ thầm: -Nếu mình hỏi mua thì chưa chắc hắn đã chịu bán. Hơn nữa ta lại không có tiền bạc thì làm sao được. Bây giờ chỉ có cách là lấy pho sách này. Hắn nghĩ vậy liền xin ngũ trọ rồi đến đêm khuya lén lút trở dậy lấy cấp pho sách rối chuồn đi. Hắn lại bụng bảo dạ: -Bao nhiêu quan nha toàn tỉnh Triết Giang đều đã ăn của đút của Trang doãn Thành. Vụ này phải lên thành Bắc Kinh tố cáo mới xong. Ngô Chi Vinh tới Bắc kinh liền viết tờ trình đưa vào Lễ bộ, Ðô Sát viện và Thông Chi Ty là ba tòa liên quan đến vụ Minh sử. Trong cáo trạng hắn còn nói rõ cả việc nhà họ Trang đút lót quan nha làm lại sách mới. Ngờ đâu hắn chờ ở trong kinh chưa đầy một tháng thì ba nha môn nói trên lục tục bác bỏ vụ án này. Các nha môn đều nói: đã tra xét kỹ càng việc Trang Kiến Long soạn pho Minh sử tập lược, nội dung không có chổ nào vi phạm đến cấm lệ của triều đình. Những điều tố cáo của viên tri huyện đã bị cách chức hoàn toàn sai sự thật. Hiển nhiên vì hiềm thù mà hắn đã vu cáo người ngay. Còn việc Trang gia đút lót quan gia đều là những lời theo bông bắt gió không đủ bằng chứng thiết thực. Lời phê bác của Thông Chính Ty lại càng gay hắt nói: -Ngô Chi Vinh là một viên tri huyện tham nhủng mà bị cách chức "đương sự tưởng các quan chức thiên hạ ai cũng tham lam như hắn ". Nguyên Trang Doãn Thành đã nghe lời chỉ bảo của Trình Duy Phiên đem bản Minh sử mới khắc đưa vào Lễ bộ, Ðô Sát viện và Thông Chính Ty là những nha môn trong triều trực tiếp tra xét vụ này. Ðồng thời Trang Doãn Thành đã lo lót quan lại cùng sư gia tại các nha môn đó. Ngô Chi Vinh lại một phen thất bại, hắn chán nãn vô cùng. Tiền lộ phí về nhà cũng không còn nữa, lâm vào tình thế phiêu bạt giang hồ. Thời bấy giờ triều đinh nhà Mãn Thanh đối đải với những văn sĩ người Hán cực kỳ nghiêm khắc. Ai chỉ phạm cấm một chút trong văn từ liền bị xử tử. Giả tỷ Ngô Chi Vinh mà tố cáo một văn nhân tầm thường thì hắn đã thắng kiện rồi, nhưng đối thủ của hắn là một nhà hào phú nên tội bị bác bỏ. Ngô Chi Vinh Ngjĩ thầm: -Mình đã lâm vào nước đường cùng thì đem vụ án này cho đến nơi rồi muốn ra sao thì ra. Hắn liền viết bốn tờ cáo trạng đưa vào bốn vị Cố mệnh đại thần. Ðồng thời hắn ngồi trong khách điếm viết mấy trăm bản bích chương phơi bày sự việc đem dán khắp nơi trong kinh thành. Ngô Chi Vinh làm việc này thật là mạo hiểm. Nếu quan trên truy cứu khép hắn vào tội phao đồn những việc thất thiệt làm náo loạn nhân tâm tất bị trọng tội. Bốn vị Cố mệnh đại thần là Sách Ni, Tô Khắc Tất Cáp, Ất Tất Long, Ngao Bái bọn họ đều là khai quôc công thần người Mãn Châu. Thuận Trị hoàng đế khi tạ thế đã di mệnh cho bốn vị đại thần này phụ chính. Trong bốn người này thì Ngao Bái là tay hung hiểm nhất. Trong triều chia làm bè đảng mà bao nhiêu quyền bính đều bị tay Ngao Bái thao túng. Hắn sợ phe đảng bên địch làm bất lợi cho mình, nên phái rất nhiều thám tử đi dò xét động tỉnh ở nội ngoại thành Bắc Kinh. Một hôm Ngao Bái được tin trong thành Bắc Kinh xuất hiện rất nhiều bích chương phanh phui ra vụ một người trong dân tính họ Trang ở Triết Giang làm sách mưu đồ phản loạn, toan tính đại nghịch, quan lại ở Triết Giang ăn của đút lót rồi bác bỏ không xét đến nữa. Ngao Bái được tin liền mở cuộc điều tra. Hắn liền cho phát ra những mệnh lệnh thần tốc mở cuộc điều tra rất gắt gao. Ngày hôm sau cáo trạng của Ngô Chi Vinh đã vào đến phủ của Ngao Bái. Ngao Bái lập tức triệu Ngô Chi Vinh vào hỏi rõ đầu đuôi. Hắn lại cho một tên thủ hạ trong phủ coi kỹ lại nguyên bản Minh sử theo lời yêu cầu của Ngô Chi Vinh và nhận thấy lời của Ngô Chi Vinh quả nhiên là đúng sự thực. Ngao Bái nắm giử quyền lớn cốt ý tra xét mấy vụ đại án để trấn áp tinh thần. Chẳng những hắn muốn người Hán không có ý niệm phản bạn mà cả những đảng đối lập trong triều cũng không dám có hành động khác lạ. Hắn liền quát quan khâm sai đến tận tỉnh Triết Giang tra xét. Sự việc đã đến mức này dĩ nhiên toàn gia nhà họ Trang phải bị giải vào kinh, cả quan tướng quân Tùng Khôi ở phủ Hàng Châu và quan tuần phủ Triết Giang là Ngô Xương Tộ cùng các quan lớn nhỏ đều bị cách chức để chờ cứu xét. Ngoài ra các danh nhân học sĩ có tên trong pho Minh sử chẳng một ai thoát cảnh tù ngục. Nhắc lại Cố Viêm Võ và Huỳnh Tôn Hy ở nhà Lã Lưu Lương đem đầu đuôi vụ án Minh sử thuật kỹ cho họ Lã nghe. Lã Lưu Lương ngồi nghe chỉ thở dài. Sáng hôm sau cả nhà Lã Lưu Lương cùng hai lão Cố, Huỳnh xuống thuyền đi về phía Ðông. Ở Giang Nam những nhà bậc trung trở lên đều có thuyền để phòng khi dùng đến. Nên biết miền Giang Nam sông ngòi lưu thông đi khắp các ngả, thuyền bè qua lại như mắc cưởi. Hiện bọn người này ra đi đều dùng thuyền nhỏ. Bọn thuyền phu thì có kẻ mướn thường xuyên ở trong nhà, có người lúc lâm thời mới kêu đến. Người phương Bắc cưởi ngựa, người phương Nam đi thuyền đã có từ lâu. Sau khi thuyền đến Hàng Châu và sông Vân Hà rồi ngược lên phía Bắc. Hôm ấy thuyền ra ngoài thành Hàng Châu thì được tin triều đình nhà Thanh nhân vụ án này đã xử rất nhiều quan lại cùng trăm họ Trang Kiến Long chết rồi cũng bị quật mồ xé xác. Trang Doãn Thành bị giam trong ngục và bị ngược đải không chịu được phải tự tử. Toàn gia họ Trang mấy chục người từ mười sáu tuổi trở lên đều bị xử trãm.Còn bọn đàn bà con gái thì phát lảng đến Thảm Dương để cho bọn kỵ binh Mãn Châu dùng làm tôi mọi. Quan Lễ bộ thị lang Lý Kim Triết trước đề tựa cuốn sách này xử tội lăng trì. Bốn người con của ông đều bị xử trãm. Người con nhỏ của Lý Kim Triết mới mười sáu tuổi. Viên pháp ty thấy giết nhiều người quá thì không khỏi thương tâm liền bảo gã giảm xuống một tuổi. Theo luật của Mãn Thanh thì từ mười lăm tuổi trở xuống được miễn tội chết, chỉ phải đi xung quân. Gã thiếu niên này liền nói: -Các cha anh của tiểu tử đều chết cả rồi, tiểu tử cũng không muốn sống một mình làm chi nữa. Gã không chịu thay đổi khẩu cung nên cũng bị xử trãm. Bọn Tùng Khôi, Chu Xương Tộ bị giam vào ngục chờ ngày hậu cứu. Sư gia Trịnh Duy Phiên bị xử lăng trì, thây bỏ ngoài chợ. Hai vị học quan ở Quí An và Ô Trình bị xử trãm. Những người dính liếu về vụ Minh sử thì bị tàn sát không biết bao nhiêu mà kể. Ðàm Hy Mẫn, viên tri phủ mới đổi đến nhậm chức ở Hồ Châu mới được nữa tháng, triều đình Mãn Thanh cũng buộc vào tội tri tình mà không báo cáo, cùng ăn tiền bưng bít. Cả viên quan đã đổi đi là Lý Hoàn và quan Huấn Ðạo, Vương Triệu Trinh đều bị xử giảo. Ngô Chi Vinh rất căm hận nhà giàu ở trấn Nam Tâm là Chu Minh Hựu vì bửa trước hắn đến xin trợ cấp bị Chu mai mĩa một hồi rồi đuổi ra khỏi cửa, hắn liền xúi quam tư pháp: -Trong cuốn Minh Thư tập lược đã chứa rõ cuốn sách đó căn cứ vào bộ Chu Thị Nguyên Cảo mà soạn ra và Chu Minh Hựu cũng thuộc vào họ Chu này. Thế là cả Chu Minh Hựu và năm con y đều bị chém đầu. Thanh đình lại đem gia tư cự vạn nhà họ Chu cấp cho Ngô Chi Vinh. Thảm hơn nửa là bọn thợ thuyền khắc chữ, thợ ấn loát, thợ đóng sách và những chủ tiệm sách, người bán cũng như người mua cùng người đọc sách hể điều tra ra được là xử trãm hết. Theo sử chép thời bấy giờ viên quan giử cửa ải Hứa Dã thuộc Biện Châu là Lý Thượng Bạch rất thích đọc sách, nghe nói trong quán chú ngoài cổng thành Biện Châu có bán pho Minh sử mới khắc nội dung rất hay, y liền sai một tên công dịch đi mua. Tên công dịch đến quày sách lúc chủ quán vắng nhà, gã bèn vào nhà họ Chu ở bên cạnh ngồi chờ, chờ cho tới lúc chủ quán trở về để mua được sách đem về cho Lý Thượng Bạch. Lý Thượng Bạch đọc mấy thiên đã không vừa ý liền bỏ đó. Mấy tháng sau vụ án Minh sử khởi sự điều tra đi tìm người mua sách khắp nơi. Khi ấy Lý Thượng Bạch về công cán ở Bắc Kinh liền bị khép tội mua sách phản nghịch và bị xử trãm ngay tại kinh thành. Chủ nhân quán sách và tên công dịch vâng lệnh đi mua sách cũng bị chém đầu. Lão già bên quán sách cũng bị vạ lây vì biết tên công dịch đến mua sách mà không tố giác ngay, còn để gã vào nhà ngồi đợi, đáng lý lão bị chém đầu, song nghĩ tình lão đã già nua tuổi ngoài bảy chục nên được tha cho tội chết mà cũng phải toàn gia đi xung quân tại miền biên giới.Những nhân sĩ miền Giang Nam vì hâm mộ Trang Kiến Long đến đọc sách được liệt danh vào pho Minh Thư tập lược đều bị xử tội lăng trì, cả thảy 14 người trong đó có cả Ngô Chi Minh và Ngô Chi Dung là anh em với Ngô Chi Vinh. Xử tội lăng trì là chém từng nhát dao một để chặc hết chân tay cùng cắt da thịt toàn thân từ từ miếng một cho đến khi phạm nhân phải chịu đau đớn đến cùng cực rồi mới chém chết. Vì bộ Minh Thư tập lược mà nhà tan cửa nát, người chết không biết bao nhiêu mà kể. Bọn Lã Lưu Lương ba người hay tin chẳng ai là không nghiến răng căm hận, buông lời nguyền rũa nhà Thanh. Huỳnh Tôn Hy nói: -Y Hoàng tiên sinh cũng bị liệt danh vào hàng soạn sách. Phen này chắc y không thoát nạn được. Ba người này vốn có tình kết giao thâm hậu với Y Hoàng từ lâu nên lo lắng vô cùng! Một hôm thuyền đến Gia Hưng. Cố Viêm Võ vào thành mua một tờ báo. Trong tờ báo này có kê họ tên những tội nhân về vụ án Minh sử. Lão lại thấy trên đầu đề nêu lên câu: "Tra Kế Tá, Phạm Tương, Lục Kỳ ba người tuy có liệt danh vào bộ tham khảo, nhưng vì bất tri tình nên được miễn tội. Cố Viêm Võ cầm tờ báo về thuyền để Huỳnh Tôn Hy và Lã Lưu Lương cùng đọc. Ai cũng lắc đầu cho là chuyện lạ. Huỳnh Tô Hy nói: -Vụ này chắc là hành vi của Ðại lực tướng quân. Lã Lưu Lương hỏi: -Ðại lực tướng quân là gì? Huỳnh Tôn Hy đáp: -Y là một vị tân khách trong nhà Y Hoàng tiên sinh. Hai năm trước tiểu đệ đến chơi thấy phủ đệ hoàn toàn đổi mới. Nhà cửa rộng rãi, cách bối trí lại càng phú quí hào hoa, so với trước thật khác nhau xa. Tiểu đệ đã kết thân với Y Hoàng tiên sinh từ trước nên chẳng cần e dè hỏi thẳng ngay vào vấn đề thì Y Hoàng tiên sinh kể câu chuyện thật kỳ ngộ trên chốn phong trần. Dưới đây là câu chuyện của Y Hoàng tiên sinh thuật lại: -Tra Kế Tá, tên tự là Y Hoàng có làm một bài tường thuật ký sự trong cuốn Cô Thặng. Trang đầu nói ngay đến Tra Hiếu Liên (cử nhân ngày trước) tiểu tự là Y Hoàng người ở Hải Ninh tỉnh Triết Giang là một nhân vật tài hoa phong nhả mà lắm về phong tình. Ông thường nói: Cuộc đời bát ngát biết bao nhiêu sầu muộn. Những tay kỳ kiệt trên đời không lấy cảnh vật chốn tràn ai mà để tâm, nhưng phỏng được có mấy ai. Một hôm vào buổi cuối năm ông sai người lấy rượu uống một mình. Lát sau trời mưa tuyết mỗi lúc một lớn. Tra Kế Tá ngồi uống rượu mọt mình cảm thấy buồn tẻ, liền đứng dậy ra ngoài cửa ngắm tuyết bay, chợt nhìn thấy một người khất cái đứng ở dưới hiên để tránh mưa tuyết. Người khất cái này thân hình cao lón, cốt cách thanh kỳ. Y chỉ mặc một tấm áo đơn rách mướp, giữa lúc trời đông tuyết lạnh mà y vẫn thản nhiên như không thấy gì. Tra Y Hoàng trong lòng rất lấy làm kỳ liền hỏi: -Này ông bạn! Trận mưa còn lâu chứ không phải chỉ trong chốc lát mà tạnh. Vậy ông bạn hãy vào đây uống với tôi một chung rượu được chăng? Người khất cái đáp: -Nếu vậy thì còn gì bằng? Tra Y Hoàng liền dắt y vào nhà và sai thư đồng lấy thêm đủa bát. Tự Y Hoàng rót đầy rượu vào chung và nói: -Xin mời ông bạn! Người khất cái nâng chung rượu lên uống sạch rồi khen: -Rượu này ngon tuyệt! Y Hoàng rót luôn ba chung rượu. Rót chung nào, người khất cái cũng uống sạch ngay. Bản tính Y Hoàng thích người mau lẹ, y mừng thầm hỏi: -Tửu lượng của huynh đài giỏi quá! Tiểu đệ không hiểu huynh đài uống được bao nhiêu? Khất cái đáp: -Người ta thường nói: Tửu phòng tri kỷ thiên bôi thiểu, thoại bất đầu cơ bán cú đa. Nếu gặp bạn tri kỷ thì uống ngàn chung hãy còn là ít. Nói chuyện không gặp được người ý hợp tâm đầu thì chỉ nữa cân cũng là đã quá nhiều. Sự thực hai câu này chỉ là sáo ngữ bình dị chẳng có chi kỳ lạ, nhưng do miệng của người khất cái thốt ra khiến cho Y Hoàng không khỏi lấy làm kỳ. Y liền sai gã thư đồng bê ra một vò rượu Thiệu Hưng nữ nhi hồng thật lớn rồi cười nói: -Tửu lượng của tiểu đệ rất tầm thường, lại vừa mới ăn cơm no, đáng tiếc chẳng thể bồi tiếp huynh đài cho xứng đáng. Vậy lão huynh uống bằng bát lớn còn tiểu đệ chỉ dùng chung nhỏ may ra mới bồi tiếp được phần nào. Lão huynh tính sao? Khất cái đáp vỏ vẹn một tiếng: -Cũng được! Tên thư đồng bưng vò rượu nóng rót ra bát lớn cho người khất cái còn Tra Y Hoàng chỉ uống bằng chung nhỏ. Hai bên đối đáp như vậy. Bất giác người khất cái uống hơn ba chục bát mà sắc mặt vẫn thản nhiên như chưa thấy gì. Nhưng Tra Y Hoàng đã say túy lúy không thể nào gắng gượng ngồi được nữa, phải nằm lăn ra. Thiệu Hưng nử nhi hồng là một thứ rượu vứa êm vừa ngọt, uống vào như chẳng thấy gì, nhưng thật ra chất rượu thật mạnh. Về triều Thiệu Hưng, nhũng nhà sinh con gái thường nấu hằng chục hũ rượu chôn xuống đất. Khi người con gái này khôn lớn đi lấy chồng, người ta đào rượu này lên để thết khách làm tiệc cưới. Khi đó rượu biến thành màu hồng như hổ phách. Vì vậy mới đặt tên cho nó là "Nữ nhi hồng". Thứ rượu này đã chôn cất 17,18 năm, hoặc 20 năm hay hơn nữa. Dĩ nhiên mùi rượu rất êm và ngọt ngào. Người sinh con trai thời bấy giờ cũng cất rượu chôn để đó. Thứ rượu này mang tên là "Trạng Nguyên hồng". Ðó là họ mong con ngày sau đổ được Trạng Nguyên sẽ đem ra mở tiệc thết khách. Nhưng ở đời dễ có mấy ai đổ được Trạng Nguyên. Hầu hết là ngày sau người con trai đó làm lể thành hôn thì dùng rượu này làm tiệc cưới. Trong những tửu điếm cũng cất rưọu để bán, họ thường mượn tên Trạng Nguyên hồng hay Nữ nhi hồng. Gã thư dồng đở Tra Y Hoàng vào nội đường nằm ngũ. Còn lão khất cái uống rượu rồi lại ra đứng ngoài hiên. Sàng hôm sau Y Hoàng thức dậy vội ra coi người khất cái thấy y vẫn khoanh tay đứng y chổ cũ, nét mặt vui thưởng tuyết. Một cơn gió bất thổi qua khiến chop Y Hoàng rét run mà người khất cái thản nhiên như không thấy gì. Tra Y Hoàng nói: -Trời gió lạnh thế này mà quần áo huynh đài như vậy e rằng phong phanh quá! Y nói rồi cởi áo cừu của mình khoát vào người khất cái. Y Hoàng còn lấy mấy chục lạng bạc hai tay nâng cao ngang mặt nói: -Chút tiền nhỏ mọn này kính tặng huynh đài mua rượu uống, xin đừng từ chối. Khi gặp dịp cao hứng, mời huynh đài lại chơi uống rưọu. Ðêm qua tiểu đệ say quá, không kịp quét giường lưu khách, thật là ngạo mạn. Mong huynh đài thứ lổi cho. Tên khất cái cầm lấy tiền chỉ nói một câu: -Tiên sinh dạy quá lời. Rồi hắn băng băng ra đi, không một lời cảm ơn. Mùa xuân năm sau. Tra Y Hoàng đến Hàng Châu du ngoạn. Tiện đường y vào một tòa phá miếu thấy một quả chuông cổ rất lớn, ít ra nặng hơn ngàn cân. Tra Y Hoàng đang ngắm quả chuông và coi chữ khắc thì thấy một khất cái tiến vào. Tay trái hắn nám lấy quai chuông nhấc bỗng lên rồi lấy ra một bát thịt lớn và một hũ rượu đặt xuống bàn rồi thả chuông xuống như cũ. Tra Y Hoàng thấy người khất cái sức mạnh phi thường, không khỏi kinh hãi. Y chú nhìn lại thì đúng là tên khất cái đã vào nhà mình uống rượu ngày mưa tuyết năm trước liền cười hỏi: -Huynh đài không nhận ra tại hạ ư? Tên khất cái quay đầu lại cười đáp: -Ô! Té ra là hiếu liêm công. Bửa nay tại hạ xin làm chủ nhân cùng tiên sinh uống một bửa cho thỏa thích. Mời tiên sinh vào đây uống đi! Hắn vừa cầm hũ rượu đưa ra. Tra Y Hoàng đón lấy hũ rượu bằng sành uống một hớp rồi cười nói: -Chà! Rượu của huynh đài mời thật ngon! Khất cái lại bốc một miếng thịt trong mể giơ lên hỏi: -Ðây là thịt chó. Tiên sinh có ăn được không? Y Hoàng tuy cảm thấy dơ dáy, nhưng lại nghĩ thầm: -Ta đã là tửu hữu của y, nếu khước từ là tỏ ra khinh thị y. Y Hoàng nghĩ vậy giơ tay ra đón miếng thịt cắn một miếng ăn thấy ngon quá. Hai người ngồi trên manh chiếu rách trong tòa phá miếu. Hũ rượu đưa qua đưa lại mỗi người uống một hớp. Thịt trong bát cũng thò tay ra bốc lấy mà ăn. Chỉ trong chốc lát rượu thịt đều hết sạch. Khất cái cười khanh khách nói: -Ðáng tiếc là ít rượu quá không đũ làm hiếu lâm công say té nhào. Y Hoàng hỏi: -Nếu huynh đài cao hứng thì chúng ta đến tửu lâu uống nữa nhé? Khất cái đáp: -Hay lắm! hay lắm! Hai người đưa tay nhau tới tửu lầu cạnh Tây Hồ kêu lấy rượu uống. Chẳng bao lâu Y Hoàng lại say mèm ngã lăn ra. Khi tỉnh rượu thì thấy tên khất cái đã đi đâu mất rồi.